Thuyết Minh Về Chùa Hang: 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang ❤️️ 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Di Tích Chùa Hang Đến Độc Giả Của SCR.VN.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Hang

Tham khảo dàn ý thuyết minh về chùa Hang sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được bố cục và phương pháp làm bài để đạt điểm cao cho bài viết của mình.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về địa danh chùa Hang
  • Cảm nghĩ khái quát của em về chùa Hang

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát về chùa Hang:

  • Vị trí địa lí, địa chỉ
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành chùa Hang:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian xây dựng

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở chùa Hang

  • Đặc điểm kiến trúc của chùa Hang
  • Chi tiết cảnh quan của chùa Hang

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của chùa Hang:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Lưu giữ giá trị văn hoá
  • Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của chùa Hang.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về chùa Hang.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Hang – Mẫu 1

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Hang sẽ đưa bạn đọc khám phá một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất vùng đất An Giang.

Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền tự là một trong các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cách chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam khoảng 1km, có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Với không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến TP. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ…

Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ. Ngày nay chùa Hang được biết đến như một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại truyền từ đời nay sang đời khác, tạo sức hấp dẫn. Ban đầu, khoảng năm 1840 – 1850, chùa chỉ là một am tu bằng tre lá, do Lê Thị Thơ (1818 – 1899), pháp danh Diệu Thiện, người Chợ Lớn, thạo nghề may (nên bà còn có biệt danh là Bà Thợ), tạo lập để làm nơi tu hành, khi tuổi hãy còn trẻ.

Vì mến mộ đạo pháp cũng như cơ duyên hội đủ, năm 1836 bà đã đi xuất gia, một lòng cầu đạo giác ngộ và đến năm 1839 thì thọ giới Tỳ Kheo Ni. Sau vài năm tu hành thì người cảm ngộ được con đường tu tập của mình nên vào năm 1845 thì quyết định ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc và chọn Núi Sam là nơi để tịnh tu.

Người ta còn kể, kề bên am tu có một hang núi sâu, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Nhưng từ khi bà đến tu, đôi mãng xà không còn hung tợn nữa, mà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất. Ngày 15 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1899), sư bà Diệu Thiện (tức Bà Thợ) viên tịch, thọ 81 tuổi. Ngày nay trong dân gian còn lưu truyền cuốn Sấm giảng Bà Thợ, lời lẽ giản dị dễ hiểu, khuyên người đời làm lành tránh dữ.

Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa: nền lát gạch tàu, cột gỗ căm xe, kèo rui gỗ thao lao, lợp ngói móc… Từ năm 1937 đến nay , chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng.

Từ chân núi đến chùa Hang du khách phải vượt qua 300 bậc thang cao. Trong hoa viên chùa có hồ hoa súng, xung quanh nhiều loại hoa khác đua nhau khoe sắc. Khuôn viên chùa có am thờ tượng Phật Di Lặc. Phía trước hoa viên có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát và bốn vị hộ pháp đứng nhìn về phía dưới chân núi. Chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, được chạm khắc công phu. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Dưới thềm chùa là đôi tượng sư tử. Khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng mênh mông, bát ngát và những cơn gió từ biên cương…

Về TP. Châu Đốc từ buổi sớm mai, đến chùa Hang chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi Sam, đâu đó mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian ở đây thư tịch, yên bình và tịnh tâm một cách lạ thường.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chùa Hang Hay Nhất – Mẫu 2

Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về chùa Hang hay nhất với những thông tin chi tiết về chùa Hang Thái Nguyên để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.

Chùa Hang – Kim Sơn Tự nằm ở trung tâm phường Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía bắc, bên trái quốc lộ 1B, hướng Thái Nguyên đi Lạng Sơn. Tương truyền Chùa Hang có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), được coi là thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Chùa còn có tên chữ “Kim Sơn Tự”, hay được gọi là “Tiên Lữ Phật Động”.

Chùa Hang – Kim sơn tự với huyền thoại “Động tiên lữ” một bức tranh thủy mạc đã say đắm bao tâm hồn của nhiêu danh sĩ thuộc hàng “tao nhân mặc khách” từ đời Lê sơ đến Hậu nguyễn, hiện còn nhiều văn bia thơ phú bằng chữ hán khắc trên vách hang, ca ngợi cảnh đẹp thiên tạo vô song khi đến vãng cảnh nơi đây. Di tích thắng cảnh Chùa Hang có ba ngọn núi đá lớn, độc lập trên vùng đất bằng phẳng. Ngọn núi đứng giữa có tên là “Huyền Vũ” cao to vững trãi, hai bên là hai ngọn “Thanh Long – Bạch Hổ” vươn cao uy nghi, ba ngọn kết nối nhau bởi dải yên ngựa.

Theo quy hoạch, Chùa Hang sẽ được xây dựng và trùng tu chia làm 5 khu, đó là khu bảo tồn gồm toàn bộ hang động, núi đá với tổng diện tích 2,7ha; khu trục chính đạo tâm linh, bao gồm 8 công trình là Chính điện Tam Bảo, nhà thờ tổ, giảng đường Hoằng pháp, Bảo tháp, lầu chuông, lầu trống, tam quan nội, tam quan ngoại; phía bên phải của chùa là khu thiền viện chuyên tu; trung tâm từ thiện xã hội; khu sân bãi để phục vụ lễ hội.

Qua Tam quan, vào chùa, hai bên trái phải có hai tượng Hộ pháp Khuyến thiện – Trừng ác, cưỡi voi cưỡi hổ uy nghi. Càng vào sâu, hang rộng dần, trên vòm hang nhũ đá tưởng như “Mây già quyện đá quái chơi vơi”, nhiều cột đá lớn sừng sững chống lên vòm hang như những trụ chống trời. Quanh vách hang nhiều nhũ đá nhô ra thành các bệ thờ và nhiều hình thù kỳ lạ hấp dẫn. Hang có nhiều ngóc ngách, có đường lên trời, đường xuống âm phủ, có cửa thông trước sau, nên không khí trong chùa rất trong lành, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, khói hương luôn toả mờ làm cho chùa càng trở nên thâm u kì bí.

Trong động có một số tượng Phật và đồ thờ cúng. Quanh hang cũng còn nhiều văn bia khắc trên vách đá, là những bút tích lưu đề có niên đại từ thời Lê Sơ đến Hậu Nguyễn, ca ngợi cảnh đẹp “Chùa Hang – Kim Sơn Tự” như: Thơ của Tiến sĩ Thượng thư Vũ Quỳnh; thơ của danh sĩ Đặng Nghiệm; thơ của giải nguyên Cao Bá Quát; Phú văn của Chánh tổng Phạm Đức Độ.

Chùa Hang là nơi tu hành của nhiều bậc chân tu. Đến nay, chúng ta mới chỉ biết được một số vị như: Sư cụ Tâm Lai, Sư Ông Chính, Sư Ông Đức, Sư cụ Đàm Hinh, là những nhà sư đã có công lao lớn trong việc tu tạo bảo tồn chùa, phụng sự đạo tràng, không những phát triển Phật giáo tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc, mà còn có công lớn trong phát triển Phật giáo Việt Nam.

Trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, đến nay Di tích Chùa Hang đã xuống cấp về mặt kiến trúc và quy mô. Để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của nhân dân và du khách thập phương, đồng thời phục vụ cho các hoạt động lễ hội của Chùa Hang, nhân dân toàn tỉnh Thái Nguyên góp công góp sức trùng tu Di tích lịch sử – Văn hóa Chùa Hang nhằm tôn vinh các giá trị tâm linh của đạo Phật, giúp con người hướng tới cái đích chân thiện mỹ.

Với tất cả những giá trị lịch sử vốn có ở nơi đây cùng tâm nguyện của sư trụ trì và toàn thể nhân dân, trong 3 năm qua đã có nhiều tăng ni phật tử, đơn vị, doanh nghiệp góp công, góp của để xây dựng chùa. Cả một quần thể kiến trúc chùa được sơn bao thuỷ bọc. Toàn bộ phía sau chùa là những dãy núi, phía trước chùa là dòng sông Cầu uốn lượn bao quanh. Các công trình chính điện tam bảo, cửa tam quan, lầu chuông, lầu trống đã và đang xây dựng hoàn thành sẽ sớm viên thành sở nguyện, góp phần gìn giữ một di sản văn hoá tâm linh, nâng tầm giá trị di tích tạo nên một danh lam thắng cảnh đẹp như bức tranh sơn thuỷ, thơ mộng chốn bồng lai.

Đến với Chùa Hang ngoài thưởng lãm cảnh đẹp, tận hưởng khí trời được ví như “nơi mùa xuân mãi thắm tươi” hoa lá khoe sắc, đâm chồi nảy lộc. Nơi Phật tử có căn duyên sẽ được đào tạo khai mở các khả năng siêu nhiên và học tập giáo lý của Đức Phật để hoàn thiện bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Thuyết Minh Về Chùa Hang Ngắn Gọn – Mẫu 3

Ở tỉnh Hải Dương cũng có một ngôi chùa Hang linh thiêng và độc đáo, đón đọc bài thuyết minh về chùa Hang ngắn gọn dưới đây:

Chùa Hang có tên chữ là Cốc tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương; nay thuộc phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn.

Như tên gọi của chùa, người xưa lấy một hang đá núi, cao 3,5m rộng 7m chia làm 2 bậc thềm, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong cao hơn độ 0,50m lòng hang hình thang, xuyên thẳng sâu vào núi, dài chừng 25 m, phía trong cùng cao 1,2m rộng 1,3 m. Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói “ bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi.

Trong chiến tranh, dân tản cư, chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang ở chỗ cánh cửa hang chừng 8 m để cất giấu tài liệu cho thuận tiện khai thác đá ở phái ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang. Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng. Chùa Hang là chùa thiên tạo lớn của Đồ Sơn, theo truyền ngôn có từ trước công nguyên. Nhà sư Bần – tên dân dã người nước Thiên Trúc theo thuyền đi truyền bá đạo Phật đã đến cư trú tại hang và mở chùa. Dân Đồ Sơn vẫn truyền rằng sư Bần còn dựng chùa Bần trên núi Mẫu Sơn, sau người viên tịch ở chùa Hang.

Nhiều thơ ca về chùa Hang Đồ Sơn hiện còn lưu:

Chùa Hang , động Phật, hang Dơi
Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng

Hay:

Chùa hang cảnh Phật nhiệm mầu
Ấy là Bụt mọc hay bầu Tiên xây

Chùa Hang Đồ Sơn cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn, Kiến Thụy gần đó thờ Chử Đồng Tử là những chứng tích quí liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm trước Công Nguyên.

Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Hang Đặc Sắc – Mẫu 4

Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Hang đặc sắc viết về một địa danh tâm linh nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên sẽ giúp các em học sinh có thêm những gợi ý hay để bắt đầu bài viết của mình.

Danh lam thắng cảnh Hang chùa thuộc xóm Vân Khánh, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi theo quốc lộ 1B đến km7 rẽ trái khoảng 10km về hướng Bắc là đến di tích.

Hang Chùa là hang đá tự nhiên, nằm cao hơn chân núi khoảng 200m, đường lên hang không dễ, có dây leo chẳng chịt. Đứng ở cửa hàng nhìn về hướng Bắc là dòng sông Cầu. Cửa hang hình vòm, cao khoảng 4m, rộng 7m – 9m quay hướng Bắc – Đông Bắc. Trần hang không quá cao, nhiều nhũ đá phủ. Hang có diện tích lớn, nền hang hiện nay không còn nguyên vẹn, bị xáo trộn nhiều do hoạt động của con người.

Cửa hang dạng hàm ếch, ngay cửa có hòn đá to giống như con Voi phủ phục. Hang được chia thành 3 ngăn, được nhân dân ví như một ngôi chùa thiên tạo trong hang. Đây là một trong những hang động lớn của tỉnh Thái Nguyên có nhiều nhũ đá đẹp sánh ngang với hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Sa Khao, động Linh Sơn (những danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng quốc gia).

Ngăn 1 rộng và sâu, đáy là dòng suối ngầm chảy trong hang hun hút dài vô tận, đi vài ngày mới hết, thông sang tận đất thuộc huyện Phú Lương. Trong hang có chỗ bằng phẳng trông như được trải một lớp đá cuội, có nhiều chỗ mang dấu vết sinh sống của người xưa, tận dụng vật tự nhiên làm thành giếng nước, chỗ ngồi,… có nhiều ngách hoang sơ. Vòm hang là cả một khối nhũ đá khổng lồ chạy dài như bức màn vây rủ xuống lòng hang đẹp đến sửng sốt.

Ngăn 2 đi sâu từ ngoài vào trong khoảng 200m bắt gặp nhiều cây nhũ đá khổng lồ, tạo ra các cảnh vật phong phú như: một cổng Tam quan trước khi vào chùa, hay kết hợp với các loại cây Cọ, cây Dừa… có cây cao trên 15m, chu vi thân từ 2m – 3m. Nhân dân địa phương ví đây là các cây cổ thụ trước một “ngôi chùa trong Hang”, có nhiều cây đứng song song thành cặp; ngoài ra, còn có nhiều khối đá giống như bàn thờ, bát hương, hình ghế ngồi và vô số hình thù khác nhau tùy theo tưởng tượng.

Ngăn 3 là tầng cao nhất từ dưới nhìn lên, cao và rộng, phải dùng đèn chiếu sáng mới có thể quan sát kỹ được không gian cảnh vật trong hang. Nhân dân ví cả hang là một ngôi chùa thì đây là các bàn thờ Phật. Trên vách hang cao có tượng Vọng phu, Đường Tăng đi lấy Kinh, Phật Quan Âm Bồ Tát, Đức Phật Thích Ca, hình voi chầu, hổ phục, rồng bay, kỳ lân múa… Đặc biệt, có loại giống như Buồng Tiên nữ, hay hình tượng của Lin Ga và Yoni – sinh thực khí tượng trưng…

Mỗi ngăn hang Chùa rộng rãi có thể chứa đến ngàn người, chiều dài ước khoảng gần 1km, chiều rộng nhất 100m, trong hang nhiệt độ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Chính trong lòng hang có dòng suối ngầm nên về ngày mưa muốn lên hang sẽ khó khăn, bởi đường vào trở thành con suối ngầm chảy thông ra sông Cầu cách đó khoảng chưa đầy 1000m.

Hang Chùa là một trong những di tích có dấu hiệu về Khảo cổ học, là nơi cư trú lâu đời của con người thời Tiền sử. Những dấu vết của người xưa được tìm thấy trong khu vực ngách phải cách cửa hang 30m – 40m, khá dốc và tối. Bộ sưu tập đã phát hiện trong hang gồm 76 hiện vật đá và 1 mảnh gốm kim khí ( 01 công cụ chặt rìu ngang, 01 công cụ hình bầu dục, 05 công cụ mảnh, 10 mảnh tước, 32 đá nguyên liệu và 27 đá có vết ghè). Xét về loại hình chế tác, những hiện vật này gần gữi với bộ sưu tập Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn thuộc giai đoạn sơ kỳ đá mới và là nơi cư ngụ của cư dân thời đại kim khí.

Cách Hang Chùa 1km về phía Tây, còn có thắng cảnh Thác Tiên là một cảnh đẹp của địa phương, nước trong mát, có dòng nước đổ từ trên cao xuống bọt tung trắng xóa như dải lụa bạc thu hút nhiều du khách đến tham quan du lịch. Nằm bao quanh Hang Chùa còn có một số điểm tham quan như Bản Tèn – nơi đồng bào dân tộc Mông còn bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nơi thực nghiệm dự án trồng cây hoa Tam giác mạch, kết hợp thành tuyến tham quan du lịch: từ đền Hích, làng Nhà sàn Tân Đô (xã Hòa Bình) qua Hang Chùa, suối Tiên và vùng hoa tam giác mạch Bản Tèn (xã Văn Lăng) đến Khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai).

Với những giá trị trên, Hang Chùa, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã được xếp hạng là Danh lam thắng cảnh quốc gia.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng 🌟 13 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Chùa Hang Đạt Điểm Cao – Mẫu 5

Bài thuyết minh về chùa Hang đạt điểm cao sẽ đưa bạn đọc khám phá một ngôi chùa với nét độc đáo về kiến trúc và lịch sử hình ảnh nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.

Chùa Hang Hà Tĩnh là một ngôi chùa trong chuỗi hệ thống chùa ở ngọn núi Hồng Lĩnh. Nét đẹp tâm linh tại chùa Hang thu hút một lượng lớn khách tham quan hằng năm. Hà Tĩnh thường được biết đến với các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Và chùa Hang Hà Tĩnh là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của địa phương này. Đây không chỉ là nơi chiêm bái giúp tâm an yên, thanh tịnh, mà còn là không gian để bạn hòa mình vào cảnh đẹp của thiên nhiên, đất trời hùng vỹ.

Núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh non cao gắn liền với nhiều câu chuyện văn hóa lịch sử của Hà Tĩnh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Chùa Hang là một trong những di tích được lưu giữ trọn vẹn ở hang đá mé thuộc sườn Tây, núi Mồng Gà ở dãy núi Hồng Lĩnh. Chùa Hang thuộc địa bàn tổ dân phố 10 – Phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 30 km theo hướng Bắc và thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 25 km theo hướng Nam. Chùa được xây dựng trên nền tảng tự nhiên là một hang động nhỏ, nằm mé sườn tây của đỉnh núi Mồng Gà, thuộc dãy núi Hồng Lĩnh.

Chùa có niên đại khá muộn, không gian thờ tự dựa trên yếu tố tự nhiên là chính và do nhiều lý do nên dần bị rơi vào lãng quên. Theo một số tài liệu, thì trong bài viết “Hoan châu phong thổ ký” của Tiến sĩ Trần Danh Lâm (1704 – 1777) có nhắc đến chùa Động Dang (một số nhà nghiên cứu cho rằng khả năng đây là Chùa Hang ngày nay).

Quá trình tìm hiểu cũng được biết, núi Hồng Lĩnh xưa có 8 cửa truông để đi qua Hồng Lĩnh từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như: Truông Công Khánh, truông Vắn (Cố Ghép)… có nhiều hang động: Động 12 Cửa, động Chẻ Hai, động Hàm Rồng, động Đá Hang,…Tuy nhiên, đến nay, việc Chùa Hang xuất hiện từ khi nào thì vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép cụ thể.

Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, một người đàn ông có tên Trần Văn Phú (trú tại phường Bắc Hồng, TX. Hồng Lĩnh) đứng ra kêu gọi mọi người bỏ công sức, tiền của để tôn tạo chùa. Ông phát hiện ngôi chùa này trong một lần đi hái lá thuốc ở trên núi. Ban đầu, ngôi chùa này chỉ là một hang đá nhỏ bị vùi lấp bởi đất đá, nhiều lớp rêu phong phủ kín cho thấy dấu ấn của thời gian. Khi mới phát hiện, sâu bên trong hang có một vài tượng Phật bị mục, một số đồ dùng thờ tự còn sót lại những cũng đã bị hỏng. Ngoài ra, xung quanh còn có thêm nền móng của một số công trình như: đài Quan Thế Âm, nhà Tăng, nhà Tổ,…

Phát hiện ra ngôi chùa, ông Phú vô cùng trăn trở, suy nghĩ phải chăng ông được Đức Phật giao phó trọng trách? Bởi vậy, ông vận động mọi người thu gọn, tôn tạo. Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều người biết đến chùa Hang Hà Tĩnh. Từ ngày được tôn tạo, chùa Hang nhận được sự đóng góp của rất đông tăng ni phật tử cùng các doanh nghiệp trên địa bàn. Đến nay, công trình này cũng có nhiều hạng mục được xây dựng, từng hạng mục đều có kiến trúc độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.

Cụ thể, ngôi chùa được xây dựng ở phần nền của hang nằm ở dãy núi Hồng Lĩnh. Đường di chuyển lên chùa rất quanh co, xung quanh là rừng thông bạt ngàn. Bởi vậy, khi di chuyển lên chùa, bạn sẽ như lạc vào chốn tiên cảnh, không gian trong lành, mát mẻ. Sự phân bố các điểm thờ tự cùng hệ thống đường dạo, hành lang nội bộ, vườn cảnh tạo nên mối tổng hòa trong không gian thờ tự vừa có sự uy nghiêm, vừa có nét dung dị, vừa có sự huyền bí nhưng rất gần gũi và cùng với cảnh quan chung của danh thắng Núi Hồng đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn trong hệ thống du lịch – văn hóa cùa tỉnh Hà Tĩnh.

Chùa Hang hiện nay đã dần hoàn thành từng hạng mục; và đến nay đã là một quần thể với các điểm tín ngưỡng như: Khuôn viên tượng quan âm (tượng đứng); Cung A Di Đà; Cung Tam bảo (cung chính – Chùa Hang); Cung thờ mẫu; Cung thờ tượng quan âm (ngàn tay, ngàn mắt) và khu vực thờ Thiên Thủ Thiên Nhẫn. Các điểm tín ngưỡng thờ tự quy mô nhỏ, nằm lưng chừng sườn núi, hài hòa trong khung cảnh chung.

Vào dịp đầu năm hay các dịp lễ tết, du khách và người dân địa phương đến chiêm bái tại chùa Hang rất đông. Họ cầu nguyện cho một năm mới sung túc, bình an, đồng thời trải nghiệm vãn cảnh đầu xuân tại chùa. Chùa Hang Hồng Lĩnh nói riêng và các ngôi chùa ở Hà Tĩnh nói chung đều là điểm khám phá, du lịch tâm linh mà bạn có thể lựa chọn cho hành trình sắp tới của mình.

Du lịch Hà Tĩnh sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn bỏ lỡ tham quan chùa Hang thị xã Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Đến với chốn linh thiêng này, bạn sẽ được lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử bí ẩn, đồng thời mở mang tầm mắt về lối kiến trúc độc đáo từ thời xa xưa của chùa.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Thuyết Minh Về Chùa Hang Học Sinh Giỏi – Mẫu 6

Cùng khám phá về ngôi chùa Hang nằm trên huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi trong bài văn thuyết minh về chùa Hang học sinh giỏi sau đây:

Chùa Hang (Thiên Khổng thạch tự), còn có tên dân gian là “Chùa không sư” nằm về hướng đông bắc cù lao Ré (đảo Lớn), thuộc địa phận xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Đây là hang đá thiên nhiên lớn nhất trong hệ thống hang đá ở Lý Sơn, hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến.

Cách chúng ta chừng 4.500 năm, vào kỷ nguyên Holocene (Holocene epoch), khi mực nước biển dâng cao, tác động xâm thực của sóng biển và các chất ăn mòn trong nước biển liên tục một thời gian dài đã hình thành các “hang chân sóng” ở nhiều vùng ven biển, hải đảo, bồn đại dương trên thế giới. Liền sau đó, đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống và để lộ ra những hang đá mà con người và các động vật trên cạn có thể sử dụng làm nơi cư trú.

Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay, đặc biệt là ở vách đá trước cửa chùa Hang là những minh chứng sống động của hiện tượng sóng biển ăn mòn vào các lớp trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Sự phát lộ các lớp trầm tích hạt mịn ở chân núi Thới Lới cũng cho thấy vận động tạo sơn theo dạng xếp nếp đã diễn ra tại khu vực đảo Lý Sơn trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch, dẫn đến việc hình thành diện mạo cơ bản của cù lao Ré mà chúng ta đang nhìn thấy hiện nay.

Những ghi chép của nhà khảo cổ học người Pháp H. Parmentier , lời khẩu truyền trong dân gian và một vài dấu tích ít ỏi còn lại cho thấy chùa Hang vốn đã là một hang đá mà người Chăm sử dụng làm nơi cư trú hoặc thờ tự trước khi người Việt đặt chân lên đảo Lý Sơn. Gia phả và lời di huấn của các dòng họ đầu tiên khai phá làng An Hải cho biết, cách nay chừng 4 thế kỷ, thời vua Lê Kính Tông, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền làng An Hải là những người xướng xuất việc sửa sang, mở rộng hang đá, biến nơi đây thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa thêm linh vị của các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào chùa để phụng thờ.

Từ chân núi Thới Lới phía đông nam, vòng qua sườn núi phía tây bắc, rồi theo các bậc cấp bằng đá đi dần xuống thấp hơn, gần với mặt nước biển, du khách sẽ nhìn thấy sừng sững trước sân chùa hàng cây bàng biển có hàng trăm năm tuổi. Ngẩng mặt trông ra là trùng khơi lộng gió, quay đầu nhìn lại là “hang đá trời sinh”, thấp thoáng phía xa xa là cù lao Bờ Bãi.

Dẫu chưa đặt chân vào chốn tôn nghiêm thạch tự, nhưng khi chiêm ngưỡng bức tượng toàn thân đức Quán Thế Âm bồ tát trước sân chùa với đôi mắt nhân từ hướng ra biển cả, chứa chan sự đồng cảm với chúng sinh, bất giác người mộ đạo như nghe vọng từ sâu thẳm lòng mình lời dạy của đức Cồ Đàm “Vị mặn là của nước biển, vị của đạo ta là giải thoát!”.

Nhẹ bước chân lần vào tự viện mà cũng là bên trong hang đá, giữa thoang thoảng mùi trầm hương, tỏ mờ ngọn nến rọi vào khoảng sáng tối lung linh, sau một thoáng định thần du khách sẽ không khó nhận ra bệ thờ Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn và Hoa Nghiêm Tam Thánh ở chính điện. Bên tả (theo hướng nhìn từ bên ngoài) là bàn thờ Địa Tạng Vương bồ tát, Đạt Ma tổ sư, bên hữu là Quán Thế Âm bồ tát và Thập Điện Diêm vương.

Bàn thờ ba vị trưởng lão khai tự, ông thỉ tổ họ Trần cùng 7 vị tiền hiền làng An Hải thiết đặt ở những nơi trang trọng và tương xứng với vị trí, công trạng của các vị trong quá trình khai phá, xây dựng làng An Hải cũng như huyện đảo Lý Sơn. Sau khi đảnh lễ, thắp mấy nén hương và thành tâm gởi những lời nguyện cầu thường hằng an lạc, khách sẽ có nhiều thời gian hơn để quan chiêm cảnh trí độc đáo của chùa Hang. Dẫu là giữa ngày hè nóng bức, không gian bên trong chùa vẫn dịu lạnh như thể cuối thu.

Luồng ánh sáng bên ngoài dọi vào vách đá ẩm ướt, rêu mờ. Thỉnh thoảng từ trần hang rơi xuống mấy giọt nước trong veo. Một làn gió nhẹ thổi qua, những chiếc lá bàng buông cành trước sân chùa gợn lên chuỗi âm thanh rất lạ, lẫn vào tiếng sóng bập bềnh.
Thật ra, với chiều cao trần hang hơn 3m, chiều rộng cửa hang hơn 20m, ăn sâu vào lòng núi gần 25m, “chùa không sư” chỉ là một hang đá nhỏ dưới chân núi, không phải là một “thạch động” như vài cuốn sách viết nhầm.

Người xưa thật chí lý khi đặt tên chùa là “Thiên Khổng thạch tự”. Trong cổ Hán ngữ, có sự phân biệt giữa “Khổng” 孔 với “động” 洞, 峝, 峒 (thủy động, sơn động). Thủy động, sơn động là những hang lớn như Bích Động (Ninh Bình), Huyền Không động (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), Phong Nha động (Quảng Bình)… Khổng là những hang đá tương đối nhỏ như chùa Hang, chùa Đục (Lý Sơn – Quảng Ngãi), chùa Hang Phước Điền tự (Châu Đốc – An Giang), chùa Hang Hải Sơn tự (Kiên Lương – Kiên Giang)…

Như mọi ngôi chùa thờ Phật khác, số người đến hành lễ, cầu Phật đông nhất ở chùa Hang là vào dịp Nguyên đán, Nguyên tiêu, Phật đản, Vu Lan, các ngày sóc, vọng , ngày vía Phật, Bồ Tát… Đặc biệt, bà con ngư dân Lý Sơn dù có là tín đồ nhà Phật hay không cũng đến đây hành lễ rất long trọng, nghiêm cẩn vào các ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc trước khi bước vào mùa đánh cá (mùa mở biển).

Một trong số những truyền thuyết lưu truyền phổ biến trong cộng đồng cư dân vùng biển, kể rằng: Bồ tát Quán Thế Âm thường vân du khắp nơi, từ trên đất liền ra biển cả để thấu cảnh chúng sinh. Trong một lần tuần du Đại Hải, nhìn những sinh linh khổ ải bị chết chìm ngoài biển khơi vì bão tố, lòng ngậm ngùi thương xót, ngài đã xé chiếc áo cà sa của mình làm muôn mảnh nhỏ thả trên mặt biển rồi hoá phép biến những mụn vải ấy thành loài cá cứu người.

Để tăng thêm sức vóc cho loài vật thay mình độ chúng, Bồ tát Đại từ Đại bi mượn bộ xương của ông Tượng trên rừng ban cho bầy cá đó, khiến chúng có vóc dáng to lớn và sức mạnh như voi rừng, nên có tên gọi là cá Voi. Lại thấy cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra ở nơi xa, khó bề đến kịp, Quán Thế Âm Bồ tát liền ban cho chúng phép thâu đường để lội thật mau, hầu làm cho tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn.

Những dịp lễ long trọng khác diễn ra ở chùa Hang là ngày giỗ thủy tổ họ Trần, ngày tưởng niệm Tam vị trưởng lão và tiền hiền thất tộc khai lập làng An Hải. Điều này, thêm một lần nữa cho thấy sự kết hợp, hòa đồng giữa giáo lý, nghi lễ Phật giáo với tín ngưỡng thờ thần hoàng, thờ tổ tiên ở các đền chùa của người Việt.

Ngôi chùa Hang – Thiên Khổng thạch tự được người dân Lý Sơn trùng tu, bảo vệ và là một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất đối với người dân đất đảo tiền tiêu Lý Sơn.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Dâu 🍀 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Lý Sơn – Mẫu 7

Văn mẫu thuyết minh về chùa Hang Lý Sơn không chỉ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin thú vị mà còn giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn hay.

Đảo Lý Sơn một trong những hòn đảo đẹp hoang sơ cách đất liền của tỉnh Quảng Ngãi 24km về phía Đông. Trên đảo Lý Sơn có nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp. Trong đó chùa Hang được ví như một tác phẩm điêu khắc đá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này.

Chùa Hang nằm ở phía Bắc núi Thới Lới trên đảo, nơi có miệng núi lửa trước đây tạo thành hồ nước lớn, khiến cảnh quan giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Chùa Hang cách đình làng An Vĩnh – trung tâm của đảo không xa, nhưng đường lên chùa vòng qua eo núi, tạo cảm giác bất ngờ cho du khách khi gặp vẻ đẹp của những thảm cỏ, vạt ngô ven đường, phong cảnh xóm làng, cánh đồng trồng hành tỏi dưới chân núi. Đứng trên núi có thể ngắm toàn cảnh trời mây, non nước của biển đảo Lý Sơn. Từ đỉnh núi, du khách đi bộ vài chục bậc thang thì xuống tới chùa Hang ở lưng chừng núi.

Chùa Hang có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” (Chùa đá trời sinh) được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599-1618). Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn trong hệ thống hang động ở Lý Sơn. Lòng chùa rộng và cao. Các di tích khắc trên đá ở chùa cho biết: những người đầu tiên ra đảo Lý Sơn lập làng An Hải, An Vĩnh đã dựng ngôi chùa này. Ông Trần Vỹ người trông coi Chùa Hang, cho biết: “Chùa Hàng có cách đẩy gần 400 năm, từ thời kỳ ông bà ra đảo đầu tiên.

Ở đây vừa thờ Phật, vừa là nơi thờ các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây các làng xóm trên đảo. Ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh, dân chúng ở nhiều nơi đổ về đây cầu nguyện, cầu cho gia đình làm ăn có kết quả hay cầu có con cái”. Sân chùa là khoảng không gian rộng. Giữa sân có một hồ sen và bức tượng Phật Bà Quan Âm lớn nhìn ra biển. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đã có từ hàng trăm năm nay, khiến cảnh chùa mang vẻ u tịch. Trước chính diện chùa Hang có giếng nước gọi là giếng trời. Những giọt nước từ nhũ đá trước cửa hang nhỏ tí tách xuống khiến nước giếng quanh năm trong mát.

Khách hành hương đến lễ chùa thường hứng nước uống, rửa mặt như để được hưởng nguồn nước trời, xua tan những mệt mỏi sau chặng được lên núi. Bước vào chùa Hàng, không khí mát dịu. Đặc biệt bên trong chùa còn có 2 lối hẹp dài hun hút với hai hướng đối ngược, được dân địa phương quan niệm là “đường lên trời và đường xuống địa ngục”.

Điện thờ chính đặt giữa hang động chính và hai bên còn có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc và các bệ đá thờ các vị thủy tổ, các vị tiền hiền có công gây dựng chùa. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, được gia công thành các khám thờ với những nét chạm khắc độc đáo và nhiều di tích ở chùa vẫn mang dấu vết của văn hóa Chăm Pa. Ông Huỳnh Thức, người dân ở xã đảo An Vĩnh, cho biết: “Đặc biệt chùa Hang ở đây còn có những di tích của người Chăm Pa để lại đó là những bệ thờ đá, những dấu vết của người Chăm Pa. Đó cũng là những nét độc đáo của ngôi chùa này”.

Vào những dịp lễ Vu Lan hay Phật Đản, ngày giỗ các vị tiên hiền, ngày tưởng nhớ tri ân đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải những lần ra khơi khai thác hải sản, đo đạc, dựng bia khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa…thì các hoạt động tâm linh thường diễn ra ở nơi này. Ngư dân Lý Sơn tâm niệm, Phật bà Quan âm luôn chở che và phù hộ cho những chuyến “hải lộ bình an”. Ngày nay, chùa Hang là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch. Theo anh Ngô Hiển, hướng dẫn viên du lịch trên đảo Lý Sơn, Đảo Lý Sơn có diện tích gần 10 km2, nhưng có tới gần 100 di tích lịch sử, văn hóa tâm linh, trong đó 1/3 công trình được xếp hạng.

Chùa Hang đã được Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh quốc gia tháng 7 năm 1994. Những năm gần đây chính quyền huyện đảo cũng đã tích cực đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, chính trang các di tích. Huyện đảo Lý Sơn đang làm đơn xin được công nhận đảo Lý Sơn là di tích cấp quốc gia. Anh Hiển cho biết thêm: “Việc bảo tồn và phát huy những giá trị này rất tốt, nó gần liền với phát triển trên đảo Lý Sơn. Việc này tạo thêm các điểm nhấn du lịch, tạo thêm các sản phẩm, thành những điểm đến thu hút khách du lịch đến với Lý Sơn”.

Viếng cảnh chùa, ngắm những ngọn núi lửa đang ngủ yên giữa trùng dương, thăm và trải nghiệm cuộc sống ở những làng chài…Đó là những trải nghiệm thú vị, để lại ấn tượng khó quên đối với nhiều du khách khi đến với đảo Lý Sơn.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Trà Vinh – Mẫu 8

Đón đọc bài thuyết minh về chùa Hang Trà Vinh với những ý văn đặc sắc và nắm vững phương  pháp thuyết minh về một danh thắng của quê  hương, đất nước.

Chùa Kompong Chray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Dân gian thường gọi đây là chùa Hang vì cổng phụ của ngôi chùa được xây theo kiểu mái vòm nhìn giống như cái hang.

Chánh điện chùa xây dựng trên nền đất cao. Mái của chánh điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, trên đỉnh là chóp tháp cao vút, uy nghi. Phía trước nhà khách và tăng xá là tháp cột cờ, chân tháp có bộ phù điêu 7 đầu rắn thần Naga. Hai bên có bộ bánh xe 12 căm tượng trưng thập nhị nhân duyên. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc rất độc đáo, nằm giữa vườn cây sao, dầu, cây me rộng chừng 2 ha, quanh năm thu hút hàng ngàn chim cò, vạc, cồng cộc… về đây làm tổ.

Theo các sư thầy kể lại, ngôi chùa được thành lập vào năm 1637, vị sư đầu tiên là Thạch Thiệp. Đến nay chùa đã qua 24 hòa thượng trụ trì và nhiều lần được trùng tu sửa chữa. Do ảnh hưởng chiến tranh, hồi tháng 2.1968 chùa bị trúng bom làm hư khoảng 70% ngôi chánh điện và làm sập thư viện 3 tầng. Năm 1969 chùa xây dựng lại thư viện, chánh điện và tăng xá.

Chánh điện cũ chỉ có hai mặt theo hướng đông tây, đến năm 2000 được xây lại bốn mặt và sửa lại mái ngói. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được một số tượng đá cổ quý nhưng bị sứt mẻ thời chiến tranh, đặc biệt là 4 pho tượng trong bộ Quá khứ thất Phật. Riêng tượng Thích Ca lớn ở chánh điện sau trận bom may mắn vẫn còn và được tu bổ lại. Hiện nay, chùa Hang do sư cả Thạch Suông trụ trì. Sư là người có công lớn trong việc vận động phục dựng lại chùa.

Cũng như các chùa Khmer theo hệ phái Nam tông khác ở Trà Vinh, cách tính niên đại của chùa khá độc đáo là dựa trên biên niên các cục đá được chôn hồi khai sơn lập tự. Theo lời kể của các sư, khi động thổ cất chùa, người Khmer tiến hành lễ chôn đá Kiết giới. Lễ này lấy từ tích Phật Thích Ca khất thực.

Mỗi khi đi trai giới, ngài bẻ một nhánh cây cắm xuống đất, chư tăng họp xung quanh. Chỗ nào đức Phật cắm cây thì lấy chỗ đó xây chùa. Khi tiến hành lễ chôn đá, các sư đặt một cục đá trên đó chạm hình đầu Phật, có ghi ngày tháng. Mỗi lần trùng tu hay cất lại chùa mới cũng làm lễ này. Về sau, nếu muốn biết niên đại của chùa thì chỉ việc đào cục đá ấy lên thì sẽ rõ.

Trong lễ chôn đá có nghi thức ném vật cầu nguyện. Người cầu nguyện đi 7 vòng quanh hố chôn đá rồi ném xuống một vật. Ví dụ người muốn học giỏi thì ném quyển sách, người muốn giàu thì ném tiền bạc, con gái muốn có chồng hạnh phúc thì ném nữ trang… Vì vậy, khi đào gặp những chiếc hố cổ xưa này, người ta thường gặp nhiều bạc vụn.

Đối diện với chánh điện chùa Hang là quần thể tượng 12 con giáp, được bố trí hình vòng cung đắp nổi cặp rồng uốn lượn như chiếc thuyền. Đầu rồng ngẩng trên hai trụ đắp phù điêu thần Yak (chằn tinh được Phật cải hóa) và Voi. Nhìn từ bên trái sang là các tượng bao gồm các thần tiên và chằn cỡi chuột, cỡi bò, cọp, thỏ và rồng, tương ứng với Tý – Sửu – Dần – Mẹo – Thìn của người Việt.

Về phía bên phải cũng theo trình tự gồm các vị thần tiên cỡi dê, khỉ, gà, chó và thần cỡi heo xếp ngoài cùng. Chính giữa có vị thần cỡi đầu rắn Naga và thần cỡi ngựa bố trí sát bình phong. Trên tấm bình phong là một kiến trúc xây tháp 4 mặt có mái che, hai bên có tượng nữ thần Kinnari chống đỡ mái, trên cùng là bộ tượng 8 vị Phật chắp tay.

So sánh với 12 con giáp của người Việt thì bộ tượng này con thỏ thay cho mèo (Mẹo), con bò thay cho trâu (Sửu). Theo giải thích của các sư, con bò trong 12 con giáp của Khmer ảnh hưởng văn hóa Bà la môn giáo, đó là bò thần Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva. Vào ngày Tết Chol Chnam Thmay, người Khmer căn cứ quyển Đại Lịch để đón giao thừa và dựa trên 12 con giáp để bói xem năm mới tốt hay xấu. Điều này xuất phát từ cổ tích về vị thần Bốn Mặt được kể lại như sau:

Thuở Ngọc đế Indra tạo nên Trời Đất, có vị Quốc vương hạ sinh một hoàng tử tên là Thomma Bal. Từ nhỏ, vị hoàng tử này rất thông minh học đâu nhớ đó. Năm 7 tuổi, hoàng tử thông thuộc các sách thiên văn, bói toán, kinh điển. Tiếng khen bay tới thiên đình, thần Kabil Môhaprum (thần Bốn mặt) nổi lòng ghen tức nên tìm cách hại hoàng tử. Thần bay xuống trần gọi hoàng tử đến gặp và ra câu đố về “cái duyên con người trong một ngày” rồi giao hẹn trong 7 ngày nếu đáp đúng thì ngài sẽ tự chặt đầu, còn trái lại hoàng tử phải dâng đầu cho ngài.

Dù suy nghĩ suốt ngày, hoàng tử Thomma Bal vẫn không tìm ra lời giải. Bấy giờ, trên ngọn cây có 2 con chim linh chuyên ăn thịt đang nói chuyện với nhau là sẽ ăn thịt hoàng tử vì không giải được câu đố và vô tình tiết lộ lời giải. Nghe được, hoàng tử vội trở về dinh mừng rỡ khôn cùng.

Hôm sau, đúng hẹn, thần Bốn Mặt cầm gươm vàng bay xuống. Hoàng tử ra lạy nghinh tiếp và trả lời đúng như những gì con chim linh nói. Thần Bốn Mặt nghe xong biết mình đã thua cuộc, liền dặn các con sau khi ngài tự chặt đầu thì đem đầu mình để trong một ngôi tháp. Mỗi năm, thay phiên nhau rước đầu đi quanh ngọn núi Tudi và đừng cho người trần chạm đến vì nếu đầu rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Quăng lên trời thì không có mưa, để trên mặt đất thì đất sẽ khô cứng…

Từ đó về sau, mỗi năm một lần, 7 cô con gái của thần Bốn mặt thay phiên nhau xuống trần, vào tháp bưng đầu của cha đến núi Tudi, theo hướng Mặt trời đi vòng quanh chân núi ba lần. Các vị thiên tôn con của Ngọc đế Indra cũng cỡi thú đi theo đám rước. Mỗi năm một vị thay đổi theo 12 con giáp. Qua 12 năm thì vị thứ nhất trở lại. Mỗi vị cỡi thú, ăn mặc và sử dụng khí giới khác nhau. Dân gian luận theo những điều ấy mà đoán điều hung kiết cho năm mới.

Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, nhóm tượng 12 con giáp ở chùa Hang là yếu tố văn hóa dân gian xâm nhập vào Phật giáo, bởi về nguyên tắc các chùa của người Khmer theo hệ phái Nam tông không có. Hơn nữa, nhóm tượng này đã được bố cục trình tự theo kiểu 12 con giáp của người Việt, chỉ thay đổi hai con Trâu và Mèo.

Cũng giống như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer khác, chùa Kompông Chrây có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer ở đây. Bởi chùa không chỉ là nơi tu hành của các vị sư, mà còn là nơi giáo dục đạo đức cho các thanh niên Khmer và bảo tồn truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Chùa Hang Yên Thủy – Mẫu 9

Bài văn thuyết minh về chùa Hang Yên Thủy sẽ giúp bạn đọc có thêm một gợi ý trên hành trình hành hương về những di tích tâm linh thiêng liêng.

Chùa Hang – Hang Chùa thuộc xã Yên Trị (Yên Thủy). Chùa Hang – Hang Chùa chứa đựng nhiều điều huyền bí của nền Văn hóa Hòa Bình, về căn hầm thời chiến trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong hang Chùa còn có dòng sông ngầm không bao giờ cạn giúp ruộng đồng xã Yên Trị quanh năm tươi tốt.

Theo các nhà khảo cổ, hang Chùa là di tích khảo cổ thuộc nền Văn hóa Hòa Bình. Chùa Hang hội tụ linh khí của đất trời, trong núi Chùa Hang có trên dưới 10 hang động lớn nhỏ, trong đó có 3 hang động có suối chảy, có kho tàng nghệ thuật kiến trúc cổ tinh xảo của các bậc tiền nhân được minh chứng là 2 ngôi chùa cổ và 3 bức minh văn, Hán tự được trạm khắc tinh xảo, có giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, các họa tiết trên bát hương và án hương cổ trên đá có niên đại từ thế kỷ XVIII.

Chùa Hang còn có tên gọi Văn Quang Động, chùa tọa trên vách đá. Chùa Hang có 2 ngôi chùa kiến trúc cổ xây dựng theo kiểu chữ nhất. Chùa Hang được các bậc tiền nhân xây dựng từ lâu và được tôn tạo vào thời Hoàng triều Khải Định Nhâm Tuất niên (triều Khải Định năm Nhâm Tuất). Lúc bấy giờ, chùa có tên gọi Thanh Lam Tự. Thanh Lam Tự có hệ thống tượng phật cổ được tạc từ thế kỷ XVIII. Đây là di sản nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, độc đáo của dân tộc Mường Hòa Bình. Chùa còn có một bàn cờ đá, phía trên cửa chùa khắc dòng chữ Hán trên vách đá là “Lăng tiêu tiếu bích” (ngọn núi biếc cao vút, sương phủ mờ ảo).

Điều độc đáo và ấn tượng nhất tại hang Chùa có lẽ là những vỏ ốc, vỏ sò hóa thạch xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau tạo thành một “quả đồi vỏ ốc” trong hang. Đây là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Yên Trị. Bất cứ du khách nào khi đến thăm quan, vãn cảnh hang Chùa đều phải trầm trồ, thán phục trước vẻ đẹp huyền bí của quả đồi vỏ ốc.

Ngoài những vết tích của nền Văn hóa Hòa Bình, hang Chùa còn được biết đến là nơi lưu giữ vết tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1955 – 1975). Nơi đây, trước kia là vùng núi hẻo lánh nên hang Chùa được bộ đội đào hầm rộng xuyên núi làm kho vũ khí. Sau khi kho vũ khí được chuyển đi, núi Chùa Hang được chọn làm kho bạc Nhà nước, cất giấu ngân khố quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Kỳ lạ nhất là trong núi Chùa Hang có một dòng sông ngầm chảy qua. Không ai biết con sông ngầm này có từ lúc nào, chỉ biết rằng chưa bao giờ người dân địa phương thấy cạn nước, nguồn nước chảy ra trong vắt, mùa hè thì mát lạnh, mùa đông thì rất ấm. “Vào mùa hạn, Yên Thủy không có nước tưới cho ruộng, nhưng nguồn nước ngầm trong núi Chùa Hang vẫn chảy không ngừng, người dân thường vào hang, bơm nước để tưới cho đồng ruộng. Chính vì vậy mà ruộng đồng của xã tôi quanh năm tốt tươi. Ở một số cửa hang còn có rất nhiều cá. Mỗi khi trời mưa to, nước trong hang ào ra, người dân ra cửa hang dùng vợt bắt cá” – Cụ Trần Hữu Lữ, xóm Ninh Hòa, xã Yên Trị chia sẻ.

Vì là nguồn nước mạch tự nhiên nên nhiều gia đình sống xung quanh núi Chùa Hang vẫn qua các hang động lấy nước về sinh hoạt, nước dùng pha chè rất thơm, không bao giờ có cặn đá vôi, nấu cơm dẻo. Vì vậy, mỗi dịp lễ, Tết, người dân thường lấy nước ở đây về gói bánh.

Với ý nghĩa lịch sử to lớn, năm 1994, chùa Hang Yên Thuỷ – Hoà Bình được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Chùa Thầy 💧 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Thái Nguyên – Mẫu 10

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về chùa Hang Thái Nguyên và làm phong phú thêm những hiểu biết và kiến thức của mình về một danh thắng của đất nước.

Ở phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có một ngôi chùa nghìn năm tuổi là Chùa Hang hay còn gọi là Kim Sơn Tự, tọa lạc trong lòng ba ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ. Chùa Hang là ngôi chùa linh thiêng, một di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng bậc nhất của Thái Nguyên. Trải qua bao biến động của thời gian, di tích này đã được tu bổ, tôn tạo, trở thành quần thể di tích lịch sử, thắng cảnh văn hoá tâm linh đặc sắc của tỉnh Thái Nguyên.

Chùa có tên là Kim Sơn Tự, nhưng dân gian thường gọi nôm na là chùa Hang (bởi chùa nằm trong hang núi). Tương truyền, chùa Hang còn có tên gọi là “Tiên Lữ động”, gắn với một huyền thoại được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền rằng, xưa kia nơi đây thường có các vị tiên xuống dạo chơi, đánh cờ và tắm ở giếng Mắt Rồng nước mát lạnh từ núi đá chảy ra. Trong đó có nàng tiên thứ Bảy, vì yêu người, mến cảnh chốn này mà đã phạm vào luật tiên giới. Nàng tiên thứ Bảy bị Ngọc Hoàng nổi giận đẩy vào hang, cấm không cho về thiên cung nữa, cho nên động trong núi mang tên “Tiên Lữ động”.

Chùa Hang – Kim Sơn Tự có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI) vốn là thời kỳ rất hưng thịnh của Phật giáo. Chuyện kể rằng: Một sáng xuân năm Nhâm Tuất, vua Lý Thánh Tông chợt tỉnh sau cơn mơ dài, bèn kể lại cho hoàng hậu Nguyên Phi Ỷ Lan rằng, ngài được Đức Phật dát vàng đưa tới vùng đất đẹp Đồng Hỷ. Nguyên Phi Ỷ Lan bèn kinh lý đến đây, thấy phong cảnh hữu tình, núi non kỳ vĩ, hang động rộng lớn đúng như giấc mộng của vua bèn lấy hang dựng chùa thờ Phật, sắc phong cho chùa là Kim Sơn Tự (chùa núi vàng). Có lẽ, Kim Sơn Tự chính thức được ra đời từ đấy.

Còn có tương truyền, năm Nhâm Tuất 1482, thầy địa lý nổi danh Tả Ao qua vùng đất này nhìn thấy ngôi chùa Kim Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều vẻ đẹp tuyệt vời nên dừng lại vãn cảnh. Ông phát hiện một con suối ngầm chảy qua động về hướng Tây bèn đặt tên là Long Tuyền. Suối ngầm ấy lại có mạch phun thành ang nước to, tròn, quanh năm đầy nước mát nên đặt tên là giếng Mắt Rồng. Sách “An Nam nhất thống chí” ghi: “Núi Long Tuyền ở Đồng Hỷ rộng rãi, có thể chứa hơn 300 người, trong núi có đền thờ Phật Thích Ca và các vị Phật tổ”.

Hiện nay, trong chùa Hang vẫn còn một số bài thơ của các danh sĩ, thi sĩ nổi tiếng được khắc lên vách đá. Vào năm Đinh Tỵ (1497), niên hiệu Hồng Đức đời vua Lê Thánh Tông, có hai danh sĩ Vũ Quỳnh và Đặng Nghiệm, khi đến chiêm bái cảnh chùa, cảm kích mà viết lên vách đá 2 bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của chốn linh thiêng. Đến năm 1859, thi sĩ Cao Bá Quát cũng đã đến Thái Nguyên du ngoạn, ông cũng đã viết bài thơ khắc lên đá trong động…

Chùa Hang nằm trên vùng đất bằng phẳng trong lòng 3 ngọn núi lớn là Thanh Long, Bạch Hổ và Huyền Vũ, phía trước là dòng sông Cầu uốn lượn. Chùa Hang có một kiến trúc độc đáo bậc nhất bởi lẽ chùa được dựng theo thế núi tự nhiên, không có sự can thiệp nhiều của sức người. Do đó, những kiến trúc xưa nhất vẫn còn trường tồn đến ngày nay.

Trước khi bước vào hang để tham quan chùa Hang, du khách sẽ được thấy tam quan chùa với hai câu đối cổ:

“Phong cảnh thiên nhiên duy đệ nhất
Danh lam nhân tạo nhị vô song”

(Tạm dịch: Phong cảnh thiên nhiên đẹp vào bậc nhất/ Danh lam do con người tạo ra thì đẹp cũng không kém).

Hai bên cửa đi vào động là tượng Hộ pháp ông Thiện cưỡi voi và ông Ác cưỡi hổ, tạo sự oai hùng, uy nghi trấn giữ cửa chốn linh thiêng. Càng đi vào sâu trong hang, không gian càng rộng với vòm hang mở rộng, lô nhô chùm nhũ đá. Chính giữa là tượng Phật A di đà cao trên 3m, mình mặc cà sa, khuôn mặt nhân từ. Phía trước tượng Phật A di đà là hình Phật Tổ nhỏ hơn, đầu đội lá sen. Khói hương được thắp thường xuyên trong lòng hang khiến cho chùa Hang thêm mờ ảo, thâm u, kì bí.

Lễ Phật xong, du khách sẽ có dịp thỏa sức khám phá trong lòng hang với nhiều nhũ đá kỳ thú, nhiều ngóc ngách mà dân gian ví như đường “lên trời” và đường “xuống âm phủ” đi ngoằn ngoèo trong lòng núi đá chùa Hang. Cũng bởi thế mà người ta thường nói trong chùa Hang có trận địa bát quái.

Một điều đặc biệt nữa ở đây là dẫu du khách có đi sâu vào hang cũng không thấy ngột ngạt bởi các ngách thông gió, cửa thông trước sau. Vì vậy, không khí trong chùa luôn điều hòa trong lành, ấm áp vào mùa Đông, mát mẻ vào mùa Hè. Những khối nhũ đá đẹp hình ông Bụt ốc, cột đá to hình Linh – ga, những cột đá vôi lớn như cột trụ nhà, có khối đá khiến người ta liên tưởng đến thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, cầu vồng, chó ngao… khiến du khách thích thú. Trên nhiều phiến đá vẫn còn vết tích chữ khắc từ thời Lê.

Với giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của chùa Hang cùng tâm nguyện của sư trụ trì – Đại đức Thích Nguyên Thanh và toàn thể nhân dân, quần thể kiến trúc di tích chùa Hang được tôn tạo, mở rộng sẽ góp phần gìn giữ một di sản văn hóa, nâng tầm giá trị di tích, trở thành trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Thái Nguyên và là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Giới thiệu tuyển tập 💕 Thuyết Minh Về Chùa Linh Ứng Bãi Bụt 💕 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Kiên Giang – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về chùa Hang Kiên Giang không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết mà còn thêm trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống.

Nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Hang ở Kiên Giang có tên chữ là Hải Sơn Tự, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo. Núi Hải Sơn nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Lòng núi là hang động tự nhiên do nước biển xâm thực cách đây hàng ngàn năm để lại.

Truyền thuyết kể rằng: Công chúa Ngọc Tuyền là em gái chúa Nguyễn Ánh, đã mất tại đây trong khi đang trốn nghĩa quân Tây Sơn. Sau này để tưởng nhớ em gái của mình, chúa Nguyễn Ánh đã cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên người dân quen gọi là Chùa Hang.

Trước sân Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng. Không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ thụ mọc cheo leo, thả xuống những chùm rễ dài lơ lửng giữa không trung, càng khiến nơi này thêm u tịch. Tượng thờ trong Chùa Hang có nhiều, với nhiều chất liệu khác nhau. Đặc biệt có nhiều bức tượng quý như tượng Phật nghìn tay nghìn mắt ở nơi chính điện. Các tượng thờ ở đây thuộc hệ phái Nam Tông rõ nét.

Chánh điện Chùa Hang nằm gọn trong lòng động với hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc -Tây Nam dài hơn 50 mét. Cửa động sau ăn thông ra biển, chỗ hẹp nhất cũng vừa cho 3-4 người qua lọt. Đi khoảng mươi mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, bạn sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh. Tiếp tục đi khoảng 60 mét nữa thì đến biển, phía trước là danh thắng Hòn Phụ Tử.

Lòng động Chùa Hang cũng có nhiều thạch nhũ muôn hình, mà khi gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông nên còn được gọi là đá chuông. Trong động còn có Hang Kim Cương với đường lên trời, và Hang Phật Ngủ thì nửa tối nửa sáng với tảng đá hình Phật nằm tĩnh tại. Động Chùa Hang dài thăm thẳm, cùng những tượng Phật lung linh ẩn hiện, càng tạo cho nơi này cảm giác huyền bí, linh thiêng. Hàng năm, Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự.

Có thể nói, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử là một quần thể các di tích, thắng cảnh với non xanh nước biếc, trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuyến khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Chùa Hang An Giang – Mẫu 12

Một trong những ngôi chùa được biết đến nhiều nhất chính là chùa Hang ở An Giang. Cùng tìm hiểu về địa chỉ tâm linh này với bài văn thuyết minh về chùa Hang An Giang sau đây:

Nằm trong cụm 4 di tích được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia của khu vực núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Hang nổi lên với vẻ đẹp trang nghiêm, thanh tịnh lại trữ tình, nên thơ. Chùa Hang còn được biết đến với tên gọi là Phước Điền Tự, trong đó “Phước” là phước lành, “Điền” nghĩa là ruộng, hiểu nôm na là mảnh đất gieo trồng những điều thiện lành.

Chùa được xây dựng men theo triền núi Sam nổi tiếng linh thiêng của thành phố Châu Đốc. Đường lên chùa là hàng trăm bậc thang được tạo từ các khối đá lớn xếp chồng lên cao dần. Bước qua mỗi nhịp cầu thang, du khách sẽ thấy mình như đang dần bước chân vào chốn Phật pháp thanh tịnh.

Chẳng có người dân núi Sam nào lại không nằm lòng câu chuyện truyền thuyết về sự ra đời của chùa Hang. Chùa do bà Lê Thị Thơ (1818 – 1899), biệt danh là bà Thợ pháp danh Diệu Thiện, làm nghề thợ may tạo lập làm nơi tu hành khi tuổi còn trẻ. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Tương truyền, cạnh am bà Thợ tu hành có 1 hang núi sâu, bên trong có đôi mãng xà to, hung tợn. Từ khi bà Thợ đến tu, đôi mãng xà trở nên hiền lành, thường đến am bà Thợ nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà Thợ đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà. Sau khi bà Thợ qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.

Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng nhân dân Châu Đốc quyên góp tiền và ngày công xây dựng lại chùa. Từ năm 1937 đến nay, chùa đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng. Sẽ không phải là quá lời khi miêu tả chùa Hang “đẹp đến nao lòng”. Bước chân vào chùa Hang, du khách sẽ cảm nhận được ngay sự hòa hợp của Phật pháp trang nghiêm, với phong cảnh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.

Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Phía dưới là bảo tháp của hòa thượng Thích Huệ Thiện, phía trên là bảo tháp của bà Thợ. Ngôi bảo tháp này được xây dựng năm 1899. Đã nhuốm màu rêu phong nay được tu sửa lại. Trước bảo tháp của bà Thợ là mộ thầy Phán Thông, tức ông Nguyễn Ngọc Cang, người có công rất lớn trong việc trùng tu lần đầu tiên.

Mặt tiền chùa và chánh điện được xây dựng lại khang trang, mỹ thuật hơn xưa. Chính giữa thờ Phật Thích Ca cùng với các vị Quan Âm, A Di Đà, Đại Thế Chí ở hai bên. Đặc biệt, phía trước là cây cột phướn đồ sộ cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi măng khá sinh động. Bên trái chùa là Tây lang, bên phải là Đông lang đã được xây dựng mới.

Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, xây mới, nhưng chùa Hang không hề mất đi vẻ xưa cũ. Trong khuôn viên của chùa Hang có hệ thống tượng được tạc cầu kì, tinh xảo, gồm tượng Đức Phật A Di Đà, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Đặc biệt có những pho tượng được an trí trong lòng núi đã khiến quang cảnh chùa thêm phần thanh tịnh, trang nghiêm. Trong chùa có nhiều bức tượng Phật, đôi mãng xà để thờ và chiêm bái. Gian thờ Tam Bảo với bốn bề tường đều được phủ lấp bằng kính, phản chiếu hình ảnh của các tượng Phật từ mọi phía, tạo cho người xem như lạc vào Phật giới. Kiến trúc đặc sắc của chùa Hang qua nhiều lần trùng tu với các cột gỗ, chạm trổ, điêu khắc tinh xảo.

Hơn một trăm năm qua, chùa Hang vẫn sừng sũng uy nghiêm bên lưng chừng núi Sam. Chùa Hang trở thành niềm tự hào của người dân Châu Đốc, một điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi có dịp ghé núi Sam linh thiêng. Sự linh thiêng của Chùa Hang, cùng cảnh quan yên bình với những cánh đồng lúa, vạt tràm xanh ngát đã thu hút khách tham quan ngày càng đông và tạo thành dấu ấn tôn giáo, văn hóa cho Tp. Châu Đốc.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Tuyên Quang – Mẫu 13

Với bài văn thuyết minh về chùa Hang Tuyên Quang, các em học sinh có thể trau dồi cho mình những ý văn hay cách diễn đạt khéo léo, ấn tượng với người đọc.

Mỗi dịp Tết đến xuân sang, chùa Hang (hay còn gọi là chùa Hương Nghiêm), xã An Khang, TP Tuyên Quang là một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn trong chuyến du xuân với mong muốn một năm mới bình an. Chùa Hang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI, thời nhà Mạc (Mạc Đăng Doanh). Ngôi chùa cổ được xây dựng đhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và gửi gắm niềm tin tinh thần của nhân dân vào đức Phật.

Chùa nằm trong núi Hương Nghiêm, thuộc thôn Phúc Lộc, trong quần thể di tích với Thành nhà Bầu, bến Bình Ca. Đây là nơi có phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, mảnh đất có bề dày văn hóa với địa danh Trường Thi – nơi tổ chức thi cử của các triều đại phong kiến. Từ đầu thôn Phúc Lộc tới cuối thôn Tân Thành của xã An Khang có dãy núi mang dáng con rồng uốn lượn, núi Hương Nghiêm được ví như đầu rồng. Năm 1917, thực dân Pháp đã mở con đường qua xã An Khang và đã san ủi phần núi có hình cổ rồng.

Chùa Hang, đúng như tên gọi của nó, được đặt trong hang đá sâu chừng 50 mét, chỗ rộng nhất trong chùa khoảng 30 mét. Trên vách đá là những nhũ đá với hình thù đẹp mắt được kiến tạo qua hàng nghìn năm làm tăng thêm sự kỳ bí và linh thiêng cho ngôi chùa. Ở giữa lòng hang có một phiến đá to giống như con thuyền buồm đang lướt sóng khiến ai đến đây cũng tò mò, thích thú khám phá, tìm hiểu.

Trước cửa chùa Hang có một tấm bia cổ được khắc trên vách đá niên hiệu Đại Chính thứ 8 đời Thái Tông Mạc Đăng Doanh (năm 1537). Tấm bia gồm 2 phần trán bia và thân bia. Dưới trán bia là 4 chữ đại tự: “Hương Nghiêm tự bi”. Được biết “Hương Nghiêm tự bi” là một trong những tư liệu thành văn quý hiếm ở thế kỷ XVI được phát hiện ở Tuyên Quang. Vì thế, chùa đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.

Từ mùng 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, khi mùa vụ nông nhàn, dân làng lại mở hội tế lễ cùng trò chơi dân gian, thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi về tham gia lễ rước nước và lễ cầu an theo các nghi thức cổ truyền. Nước được lấy từ sông Lô rước về chùa để cúng trong ngày hội và làm lễ trong suốt cả năm. Ngoài ra, ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, dân làng lại tấp nập vào chùa thắp hương lễ Phật, cầu đức Phật ban cho dân cuộc sống yên lành, mùa màng bội thu, dân khang, nước thịnh.

Chùa Hang từ lâu đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong và ngoài địa phương.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn 🌜 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Hang Hà Tĩnh – Mẫu 14

Du khách đến với vùng đất miền Trung Hà Tĩnh sẽ không thể bỏ qua di tích chùa Hang, một ngôi chùa  linh thiêng với nhiều nét độc đáo. Tham khảo bài thuyết minh về chùa Hang Hà Tĩnh dưới đây:

99 đỉnh non cao Hồng Lĩnh ẩn chứa rất nhiều câu chuyện văn hoá, lịch sử trong quá trình phát triển của Hà Tĩnh cũng như của dân tộc. Cùng với những những hang động kỳ bí là những huyền tích phản ánh quá trình kiến tạo văn hoá của vùng đất Hà Tĩnh. Trải qua bao thăng trầm, dâu bể, nhiều công trình, dấu tích đã bị rêu phong thời gian phủ lấp. Nhưng cũng chính trong thăng trầm, dâu bể ấy, nhiều di tích vẫn còn tồn tại, được tôn tạo và tiếp tục toả rạng trong đời sống văn hoá hiện đại…

Một trong số những di tích may mắn không trở thành phế tích ấy là Chùa Hang – ngôi chùa độc đáo nằm trong hang đá mé sườn tây núi Mồng Gà thuộc dãy núi Hồng Lĩnh. Sau hơn 20 năm được phát hiện, khôi phục, tôn tạo, chùa Hang nay đã trở thành một quần thể kiến trúc độc đáo, được ví như một “Đà Lạt thu nhỏ” giữa lòng Hà Tĩnh, là chốn gửi trao niềm tin tâm linh của phật tử bốn phương.

Mùa xuân, khi lá thông vào độ xanh nhất, khi mặt nước con hồ dưới chân chùa đương kỳ tĩnh lặng nhất, những bước chân trẩy hội lại nô nức tìm về ngôi chùa trong hang đá trên đỉnh Mồng Gà ấy. Đường lên chùa tuy dốc cao ngoằn ngoèo nhưng qua chút gian nan đó, ngay khi vừa chớm chân chùa, du khách đã ngỡ ngàng như lạc bước vào chốn thần tiên với thông reo vi vu, với ẩn hiện những mái ngói trong mây núi in bóng mặt hồ. Du khách đến Chùa Hang ngoài việc tụng kinh niệm phật cầu mong điềm lành còn có thể thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên hiền hoà, thả mình an lạc trong mây núi…

Chùa Hang mặc dù đã trở thành một địa chỉ tâm linh, là chốn đi về trao gửi niềm tin của đông đảo phật tử, du khách nhưng đến nay chưa một ai tìm được tài liệu ghi chép về lịch sử của ngôi chùa, chỉ biết rằng, chùa được phát hiện cách đây 20 năm bởi một người dân trú tại tổ dân phố 7, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh.

Chùa Hang sau ngày tôn tạo, đi vào hoạt động đã nhận được rất nhiều công đức của phật tử và các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều hạng mục, công trình được xây dựng, nâng chùa Hang trở thành một quần thể kiến trúc với các điểm tín ngưỡng như: Khuôn viên tượng quan âm Cung A Di Đà, Cung Tam bảo, Cung thờ mẫu, Cung thờ tượng quan âm và khu vực thờ Thiên thủ Thiên Nhẫn. Các điểm tín ngưỡng thờ tự này được xây dựng rất khiêm nhường, không khoa trương và được phân bố khá đều giữa hệ thống đường tản bộ, vườn cảnh tạo nên mối tổng hòa trong không gian thờ tự vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa dung dị, gần gũi lại rất uy nghiêm.

Thong dong đi giữa ngàn thông chùa Hang, trong tiếng gõ mõ tụng kinh thanh tịnh của thầy lễ, tôi cứ mường tượng về những con người đã không quản ngại gian nan, vất vả, tháng ngày bền bỉ phát núi, đắp đường, trồng hoa, xây nhà… Hôm nay, tôi không có duyên gặp họ nhưng tôi chắc chắn rằng họ đều mang một gương mặt phúc hậu và tâm can sáng trong để làm nên một điểm du lịch tâm linh độc đáo của Hà Tĩnh hôm nay.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Chùa Hang Bình Định – Mẫu 15

Sẽ là một thiếu sót lớn khi du lịch tại tỉnh Bình Thuận mà không đến thăm ngôi chùa Hang và khám phá những giá trị văn hoá, tâm linh của địa danh này. Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về chùa Hang Bình Định như sau:

Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi (dân gian vẫn gọi là núi Chùa) thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (Bình Định).

Từ thị trấn Phù Mỹ đi về hướng tây theo đường Chu Văn An khoảng 4km, rẽ trái về phía núi đá 1km là đến chùa Hang. Đặc biệt, với du khách chưa từng đặt chân đến đây, có thể dễ dàng nhận ra chùa Hang do từ xa đã trông thấy một khối đá khổng lồ vươn ra giữa lưng chừng núi. Đó chính là “mái che” tự nhiên của chùa. Muốn viếng chùa, thắp hương lễ Phật và vãn cảnh, phải vượt qua những bậc cấp được xây bằng đá và xi măng. Tuy nằm trên núi cao nhưng đường lên chùa rất dễ đi. Đến lưng chừng núi, sẽ bắt gặp một khoảng sân nhỏ, khá bằng phẳng. Đây là cửa hang và cũng là mặt tiền của chùa.

Hang quay về hướng đông đón ánh mặt trời. Ngay trên vòm cửa là một khối đá khổng lồ tạo thành một mái che tự nhiên vững chắc cho chùa từ thuở khai sơn đến nay. Phía trước cửa hang có đặt tượng Phật Quan âm và bàn thờ các vị chư Phật. Giữa không gian lộng gió, du khách thong thả nghỉ chân trên những chiếc ghế đá, ngắm cảnh sau một chặng leo núi mệt nhọc, sau đó tiếp tục hành trình khám phá của mình. Trong lòng hang khá rộng, có nhiều lối đi. Bàn thờ Phật được đặt trang trọng ở phần giữa hang. Cảm giác lặng người trước không gian thâm nghiêm, huyền bí tràn ngập khói hương trầm.

Dân gian có nhiều truyền thuyết truyền miệng về những bí ẩn trong lòng hang này. Hang có hai đường đi, một “đường lên trời” và một “đường đi xuống âm phủ”. “Đường lên trời” đúng là thực tế vì phía sau bàn thờ Phật có một ngách hang thông lên giữa lưng chừng núi, nơi mái hiên của chùa. Còn “đường đi xuống âm phủ” thì chưa ai kiểm chứng.

Theo lời kể, ngài Nguyên Lượng (một vị trụ trì của chùa) khi còn sống cũng từng đi thử nhưng càng đi càng thấy sâu thăm thẳm, khó đi nên đành quay trở lại. Sau đó, ngài lấy một quả bưởi khắc dấu thả vào lòng hang. Một thời gian sau, có người dưới cửa biển Đề Gi cách chùa hơn 20km nhặt được quả bưởi này. Từ đó dân chúng lưu truyền rằng hang có đường thông ra biển. Thực hư chưa rõ, nhưng để tránh những tai nạn rủi ro, người ta lấp hẳn lối đi này. Thời gian gần đây, để giữ thâm nghiêm cho gian thờ Phật, chùa cũng bít hẳn “đường lên trời” phía sau gian thờ.

Bên cạnh những lời đồn đại về những lối đi trong lòng hang, các vị tăng sư từng tu tại chùa Hang cũng có nhiều truyền thuyết huyền bí. Theo Quách Tấn trong Võ nhân Bình Định và Nước non Bình Định, dưới triều Thành Thái, khoảng năm 1890, một lão tăng, không rõ danh tánh, quê quán, đến tu ở đây. Lão tăng tuổi độ trên dưới 70, tu theo khổ hạnh đầu đà. Không biết pháp danh, pháp hiệu, người địa phương gọi lão tăng là “thầy chùa Hang” hay “thầy chùa Đá Bạc”.

Năm Giáp Ngọ (1894) bệnh thiên thời hoành hành khắp huyện Phù Cát, người chết chôn không kịp. Có làng dân phải đốt nhà, di tản đi nơi khác để tránh truyền nhiễm. Giữa lúc ấy “thầy chùa Đá Bạc” xuất hiện, đi cho thuốc cứu người. Nhiều người uống thuốc mà khỏi bệnh. Tin đồn loang xa, người người khắp các nơi ùn về xin thuốc chữa bệnh. Chùa Hang vì vậy nổi danh khắp thập phương. Những cứ liệu trên của Quách Tấn kết hợp với thông tin do cụ Bùi Dước (một cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bí thư xã Mỹ Hòa) cung cấp khi Đại đức Thích Nhuận Tín về trụ trì chùa Thiên Sanh thì “lão tăng” hay “thầy chùa Đá Bạc” được dân chúng trong vùng sùng kính chính là sư Trà Ban.

Sư Trà Ban vốn tinh thông kinh chú và võ nghệ, giỏi y thuật. Lúc sinh thời, ngài đi khắp nơi trong vùng dùng y thuật chữ bệnh cứu người. Về cuối đời, ngài tu trong hang núi. Rồi một hôm, ngài ra sau núi ngồi kiết già. Cả một vùng hào quang rực rỡ. Ngài hóa vào thinh không và từ đó không ai nhìn thấy nữa…

Sau khi thắp hương viếng Phật trong lòng hang quay ra có thể tìm đường lên “mái hiên” chùa ngắm cảnh. Trước kia, hai bên cửa hang đều có lối đi lên, nhưng giờ chỉ còn lại lối đi phía bên trái. Men theo lối mòn, khom người len lỏi giữa đá, cỏ cây và dây leo, vượt qua lối đi bí hiểm khoảng 100m, bạn sẽ được chạm tay lên “mái hiên” tự nhiên của chùa.

Khối đá khổng lồ nhìn từ xa như chiếc trã úp, mặt trên khá bằng phẳng. Phần mái nhô ra ngoài dài 10-15m, rộng 5-7m, có thể chứa vài chục người. Từ trên cao, phóng tầm mắt ra xa là một đồng quê Phù Mỹ xanh tươi, trù phú. Những cánh đồng lúa trải ra như những ô bàn cờ xanh. Những nếp nhà bình yên nép dưới rặng tre, dừa. Nhìn về phía đông, sau những rặng núi là biển với chân trời xanh ngắt.

Ngồi giữa không gian thoáng đãng, vi vu gió núi, những mệt nhọc của chặng đường xa vượt dốc bay biến hẳn. Chỉ còn lại trong lòng cảm giác thư thái, an nhiên…

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương 🌟 15 Bài Hay Nhất

Viết một bình luận