Thuyết Minh Về Tuyên Quang ❤️️ 24+ Bài Giới Thiệu Tuyên Quang ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Nét Đẹp Của Vùng Đất Miền Tây Bắc.
Bài Giới Thiệu Về Du Lịch Tuyên Quang Hay Nhất – Mẫu 1
Để viết bài giới thiệu về du lịch Tuyên Quang hay nhất, các em học sinh cần luyện tập và trau chuốt cho mình một văn phong hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng với người đọc.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, cách Hà Nội khoảng 165 km về phía Bắc. Diện tích tự nhiên là 5.870 km2, dân số trên 732.256 ngàn người với 22 dân tộc cùng chung sống. Tuyên Quang là tỉnh hội tụ đủ các thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch: Lịch sử, tâm linh, sinh thái, văn hoá. Với hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang được ví như một bảo tàng cách mạng của cả nước.
Bên cạnh đó, tỉnh còn là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của văn hoá các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với nhiều lễ hội đặc sắc, những truyền thuyết, những làn điệu dân ca thắm đượm tình người, là nơi được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp nên thơ. Con người nơi đây từ lâu đã có tiếng không chỉ ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu, đằm thắm và hiếu khách. Tuyên Quang hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch.
Tuyên Quang – Thành phố bên dòng Lô lịch sử, nơi có 59 điểm du lịch lịch sử, văn hoá và duy trì tổ chức nhiều lễ hội văn hoá độc đáo hàng năm như: Lễ hội đua thuyền, lễ hội chùa Hương Nghiêm, lễ hội đền Hạ – đền Thượng – đền Ỷ La, lễ rước cánh ấn đền Trần và lễ hội đường phố. Trong đó có nhiều điểm di tích đền, chùa đã trở thành thế mạnh trong việc phát triển du lịch văn hóa tâm linh của thành phố, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch. Nơi đây còn lưu dấu ấn bàn tay tài hoa của con người trên những di tích, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, đền, miếu… trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia như: Thành nhà Mạc, đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La…
Đến Tuyên Quang, du khách sẽ được thăm Khu Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào – Thủ đô khu Giải phóng và Thủ đô Kháng chiến, nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đã sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến gian khổ. Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử nằm giữa những cánh rừng đại ngàn mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: Đình Hồng Thái, Lán Nà Nưa, Đình Tân Trào, Cây đa Tân Trào…
Lên với Hàm Yên, huyện nằm dọc hai bên quốc lộ 2 nên có điều kiện phát triển kinh tế hàng hoá thuận lợi, du khách sẽ được tham quan các thắng cảnh nổi tiếng như: Động Tiên, Thác Lăn, đền Thác Cái (xã Yên Phú); Hồ Khởn (xã Thái Sơn), đền Bắc Mục, đình Thác Cấm (thị trấn Tân Yên), rừng đặc dụng Chạm Chu (xã Minh Hương). Lễ hội Động Tiên – Chợ quê; Hội chọi trâu; lễ hội đình Thác Cấm, đền Bắc Mục được tổ chức hàng năm đã thu hút đông đảo khách tham quan. Gắn liền với các địa danh du lịch là những đặc sản nổi tiếng như cam sành Hàm Yên; vịt, gạo Minh Hương; mật ong Cao Đường (Yên Thuận) và các sản phẩm thổ cẩm, thêu ren, đan lát.
Đến Chiêm Hoá, du khách sẽ được thăm các điểm du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, tâm linh như: Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà; khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Bình; đền Đầm Hồng (xã Ngọc Hội); đền Bách Thần (thị trấn Vĩnh Lộc), thưởng thức nhiều món ăn dân tộc, đặc sản nổi tiếng như xôi ngũ sắc, mắm cá ruộng, rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai…
Lên Nà Hang du khách sẽ được trải nghiệm các loại hình du lịch trên vùng núi đá vôi trải dọc sông Gâm và sông Năng, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung với diện tích 37.000 ha với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Du khách còn được nếm hương vị ngọt, cay, nồng, ấm, đậm men say của rượu Ngô Na Hang, thưởng thức thịt lợn chua, thịt trâu khô, và các loại cá nuôi trên lòng hồ Nà Hang – Lâm Bình.
Lâm Bình – huyện mới được thành lập, nơi duy nhất còn duy trì lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn ở Xã Hồng Quang. Đó cũng là dịp để các thiếu nữ Tày, Dao, Mông, Pà Thẻn, Thủy, trưng diện những bộ váy áo đẹp nhất, cùng nhau đi trảy hội và cùng tham gia các trò chơi dân gian: Đánh yến, ném pao, ném còn… Trong không gian tràn ngập sắc màu thổ cẩm ấy, cộng với tiếng khèn Mông âm vang réo rắt… Tất cả đã tạo nên một sức lôi cuốn kỳ lạ thu hút cho hàng ngàn du khách thập phương về đây vào mỗi dịp đầu xuân.
Về với Yên Sơn, huyện có nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp tỉnh cũng có nhiều lễ hội độc đáo: Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú; lễ hội đình Minh Cầm, xã Đội Bình; lễ hội Đầm Mây, lễ hội đền Minh Lương, xã Lang Quán… Đặc biệt, khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm với rừng núi yên bình, không khí trong lành cũng luôn là điểm du lịch hẫp dẫn các du khách, ở đây có nguồn nước khoáng thiên nhiên được các nhà địa chất học người Pháp phát hiện từ năm 1923, rất trong, nóng tới 69oC được lấy trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150m, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng phục hồi sức khoẻ và chữa rất tốt các bệnh về cơ, khớp, xương…
Với những tiềm năng, thế mạnh như trên, trong những năm gần đầy, tỉnh đặc biệt quan tâm đến phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tạo việc làm, khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa và lịch sử của tỉnh Tuyên Quang.
Sau mỗi chuyến du lịch, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của Tuyên Quang như: Cá Dầm xanh – Anh vũ, cơm lam, xôi ngũ sắc… Người Tuyên Quang nhân hậu, giầu lòng mến khách. Thiếu nữ Tuyên Quang thanh lịch, dịu dàng và duyên dáng. Với những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, Tuyên Quang đã sẵn sàng phục vụ du khách trong và ngoài nước ghé thăm.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Tuyên Quang – Mẫu 2
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Tuyên Quang / Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Tuyên Quang dưới đây
Con đường lên trung tâm thị trấn Na Hang khá ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, hiện rõ nét đặc trưng của một thị trấn huyện lỵ vùng cao. Đến đèo Cổ Yểng, xã Thanh Tương, phóng tầm mắt xa xa du khách có thể nhìn thấy ngọn núi Pác Tạ sừng sững vươn lên trong những đám mây. Đi thêm chút nữa ra khu vực bến thủy thì đã nhìn thấy rõ hơn ngọn Pác Tạ uy nghiêm soi bóng xuống lòng hồ. Giống như núi Đôi – biểu tượng của huyện Quản Bạ (Hà Giang) thì Pác Tạ là biểu tượng của Na Hang.
Tương truyền, xưa kia nơi đây là khu rừng rậm có rất nhiều loại động vật quý hiếm, trong đó có hàng trăm con voi sống thành bầy đàn. Voi to và khỏe nên nhân dân trong vùng thuần dưỡng chúng làm sức kéo chuyên trở hàng hóa và làm phương tiện đi lại. Năm ấy, vùng đất Na Hang có giặc ngoại xâm, nhân dân trong vùng đã tập trung tất cả binh lực dồn cho cuộc chiến , trong đó có cả những đàn voi ra trận. Thế nhưng, trong đàn có một con voi đực hết sức hung dữ, không ai có thể thuần phục được, bao nhiêu tướng lĩnh giỏi cũng phải lắc đầu bó tay. Một người quản tượng ở xa tới xin đảm nhiệm công việc này.
Ngày đầu, ông cho dân bản chặn tất cả dòng suối xung quanh vùng voi sinh sống, vài ba ngày sau voi khát không có nước uống, ông cho đổ rượu vào các hốc đá, voi lần đến đấy uống để thay nước. Năm ngày, mười ngày lâu dần voi thành quen với rượu và người quản tượng. Ông có thể đặt bành lên lưng voi và điều khiển theo mệnh lệnh- từ đó dân bản đặt tên là “ voi rượu”.
Ngày xuất trận, “voi rượu “ hùng dũng đi đầu xông trận dày xéo quân giặc chết như ngả rạ. Thắng trận, nhà vua phong cho “voi rượu” là voi quận công và mở tiệc linh đình thiết đãi các tướng sĩ. “Voi rượu” thỏa sức, uống hết nậm rượu này đến nâm rượu khác, cho đến khi say quá và tắt thở chết.Lạ thay, voi chết mà vẫn đứng sừng sững oai phong như lúc xung trận. Đêm đó, trời đổ mưa to, sấm chớp, gió rít ào ào như sự tiếc thương của dân bản dành cho “voi rượu”. Sáng ra moi người ngỡ ngàng thấy cả voi và nậm rượu hóa đá như núi Pắc Tạ bây giờ.
Dưới chân núi Pắc Tạ còn có ngôi đền linh thiêng, xây dựng từ đời nhà Trần, càng làm cho núi Pắc Tạ thêm linh thiêng huyền bí , nên còn gọi là “ Tạ sơn huyền sử “. Núi Pác Tạ được người dân ví như “vú của trời”, hay còn có tên gọi khác là núi Voi. Kỳ lạ thay, mỗi góc nhìn núi lại hiện lên hình dáng khác nhau.
Có góc thấy con voi trầm ngâm, có góc thấy nậm rượu khổng lồ, thoắt hiện trong mây vờn bên hồ thủy điện Tuyên Quang gắn với nhiều truyền thuyết về mảnh đất “99 ngọn núi, Phượng Hoàng bay về đây làm tổ”. Dù ở mảnh đất này từ lâu, nhưng nhiều người Na Hang không khỏi tò mò về sự huyền bí, linh thiêng của nó. Còn du khách thì tấm tắc khen “đẹp quá, lãng mạn quá”.
Vẻ quyến rũ của núi Pác Tạ đã khiến bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sỹ, nhiếp ảnh gia phải “lao tâm khổ tứ”. Nhiều người đi lại nhiều lần để cố gắng miêu tả thành công “hình tượng” Pác Tạ trong tác phẩm của mình. Mỗi lần ngắm, mỗi góc ngắm Pác Tạ lại hiện ra khác nhau. Nếu như buổi sáng sớm Pác Tạ mờ ảo trong mây thì buổi trưa Pác Tạ lại lung linh soi bóng dưới hồ và buổi chiều Pác Tạ đẹp trong sắc hoàng hôn.
Vùng đất Tuyên Quang có nhiều cảnh đẹp nên thơ và có những câu chuyện cổ tích làm say đắm lòng người. Núi Pắc Tạ như hình chú voi bên nậm rượu sừng sững cao chọc trời, giữa lòng hồ thủy điện mênh mông là dấu ấn huyền thoại xưa để lại.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tuyên Quang Ngắn Gọn – Mẫu 3
Văn mẫu giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Tuyên Quang ngắn gọn thuyết minh về động Song Long sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Không chỉ được biết đến là “quê hương cách mạng”, Tuyên Quang còn nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp. Động Song Long được bao bọc bởi 99 ngọn núi huyền thoại thuộc địa phận xã Khuôn Hà (Lâm Bình). Chỉ cần khoảng 3 giờ đồng hồ di chuyển từ bến thủy Na Hang là đến được hang động vô cùng đẹp mắt này.
Động có độ cao chừng 200m so với mặt hồ, dài hơn 200m, độ cao trung bình trong hang là 40m, nơi rộng nhất trên 50m. Khám phá động Song Long, du khách sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ấn tượng đầu tiên là “cọc đá trọc trời” ngay trước cửa hang mà người dân vẫn gọi là cọc Vài Phạ. Qua cọc Vài Phạ, du khách hoàn toàn có thể thong dong đi bộ để khám phá toàn bộ vẻ đẹp kỳ vĩ nơi đây.
Động được phân chia bởi từng vách ngăn. Mỗi vách ngăn giống như một căn phòng triển lãm nghệ thuật điêu khắc, trong đó mỗi tác phẩm điêu khắc đều là một tuyệt tác của thiên nhiên hoàn mỹ đến từng chi tiết. Đó là những cột nhũ đá cao được chạm trổ tỉ mỉ, tinh tế tạo ra những hình thù kỳ lạ tùy theo trí tưởng tượng của du khách. Có người ví nó giống như những chiếc đèn chùm treo ngược tỏa ra những màu sắc khác nhau; có người lại cho rằng nó giống như gốc nghiến cổ thụ với những vân gỗ độc đáo…
Động Song Long thu hút du khách không chỉ bởi dáng hình của những khối thạch nhũ đá mà mê hoặc lòng người bởi những sắc màu độc đáo đến kỳ lạ. Ánh sáng tự nhiên theo khe đá chiếu vào hang, kết hợp với nhũ đá tạo nên màu sắc lung linh, huyền ảo hấp dẫn du khách. Đặc biệt, không khí trong hang hết sức trong lành, mát mẻ, yên tĩnh cũng là một điểm cộng khiến động Song Long luôn đông khách tham quan.
Để rồi bất cứ ai nếu có dịp trở lại vùng hồ sinh thái đầy cuốn hút này thì động Song Long là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Tuyên Quang – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Tuyên Quang dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc di tích hang Bòng, một trong những địa điểm gắn liền với hoạt động của Bác tại vùng đất Tây Bắc.
Hang Bòng nằm ở làng Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi Bác Hồ ở nhiều lần nhất và lâu nhất trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
Hang Bòng nằm gần sát chân núi phía tây xã Tân Trào, cách sông Phó Đáy khoảng 300m. Hang không rộng lắm nhưng có trần cao và thoáng đãng. Trước hang khoảng 50m có một giếng nước tự nhiên được hình thành từ các khe đá. Vị trí của hang không quá khuất nhưng đủ kín đáo, thuận tiện cho việc sinh hoạt, làm việc và quan sát từ xa. Chính vì những lý do đó nên Bác Hồ đã dựng lán tại hang Bòng và ở đây tới ba lần, có lần tới hơn một năm.
Lán rộng chừng 20m2, được làm theo kiểu nhà sàn một gian thoáng, hiên lán bằng mái lá, lưng lán tựa vào vách hang. Từ đây có thể nhìn rõ con đường vào trung tâm xã Tân Trào, dòng sông Phó Đáy uốn lượn và cánh đồng làng Bòng trải dài đến đình Hồng Thái.
Lần thứ nhất Bác Hồ ở lán hang Bòng là từ ngày 17/10/1949 đến ngày 01/9/1950 (thời gian hơn 10 tháng). Tại đây, Bác Hồ đã ký nhiều Sắc lệnh quan trọng, trong đó có Sắc lệnh Tổng động viên, nhằm huy động tất cả nhân lực, vật lực, tài lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Ngoài ra còn có Sắc lệnh số 121 (ngày 20/10/1949) ấn định cấp bậc, phù hiệu, cấp hiệu và quân phục cho quân đội quốc gia; Sắc lệnh số 126 (ngày 4/11/1949) quy định về nghĩa vụ quân sự.
Cũng từ lán hang Bòng, đầu tháng 1/1950, Bác Hồ bí mật sang Liên Xô theo lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngày 27/7/1950, Bác gửi thư nhắc nhở Ban Tổ chức Trung ương nhớ và quan tâm đến anh em thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Ngày 01/9/1950, Bác Hồ lên đường đi chỉ huy chiến dịch biên giới Thu Đông.
Ngày 10/10/1950, sau khi chiến dịch biên giới Thu Đông kết thúc thắng lợi, Bác Hồ trở về lán hang Bòng lần thứ hai và ở đây đến ngày 4/2/1951 (thời gian gần 4 tháng) để tiếp tục chỉ đạo kháng chiến. Đây cũng là thời gian Bác cùng Trung ương Đảng đưa ra nhiều quyết nghị quan trọng về nội chính và kinh tế. Cuối tháng 12/1950, Bác đến thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng (huyện Yên Sơn) thăm Chính phủ kháng chiến Lào. Sau đó Bác đi Kim Bình (huyện Chiêm Hóa) dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 (từ ngày 11 đến 19/2/1951).
Lần thứ ba Bác trở lại lán hang Bòng là từ ngày 20/2/1951 đến 30/12/1952 (thời gian 01 năm, 10 tháng, 10 ngày). Từ đây, ngày 3/3/1951, Bác tới dự và phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt và thành lập Mặt trận Liên Việt. Ngày 6/5/1951, Bác ký Sắc lệnh số 15 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Tháng 12/1951, Bác gửi thư cho các họa sỹ nhân dịp triển lãm hội hoạ, khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật nói chung và văn nghệ sỹ nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng.
Đầu tháng 9/1952, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 7 Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Bác Hồ ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước chuẩn bị đầy đủ điều kiện để chuyển sang tổng phản công, đi đến thắng lợi cuối cùng.
Những tháng ngày ở lán hang Bòng, dù vô cùng bận rộn, có lúc phải đối diện với muôn vàn khó khăn, bệnh tật nhưng Bác Hồ vẫn làm thơ, trong đó có nhiều bài thơ đã theo suốt chiều dài lịch sử thi ca Việt Nam như: “Đi thuyền trên sông Đáy”, “Chúc mừng năm mới”, “Sáu mươi tuổi”, “Đối trăng”, “Nhớ người chiến sỹ”, “Lên núi”, “Vô đề”…
Di tích hang Bòng có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đồng thời phục vụ quá trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến, lịch sử Đảng, đặc biệt là về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Yên Bái 🔥 15 Bài Giới Thiệu Yên Bái Hay
Thuyết Minh Về Thác Bản Ba Tuyên Quang – Mẫu 5
Đón đọc bài mẫu thuyết minh về thác Bản Ba Tuyên Quang và luyện tập cho mình một cách diễn đạt hay, để lại nhiều ấn tượng với người đọc khi làm bài.
Được xếp hạng danh thắng Quốc gia vào năm 2007, thác Bản Ba là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Chiêm Hóa nói riêng và Tuyên Quang nói chung.
Thác Bản Ba nằm bên triền núi Phiêng Khàng, thuộc xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, cách TP Tuyên Quang 70 km. Từ Chiêm Hóa, con đường nhỏ rẽ vào thác dài 25 km nằm sâu trong rừng già, giữa thiên nhiên xanh và núi non trùng điệp.
Thác Bản Ba đẹp độc đáo là bởi cả chuỗi thác liên hoàn, với ba tầng thác lớn gồm Tát Củm, Tát Cao, Tát Gió cùng lúc đổ nước thẳng đứng từ độ cao hàng chục mét xuống lòng thác, và nhiều thác nhỏ xung quanh. Tầng thác thứ nhất có tên gọi là Tát Củm, là tầng thác có dáng vẻ hùng vĩ và thơ mộng nhất. Chân thác là “vực rồng” (tiếng Tày gọi là “vằng tạng” hay “vằng luồng”), nơi có vách đá giống như hình rồng cuốn, có mạch nước ngầm phun ra giống hình tượng rồng phun nước hòa với ánh sáng mặt trời tạo ra 7 sắc cầu vồng lung linh, kỳ ảo.
Tầng thác thứ 2 có tên gọi là Thác Cao, là tầng thác được chia làm hai nhánh đổ xuống trông như hai dải lụa trắng tung bay trong không gian giữa núi rừng. Dưới chân thác có một vực nước trong xanh có tên là “vực quyên” là nơi lý tưởng để du khách tắm, thư giãn. Trên bờ của tầng thác này có những phiến đá trông như hình rồng uốn mình nằm phục trên bờ tạo nên vẻ hoang sơ, kỳ vĩ mà hấp dẫn đến lạ thường.
Tầng thác thứ 3 chảy dọc theo những phiến đá vôi xuống vực sâu có tên gọi là Vực Linh (vực linh thiêng). Tại đây du khách có thể đắm mình xuống dòng nước trong xanh và mát dịu, lắng nghe âm thanh của dòng thác đổ và tiếng hót của các loài chim rừng… Đến với thác Bản Ba, du khách còn được thám hiểm những cánh rừng già với những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, nhiều loại gỗ quý, những thân dây leo chằng chịt.
Dưới chân thác, những cánh đồng quanh năm tươi tốt tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng. Đặc biệt, nếu du khách muốn tìm địa điểm nghỉ chân sau khi đã thỏa thê khám phá thác nước thì những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc là địa điểm lý tưởng. Tại đây, du khách còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo của người dân bản địa như rau dớn, gà đồi, cá nướng, lợn tên lửa…
Vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng của thác Bản Ba thực sự là địa điểm lý tưởng để du khách thư giãn, nghỉ dưỡng vào những ngày hè oi ả.
Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Vĩnh Phúc 🌳 15 Bài Giới Thiệu Vĩnh Phúc Hay
Thuyết Minh Về Thác Mơ Tuyên Quang – Mẫu 6
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về thác Mơ Tuyên Quang để hoàn thành tốt đề văn yêu cầu giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cụ thể của quê hương, đất nước.
Nằm trong Khu du lịch sinh thái Na Hang, thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cách thành phố Tuyên Quang 110km, vẻ đẹp thơ mộng của Thác Mơ từ lâu đã trở thành biểu tượng du lịch của huyện Na Hang. Làn nước trong xanh, mát lạnh sẽ làm bạn ngất ngây ngay từ lần đầu đặt chân tới nơi đây.
Thác Mơ hay còn gọi là thác Pác Ban, được đổ xuống hồ nước trong xanh vời vợi từ đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xóa một thiếu nữ duyên dáng tạo nên khung cảnh giữa núi rừng Na Hang hùng vĩ. Truyền thuyết kể rằng:
“Thác Mơ là câu chuyện đầy cảm động về vợ chồng nàng Mơ sinh sống dưới chân núi Pắc Ban. Xưa kia, dưới chân núi Pắc Ban là ngôi nhà ấm cúng của vợ chồng nàng Mơ, sống bằng nghề hái thuốc. Nàng Mơ nhan sắc nhất vùng, da nàng trắng như hoa ban, mắt nàng trong như nước hồ, môi nàng hồng tươi như bông hoa gạo. Một hôm người chồng lên đỉnh núi hái thuốc và chàng đã không trở về.
Nàng Mơ ở nhà nhớ thương chồng da diết, nàng quyết chí lên đỉnh Pắc Ban tìm chồng. Nàng mải miết đi nhưng lạ thay cứ gần đến đỉnh núi thì trời bỗng tối sầm, nàng lại phải nghỉ chân, sáng dậy thì đỉnh núi lại cao chót vót. Một ngày kia khi màu đen của màn đêm đã trùm khắp đỉnh núi, nhưng nàng vẫn đi và đêm đen đã làm nàng ngã xuống triền núi và biến thành dòng thác”.
Thác Mơ có ba tầng thác, tầng thứ nhất, thác nước như thể hiện sức mạnh với tiếng nước đổ dữ dội, các con nước nối đuôi nhau bật vào những khối đá chắn ngang dòng tung bọt trắng xóa; Tầng thứ hai dòng nước nhẹ nhàng luồn qua những kẽ đá, chân thác có một hồ nước nhỏ trong vắt, người ta bảo rằng hồ nước ấy chính là nước mắt của nàng Mơ ngồi khóc ở đó mỗi khi đêm xuống; Tầng thứ 3 là đỉnh của thác, nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ.
Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là khung cảnh của những vạt rừng nguyên sinh, cùng với tiếng chim hot líu lo và ánh nắng rực rỡ xuyên qua những tán cây rừng rậm rạp sẽ là trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá vẻ đẹp của thác Mơ.
Thác Mơ Na Hang thật sự là một điểm du lịch tuyệt vời trong hành trình khám phá núi rừng Tây Bắc! Đến với nơi đây, bạn sẽ được tận hưởng một không gian thanh bình, gần gũi với thiên nhiên hoang sơ giúp xua tan đi mọi áp lực, lo toan trong cuộc sống đời thường.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giới Thiệu Về Chùa Hang Tuyên Quang – Mẫu 7
Làm bài giới thiệu về chùa Hang Tuyên Quang không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào đối với những giá trị truyền thống của dân tộc. Đón đọc trọn vẹn bài thuyết minh về chùa hang Tuyên Quang dưới đây:
Miên man theo câu ca vẫn hằng lưu luyến bước chân du khách đến với nơi cửa Phật linh thiêng:
“Theo em về hội chùa Hang
Con đường dải lụa vắt ngang sườn đồi
Nhấp nhô núi đứng, núi ngồi
Cứ xanh cao tận lưng trời cùng mây…”
Mỗi dịp Tết đến xuân sang, chùa Hang (hay còn gọi là chùa Hương Nghiêm), xã An Khang, TP Tuyên Quang là một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn trong chuyến du xuân với mong muốn một năm mới bình an. Chùa Hang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI, thời nhà Mạc (Mạc Đăng Doanh). Ngôi chùa cổ được xây dựng đhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và gửi gắm niềm tin tinh thần của nhân dân vào đức Phật.
Chùa nằm trong núi Hương Nghiêm, thuộc thôn Phúc Lộc, trong quần thể di tích với Thành nhà Bầu, bến Bình Ca. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mảnh đất có bề dày văn hóa với địa danh Trường Thi – nơi tổ chức thi cử của các triều đại phong kiến. Từ đầu thôn Phúc Lộc tới cuối thôn Tân Thành của xã An Khang có dãy núi mang dáng con rồng uốn lượn, núi Hương Nghiêm được ví như đầu rồng. Năm 1917, thực dân Pháp đã mở con đường qua xã An Khang và đã san ủi phần núi có hình cổ rồng.
Chùa Hang, đúng như tên gọi của nó, được đặt trong hang đá sâu chừng 50 mét, chỗ rộng nhất trong chùa khoảng 30 mét. Trên vách đá là những nhũ đá với hình thù đẹp mắt được kiến tạo qua hàng nghìn năm làm tăng thêm sự kỳ bí và linh thiêng cho ngôi chùa. Ở giữa lòng hang có một phiến đá to giống như con thuyền buồm đang lướt sóng khiến ai đến đây cũng tò mò, thích thú khám phá, tìm hiểu.
Trước cửa chùa Hang có một tấm bia cổ được khắc trên vách đá niên hiệu Đại Chính thứ 8 đời Thái Tông Mạc Đăng Doanh (năm 1537). Tấm bia gồm 2 phần trán bia và thân bia. Dưới trán bia là 4 chữ đại tự: “Hương Nghiêm tự bi”. Được biết “Hương Nghiêm tự bi” là một trong những tư liệu thành văn quý hiếm ở thế kỷ XVI được phát hiện ở Tuyên Quang. Vì thế, chùa đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.
Từ mùng 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, khi mùa vụ nông nhàn, dân làng lại mở hội tế lễ cùng trò chơi dân gian, thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi về tham gia lễ rước nước và lễ cầu an theo các nghi thức cổ truyền. Nước được lấy từ sông Lô rước về chùa để cúng trong ngày hội và làm lễ trong suốt cả năm. Ngoài ra, ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, dân làng lại tấp nập vào chùa thắp hương lễ Phật, cầu đức Phật ban cho dân cuộc sống yên lành, mùa màng bội thu, dân khang, nước thịnh.
Chùa Hang từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong và ngoài địa phương.
Gợi ý cho bạn 🌻 Thuyết Minh Về Trà Vinh 🌻 15 Bài Giới Thiệu Trà Vinh Hay
Giới Thiệu Về Na Hang Tuyên Quang – Mẫu 8
Bài giới thiệu về Na Hang Tuyên Quang sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết về một danh thắng nổi tiếng của vùng đất này.
Đến với vùng đất Tuyên Quang bạn sẽ được khám phá rất nhiều điều mới lạ. Trong đó, khu du lịch Na Hang là một trong những điểm đến bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. Bởi khu du lịch này sẽ giúp bạn có được một chuyến đi du lịch thực sự với thật nhiều những trải nghiệm đáng nhớ. Khu du lịch này thuộc địa bàn của hai huyện Na Hang và Lâm Bình. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng hơn 100km nên việc di chuyển tới địa điểm du lịch Tuyên Quang này cũng rất thuận tiện và không gặp quá nhiều khó khăn.
Điểm đến này là nơi sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều mới lạ. Nơi đây có tổng diện tích là 15.000ha nên khi tới Na Hang du lịch, bạn sẽ có cả một khoảng không gian rộng lớn để khám phá và nghỉ ngơi, thư giãn. Trong đó, có tới 8000ha là phần diện tích mặt nước. Chính bởi vậy khi tới khu du lịch Na Hang , bạn sẽ cảm thấy rất thư giãn tinh thần. Bởi cảnh sắc nơi đây luôn tràn ngập màu xanh bắt mắt và luôn mang lại cho bạn bầu không khí trong lành, mát mẻ để nghỉ ngơi.
Hiện nay, con đường dẫn tới khu du lịch này đã được mở rộng nên khách du lịch khi di chuyển tới đây sẽ không phải mất quá nhiều thời gian. Trung bình sẽ mất khoảng 2h là bạn có thể tới vùng đất này tham quan. Nơi đây có vẻ đẹp hoang sơ kỳ bí nên chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng nhất dành cho chuyến đi du lịch Na Hang – Tuyên Quang của bạn.
Hồ Na Hang (Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang) thuộc địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Nơi đây cảnh quan sơn thủy hữu tình, lưu giữ khá nguyên vẹn vẻ hoang sơ tự nhiên và được ví như “Vịnh Hạ Long trên núi”. Những năm gần đây, vẻ đẹp kì ảo của hồ Na Hang đã dần được đánh thức và trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách du lịch mỗi khi lên thăm đất Tuyên Quang.
Na Hang (còn gọi là Nà Hang), trong tiếng người Tày bản địa có nghĩa là “ruộng cuối”. Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với sự đa dạng về cảnh sắc thiên nhiên, phong phú về hệ sinh thái động-thực vật, trong đó điểm nhấn là hồ Na Hang rộng lớn.
Bất cứ ai khi tới Nà Hang du lịch đều có chung một cảm nhận đó là nên đi tới đây du lịch vào mùa hè. Vậy tại sao nên đi Nà Hang vào mùa hè? Bởi mùa hè là lúc nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và cũng là lúc mùa nước về. Do đó, khi tới đây, du khách sẽ được thỏa thích tắm mát, nô đùa dưới những con suối thơ mộng, bình yên. Cảm giác được hòa mình vào đất trời vào thiên nhiên bao la sẽ khiến bạn cảm thấy rất thú vị. Dường như tâm hồn cũng trở nên rộng mở, thư thái và khoan khoái hơn.
Ngoài ra, nếu đi vào mùa xuân khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, Na Hang cũng rất đẹp. Bởi lúc này cảnh sắc thiên nhiên nơi đây luôn tràn ngập sắc xuân, muôn hoa khoe sắc thắm. Đặc biệt, vào dịp này, Tuyên Quang còn diễn ra rất nhiều các lễ hội đặc sắc để bạn được tham gia và trải nghiệm.
Mùa thu, không gian hồ trở nên tĩnh lặng, lãng mạn lạ thường. Mỗi sáng thức giấc, lữ khách ngỡ như mình đang lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” với mặt hồ xanh ngọc bích mờ ảo trong sương, núi cao mây trắng phủ thành tầng… Khu du lịch Na Hang có thời tiết rất mát mẻ nên khi đi du lịch cũng sẽ rất dễ chịu. Thời điểm này rất thuận tiện để du khách có thể đi được nhiều nơi hơn mà không cảm thấy mệt mỏi vì thời tiết không quá nóng bức cũng không quá lạnh buốt. Nếu bạn đi vào thời điểm mùa đông, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời đang chìm trong lớp sương trắng xóa phủ kín mọi nơi.
Na Hang mùa nào cũng đẹp bởi vẻ hoang sơ kỳ bí, và sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế 🌺 15 Bài Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Thành Nhà Mạc Tuyên Quang – Mẫu 9
Bài thuyết minh về thành nhà Mạc Tuyên Quang sẽ là tư liệu văn mẫu hay giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Thành Nhà Mạc (hay còn gọi là Thành Tuyên Quang) nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Thành được xây dựng từ năm 1552, thời nhà Mạc và được sửa chữa vào đầu thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX). Thành có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ trên bờ sông Lô và nằm trên trục giao thông thủy bộ thuận lợi, từng gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của của tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1592, thời chiến tranh Lê – Mạc, quân Nam triều (nhà Lê Trung Hưng) do Trịnh Tùng chỉ huy tiến ra miền Bắc đánh chiếm Thăng Long. Vua nhà Mạc là Mạc Hậu Hợp bị bắt và bị xử tử. Các quý tộc và quan lại rút về Cao Bằng. Để ngăn chặn quân nhà Lê, triều đình nhà Mạc đã cho xây dựng một tòa thành ở bên bờ sông Lô. Theo tương truyền, toàn bộ quá trình xây thành chỉ mất một đêm. Quân nhà Mạc còn đắp trong thành một ngọn núi đất hơn 50m gọi là Thổ Sơn (núi Đất). Tòa thành còn là nơi giành giật giữa quân đội nhà Lê và nhà Mạc trong nhiều năm mỗi khi các vua Mạc mở cuộc tiến công từ Cao Bằng xuống Thăng Long.
Thành cổ Tuyên Quang là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của vùng quê cách mạng Tuyên Quang, từ cuộc chiến đấu anh dũng của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan, Dao chống thực dân Pháp năm 1884, đến khí thế vũ bão sục sôi những ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 lịch sử, buộc phát-xít Nhật phải đầu hàng, giải phóng hoàn toàn thị xã Tuyên Quang. Trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thành cổ Tuyên Quang hai lần chứng kiến thất bại của quân Pháp vào năm 1947 và năm 1949.
Thành cổ Tuyên Quang còn khá nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ XX, trong quá trình xây dựng, phát triển của thành phố Tuyên Quang, nên hiện nay thành cổ Tuyên Quang bị chia cắt, nhiều đoạn tường thành không còn. Hiện còn lại hai cổng thành phía bắc và phía tây. Đoạn đường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và cổng Lấp, dài hơn 140m.
Cho đến nay Thành cổ Tuyên Quang là biểu tượng của lịch sử vùng đất Tuyên Quang và đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Cây Đa Tân Trào Tuyên Quang – Mẫu 10
Bài văn mẫu thuyết minh về cây đa Tân Trào Tuyên Quang nhất sẽ là tư liệu văn mẫu không thể bỏ qua dành cho các em học sinh.
Về Tân Trào là về với cái nôi của cách mạng Việt Nam. Tân Trào chứa đầy những dấu tích cách mạng về “cuộc đổi đời kỳ vĩ” trong tiến trình lịch sử đất nước, mở đường đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ nguyên mới mang tên độc lập – tự do. Đó cũng chính là lý do mà Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào mãi mãi không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của mọi thế hệ người Việt.
Dưới gốc đa Tân Trào, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, ngay sau đó quân Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội trước sự chứng kiến của toàn thể đồng bào các dân tộc Việt Bắc và 60 đại biểu toàn quốc. Từ đó cho đến nay, cây đa Tân Trào đã trở thành một biểu tượng cách mạng của Thủ đô Khu giải phóng Tuyên Quang.
Cây đa Tân Trào là một cây đa cổ nằm ở đầu làng Kim Long (sau đổi tên thành Tân Lập), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trước đây, cây đa Tân Trào cành lá sum suê, gồm hai cây mọc cách nhau chừng 10m, người dân địa phương thường gọi với cái tên dân dã là “cây đa ông” và “cây đa bà”.
Năm 1993, do ảnh hưởng của một trận bão, “cây đa ông” bị đổ, chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” không tránh khỏi được quy luật “sinh tử”, dần có những dấu hiệu xấu, lá ngả vàng, một số ngọn bị chết. Đến năm 2008, cây đa Tân Trào chỉ còn sót lại duy nhất một cành hướng Đông Bắc của “cây đa bà” còn sống nhưng là phát triển không tốt, phần rễ chính của cây gần như đã chết.
Trước tình hình cấp bách đó, chính quyền địa phương đã phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các phương án chăm sóc và hồi sinh cho cây đa Tân Trào. Bằng nhiều nỗ lực, sau 2 năm cây đa Tân Trào đã dần phục hồi, xuất hiện thêm nhiều chồi non, báo hiệu sự sống sẽ nảy nở mạnh mẽ.
Và cho đến ngày nay, “cây đa bà” đã phát triển thành 2 cụm rễ gồm 38 rễ lớn nhỏ, tán rộng tỏa bóng xanh mát. Nhánh nhỏ của “cây đa ông” cũng đã phục hồi và phát triển thành cụm cây mới tươi tốt. Nằm trong Khu di tích Tân Trào, cùng các địa danh khác: đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Nà Lừa, lán Hang Bòng gắn với các sự kiện lịch sự có ý nghĩa lớn, cây đa Tân Trào là nơi giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.
Di tích lịch sử cây đa Tân Trào cùng với các di tích khác trong Chiến khu Tân Trào đã trở thành điểm du lịch tham quan và tìm hiểu lịch sử nổi tiếng của tỉnh Tuyên Quang. Đã trải qua 72 năm kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng mỗi lần ghé thăm Tân Trào, mỗi người dân Việt Nam lại như được hòa vào không khí hào hùng của những tháng năm lịch sử.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Tiền Giang 🌹 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Quảng Trường Nguyễn Tất Thành Tuyên Quang – Mẫu 11
Bài văn mẫu thuyết minh về quảng trường Nguyễn Tất Thành Tuyên Quang sẽ giúp bạn đọc khám phá cụ thể hơn về địa danh này cùng những ý văn sinh động, giàu ý nghĩa.
Tuyên Quang vinh dự và tự hào là vùng đất lịch sử của Thủ đô Khu giải phóng (tháng 8/1945) và Thủ đô Kháng chiến trong 9 năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Nơi đây đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng và khắc ghi sâu đậm những hình ảnh, những kỷ niệm sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi Người đã đề ra những tư tưởng chỉ đạo, những quyết sách chiến lược đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi vĩ đại.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành được xây dựng tại trung tâm thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Công trình được khánh thành ngày 19/5/2015, đây là công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Tuyên Quang, là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về tinh thần đoàn kết, niềm tự hào của nhân dân tỉnh Tuyên Quang đối với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi khánh thành đến nay Quảng trường Nguyễn Tất Thành đã trở thành điểm nhấn của của trung tâm thành phố với không gian an toàn, thoáng mát, là điểm vui chơi, thư giãn lành mạnh của các tầng lớp nhân dân Tuyên Quang.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành có diện tích rộng trên 8,5 ha. Trung tâm là Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, gồm 2 phần: Phía trước là nhóm tượng 7 nhân vật, trong đó tượng Bác Hồ ở vị trí trung tâm, cao 7,9m; xung quanh là các nhân vật đại diện cho lực lượng vũ trang, thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, công nhân và trí thức, mô phỏng chuyến thăm và nói chuyện của Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vào tháng 3 năm 1961; phía sau là phù điêu biểu tượng cây đa Tân Trào, di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam… và khắc họa một số hình ảnh hoạt động, sinh hoạt văn hóa, kinh tế… của tỉnh Tuyên Quang.
Gắn kết với Tượng đài là công trình Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đền được thiết kế hình chữ Đinh với 3 gian, 2 chái, phía sau gồm 2 gian. Toàn bộ khung gỗ gia công bằng gỗ lim, cấu kiện được đục chạm hoa văn trang trí bề mặt; nội thất phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt; vật liệu chủ yếu là gỗ lim, gỗ mít. Các họa tiết, hoa văn trang trí mang đậm nét đặc trưng văn hóa các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.
Hàng năm, Quảng trường Nguyễn Tất Thành thu hút khoảng trên 100 nghìn lượt người đến tham quan, dâng hương, báo công và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; đặc biệt thu hút lượng khách vào những dịp Lễ, Tết hay sự kiện chính trị, văn hóa – xã hội lớn của tỉnh, đất nước.
Tháng 8 âm lịch hàng năm, Quảng trường Nguyễn Tất Thành vinh dự được chọn là nơi tổ chức Đêm hội Trung thu – một trong những nội dung chương trình của Lễ hội Thành Tuyên. Lễ hội này đã đc kỷ lục Guiness xác lập: “Đêm hội có nhiều mô hình đèn Trung thu độc đáo và lớn nhất Việt Nam”, “Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam”, “Cặp đèn lồng lớn nhất Việt Nam”. Đây là đêm hội độc đáo, là nét đẹp văn hóa riêng có của quê hương Tuyên Quang.
Những năm qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt là các trường Mầm non (Phan Thiết, Tân Trào, Ỷ La, Tràng Đà, Lưỡng Vượng…), ngoài việc học tập trên lớp, nhà trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành cho học sinh. Các hoạt động ngoại khóa này, không chỉ giúp các em được học tập, vui chơi, mà thông qua đó các em còn được trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Không chỉ là nơi tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa – xã hội lớn, Quảng trường Nguyễn Tất Thành còn là nơi tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi dành cho trẻ em. Đối với trẻ nhỏ, ngoài việc học tập ở trên lớp, các em cần phải được tham các hoạt động vui chơi, giải trí. Thông qua các hoạt động này cùng với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi sẽ giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần.
Quảng trường Nguyễn Tất Thành với điểm nhấn là Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc và là công trình kiến trúc tiêu biểu kính dâng lên Bác Hồ kính yêu. Công trình là biểu tượng góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thanh Hóa 🌹 17 Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay
Thuyết Minh Về Lễ Hội Trung Thu Tuyên Quang – Mẫu 12
Để viết bài thuyết minh về lễ hội trung thu Tuyên Quang, đây là một trong những lễ hội mừng rằm tháng 8 lớn nhất cả nước và thu hút lượng khách hành hương đông đảo. Dưới đây là thuyết minh về lễ hội trung thu ở Tuyên Quang để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo:
Trung thu Tuyên Quang đã trở thành điểm hẹn du lịch. Vào những ngày này, du khách được tham gia nhiều hoạt động từ rước đèn đến khám phá ẩm thực, trải nghiệm địa điểm du lịch trong tỉnh. Mọi dịch vụ đều mong muốn mang đến cho du khách sự hài lòng, ấn tượng và thích thú. Mỗi năm lễ hội Trung thu được tổi chức một lần, nên thành phố Tuyên Quang đã đón một lượng khách rất lớn. Trung thu Tuyên Quang đã vươn tầm quốc gia, thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo giới, nhân dân trong nước và quốc tế…
Tết trung thu diễn ra vào ngày 15-8 âm lịch hằng năm, và đã có từ bao đời nay. Đến ngày nay, chiếc đèn trung thu không đơn giản là những chiếc đèn ông sao năm cánh hay đèn kéo quân quay tròn nữa. Con người đã làm nên những chiếc đèn nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. Đã hơn 10 năm trở lại đây, tỉnh Tuyên Quang đã nổi tiếng khắp cả nước bởi có những mô hình đèn với nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng, khổng lồ, độc đáo. Hơn nữa, những mô hình này còn có thể chuyển động linh hoạt.
Chuyến đi 160 km, khoảng 3 tiếng đi xe ô tô, xuất phát từ Hà Nội đến thành phố miền sơn cước, nơi có dòng sông Lô yên bình chảy qua. Người dân Thành phố Tuyên Quang đang tràn đầy không khí nhộn nhịp để chuẩn bị cho lễ hội đường phố và rước mô hình đèn khổng lồ dưới ánh trăng rằm.
Cứ mỗi dịp trung thu, cả Thành phố Tuyên Quang lại tràn ngập không khí náo nức, rộn rã đầy đủ sắc màu của những mô hình đèn khổng lồ độc đáo nhất cả nước. Hầu hết, các mô hình đèn trung thu đều là những con vật xuất phát từ biểu tượng trong truyện cổ tích, trong truyền thuyết dân gian và từ thực tiễn cuộc sống của nhân dân trong từng giai đoạn lịch sử. Được biết những chiếc đèn khổng lồ này được làm ra từ những bàn tay điêu luyện, khéo léo từ các nghệ nhân ở Tuyên Quang. Nhiều mô hình được ứng dụng công nghệ một cách đầy sáng tạo nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Giờ đây, trung thu không còn là lễ hội dành riêng cho thiếu nhi mà đã trở thành một phần không thể thiếu đối với mọi người dân từ già trẻ, gái trai ở Tuyên Quang. Cả Thành phố tham gia diễu hành với đủ sắc màu trang phục và sự chào đón, chiêm ngưỡng của rất nhiều khách du lịch thập phương.
Nếu du khách chưa biết địa điểm du lịch nào phù hợp cho dịp trung thu sắp đến, thì hãy về miền sơn cước Tuyên Quang để tận hưởng không khí đón lễ hội đường phố trung thu vô cùng độc đáo của người dân nơi đây.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Cơm Lam Tuyên Quang – Mẫu 13
Tham khảo bài thuyết minh về cơm lam Tuyên Quang với những ý văn súc tích mà vẫn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Quê hương cách mạng Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) – nơi có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử của dân tộc luôn được nhiều đoàn du khách trong và ngoài tỉnh lựa chọn để khai xuân.
Trong chuyến hành hương về nguồn đầy ý nghĩa này, du khách không chỉ hiểu hơn về vùng đất chiến khu xưa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc nơi đây. Trong đó, cơm lam là món ngon được nhiều người ưa chuộng
Cơm lam được làm từ thân cây nứa, gạo nếp và nước suối. Cơm lam ở đâu cũng có nhưng cơm lam Tân Trào có dư vị riêng, đặc biệt gây thương nhớ cho người thưởng thức. Bí quyết để có ống cơm lam ngon đầu tiên phải kể đến đó là chất lượng gạo. Tân Trào được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ, có nguồn nước trong lành từ dòng suối khuôn Pén nên hạt gạo nếp ở đây luôn căng tròn, khi nấu chín rất dẻo và thơm. Vì vậy, loại gạo nếp này dùng để làm cơm lam là chuẩn nhất.
Cách chế biến cơm lam cũng khá cầu kỳ. Sau khi ngâm gạo trong vài tiếng hoặc một đêm, gạo được cho vào trong ống tre (ống tre này không quá non cũng không quá già). Sau đó dùng lá chuối bịt kín đầu hở của ống rồi nướng trên bếp than hồng. Đặc biệt, trong quá trình này, người đầu bếp luôn phải trở đều tay cho đến khi vỏ bên ngoài cháy hơi xém, khô lại và nghe thoang thoảng mùi nếp thơm tỏa ra thì cơm đã chín. Món cơm lam này sẽ còn tròn vị hơn nếu như được ăn kèm với gà nướng hoặc những xiên thịt lợn nướng vàng ươm, thơm phức hoặc chấm muối vừng.
Trong ngày đông lạnh giá, hương vị chân chất, mộc mạc rất đỗi ngọt của cơm lam Tân Trào Tuyên Quang luôn là một khám phá tuyệt vời dành cho bất cứ ai khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Quảng Trị🌼 15 Bài Giới Thiệu Quảng Trị
Thuyết Minh Về Cam Sành Hàm Yên Tuyên Quang – Mẫu 14
Đón đọc thuyết minh về cam sành hàm yên Tuyên Quang dưới đây giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý hay để hoàn thành tốt bài viết và đạt điểm cao.
Thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã có nghề trồng cam lâu đời. Với diện tích trồng cam lên đến 225ha, trung bình mỗi năm thị trấn Tân Yên thu khoảng 10 tấn cam/ha, mang lại giá trị kinh tế cao và cơ hội việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. Vùng đặc sản cam sành Hàm Yên gồm 9 xã trong dự án, ven hai bờ Sông Lô có tầng đất phù sa cổ dày, độ dốc vừa phải, khô ráo và thoáng mát.
Cam sành là loại cây ăn quả lâu năm, tuổi thọ của cây trung bình từ 18-20 năm. Trải qua nhiều khâu nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,… phải mất đến 5 năm người dân mới cho ra được những trái cam thơm ngon, bổ dưỡng đến người tiêu dùng. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, trong quá trình trồng cam, mỗi cây phải cách nhau ít nhất 4m. Sau khi trồng, mỗi năm cây được bón phân ít nhất 2 lần, chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 9.
Cây cam sành từ lâu đã được trồng trên vùng đất Hàm Yên, trong đó sớm nhất là tại Phù Lưu. Người dân ở đây thường quen gọi là cam làng Mường. Cam sành Hàm Yên có trái to tròn, cuống lá nhỏ, khi vừa chín tới trái có màu xanh sẫm, vỏ sần sùi. Cam để chín tự nhiên trên cây sau 1 tuần sẽ chuyển màu cam đỏ bắt mắt, da hơi nám. Vỏ dày và dễ tách múi. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thuận lợi cho cây cam sành phát triển. Chính vì thế, cam Hàm Yên luôn mang hương vị đặc trưng riêng với những tép cam vàng mọng nước, thơm ngon, thanh mát.
Theo nghiên cứu, cam sành Hàm Yên là loại cam có giá trị dinh dưỡng cao, chứa trên 10% hàm lượng đường, hàm lượng vitamin C từ 40 – 90 mg/100 g cam tươi. Ngoài ra, cam sành Hàm Yên còn có các chất axit hữu cơ, trong đó có nhiều loại axit có hoạt tính sinh học cao cùng các chất khoáng và dầu thơm.
Hình ảnh những trái cam sành vàng óng, trĩu cành vào mùa ở huyện Hàm Yên đã không còn xa lạ đối với người tiêu dùng gần xa. Sở hữu hương vị ngọt ngào, thanh mát, càng những ngày giáp Tết cam sành vừa đúng độ chín càng đắt hàng hơn. Vào mùa thu hoạch (từ tháng 11 năm trước cho đến tháng tháng 2 năm sau), cả vùng cam Hàm Yên như ngày hội. Mọi phương tiện được huy động để vận chuyển cam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động thời vụ.
Loại phân bón được người dân nơi đây sử dụng có đến 80% là phân hữu cơ, nước tưới sẽ chủ yếu nhờ nước mưa tự nhiên hoặc dùng máy bơm nước từ các hồ chứa. Công đoạn trồng cam tuy không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi người dân phải có sự chăm chỉ, bền bỉ với nghề.
Cam sành Hàm Yên quả to, vàng óng, có vị ngọt thanh mát, hương thơm dịu. Cam sành Hàm Yên được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là 1 trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam, lọt tốp 10 thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Sóc Trăng 🍀 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Bài Giới Thiệu Về Tuyên Quang Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Bài giới thiệu về Tuyên Quang bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh biết thêm nhiều từ vựng mới và luyện tập cách viết các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Tiếng Anh:
Tuyen Quang is a mountainous province located in the North of Vietnam. Not only has rich tourism potential, Tuyen Quang is also a land rich in cultural identities of ethnic groups.
Tuyen Quang has more than 300 sites of historical, cultural and revolutionary relics. In which, the famous relic is Tan Trao – the capital of the resistance war, in Son Duong district, this is the residence and working place of leaders, central agencies of the Party and Government of Vietnam during the years of resistance against the French. The province also has Na Hang primeval forest, Mo waterfall, and My Lam mineral spring.
Tuyen Quang is also the land of many famous temples and pagodas, suitable for the development of spiritual cultural tourism. In particular, Tuyen Quang has many unique traditional festivals, annually attracting thousands of tourists to see and experience. For tourists who love to explore and experience, they can choose the type of scenic tourism – resort. Those will be attractive and impressive destinations for tourists.
Tiếng Việt:
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam. Không chỉ có tiềm năng du lịch phong phú, Tuyên Quang còn là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc.
Tuyên Quang có hơn 300 điểm di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng. Trong đó nổi tiếng là di tích Tân Trào – thủ đô kháng chiến, thuộc huyện Sơn Dương, đây là nơi ở và làm việc của các vị lãnh đạo, cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tỉnh còn có khu rừng nguyên sinh Nà Hang, thác Mơ, suối khoáng Mỹ Lâm.
Tuyên Quang còn là mảnh đất của nhiều đền, chùa nổi tiếng, thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Đặc biệt, Tuyên Quang có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến xem và trải nghiệm. Với những du khách thích khám phá, trải nghiệm có thể lựa chọn loại hình du lịch danh lam thắng cảnh – nghỉ dưỡng. Đó sẽ là những điểm đến hấp dẫn, ấn tượng đối với du khách.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone