Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum ❤️️ 27+ Bài ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Hay Giới Thiệu Những Địa Điểm Nổi Tiếng Của Vùng Đất Cao Nguyên.
Giới Thiệu Về Kon Tum – Mẫu 1
Bài giới thiệu về Kon Tum tổng quan dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có được những thông tin cơ bản và bao quát về vùng đất nơi Tây Nguyên đại ngàn.
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp tỉnh Gia Lai; có đường 14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngoài ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
Từ một làng nhỏ của người Bana cạnh dòng sông Đăkbla, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm,… đến tụ cư, sinh sống, cho đến vị thế quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của mảnh đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ,… mảnh đất Kon Tum đã trải qua biết bao biến động và thăng trầm với nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính.
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang – OR. Lúc ấy, làng Kon Trang – OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi – một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang – OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla.
Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,…).
Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc.
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô và các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách mạng như: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái – nhân văn.
Kon Tum còn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu rừng nguyên sinh, di tích đường mòn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Du Lịch Kon Tum – Mẫu 2
Cùng khám phá những địa điểm nổi tiếng hấp dẫn du khách với bài thuyết minh về du lịch Kon Tum dưới đây:
Với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nằm trong khu vực tam giác vàng nắm vai trò quan trọng trong việc giao thông, giao thương, đồng thời sở hữu nhiều di tích lịch sử ấn tượng, mang đậm bản sắc Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum đang là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Tỉnh Kon Tum được tái thành lập vào tháng 10/1991 với diện tích tự nhiên 9.690.46km2, phía tây giáp Lào, Campuchia với 280.7km đường biên giới, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Gia Lai. Kon Tum nằm ở phía tây Trường Sơn, có đỉnh Ngọc Linh, với điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp cho các loại cây dược liệu quý hiếm như Sâm Ngọc Linh và Tam Thất…
HIện, tỉnh Kon Tum có 9 đơn vị hành chính gồm: TP. Kon Tum (trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh) và 8 huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon PLong, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông. Có 42 dân tộc anh em sinh sống.
Đến với TP. Kon Tum cảnh vật hiện hữu ngay trước mắt bạn là con sông Đak BLa lộng gió, như giải lụa mềm uốn lượn bao bọc lấy thành phố thân yêu. Bên dòng sông Đak BLa thơ mộng có một địa danh thiêng liêng đã đi vào lịch sử đó chính là Ngục Kon Tum, chính nơi này, những người tù chính trị trong cao trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) đã bị thực dân Pháp bắt giam và đầy ải, hơn 500 lượt tù chính trị và gần một nữa đã nằm lại vĩnh viễn tại mảnh đất ngục tù này và dọc con đường 14 ngày nay.
Ngục Kon Tum là biểu tượng cho ý chí, nghị lực, lòng quả cảm và tinh thần bất khuất của những người chiến sĩ cộng sản. Ghi nhận sự đấu tranh kiên cường, bất khuất, nghị lực phi thường của các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm tại ngục Kon Tum. Ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa thông tin ra Quyết định số 1288 công nhận Ngục Kon Tum là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cách Ngục Kon Tum không xa nằm tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, nơi đây Nhà thờ gỗ Kon Tum được bắt đầu xây dựng vào năm 1913, đến khoảng năm 1918 cơ bản hoàn thành. Toàn bộ kinh phí xây dựng do một linh mục người Pháp thực hiển, để đáp ứng nguyện vọng sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ làng Kon Tum ngày ấy. Kiến trúc của nhà thờ được thiết kế hài hòa theo kiểu Tây phương, kết hợp với nhà sàn gỗ của người Ba Na tạo nên một nét kiến trúc vô cùng độc đáo hiếm có, mang đậm bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên Đại Ngàn.
Nối với con đường Nguyễn Huệ là đường Bắc Cạn xanh mát, đến cây cầu treo KonKLor, cây cầu nối những niềm vui và là niềm tự hào của người dân Kon Tum, cây cầu nối liền hai bờ của dòng sông ĐakBLa, một dòng sông gắn liền với nhiều huyền thoại của đồng bào dân tộc Ba Na và cũng chính cây cầu treo Kon KLor đã tạo nên một điểm nhấn về cảnh quan rất hấp dẫn cho phố núi Kon Tum.
Qua cầu treo Kon KLor, chạy dọc sông Đak BLa chúng ta có thể nhìn thấy ngôi làng cổ của người Ba Na, Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu, nằm bên dòng sông Đak BLa đầy thơ mộng… nơi đó có khoảng 600 cư dân người dân tộc Ba Na đang sinh sống. Điều đặc biệt làng Kon Kơ Tu có vị thế lý tưởng, vừa đứng bên núi, lại nằm cạnh sông không khí khá trong lành và mát mẻ.
Từ TP. Kon Tum, di chuyển theo Quốc lộ 24 khoảng 50km các du khách đến với thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon PLong, tỉnh Kon Tum (vào thời gian của trung tuần tháng 01 trong năm). Đây thời điểm giao thoa của đất trời giữa năm cũ và năm mới, đã tạo nên cho cảnh vật, khí hậu tự nhiên của nơi đây đẹp đến say đắm lòng người, bởi một rừng hoa mai anh đào rực rỡ, được phủ khắp thị trấn Măng Đen, đẹp nhất là tại Quảng trường trung tâm thị trấn, đường lên núi Ngọc Lễ và Hồ Đăk Ke, đây là những điểm mà du khách có thể dễ di chuyển đến, để chiêm ngưỡng hoa mai anh đào một cách trọn vẹn nhất.
Giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn, những danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử đặc biệt luôn là niềm tự hào của người dân vùng đất Kon Tum.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum sẽ giới thiệu đến bạn đọc nhà thờ Chánh Toà, một trong những công trình với kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp cùng kiến trúc nhà sàn đặc trưng của địa phương.
Là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum được ví như “nàng tiên say giấc giữa đại ngàn”, với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, huyền bí, cùng nhiều điểm tham quan mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc. Nếu có dịp ghé đến Kon Tum, những địa điểm dưới đây sẽ mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho du khách.
Nhà thờ Chánh Tòa Kon Tum là công trình độc đáo được kết hợp giữa kiến trúc Châu Âu và kiến trúc nhà sàn đặc trưng của đồng bào Bana. Nhà thờ chánh toà Kon Tum (hay còn gọi là Nhà thờ Gỗ) nằm ở đường Nguyễn Huệ, Phường Thống Nhất, TP. Kon Tum; Nhà thờ được người Pháp xây dựng năm 1913 và hoàn thành năm 1918.
Nhà thờ Gỗ mang đậm phong cách Roman phối với kiểu nhà sàn người Bana đặc trưng Tây Nguyên. Toàn bộ nhà thờ được làm bằng gỗ cà chít, xung quanh là những bức tường được làm từ đất trộn rơm, kết hợp tone màu nâu trầm khó trộn lẫn. Bất kể mùa nào trong năm, du khách cũng có thể ghé qua đây để chụp hình check-in và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo, cổ kính của nhà thờ gỗ.
Nhà rông Kon K’lor được coi là nhà rông lớn nhất Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông Kon Klor được xây dựng theo kiểu truyền thống với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh, lá và có những họa tiết, hoa văn trang trí rất công phu. Các nghệ nhân và người dân làng Kon K’lor đã đồng lòng gìn giữ và bảo tồn những nét đặc trưng của mình trên nhà rông. Với mái nhà cao vút, nhà rông Kon K’lor sừng sững, vững chãi được coi là điểm tựa cho hồn làng, cũng là niềm tự hào của các nghệ nhân và người dân Ba Na. Ngôi nhà nằm gần bên sông Đắk Bla và cầu treo Kon K’lor.
Công trình xanh Indochine Café được lấy cảm hứng từ chiếc nơm cá úp ngược, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã thiết kế, xây dựng quán café đặc trưng, nổi tiếng và là top 5 công trình của năm 2014 do tạp chí kiến trúc ArchDaily (Mỹ) bình chọn và đề cử. Nằm bên dòng Đăk Bla, công trình xanh Indochine có hình chữ nhật được bao quanh bằng một hồ nước nhân tạo xanh mát, giữa lòng hồ là những gốc cây cổ thụ được bố trí theo một khoảng cách nhất định, ngoài cùng là những hàng hoa sứ thẳng tắp tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên, thông thoáng. Mái của công trình được hỗ trợ bởi 15 cụm tre hình nón ngược.
Tòa giám mục Kon Tum (hay còn gọi tên đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum) được xây dựng vào năm 1935, hoàn thành năm 1938. Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Nằm khuất sau 2 hàng cây hoa đại (hoa sứ) và những hàng cây rợp bóng mát, Tòa giám mục mang dáng vẻ yên bình, tĩnh lặng như chính nhịp sống của người bản địa Kon Tum.
Cách trung tâm TP. Kon Tum hơn 50 km về hướng Đông, khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen nằm trên địa phận huyện Kon Plong. Với khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với nhiều suối đá, hồ thác cùng các cảnh quan hấp dẫn, nơi đây được ví như là “Đà Lạt 2” của Việt Nam. Đến với Măng Đen, du khách sẽ có cơ hội khám phá vùng đất Ba hồ, Bảy thác… cùng với những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: tượng Đức Mẹ Sầu Bi; tham quan Chùa Khánh Lâm hay khám phá, trải nghiệm tại làng du lịch cộng đồng Kon Bring và thưởng thức những món ăn dân dã, đặc sản nơi đây như gà nướng, cơm lam, thịt heo nướng… do chính bàn tay đồng bào dân tộc nơi đây làm.
Ngã ba Đông Dương (hay còn gọi Cột mốc ba biên) cách trung tâm TP. Kon Tum khoảng 80km, thuộc địa phận xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi. Là điểm tiếp giáp ranh giới 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, là nơi “một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe thấy”. Cột mốc ba biên được làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi có độ cao 1.086m so mực nước biển, có hình trụ tam giác, mỗi mặt hướng về quốc gia đó có tên nước và quốc huy trang trọng. Ngã 3 Đông Dương trở thành điểm check-in thú vị mà nhiều du khách muốn chinh phục khi đặt chân đến Kon Tum.
Ngoài những địa danh ở trên, du khách có thể khám phá trải nghiệm Vườn Quốc gia Chư Mom Ray – Di sản ASEAN, nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất trong số những Vườn quốc gia trên cả nước; hoặc chinh phục đỉnh Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei), trực tiếp ngắm nhìn Quốc bảo của Việt Nam – Sâm Ngọc Linh…
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Ngắn Gọn – Mẫu 4
Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum ngắn gọn sẽ đưa bạn đọc khám phá khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ với những trải nghiệm thú vị.
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm. Nằm ở trung tâm khu du lịch là thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này, tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng của người Rơ Mâm, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm huyện Kon Plong 6 km về phía tây bắc. Nơi đây có tổng diện tích 25 ha và đã được đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: hệ thống đường đi, nhà rông văn hóa, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày văn hóa của người dân tộc Rơ Mâm, trang trại trồng rau và hoa…
Bạn sẽ phải choáng váng với những công trình đẹp mà không kém phần hiện đại trong một khu sinh thái bốn xung quanh chỉ có cây lá. Đến với khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ, du khách còn được thưởng lãm hàng nghìn tượng gỗ do các nghệ nhân thuộc nhiều tộc người trên địa bàn tỉnh Kon Tum chế tác, hay tham gia những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Rơ Mâm như: tết gieo mạ và mừng lúa mới, cúng chuồng trâu, tục táng….
Hy vọng trong tương lai không xa, khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ sẽ trở thành điểm đến yêu thích, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách khi đến với Kon Tum.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Ngục Kon Tum 🌜 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Hay Nhất – Mẫu 5
Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen là một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Cùng tìm hiểu về địa danh này với bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum hay nhất dưới đây:
Những năm gần đây, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (thuộc huyện Kon Plông) được nhìn nhận là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, được kết nối với tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia.
Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí… đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Điều đó càng được khẳng định, ngày 05/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030. Đây là điều rất thuận lợi cho việc phát triển của Kon Plông nói riêng, của tỉnh ta nói chung.
Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Khu du lịch sinh thái Măng Đen là 1 trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia.
Từ Trung tâm TP. Kon Tum, xuôi theo quốc lộ 24 (về hướng Quảng Ngãi) khoảng 60km, khách bộ hành sẽ đặt chân đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”. Ở độ cao khoảng 1.200 mét, vừa vượt qua đèo Măng Đen, du khách sẽ cảm thấy thú vị vô cùng bởi giữa đại ngàn hùng vĩ của những cánh rừng vi vu gió mát. Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đột ngột hiện ra với vô vàn rừng nguyên sinh. Điểm xuyết cho “bức tranh thủy mặc” ấy là rừng thông, biệt thự và cái lạnh nhè nhẹ, không khí trong lành, thoáng mát.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen được du khách xa gần biết đến như “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên. Măng Đen vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ hiếm có của đại ngàn Tây Nguyên với rừng, suối, hồ và thác nước. Măng Đen e ấp ẩn mình bên cánh rừng nguyên sinh với những rặng thông đỏ bạt ngàn trải dài như vô tận, xen lẫn tiếng nước chảy róc rách quanh năm… Cảm giác thú vị bất ngờ xâm chiếm sau hành trình dài giữa đại ngàn hùng vĩ, du khách thấy Măng Đen bốn phía được bao bọc bởi sương mù, rừng thông, biệt thự và cái lạnh nhè nhẹ…
Ngoài bạt ngàn cây xanh, ở Măng Đen thỉnh thoảng khách bộ hành còn bắt gặp nhiều suối, thác đẹp nổi tiếng như: Pa Sỹ, Đăk Ke, Lô Ba và những hồ thơ mộng: Toong Zơri, Toong Pô, Toong Đam. Đến với Măng Đen, du khách sẽ thích thú bởi mức nhiệt độ trung bình khoảng 200C, do các cánh rừng thông từ 30 – 70 năm tuổi che mát.
Trong thời tiết mát mẻ của vùng rừng núi mênh mông, bên những rặng thông xanh rì rào, là tiếng thác đổ từ thác nước Đăk Ke hoang sơ kỳ vĩ, xa hơn là ngọn thác Pa Sỹ đẹp dịu dàng. Tản bộ trên quốc lộ 24 rộng thênh thang trong sớm mai, ngắm nhìn các ngôi biệt thự xây theo phong cách Pháp, Măng Đen gợi nhớ cho du khách về một TP. Đà Lạt mộng mơ. Măng Đen thật sự yên bình, không có nhiều tiếng ồn của các phương tiện cơ giới. Đây là một nơi lý tưởng cho những ai muốn tìm cảm giác thư thái, thanh thản trong tâm hồn.
Không chỉ nổi danh với những danh lam thắng cảnh, tại Măng Đen còn ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân Kon Plông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Những đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc Mơ Nâm, Xơ Đăng, Ka Dong cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho mảnh đất này. Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh.
Đến với Măng Đen, du khách sẽ tận hưởng không khí trong lành, hòa mình với đất trời Tây Nguyên, bỏ lại những bộn bề và ồn ào nơi phố thị. Đến với Măng Đen, du khách sẽ chìm đắm trong âm thanh cồng chiêng, những điệu múa xoang, và sẽ mềm môi quanh ché rượu cần, trong không gian bập bùng bếp lửa…
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Lạng Sơn 💧 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Kon Tum Đặc Sắc – Mẫu 6
Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Kon Tum đặc sắc với những ý văn hay và hình ảnh sinh động viết về nhà thờ Chánh Toà Kon Tum.
Nằm bên dòng sông Đăk Bla trong xanh, thơ mộng, thành phố Kon Tum luôn là điểm đến của nhiều du khách thích khám phá những nét hoang sơ, hùng vĩ của rừng xanh đại ngàn và những nét cổ kính của những ngôi nhà sàn của đồng bào Ba Na trong đó có ngôi nhà thờ 100 tuổi đời hay còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Kon Tum.
Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.
Nhà thờ Chánh tòa được người dân nơi đây gọi thân mật là nhà thờ gỗ bởi công trình độc đáo này được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển kết hợp với kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na nơi đây. Do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1913 đến đầu năm 1918 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng cho đến nay. Ngày nay công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những du khách đến với vùng cao nguyên bạt ngàn.
Công trình được làm hoàn toàn bằng một loại gỗ đặc trưng nơi đây là gỗ cà chít và các bức tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không dùng bê tông cốt thép và kể cả vôi vữa để sơn trét. Mặt tiền nhà thờ được chia thành bốn tầng cao 24 mét, gồm bốn cột chính và hai cột phụ nối kết với nhau thành những vòng cung nâng toàn khối nhà thờ với kích thước nhỏ dần khi lên cao, lưng chừng tháp là bốn ô cửa sổ kính màu hình tròn với nhiều thanh gỗ cong đồng tâm được sắp xếp một cách hoàn hảo tạo cho cửa sổ mang dáng dấp một con mắt nơi chính diện của nhà thờ. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý cao vút, thể hiện sự uy nghiêm và vĩnh cửu của ngôi thánh đường.
Khung sườn của nhà thờ gồm bốn hàng cột gỗ cao 12 mét chạy dài từ mặt tiền đến phòng áo, hai hàng cột giữa lớn tạo nên gian chính rộng, cao và thoáng mát. Hai hàng cột ngoài nằm sát vách là hai gian phụ với trần nhà thấp hơn, cả bốn hàng cột trụ trên các đế đá vững chắc có sức chịu đựng với thời gian, nâng đỡ cả trọng lượng của ngôi thánh đường.
Bên trong nhà thờ có nhiều hàng cột nhỏ được liên kết với nhau bằng các vòng cung gỗ tạo thành hình vòm đỡ các cửa sổ phía trên như ôm trọn những ai vào giữa lòng nhà thờ. Bên trong thánh đường có nhiều khung cửa kính màu vẽ lại các điển tích trong kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng trời tự nhiên, vừa tạo thêm vẻ rực rỡ tráng lệ cho ngôi giáo đường. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ tuy không chạm khắc tỉ mỉ, công phu nhưng chính những hoa văn với những đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng đã thể hiện được cái khí chất của đồng bào bản địa Tây Nguyên.
Gần một thế kỷ phơi mình dưới cái nắng, cái gió Tây Nguyên ngôi nhà thờ vẫn đang vững chãi dưới thời gian và là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố Kon Tum. Du khách có thể đến thăm nhà thờ gỗ Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu đến vào mùa hoa đậu nở, trên đường tới nhà thờ bạn sẽ gặp sắc hồng, sắc trắng của những con đường hoa làm lộng lẫy thêm nhan sắc Kon Tum.
Nếu đến vào dịp lễ Giáng Sinh, bạn sẽ gặp tại đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần để tham dự lễ. Đó là những ngày nhà thờ náo nhiệt, đầy sức sống với cảnh mua bán tấp nập. Tất nhiên, trong phiên chợ này có rất nhiều sản phẩm thủ công từ các buôn làng đem theo bày bán. Còn nếu đến nhà thờ vào một ngày bình thường nào đó, sẽ gặp sự thầm lặng của một giáo đường. Hàng ghế hai bên hông nhà thờ vào lúc làm lễ là chỗ để giáo dân cầu nguyện, lúc này thành chỗ cho các em học sinh dùng để ôn bài học tập.
Đến Kon Tum ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ độc đáo của nhà thờ gỗ bạn còn có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc của núi rừng Tây Nguyên như cơm lam, gỏi lá, gà nướng măng đen với ché rượu cần nồng nàn hương sắc núi rừng.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Chọn Lọc – Mẫu 7
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum chọn lọc giới thiệu về dòng sông Đăk Bla và những huyền thoại nổi tiếng của vùng đất này.
Đến TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum), du khách sẽ ngỡ ngàng với hình ảnh dòng sông Đăk Bla như dải lụa óng ả, chẳng khác nào áng tóc của người thiếu nữ đương xuân thì, vừa gợi cảm, vừa quyến rũ. Nhưng ít ai biết rằng, dòng sông chảy ngược, có màu đỏ thẫm này lại mang trong mình những huyền thoại, truyền thuyết gắn với câu chuyện tình buồn thuở xưa.
Sông Đăk Bla có chiều dài 139km, vốn là hợp lưu của 3 con sông nhỏ Đăk Akoi, Đăk Nghe và Đăk Pone. Những con sông này bắt nguồn từ phía bắc huyện Đăk Hà và huyện Kon Plông chảy theo hướng đông như bao con sông khác ở nước ta. Tuy nhiên, khi gặp nhau tại huyện Kon Rẫy, dòng sông bất ngờ bẻ hướng bắc – nam, rồi chảy vào thung lũng, uốn khúc bao quanh 3 mặt phía đông, nam và tây ở TP.Kon Tum.
Khi chảy về đến TP.Kon Tum, sông Đăk Bla đột ngột đổi hướng đông – tây. Bắt đầu từ đây, dòng sông cứ thế ngược về tây trước khi gặp sông Krông Pô Cô ở huyện Sa Thầy nhập làm một thành sông Sê San, chảy qua đập thủy điện Yaly rồi sang lãnh thổ Campuchia để hòa vào dòng Mê Kông đổ ra biển Đông.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc sống bên dòng Đăk Bla vẫn còn lưu truyền những huyền thoại, truyền thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng chảy ngược, nước màu đỏ thẫm của dòng sông này. Tương truyền những người đầu tiên đến bên dòng Đăk Bla dựng buôn, lập làng là người Jrai và Bana. Người Jrai lập làng bên hữu ngạn, phía thượng lưu. Người Bana lập làng bên tả ngạn, phía hạ lưu. Tuy khác bộ tộc nhưng 2 buôn làng vẫn sống chan hòa, yêu thương nhau giữa núi rừng hùng vĩ.
Nhưng rồi một ngày, chiến tranh nổ ra khắp vùng Tây Nguyên, các buôn làng, bộ tộc không còn sống chan hòa với nhau nữa. Làng này đến đánh làng kia rồi cướp bóc tài sản, giết hại người làng. Làng người Jrai và và làng người Bana cũng trở nên thù địch, đánh nhau thường xuyên. Oái oăm thay, một chàng trai người Jrai lại đem lòng yêu thương cô gái người Bana ở phía bên kia sông. Họ yêu nhau say đắm dù biết là cuộc tình này chắc chắn không được buôn làng chấp nhận. Tuyệt vọng, họ hẹn nhau một đêm sáng trăng sẽ ra sông Đăk Bla tự sát để được chết bên nhau, qua đó hóa giải thù hận giữa 2 buôn làng.
Đúng ngày hẹn, đôi trai gái tự đâm vào cổ rồi lao xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy. Dòng máu chàng trai xuôi theo dòng nước về phía hạ nguồn để tìm đến nơi cô gái ở. Còn dòng máu cô gái lại ngược dòng tìm về phía ngôi làng mà chàng trai sinh sống. Đến giữa sông thì 2 dòng máu gặp nhau, rồi như tuân theo luật tục mẫu hệ của đồng bào nơi đây đây, máu chàng trai quyện vào dòng máu cô gái rồi chảy ngược dòng về phía thượng nguồn.
Máu của 2 người hòa vào làn nước vốn trong xanh của sông Đăk Bla làm đỏ thẫm cả dòng sông, kéo luôn dòng nước trôi ngược về hướng tây. Sáng hôm sau, khi người của cả 2 làng ra sông lấy nước thì vô cùng sửng sốt khi thấy con sông thân thuộc bỗng đỏ ngầu, lại chảy ngược hướng trước kia. Họ vội chạy về báo cho những người trong làng biết. Đến lúc biết sự thật, người dân 2 làng đều hối hận vì sự thù hận đã khiến cho đôi uyên ương phải chết tức tưởi.
Cảm động trước tình yêu này, 2 làng quyết định gạt bỏ quá khứ, kết nghĩa anh em, sống lại những ngày tháng chan hòa, yên lành. Nhưng dòng sông từ đó cũng không đổi dòng được nữa, cứ chảy ngược về hướng tây và mang theo màu đỏ thẫm quanh năm đến tận bây giờ.
Bây giờ, mùa khô, lòng sông Đăk Bla thu hẹp lại, lững lờ chầm chậm trôi. Mùa mưa, nước dềnh dàng lên 2 bờ, mải miết chảy. Sông như một đặc ân của thiên nhiên dành riêng cho Kon Tum. Sông bồi đắp phù sa cho ruộng lúa, đồng ngô trù phú, lặng thầm mang lộc cá tôm nuôi sống bao người con Bana, Jrai, Xê Đăng… Sông chứng kiến bao nhiêu vòng đời, bao nhiêu vòng xe, bao nhiêu bước chân ngày ngày lặng lẽ lại qua và cả nỗi buồn vui của bao người con nơi đây.
Trong hành trình khám phá vẻ đẹp sông nước Đăk Bla, lênh đênh trên chiếc thuyền độc mộc, du khách không chỉ được thả hồn mình cùng dòng nước nhẹ nhàng miên man, mà còn được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp phong cảnh thơ mộng và lãng mạn. Đó là những dãy núi trùng điệp phía xa xa, những cồn cát, những ruộng lúa, đồng ngô 2 bên bờ sông và đâu đó thấp thoáng cụm tre già cao vút.
Ở đây, du khách sẽ có cơ hội thăm những ngôi làng của người dân tộc thiểu số còn giữ nguyên được nét hoang sơ, cùng thưởng thức rượu cần, điệu múa xoan truyền thống, nghe những âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng rộn rã… Bình minh, hoàng hôn hay đêm tối, dòng sông vẫn luôn sở hữu vẻ đẹp lay động lòng người. Trong buổi sớm mai, du khách có thể chạy bộ một đoạn bên dòng sông để đón lấy những tia nắng ngày mới, chào đón ngày tốt lành. Những chiều lộng gió, sông Đăk Bla sẽ cuốn đi những muộn phiền, giúp du khách tìm về sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn.
Dòng sông Đăk Bla không chỉ là niềm tự hào của bao thế hệ, là nỗi thương nhớ của người dân Kon Tum tha phương cầu thực, mà còn là nơi trải lòng của lữ khách phương xa và là nguồn cảm hứng của những người nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ hay nhiếp ảnh gia có dịp tìm về mảnh đất này.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lai Châu 🌟 15 Bài Giới Thiệu Lai Châu Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Đón đọc bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum học sinh giỏi với những nội dung hay giới thiệu nhà thờ gỗ Kon Tum sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho độc giả.
Thị xã Kon Tum yên ả dưới chân dãy Ngọc Lĩnh cho đến nay vẫn thưa vắng dấu chân lữ khách. Vì vậy mà những nét đẹp và những câu chuyện về phố núi bên dòng Đắk Blah còn đó như món quà bất ngờ cho ai một lần ghé qua. Một trong những món quà đó là nhà thờ Chánh Tòa bằng gỗ đẹp và độc đáo có tuổi đời gần trăm năm. Nhà thờ gỗ, niềm tự hào của thị xã Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc trên một diện tích rộng giữa trung tâm thị xã, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn của người Ba Na. Công trình này hoàn toàn bằng gỗ, được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây dựng. Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng khâm phục là gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp.
Cung thánh được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Khu hoa viên của nhà thờ có nhà rông mái thật cao, các bức tượng tạc từ rễ cây làm không gian mang đậm màu sắc đại ngàn. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác cũng được xây dựng rất tinh tế và mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo.
Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.
Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum do vị giám mục đầu tiên của giáo phận Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn. Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện.
Trên tầng hai của chủng viện có một phòng truyền thống trưng bày chi tiết về lịch sử truyền giáo tại Kon Tum từ giữa thế kỷ XIX, gồm nhiều hiện vật, các bút tích… của những vị linh mục trên đường truyền đạo, các hình ảnh, tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của giáo phận Kon Tum. Cũng có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh này.
Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Điều đáng trân trọng là ở đây không bán vé tham quan, cũng không phải đóng góp tiền của gì, và dù chỉ có một du khách, cô thuyết minh trẻ của chủng viện vẫn say mê kể chuyện với sự am hiểu sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng… Có lẽ người ở đây chỉ mong muốn cái hay cái đẹp của vùng đất Tây Nguyên được khách đường xa biết tới. Đúng là một nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất này.
Đại ngàn giờ đã lùi rất xa, màu áo thổ cẩm cũng không còn thấy giữa phố núi. Nhưng tiếng chuông thánh đường vẫn vang vọng ngày ngày, cho đến khi nào con người còn cần những chốn thiêng.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Đắk Nông 🌼 15 Bài Giới Thiệu Đắk Nông Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Đạt Điểm Cao – Mẫu 9
Để giúp các em học sinh viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum đạt điểm cao, dưới đây là những gợi ý hay giới thiệu về nhà ngục Kon Tum.
Trong chuyến hành trình về với miền núi rừng thiên nhiên hoang dã, du khách đừng quên đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, nơi đây có bề dày truyền thống lịch sử hào hùng với những trận đánh lịch sử và không ít những sự kiện cách mạng. Đặc biệt là di tích lịch sử ngục Kon Tum – một dấu ấn hào hùng của dân tộc, sự hiện diện của di tích lịch sử ngục Kon Tum là chứng nhân cho những gian khổ, sự hy sinh anh dũng của người dân Tây Nguyên nói riêng và người dân miền Nam nói chung trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
Trải qua thăng trầm lịch sử, mảnh đất Kon Tum cằn cỗi nắng gió ngày nay đã phát triển không ngừng, trở thành một trong những thành phố núi phát triển của vùng Tây Nguyên. Di tích lịch sử ngục Kon Tum nằm trên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, nằm ở phía bắc hạ lưu của dòng sông Đắk Bla nơi có những hàng cây xà cừ vươn cao bóng cả.
Trong chiến tranh kháng chiến chống Pháp những năm 1930, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà ngục Kon Tum làm nơi giam giữ các tù binh chính trị, các chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta bị bắt từ Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931.
Ngục Kon Tum còn là nơi cung cấp công nhân đi khai phá cao nguyên, đi làm đường, chính vì bị bắt đi khai phá và làm đường nên các tù binh của ngục tù Kon Tum đã nhiều lần phát động các cuộc biểu tình, đã có những cuộc biểu tình khiến nhiều người chết và bị thương thế nhưng phải đến tháng 12 năm 1935 nhà ngục Kon Tum mới đóng cửa. Sau năm 1975 khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, hòa bình lặp lại trên cả 2 miền Nam – Bắc, nơi đây đã trở thành một di tích sót lại của chiến tranh, ngày 16/11/1988 nhà tù Kon Tum chính thức được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Khu di tích có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh và đã được tu sửa lại nhiều hạng mục, tổng thể gồm 4 khu vực chính là Nhà tưởng niệm, Nhà truyền thống, Cụm tượng đài “Bất khuất” và Hai ngôi mộ tập thể. Ngục Kon Tum từng được gọi là “địa ngục trần gian” bởi ở nơi đây có hơn 500 chiến sĩ cách mạng của ta bị giam giữ, đọa đày đến cùng cực, thực dân Pháp hành hạ tù binh bằng lao động khổ sai, làm thì khổ cực mà không làm thị bị giết một cách man rợ hoặc là thiêu sống hoặc là chôn sống.
Chỉ tính đến tháng 6 của năm 1930 đã có 170 chiến sĩ của ta bị giết tại ngục Kon Tum, sự hy sinh của các anh đã trở thành động lực cho phong trào đấu tranh chống Pháp lan rộng ra khắp các tỉnh Tây Nguyên. Có thể nói, di tích lịch sử ngục Kon Tum có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Là nơi để chúng ta ghi nhớ về tinh thần chiến đấu bất khuất, sự hy sinh quả cảm, anh dũng của những chiến sĩ cách mạng.
Rất nhiều những nhà lãnh đạo đã đến viếng thăm nhà ngục như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng,… Bên cạnh đó mỗi năm có đến 10 nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến đây tham quan, dâng hương kính viếng. Các trường học cũng lựa chọn đây là điểm đến tham quan, tìm hiểu lịch sử dân tộc, tinh thần cách mạng Việt Nam.
Du khách đến đây cùng nhau thắp những nén hương, đặt những bông hoa tươi thắm nhất gửi đến các chiến sĩ với lòng tưởng nhớ và biết ơn sâu sắc. Các anh đã hy sinh nhưng tên tuổi của các anh đã gắn liền với dân tộc, người dân Việt Nam đời đời nhớ đến những chiến sĩ cách mạng tại ngục tù Kon Tum.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Sinh Động – Mẫu 10
Cầu treo Konklor là một công trình thu hút du khách đến tham quan và lưu giữ trải nghiệm bằng những bức ảnh đẹp. Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum sinh động viết về địa danh này dưới đây:
Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Là chiếc cầu dây văng to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, thiết kế và khởi công xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật trong cái nắng vàng oi ả của vùng đất Tây Nguyên.
Địa chỉ cầu treo Konklor nằm ở đường Bắc Kạn, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum (Cách đó không xa là nhà rông Kon Klor cùng tên với cầu treo). Đây là điểm thu hút khách du lịch khi đến Kontum. Cầu treo Kon Klor bắc ngang qua dòng sông Đăk Bla là cây cầu treo dây văng lớn nhất tỉnh Kon Tum. Cầu treo giúp trung chuyển, giao thương đi lại của bà con các dân tộc vào khu vực thành phố. Vào mùa khô, bạn có thể đi xuống lòng sông và ngắm cầu treo Kon K’lor từ dưới. Cầu treo Kon Klor cũng tạo nên một điểm nhấn cảnh quan mới rất hấp dẫn cho phố núi Kon Tum.
Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì. Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần nhau hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt luôn những chuyến đò ngang bằng xuồng độc mộc đã từng bao năm. Đi trên cầu Kon Klor du khách có thể thấy dòng sông Đắk Bla đang cuồn cuộn từng dòng hùng vĩ.
Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor, cùng uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng Kon K’tu, một làng dân tộc Bah Nar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ.
Làng du lịch văn hóa Kon K’tu có nhà rông cao, đẹp, bạn sẽ được thỏa mãn nhu cầu ngủ lại qua đêm, tham gia các sinh hoạt giao lưu văn hóa, uống rượu cần, nghe kể Khan bên bếp lửa bập bùng cùng người dân bản địa. Khi từ biệt làng trở về, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng với những món quà lưu niệm do bàn tay khéo léo của người dân ờ đây làm bằng vật liệu từ núi rừng.
Công trình nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, một dòng sông gắn với nhiều huyền thoại của đồng bào dân tộc Ba Na trong vùng. Ngày nay, cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất Tây Nguyên này.
Gửi đến bạn 🍃 Giới Thiệu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Tiếng Anh 🍃 10 Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Ngắn Hay – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum ngắn hay sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết của mình với những thông tin giới thiệu về toà Giám mục Kon Tum.
Toà giám mục Kon Tom là một công trình kiến trúc – địa chỉ văn hoá đặc sắc ở thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) mà du khách khó có thể bỏ qua.
Tòa Giám mục Kon Tum có tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum. Đây là cơ sở Công giáo lớn nhất khu vực Tây Nguyên Việt Nam. Toà Giám mục Kon Tum có địa chỉ tại số 146 đường Trần Hưng Đạo, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Toà Giám mục Kon Tum quản lý giáo phận Kon Tum bao gồm cả hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Nơi này được thành lập nhờ công của của vị Giám mục người Pháp tiên khởi của Giáo phận Kon Tum, Đức Cha Martial Jannin Phước. Hiện ngay trước toà nhà có đặt tượng của ông
Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc độc đáo, theo kiểu phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Công trình trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông, còn hai tầng lầu trên là hệ kết cấu khung gỗ, mái nhà lợp ngói. Bao quanh công trình là khuôn viên rộng với nhiều cây cối.
Bên cạnh vẻ đẹp tuyệt với của kiến trúc, Toà Giám mục Kon Tum còn đầy lôi cuối bởi không gian độc đáo ở phòng truyền thống. Từ sảnh lầu 1 chính giữa toà nhà có cầu thang gỗ dẫn lối lên không gian này ở lầu 2. Công trình có hành lang rất rộng với hệ sàn gỗ và cầu thang gỗ. Trong không gian này, du khách có thể cảm nhận được những giá trị văn hoá của Tây Nguyên qua các hiện vật trưng bày có tuổi đời hàng trăm năm. Tất cả được bài trí mộc mạc, giản dị như một tinh thần của Tây Nguyên.
Đây được coi là một bảo tàng nhỏ, trưng bày lịch sử truyền giáo tới giáo phận Kon Tum và Tây Nguyên từ thế kỷ 19; đồng thời cũng trưng bày những hiện vật là vật dụng sinh hoạt, nông cụ, nhạc cụ, tác phẩm điêu khắc, sản vật văn hóa – đời sống của các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn Kon Tum. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong phòng truyền thống đều rất giá trị, có tính nghệ thuật cao
Các hình tượng khái quát và các hiện vật thực của văn hoá Kon Tum và Tây Nguyên được tái hiện đầy sinh động. Du khách có thể thấy những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt, văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum. Đó là những bộ chiêng, ché, trống, đàn; các bộ đồ thờ cúng, đồ gốm hay những dụng cụ đi nương, rẫy, săn bắt, hái lượm… Bên cạnh những hiện vật là những thuyết minh bằng tiếng bản địa.
Bộ sưu tập những bức tượng gỗ là điểm thú vị và lôi cuốn. Những tác phẩm nghệ thuật dân gian này rất đơn giản song lại toát lên sự sinh động lạ kỳ. Và đó là đặc trưng của điêu khắc Tây Nguyên. Có thể thấy những hình ảnh thật gần gũi như giã gạo, đâm trâu,chơi đàn, uống rượu cần…
Nơi đây mang một âm hưởng Tây Nguyên từ quá khứ với đầy màu sắc mê hoặc, rất hùng vĩ nhưng cũng lại thật giản dị, đầy thân thiện.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Hưng Yên 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hưng Yên Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum Luyện Viết – Mẫu 12
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Kon Tum luyện viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc ngọn núi Ngọc Linh hùng vĩ, hoang sơ.
Núi Ngọc Linh là dãy núi cao hùng vĩ trải dài trên địa bàn bốn tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai. Với chiều cao hơn 2.600m so với mực nước biển, đây được xem là nóc nhà của Tây Nguyên. Từ xa, ngọn núi hùng vĩ phủ đầy mây mù huyền ảo, thơ mộng. Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên kì vĩ, ngoạn mục, Ngọc Linh còn là thủ phủ của loại sâm cực kỳ quý hiếm.
Đến đỉnh núi, du khách sẽ phải trải qua hành trình khá gian nan kéo dài khoảng 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên du khách sẽ cảm thấy bất ngờ và thích thú với những tán lá rừng cây từng lớp bao phủ suốt dọc đường đi lên đỉnh núi, với hoa lan rừng, và với hàng nghìn hoa đỗ quyên trắng tinh khôi dọc đường đi. Càng đi lên cao người ta càng cảm thấy không khí lạnh dần, những đám mây phủ kín quanh các tán lá tạo cảm giác thích thú cho những du khách.
Khoảnh khắc đứng trên đỉnh núi và chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh ở nơi này khiến cho du khách thật sự bị choáng ngợp trước phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Những cánh rừng già bao phủ lên những rêu xanh rất hấp dẫn, có lẽ những cảnh tượng đó người ta sẽ dễ dàng bắt gặp ở trong phim ảnh hay những câu truyện cổ tích. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm Kon Tum thì hãy thử một lần đến đây và trải nghiệm địa điểm này nhé, chắc chắn đó sẽ là một chuyến đi rất thú vị và hấp dẫn cho tất cả mọi người.
Thời điểm tuyệt vời nhất để chinh phục đỉnh núi này là vào mùa khô, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên núi Ngọc Linh nằm trong rừng đặc dụng được kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt nên nếu muốn leo núi Ngọc Linh cần phải xin giấy phép của cơ quan chức năng. Đường lên đỉnh núi cũng khá khó đi nên để đảm bảo an toàn, du khách nên thuê người bản địa thông thạo địa hình dẫn đi.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Nhà Thờ Gỗ Kon Tum – Mẫu 13
Một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến với phố núi Kon Tum chính là nhà thờ gỗ với những nét độc đáo về kiến trúc. Tham khảo bài thuyết minh về nhà thờ gỗ Kon Tum dưới đây:
Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên, nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Đây được coi là biểu tượng của Kon Tum, là điểm du lịch không thể bỏ qua với du khách khi đến với vùng đất đại ngàn. Nhà thờ được linh mục Pháp Giuse Decrouille cho xây dựng từ năm 1913 và kéo dài đến 1918 hoàn tất. Dù đã trải qua hơn 100 năm lịch sử, mưa nắng, chiến tranh… nhà thờ gỗ vẫn vững chắc không hề bị hư hỏng.
Sở dĩ Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum được gọi là nhà thờ gỗ là vì nguyên liệu chủ yếu để dựng lên nhà thờ này là từ gỗ cà chít, là một loại sến đỏ có rất nhiều ở vùng đất Tây Nguyên ngày xưa. Phụ trách xây dựng nên kiệt tác này là những nghệ nhân lành nghề từ Bình Định và Quảng Ngãi. Trần, tường, vách được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền trung Việt Nam, không dùng bê-tông cốt thép hay vôi vữa, các tấm gỗ được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh.
Về tổng quan kiến trúc, nhà thờ gỗ được thiết kế theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên nước ta. Có diện tích lên đến 700m2, nhà thờ gỗ là một “đại công trình” khép kín gồm: giáo đường, nhà khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm… của đồng bào dân tộc.
Đỉnh tháp chuông nhà thờ gỗ mà ngay từ xa có thể nhìn thấy phần tháp chuông màu nâu ấm này nổi bật trên nền trời xanh. Mặt tiền nhà thờ cao 24m chia làm bốn tầng, càng lên cao càng nhỏ dần, gồm bốn cột chính và các cột phụ kết nối với nhau thành những vòng cung nâng toàn khối nhà thờ. Trên đỉnh tháp là cây thánh giá bằng gỗ quý uy nghiêm. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum ngày nay thuộc Giáo phận Kon Tum, là một trong 27 giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam, là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên.
Bên hông là hành lang lối vào nhà thờ, phần mái mang thiết kế của những mái nhà rông của người Ba Na. Phía bên trong nhà thờ là các hàng cột nhỏ được liên kết với nhau theo dạng mái vòm, mở ra không gian rộng và thoáng đãng với cảm giác choáng ngợp.
Trên các bức tường trong thánh đường là những bức tranh kính màu rực rỡ về Chúa, Đức Mẹ, các điển tích trong kinh thánh. Các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng, vừa tạo thêm vẻ tráng lệ. Bên ngoài sân khuôn viên nhà thờ gỗ có dựng tượng Đức Cha Martial Jannin Phước – vị Giám mục đầu tiên tại Kon Tum, người có công lớn trong việc truyền đạo ở Tây Nguyên.
Nhà thờ mở cửa quanh năm cho mọi người, bất kể tôn giáo, vào tất cả các ngày trong tuần trừ buổi tối. Nếu đến thăm nhà thờ gỗ vào ngày chủ nhật, du khách sẽ phải đợi sau 9 giờ mới được vào để tránh ảnh hưởng đến buổi lễ của đồng bào Công giáo nơi đây. Không chỉ là nơi giáo dân cầu nguyện, nhà thờ gỗ còn là điểm đến, điểm nghỉ chân của rất đông người dân Kon Tum. Đặc biệt, ở đây còn có một phiên chợ nhỏ bày bán các sản phẩm thủ công từ các buôn làng trong vùng.
Nhà thờ gỗ uy nghiêm là công trình mang tính biểu tượng của tỉnh Kon Tum, là niềm tự hào không chỉ với người dân Công giáo nơi đây, còn là điểm tham quan hút khách nhất, không thể bỏ qua nếu như bạn có dịp đến thăm.
Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Kon Tum – Mẫu 14
Lễ hội mừng lúa mới là một trong những nét văn hoá truyền thống của người bản địa trên vùng đất cao nguyên. Bài văn thuyết minh về lễ hội ở Kon Tum sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về bản sắc văn hoá của cư dân nơi đây.
Lễ mừng lúa mới (Mừng cơm mới) là lễ hội quan trọng và lớn nhất trong năm của đồng bào Xơ Đăng ở Tây Nguyên. Lễ mừng năm mới thường được tổ chức trong vài ba ngày liền, với nhiều lễ thức linh thiêng để cúng khấn thần linh và các hoạt động múa hát làm cho không khí của ngày hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh.
Hàng năm, khi những cánh đồng lúa vào mùa chín rộ, đồng bào Xê Đăng (nhánh Xơ Teng), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum lại nhộn nhịp bước vào mùa thu hoạch và mở hội mừng lúa mới. Trước đây, Lễ mừng lúa mới của người Xơ Đăng chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình những ngày nay đã trở thành lễ hội chung của cả cộng đồng.
Để chuẩn bị cho Lễ hội, trước đó cả tuần lễ, già làng sẽ tập trung các gia đình tại Nhà Rông để thông báo thời gian tổ chức và phân công công việc cho các các thành viên trong buôn làng. Thường thì phụ nữ sẽ lo các công việc nội trợ chuẩn bị gạo, gùi nước, hái rau, dọn dẹp nhà cửa, đàn ông thì đi rừng săn bắt các loại thú rừng, đốn củi, sửa sáng lại Nhà Rông. Theo phong tục, lễ Mừng lúa mới được chia làm hai phần: Phần thứ nhất mừng tại nhà (Ka pa neo); Phần thứ hai là mừng lúa mới tại cộng đồng (On đrô tơ triêng).
Trong lễ hội, Già làng là người đứng ra điều hành mọi sinh hoạt chung và đại diện cho buôn tế lễ cảm ơn thần linh cho mọi gia đình có một mùa lúa bội thu. Lễ cơm mới diễn ra thường sau mùa thu hoạch vào đầu năm mới của năm Dương lịch. Sau một mùa vụ dù được vụ hay mất mùa thì đồng bào cũng tổ chức Lễ mừng lúa mới nhằm tạ ơn Thần linh đã ban cho họ mùa màng bội thu. Nếu không bội thu thì trong lời cúng của Già làng sẽ xin thần linh trong mùa lúa mới sẽ ban cho mùa màng bội thu.
Để tiến hành nghi lễ theo cách thức truyền thống, đồng bào trang trọng chuẩn bị các vật phẩm cần thiết cho buổi lễ, tiếp đó chủ hộ chọn những thửa ruộng lúa chín đều, bông đẹp làm lễ xin thần Lúa (Noa Sai) cho rước lúa về làng… Lễ mừng lúa mới vẫn luôn là lễ hội chung của cả cộng đồng, là dịp để các gia đình chuẩn bị những ché rượu cần ngon nhất, nướng cơm lam, nướng thịt góp với cộng đồng buôn làng để tổ chức nghi lễ.
Đúng ngày giờ chính lễ, các gia đình sẽ mang lễ vật ra Nhà rông để cùng già làng làm lễ cúng và mời Thần linh về ăn cơm mới. Lễ vật để cúng cho Thần linh bao giờ cũng có thịt heo, cơm nấu từ gạo của vụ mùa vừa kết thúc.
Trong lễ cúng, đặc trưng nhất là phải có con chuột. Trong lễ thì ai cũng phải ăn thịt chuột để con chuột không còn để đi phá hoại mùa màng… Điều này dường như cũng là quan niệm của đồng bào Xơ Đăng cầu mong cho sang năm mùa màng bội thu, không bị thất thoát từ những loài vật phá hoại.
Trong lễ cúng diễn ra tại Nhà Rông, Già làng báo cáo với trời đất, thần linh về việc sản xuất nông nghiệp của bà con trong buôn làng cùng những đồ lễ mà bà con làm ra như cơm, thịt gà, thịt heo… Đồng thời cầu xin trời đất và thần linh giúp cho vụ mùa sau được mưa thuận gió hòa, cây trồng không bị dịch bệnh hay bị thú rừng phá hoại để mọi người có cuộc sống ấm no.
Khi mang lúa về đến nhà, các gia đình lấy lúa rang cho khô và giã, lấy gạo nấu một nồi cơm lớn. Thức ăn của mỗi gia đình để làm lễ cơm mới gồm: thịt rừng, cá suối, cơm lam, đầu heo, rượu ghè… Sau lễ cúng, toàn bộ người dân tụ hội tại Nhà Rông để cùng nhau ăn bát cơm gạo mới, cùng uống những ché rượu cần ngon nhất. Cùng lúc đó, dàn chinh goong (cồng chiêng), đàn klông pút bắt đầu nổi lên vang động núi rừng để đón chào một vụ mùa bội thu mới.
Trong những ngày lễ hội, mọi người đều tập trung tại nhà Rông để đánh cồng chiêng, cùng múa hát. Với đồng bào Xơ Đăng, Lễ hội mừng lúa mới cũng là dịp để các gia đình làm lễ trưởng thành cho các chàng trai, cô gái và đây cũng là dịp cho các đối nam nữ giao duyên, kết bạn: “Lúc đó các buôn làng tổ chức đánh chiêng, hàng xóm mời nhau qua nhà nhau về nhà ăn cỗ, cùng nấu gạo mới trong các ống nứa, ống lồ ô. Ngày đó tất cả theo chỉ đạo của Già làng, từ già trẻ, gái trai… đều cùng tập trung ăn uống và dự lễ.”
Từ nhà rông, già làng và các thành viên trong buôn làng bắt đầu đi đến từng gia đình để chúc mừng một mùa lúa mới thóc luôn đầy ắp trong nhà. Tại các gia đình, cũng tổ chức ăn cơm gạo mới, uống rượu, đánh cồng chiêng, múa hát quanh bếp lửa. Cơm sẽ được tung vãi xung quanh nhà, bởi đồng bào Xơ Đăng quan niệm làm như vậy mùa vụ sau mùa màng sẽ tốt tươi hơn, lúa ngô sẽ nhiều hơn, tha hồ vung vãi như hôm nay.
Trong hai, ba ngày lễ hội, núi rừng Tây Nguyên luôn rộn ràng tiếng cồng chiêng, tiếng hát cùng những trò chơi gian đặc sắc… Để sau đó, bà con lại trở về với công việc đồng áng của mình, cùng một niềm tin về những mùa vàng bội thu, về cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình và buôn làng của mình.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Nha Trang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lễ Hội Đua Thuyền Ở Kon Tum – Mẫu 15
Bài văn thuyết minh về lễ hội đua thuyền ở Kon Tum sẽ mang đến cho bạn đọc một không khí rộn ràng, sôi nổi trong những buổi hội thu hút đông đảo người dân và du khách.
Được tổ chức quy mô cấp tỉnh lần đầu tiên vào năm 2000, nhân dịp đón xuân Canh Thìn, đua thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla đã trở thành lễ hội truyền thống mừng Đảng,mừng Xuân hàng năm của tỉnh Kon Tum. Từ hoạt động bình thường có từ lâu đời trong đời sống, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đua thuyền độc mộc đã để lại dấu ấn riêng, mang đậm bản sắc thể thao-văn hóa vùng Bắc Tây Nguyên, không chỉ thu hút sự quan tâm của nhân dân trong tỉnh, mà còn gọi mời du khách gần xa.
Đặc thù địa hình núi non chia cắt, hình thành nên sông Đăk Bla, Sê San, Pô Kô, Đăk S’Nghé…chảy qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Từ xa xưa,chèo thuyền độc mộc đã là hoạt động thường ngày trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của cư dân vùng ven sông. Gắn với cuộc sống dựa vào thiên nhiên của đồng bào, thuyền độc mộc được làm thủ công từ những cây gỗ lớn, tuổi thọ dài. Đưa người, nông cụ, phương tiện sản xuất qua lại đôi bờ để trồng tỉa, đồng thời vận chuyển lúa, bắp, củ mì về nhà, thuyền độc mộc như người bạn đồng hành thân thiết của mọi người. Quy mô, tầm vóc thuyền độc mộc cũng là thước đo gia thế, sự giàu có, vững chãi của mỗi gia đình.
Không chỉ là phương tiện gắn liền với đời sống lao động, sản xuất, sự hình thành và phát triển của thuyền độc mộc còn chứa đựng nét đẹp văn hóa dân tộc và gắn với tâm linh của cư dân ít người sống ven sông. Ngày xưa, sau vụ thu hoạch no ấm, những cuộc đua thuyền nho nhỏ nhưng tưng bừng, vui nhộn lại được các thôn, làng tổ chức, cũng là để mừng lúa mới, đón năm mới. Ở đấy, các chàng trai có dịp đua tài, thể hiện; xem ai khỏe mạnh, sức vóc dẻo dai, khéo léo điều khiển con thuyền vượt qua sóng nước hơn ai.
Từ thực tế sản xuất, sinh hoạt mang đậm dấu ấn của đồng bào các dân tộc thiểu số ven sông tỉnh Kon Tum, ngành thể thao tỉnh đã tổ chức giải đua thuyền độc mộc và xác định là hoạt động thể thao truyền thống hàng năm vào đầu xuân mới, xem đây là nét văn hóa – thể thao đặc trưng của mảnh đất cực Bắc Tây Nguyên. Giải thường niên cũng nhằm khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống hôm nay.
Những năm đầu được tổ chức, giải đua thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla của tỉnh Kon Tum được tổ chức định kỳ vào dịp đón năm mới hàng năm trong khoảng thời gian từ mùng 4 đến mùng 6 tết, những năm gần đây, thường vào mồng 4 tết. Trung bình, mỗi năm, thu hút 35-40 thuyền đua và 80-90 vận động viên tham gia; Hội đua diễn ra sôi nổi, tưng bừng với tinh thần quyết tâm của các tay đua và sự cổ vũ nhiệt tình của người xem.
Hội đua cũng không tránh khỏi phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, có năm mưa ít, mùa mưa kết thúc sớm, mực nước dòng Đăk Bla thấp, những khi gió to, nắng gắt… đặt ra thử thách không nhỏ đối với những tay chèo trẻ trai sức vóc; những lần như thế, không khí hội đua càng kịch tính, hào hứng, hấp dẫn, lôi cuốn hơn.
Lễ hội đua thuyền độc mộc truyền thống mừng Đảng mừng xuân của tỉnh Kon Tum không chỉ thu hút sự tham gia cổ vũ của đông đảo người dân địa phương, mà còn lôi cuốn nhiều du khách gần xa trong những ngày đón năm mới. Đây cũng là một trong số điểm kết nối hấp dẫn trong các tour du lịch đến với thành phố trẻ bên sông Đăk Bla trong đầu xuân.
Hiện tại, thuyền độc mộc không còn nhiều, khả năng chế tác phương tiện vận tải thủy truyền thống này ngày càng bị thu hẹp vì nguyên vật khan hiếm, việc gìn giữ những chiếc thuyền cũ được bà con đặc biệt quan tâm. Chèo thuyền giỏi, đua thuyền hay là kết quả nỗ lực học hỏi, rèn luyện, trau dồi của các bạn trẻ từ những người đi trước, tạo thành sợi dây gắn kết từ thế hệ này sang thế hệ khác, để nét đẹp đua thuyền độc mộc mãi còn in đậm dấu ấn trong đời sống văn hóa cộng đồng, là niềm tự hào của các cư dân đồng bào các dân tộc thiểu số bên sông của tỉnh Kon Tum.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone