Thuyết Minh Về Hải Phòng ❤️️ 28+ Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Với Những Trải Nghiệm Hấp Dẫn Và Thú Vị.
Bài Thuyết Minh Về Hải Phòng – Mẫu 1
Để giúp các em học sinh dễ dàng thực hiện và hoàn thành tốt bài thuyết minh về Hải Phòng, tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về dải trung tâm thành phố Hải Phòng dưới đây:
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế – khoa học – kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước
Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà – Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới – là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới.
Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.
Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân. Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288… Đến nay, các chiến tích đó vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị.
Đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích, các lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của Hải Phòng. Những di tích, lễ hội này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được quan tâm bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.
Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh dũng, sáng tạo và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phương. Những người dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho người Hải Phòng sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên của lịch sử. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Hải Phòng trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Hải Phòng – Mẫu 2
Văn mẫu giới thiệu về thành phố Hải Phòng sẽ giúp các em học sinh nắm bắt được phương pháp thuyết minh và nâng cao kỹ năng viết. Đón đọc trọn vẹn bài thuyết minh về thành phố Hải Phòng sau đây:
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội.
Hải Phòng còn là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.
Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam.
Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng, hay thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây và sắc hoa đặc trưng trên những con phố cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh “Thành phố Hoa Phượng Đỏ”.
Không chỉ nổi tiếng là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn nổi tiếng trong mắt khách du lịch bởi những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.
Các điểm du lịch Hải Phòng luôn mang một màu sắc rất riêng, hội tụ nhiều nét đẹp về thiên nhiên, con người, văn hóa của vùng đất Cảng. Khám phá Hải Phòng không chỉ là trải nghiệm trước cảnh sắc tuyệt vời của thiên nhiên mà còn cảm nhận về văn hóa con người, thưởng thức nhiều món ăn ẩm thực thơm ngon của địa phương này. Hải Phòng chắc chắn sẽ là một điểm đến lý tưởng giúp cho bạn và người thân có được một kỳ nghỉ đáng nhớ!
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Hải Phòng, đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Hải Phòng – Mẫu 3
Sau đây là bài giới thiệu về du lịch Hải Phòng với những thông tin thuyết minh đầy đủ và chi tiết nhất để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài văn của mình.
Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ luôn là địa điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch ngắn ngày.
Bãi biển Đồ Sơn được biết đến là một trong những bãi biển đẹp nhất tại miền Bắc. Vì vậy, nếu bạn có dịp ghé thăm Hải Phòng thì đừng bỏ lỡ điểm du lịch này. Bãi biển này được chia làm các khu I, II và III, tuy nhiên, nhiều du khách chủ yếu tắm biển và vui chơi ở khu II vì đây là khu vực tắm đẹp, biển thoai thoải, cát mịn. Không chỉ thỏa sức vui chơi với nhiều hoạt động trên biển, điểm du lịch ở Hải Phòng này còn hấp dẫn du khách bởi nhiều món ăn hải sản thơm ngon, tươi sống.
Các điểm du lịch Hải Phòng mùa hè hết sức đa dạng với các vùng biển, huyện đảo, một trong những lựa chọn được nhiều du khách quan tâm đó chính là đảo Hòn Dấu. Không gian tại đây vô cùng thoáng đãng, mát mẻ, rất phù hợp với những chuyến du lịch cuối tuần. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch biển, chụp ảnh. Ngoài ra, tại địa điểm du lịch Hải Phòng này, du khách có thể dạo quanh ngắm nhìn những loài động vật sống tự nhiên tại đây như nai, thỏ, các loài chim…
Cát Bà là một huyện đảo cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 9km. Trong những dịp hè, lượng du khách đến tham quan khu du lịch Hải Phòng này rất đông. Thời điểm này, du khách có thể thỏa sức vui chơi dưới làn nước trong lành, thiên nhiên tươi mát. Cát Bà được thiên nhiên ưu ái với thời tiết mát mẻ quanh năm. Vì vậy đây cũng là điểm đến lý tưởng trong các điểm du lịch Hải Phòng được du khách quan tâm khi đến với thành phố này. Tại đảo Cát Bà, du khách có thể tham quan nhiều điểm đến khác nhau như: Vịnh Lan Hạ, Đảo Khỉ, vườn quốc gia Cát Bà…
Khung cảnh đảo Long Châu khá hoang sơ, hiểm trở, vì vậy du khách yêu thích trải nghiệm, khám phá có thể lựa chọn điểm đến này cho hành trình của mình. Địa hình hiểm trở, độc đáo tại các điểm du lịch Hải Phòng như đảo Long Châu cũng hứa hẹn sẽ giúp cho bạn có được những tấm hình tuyệt đẹp. Không chỉ được biết đến là một điểm du lịch hấp dẫn với nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên, sự trong lành của biển cả, đảo Long Châu còn là nơi tọa lạc của ngọn hải đăng hơn 100 tuổi. Người dân địa phương vẫn hay gọi đảo Long Châu với cái tên là đảo Mắt Rồng. Tại đây có khoảng 30 hòn đảo lớn nhỏ được cấu tạo từ các bãi đá ngầm, đá vôi.
Nếu bạn muốn khám phá hòn đảo xa nhất tại Vịnh Bắc Bộ thì đừng quên ghé đảo Bạch Long Vỹ tại Hải Phòng. Hòn đảo này cách đất liền lên tới 110km. Tại đây có rất nhiều vùng bãi triều, bãi biển khá hoang sơ thuận tiện cho việc du lịch và khám phá của du khách. Đến với điểm du lịch Hải Phòng này, du khách đừng quên tham quan ngọn hải đăng có độ cao lên tới 80 mét. Bạn có thể leo lên tầng cao nhất của hải đăng và chiêm ngưỡng sự bao la của đất trời biển cả. Đây cũng là điểm check-in lý tưởng giúp bạn có được những tấm hình độc – lạ nhất.
Du lịch đến Hải Phòng cũng không thể bỏ lỡ những điểm đến về di tích lịch sử, trong đó có bảo tàng Hải Phòng. Tại đây lưu giữ rất nhiều những hiện vật lịch sử hào hùng của thành phố hoa phượng đỏ. Ngoài ra, nếu du khách muốn khám phá và biết thêm về Hải Phòng thì đây cũng được xem là một điểm du lịch thú vị. Bảo tàng có rất nhiều những thông tin giới thiệu chi tiết về truyền thống lịch sử, văn hóa, các làng nghề cổ truyền tại địa phương. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm nghiên cứu về khí hậu, các di tích lịch sử văn hóa. Bên cạnh đó không gian tại bảo tàng Hải Phòng mang một nét hoài cổ, độc đáo.
Một trong các điểm du lịch Hải Phòng mang ý nghĩa lịch sử nổi bật đó chính là khu di tích Tràng Kênh. Vùng đất này được biết đến qua di chỉ khảo cổ học nổi tiếng, đây cũng là địa điểm có quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, hệ thống núi đá vôi hùng vĩ giúp cho du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng và khám phá. Khu di tích Tràng Kênh chỉ cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km. Nhiều du khách đã lựa chọn nơi đây làm điểm đến để chiêm bái, vãn cảnh
Trong các điểm du lịch Hải Phòng thì công trình tháp Tường Long được xem là một trong những điểm đến có từ lâu đời nhất. Công trình này được xây dựng từ đời của vị vua Lý Thánh Tông. Trải qua nhiều năm lịch sử, tòa tháp và các công trình phụ của công trình này vẫn giữ được đậm nét dấu ấn của lịch sử. Tháp Tường Long được đặt ở một khoảng đất rộng lớn. Ngay từ phía xa bạn cũng có thể chiêm ngưỡng được sự đồ sộ, hùng vĩ của công trình hiện đại này. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng được tổng quan vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
Đi du lịch quanh Hải Phòng với rất nhiều điểm đến, các quán ăn ngon sẽ khiến cho bạn quên hết mệt mỏi của cuộc sống. Một trong các điểm du lịch Hải Phòng không thể thiếu trong lịch trình tham quan thành phố đó chính là khu di tích Trạng Trình. Đây là một trong số ít nơi còn lưu giữ nhiều kỷ vật độc đáo, mang đậm ý nghĩa lịch sử đối với các thân thế, sự nghiệp của cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Một trong những điểm du lịch ở Hải Phòng phù hợp với các chuyến đi ngắn ngày đó chính là Núi Voi. Đây là ngọn núi cao nhất ở Hải Phòng nằm cạnh bên bờ sông Lạch Tray. Với nhiều du khách, đây là một danh lam thắng cảnh thơ mộng đáng để trải nghiệm trong hành trình tham quan thành phố hoa phượng đỏ. Bên cạnh đó, đây cũng là địa điểm lưu giữ nhiều nét đẹp về văn hóa, lịch sử và những giá trị văn hóa dân gian độc đáo.
Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp là một trong các điểm du lịch Hải Phòng được khá nhiều du khách biết đến. Đây là một hệ thống rừng ngập mặn được trồng từ cách đây khoảng 6 năm. Không chỉ giúp cho việc hạn chế thiên tai, ngập lụt, khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp còn là nơi phục vụ cho nhu cầu tham quan du lịch, nghiên cứu về các hệ sinh thái…
Các điểm du lịch ở Hải Phòng về văn hóa, tâm linh luôn mang đến cho du khách sự thư giãn, thanh tịnh và bình yên. Chùa Dư Hàng cũng được xem là một trong những điểm du lịch tại thành phố Hải Phòng được khá nhiều du khách quan tâm. Được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, chùa Dư Hàng là điểm đến tâm linh lý tưởng với nhiều du khách. Bên cạnh đó, tại đây còn sở hữu rất nhiều pho tượng lớn và đẹp, những câu đối công phu. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng nhiều di vật quý như đỉnh đồng, khánh đồng… Những di vật được lưu giữ cho tới thời điểm hiện tại đều mang đậm ý nghĩa lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Một trong các điểm du lịch ở Hải Phòng đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật thiêng liêng liên quan đến lịch sử dân tộc đó chính là Đền Trần. Đền Trần hay còn được gọi là Đền thờ Đức Thánh Trần. Công trình này được xây dựng từ thời vua Minh Mạng đến thời Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đến với điểm du lịch Hải Phòng này, du khách sẽ có dịp hiểu thêm về thân thế, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Công trình tọa lạc tại một vị trí đắc địa, lựng tựa núi mẫu sơn, mặt hướng ra biển.
Có thể thấy các điểm du lịch Hải Phòng hết sức đa dạng với phong cảnh tuyệt đẹp, kèm theo đó là văn hóa ẩm thực độc đáo trở thành nơi níu giữ dấu chân của du khách.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hải Phòng – Mẫu 4
Bài văn mẫu thuyết minh một danh lam thắng cảnh ở Hải Phòng sẽ là một trong những tư liệu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài. Đón đọc trọn vẹn bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hải Phòng giới thiệu vịnh Lan Hạ dưới đây:
Nằm ở phía Đông đảo Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng, vịnh Lan Hạ từng được ví như “một thiên đường bị bỏ quên”. Nhưng nay, thiên đường ấy đang làm ngạc nhiên tất cả những người yêu du lịch, yêu thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên.
Vịnh Lan Hạ Cát Bà có diện tích hơn 7000m2 với rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ, nằm về phía đông của đảo Cát Bà và phía nam của vịnh Hạ Long. Với vẻ đẹp hoang sơ, sinh động của những bãi tắm chưa được khai thác nhiều, vịnh Lan Hạ đang là điểm đến hấp dẫn các tín đồ du lịch. Ghé thăm vịnh Lan Hạ, du khách sẽ được tham gia các hoạt động vui chơi trên biển, khám phá cuộc sống của các làng chài nơi đây.
Nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, Lan Hạ là một vùng vịnh tuyệt đẹp và vô cùng yên bình với mặt nước xanh biếc hình vòng cung gồm khoảng 400 hòn đảo lớn, nhỏ. Không giống các đảo đá vôi ở vịnh Hạ Long, các đảo đá vôi trong vịnh Lan Hạ đều được phủ lên mình một thảm thực vật tự nhiên xanh mướt, hòa với màu nước biển xanh trong veo bên dưới. Các đảo đá vôi xếp dày đặc san sát nhau, đẹp hoang sơ với muôn dạng hình thù kỳ thú.
Vịnh Lan Hạ là điểm nhấn cực kỳ hấp dẫn đối với du khách khi đến với Cát Bà. Trên Vịnh Lan Hạ có trên 130 bãi tắm hoàn toàn hoang sơ, tự nhiên và quyến rũ. Đặc biệt, trên những bãi tắm này có những hang động mà du khách có thể vào để trải nghiệm, khám phá, vì trong đó có cả rừng nhiệt đới. Vịnh Lan Hạ Cát Bà được yêu thích bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, với nhiều hòn đảo lớn nhỏ mang dáng hình và nét đẹp khác nhau. Đến thăm vịnh Lan Hạ, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, khám phá cuộc sống thường nhật của ngư dân bản địa.
Từ Hà Nội, chỉ mất khoảng 90 phút đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là du khách tới Bến Phà Gót để bắt đầu hành trình khám phá vịnh Lan Hạ. Từ bến này, du khách mất khoảng 20 phút đi phà để tới trung tâm đảo Cát Bà, rồi sau đó đi tàu nhỏ, ca nô hoặc thậm chí du thuyền ra vịnh Lan Hạ. Nếu muốn thưởng ngoạn toàn cảnh một vùng biển từ trên cao, di chuyển thuận tiện và tiết kiệm thời gian ra trung tâm đảo Cát Bà, du khách có thể đi dịch vụ cáp treo Cát Hải – Phù Long, tuyến cáp có Trụ cáp treo cao nhất thế giới.
Sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng vẫn giữ được vẻ hoang sơ vốn có, vịnh Lan Hạ xứng đáng được ví là “vịnh Hạ Long thứ hai” và là một trong những địa điểm đáng ghé thăm nhất Đông Nam Á theo gợi ý của Tạp chí du lịch Mỹ. Và cũng không hề quá lời khi dẫn lại đánh giá của tài tử Leonardo DiCaprio rằng “Vịnh Lan Hạ mang vẻ đẹp của thiên đường”.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Hòa Bình 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hòa Bình Hay
Thuyết Minh Về Biển Đồ Sơn – Hải Phòng – Mẫu 5
Bài thuyết minh về biển Đồ Sơn – Hải Phòng sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được những thông tin cơ bản về danh thắng nổi tiếng của đất nước.
Bãi biển Đồ Sơn – Hải Phòng nhiều năm nay luôn là điểm du lịch lí tưởng của mọi du khách trong và ngoài nước, đặc biệt đây là điểm đến rất hay được các gia đình lựa chọn để tận hưởng khoảng thời gian bên nhau vào mùa hè.
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển, với hàng chục mỏm cao từ 25 đến 130m, nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao. Sau là những ngọn núi và đồi thông. Đồ Sơn hội tụ các điều kiện: cơ sở vật chất là nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, đường xá, điện nước khá hoàn chỉnh. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại đô hộ. Nơi đây còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Đồ Sơn được ví như một con rồng trườn mình ra biển Đông với núi, đồi và biển đan xen. Khúc thân rồng uốn lượn tạo nên sự quanh co khi vào rừng, lúc nhô ra biển càng tăng thêm sự hấp dẫn. Ở mỗi khúc quanh, một bãi biển được hình thành. Bãi biển Đồ Sơn được chia thành ba khu. Một con đường trải nhựa phẳng lì chạy men theo bờ biển nối liền các khu một, hai và ba.
Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào ngày hè, Đồ Sơn thật sống động. Du khách khắp mọi miền đất nước cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn ba thế biển đẹp.
Giống như những bãi tắm biển khác, đến với du lịch biển Đồ Sơn du khách được thưởng thức những món ăn hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực và các loài cá biển. Ngoài ra còn có món giá biển, là một món nhậu có tiếng nơi đây, với nhiều hương vị pha trộn, ngòn ngọt, cay cay…
Đồ Sơn cảnh đẹp tuyệt vời
Dưới chân sóng vỗ, trên đồi thông reo…
Bãi biển Đồ Sơn với nét đẹp thiên nhiên ban tặng chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm nghỉ dưỡng thú vị nhất.
Gợi ý cho bạn 🌼 Thuyết Minh Về Hậu Giang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hậu Giang Hay
Giới Thiệu Về Đồ Sơn Hải Phòng Hay Nhất – Mẫu 6
Văn mẫu giới thiệu về Đồ Sơn Hải Phòng hay nhất sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt chủ đề này và đạt được điểm số cao cho bài viết thuyết minh của mình.
“Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng”
Nhắc đến Hải Phòng, ta không thể không nhắc đến quần thể khu du lịch quận Đồ Sơn – miền đất của những huyền thoại, với nhiều nét đẹp phong cảnh hùng vĩ, nên thơ và đầy tráng lệ.
Đồ Sơn là một bán đảo đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m và là một quận thuộc thành phố Hải Phòng cách trung tâm thành phố 22km về phía Đông Nam, được mệnh danh là vùng đất “long chầu hổ phục”, gồm bảy phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn.
Nước ở Đồ Sơn có phần đục hơn những nơi khác vì nơi đây phía Bắc và phía Nam tiếp giáp với hai con sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, tuy nhiên nước nơi đây có độ mặn vừa phải, hơi muối bốc lên ít giúp da không bị cháy nắng kể cả khi tắm vào ban trưa. Đồ Sơn xưa kia còn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ, là bãi tắm nổi tiếng dưới thời Nguyễn và Pháp thuộc.
Nét đẹp độc đáo của Đồ Sơn phải kể đến sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa tiếng sóng vỗ rì rào trên biển nước mênh với bờ cát trắng và sự tĩnh lặng của những dãy núi, đồi thông, phi lao,… sừng sững, hùng vĩ, nên thơ. Bãi biển Đồ Sơn được chia làm ba khu vực gồm khu một, khu hai và khu ba được nối với nhau bằng tuyến đường nhựa trải dài.
Khu một có khá nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nằm phía đầu của Đồ Sơn, nhưng nơi đây lại rất ít người tắm vì sóng ở khu một rất lớn, địa hình nhiều bãi đá, hàu sắc nhọn, bù lại ở đây lại là địa điểm ngắm cảnh biển bình minh rất lí tưởng và còn gần với khu di tích chùa Hang Cốc Tự, giúp cho du khách có thể thăm thú cảnh chùa chiền.
Khu hai là bãi tắm chính, nước ở đây tuy đục nhất trong ba khu nhưng lại thu hút nhiều du khách đến tắm và vui chơi nhất, đồng thời khu hai gần với biệt thự Bảo Đại cùng di tích Bến Nghiêng. Khu cuối cùng là khu ba với hàng trăm công trình kiến trúc đẹp mắt mà tiêu biểu là khu du lịch Hòn Dấu. Đến với khu du lịch Đảo Dáu, du khách được bơi lội trong bể nước nhân tạo lớn nhất Châu Á cùng với một số loại hình giải trí khác như: vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao và đặc biệt là ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi hay khu “Đà Lạt thu nhỏ” mới được xây dựng thêm vào năm.
Không chỉ vậy, nơi đây còn có di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ hay sòng Bạc Do Son Casino thu hút nhiều du khách quốc tế đếm chơi, đặc biệt là du khách Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho người dân nội địa tới chơi. Từ Đồ Sơn, du khách có thể đi du thuyền đến tham quan đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long, Tuần Châu.
Cùng với đó, nơi đây còn có những nét đẹp văn hóa riêng biệt, cứ đến dịp lễ Tết, du khách tứ phương cùng với người dân bản địa sẽ đến viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hòa. Ngoài ra nơi đây còn có lễ hội Đảo Dấu thắp hương, dâng lễ để cầu cho một năm buôn bán bội thu, làm ăn thuận lơi và đặc biệt không thể không kể đến là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra hằng năm với hai vòng: vòng sơ loại tổ chức vào mùng 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch. Những con trâu chiến thắng sẽ được thịt và bán với ý nghĩa cầu thịnh vượng, hạnh phúc.
Ngoài những nét đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, hữu tình và nên thơ, Đồ Sơn còn được vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam – đảo Hoa Phượng, lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử với những biệt thự, lăng tẩm mang đậm phong cách thời Nguyễn và còn có giá trị văn hóa độc đáo. Chính vì vậy Đồ Sơn cần được duy trì và bảo tồn nét đẹp thiên nhiên để nơi đây không bị mất đi những giá trị tốt đẹp, mãi trường tồn với thời gian.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Cát Bà Hải Phòng – Mẫu 7
Bài văn mẫu thuyết minh về Cát Bà Hải Phòng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin giới thiệu về nhiều khía cạnh của địa danh nổi tiếng này.
Cùng với những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương đất nước như Sầm Sơn, Bãi Cháy, Hạ Long… Cát Bà trở thành một địa danh nổi tiếng và hằng năm biết bao nhiêu người tìm đến. Có thể nói nếu không đến Cát Bà thì thật lãng phi vì khi đến nơi đây bạn sẽ có được một những kỉ niệm khó quên cùng gia đình và những người bạn của mình tại đây.
Trên mảnh đất công cong hình chứ S Cát Bà nằm rộng lớn với 367 đảo, h trong đó có đảo Cát Bà phía nam vịnh Hạ Long, phía ngoài khơi tỉnh Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Về mặt hành chính quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Cát Bà còn có tên là Đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất với tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Theo truyền thuyết kể lại thì ngày xưa đảo có tên là Các Bà vì một thời ở đây các chị, các bà trở thành hậu cần cho các ông đánh giặc bên hòn đảo khác. Sau này họ dọc lệnh đi thành Cát Bà.
Đến với Cát Bà ta không thể thôi xao xuyến trước vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Cảnh núi sông ở đây rất đỗi nên thơ, Cát bà gồm nhiều đảo một trong đó có những đảo chính như đảo Cát Ông, Cát Cò, đảo Khỉ. Khi du khách tới đây sẽ được đắm chìm trong cảnh non nươc hữu tình nên thơ thị vi. Ngay cạnh những khách sạn là hình ảnh của biển cả rộng lớn cùng những chiếc xuồng, chiếc ghe và tàu lớn đậu tại đó, những con người trên tàu vững chắc giống như “ người lái đò sông Đà” ngày nào.
Họ chính là những người sẽ trở du khách đi tới những hòn đảo đẹp. Sông nước nơi đây bềnh bồng tạt vào nhưng vách đã tuyệt đẹp và kì vĩ. Ta cứ ngỡ đây là một tác phẩm mà tạo hóa đã dày công nhào nặn để tạo nên. Những núi đá sừng sững cao ngút ngàn, thật vui sướng biết bao khi ngắm nhìn những núi đá ấy trong làn sương sớm của buổi sớm bình minh. Trên những núi đá ấy lấp ló thấy đầu những chú dê đang nhoi nhoi thưởng thức bữa ăn của mình. Thật kì lại và tài giỏi làm sao khi những chú dê ấy có thể sống trên đó mà không bị rơi xuống biển.
Các bãi tắm thật như một bức tranh cát tuyệt đẹp, những dây rau muống cảnh mọc lan tỏa rủ xuống như mành rèm thiên nhiên. Những ngôi nhà nơi đây vừa có vẻ cổ kính vừa vẻ mộc mạc của người dân làng biển. Làn nước trong xanh sạch sẽ thật là một cảm giác thư giãn sau những mệt nhọc đã trải qua. Nước biển mặt mà như tình cảm mà biển thiên nhiên muốn gửi tớ con người, nó chứa chan tình cảm như “ gừng cay muối mặt” trong ca dao ngày nào.
Nếu đã một lần được ngậm nước biển thì chắc hẳn bạn không thể quên được cái cảm giác đó đâu. Thật hạnh phúc và thư giãn biết bao khi để sóng biển cuốn đập vào người, ngâm mình trong làn nước ta có cảm giác mẹ thiên nhiên hiền dịu biết bao, rằng sự rộng lớn của thiên nhiên, của biển như đang che chở cho con người. Thêm vào khung cảnh đó những làn gió biển sẽ xua tan cái nắng và làm tâm hồn người ta lâng lâng hơn.
Không chỉ thiên nhiên mà con người nơi đây cũng vô cùng đáng yêu dễ mến. Nhà hàng nơi đây được xây sát với vách đá nhìn từ xa những vách đá như đang ôm trọn những ngôi nhà cao tầng màu mè ấy. Từ những cô chủ quán đến anh lái xe ô, người lái thuyền đều thật sự dễ mến. Họ nhiệt tình trong công việc của mình. Một điều không thể không kể đến đó chính là đò ăn nơi đây. Đến với danh lam này ta được thưởng thức những món hải sản ngon như cua biển, ghẹ, tôm, cá… những món ăn ấy thật khó có thể cưỡng lại. Nếu bạn thấy ngại vê giá thành thì hãy yên tâm vì chúng rất hợp với túi tiền.
Cát Bà về đêm đẹp lung linh trong ánh điện rực rỡ của thành phố. Nếu như bước xuống phố lúc này bạn có thể đi dạo cung gia đình ngắm nhìn cảnh biển về đem hay cũng có thể đi chợ tối. Có thể bạn sẽ đi cùng bạn bè hoặc người yêu của mình đạp xe đạp đôi dạo khắp phố xá hay ngồi tựa vào vai người yêu của mình ngắm nhìn cảnh biển và vạch ra con đường tương lai của hai đứa. Thật sự cảm giác tuyệt vời biết bao, nó yên bình và biến bạn thành trẻ con trong mắt người yêu của mình. Ngắm nhìn những đợt sóng nhịp nhàng như giai điệu tình yêu, chẳng thế mà sóng vào thơ thật đẹp:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nổi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Cuối cùng không thể quên kể đến những món hàng lưu niệm vô cùng đẹp mắt như những chiếc túi nhỏ gắn hạt ngọc trai dân dã mà đẹp, những bộ quần áo xinh xinh của em bé với dòng chữ kỉ niệm du lịch Cát Bà…
Kết thúc chuyến đi tới Cát Bà ra về là một cảm giác luyến tiếc ngập ngừng không muốn rời bước đi. Lúc đó tất cả những hình ảnh về sông núi về con người nơi đây như muốn níu giữ bức chân bạn.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Hải Phòng, khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Hải Dương 💕 16 Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay
Thuyết Minh Về Núi Voi Hải Phòng – Mẫu 8
Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về núi Voi Hải Phòng sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những thông tin thú vị về địa danh này.
Núi Voi – Xuân Sơn là một quần thể núi đá, núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau, nhấp nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị lịch sử văn hoá của Núi Voi Xuân sơn là niềm tự hào của người Hải Phòng. Núi Voi – Xuân Sơn, một trong các địa điểm được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử, thắng cảnh sớm nhất của thành phố Hải Phòng ( ngày 28/4/1962).
Từ những thập kỷ 30 của thế kỷ XX, những nhà khảo cổ Pháp đã khám phá và khẳng định: khu vực núi Voi Xuân Sơn là một di tích khảo cổ học. Nơi đây là một cái nôi của những người tiền sử và sơ sử. Những công cụ lao động của người cổ hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Núi Voi như: rìu đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá… Những vũ khí bằng đồng: giáo đồng, dao găm đồng… đã minh chứng cho một thời kỳ phát triển của văn hoá Đông Sơn ở núi Voi Xuân Sơn.
Thế kỷ thứ XVI, vương triều Mạc đã từng đóng binh, thiết lập và xây dựng căn cứ tiền tiêu lớn ở đây để bảo vệ vùng cửa ngõ Dương Kinh (Dương Kinh Ngũ Đoan, quê hương nhà Mạc). Nhà Mạc đã cho xây cung điện, thành quách, đào sông, khơi lạch, tu tạo chùa chiền ở khu vực núi Voi. Tiếc rằng những công trình này nay không còn nữa, chỉ lưu vết lại qua dấu tích tên một số địa danh như hang Chạn (bếp ăn), Đấu đong quân, kênh nhà Mạc, cung công chúa…
Với vị trí hiểm yếu, thuận về tấn công, phòng thủ và lưu binh bảo toàn lực lượng, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, núi Voi trở thành căn cứ khởi nghĩa chống Pháp do Lãnh Tư, Cử Bình chỉ huy. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp do Đảng lãnh đạo, núi Voi là một trận địa phòng không quan trọng bảo vệ cửa ngõ Tây Bắc Hải Phòng. Trung đội nữ du kích núi Voi đã bắn rơi máy bay Mỹ, thành tích đó đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người.
Cũng tại đây, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ hai (tháng 4/1968) đã thông qua nghị quyết động viên nhân dân Thành phố Cảng quyết tâm đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch. Khu di tích danh thắng núi Voi còn ghi dấu nhiều địa chỉ đỏ, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố như hang Thành uỷ, hang Huyện uỷ, hang ông Vin, trận địa súng phòng không… và truyền thống Du kích Núi Voi.
Khu quần thể di tích, thắng cảnh núi Voi còn nổi tiếng với các công trình kiến trúc văn hoá cổ tử lâu đã trở thành câu ca trong dân gian: “Chùa Long Hoa bốn mùa thanh tịnh“. Tương truyền, chùa Long Hoa xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ 11).Do chiến tranh phá huỷ,ngày nay chùa không còn nữa. Song tên tuổi và vẻ đẹp u tịnh, cổ kính của nó vẫn lắng đọng và được truyền lại từ đời này qua đời khác.
Đình Chi lai hiện tại là công trình kiến trúc gỗ cổ không rõ năm xây dựng. Đình thờ Cao Sơn Đại Vương, một bộ tướng tâm phúc của Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18). Bên cạnh đình Chi Lai có ngôi chùa Chi Lai (tên chữ là Linh Sơn tự). Phần thượng điện của chùa có kết cấu kiến trúc khung gỗ làm vào thế kỷ 19. Phần tiền đường chùa mới được phục dựng.
Quần thể di tích núi Voi hiện nay có một số công trình phục vụ cho các du khách thăm quan, nghiên cứu đã được tu bổ, tôn tạo như động Họng Voi, động Nam Tào, Bắc Đẩu, Nhà bảo tàng… Khu vực núi đá, núi đất đã được phủ xanh bằng những rừng cây keo tai tượng sum suê, xanh tốt.
Hàng năm vào trung tuần tháng Giêng, lễ hội truyền thống núi Voi mở trong 3 ngày (15,16 17). Khách đến lễ hội rất đông vui. Trong lễ hội, nhiều hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức, thoả mãn một phần rất đông của khách thập phương. Tương lai, nếu được đầu tư xây dựng, nâng cấp thêm cho các di tích, công trình thể thao, văn hoá, chắc chắn quần thể di tích, thắng cảnh núi Voi Xuân Sơn sẽ còn thu hút nhiều hơn nữa du khách tới thăm quan.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hà Tĩnh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Hà Tĩnh Hay
Giới Thiệu Về Cảng Hải Phòng – Mẫu 9
Bài văn mẫu thuyết minh, giới thiệu về cảng Hải Phòng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An thành phố, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện Cửa ngõ Quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cảng Hải Phòng vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVTND và Giải thưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Anh hùng Lao động, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất trong thời kỳ đổi mới và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngày nay, Cảng Hải Phòng vẫn khẳng định tiếp nối truyền thống đã được được xây dựng và phát huy qua các thời kỳ, trở thành một cảng biển văn minh, hiện đại nhất miền Bắc.
Xác định là cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc, từ năm 1874 thực dân Pháp đã cho xây dựng cảng Hải Phòng phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa. Công trình đầu tiên có quy mô lớn là hệ thống nhà kho gồm 6 kho, nên được gọi là Bến Sáu Kho (cảng Hoàng Diệu ngày nay) thu hút một lực lượng lớn lao động với biệt danh “phu khuân vác”.
Cuộc sống cùng cực, đói rách dưới sự bóc lột của thực dân Pháp thôi thúc cuộc đấu tranh của 500 công nhân cảng đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập và đã giành thắng lợi vang dội vào ngày 24/11/1929. Sau đó 4 ngày, Chi bộ Đông Dương Cộng sản đầu tiên đã được thành lập tại Cảng Hải Phòng, mở đầu truyền thống vẻ vang của đội ngũ công nhân cảng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Những tháng năm chống Mỹ, công nhân cảng vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Sau ngày đất nước thống nhất, cảng Hải Phòng tổ chức lại sản xuất, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chỉ 2 năm sau giải phóng miền Nam, sản lượng hàng qua cảng đã tăng 10% so với công suất thiết kế. Bước vào thời kỳ đổi mới, Cảng Hải Phòng đã có bước phát triển nhảy vọt, năm 1995, với 17 cầu tàu, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 4,5 triệu tấn. Đó là năm đầu tiên, doanh thu toàn cảng đạt mức hơn 200 tỷ đồng.
Hiện nay cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam, có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn, phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Trải qua hơn 100 năm, cảng Hải Phòng không ngừng phát triển và lớn mạnh. Tuy vậy, qua biến thiên của thời gian, bồi lấp của sông Cấm và sự mở rộng không gian đô thị của TP Hải Phòng, những bến cảng ban đầu của Hải Phòng nay đã không phù hợp với sự phát triển của cảng.
Cảng Hải Phòng suốt hơn 100 năm qua luôn đóng vai trò là cửa ngõ ra biển lớn nhất của miền Bắc, gắn liền với từng bước thăng trầm lịch sử phát triển của TP Hải Phòng.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Một Di Tích Lịch Sử Ở Hải Phòng – Mẫu 10
Tham khảo bài thuyết minh một di tích lịch sử ở Hải Phòng giới thiệu đến bạn đọc về khu đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – một danh nhân lỗi đạt của dân tộc ta.
Khu di tích đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi trưng bài danh nhân văn hóa lỗi lạc của nước nhà, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 16. Khu di tích này là nơi có những địa dấu nổi tiếng đã đi vào sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Bạch Vân am và Trung Tân quán. Nơi đây còn trưng bày khá đầy đủ hiện vật về thân thế và sự nghiệp trong suốt cuộc đời của ông.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dự báo, một danh hân văn hóa như cây đại thụ bóng trùm cả một thế kỷ XVI. Tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, nhân cách cao cả cùng với tri thức uyên bác và tài năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp, uy tín và ảnh hưởng rộng lớn của ông mà đến nay chúng ta rất đỗi tự hào, trân trọng.
Để tưởng nhớ công ơn của ông, năm 1586, Vua Mạc ban cấp cho làng Trung Am 3000 quan tiền để lập đền thờ ông, có gắn biển mang hàng chữ “Mạc triều Trạng Nguyên tể tướng từ” do nhà Vua tự tay đề. Khu di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng.
Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình. Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện.
Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đền Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng Trình và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.
Phía sau đền là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Cách không xa Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm cao 5,7 mét, nặng 8,5 tấn được làm bằng chất liệu đá Granit và trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị. Hai bức phù điêu được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật… Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay.
Trong quần thể di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách không xa đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là phần mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm và tháp Bút Kình Thiên, tương truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng trình như trụ cột chống trời, chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình), di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn… Đặc biệt trong không gian của khu di tích có rất nhiều vườn tượng, với kích thước bằng người thật, diễn tả lại cuộc đời, cảnh dạy học khi xưa của Nguyên Bỉnh Khiêm, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động.
Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn ẩn chứa giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc, thể hiện vai trò quan trọng của di tích này trong tâm thức, đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Lễ hội đền Trạng được tổ chức từ ngày 27 – 29 tháng Mười Một Âm lịch hàng năm, với những nghi thức như Lễ Mộc dục, Rước văn, Cáo yết và nhiều chương trình văn hoá văn nghệ của các địa phương (đấu vật, cờ tướng, múa tứ linh, đua thuyền, pháo đất, đu sòng/đu tiên, múa rối cạn, rối nước).
Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.
Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hà Nam ☔ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Bài Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Hải Phòng Học Sinh Giỏi – Mẫu 11
Bài thuyết minh về di tích lịch sử Hải Phòng học sinh giỏi sẽ là tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài. Tham khảo bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Hải Phòng giới thiệu khu di tích Tràng Kênh dưới đây:
Đến thành phố Hoa Phượng Đỏ, một trong những điểm di tích đặc biệt du khách không thể bỏ qua đó là cụm di tích đền Tràng Kênh (Thủy Nguyên, Hải Phòng) – vùng đất thiêng tái hiện ba lần chiến thắng quân Nam Hán, quân Tống, quân Nguyên Mông lừng lẫy Bạch Đằng Giang của cha ông từ hơn ngàn năm trước…
Xưa kia, đây là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc giữ gìn bờ cõi, chống giặc xâm lăng. Các nhà địa lý, lịch sử đời Nguyễn khi biên soạn bộ Đại Nam nhất thống chí từng nhận xét: “Nước ta chống người phương Bắc chỗ này là chỗ cổ họng”. Nguyễn Trãi nói một cách hình tượng rằng, đây là nơi quan ải do trời đặt ra thế hiểm yếu khiến hai người có thể chống được cả trăm người; là nơi lập công danh của các bậc hào kiệt.
Theo người dân địa phương, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất này được coi là một phên dậu chống giặc ngoại xâm; nơi ghi dấu những trận thủy chiến ác liệt và những chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối năm 938, Ngô Vương Quyền đánh bại quân Nam Hán tạo nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, kết thúc nghìn năm đô hộ của kẻ thù phương Bắc trên vùng non nước Bạch Đằng. Tiếp đó, năm 981, Lê Hoàn đánh bại giặc Tống ở Bạch Đằng giang.
Hơn 300 năm sau, vùng đất thiêng này là nơi diễn ra những trận thủy chiến oai hùng của quân đội nhà Trần dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đánh tan đội quân xâm lược Nguyên Mông. Bạch Đằng giang vì thế trở thành biểu tượng của những chiến thắng huyền thoại, niềm tự hào của dân tộc.
Bắt nguồn từ hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ chảy giữa hai huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và Yên Hưng (Quảng Ninh). Khi thuỷ triều lên, mặt sông ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1.200m. Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu bắc dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung của 5 con sông: sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thái, sông Gia Đước bên hữu ngạn đổ ra cửa Nam Triệu.
Đặc điểm địa hình nổi bật của thượng lưu sông Bạch Đằng là sông núi nối tiếp liền nhau. Từng ngọn núi nhấp nhô của vùng núi đá Tràng Kênh ở phía đông huyện Thuỷ Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở đây có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những núi đá vôi nối liền với lạch nước ra tận bờ sông. Các con sông bên tả và hữu ngạn chạy theo các thung lũng, len qua các dãy núi là đường giao thông thuận lợi. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thuỷ bộ với khối lượng lớn, giấu quân kín đáo, xuất kích bí mật và dễ dàng, nhanh chóng.
Kể từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, việc phát hiện ra các bãi cọc gỗ ở Yên Giang, Nam Hoà, Điền Công (Yên Hưng) đã làm sáng tỏ những ghi chép có phần sơ lược trong các tư liệu lịch sử cũ để lại. Và gần đây, bãi cọc mới phát lộ ngay trên mảnh đất này, gần khu vực Tràng Kênh đang được các nhà khoa học làm sáng tỏ, những nghiên cứu ban đầu cho thấy, những cọc gỗ lim rất có thể vào đời nhà Trần, thế kỷ 13. Chính từ các bãi cọc phát lộ mới đây, các nhà khoa học đang tìm một hướng đi mới, vẽ lại trận chiến Bạch Đằng Giang từ ngàn năm trước.
Bao thế kỷ qua, Bạch Đằng luôn là nguồn cảm hứng cho nhiều bậc hoàng đế, danh nhân, thi sĩ tụng ca khi có dịp đi qua đây. Nhiều tác phẩm trong đó đã nổi tiếng như Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu, Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, Bạch Đằng Giang của vua Trần Minh Tông… Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lấy tên Bạch Đằng để đặt cho tên đường, trường, phường, cảng biển…
Nhiều người cho rằng đến Thủy Nguyên mà không ghé thăm khu di tích Tràng Kênh thì cũng coi như chưa đến tới Thủy Nguyên.
“Tràng Kênh có núi U Bò
Có sông Quán Đá có đò sang ngang”…
Có thể nói, Bạch Đằng Giang là một khu Di tích chứa đựng nhiều yếu tố lịch sử cổ đại. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã phát tâm bồ đề nâng cấp, tôn tạo từ năm 2008. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo.
Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó, dọc theo con đường rợp bóng mát của những hàng cây lưu niệm là đền chính thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, nhà quân sự thiên tài góp công lớn trong ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông và tạo nên hào khí Đông A của triều Trần- triều đại anh hùng bậc nhất của lịch sử Việt Nam.
Nằm ở trong cùng là đền Tràng Kênh nơi thờ vị Tổ trung hưng của Việt Nam- Ngô Quyền năm 938. Khi vào với sân tế lễ chúng ta sẽ bắt gặp là hình ảnh của hai chú voi phục nằm hai bên được làm hoàn toàn bằng đá ong từ làng cổ Đường Lâm quê hương của Ngô Quyền. Việc tạo hình chú voi từ những nguyên liệu chuyển từ quê hương của Đức Vương cũng thể hiện sự tận tâm và tri ân của những người đã làm nên ngôi đền cũng như nhân dân vùng Tràng Kênh với công đức của Ngài.
Cũng như 2 ngôi đền thờ đức Vua Lê Đại Hành và Đức thánh Trần đền thờ đức Vương Ngô Quyền cũng được thiết kế theo hình chữ Đinh gồm các khu: trong thờ tượng đồng của Ngài, trung đường thờ quan quân tướng sĩ, bên tả thờ chư vị quan văn, bên hữu thờ chư vị quan võ. Tất cả đều được chạm khắc, sơn son thiếp vàng vô cùng tinh tế- không gian thờ tự trang nghiêm nhưng cũng không kém phần lộng lẫy.
Điều đặc biệt, ở mỗi ngôi đền còn có kèm theo sơ đồ từng trận đánh khác nhau trên sông Bạch Đằng. Ở trận Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 Ngô Quyền đã cho đóng cọc ngay sát bãi bồi dọc sông nhưng đến trận Bạch Đằng lần 2 năm 981 Lê Đại Hành lại chọn đóng cọc tận trên thượng nguồn và khi đánh quân Nguyên Hưng Đạo Vương còn kết hợp phục kích đánh nghi binh tại 2 khu vực sông Tranh và sông Giá buộc kẻ thù tiến vào bãi cọc Bạch Đằng.
Và nữa, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có nơi thờ riêng mà nhân dân dành cho lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Dù Người không thực sự có mặt trong những cuộc chiến đã xảy ra trong quá khứ liên quan đến bãi cọc Bạch Đằng, nhưng Người là thế hệ của lịch sử cận đại đem lại bước ngoặt vĩ đại thay đổi cả một nền văn hóa tương lai, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm và mở ra chương mới của đất nước.
Ngoài tứ linh từ, khu di tích còn có đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Đặc biệt, từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) xây trên núi Tràng Kênh, du khách thấy được vẻ đẹp hữu tình của cả vùng Tràng Kênh.
Một điểm nhấn lớn nhất của khu di tích này so với nhiều điểm văn hóa tâm linh khác là tôn chỉ “ba không”: không mất tiền gửi xe, không rác thải, không hàng quán, không dịch vụ thương mại. Ở mỗi khu vực đền chùa, quảng trường đều có khuôn viên ghế đá dừng chân, uống nước miễn phí… Hết thảy đều thể hiện sự tận tâm, tỉ mỉ, yên ả và hào sảng đến nao lòng.
Hàng năm, khu di tích đã đón hàng trăm đoàn học sinh từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Có thể nói, với nhiều hạng mục như Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng – nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần; Quảng trường Chiến thắng Bạch Đằng; Khu rừng lim, vườn tượng mô phỏng hoạt động chế tác cọc Bạch Đằng… nằm bên con sông lịch sử xuôi ngược, chúng ta như gặp quá khứ hào hùng và cuộc sống ngày thường đan xen.
Bởi thế, khu vực gây cảm xúc mãnh liệt hơn cả chính là khuôn viên cuối của khu di tích Bạch Đằng Giang, nơi có bãi cọc giả định và ba bức tượng đài vô cùng lớn của ba vị anh hùng ghi dấu ấn trên dòng dòng sông Bạch Đằng, tạo nên một bức tranh vô cùng chân thực và cảm động. Ba vị anh hùng tiền nhân lồng lộng giữa mây trời, sóng nước nơi cửa biển, để chúng ta thêm tự hào, trân quý giá trị của hòa bình, của tinh thần dựng nước và giữ nước chảy mãi đến muôn đời…
Và cũng tại đây một điều kì diệu mà 3000 năm mới có, là hoa Ưu Đàm Bà La đã nở trên chuông đồng. Cũng như thật khó lý giải khi đi vào khu di tích, chúng ta bắt gặp những cây đại thụ xanh tốt như đã hàng ngàn năm tuổi, nhưng thực tế chúng mới được mang về trồng hơn 10 năm qua… Đến Tràng Kênh, bạn sẽ gặp những cảm xúc ngưỡng vọng lịch sử vĩ đại của cha ông, sự thanh khiết trong tâm hồn, như những ồn ào của cuộc sống hiện đại đã ở một nơi nào xa lắm…
Không chỉ có văn mẫu thuyết minh về Hải Phòng, tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Bình Thuận 🌳 16 Bài Giới Thiệu Hay
Thuyết Minh Về Đền Nghè Hải Phòng – Mẫu 12
Đền Nghè là một trong những địa danh văn hoá tâm linh nổi tiếng của vùng đông bằng Bắc Bộ. Bài văn thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về địa danh này.
Khách du lịch đến Hải Phòng thường đến tham quan Đền Nghè, một di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thờ nữ tướng Lê Chân.
Hải Phòng ngày nay thuộc vùng đất An Biên xa xưa. Những năm đầu của thế kỉ I sau Công Nguyên, Lê Chân đã đến vùng đất sình lầy trên cửa sông Cấm, chiêu dân, khai hoang, lập ấp… trấn giữ vùng An Biên. Bà đã mở thao trường dạy võ. Hàng nghìn nữ nhi hào kiệt khắp mọi miền đất nước đã kéo về đây tụ hội, mưu đồ nghiệp lớn.
Khi Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, Lê Chân đã kéo binh mã về Long Biên tụ nghĩa, đánh đuổi tên Thái thú Tô Định, giải phóng 65 thành trì. Khi tướng giặc là Mã Viện kéo quân sang, nữ tướng Lê Chân đã kịch chiến với binh mã Thiên triều ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Bà đã oanh liệt hi sinh trong một trận đánh dữ dội, ác liệt bên bờ sông Đáy.
Tục truyền rằng, Lê Chân sau khi oanh liệt hi sinh đã hóa đá, trôi trên sông Kinh Thầy, trôi đến Bên Đá (Bến Bính ngày nay) thì thi hài nữ tướng cứ bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Đêm đêm tiếng ngựa hí, tiếng quân reo vang vọng vùng biển trời An Biên. Dân làng An Biên nằm mộng biết nữ tướng Lê Chân đã hiển thánh. Họ đã kéo nhau ra bến sông, vớt và khiêng đá thiêng về. Nhưng chỉ đi được độ non dặm đường thì trời nổi dông gió, sấm chớp kinh thiên động địa, hòn đá thiêng rơi xuống, cắm sâu vào lòng đất. Đền Nghè đã được xây dựng tại nơi đó.
Hai nghìn năm đã trôi qua. Đền Nghè đã được tu tạo nhiều lần, trở thành chốn linh thiêng, tráng lệ như ngày nay. Đền Nghè là một công trình kiến trúc đồ sộ, cổ kính, đậm đà tính dân tộc, cấu trúc hình chữ Nhị (Hán Tự). Nhà Tiền tế và nhà Hậu cung như hai nét vẽ lớn vằng vặc giữa trăng sao. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên hương 2 tầng, bốn đầu đao có linh vật bay lên trời xanh. Tòa Bái đường gồm năm gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng chạm trổ hoa văn. Hậu cung gồm 3 phần, cao hơn nhà Bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái xếp, uốn cong vút lên.
Trong đền, ngoài tượng nữ tướng Lê Chân sơn son thếp vàng còn có nhiều di vật lịch sử như sập đá, khánh đá, bia đá,… đồ sộ, nhiều bia tượng cổ. Bức tượng nữ tướng vừa mang vẻ đẹp người con gái của dân tộc, vừa mang phong độ uy nghi, cốt cách anh hùng của một liệt nữ phi thường từng làm cho lũ tướng tá của Thiên triều hồn xiêu phách lạc. Đến tham quan Đền Nghè, du khách xúc động được sống lại cuộc đời oanh liệt của nữ tướng đất An Biên, tự hào nhớ lại trang sử hào hùng của dân tộc ta thời đại Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc Hán xâm lược.
Hằng năm, ngày 25 tháng Chạp ta là ngày giỗ nữ tướng Lê Chân. Các bà, các mẹ, các chị quanh vùng vẫn kết hàng tnăm mâm hoa rực rỡ, thơm ngát, kính cẩn dâng lên hương hồn Nữ tướng. Ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 ta là ngày Hội Đền Nghè. Năm nào cũng có hàng nghìn, hàng vạn người kéo về dự lễ hội.
Di tích đền Nghè – Đồ Sơn hội tụ đủ cả hai yếu tố vật thể và phi vật thể để trở thành một di sản văn hoá rất có giá trị, được xây dựng và tồn tại trong một không gian văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Nhà Hát Lớn Hải Phòng – Mẫu 13
Thuyết minh về nhà hát lớn Hải Phòng sẽ là một trong những gợi ý thú vị khi thực hiện bài viết giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Nhắc đến Hải Phòng – thành phố cảng lớn nhất Việt Nam, người ta thường nghĩ đến những bãi biển xanh cát trắng như: Cát Bà, Đồ Sơn…Nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua Nhà hát lớn Hải Phòng bởi đây cũng là một trong những điểm du lịch nổi danh không kém.
Nhà hát thành phố là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hải Phòng, Nhà hát thành phố là nơi chứng kiến nhiều sự kiện cách mạng quan trọng của Hải Phòng và đất nước. Công trình còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và nghệ thuật.
Theo tài liệu của Bảo tàng Hải Phòng, thành phố Hải Phòng thành lập ngày 19/7/1888 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp và được xếp loại ngang thành phố Hà Nội và Sài Gòn. Cũng trong những năm này, người Pháp đẩy mạnh việc xây dựng Cảng Hải Phòng. Sau khi đặt các cầu tầu vào năm 1885 đến năm 1887, Pháp cho đặt hệ thống đăng tiêu trên sông Cấm, lập kho chứa hàng (bến sáu kho), dựng đèn biển (Hòn Dấu) để hướng dẫn tàu bè ra vào. Như vậy, vào cuối thế kỷ 19, Hải Phòng đã trở thành một hải cảng, một trung tâm công nghiệp ở phía Bắc Việt Nam.
Cùng với xây dựng thành phố, người Pháp còn cho xây dựng các công trình văn hóa phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ của tư bản Pháp và quan lại bản xứ, tư sản Việt Nam. Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của nhóm giai cấp này ngày một lớn, đòi hỏi cần phải có một nhà hát. Sự ra đời của Nhà hát lớn Hải Phòng là một nhu cầu tất yếu. Hiện, các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy tư liệu công bố Nhà hát lớn thành phố khởi công và khánh thành vào năm nào. Hiện nay, tại Bảo tàng Hải Phòng đang trưng bày bức ảnh Nhà hát lớn được chụp vào ngày 12/5/1909, có lẽ đây là hình ảnh sớm nhất về Nhà hát lớn Hải Phòng.
Dưới thời thuộc Pháp, Nhà hát thành phố là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của chế độ thực dân, phong kiến và một bộ phận tư sản. Đây cũng là địa điểm ghi những dấu ấn, mốc son lịch sử của cách mạng dân tộc và của thành phố Hải Phòng. Tại Quảng trường Nhà hát thành phố, sáng ngày 23/8/1945, hàng vạn nhân dân, có lực lượng tự vệ hỗ trợ, từ nhiều ngả đường gương cao cờ đỏ sao vàng đổ về. Đúng 10 giờ, cuộc mít tinh trọng thể khai mạc tại quảng trường Nhà hát. Đồng chí Nguyễn Quốc Uy thay mặt Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền tay sai của phát xít Nhật, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hải Phòng.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà hát thành phố là địa điểm trung tâm tổ chức các hoạt động của chính quyền cách mạng như: Tuần lễ vàng, phong trào cứu đói, phong trào Nam tiến. Quảng trường Nhà hát thành phố còn là nơi chứng kiến sự kiện hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành đón chào bộ đội tiến vào tiếp quản thành phố ngày 13/5/1955. Từ sau ngày giải phóng Hải Phòng đến nay, Nhà hát thành phố là trung tâm sinh hoạt chính trị – văn hóa của thành phố, đặc biệt là trong dịp Giải phóng Hải Phòng 13/5 hàng năm và trong thời khắc Tết đến, xuân về.
Về giá trị văn hóa, từ khi đưa vào hoạt động, nhà hát là nơi thực dân Pháp, phong kiến và một bộ phận tư sản sinh hoạt chính trị, biểu diễn văn nghệ. Sau khi giải phóng Hải Phòng (13/5/1955), Nhà hát thành phố được chính quyền cách mạng tiếp quản và sử dụng. Từ đó đến nay, Nhà hát đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố Hải Phòng về văn hóa, xã hội, du lịch.
Về giá trị nghệ thuật, các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Hải Phòng nhận định, được ra đời trên nền tảng của chế độ thực dân Pháp nên từ mặt thiết kế đến vật liệu xây dựng, hoa văn trang trí kiến trúc hoàn toàn là hình mẫu, là sản phẩm của văn hóa châu Âu. Nhà hát thành phố cũng là công trình kiến trúc mang phong cách tân cổ điển, kế thừa nét đẹp kiến trúc Hy Lạp – La Mã cổ đại và phối hợp đường nét, hình khối Baroc chắc khỏe, trang trí mĩ thuật, hội họa mang phong cách lãng mạn Pháp, tinh tế, chi tiết, chuẩn mực. Không gian nội thất nơi này như một bảo tàng mỹ thuật sống động, đa sắc màu.
Nhà hát lớn Hải Phòng từ lâu đã trở thành biểu tượng, là điểm du lịch độc đáo của thành phố cảng Hải Phòng.
Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Hải Phòng – Mẫu 14
Đến với thành phố hoa phượng đỏ, du khách còn mê mẩn với món bánh đa cua truyền thống, và đây cũng sẽ là gợi ý hay để các em học sinh thực hiện bài viết thuyết minh về đặc sản Hải Phòng.
Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Và ở Hải Phòng cũng vậy, đó là món bánh đa cua.
Một tô bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như cua đồng, bánh đa… Nhưng với tay nghề khéo léo, tỉ mỉ của những người đầu bếp đã tạo ra một món ăn tuyệt hấp dẫn. Người ăn món bánh đa cua một lần sẽ cảm thấy nhớ mãi không quên.
Nguyên liệu để làm món bánh đa cua gồm có: Thứ nhất là cua đồng phải chọn con cua béo, phần yếm cua đầy đặn. Cua thường là cái cho lượng thịt và gạch nhiều hơn cua đực. Tiếp đến là bánh đa đỏ – đây là nguyên liệu tạo nên sự khác biệt cho món canh bánh đa cua. Cách chế biến bánh đa đỏ mỗi nơi có một bí quyết riêng. Nhưng Dư Hàng Kênh được cho là vùng làm bánh đa đỏ nổi tiếng nhất của Hải Phòng.
Ngoài hai nguyên liệu chính trên đây thì còn có một số nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi, nấm hương. Cùng với đó là một số loại rau nhúng, chần tái cho vào bát (rau rút, rau cần, rau muống). Gia vị ăn kèm thì có mắm tôm, ớt chưng, ớt ngâm dấm, chanh, quất. Nhiều thực khách còn ăn kèm cả với chả lá lốt, trứng, thịt, chân giò…
Về cách chế biến nấu món bánh đa cua. Trước tiên là phần nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch sẽ, Cua được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó.
Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.
Tiếp đến là chế biến bánh đa cua, phải lựa chọn sợi bánh đa nâu sẫm – loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh đa được dùng phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Chính vì vậy mà khi ăn bánh đa sẽ cảm nhận được độ mềm và dai. Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ năm màu sắc. Màu hồng nâu của gạch cua. Màu bánh đa nâu sậm. Màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt. Màu vàng của những tép hành khô giòn rụm. Màu đỏ của cà chua, của ớt.
Tất cả màu sắc hòa chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa sau khi chần sơ bỏ vào trong tô, rồi bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt. Cuối cùng là chan nước dùng thật nóng lên. Vậy là đã có một bát bánh đa cua nóng hổi, hấp dẫn.
Món bánh đa cua thường được ăn nhiều trong mùa hè – khi thời tiết nóng bức. Bởi màu xanh mát của các loại rau, và mùi vị béo ngậy của cua đồng. Đã từ lâu, thành phố cảng Hải Phòng đã nổi tiếng với món ăn này. Bất kỳ ai khi đặt chân đến đây cũng đều muốn thưởng thức một bát bánh đa cua mới thỏa lòng mong đợi. Khi thưởng thức bát bánh đa cua đồng, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh của nước dùng, vị béo của chả lá lốt, chả cá và độ ngậy của cua đồng.
Nếu có dịp ghé thăm Hải Phòng, bạn đừng ngần ngại mà hãy thử ngay một bát bánh đa cua. Tin chắc rằng, chỉ cần ăn một lần là sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà đặc trưng của món ăn của người miền biển.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đồng Tháp 🍀 15 Bài Giới Thiệu Đồng Tháp Hay
Thuyết Minh Về Món Ăn Hải Phòng – Mẫu 15
Tham khảo bài thuyết minh về món ăn Hải Phòng giới thiệu đặc sản bún tôm với những ý văn sinh động và cách diễn đạt hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng với người đọc.
Hải Phòng – thành phố của những đóa hoa phượng đỏ rực rỡ, của những cảng biển tấp nập thuyền bè qua lại. Người Hải Phòng nổi tiếng hào sảng, với tính cách dễ thương, trìu mến. Về góc độ văn hóa, Hải Phòng là một trong những thành phố với những cảng biển lâu đời, nên nền văn hóa chứa đựng những đặc sắc văn hóa từ nhiều vùng miền khác nhau. Nhắc về nền ẩm thực, Hải Phòng nổi tiếng với những món hải sản tươi ngon, đầy ấn tượng. Và một trong số đó là món bún tôm, món ăn mà thực khách không chỉ bị hấp dẫn bởi hương vị mà còn bị hấp dẫn bởi những nguyên liệu và cách chế biến độc đáo nữa.
Bún tôm – món đặc sản của người Hải Phòng, cũng như nem cua bể hay bánh đa cua, đã xuất hiện và lưu truyền từ bao đời nay ở đất cảng này. Không ai biết bún tôm là do ai sáng tạo nên, người ta chỉ thấy nó xuất hiện như một điều tự nhiên, một thứ văn hóa ăn sâu vào trong suy nghĩ của mỗi con người nơi đây. Có lẽ xa xưa, khi những người dân Hải Phòng với vùng biển giàu có, đã đặc biệt sáng tạo ra món ăn này để làm mới hương vị bữa ăn hàng ngày. Cứ như thế, bún tôm đã dần trở thành một nét văn hóa phi vật thể, một đặc sản khó quên mà ai đến Hải Phòng cũng mong mỏi được nếm thử.
Khác với các loại bún khác, bún trong món bún tôm được chọn là loại bún sợi to, tròn, như loại bún được sử dụng trong món bún riêu cua mà ta thường hay nấu. Đôi khi, để tạo nên nét mới, đổi vị, người ta sử dụng bánh đa cua hay bánh đa đỏ – thứ bánh đa đặc trưng của người Hải Phòng để chế biến món bún tôm như một cách thay đổi khẩu vị thường ngày.
Về hải sản, người ta thường chọn tôm là thứ hải sản chính để chế biến, ngoài ra, họ cũng có thể chế biến thay đổi các loại khác như mực, cua hay bề bề. Với một vùng đất đa dạng về hải sản tươi ngon như Hải Phòng thì một tô bún tôm hay bún hải sản cũng có thể làm ấm lòng ngay cả những thực khách khó tính nhất.
Món bún tôm nghe có đơn giản về nguyên liệu thế nhưng để làm nên hương vị một tô bún tôm thơm ngon, đúng điệu lại là sự tập hợp của đa dạng những loại nguyên liệu khác nhau, mà quan trọng nhất là hải sản tươi sống. Về nguyên liệu tôm, loại tôm mà thường được người dân ở đây lựa chọn khi chế biến món bún tôm đó là tôm sú hoặc tôm giảo. Hai loại tôm này không chỉ luôn tươi ngon mà còn cho một lượng thịt lớn, ngon ngọt hơn so với các loại tôm khác.
Về nước dùng, người ta tạo nên nước dùng món bún tôm bằng sườn hoặc xương ống lợn ninh kĩ, thêm nước được chế biến từ tôm, tạo nên một vị béo ngậy thơm ngon, nức lòng du khách. Người Hải Phòng không như các vùng khác, đối với các món bún hoặc bánh đa, họ thường dùng chung với các loại rau sống như xà lách, rau thơm, húng, … được thái nhỏ để ăn cùng. Các món rau này không chỉ cho tô bún một vị thanh đạm mà còn khiến món ăn thêm dậy mùi kích thích tất cả các giác quan của người thưởng thức.
Về cách chế biến món bún tôm, người Hải Phòng có hai cách thức để chế biến món đặc sản này, một cách chế biến truyền thống mà người Hải Phòng chính gốc hay sử dụng còn một cách là sự biến tấu cho món bún tôm thêm màu sắc và thơm ngon hơn.
Với cách chế biến thứ nhất, rất phổ biến, người ta chọn mua nguyên liệu chính là những con tôm từ những chợ hải sản lớn nhất của Hải Phòng. Tôm được chọn phải còn sống, tươi ngon, đầy đặn. Sau đó, nó được rửa sạch rồi luộc lên để lấy nước dùng. Xương ống của lợn được chọn từ chợ, ninh thật kĩ trong khoảng thời gian đủ lâu để nước có đủ vị ngọt, béo và thơm. Sau đó, ta trộn hai loại nước này, nêm nếm cho vừa miệng là đã có được nước dùng món bún tôm đặc sản rồi.
Tôm sau khi luộc lên lấy nước thì được vớt ra, để ráo sau đó bóc vỏ cho thật sạch. Có một lưu ý nhỏ khi bóc vỏ tôm đó là phải để tôm thật nguội, khi bóc vỏ mới không làm trầy thịt tôm, không bị nát thịt tôm. Bóc xong vỏ, ta bỏ thịt tôm ra bát rồi phi hành khô thật vàng, cho thịt tôm đã bóc vỏ vào đảo, cho thêm một chút nước mắm để tôm có thêm mùi thơm. Sau khi thấy thịt tôm săn lại, rắn chắc vàng đều thì tắt bếp rồi đổ ra bát.
Bún được mua về, chần qua nước nóng rồi múc ra bát, bày biện tôm lên phía trên, thêm một chút rau răm, thì là, hành lá nữa, múc thêm một bát nước dùng còn đang nóng hổi rưới thật đều lên bát bún. Vậy là ta đã có được một tô bún tôm đặc sản đậm chất của người Hải Phòng rồi. Ăn kèm cùng với một phần rau sống đã được thái nhỏ, thì thật đúng là tuyệt vời, đặc biệt là trong một ngày mùa đông lạnh giá.
Cách chế biến này khá đơn giản, được nhiều người Hải Phòng chọn lựa làm cách chế biến món bún tôm ăn trong gia đình. Còn cách chế biến thứ hai là sự biến tấu của cách chế biến thứ nhất, tuy cầu kì, thế nhưng lại mang tới những hương vị độc đáo, riêng biệt cho món bún tôm của người Hải Phòng. Vẫn với các nguyên liệu chính như cách chế biến đầu, thế nhưng, ở cách chế biến này, người ta còn lựa thêm cà chua, thêm mộc nhĩ, nấm hương, một chút rau cần và thịt ba chỉ. Nước dùng ở cách chế biến thứ hai này cũng công phu và cầu kì hơn cách chế biến trước.
Cũng vẫn là những con tôm tươi ngon, đã được lựa chọn kĩ càng, người ta đem bóc vỏ, bỏ đầu, rút sợi chỉ đen ở thân tôm, còn phần thịt tôm được để riêng ra bát. Sau đó, phần vỏ tôm và đầu tôm được đem đi rang lên thật giòn, bỏ vào cối, giã tầm năm phút rồi đổ một lượng nước vừa phải lọc từ từ và bỏ phần bã đi. Cách lọc này giống với khi chúng ta làm cua trong món bún riêu.
Về phần rau cần, chúng được nhặt sạch, rửa kĩ rồi cắt khúc tầm hai đốt ngón tay. Một chút thịt ba chỉ được thái mỏng, to bản, ướp cùng một chút mắm muối cho đậm đà, mộc nhĩ, nấm hương được ngâm nở, thái nhỏ. Vậy là đã cơ bản xong phần chuẩn bị nguyên liệu, chúng ta cùng bước vào giai đoạn chế biến.
Cũng giống như cách chế biến trước, phần thịt tôm cũng được xào lên cho săn tôm lại thì đổ ra, giữ trong bát tô. Thịt ba chỉ cũng được đảo qua chảo hai ba phút cho chín rồi bỏ thêm nấm hương, mộc nhĩ vào đảo cùng, sau đó cho phần thịt tôm đã đảo vào xào lên cùng. Cà chua được phi hành thơm, đảo cho nhừ rồi cho vào chung với nồi nước ninh xương cùng nước tôm lọc đã được nấu sôi, nêm nếm cho vừa miệng. Cà chua vừa có vị thanh chua, vừa tạo nên màu sắc thật bắt mắt cho món bún tôm. Vậy là đã có được một nồi nước dùng cho món bún tôm ngon rồi!
Rau cần và bún được chần qua nước sôi, để ráo, sau đó được xếp vào tô theo thứ tự bún, rau cần, tôm và thịt ở phía trên, rắc thêm một chút hành lá, rau răm, thì là đã cắt nhỏ, rồi rưới thêm một tô nước dùng thơm ngon là ta đã có một tô bún tôm cực kì đặc sắc rồi. Phải nói, bún tôm không chỉ đậm đà vị ngon ngọt đặc trưng của xương ninh, mà còn thơm mùi tôm, của thứ hải sản tươi sống cùng với rau và các gia vị khác nữa. Bất cứ ai khi đến Hải Phòng cũng đều luôn mang trong mình niềm yêu thích với các món ăn đặc sản nơi đây mà đặc biệt là món bún tôm này.
Một tô bún tôm như là một bức tranh đồng quê đặc sắc với màu đỏ của cà chua, màu xanh của rau và màu vàng cam của những chú tôm thơm ngọt. Về Hải Phòng, người ta không chỉ bắt gặp những quán xá lộng lẫy mà còn bắt gặp những quán ăn đậm chất bình dân với chỉ vài chiếc bàn ghế nhựa kê gọn trên hè phố, một tấm biển treo, chỉ cần thế nhưng cái hương vị thì không đâu có thể sánh bằng.
Những người dân Hải Phòng luôn luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực của mình. Mỗi thực khách đến với Hải Phòng đều không thể nào quên được những tô bún tôm, bánh đa cua hay bánh mì cay, … cùng với tấm lòng tràn đầy thân thiện và yêu mến của người dân nơi đây. Mỗi du khách qua thành phố cảng này đều lưu luyến những nét văn hóa, nét ẩm thực nơi đây mà chẳng muốn trở về.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Bánh Đa Cua Hải Phòng – Mẫu 16
Đón đọc bài viết thuyết minh về bánh đa cua Hải Phòng với những hương vị đặc trưng mà chỉ nơi đây mới có.
Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.
Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi.
Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).
Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.
Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.
Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.
Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về Hải Phòng, giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Bánh Mì Cay Hải Phòng – Mẫu 17
Bài văn thuyết minh về bánh mì cay Hải Phòng sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm và khám phá mới mẻ, thú vị.
Nhắc đến đất cảng, nhiều người nghĩ ngay đến những món ăn mang hương vị miền biển như nem cua bể, bánh đa cua…. mà quên mất rằng, bánh mì que Hải Phòng cũng là một món ăn khiến du khách nhớ mãi. Với hình dáng và hương vị đặc biệt, những chiếc bánh mì cay đã trở thành một món ăn nổi tiếng tại vùng đất cảng Hải Phòng. Điều đặc biệt là những chiếc bánh mì ở đây chỉ nhỏ bằng hai ngón tay và có duy nhất một loại nhân là pa tê.
Bánh mỳ cay Hải Phòng được cho là bắt đầu từ một quán nhỏ trên ngõ Khánh Lạp gần Hàng Kênh và đến nay bán ở khắp phố. Thành phần làm bánh mỳ rất đơn giản, bao gồm bột mỳ, muối và bột nở. Tuy nhiên, để có một ổ bánh thành công thì quá trình từ thái bột, xe bột phải đòi hỏi nhiều sự khéo léo, chính xác của người làm bánh. Khâu nướng bánh đòi hỏi độ nhanh tay, khéo léo, làm sao để bánh không bị nở hoặc cháy quá.
Bánh mì cay Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi vị bánh giòn tan mà còn là nhân patê đậm đà. Theo những người có kinh nghiệm làm bánh lâu năm thì bí quyết làm nhân patê ngon rất đơn giản. Các nguyên liệu để làm pate như gan, mỡ, thịt phải thật tươi sống. Nguyên liệu sau khi say nhuyễn và cho vào nồi hấp trong vòng 6 tiếng thì sẽ có được món patê rất đậm đà.
Khi có khách mua, người bán hàng xẻ dọc chiếc bánh mì, quết vào ruột bánh một lớp patê, một chút mỡ rồi cho vào lò nướng để bánh đạt độ giòn, đồng thời lớp mỡ tan ra, quyện vào patê tỏa một mùi thơm quyến rũ. Một điều khá đặc biệt là bánh mì cay Hải Phòng chỉ có duy nhất nhân patê bên trong, không có thêm bất cứ một thành phần gì khác như ruốc, giò, chả hay bất cứ một loại rau, dưa góp nào như cách làm ổ bánh mì thông thường.
Thế nhưng, một yếu tố quyết định cho “thương hiệu” và tên gọi món ăn này chính là chí chương (tương ớt). Sở dĩ có tên đó là do những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng quen gọi như vậy. Chí chương được làm từ ớt, cà chua tươi bỏ hạt, tỏi băm nhuyễn, nêm thêm chút muối và trải qua quá trình lên men theo công thức gia truyền. Chí chương thơm ngon phải cay nồng và màu đỏ tươi bắt mắt.
Món ăn này có thể để lâu trong tủ lạnh, khi ăn lấy ra cho vào lò vi ba hay áp chảo (không cần dầu) đến khi vỏ bánh giòn, có mùi thơm là dùng được. Vào những ngày mưa gió hay những ngày mùa đông giá rét, không gì thú vị bằng vào một quán bánh ven đường, ngồi bên cạnh lò nướng nóng sực nhâm nhi chiếc bánh mì cay để thấy đất trời và cả lòng người bỗng… ấm áp đến lạ thường!
Có thể thấy, bánh mì cay tuy là một món ăn rất đơn giản nhưng đã trở thành một nét đặc trưng của ẩm thực Hải Phòng. Bất kì ai đã từng thưởng thức món ăn đặc biệt này thì không thể quên được hương vị thơm, giòn và cùng vị cay đặc biệt.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai 🌺 14 Bài Hay
Giới Thiệu Về Hải Phòng Bằng Tiếng Anh – Mẫu 18
Để thuyết minh, giới thiệu về Hải Phòng bằng tiếng Anh, các em học sinh cần trau dồi vốn từ vựng của mình và sử dụng những cấu trúc ngữ pháp chính xác. Tham khảo bài mẫu ngắn gọn dưới đây:
Tiếng Anh
Hai Phong – A mighty, majestic port city with many beautiful scenes and the place where I was born and raised.
Hai Phong is located in the north of Vietnam. Hai Phong is bordered by the sea, so there are many ports. Hence, this place was called the port city. Weather in Hai Phong has features of the weather in the North. There are four seasons here. Spring is warm, summer is hot and sunny. Autumn is cool and winter is cold.
My favorite is the people here. Hai Phong people are simple and gentle. Everyone is very friendly and caring for each other. When the big cities are smoggy, the Air in Hai Phong is very fresh. Busy people and cars give this city a bustling atmosphere. Coming to Hai Phong, you will enjoy delicious Banh My Que with pate.
A characteristic feature of this place is the color of phoenix flowers that glow in the sky in summer. Every time I go away seeing phoenix flowers, I remember my beloved Hai Phong. I love Hai Phong. I love everything here.
Tiếng Việt
Hải Phòng – Một thành phố cảng hiên ngang, hùng dũng với nhiều cảnh đẹp và là nơi tôi sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng nằm ở phía bắc của Việt Nam, giáp với biển nên có rất nhiều cảng. DO đó, người ta gọi nơi này là thành phố cảng. Thời tiết ở Hải Phòng mang những nét đặc trưng của thời tiết miền Bắc. Ở đây có bốn mùa. Mùa xuân ấm áp, mùa hạ oi ả và nắng gắt. Mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh thấu xương.
Tôi thích nhất chính là con người nơi đây. Người Hải Phòng chất phác hiền lành. Mọi người rất thân thiện và quan tâm lẫn nhau. Khi những thành phố lớn khói bụi mịt mù thì Không khí ở Hải Phòng lại vô cùng trong lành. Người và xe tấp nập tạo cho thành phố này không khí nhộn nhịp. Đến với Hải Phòng các bạn sẽ được thưởng thức món Bánh Mì Que kẹp pate vô cùng ngon.
Một nét đặc trưng của nơi này đó là màu hoa phượng rực rỡ khắp trời vào mùa hạ. Mỗi lần đi xa nhìn thấy hoa phượng tôi lại nhớ về Hải Phòng yêu dấu của tôi. Tôi yêu Hải Phòng, Yêu tất cả mọi thứ ở nơi đây.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau 🔥 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau