Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum ❤️️ 24+ Bài Giới Thiệu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Viết Về Một Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng Của Vùng Đất Tây Nguyên.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum
Tham khảo dàn ý thuyết minh về ngục Kon Tum chi tiết dưới đây giúp các em học sinh nắm được những nội dung chính và bố cục của bài viết.
I. Mở bài: Giới thiệu về di tích lịch sử ngục Kon Tum
II. Thân bài:
-Khái quát về vị trí địa lý của di tích lịch sử ngục Kon Tum:
- Thuộc địa phận xã Tân Hương, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
- Nằm ở phía bắc hạ lưu sông Đắk Bla
-Lịch sử hình thành và hoạt động của di tích lịch sử ngục Kon Tum:
- Nhà ngục Kon Tum được Pháp xây dựng năm 1930
- Là nơi giam giữ các tù binh chính trị, chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta giai đoạn phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931
- Tại ngục Kon Tum tháng 9/1930 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập.
- Nơi cung cấp công nhân khai phá cao nguyên, mở đường, từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình.
- Tháng 12/1935 ngục Kon Tum được lệnh đóng cửa, ngày 16/11/1988 được công nhận là di tích lịch sử.
-Các khu vực của di tích lịch sử ngục Kon Tum:
- Nhà tưởng niệm
- Nhà truyền thống
- Cụm tượng đài “Bất khuất”
- Hai ngôi mộ tập thể
-Ý nghĩa của di tích lịch sử ngục Kon Tum:
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân miền Nam
- Là minh chứng cho những năm tháng gian khổ của người dân Tây Nguyên
- Là biểu tượng cho ý chí quyết tâm, lòng quả cảm của những chiến sĩ Cộng sản
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về di tích lịch sử ngục Kon Tum
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum – Mẫu 1
Đón đọc bài văn thuyết minh về ngục Kon Tum với những giá trị lịch sử còn mãi với thời gian.
Ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Dấu ấn lịch sử về ngục Kon Tum vẫn còn mãi nơi đây.
Năm 1930, sau các cuộc biểu tình yêu nước nổi dậy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị giặc bắt giam đầy cả nhà lao Vinh. Từ đó, giặc Pháp đã đưa các chiến sĩ cách mạng bị bắt đi đày lên Kon Tum và thực hiện nhiều hình phạt, tra tấn, đọa đày hết sức dã tâm.
Ngục tù Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931). Thực dân Pháp đã bắt giam đầy ải trên 500 lượt tù chính trị và gần một nửa trong số đó đã phải nằm lại tại ngục Kon Tum và dọc con đường 14. Chỉ trong 6 tháng từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931 đã có 170 chiến sĩ cách mạng phải bỏ xác chốn rừng sâu.
Để chống chọi với kẻ thù, nhiều chiến sĩ cách mạng bị giam cầm ở đây đã anh dũng đấu tranh và sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ chính khí kiên trung, bất khuất của người cộng sản. Mặc dù đứng trước sự đàn áp dã man của kẻ thù nhưng cũng không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh, lòng yêu nước của người dân Việt Nam. Chính vì vậy mà di tích ngục Kon Tum được xem là một minh chứng sống động về tội ác của kẻ thù xâm lược và thể hiện sức mạnh lòng yêu nước, ý chí sắt đá của những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam một thời đánh giặc, giữ nước.
Câu chuyện về những chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh lưu huyết và đấu tranh tuyệt thực tại ngục Kon Tum năm xưa vẫn còn vọng mãi với thời gian năm tháng. Tháng 9/1930, ngục Kon Tum là địa điểm được lựa chọn để thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum do đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư.
Trong tờ quyết tâm thư còn lưu lại ở ngục Kon Tum ngày ấy ghi rõ, đây là địa điểm quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam. Tác giả Lê Văn Hiến, một cựu tù chính trị tại Nhà lao Kon Tum những năm 1931-1932, đã kể cuộc đấu tranh lưu huyết trong cuốn sách “Ngục Kon Tum” diễn ra ngày 12/2/1931 có 8 người chết và 8 người bị thương do bọn cai ngục ở đây bắn giết.
Để tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ những hy sinh mất mát của các chiến sĩ cách mạng bị giặc bắn giết trong cuộc đấu tranh lưu huyết lần này, các chiến sĩ còn sống đã viết bài thơ: “Tám nấm, một gò cỏ phủ quanh; chết vì chính nghĩa, chẳng vì danh; từng rêu khó phủ lòng kiên quyết; nấm đất khôn che dạ nhiệt thành…”. Tiếp đó là từ ngày 12 đến 16 tháng Chạp năm 1931 các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm ở đây cũng đã dấy lên cuộc đấu tranh tuyệt thực, mỗi ngày 2 buổi vỗ tay la hét, cơm không ăn, nước không uống… và cũng đã bị giặc bắn giết, tàn sát đẫm máu làm cho 14 người chết và bị thương.
Đến di tích ngục Kon Tum hôm nay chúng ta còn thấy những khu mộ chung của những chiến sĩ cách mạng trong cuộc đấu tranh lưu huyết và đấu tranh tuyệt thực đang nằm lại nơi đây thật đau xót. Di tích lịch sử ngục Kon Tum là một quần thể di tích bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài “Bất khuất” và những ngôi mộ tập thể nằm bên trong di tích.
Sau ngày giải phóng, ngục Kon Tum được xem là địa chỉ đỏ về truyền thống cách mạng.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ngục Kon Tum – Mẫu 2
Nhà ngục Kon Tum là nơi ghi dấu những đau thương mất mát nhưng cũng thể hiện sự bất khất, anh hùng của người chiến sĩ cách mạng, tham khảo bài thuyết minh về di tích lịch sử ngục Kon Tum dưới đây:
“Ngục Kon Tum” phản ánh một giai đoạn lịch sử thời kỳ đầu của phong trào đấu tranh chống quân xâm lược nước ta. Vì vậy, khi nói đến Kon Tum chắc hẳn mọi người sẽ không quên nghĩ đến nơi đây. Từ đường Phan Đình Phùng rẽ vào đường Trương Quang Trọng, khoảng 1km dọc theo dòng sông Đăk Bla thơ mộng chính là “Di tích lịch sử Ngục Kon Tum”. Ngục Kon Tum được ông nhận là DTLS cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.
Ngục Kon Tum đã và đang phát huy giá trị di tích lịch sử Kon Tum. Nơi đây đã ghi ơn những tấm gương bất khuất, ý chí đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì tổ quốc trong thời kỳ trước cách mạng tháng tám trên mảnh đất Kon Tum. Và cũng chính nơi đây thực dân Pháp đã giam giữ các chiến sỹ cộng sản trong thời kỳ 1930 – 1931.
Sau cao trào 1930 – 1931 chúng đưa những người tù chính trị từ các tỉnh khác về giam giữ tại nhà lao trong, nhằm: Cách ly tù chính trị với phong trào quần chúng cách mạng, bắt tù chính trị đi lao động khổ sai làm con đường 14, sau đó thủ tiêu dần những người tù chính trị này. Lúc bấy giờ, nhà lao Kon Tum đã trở thành một địa ngục, trần gian.
Trong suốt hành trình làm con đường 14 thực dân Pháp đưa 295 người đi làm đường, trong vòng 6 tháng từ tháng 12/1930 đến tháng 5/1931 thì 210 người chết thê thảm dọc đoạn đường này. Sáng ngày 12/12/1931 cuộc đấu tranh Lưu huyết đã xảy ra, thực dân Pháp xả súng vào làm 8 đồng chí hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương rồi chúng chôn vùi 8 đồng chí chung 1 hố.
Ngay sau đó, cuộc đấu tranh Tuyệt thực diễn ra trong vòng 4 ngày từ ngày 12-16/12/1931 để phản đối chống lại sự hung hăng, tàn bạo của TDP. Một lần nữa chúng nã súng làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, chúng lại vùi vào 1 hố. Tuy hai cuộc đấu tranh bị thực dân Pháp tàn sát đẫm máu nhưng chúng đã thừa nhận sự thất bại và phải xóa bỏ nhà Ngục Kon Tum vào năm 1935.
Di tích lịch sử “Ngục Kon Tum” là một dấu ấn trong trái tim mọi người. Hy vọng rằng nơi đây sẽ là một điểm đến thật lý tưởng và ý nghĩa mà không thể thiếu được đối với du khách khi đến trải nghiệm tại thành phố Kon Tum.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Ngắn Gọn – Mẫu 3
Bài văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.
Nằm ở phía Tây thị xã Kon Tum, hạ lưu con sông Đăk Blam, di tích lịch sử ngục Kon Tum là nhà tù do người Pháp xây dựng để giam giữ các tù binh chính trị, các nhà yêu nước, chiến sỹ cách mạng của nước ta trong giai đoạn cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931.
Sau năm 1975, khi mà chiến tranh đã kiến thúc và đất nước được trả lại độc lập tự do thù nơi đây trở thành khu di tích lịch sử của nước ta. Đến nay, nơi đây còn lại tám bia tưởng niệm và ngôi mộ của các liệt sĩ. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ tầm 500 tù binh chính trị của nước ta và gần một nửa các chí sĩ yêu nước đã nằm lại đây mãi mãi. Nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1988. Tổng thể khu di tích được chia thành 4 khu vực chính bao gồm: Nhà tưởng niệm, Nhà Truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể.
Nơi đây thực sự có nhiều ý nghĩa đối với nhân dân Tây Nguyên bởi nó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân miền Nam. Đến tham quan di tích lịch sử này du khách vừa có được thêm kiến thức lịch sử, vừa được hiểu hơn về những năm tháng gian khó của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Từ đây, chúng ta sẽ thêm tự hào về sức mạnh, tinh thần của con người Việt Nam và cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa để vừa tạo dựng cuộc sống cho bản thân, vừa để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, không phụ công lao của các bậc anh hùng đi trước.
Nếu có cơ hội đến Kon Tum hay các tỉnh Tây Nguyên, du khách hãy dành chút thời gian ghé qua di tích lịch sử này để hiểu hơn về những năm tháng anh hùng của dân tộc Việt Nam cũng như thêm tự hào về tinh thần lớn đã hình thành và kết tinh giúp đất nước ta đánh bại mọi cuộc xâm lược của các cường quốc lớn nhất Thế giới.
Giới thiệu tuyển tập 🔥 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum 🔥 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Hay Nhất – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về ngục Kon Tum hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để bạn đọc tìm hiểu về địa danh lịch sử này.
Dù đã đến Ngục Kon Tum nhiều lần, nhưng lần nào cũng vậy, trong tôi luôn trào dâng cảm xúc mãnh liệt và niềm tự hào về tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên trung của những chiến sĩ cộng sản bị kẻ thù giam cầm nơi đây. Trong tiếng gió xào xạc dưới vòm cây, tôi như nghe tiếng hô tranh đấu với kẻ thù của các bậc tiền nhân vẫn còn vang vọng…
Sau thất bại của Cao trào cách mạng Xô Viết-Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp xây dựng Ngục Kon Tum để đưa tù chính trị lên giam cầm, nhằm thực hiện ý đồ lợi dụng Kon Tum – một vùng đất hoang vắng, nơi rừng thiêng, nước độc để giết dần, giết mòn các tù chính trị cộng sản; đồng thời cung cấp nhân công làm đường 14.
Thế nhưng, ngục tù đen tối và sự dã man của kẻ thù đã không những không làm nhụt chí khí của những người cộng sản mà lại trở thành “trường học cách mạng”, là nơi hun đúc ngọn lửa cách mạng; điều thực dân Pháp không ngờ tới. “Địa ngục trần gian” trở thành địa chỉ đỏ gieo những hạt giống cách mạng.
Tại đây, trong hoàn cảnh bị giam cầm, đồng chí Ngô Đức Đệ – một chiến sĩ cộng sản kiên trung – đã tuyên truyền và cảm hóa một số cai, đội, binh lính ở nhà lao thành những người yêu nước tiến bộ rồi bồi dưỡng, thử thách, để đến giữa tháng 9/1930, lần lượt kết nạp đội Thơ (Huỳnh Đăng Thơ), cai Liễu (Huỳnh Liễu), cai Cừ (Nguyễn Cừ) vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến ngày 25/9/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum đã ra đời ngay tại nhà Ngục Kon Tum (Chi bộ Binh).
Mặc dù bị địch phát hiện, đàn áp dã man, nhưng các đảng viên cộng sản đã gieo vào nhân dân các dân tộc Kon Tum một tinh thần yêu nước, một ý chí đấu tranh quật cường, đứng lên chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và bọn tay sai. Những con người bị đầy đọa trong cái địa ngục trần gian ấy đã càng ngày càng siết chặt đội ngũ, đấu tranh sống mái với kẻ thù tàn bạo. Tại ngục Kon Tum, đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản, điển hình là cuộc biểu tình ngày 12/12/1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường 14 ở Đăk Pao, Đăk Pét trong điều kiện vô cùng cực khổ.
Thực dân Pháp đã xả súng vào những tù chính trị làm 8 người chết, 8 người bị thương. Đến ngày 16/12/1931, cuộc biểu tình chuyển sang biểu tình tuyệt thực. Thực dân Pháp lại thẳng tay đàn áp. Chúng xả súng bắn chết và làm bị thương 14 người nữa (theo Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến).
Chính trong những ngày đẫm máu ấy, đã xuất hiện những tấm gương sáng ngời khí tiết của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam trong nhà tù đế quốc như Trương Quang Trọng, “bình thường là người ôn hòa, thuần hậu” nhưng trong cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12/12/1931, anh bình thản, hiên ngang đứng ra chết thay cho đồng chí và đã hy sinh oanh liệt; Nguyễn Lung, người đầu tiên đứng ra đối đáp đanh thép với kẻ thù, tư thế hiên ngang, “hô to các khẩu hiệu để cổ vũ khuyến khích anh em quyết tâm phấn đấu cho đến cùng…”.
Chính hạt giống đỏ ấy đã nhen nhóm và thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh bất khuất, kiên cường của nhân dân các dân tộc Kon Tum; tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để nhân dân các dân tộc Kon Tum vững bước trên con đường cùng cả nước đấu tranh giành lại độc lập, xây dựng xã hội mới-XHCN; tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH…
Trải qua bao biến cố, thăng trầm, dù phải chịu sự tàn phá của thời gian, Ngục Kon Tum vẫn sừng sững bên dòng Đăk Bla hiền hòa, mãi mãi là chứng tích của những năm tháng tranh đấu hào hùng, đầy máu và nước mắt của dân tộc nói chung, đất và người Kon Tum nói riêng và là điểm hẹn truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, là nơi hội tụ khí thiêng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Hàng ngày, Ngục Kon Tum vẫn mở cửa đón du khách đến viếng anh linh các chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống.
Khu di tích cũng đã vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm. Trong một lần đến thăm di tích lịch sử cách mạng Ngục Kon Tum, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xúc động viết: “Tổ quốc ta mãi mãi ghi nhớ tấm gương dũng cảm của các đồng chí! Vinh quang mãi mãi thuộc về dân tộc ta, Đảng ta, trong đó có các đồng chí đã đấu tranh dũng cảm và đã hy sinh tại nhà lao này!”.
Gợi ý cho bạn 🍀 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Đặc Sắc – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về ngục Kon Tum đặc sắc đã để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc bởi những trang sử anh hùng của dân tộc.
Ngục Kon Tum là nơi giam cầm những tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), thực dân Pháp đã bắt giam và đày ải trên 500 lượt tù chính trị. Để tiếp tục tiêu diệt phong trào cách mạng và đảng viên cộng sản. Chỉ trong 6 tháng làm đoạn đường dài 15 km từ Đăk Pao đi Đăk Pék, gần 2/3 trong số 295 người tù chính trị đã bị chết một cách thê thảm, chỉ còn lại chừng 1/3 sống sót trong cảnh ốm yếu, da bọc xương.
Những người Cộng sản đã đi đầu, lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh. Họ không sợ chết khi giáp mặt với kẻ thù. Khi bị giam ở Ngục Kon Tum, họ lại một lần nữa toả sáng chất thép, trở thành chỗ dựa cho quần chúng cách mạng trong ngục tù đế quốc. Những người cộng sản, đã được tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh, những người con Nghệ Tĩnh đã kiên cường, bất khuất đấu tranh chống lại mọi mưu mô, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của kẻ thù.
Họ tích cực tuyên truyền, vận động, giác ngộ nhân dân và binh lính, làm cho họ hiểu rõ hơn, đúng hơn về người tù chính trị. Vì vậy, tình cảm của đồng bào với tù chính trị trở nên thân thiết hơn. Thái độ và hành động đối xử của binh lính đối với tù nhân cũng khá hơn trước. Một số anh em lính bắt đầu chống lại bọn chỉ huy, họ đứng về phía tù nhân đấu tranh khi chúng bắt tù đi làm ngày chủ nhật hoặc chống lại sự đàn áp người tù.
Đầu tháng 7-1931, Ban phụ trách nhà lao được thành lập, tổ chức lực lượng, xây dựng kế hoạch đấu tranh chống lại chính sách cai trị tàn ác của chế độ thực dân, giành lại quyền sống, quyền tự do cho tù chính trị; chống lại âm mưu tiêu diệt người Cộng sản của đich, soạn các bài tuyên truyền bằng tiếng phổ thông, tiếng Pháp, tiếng Ba Na, tiếng Gia Rai.
Đến ngày 25/9/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum đã ra đời ngay tại nhà Ngục Kon Tum (Chi bộ Binh). Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ra đời ở Kon Tum và ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum. Từ khi chi bộ Đảng ra đời, phong trào đấu tranh trong Ngục Kon Tum được tổ chức chặt chẽ để vừa đạt được mục đích, vừa đỡ mất mát hy sinh, xây dựng được khối đoàn kết, thống nhất trong anh em tù chính trị, giác ngộ tù thường phạm và cả những người lính cai ngục có lòng yêu nước.
Từ đó, nhiều cuộc đấu tranh với những hình thức khác nhau đã liên tục nổ ra, đỉnh cao là cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng sáng ngày 12-12-1931. Anh em tù nhân đã đồng tâm đóng chặt cửa, hô khẩu hiệu phản đối chế độ thực dân cai trị vô nhân tính… kiên quyết không chịu lên công trường Đăk Pet lần thứ hai. Cuộc đấu tranh diễn ra rất quyết liệt. Anh em tù xiết chặt hàng ngũ và tiếp tục hô vang các khẩu hiệu, đồng thời dùng gậy gộc chống lại, không để cho bọn địch vào bắt từng. Trong cuộc đấu tranh ấy, đồng chí Trương Quang Trọng đã dũng cảm đứng ra trực diện với kẻ thù và anh dũng hy sinh. Bọn địch điên cuồng nã súng tàn sát làm 8 người chết, 8 người bị thương.
Sáng ngày 13-12-1931, số anh em tù còn lại đã tổ chức lễ truy điệu cho các đồng chí đã hy sinh. Trong niềm đau thương vô hạn, nỗi uất hận dâng trào, tù nhân càng siết chặt đội ngũ đấu tranh. Chiều cùng ngày, Bản tuyên ngôn chính trị và yêu sách của tù nhân được đưa ra. Bản tuyên ngôn đã vạch trần chế độ đối xử tàn bạo với tù chính trị của thực dân Pháp, đưa ra các yêu sách đòi quyền được ăn uống, được thuốc men khi đau ốm cho tù nhân, bãi bỏ chế độ đánh đập, bắn giết, gông cùm và các hình phạt khắc nghiệt; đòi quyền được đọc sách báo, viết thư từ cho người thân…
Tiếp theo là cuộc đấu tranh tuyệt thực để phản đối đi làm đường, phản đối hành động giết người tàn bạo của kẻ địch. Nhận thấy không thể lay chuyển được tinh thần đấu tranh đến cùng của tù chính trị, sáng ngày 16-12-1931, thực dân Pháp lại nã súng tàn sát làm cho 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, đồng thời lập tức phân tán số tù nhân còn lại, hòng dập tắt cuộc đấu tranh. Điều đặc biệt là chúng cố tình đàn áp rất dã man những người tham gia đấu tranh quê Nghệ Tĩnh vì chúng cho rằng đây chính là những “phần tử” nguy hiểm và cầm đầu.
Thời đó, các tù chính trị Ngục Kon Tum còn có một hình thức đấu tranh rất đặc biệt đó là dùng thơ văn để tuyên truyền, động viên lẫn nhau giữ vững chí khí, nhiệt huyết đầu tranh, giữ vững niềm tin chiến thắng cuối cùng của cách mạng. “Hội tao đàn ngục thất” được thành lập do Hồ Tùng Mậu (Quỳnh Lưu, Nghệ An), Đặng Thái Thuyến (Nghi Lộc, Nghệ An), Nguyễn Huy Lung (Can Lộc, Hà Tĩnh)… điều hành lấy thơ văn để nuôi dưỡng chí khí kiên cường bất khuất trong cảnh gông cùm đày đọa của lao tù.
Những tác phẩm văn học ra đời trong máu lửa ấy khắc họa cho chúng ta một bức tranh về cuộc sống gian khổ, tinh thần kiên cường, lạc quan của người chiến sỹ cộng sản trong lao tù đế quốc. Tiêu biểu là bài thơ “Viếng mộ” của đồng chí Hồ Tùng Mậu. Cảm phục trước tinh thần hy sinh anh dũng của 8 chiến sỹ bị giặc giết trong cuộc đấu tranh lưu huyết ở nhà lao Kon Tum vào ngày 12/12/1931, chống việc đi làm đường ở Dakpek, Dakpao, đồng chí đã làm bài thơ rất cảm động:
“Tám mồ liệt sỹ táng kề nhau
Nấm mới vun thêm, dậu mới rào.
Thể phách dẫu vùi miền đất trắng
Tinh thần còn tỏ giữa trời cao
Khí xông mất vía phường cai trị
Máu đỏ kinh hồn tụi xếp lao?
Sớm tối đi về lòng thổn thức.
Thấy người nằm đó, nghĩ mình sao?”
Đặng Thái Thuyến, người con trai của chí sỹ Đặng Thái Thân, cảm kích trước sự hy sinh của đồng đội, cũng sáng tác bài Văn tế hết sức cảm động:
“Nhớ anh em xưa:
Sinh đất Hồng Lam, vốn dòng Âu Việt.
Tư thời hun đúc chí hy sinh, nết đất sẵn sàng lòng cảm quyết.
Kẻ đèn sách sớm khuya nghiên bút, miếng chung đỉnh đã kề môi gần miệng những nghĩ anh em xơ xác, vào luồn ra cúi, vinh thân mình như thế được là bao?
Người ruộng trâu khuya sớm cày bừa, trải nắng mưa vừa miệng lủm tay vo, nghĩ khi thuế bắt sưu gia, đem của nuôi người, khó cái xác, nói ra càng thêm mệt.
Gặp hội cơ trời đất đổi lúc, mấy nghìn triệu anh em cùng cực khổ, hăm hở dơ liềm dựng búa, vỗ tay lên toan đòi lại lợi quyền. Nhân nay cơ hội xui nên, bảy mươi năm chìm đắm đã chán chường, hiên ngang cổ cánh giương vây, cất đầu dậy quyết theo gương Xô viết.
… Truyện thiên cổ hỏi các hàng hào kiệt mấy ai mà hài cốt ở quê hương? Cuộc bách niên thương mấy bậc công khanh lấp đất cùng thảo vu cùng tuế nguyệt.”
Lo sợ trước tinh thần đấu tranh của tù chính trị, nhà cầm quyền Pháp buộc phải thả 50 người tù chính trị, thay đổi chế độ lao dịch, bỏ chế độ đánh đập tù nhân, người tù ốm đau được nghỉ và có thuốc men. Tháng 12-1932, địch bỏ hẳn việc đưa tù chính trị đi làm đường 14, tháng 4-1934 xóa bỏ nhà đày Kon Tum và đưa tất cả số tù chính trị còn lại vào nhà đày Buôn Ma Thuột. Những cuộc đấu tranh trong Ngục Kon Tum đã thể hiện được bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sĩ cộng sản và để lại cho thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này những bài học kinh nghiệm xương máu.
Trên cơ sở đoàn kết nội bộ tù nhân, bằng mọi cách cảm hóa, tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng giác ngộ tù thường phạm và lính cai ngục có lòng yêu nước thành lập chi bộ Đảng Ngục Kon Tum. Tù chính trị Ngục Kon Tum đã xuyên thủng được cái vỏ bọc bằng thép của chế độ khắc tạo được mối quan hệ qua lại khá thường xuyên giữa hoạt động trong tù với phong trào bên ngoài. Các chiến sỹ cộng sản đã biến nhà tù thành một cơ sở, một môi trường hoạt động cách mạng. Đó là một điều kỳ diệu, một bài học đắt giá, được đúc kết bằng nhiều kinh nghiệm xương máu qua bao năm tháng, nhiều thế hệ tù chính trị.
Đặc biệt, trong nhà trưng bày thường trực Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh có một khu vực trang trọng tái hiện lại không gian Ngục Kon Tum cùng các chiến sỹ cộng sản bị tù đày tại “địa ngục trần gian” ấy để lớp lớp con cháu trên quê hương Xô Viết hiểu thêm về một “địa chỉ đỏ” Ngục Kon Tum, nơi ghi dấu tội ác man rợ của chế độ thực dân tàn bạo, nơi cha ông ta đã từng chiến đấu và hy sinh anh dũng không tiếc máu xương vì lý tưởng cách mạng cao cả.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Chọn Lọc – Mẫu 6
Văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum chọn lọc sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất của vùng đất Tây Nguyên.
Ngục Kon Tum được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1915-1917, ban đầu chỉ để giam giữ tù thường phạm. Sau năm 1930, nhà Ngục mới được sử dụng để giam giữ tù chính trị bị bắt trong phong trào Xô – Viết Nghệ – Tĩnh 1930-1931 và những người yêu nước chống Pháp quê ở các tỉnh Miền Trung.
Trên 500 lượt tù chính trị đã bị giam cầm nơi đây và hơn một nửa trong số đó đã bỏ mạng trong lao tù hoặc vùi thây dọc đường 14 khi bọn địch cưỡng bức đi làm đường. Đưa người tù chính trị lên chốn rừng thiêng nước độc, cưỡng bức tù nhân đi lao động khổ sai làm đường 14, âm mưu thâm độc của bọn giặc là vừa cách ly được tù chính trị với phong trào cách mạng ở miền xuôi, đồng thời lợi dụng lam sơn chướng khí, lao động khổ sai, ăn uống kham khổ để giết dần giết mòn người tù.
Lao Ngoài là khu vực xây dựng Nhà trưng bày Di tịch lịch sử Ngục Kon Tum hiện tại. Sau 6 tháng khổ sai làm đường 14, vừa trở lại Nhà Ngục Kon Tum, bọn địch lại âm mưu tiếp tục bức tù nhân đi làm đường mãi trên Đăk Sút, Đăk Pao. Chấp nhận đi làm đường là chấp nhận con đường chết nên phải lựa chọn con đường sống, cho dù biết rằng con đường sống ấy rất có thể phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, nhưng “sau khi ta chết đi, họa may anh em khác mới có con đường sống”.
Tù nhân ở Lao Ngoài kiên quyết phản đối, thà chết tại chỗ không đi làm đường nữa và đã bị bọn cai ngục khủng bố dã man. Bọn lính thực dân đã xả súng vào nhà ngục, chỉ trong vài phút đã bắn chết và làm bị thương nhiều người.
Gần trọn một thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày các bậc anh hùng tiên liệt ngã xuống trước mũi súng quân thù, ngục Kon Tum năm xưa đã trở thành Di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh Kon Tum, một địa chỉ đỏ, nơi giáo dục và hun đúc cho các thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, không khuất phục trước sức mạnh bạo tàn của bất cứ kẻ thù nào. Năm 1988, Ngục Kon Tum được công nhận Di tích lịch sử Quốc Gia. Kể từ đấy, nhà ngục nhiều lần được tôn tạo và xây dựng thêm một số hạng mục vào các năm 1989, 1994, 1997-2000, 2010…
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Lạng Sơn 💧 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc
Bài Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Để viết bài thuyết minh về ngục Kon Tum đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý hay trong bài viết dưới đây.
Trong nhiều tài liệu lịch sử ghi lại: Năm 1930, khi phong trào cách mạng ở Trung Kỳ sôi nổi, tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi…, các cuộc đấu tranh biểu tình của nhân dân ta diễn ra sục sôi. Chính quyền thực dân dùng lính lê dương và đem trái phá đàn áp. Trong các cuộc biểu tình ấy, ngoài số người bị bắn chết ngay, còn số bị bắt ở các nhà lao đến hàng nghìn người.
Hết thảy nhà lao ở các tỉnh, địch giam đầy chính trị phạm. Nhân đó, chính quyền thực dân muốn lấy nhân công để khai phá rừng núi các tỉnh Tây Nguyên và làm con đường 14. Vậy là, chúng đày chính trị phạm từ miền trung lên đây và lập nên Ngục Kon Tum. Số chính trị phạm lúc đầu là 297 người (có hai nữ) hầu hết ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tại đây, thường xuyên diễn ra hành động tra tấn dã man bạo ngược của kẻ thù đối với chính trị phạm, nhưng không khuất phục được tinh thần đấu tranh bất khuất của những chiến sĩ cách mạng. Quá trình đó được miêu tả, ghi lại trong nhiều tài liệu, nhất là cuốn sách Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến. Tác giả chính là cựu tù chính trị còn sống sót trở về đã mô tả sinh động về “địa ngục trần gian này”.
Năm 1988, Ngục Kon Tum được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp Nhà nước. Nơi đây, nhiều năm qua đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng trở thành địa chỉ tham quan, giáo dục truyền thống cách mạng trên dải đất Tây Nguyên. Những ngày này, nhân kỷ niệm 75 năm truyền thống Ngục Kon Tum (12-12-1931 – 12-12-2006), Tỉnh ủy Kon Tum đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của Kon Tum trên địa bàn toàn tỉnh. Nổi bật là cuộc thi tìm hiểu về truyền thống đấu tranh của chính trị phạm tại Ngục Kon Tum.
Tại nghĩa địa Kon Tum từng có ngôi mộ lớn chôn các chiến sĩ cách mạng. Xưa, nơi đó trơ trọi như nấm mồ vô chủ, rêu cỏ phủ đầy, khách qua đường khi dừng bước, không khỏi ngậm ngùi thương tiếc những người chiến sĩ đã vì nước hy sinh. Nay tại tiền sảnh khu di tích dựng hai tấm bia trên hai ngôi mộ lớn. Một bên ghi tên tám chiến sĩ cách mạng hy sinh trong cuộc đấu tranh lưu huyết ngày 12-12-1931. Và bia mộ bên kia ghi tên bảy người hy sinh trong cuộc đấu tranh ngày 16, tháng Chạp, năm 1931. Cả 15 người đều là chính trị phạm quê Nghệ An và Hà Tĩnh.
Nhiều năm qua, với sự nỗ lực sưu tầm và nâng cấp, di tích hiện đang trưng bày 400 hiện vật cùng hơn 500 trang tư liệu quý. Tại đây chúng tôi đọc được những bức thư đã nhòe mực của gia đình gửi anh em, nội dung thật cảm động. Những dòng tâm huyết của chính trị phạm động viên nhau đấu tranh và cả những bài thơ đầy lạc quan, được viết trong ngục tối, dưới đòn roi tra tấn của địch. Trong đó, bài thơ của tù nhân Hồ Văn Ninh, đến nay vẫn được lưu truyền rộng rãi:
Sinh tồn thuyết ấy khó gì đâu
Hiệp lực đồng tâm chước nhiệm màu
Ra sức đào non, non vẫn nhỏ
Bền lòng tát bể bể nào sâu…
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lai Châu 🌟 15 Bài Giới Thiệu Lai Châu Hay
Văn Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Bài văn thuyết minh về ngục Kon Tum học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về một địa danh cụ thể.
Cuộc đấu tranh Lưu huyết và Tuyệt thực tại Ngục Kon Tum chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, nhưng đã thể hiện bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sỹ Cộng sản trước mũi lê, hòn đạn kẻ thù.
Nhà lao Kon Tum (Lao trong), được xây dựng từ khoảng năm 1915-1917, khi thực dân Pháp đã thiết lập được bộ máy cai trị ở tỉnh Kon Tum. Lao nằm bên bờ sông Đăk Bla, cách quốc lộ 14 khoảng 1km về phía Tây, gần với Toà làm việc của Công sứ Pháp, của Giám binh, trụ sở Quản đạo và Trại lính bảo an. Tháng 3-1931, Pháp tiếp tục xây dựng thêm nhà lao thứ hai (Lao ngoài), nhằm mục đích giam giữ tù nhân làm việc khổ sai trên công trường Đăk Pao, Đăk Pét về trong 6 mùa mưa, nên có tính chất tạm bợ hơn.
Nhà lao Kon Tum ban đầu chỉ giam giữ những người bị thực dân Pháp quy vào tội chống đối hoặc vi phạm cái mà chúng xem là “pháp luật” của chúng. Từ cuối năm 1929 đến năm 1930, có 02 tù chính trị bị đưa lên giam giữ tại đây là đồng chí Đồng Sỹ Bình và đồng chí Ngô Đức Đệ (người lập ra chi bộ Binh-chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Kon Tum). Sau thất bại của phong trào 1930-1931, thực dân Pháp đã đàn áp, bắt bớ hàng loạt chiến sỹ Cộng sản và quần chúng giác ngộ theo phong trào đem lên giam giữ ở Kon Tum.
Mục đích của chúng là giải quyết tình trạng quá tải trong nhà lao ở các tỉnh đồng bằng miền Trung; mặt khác, chúng muốn bóc lột sức lao động của tù nhân để làm con đường 14 phục vụ cho chính sách xâm lược, cai trị của chúng. Thâm độc hơn nữa, thực dân Pháp còn muốn lợi dụng nơi rừng thiêng nước độc, vùng xa xôi hẻo lánh để cách ly tư tưởng cộng sản, đồng thời giết dần, giết mòn những người tù chính trị mà không sợ mang tai tiếng, dư luận. Tại nhà lao Kon Tum từ năm 1930-1933, thực dân Pháp đã giam cầm, đày ải trên 500 lượt tù chính trị, nó đã biến nhà lao Kon Tum từ nhà lao cấp tỉnh trở thành một bộ phận nhà đày xứ Trung kỳ thời bấy giờ.
Lớp tù chính trị đầu tiên gồm 150 người bị thực dân Pháp đày từ nhà lao Kon Tum đi làm đường Đăk Pao, Đăk Pét. Chặng đường đi bộ trên trăm cây số, đó là thử thách không hề nhỏ đối với những người tù chính trị vốn đã bị bọn thực dân, tay sai hành hạ, vắt sức. Không chỉ dừng lại ở đó, trên lộ trình đi khổ sai, người tù còn phải mang vác hành lý nặng; roi da, gậy hèo và báng súng là những công cụ được lính sử dụng thường xuyên để đánh đập trên suốt chặng đường. Nhiều người tù già yếu hoặc đau bệnh …theo không kịp đoàn, chúng đánh đập tàn nhẫn, thậm chí có người phải bỏ mạng trên đường đi.
Trong 6 tháng mùa khô trên công trường Đăk Pao, Đăk Pét, tù nhân phải lao động nặng nhọc trên 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, dưới mọi thời tiết, đầu không có nón đội, mình không có mãnh che mưa. Ngày đã không có thời gian nghỉ ngơi, tối đến, giấc ngủ cũng chẳng đầy bởi sự hành hạ của binh lính và tiếng rên la thảm thiết của những người tù đau ốm. Chế độ ăn uống vô cùng kham khổ. Cơm lẫn nhiều trấu sạn; mắm muối đầy dòi bọ; nước uống cũng chỉ là thứ nước múc từ khe, suối bẩn đục, đầy lá rừng và phân thú hôi tanh.
Không chỉ mỗi điều kiện làm việc, ăn ở, những người tù chính trị nơi đây hàng ngày còn phải chịu sự hành hạ vô cùng dã man của bọn thực dân, tay sai vô nhân tính. Chúng đánh đập, hành hạ tù nhân bất cứ lúc nào, với hàng ngàn lý do. Roi da, gậy hèo và báng súng đã trở thành nổi ám ảnh của những người tù chính trị. Chúng đánh đập tù nhân ngay từ sáng sớm, vào lúc điểm danh, trong lúc đang lao động, lúc ăn cơm, tiểu tiện và cả lúc đi ngủ…
Tàn ác hơn, chúng thường xuyên lấy tù nhân ra làm trò đùa, mua vui với những hành vi hết sức man rợ: Chúng bắt tù nhân già đem ra vắt râu, bắt ăn phân trâu, phân bò, treo ngược tù nhân lên cây, trói vào tổ kiến… Điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu thốn đã đẩy những người tù đến dưới hạn tận cùng của sức chịu đựng. Nhiều người lâm vào ốm đau, bệnh tật song không có thuốc uống, không có cán bộ y tế khám chữa. Số lượng tù nhân chết vì đau ốm ngày càng nhiều, có đợt phải chứng kiến 19 tù nhân bỏ mạng cùng một lúc.
Sự đối xử của thực dân Pháp và tay sai đối với tù chính trị trên công trường Đăk Pao, Đăk Pét là hết sức tàn ác. Tội ác của chúng không sao kể hết. Chỉ trong vòng 6 tháng ngắn ngũi làm đoạn đường 15 km tại Đăk Pao, Đăk Pét, đã có 150 trong số 295 tù chính trị bị chết một cách thê thảm, số còn lại chỉ còn là da bọc xương.
Trong Hồi ký của các đồng chí Ngô Đức Đệ và Lê Văn Hiến đã ví đoạn đường này như “Địa ngục của trần gian”. Trong tình cảnh áp bức, đau thương và đầy uất hận, một số tù nhân cùng cực đã nghĩ đến lấy cái chết để kết thúc sự đau khổ, tủi nhục; một số người đã chủ trương bạo động để giải phóng, thoát thân song kế hoạch chưa kịp thực hiện thì đã bị bại lộ và bị giết chết.
Giữa năm 1931, Kon Tum bước vào mùa mưa, thực dân Pháp đưa tù chính trị trở về nhà lao Kon Tum để giam giữ và tiếp tục bóc lột lao động khổ sai trong vùng thị xã. Đầu tháng 7-1931, sau khi Chi bộ binh ở nhà lao bị khủng bố, địch đưa đồng chí Ngô Đức Đệ ra giam ở Lao ngoài. Tại đây, số tù chính trị cũ và mới gặp nhau, đồng chí Ngô Đức Đệ đã thông báo về tình hình tù nhân làm đường, sự đàn áp, đày đọa tù nhân của kẻ địch, tình hình của Chi bộ binh, Chi bộ đường phố… Anh em tù chính trị đã hình thành một Ban Lãnh đạo chung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
Ban Lãnh đạo nhất trí hạ quyết tâm: “Muốn sống, không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh mà Đảng đề ra. Muốn bảo đảm cuộc đấu tranh thắng lợi nhất định chúng ta phải làm cho anh em đoàn kết nhất trí, có quyết tâm cao. Phải đấu tranh kiên quyết, bền bỉ, có kế hoạch chu đáo”. Mục tiêu đấu tranh là đòi thực dân Pháp bãi bỏ chế độ giết người dã man đối với tù chính trị, ưu đãi tù chính trị…
Từ tháng 10-1931, Ban đã thành lập Đội cảm tử và Đội quyết tử tiên phong, bất khuất trong quá trình đấu tranh với bọn cai trị thực dân, tay sai. Từ đó, nhiều cuộc đấu tranh của tù chính trị dưới nhiều hình thực đã liên tiếp nổ ra, trong đó có cuộc đấu tranh lưu huyết phản đối việc bắt tù chính trị lên Đăk Pét lần 2.
Sáng ngày 12-12-1931, bọn thực dân, tay sai đã chia tù nhân theo từng tốp đi làm, chúng giữ lại 40 người ở Lao ngoài (đều là thành viên trong đội cảm tử, quyết tử) để tiếp tục đưa lên công trường Đăk Pao, Đăk Pét. Do có sự chuẩn bị từ trước, tất cả 40 anh em tù chính trị đã chạy thẳng vào phòng giam hô to khẩu hiệu:”Phản đối đi Đăk Pét”, “Phản đối chính sách tàn ác của Chính phủ đối với chính trị phạm”.
Trước sự kháng cự quyết liệt và có chủ ý của tù nhân, Công sứ và Giám binh Pháp đã điều binh lính kéo đến bao vây xung quanh nhà lao. Trong lao, 40 anh em vẫn tiếp tục hô to khẩu hiệu: “Phản đối đi Đăk Pét”. Tất cả đều đồng lòng siết chặt hàng ngũ đứng trước cửa lao, không để cho binh lính xông vào lôi một ai ra. Sự quyết tâm, gan dạ của anh em tù chính trị đã khiến bọn thực dân, tay sai mất bình tĩnh và tiếp tục gieo thêm tội ác.
Đồng chí Trương Quang Trọng (mang số tù 303) là người chiến sĩ Cộng sản đầu tiên gục ngã trước họng súng tàn ác của chúng. Sự hy sinh anh dũng của đồng chí Trọng đã thúc giục tinh thần của anh em tiếp tục đấu tranh phản đối kịch liệt. Được lệnh của tên Công sứ, bọn lính đồng loạt xả súng vào các anh em trong tù, 8 đồng chí bị bắn chết tại chỗ và 8 đồng chí khác bị thương. Sau khi bắn giết xong, bọn lính ùa vào bắt 24 người còn sót lại tiếp tục chở lên công trường Đăk Pét.
Sáng ngày 13-12-1931, số anh em tù nhân còn lại đã tổ chức Lễ truy điệu cho các đồng chí, đồng đội đã hy sinh trong niềm đau thương và nổi phẫn uất vô hạn. Chiều ngày 13-12-1931, Bản tuyên ngôn Chính trị và Yêu sách của tù nhân được soạn thảo và dịch ra tiếng Pháp, tiếng các dân tộc bản địa. Bản tuyên ngôn vạch trần chế độ đối xử tàn bạo của thực dân Pháp với tù chính trị và đòi nhà cầm quyền Pháp phải chịu trách nhiệm về sự tàn bạo đó.
Ngọn lửa đấu tranh của anh em tù chính trị ngày càng thổi bùng, quyết liệt. Từ ngày 12 đến ngày 16-12-1931, anh em tù nhân tiếp tục tổ chức đấu tranh để phản đối bằng hình thức tuyệt thực. Sáng ngày 16-12-1931, thực dân Pháp tiếp tục nổ súng đàn áp cuộc đấu tranh tuyệt thực, làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí khác bị thương.
Cuộc đấu tranh Lưu huyết và Tuyệt thực tại Ngục Kon Tum chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thực dân Pháp đã giết hại 15 đồng chí và làm bị thương 16 đồng chí. Các tù nhân còn lại vẫn bị chúng đưa lên tiếp tục làm đường Đăk Pao, Đăk Pét. Tuy nhiên , cuộc đấu tranh đã thể hiện bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sỹ Cộng sản trước mũi lê, hòn đạn kẻ thù. Vì lý tưởng Cộng sản, khát vọng độc lập cho Tổ quốc, cho quê hương, họ tự nguyện “chết cho sự sống, chết một người để cứu sống muôn người”.
Cuộc đấu tranh không cân sức giữa những người tù chính trị bị xiềng xích, gông cùm với bọn thực dân, tay sai có trong tay dư thừa súng đạn đã được Nhân dân Kon Tum tận mắt chứng kiến. Đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên vô cùng khâm phục ý chí kiên cường của những người tù Cộng sản. Qua đó, Nhân dân càng hiểu rõ hơn về những người Cộng sản; về bản chất, lý tưởng Cộng sản; càng hiểu hơn về Đảng. Qua đó, Nhân dân Kon Tum nguyện đi theo Đảng để giành độc lập, tự do. Cũng từ sự kiện này, nhiều binh lính trong hàng ngũ địch đã ngã theo về phía cách mạng.
Cuộc đấu tranh đã gây chấn động đối với bọn thực dân Pháp ngay tại Kon Tum và trên toàn cõi Đông Dương, khiến thực dân Pháp phải có nhiều sự thay đổi, nhượng bộ như: chế độ lao dịch của tù, bãi bỏ chế độ đánh đập tù nhân, người tù ốm đau được nghỉ và có thuốc men… Đến cuối tháng 12-1931, chúng đã bỏ hẳn việc đưa tù chính trị đi làm đường 14 ở Đăk Pao, Đăk Pét. Và sau đó, năm 1934, thực dân Pháp buộc phải bỏ hẳn nhà đày Kon Tum. Đó chính là minh chứng cho sự thất bại của kẻ thù trước sự đấu tranh anh dũng, bền bỉ của các chiến sỹ tù Cộng sản và Nhân dân các dân tộc Kon Tum.
Nhiều chục năm đã trôi qua, quá khứ đã khép lại, lịch sử đã sang trang, song những tội ác của chế độ thực dân, đế quốc vẫn còn in đậm trong trái tim những con người Việt Nam yêu nước. Hình ảnh các chiến sỹ ngã xuống để giữ gìn khí tiết người Cộng sản mãi mãi không phai mờ trong tâm trí của người dân Kon Tum.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Văn Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Sinh Động – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về ngục Kon Tum sinh động sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách viết văn thuyết minh giàu hình ảnh và hấp dẫn người đọc.
Trong chuyến hành trình về với miền núi rừng thiên nhiên hoang dã, du khách đừng quên đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử hào hùng với những trận đánh lịch sử và không ít những sự kiện cách mạng. Đặc biệt là di tích lịch sử ngục Kon Tum – một dấu ấn hào hùng của dân tộc, sự hiện diện của di tích lịch sử ngục Kon Tum là chứng nhân cho những gian khổ, sự hy sinh anh dũng của người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền Nam nói chung trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
Trải qua thăng trầm lịch sử, mảnh đất Kon Tum cằn cỗi nắng gió ngày nay đã phát triển không ngừng, trở thành một trong những thành phố núi phát triển của vùng Tây Nguyên. Di tích lịch sử ngục Kon Tum nằm trên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nằm ở phía bắc hạ lưu của dòng sông Đắk Bla nơi có những hàng cây xà cừ vươn cao bóng cả.
Trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp những năm 1930, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà ngục Kon Tum làm nơi giam giữ các tù binh chính trị, các chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta bị bắt từ Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931.
Ngục Kon Tum còn là nơi cung cấp công nhân đi khai phá cao nguyên, đi làm đường, chính vì bị bắt đi khai phá và làm đường nên các tù binh của ngục tù Kon Tum đã nhiều lần phát động các cuộc biểu tình, đã có những cuộc biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương thế nhưng phải đến tháng 12 năm 1935 nhà ngục Kon Tum mới đóng cửa. Sau năm 1975 khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, hòa bình lặp lại trên cả 2 miền Nam – Bắc, nơi đây đã trở thành một di tích sót lại của chiến tranh, ngày 16/11/1988 nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Khu di tích có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh và đã được tu sửa lại nhiều hạng mục, tổng thể gồm 4 khu vực chính là Nhà tưởng niệm, Nhà truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể. Ngục Kon Tum từng được gọi là “địa ngục trần gian” bởi ở nơi đây có hơn 500 chiến sĩ cách mạng của ta bị giam giữ, đọa đày đến cùng cực, thực dân Pháp hành hạ tù binh bằng lao động khổ sai, làm thì khổ cực mà không làm thị bị giết một cách man rợ hoặc là thiêu sống hoặc là chôn sống.
Chỉ tính đến tháng 6 của năm 1930 đã có 170 chiến sĩ của ta bị giết tại ngục Kon Tum, sự hy sinh của các anh đã trở thành động lực cho phong trào đấu tranh chống Pháp lan rộng ra khắp các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói, di tích lịch sử ngục Kon Tum có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Là nơi để chúng ta ghi nhớ về tinh thần chiến đấu bất khuất, sự hy sinh quả cảm, anh dũng của những chiến sĩ cách mạng.
Rất nhiều những nhà lãnh đạo đã đến viếng thăm nhà ngục như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng,… Bên cạnh đó mỗi năm có đến 10 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây tham quan, dâng hương kính viếng. Các trường học cũng lựa chọn đây là điểm đến tham quan, tìm hiểu lịch sử dân tộc, tinh thần cách mạng Việt Nam.
Du khách đến đây cùng nhau thắp những nén hương, đặt những bông hoa tươi thắm nhất gửi đến các chiến sĩ với lòng tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc. Các anh đã hy sinh nhưng tên tuổi của các anh đã gắn liền với dân tộc, người dân Việt Nam đời đời nhớ đến những chiến sĩ cách mạng tại ngục tù Kon Tum.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hà Tiên 🌹 15 Bài Về Danh Lam Thắng Cảnh Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Ấn Tượng – Mẫu 10
Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum ấn tượng để có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc về di tích lịch sử này.
Ngục Đăk Glei là nơi từng giam cầm các nhà thơ cách mạng nổi tiếng, những người tù chính trị. Mang trong mình nét hào hùng của lịch sử hòa quyện với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, ngày nay nơi đây trở thành một địa điểm du lịch thú vị cho những ai thích khám phá, tìm hiểu lịch sử, thích được trở về gần với thiên nhiên. Nằm cách trung tâm huyện Đăk Glei (Kon Tum) chừng 30km về phía đông bắc, ngục Đăk Glei nằm ở xã Đăk Choong là một di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh Kon Tum.
Theo các tư liệu lịch sử ghi lại, ngục được xây dựng năm 1932, là nơi thực dân Pháp đã giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam trong những năm 1932 – 1954. Ngục Đắk Glei được người dân gọi bằng tên Ngục Tố Hữu bởi nơi đây là nơi giam cầm nhà cách mạng, trong đó có nhà thơ Tố Hữu. Cái tên Ngục Tố Hữu đã trở nên quen thuộc, gắn liền với câu chuyện vượt ngục ngoạn mục của nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu.
Cụ thể, thực hiện âm mưu kìểm soát toàn bộ Tây Nguyên, năm 1927, thực dân Pháp thực hiện mở đường 14 từ Kon Tum lên Đăk Tô Đăk Pét Đăk Glei. Năm 1932, thực dân Pháp xây dựng nhà tù Đăk Glei. Thời gian đầu ngục Đăk Glei giam thường phạm người địa phương, đó là những người không chịu phục tùng và không chịu làm đường cho chúng, theo cách gọi của thực dân Pháp thì đó là những kẻ phản nghịch và trong những tháng mùa khô, chúng giam giữ những tù nhân chính trị ở Kon Tum bị bắt lên làm đường 14.
Sau phong trào cách mạng năm 1936 – 1939, thực dân Pháp biến nơi đây thành “Căng An Trí” để cầm cố những chiến sĩ cộng sản mang án chung thân. Trong số những người bị giam cầm ở đây tiêu biểu có các đồng chí như: Lê Văn Hiến, Chu Huy Mân, Trần Văn Trà… Đầu năm 1942 đồng chí Tố Hữu và đồng chí Hùynh Ngọc Huệ vượt ngục. Sau sự kiện vượt ngục, thực dân Pháp khủng bộ chính trị phạm và xây dựng ngục Đăk Glei, chúng bắt các đồng chí của ta ở Căng an trí giam vào ngục.
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nắm được thời cơ, kết hợp với sự ủng hộ của quần chúng cách mạng ở Đăk Glei, các Chiến sĩ cộng sản đã vùng dậy phá nhà ngục trở về với cách mạng. Ngục Đăk Glei là một di tích lịch sử cách mạng có ý nghĩa giáo dục lớn. Nơi đây thực dân Pháp đã giam cầm đày ải những chiến sĩ cách mạng trung kiến nhất trong những năm 1932 – 1935. Từ nơi ngục tù của thực dân Pháp, ý chí kiến cường và tinh thần lạc quan cách mạng của các chiến sĩ cộng sản đã soi đường dẫn lối cho đồng bào các dân tộc huyện Đăk Glei đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra.
Ngày nay, mặc dù di tích đã được trùng tu tôn tạo, hệ thống đường giao thông lên với di tích cũng được đầu tư xây dựng thuận lợi, nhưng dường như việc chú trọng để thúc đẩy việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy giá trị của di tích vẫn chưa được khai thác đúng mức và có hiệu quả.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Chi Tiết Nhất – Mẫu 11
Tham khảo bài thuyết minh về ngục Kon Tum chi tiết nhất sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết và đầy đủ về địa danh không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất Kon Tum.
Di tích lịch sử Ngục Kon Tum nằm cuối con đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận theo Quyết định số 1288/QĐ-VHTT ngày 16/11/1988. Năm 1990, ngục Kon Tum đã được công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Nằm ở bờ Bắc về phía hạ lưu sông Đăk Bla đoạn vắt ngang thành phố Kon Tum xinh đẹp, êm đềm, Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn.
Trong chặng đường lịch sử của tỉnh Kon Tum, sự kiện “Cuộc đấu tranh lưu huyết” ngày 12/12/1931 và “Cuộc đấu tranh tuyêt thực” từ ngày 12 đến ngày 16/12/1931 của những người tù chính trị tại nhà Ngục Kon Tum mãi mãi là khúc tráng ca bất diệt về lòng yêu nước, tinh thần quả cảm của các chiến sỹ cộng sản đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, mãi mãi là tấm gương oanh liệt cho các thế hệ mai sau.
Ngược dòng lịch sử, ta biết Ngục Kon Tum được thực dân Pháp bắt tay xây dựng Ngục Kon Tum (Lao trong) từ năm 1905 đến cuối năm 1917 mới hoàn thành. Ngục Kon Tum xây bên cạnh một rãnh nước lớn kế cận ngục phía Đông – Bắc là đường 14 (nay là đường Phan Đình Phùng – trục đường Hồ Chí Minh chạy qua thành phố Kon Tum); Tây – Nam là đồn lính khố xanh; Đông – Nam là tòa sứ, dinh quản đạo bù nhìn, Sở Cảnh sát.
Chúng đặt Ngục Kon Tum vào thế bị bao vây cô lập. Để dễ bề kiểm soát chúng đào một rãnh sâu dài 150m, rộng 100m, thiết kế tại đó bốn dãy nhà theo hình hộp (vuông) diện tích khoảng 2,5ha, bốn góc ngục có 4 lô cốt xây nổi lên, đêm ngày canh phòng cẩn mật. Nhà lao xây theo kiểu pháo đài Vauban (Vô-băng) xưa của Pháp thuộc thế kỷ 17.
Mái lợp ngói, vách bằng tốc quét vôi, bốn bề không có tường bao quanh che kín như các nhà lao khác, bốn nhà dọc ngang xây liền lại với nhau thành một hình vuông, mỗi bề 18m thì có một cửa ra vào và hai chòi cao để lính gác có thể quan sát trong và ngoài lao; ở giữa là một cái sân vuông nhỏ hẹp, bề rộng của một dãy là 3,5m trong đó để 2m lát ván nằm, 1,5m là đường đi, người nằm trên sàn ván nhìn thấy ngoài sân.
Năm 1930, phong trào cách mạng ở Trung kỳ sôi nổi. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi,… các cuộc biểu tình liên tiếp xảy ra. Trong các cuộc biểu tình đó ngoài số người bị địch bắn chết ngay còn số bị bắt giam ở các lao cũng có tới hàng trăm ngàn người. Bấy giờ thực dân Pháp muốn lấy nhân công để khai phá các nơi nổi tiếng là rừng thiêng nước độc như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Kon Tum… Chúng bèn lợi dụng nhân công tù phạm. Lúc này viên công sứ Kon Tum lúc bấy giờ là Jerusalemy nhân muốn làm xong con đường 14, bèn xin gửi chính trị phạm lên và lập ở Kon Tum một nhà ngục – đó là hoàn cảnh ra đời của Ngục Kon Tum (Lao ngoài).
Nhà đày Kon Tum gồm có 2 nhà giam, 1 nhà lớn và 1 nhà nhỏ, ở giữa hai nhà ấy là nhà lính gác, sườn nhà toàn bằng sắt: cột, kèo, xà, trích…mái lợp tôn nên có tên là nhà Lao kẽm hay nhà Lao sắt, bốn phía vách đều thưng bằng nứa, tre đập dập với dây thép gai chằng chịt qua lại dày đặc, phía hồi nhà có một cửa ra vào nhỏ hẹp, cánh cửa cũng bằng dây thép gai chằng chịt, trước cửa ra vào có một cái chòi gác của lính.
Nhà lớn có bề dài ước độ 18 hoặc 20m, bề rộng ước từ 12 đến 14m (hai gian rộng với ba vày cột kèo sắt), người ta nói địch lấy cột nhà sửa chữa ôtô nào đó về làm nhà lao; trong lòng nhà có 4 sạp rộng, hai hàng tù nằm gối đầu với nhau, sạp này cách sạp kia độ 2m, cuối chân sạp là 4 hàng cùm đứng sừng sững, nhà lao lớn này có thể giam được trên dưới 100 tù. Còn nhà thứ 2 nhỏ hơn có thể giam được 60 người. Nhà này vừa là nhà giam tù đang đi làm, vừa là nhà giam những người ốm nằm liệt, lính gọi là bệnh xá và chúng cũng gọi mỉa mai là “nhà khách” của tù.
Cái nhà nhỏ ở giữa là nhà lính, được đóng đơn sơ để lính dễ trông thấy bốn bề. Đặc điểm nổi bật của nhà đày này là bốn bề xung quanh không có thành xây giữ kín như các nhà tù khác, nó đứng trống trải trên bãi sông, bãi cát, không có chòi canh cao, không có bếp nấu ăn, không có hồ nước, không có nhà vệ sinh, ban đêm không có đèn… Nó thiết kế và xây dựng xem ra đơn giản nhưng lại lợi hại, bởi vì bốn bề trống trải, không có chỗ nào ẩn nấp, hễ tù có hành động gì thì ở ngoài lính phát hiện được ngay.
Đến tháng Chạp năm 1930 tại Ngục Kon Tum có tới 297 tù phạm. Trong số 297 người đó trừ 2 chị phụ nữ, còn lại 295 người chỉ trong thời gian 6 tháng, từ tháng Chạp năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 làm đoạn đường từ Đăk Sút, Đăk Pao, Đăk Tao đến Đăk Pét, trải qua biết bao thảm khốc, cực khổ. Trong số 295 người đi có 170 người phải bỏ xác ở chốn rừng xanh núi đỏ.
Ở Ngục Kon Tum thực dân pháp đã thi hành những chính sách cực kỳ dã man, tàn bạo đối với tù chính trị. Cũng tại Ngục Kon Tum chứng minh cho chúng ta một điều, sự xảo quyệt độc ác và súng đạn của kẻ thù không thể khuất phục được tinh thần cách mạng kiên trung, ý chí sắt đá kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cộng sản. Dù hoạt động ở trong bất kỳ môi trường nào, khí tiết cách mạng của những người cộng sản vẫn được giữ vững.
Cụ thể là qua cuộc đấu tranh Lưu huyết ngày 12 tháng 12 năm 1931 và cuộc đấu tranh tuyệt thực diễn ra từ ngày 12 tháng 12 đến ngày 16 tháng 12 nắm 1931. Bọn cầm quyền ở đây bất lực trước sức mạnh đoàn kết và tinh thần cách mạng của anh em tù. Chúng trở nên hung dữ, nã súng vào đám người tay không, chỉ mấy phút đồng hồ mà chúng làm cho 8 người chết và 8 người bị thương trong ngày 12 tháng 12 tháng 1931 và cách 4 ngày sau (ngày 16 tháng 12 năm 1931) lại thêm 7 người chết và 7 người bị thương.
Đứng trước âm mưu chiến lược diệt trừ cộng sản của kẻ thù tàn bạo, anh chị em tù chính trị ở Ngục Kon Tum đã tổ chức một cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt. Cuộc đấu tranh này tổ chức rất chu đáo, đảm bảo yếu tố bí mật, rèn luyện hàng ngũ trở nên gang thép, có chương trình hoạt động hàng ngày, có “bản tuyên ngôn chính trị đặc biệt” và có thể nói từ trước chưa có một cuộc đấu tranh nào trong tù làm đến mức ấy.
Cuộc đấu tranh có tính lịch sử này đã vạch trần ý đồ chiến lược đen tối của địch và chính sách xảo quyệt dùng người Việt diệt người Việt, dùng người Thượng diệt người Kinh gây hận thù và chia rẽ dân tộc trước dư luận trong và ngoài nước. Cuộc đấu tranh mang ý nghĩa chiến lược này đạt kết quả vô cùng rực rỡ: kẻ thù của giai cấp và của dân tộc phải bỏ ngay công trường làm đường và bãi bỏ vĩnh viễn Ngục Kon Tum.
Những hạng mục trong khu lịch sử này gồm có Nhà bia, tượng đài chiến thắng, hai ngôi mộ các liệt sĩ chôn chung trong cuôc đấu tranh Tuyệt Thực và Lưu Huyết, gò đất các chiến sĩ tại nhà tù đắp bắc qua sông Đăk Bla… đều được tu sửa, tu bổ hoàn chỉnh. Ngục Kon Tum đã trở thành một biểu tượng hết sức tự hào của Kom Tum nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành điểm tham quan lịch sử của biết bao người Việt Nam và du khách quốc tế.
Nhà ngục cũng đã được rất nhiều lãnh đạo, Đảng, Nhà nước tới viếng như: Ông Nguyễn Văn Chi Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang…viếng thăm.
Trong một lần đến viếng thăm ngục Kon Tum, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ghi vào Sổ vàng của nhà ngục: “Tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất, tinh thần hy sinh anh dũng của các đồng chí, mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ người Việt Nam. Chúng tôi nguyện sẽ tiếp tục sự nghiệp cách mạng, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn”.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Luyện Viết – Mẫu 12
Bài văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum luyện viết sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt hay và những câu văn giàu ý nghĩa.
Các tầng lớp nhân dân dâng hương tại Ngôi mộ chung các tù chính trị. Khách tham quan nhà tưởng niệm các chiến sĩ Cộng sản tại Di tích lịch sử Ngục Kon Tum.
80 năm đã đi qua kể từ ngày nổ ra cuộc đấu tranh Lưu huyết của những người tù cộng sản yêu nước tại Ngục Kon Tum. 80 năm ghi dấu một chiến công oanh liệt, sự hy sinh anh dũng, bất khuất của các bậc chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong gông cùm, xiềng xích, không một vũ khí trong tay, đã đứng lên chống lại kẻ thù, chống lại chính sách áp bức, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp và tay sai với tinh thần “Thà chết một người để cứu muôn người”.
Những năm 1930-1931, sau thất bại của cao trào cách mạng Xô Viết-Nghệ Tĩnh, trong chiêu bài lừa bịp đi “Tự do sinh hoạt”, thực dân Pháp lần lượt đưa các đoàn tù chính trị Cộng sản ở nhà lao các tỉnh đồng bằng lên giam cầm ở Ngục Kon Tum. Tại đây, thực hiện âm mưu lợi dụng Kon Tum nơi rừng thiêng, nước độc, hoang vắng để giết dần, giết mòn những người Cộng sản, thực dân Pháp đã áp dụng một chế độ cai trị cực kỳ dã man, tàn bạo đối với tù nhân trong công cuộc làm đường 14 xâm lược. Cuộc sống vô cùng tồi tệ, ốm đau, bệnh tật không được cứu chữa; đã vậy lại thường xuyên bị những trận đòn roi, báng súng đánh đập vô cớ, với những trò giết người man rợ của bọn cai, đội và binh lính.
Sáu tháng trên công trường (từ tháng 12/1930 đến tháng 6/1931) các tù nhân phải đương đầu với những âm mưu thâm độc, những trận đòn tàn ác và cái khắc nghiệt của thời tiết. Nỗi đau đớn, thống khổ tột cùng của tù nhân không làm sao kể xiết. Chính vì thế, chỉ trong 6 tháng với 15 km đường đã có 150 trong tổng số 295 tù chính trị bị chết thê thảm, người sống sót chỉ còn da bọc xương và bệnh tật đầy người.
Trước những nỗi thống khổ của anh em tù nhân, hai chi bộ Cộng sản ở Kon Tum lúc bấy giờ là Chi bộ Binh và Chi bộ Đường phố đã phối hợp tuyên truyền, phát động quần chúng nhân dân Thành phố Kon Tum đấu tranh phản đối sự đàn áp của địch, vạch trần tội ác của bọn thực dân đối với tù chính trị làm đường ở Đăk Pao, Đăk Pét, lên án thủ đoạn chia rẽ dân tộc, chia rẽ người Kinh với người Thượng của thực dân Pháp.
Trong khi hai chi bộ đang tích cực tuyên truyền, vận động, thì không may, cơ sở cách mạng ở Trung kỳ bị vỡ, tác động dây chuyền đến Kon Tum. Tổ chức Đảng ở đây cũng bị bại lộ. Địch bắt giam cầm, tra tấn một số đồng chí, một số khác trong đối tượng tình nghi, địch ly gián ra Lao ngoài. Tại đây, số tù chính trị cũ và mới gặp nhau. Trước một tập thể giàu kinh nghiệm và đầy bản lĩnh trên trường tranh đấu, các chiến sỹ Cộng sản đã nhanh chóng hình thành một Ban lãnh đạo chung, tổ chức tuyên truyền, tập duyệt các anh em tù nhân đấu tranh từ hình thức thấp đến hình thức cao, từ tự phát đến tự giác….
Và từ trong tập duyệt đấu tranh, tinh thần, khí thế cách mạng ngày càng được tôi luyện, dâng cao. Những đội Cảm tử, Quyết tử ra đời….Tất cả sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lớn, quyết sống còn với kẻ địch, mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh Lưu huyết vang động núi rừng của các anh em tù chính trị phản đối việc bắt tù nhân đi làm con đường xâm lược lần thứ 2.
Với tinh thần chuẩn bị sẵn sàng đối phó, với quyết tâm đấu tranh đến cùng, sáng ngày 12/12/1931, khi bọn thực dân tiến hành thực hiện chính sách ly gián tù nhân và chuẩn bị đưa một số tù còn lại lên Đăk Pét làm đường 14 lần thứ hai đã gặp phải sự đấu tranh quyết liệt của tù chính trị ở Lao ngoài, trong đó có nhiều đồng chí trong đội Cảm tử, Quyết tử và Ban phụ trách nhà lao. Anh em tù nhân đã đồng tâm đóng chặt cửa, hô vang các khẩu hiệu phản đối đi làm đường, phản đối chế độ thực dân cai trị, kiên quyết không chịu lên công trường Đăk Pét.
Trước sự phản đối quyết liệt của tù nhân, bọn Công sứ, giám binh, nhiều binh lính kéo đến vây ráp, điên cuồng nã súng tàn sát đẫm máu tù nhân làm 8 người chết, 8 người bị thương. Sau khi đàn áp đẫm máu tù chính trị ở Lao ngoài, địch tiến hành bắt một số người không bị thương, còng tay áp tải lên Đăk Sút, số còn lại, chúng dồn tất cả vào Lao trong. Tại Lao trong, với tinh thần đấu tranh đã được anh em tù nhân chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nên sự việc diễn ra ở Lao ngoài mới chỉ là điểm mở đầu. Tại đây, trong niềm đau thương vô hạn, nỗi uất hận khôn lường, tù nhân càng siết chặt đội ngũ, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh đến cùng.
Những ngày tuyệt thực phản đối chính sách cai trị, cùng với Bản tuyên ngôn chính trị và yêu sách của tù nhân đối với chính quyền thực dân Pháp được đưa ra….Cuộc đấu tranh cứ thế tiếp diễn và tiếp diễn ngày một sục sôi. Nhận thấy không thể lay chuyển được tinh thần, ý chí đấu tranh kiên quyết của tù chính trị, sáng ngày 16/12/1931, thực dân Pháp một lần nữa nã súng tàn sát cuộc đấu tranh tuyệt thực làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, đồng thời lập tức áp giải, phân tán số tù nhân còn lại, dập tắt cuộc đấu tranh.
Mặc dù bị kẻ địch đàn áp dã man, tàn bạo, song Cuộc đấu tranh Lưu huyết, với tinh thần quyết tử, chấp nhận hy sinh của các tù chính trị vì mục tiêu cao cả “Chết để sống”, “Chết một người để cứu muôn người” đã thể hiện được bản lĩnh, khí phách hiên ngang của các chiến sĩ Cộng sản trước lưỡi lê, mũi súng tàn bạo của quân thù; thể hiện ý chí, khát vọng vươn lên đấu tranh tìm đến chân lý độc lập, tự do cho mọi người, cho dân tộc, cho Tổ quốc.
Cuộc đấu tranh đã gây được tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về quyền tự do công lý và nhân phẩm con người; tạo cho dư luận trong nước và thế giới biết rõ hơn về chính sách cai trị lao tù của Pháp ở Đông Dương; đã lật tẩy được bộ mặt đê hèn với sự giả danh của ngọn cờ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” của bọn thực dân xâm lược. Cuộc đấu tranh Lưu huyết quyết liệt ấy đã thể hiện tinh thần quyết tâm sắt đá, là mệnh lệnh thiêng liêng của trái tim, khối óc của các chiến sĩ Cộng sản trước vận mệnh sống còn của đất nước,của dân tộc.
Tuy cuộc đấu tranh bị bọn thực dân tàn sát đẫm máu, nhưng kết quả mang lại là rất to lớn, đã buộc địch phải thay đổi chế độ cai trị hà khắc và chấp nhận nhượng bộ theo yêu sách của anh em tù chính trị đưa ra. Và nhất là từ bỏ việc xây dựng con đường 14 xâm lược, đóng cửa và giải tán bộ máy nhà Ngục Kon Tum-lò giết người Cộng sản vào năm 1934 đã chứng minh sự thừa nhận thất bại của thực dân Pháp trước tinh thần đấu tranh quyết tử của tù chính trị và nhân dân các dân tộc nơi đây.
Tiếp nối truyền thống của những đảng viên kiên trung tại nhà lao Kon Tum năm ấy, lớp lớp các thế hệ cán bộ, quân và dân các dân tộc Kon Tum đã đứng lên đấu tranh anh dũng, bất khuất, quật cường chống lại các kẻ thù xâm lược, hết thực dân Pháp, phát xít Nhật rồi đến đế quốc Mỹ; chiến tranh nối tiếp chiến tranh, cùng với những mất mát đau thương, những khúc ca bi tráng; các thế hệ cha anh đã viết lên trên mảnh đất Kon Tum những chiến công oai hùng, góp phần làm tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của quê hương, dân tộc.
Những trang sử đau thương đó bây giờ đã khép lại, nhưng hình ảnh những người tù chính trị đã ngã xuống vì độc lập tự do cho đất nước, vì lý tưởng của Đảng đã đi vào lịch sử, tạo nên một hình ảnh Nhà lao Kon Tum kiên cường, bất khuất, một biểu tượng về lòng yêu nước, một tinh thần quả cảm, kiên trung. Các chiến sĩ Cộng sản đã tô thắm thêm truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng của quê hương Kon Tum anh hùng. Những tấm gương anh dũng hy sinh của các chiến sĩ cách mạng tiền bối sẽ mãi là bản tráng ca bi hùng, đã, đang và sẽ sống mãi trong trái tim người dân Kon Tum và cả dân tộc Việt Nam, trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc
Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Ngắn Hay – Mẫu 13
Bài văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum ngắn hay sẽ giúp các em tham khảo cách viết súc tích, câu văn gãy gọn mà vẫn sinh động và ấn tượng với người đọc.
Nằm núp mình dưới những hàng xà cừ cao vút bên bờ con sông Đak Bla lộng gió, ngục Kon Tum chính là nơi giam cầm những tù chính trị trong Cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931) bị thực dân Pháp bắt giam và đày ải hơn 500 lượt tù chính trị và gần một nửa vĩnh viễn đã phải nằm lại mảnh đất ngục tù này và dọc con đường 14. Cũng tại nơi này, ngày 25.9.1930, đã ra đời Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay trong lao tù của thực dân Pháp và trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.
Sự hà khắc, dã man tàn bạo của kẻ thù ngày ấy chỉ có thể giam cầm, đày đọa được thể xác chứ không thể dập tắt, giết chết ý chí cách mạng của những người cộng sản. Đỉnh điểm của tinh thần cách mạng của cha ông ta là vào ngày 12.12.1931, tại Ngục Kon Tum đã diễn ra “Phản đối đi Đăk Pét”, “phản đối đánh đập, bắn giết tù chính trị”, “phản đối đi làm đường 14” và cuộc “Đấu tranh lưu huyết”, cuộc “Đấu tranh tuyệt thực”. Thực dân Pháp đã xả đạn vào những người tù chính trị đang bị giam giữ trong nhà lao, kể cả những người tù chính trị đã biểu tình tuyệt thực 4-5 ngày, không còn sức lực.
Ghi nhận sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, nghị lực phi thường của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại ngục Kon Tum, ngày 16.11.1988, Bộ Văn hóa-Thông tin ra quyết định số 1288 công nhận Ngục Kon Tum là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Và một quần thể di tích được tu sửa, xây dựng khang trang gồm: Nhà tưởng niệm, Cụm tượng đài “Bất khuất”, Nhà truyền thống và Hai ngôi mộ tập thể đã trở thành điểm hẹn truyền thống lịch sử, là sự tri ân, nơi thăm viếng đối với người đã khuất của nhân dân ta và bạn bè ngoài nước khi đến với Kon Tum.
Ngục Kon Tum là biểu tượng cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của những người Cộng sản.
Tham khảo văn mẫu 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay
Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Đơn Giản – Mẫu 14
Bài thuyết minh về ngục Kon Tum đơn giản sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm được những nội dung quan trọng và bố cục cơ bản của bài viết.
Ngục Kon Tum do thực dân Pháp xây dựng đầu thế kỷ XX, một thời được ví là “địa ngục trần gian”, nơi nổi danh là rừng thiêng, nước độc, nơi giam giữ và đọa đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng (phần lớn là tù chính trị bị bắt trong cao trào cách mạng Xô Viết – Nghệ Tĩnh 1930-1931). Trong đó, có nhiều chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu như: Hồ Tùng Mậu, Ðặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Trịnh Quang Xuân, Võ Trọng Bành, Trương Quang Trọng, Ngô Ðức Ðệ, Lê Văn Hiến…
Vì thế, Ngục Kon Tum là biểu hiện sinh động cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm của các chiến sĩ cách mạng. Tại đây, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách cực kỳ dã man, tàn bạo với nhiều thủ đoạn xảo quyệt và độc ác. Nơi đây đã chứng kiến tinh thần đấu tranh của tù chính trị – những chiến sĩ cách mạng với ý chí kiên cường, bất khuất, không run sợ trước kẻ thù mà tiêu biểu là cuộc “Đấu tranh lưu huyết” và cuộc “Đấu tranh tuyệt thực” vào tháng 12/1931.
Chính sách đối xử hà khắc và những âm mưu thâm độc của nhà tù thực dân không những không dập tắt được lòng yêu nước, chí khí kiên cường của những người cộng sản, trái lại đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh, tôi luyện ý chí gang thép của họ. Nhà tù thực dân trở thành trường học cách mạng để những người cộng sản lớp trước đào tạo, rèn luyện cho những chiến sỹ cách mạng đàn em về lý tưởng cộng sản, lý luận Mác – Lênin, về đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, về phẩm chất của những người Cộng sản…
Đặc biệt, trong những thời khắc lịch sử đầy khó khăn, gian khổ đó, ngày 25 tháng 9 năm 1930, chi bộ Đảng Ngục Kon Tum được thành lập do đồng chí Ngô Đức Đệ làm Bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên ra đời ở Kon Tum và ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.
Di tích Ngục Kon Tum đã trở thành biểu tượng hết sức tự hào của tỉnh Kon Tum và cả nước, mỗi năm đón hàng vạn khách trong và ngoài nước viếng thăm. Nơi đây đã thực sự là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum Lớp 8 – Mẫu 15
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về ngục Kon Tum lớp 8 giúp các em học sinh có được cho mình những thông tin cần thiết để làm ý văn thêm phong phú.
Ngục Kon Tum một thời được ví là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ và đoạ đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng. Các chiến sĩ cách mạng đã đấu tranh kiên cường bất khuất và nhiều người đã hy sinh anh dũng, nằm lại vĩnh viễn vùng đất cực tây của Tổ quốc. Sự hy sinh của họ được nhân dân khắc cốt ghi xương. Di tích lịch sử Nhà Ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1988.
Sau khi hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, để làm nhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã xây dựng nhà ngục Kom Tum làm nơi giam giữ và là “nồi nấu xương, thịt” các chiến sĩ khắp cả nước đầy ải về đây. Nhà ngục Kon Tum – là một hệ thống di tích nhà tù gồm có nhà Lao tỉnh (hay gọi là Lao trong), nhà Lao chính trị phạm (hay gọi là Lao ngoài); là nơi đày ải, giam giữ tù chính trị được lập sớm nhất ở khu vực Tây Nguyên và đây cũng là nơi giam giữ những người tù chính trị được xem là nguy hiểm nhất, với số lượng tù nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất (1930-1933) ở Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Để hành hạ những chiến sĩ cách mạng của ta, thực dân Pháp bắt bớ các tù nhân đi lao đông khổ sai ở những nơi rừng thiêng nước độc như: Đăk Pét, đường 14 (nối liền Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum) ,mở đường phục vụ cho việc đi lại của chúng, nếu có ai chống lại thì bị chúng bắn giết dã man bằng cách thiêu sống, chôn sống… Với chính sách khổ sai, đàn áp, chỉ trong 3 năm (từ năm 1930-1933) đã có trên 300/500 tù chính trị ngã xuống nơi “rừng thiêng nước độc” khi bị thực dân Pháp đưa đi mở cung đường 14 (đoạn Đăk Sút, Đăk Tao, Đăk Pao, Đăk Pét) và cuộc đấu tranh lưu huyết, cuộc đấu tranh tuyệt thực của các tù chính trị phản đối đi làm đường 14.
Không khuất phục dù là cái chết cận kề, các chiến sĩ tại nhà ngục Kom Tum nổi dậy đấu tranh dữ dội. Thực dân Pháp điên cuồng lùng bắt, giết những người tù chính trị cầm đầu tại nhà ngục. Để chống lại những thủ đoạn dã man đó, hàng loạt các đợt đấu tranh của các chiến sĩ đã điễn ra như: Tuyệt thực, mổ bụng moi ruột, hi sinh một người bảo vệ tập thể. Trong đó nổi lên hai cuộc đấu tranh tiêu biểu Lưu Huyết và Tuyệt Thực vào tháng 6 và 7 năm 1931.
Khi thực dân Pháp vào nhà ngục hỏi bắt những người cầm đầu tù chính trị, thì những người bên cạnh đã đứng ra nhận thay người bị lùng bắt, kết quả là những người đứng đầu trong ngục được bảo vệ. Trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết 8 chiến sĩ đã bị thực dân Pháp bắn chết tại chỗ. Cùng với đó 7 chiến sĩ đã tuyệt thực mà hy sinh trong cuộc đấu tranh tuyệt thực
Thực dân Pháp điên cuồng và càng trở nên man rợ, chúng đào hố tập chôn các chiến sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết và Tuyệt Thực thành hai ngôi mộ chung tại nhà ngục (Ngày nay vẫn còn được lưu giữ như một chứng tích lịch sử về tội ác của thực dân Pháp). Từ sự hy sinh đó, phong trao đấu tranh chống Pháp đã lan rộng ra khắp các tỉnh Tây Nguyên. Các anh đã ngã xuống, nhưng tên tuổi các anh vân đời đời được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, vang vọng cùng non sông Tổ quốc.
Nhà Ngục Kon Tum còn là nơi đã ra đời cơ sở Đảng đầu tiên của Kon Tum vào tháng 9 năm 1930, được gọi là “Chi bộ Binh”. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản tại Kon Tum có ảnh hưởng to lớn đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung lúc bấy giờ và mãi về sau này.
Cùng với hệ thống nhà tù do thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam với mục đích cai trị, Nhà Ngục Kon Tum để lại một di sản to lớn trong lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc. Đó là tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên trung của người chiến sĩ cộng sản.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau 🔥 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau