Thuyết Minh Về Hà Tiên ❤️️ 34+ Bài Về Danh Lam Thắng Cảnh Hay ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Vùng Đất Biên Thuỳ Của Tổ Quốc.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Hà Tiên
Tham khảo dàn ý thuyết minh về Hà Tiên sẽ giúp các em học sinh định hướng làm bài và nắm được bố cục cũng như phương pháp thuyết minh về một địa danh.
a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về vùng đất Hà Tiên
b. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về Hà Tiên
- Lịch sử hình thành của Hà Tiên
- Đặc điểm về tự nhiên
- Đặc điểm về dân cư
- Cung cấp một số thông tin quan trọng như quá trình phát triển của Hà Tiên
- Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Hà Tiên
- Đặc trưng về văn hoá, bản sắc, lễ hội, đặc sản địa phương.
c. Kết luận: Nêu cảm nhận về vùng đất Hà Tiên.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Hà Tiên – Mẫu 1
Bài giới thiệu về Hà Tiên dưới đây sẽ giúp bạn đọc khám phá những nét đặc trưng của vùng đất này.
Có những miền đất khi đi qua đọng lại trong ta nhiều ấn tượng khó quên: Hà Tiên là một nơi như thế. Thuộc miền Tây Nam Bộ, Hà Tiên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi có biển, núi, rừng xen giữa đồng bằng phì nhiêu.
Thị xã Hà Tiên được hình thành cách đây 300 năm. Thị xã Hà Tiên sầm uất và nên thơ nằm giữa các núi pháo đài (Kim Dữ), núi Lăng (Bình San), núi Ngũ Hổ và Đông Hồ. Muốn ngắm toàn cảnh Hà Tiên không gì thú bằng trèo lên tận đỉnh núi Tô Châu, một quả núi nho nhỏ, xinh xắn nằm phía trước thị xã. Đứng từ đỉnh, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan Đồng Hồ, một hồ nước có chiều dài 3km và rộng 2km, ở ngay cửa sông Giang Thành. Đông Hồ đẹp nhất vào những đêm gió mát trăng thanh, do đó họ Mạc (Mạc Cửu) mới đặt tên là “Đông Hồ ấn nguyệt tức Đông Hồ in bóng trăng.
Ngày xưa, gần núi Tô Châu có một đảo nhỏ gọi là Tiểu Kim Dữ, nay đã dính vào địa đầu núi này. Đối diện với Tiểu Kim Dữ là Đại Kim Dữ ở bên mé chợ Hà Tiên, họ Mạc đặt tên là “Kim Dữ lan đào” (hòn đảo vàng chắn sóng gió). Dấu tích một thời khai hoang còn in rõ nét trên mảnh đất này qua hình ảnh lăng Mạc Cửu được người dân thờ nhớ ơn công lao mở mang bờ cõi của dòng họ Mạc.
Hang Thạch Động cách thị xã Hà Tiên 3km, được xem là động đá duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Hang khá rộng, bên trong vô cùng dễ chịu bởi không khí mát lạnh được toát ra từ vách đá cấu tạo bằng đá vôi. Động có nhiều thạch nhũ với nhiều hình thù lạ mắt được tạo nên từ những giọt nước mưa chảy xuống qua hàng trăm năm: Nhô ra biển vịnh Thái Lan là bãi tắm Mũi Nai được bao bọc bởi hai ngọn núi lấn biển.
Một trong những ngọn núi đó vươn mình như đầu chú nai đang ngơ ngác tìm bầy. Xuôi về Hòn Chông, qua những rặng dừa xanh cao vút sẽ thấy Hòn Phụ Tử thiêng liêng đứng giữa trời mây, non nước. Như một biểu tượng tình cha con. Phụ Tử mang bóng dáng người cha cao cả đang che chở cho đứa con nhỏ bé của mình.
Nhà lưu niệm Đông Hồ cũng là một dấu ấn văn hoá thu hút du khách mỗi khi ghé ngang Hà Tiên. Từ năm 1926 đến năm 1934 nhà thơ Đông Hồ đã chủ trương dạy tiếng Việt cho học trò và cổ động bạn bè cùng theo tại nhà lưu niệm này. Qua nhiều biển cố nhà lưu niệm Đông Hồ hiện được nữ sĩ Mộng Tuyết, người bạn đời của ông gìn giữ bảo quản và trưng bày những kỉ vật, di cảo ông từng gắn bó.
Trong nhà được bài trí đơn giản nhưng tao nhã. Di cảo nhà thờ sắp xếp gọn gàng trong tủ kính. Một số bức thư họa uyên thâm ông mừng tuổi vợ mỗi độ xuân về được treo trang trọng trong phòng khách. Thăm nhà lưu niệm Đông Hồ để hiểu rõ hơn những giá trị của công trình khảo cửu bậc tiền nhân xưa. Đến Hà Tiên không chỉ thấy sự phát triển của miền đất trẻ mà còn để cảm nhận nụ cười thân ái của con người và cảnh đẹp nơi đây.
Từ mé Kim Dữ đi về hướng tây vài kilomét là đến núi Lăng tức Bình San. Họ Mạc đất tên là “Bình san điệp thuỷ”. Trên núi Lăng có lăng mộ họ Mạc, hiện nay còn khoảng hon 40 ngôi, có bia đá. Ngôi mộ Mạc Cửu quy mô hơn cả chiếm địa thế cao nhất. Trước lăng có tượng Mạc Cửu mặc nhung phục, tay cầm kiếm đứng trên một bệ cao oai phong lẫm liệt. Dưới chân núi Làng có đền thờ họ Mạc, lúc nào cũng mở cửa để khách thập phương đến chiêm bái.
Từ lăng tẩm họ Mạc, du khách có thể đến thăm chùa Phù Dung gần đó. Chùa có Mạc Thiên Tích xảy để cho bà vợ thứ tu hành. Còn một ngôi chùa khác mang tên Tam Bảo do Mạc cửu xây để cho mẹ già tu niệm cùng với hai quá đại hồng chung ngân vang, được họ Mạc đặt tên là “Tiêu tự thần chung”.
Từ chợ Hà Tiên đi về hướng biên giới chừng 3km là Thạch Động. Động đá này cao 98m, hình dáng tương tự như chiếc mũ lông của lính ngự lâm Hoàng gia Anh Quốc, rộng vừa đẹp vừa lạ mắt. Đi thêm chừng 2km nữa thì đến núi Đá Dựng. Đây là ngọn núi đá vôi cao 83m, đỉnh bằng phẳng, bên trong có nhiều hang động đầy thạch nhũ óng ánh trông như ngọc châu. Họ Mạc đặt tên là “Châu nham lạc lộ” (châu nham là núi như châu ngọc, lạc lộ là bãi chim cò thường đến ngủ).
Nếu đi dọc bờ biển, cách thị xã 4km là Mũi Nai, cao 100m, trên đỉnh có ngọn hải đăng xây từ thế kỉ XIX. Từ xa trông Mũi Nai nhô ra biển chẳng khác nào đầu chú nai đang ngơ ngác nhìn sóng nước. Đẹp nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến hòn Phụ Tử, xưa nay là hình ảnh biểu trưng cho non nước Hà Tiên thơ mộng và quyến rũ. Hòn Phụ Tử gồm hai trụ đá, một cao lớn, một thấp bé nhô lên từ biển trông như hình tượng cha con quấn quýt lấy nhau, dầm mưa dãi nắng từ bao vạn kỉ giữa mặt nước trong xanh…
Thật là kì thú và đầy ấn tượng nếu các bạn du lịch đến Hà Tiên
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Hà Tiên Ngắn Gọn – Mẫu 2
Bài văn thuyết minh về Hà Tiên ngắn gọn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Được mệnh danh là một Việt Nam thu nhỏ bởi địa hình “đa phong cách”, Hà Tiên vang danh như chính tên gọi của nó. Có cái gì như hoang sơ, như thần thoại, cũng có cái gì như phồn hoa, cổ kính mà hiện đại. Hà Tiên đẹp, một nét đẹp đã tạc ngay từ cái tên, vừa quen, vừa lạ, vừa thơ, vừa thực.
Từ trên cầu Tô Châu, theo hướng về Hà Tiên, nhìn bên phải là Đông Hồ – một dòng sông thơ mộng. Hình ảnh núi Tô Châu in hình trên mặt nước xanh biêng biếc đang từ từ đổ ra cửa biển như một lời mời gọi khách phương xa. Và từ đây, nếu đi thêm chừng cây số nữa thì một bức bình phong hiện ra với sự cổ kính của lăng và đền thuộc dòng họ Mạc.
Nơi đây chính là nơi an táng của Mạc Cửu, một vị khai quốc công thần có công khai phá và tạo dựng cho vùng đất Hà Tiên vào những năm cuối thế kỷ XVII. Có lẽ vì thế mà sau khi mất, ngôi mộ của ông được khoét sâu vào núi có hình bán nguyệt, chỗ chôn hài cốt được đúc bằng đá vôi, cát, đường và nhựa ô dước theo thế: tọa ngưu, hữu thanh long, tả bạch hổ. Từ thị xã Hà Tiên đi khoảng 4km về phía bắc là Thạch Động, nơi gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh Lý Thông. Đây là một núi đá vôi nguyên khối nằm trên một đế đá cao gần 100 mét. Thạch nhũ trong lòng hang có nhiều hình kỳ thú theo trí tưởng tượng của con người.
Cũng từ đây, đi 1km nữa sẽ gặp cửa khẩu biên giới quốc tế Hà Tiên, nếu không rẽ vào cửa khẩu, chúng ta sẽ bắt gặp một con đường quanh co thấp thoáng với các ngôi nhà lá đặc trưng của miền quê phương Nam. Điểm cuối của con đường này là bãi tắm Mũi Nai sóng êm thoai thoải, cát nâu mịn. Từ Mũi Nai ra xa bờ có rất nhiều đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bình Trị và Hải Tặc. Phía bên kia bờ, đảo Phú Quốc hiện lên mờ ảo và đầy mê hoặc trong cảnh trời chiều…
Nằm trên đường Trần Hầu với nhiều thứ hay và lạ, chợ đêm Hà Tiên có cái thú riêng, hoang sơ và “quê mùa”. Dọc hai bên đường là một dãy hàng tạp hóa đủ chủng loại: từ vải vóc màu sắc sặc sỡ, những món hàng mỹ nghệ, mỹ phẩm cho đến trang sức bằng vàng và đá quý. Không những thế, nơi đây còn tụ họp những quán ăn đêm với cá cơm kho khô, hủ tiếu Nam Vang đến các loại hải sản… Văng vẳng, tiếng gọi í ới của các bác tài xe lôi đạp càng làm cho phố đêm Hà Tiên thêm phần nhộn nhịp.
Ngập ngừng trong góc xa xa là những quán rượu nằm lẩn khuất, chập chờn với những món nhậu mộc mạc như khô cá khoai, ốc biển, sò huyết… kèm với cóc, ổi, xoài. Hãy thử một lần ngồi nhâm nhi bên ly rượu nếp với miếng khô cá đuối đen, cùng bạn bè thâu đêm với những câu chuyện không đầu không cuối sẽ thấy thú vị thế nào.
Trong cái lạnh của phố chợ miền biên giới phía Tây Tổ quốc, một ly rượu nhạt cũng dễ ấm lòng. Dưới chân cầu Tô Châu có một quán mang đậm phong cách dân dã miền Tây với cái tên rất chân tình: Quán Hiền! Vào quán, không có gì khác, người ta sẽ chọn ngay món đặc sản đã từng khiến du khách thập phương ngất ngây: lẩu cá mang ếch nấu măng. Măng ở đây là măng tre, xanh gai và vị nhân nhẫn đắng. Tất cả kết hợp làm nên đặc sản Hà Tiên. Tản mạn hết đêm, ánh bình minh lại xuất hiện phía cầu Tô Châu. Những tàu đánh cá dập dềnh đậu thành lớp dọc theo hai bên bờ. Một ngày mới đã lên.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Hà Tiên Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc bài văn thuyết minh về Hà Tiên hay nhất với những thông tin chi tiết giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ nhất.
Hà tiên – một vùng danh lam thắng cảnh của Kiên Giang. Nơi đây không chỉ đẹp về phong cảnh sơn thủy hữu tình mà còn được biết đến bởi những câu chuyện cổ tích gắn liền với các di tích lịch sử.
Từ thành phố Rạch Giá theo quốc lộ 80 đi khoảng 95 km là đến thị xã Hà Tiên, một thị xã được nối liền bằng một cây cầu bắc qua sông Tô Châu. Được hình thành cách đây 300 năm gắn liền với dòng họ Mạc, người đứng đầu khai phá vùng này là Mạc Cửu, và các con cháu của ông.
Tục truyền rằng nơi này xưa kia cũng từng là nơi xuất hiện của các nàng tiên nên đã có cái tên thơ mộng như vậy. Du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vùng đất thần tiên, với những di tích lịch sử oai hùng, những chùa chiền cổ kính gắn liền với truyền thuyết… Đến Hà Tiên du khách còn đươc ngắn cảnh của hai ngọn núi Đại và Tiểu Tô Châu luôn soi bóng trên dòng nước Đông Hồ.
Từ xưa vẻ đẹp của Đông Hồ đã quyến rũ được nhiều danh nhân và thi nhân đến xuất khẩu ngâm vịnh với những bài thơ tuyệt tác, còn làm cho những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc mang đầy chất chữ tình mà khi hát lên làm say lòng người. Đông Hồ nằm về phía Đông thị xã Hà Tiên dài khoảng 3km, rộng gần 2km. Có con sông Giang Thành và phía Tây có sông dẫn ra biển. Toàn cảnh hồ bốn bề là núi sông, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng.
Cách thị xã Hà Tiên khoảng 3km có một tảng đá xanh cao chừng 50m, nằm sừng sững nghạo nghễ như một chiến sĩ biên phòng đang canh chừng biên giới của Tổ quốc. Đó là một Thạch động, nó được mô tả thạch động nuốt mây. Vào lúc sáng tinh mơ, những tảng mây trắng nhẹ như bông là là bay qua đỉnh động rồi bị cản lại, từng đám mây từ từ toả quanh cửa động gây ấn tượng như miệng động đang nuốt từng đám mây. Trong hang cảnh đẹp lạ lùng, những giọt nước mưa theo năm tháng luồn lách chảy xuất hoà tan với đá vôi tạo thành những thạch nhũ có hình dáng ngộ nghĩnh vừa kỳ lạ, vừa hấp dẫn.
Gần Thạch động có núi Đá Dựng cũng được cấu thành bằng đá vôi, cao đến 63m. Trải qua năm tháng và thời gian, ngọn núi này vẫn giữ được nét hoang sơ, trong hang như là một tòa lâu đài cổ kính với hàng trăm vọng gác chuông, có nhiều hang nghách ăn luồn sâu thăm thẳm như hang mẹ đẻ, muốn vào được phải có đền chiếu sáng, có đoạn không thể đi bình thường mà phải bò mới qua được nên mới có tên hang mẹ đẻ. Đăc biệt trong hang có một hệ thống thạch nhũ lơ lửng trên vách đá, nhìn như chiếc đàn năm dây khi chạm tay vào thạch nhũ phát ra những âm thanh huyền diệu.
Cũng nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 4km du khách sẽ gặp mũi Nai, ngọn núi cao 100m nhô mình ra biển. Trên đỉnh núi có ngọn hải đăng được xây dựng từ thế kỷ 19. Đây là nơi có bãi biển rất đẹp, từ đây du khách có thể tắm biển dưới dòng nước trong xanh và thưởng thức các món ăn đặc sản của miền biển như: tôm, cua, ghẹ, hào, ốc… vào những ngày đẹp trời du khách có thể nhìn thấy quần đảo Hải Tặc, đảo Phú Quốc.
Ngoài cảnh đẹp Hà Tiên du khách còn được thăm nhiều ngôi mộ cổ của gia đình họ Mạc như: Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tử Hoàng, Mạc Công Du… những ngôi mộ này được nằm trên một ngọn đồi, có cảnh đẹp nên thơ, dưới chân đồi là nhà thờ của dòng họ Mạc, thường xuyên mở cửa để đón du khách đến thăm viếng.
Hà Tiên còn là “chiến luỹ” của phương thành xưa dùng để ngăn chặn giặc thù, cũng ở đây du khách còn được thăm Phù Dung Tự là một ngôi chùa kể về người con gái rất giỏi văn thơ được Mạc Thiên Tích cứu sống và hết lòng yêu mến, do đường tình duyên chắc trở bà đã xin đi tu và Mạc Thiên Tích đã xây cất cho bà ngôi chùa để tu hành và đến khi bà mất Mạc Thiên Tích lại cho xây một ngôi mộ thật đẹp dưới có ao sen trắng, để kỷ niệm mối tình của ông với bà.
Sẽ còn nhiều những câu chuyện và di tích đã được gắn liền với mảnh đất và con người Hà Tiên mà nếu đặt chân đến du khách sẽ còn nhiều bất ngờ.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang 🌠 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Du Lịch Hà Tiên – Mẫu 4
Bài văn thuyết minh về du lịch Hà Tiên sẽ giới thiệu đến bạn đọc những địa danh nổi tiếng đã tạo nên sức hấp dẫn của vùng đất này đối với du khách thập phương.
Lưng tựa núi, mặt hướng ra biển Tây quanh năm lặng sóng, Hà Tiên không chỉ sở hữu vị trí địa lý độc đáo của vùng đất biên thùy phía Tây Nam Tổ quốc, mà còn chứa đựng bên trong cả kho tàng tài nguyên nhân văn lấp lánh sắc màu văn hóa… Vì vậy mà có người ví von, ở đây đến hòn đá vô tri cũng làm lưu luyến trái tim du khách… Hà Tiên, chỉ hai tiếng ngắn gọn, nhưng mới nghe, mọi con tim đã xao xuyến không tan. Chỉ cần một lần đặt chân đến, du khách sẽ say nắng trước vẻ đẹp thơ mộng của vùng đất biên thùy đẫm chất thơ này.
Không chỉ sở hữu vẻ đẹp của thiên nhiên ưu đãi với 10 cảnh đẹp đi vào cơ ca “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh”: Bình San Điệp Thúy, Đông Hồ Ấn Nguyệt, Thạch Động Thôn Vân… Trong đó, đầm Đông Hồ – được ví như chiếc gương khổng lồ soi bóng các danh thắng Kim Dự, Rạch Vược…, Hà Tiên còn như vùng đất hội tụ vẻ đẹp của một Việt Nam thu nhỏ. Sinh thời, nhà văn hóa Đông Hồ – người con của đất Hà Tiên – đã đúc kết thành tản văn bất hữu: Có một ít hang động của Lạng Sơn, vài ngọn đá chơi vơi ngoài biển, một ít thạch thất, sơn môn của Hương Tích, vài cảnh Tây Hồ, đôi nét Hương Giang, vài bãi cát Đồ Sơn, Cửa Tùng, Long Hải.
Bên cạnh các tài nguyên thiên nhiên, Hà Tiên có cả kho tàng văn hóa. Với bề dày lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, trấn Hà Tiên đã vươn lên vai Phù Đổng của thành phố trẻ, với nhiều di tích lịch sử – văn hóa mà chỉ nghe đã muốn đến, như: Nhà tù Hà Tiên; Chùa Phù Dung; Chùa Tam Bảo… Nhưng độc đáo nhất, vẫn là khu lăng mộ họ Mạc. Nơi đây không chỉ ghi lại dấu thời gian về người có công lớn khai mở Hà Tiên mà còn là cái nôi khai sinh “tao đàn” thứ 2, sau “tao đàn” của vua Lê Thánh Tôn: Tao đàn Chiêu Anh Các.
Chính cái nôi văn hóa này đã nuôi dưỡng và khai sinh cho Hà Tiên những cây bút lưu danh thiên cổ: Nhà văn hóa Đông Hồ, nữ sĩ Mộng Tuyết… Tuy nhiên đến Hà Tiên hôm nay, chúng ta còn có thêm điểm đến mới từ sự chăm lo của thế hệ hôm nay tôn vinh tiền nhân. Đó không chỉ là Tượng đài Tổng trấn Mạc Cửu uy nghi trước cửa ngõ dẫn vào trung tâm thành phố, mà còn có Nhà lưu niệm “Tao đàn Chiêu Anh Các”.
Tọa lạc trong quần thể Khu Di tích Lịch sử – Văn hóa núi Bình San (phường Bình san), Nhà lưu niệm không chỉ lưu trữ, trưng bày hình ảnh, hiện vật của Tao đàn Chiêu Anh Các xưa, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa của văn nghệ sĩ, nhân dân… Tất cả như tạo ra sức hút, thôi thúc mọi du khách xa gần nhanh chân đến với Hà Tiên và sớm quay trở lại…
Vùng đất nơi gần cuối của vùng đất miền Tây Nam Bộ có nhiều cảnh đẹp được ví như thiên đường nơi hạ giới. Bởi thế mà thi sỹ Mạc Thiên Tứ đã không tiếc lời ca ngợi Hà Tiên qua bài “ Hà Tiên Thập Vinh”. Với lợi thế vốn có của mình Hà Tiên chắc chắn không làm du khách thất vọng đi đến đây.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Nha Trang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tiên – Mẫu 5
Với đề văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Tiên, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu giới thiệu về chùa Hang dưới đây:
Trên đường về Hà Tiên (Kiên Giang), đến Ba Hòn, rẽ trái khoảng 18km, bạn đã đến khu du lịch Hòn Phụ Tử. Nhưng trước khi đến với hòn Phụ Tử, bạn phải ghé qua chùa Hang, một trong những danh lam cổ tự nổi tiếng của Kiên Giang và cả nước.
Chùa Hang được khám phá vào đầu thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn là sư trụ trì tại đây.
Trước cổng chùa Hang là khu buôn bán nhộn nhịp. Ngoài các mặt hàng hải sản phục vụ du khách tại chỗ, còn muốn có quà lưu niệm thì bạn đã có các sản phẩm bằng đá và vỏ ốc chạm trổ khá tinh xảo, đẹp mắt. Muốn có một vài loại thuốc bổ cần thiết sau chuyến du lịch, với một số tiền vừa phải, bạn sẽ có trong tay nào hải sâm, hải mã, rong biển, tắc kè bay, rắn núi, mỏ quạ, hà thủ ô…
Bước qua cổng tam quan là khoảng sân trống chạy dài tới chân núi An Hải, trước mặt là hang núi khá rộng, dài khoảng 40m, chỗ hẹp nhất cũng vừa khoảng 3 – 4 người đi lọt. Đây là hang động thiên nhiên trong ngọn núi đá vôi bị xâm thực cách đây trên ngàn năm. Trong hang có nhiều thạch nhũ với nhiều hình tượng lạ mắt, kỳ vĩ. Chùa Hang nằm trong đó.
Chùa có nhiều pho tượng Phật, đặc biệt có 2 pho tượng Phật Thích Ca đã an vị hơn 300 năm. Hàng năm, chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch. Đây là những ngày hội mừng Phật đản sinh được tổ chức với nét văn hóa đặc sắc… Theo lòng hang ngoằn ngoèo trong ruột núi, cuối cùng bạn sẽ nghe những ngọn gió muối mặn thổi l*ng. Ngẩng nhìn, trước mắt bạn là một vùng biển trời bao la rộng mở. Đó là vùng biển hòn Phụ Tử.
Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là một danh thắng tiêu biểu của Hà Tiên. Theo truyền thuyết, xưa kia, ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con người chài lưới sống. Quá trắc ẩn trước thực trạng này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng ác nghiệt này.
Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến ăn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu, ôm lấy, khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Với huyền tích ấy, hòn Phụ Tử càng được tô đậm tính nhân văn, hấp dẫn người nghe đến với mình mỗi năm một nhiều hơn, sau khi vãn cảnh chùa Hang. Dù không nằm trong danh sách “Hà Tiên thập cảnh” nhưng chùa Hang và hòn Phụ Tử vẫn là hai danh lam thắng cảnh có sức hấp dẫn mạnh khách du lịch mỗi khi muốn đến thăm vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long này.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tiên Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
Để giúp các em học sinh viết bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Tiên đạt điểm cao, dưới đây là những gợi ý hay giới thiệu về danh thắng Hòn Phụ Tử:
Hà Tiên là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ đầy quyến rũ, tiêu biểu nhất của Nam Bộ. Mỗi nơi một vẻ, sắc thái đặc biệt đến mức lạ lùng. Khi đến với Hà Tiên cái tên thường gây cho ta một cảm xúc nhẹ nhàng, và du khách nhất định không thể bỏ qua địa danh hòn Phụ Tử nổi tiếng.
Hòn Phụ Tử là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả. Hòn lớn cao chừng 33,6 mét được hình dung là cha và khối đá nhỏ hơn chừng 32,9 mét là con. Hai khối đá nối với nhau bằng một dề đá cao hơn mặt nước biển khoảng 5 mét. Người Khmer ở địa phương thì lại hình dung hai khối đá này như hai cột cờ nên gọi Hòn Phụ Tử là Phnum-đong-tông nghĩa là “núi là cột cờ”.
Hai bên Hòn Phụ Tử là hai đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Nhìn ra xa hơn là đảo xanh nhấp nhô trên biển bạc bao la ngút tận chân trời. Núi Phụ Tử và chùa Hang tạo thành cái eo biển nhỏ ghe tàu đi lại dễ dàng để vào neo đậu. Nước biển trong xanh ngăn ngắt không thua kém vẻ đẹp biển miền Trung. Phong cảnh trời biển thật bao la hùng vĩ. Từ Chùa Hang có thể ra thăm Hòn Phụ Tử bằng tàu du lịch. Hòn Phụ Tử đẹp và hấp dẫn hơn bởi vì nó còn gắn liền với nhiều truyền thuyết mang tính nhân văn, có truyền thuyết rất đẹp và xúc động.
Truyền thuyết kể: Vùng biển Hà Tiên xưa có một con thuồng luồng rất hung dữ, người dân đi chài luôn bị nó tấn công và ăn thịt. Trước cảnh mỗi ngày một người dân lành bị thuồng luồng cướp đi sinh mạng, một người dân chài sống gần chùa Hang đã liều thân làm mồi cho thuồng luồng, để cứu dân trong vùng. Ông lấy nước lá độc tẩm vào người, rồi bơi ra biển, nhử thuồng luồng. Con thuồng luồng ăn thịt ông bị trúng độc mà chết.
Người con trông chờ cha về mỏi mòn, vẫn không thấy nên ra biển tìm cha. Đến nơi, chỉ còn thấy mảnh xác của người cha bị thuồng luồng ăn còn lại, người con ôm mảnh xác đó khóc, gọi cha thảm thiết. Chất độc từ mảnh xác người cha đã ngấm vào nên người con cũng chết. Nhân dân thương người đã liều thân cứu mình, nên thắp hương, thả đèn ra biển. Những ngày đó bỗng nhiên trời nổi mưa giông, sấm sét liên tiếp cả ngày đêm. Khi mưa giông tạnh hẳn, người ta thấy từ nơi hai cha con người dân chài chết mọc lên hai hòn đá lớn, và nhỏ. Mấy cụ bô lão trong vùng gọi hòn lớn là Hòn Phụ, hòn nhỏ là Hòn Tử. Lâu dần, người dân quen gọi là Hòn Phụ Tử.
Sự kiện Hòn Phụ bị đổ ngày 9.8.2006 đã làm biến đổi một trong những thắng cảnh quốc gia nổi tiếng ở phía Nam và là biểu tượng của du lịch Kiên Giang, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động du lịch khu vực này. Sự xuống cấp, gãy đổ của Hòn Phụ là nằm trong quy luật tự nhiên. Việc phục nguyên toàn bộ di tích đang gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật, nghệ thuật và đặc biệt là ý nghĩa bảo tồn nguyên gốc.
Xin hãy đến với Hà Tiên mảnh đất phía Tây Nam của tổ quốc với nhiều danh lam thắng cảnh đang chào đón du khách thập phương.
Gửi đến bạn 🍃 Giới Thiệu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Tiếng Anh 🍃 10 Mẫu Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hà Tiên Đặc Sắc – Mẫu 7
Bài văn mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Hà Tiên đặc sắc sẽ đưa bạn đọc khám phá về danh thắng Hòn Chông với vẻ đẹp non nước hữu tình.
Hòn Chông là một trong những địa điểm hấp dẫn khách du lịch nhất hiện nay của tỉnh Kiên Giang. Thắng cảnh Hòn Chông là một quần thể của các di tích, danh lam thắng cảnh mang vẻ đẹp non xanh, nước biếc, sơn thủy hữu tình. Từ lâu nơi đây đã được mệnh danh là “Hạ Long phương Nam”.
Quần thể danh thắng di tích Hòn Chông có rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn nhưng có ba điểm tham quan chính là Bãi Dương, Chùa Hang, Hòn Phụ Tử. Ngoài ra du khách có thể đi tàu hoặc ca nô trên biển xanh sóng nhỏ để tới các đảo, mỗi đảo lại có những sự tích khác nhau. Ở đây có những chùa chiền, đền miếu, nhà thờ, hang động rất thú vị, vừa hoang sơ vừa kỳ bí thâm nghiêm, in dấu chứng tích lịch sử của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực xây căn cứ chống thực dân Pháp xâm lược.
Hòn Chông trước kia là đảo nằm trong vịnh biển Cây Dương. Do sự bồi đắp của phù sa, ngày nay Hòn Chông đã trở thành một bán đảo nên còn gọi là núi Hòn Chông. Hòn Chông có tên chữ là Chung Sơn. Do địa hình đá vôi lởm chởm, có nhiều mỏm núi nhọn và dựng đứng như những cây chông cắm ngược nên gọi là Hòn Chông. Đỉnh núi cao nhất của Hòn Chông là 161 mét, vách đá dựng đứng chằng chịt các loại thực vật dây leo. Những con sóng vỗ vào vách núi tung bọt trắng xoá liên hồi, núi và biển không bao giờ rời nhau.
Xưa kia đường vào Hòn Chông đất liền là rừng rậm hiểm trở, đường biển phải qua hai quần đảo Bà Lụa và Bình Trị với trên 70 đảo lớn nhỏ. Thông thường đá vôi hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm về trước bởi các sinh vật có nguồn gốc biển như san hô, vỏ sò, các loài rong và các vi sinh vật. Các kiến tạo địa chất nâng đẩy chúng lên khỏi mặt nước và mưa gió, xói mòn, sóng, gió, nhiệt độ, nước biển… tạo dáng cho khối núi đá vôi đã tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và đa dạng cho quần thể cấu trúc đá vôi ở Hòn Chông, trong đó có Hòn Phụ Tử.
Một số dấu vết mài mòn của sóng biển ghi nhận ở vùng Hòn Chông cho thấy có những lần biển tiến, mực nước biển xưa kia từng cao hơn mực nước biển ngày nay 5-10 mét. Các núi đá vôi tại Hòn Chông khá đặc trưng với hình dáng gãy khúc, vách thẳng đứng và sừng sững nhô cao tạo nên những thắng cảnh đẹp nhất phía Nam nước ta
Khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang đã được UNESCO công nhận. Hòn Chông nằm trong khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, được nhà nước bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học. Núi Hòn Chông tồn tại nhiều loài dây leo, cây tạp sinh và một ít cây gỗ lớn. Nhóm thú có 17 loài, đáng chú ý nhất là loài Voọc bạc rất quý hiếm được xếp trong sách đỏ thế giới, cấm săn bắt. Nhóm chim có đến 77 loài. Hòn Chông là điểm nóng có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới về khu hệ động vật trong hang động.
Một bài viết không thể nói hết mọi điều. Cảnh đẹp tuyệt vời và những câu chuyện lịch sử Hòn Chông đang đợi chờ bạn đến đây tiếp tục khám phá.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Lạng Sơn 💧 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc
Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Thắng Ở Hà Tiên Chọn Lọc – Mẫu 8
Một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất ở Hà Tiên phải kể đến núi Bình San. Cùng tìm hiểu về địa danh này trong bài văn thuyết minh về một danh thắng ở Hà Tiên chọn lọc sau đây:
Núi Bình San là một trong 10 thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tiên, gắn liền với dòng họ Mạc có công khai khẩn vùng đất này 300 năm trước.
Núi Bình San nằm trong khu vực nội đô TP Hà Tiên, từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Vịnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Bình San điệp thúy, nghĩa là núi dựng một màu xanh. Ngọn núi cao khoảng 50 m, còn có tên khác là núi Lăng, bởi trên núi có lăng mộ của Mạc Cửu cùng các thân nhân, tướng quân họ Mạc, những người có công khai mở vùng đất Hà Tiên ngày nay.
Mạc Cửu vốn là một thương gia người Hoa, vì không muốn sống dưới sự thống trị của nhà Thanh, ông đã đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Đến đất Hà Tiên hiện nay, ông dừng lại định cư, khai phá vùng đất này. Khi nhà Nguyễn tiến hành công cuộc mở rộng bờ cõi về phương Nam vào đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn (1708) và được phong làm ‘Tổng trấn xứ Hà Tiên’.
Ngày nay, khu di tích lăng Mạc Cửu dưới chân núi Bình San là điểm đến quen thuộc của du khách mỗi khi đến Hà Tiên. Khuôn viên đền thờ họ Mạc lúc nào cũng yên tĩnh, mang vẻ trầm mặc, trong di tích còn có nhiều sắc phong ghi nhận công lao của dòng họ. Sau khi tham quan đền thờ, du khách men theo con đường bên phải vào khu lăng mộ nằm trên núi Bình San, con đường có bậc cấp thoai thoải lát đá xanh, hai bên đường là rừng cây xanh được chăm sóc cẩn thận, tạo không gian thoáng đãng, xanh mát quanh năm, dọc đường còn có ghế đá cho du khách nghỉ chân.
Trên núi Bình San có khu rừng bạch mai, còn gọi là mai mù u. Khu rừng được nhân giống từ cây bạch mai đầu tiên do Mạc Cửu mang từ Quảng Tây sang trồng vào năm 1720. Vào mỗi dịp Tết Nguyên tiêu, hoa bạch mai nở xòe 4 cánh, mọc thành từng chùm có màu trắng tinh, nhụy vàng, mùi thơm dễ chịu, mang vẻ đẹp thuần khiết, lan tỏa hương sắc khắp một vùng núi.
Đỉnh núi Bình San được xem là nơi có vị trí đắc địa nhất của vùng đất Hà Tiên, khi xưa các bậc tiền nhân họ Mạc thường lên làm lễ tế trời đất, cầu mưa thuận gió hòa. Từ đỉnh núi cũng có đường dẫn xuống các điểm du lịch khác trong khu vực như chùa Phù Dung, sau đó du khách có thể di chuyển sang chùa Phật Đà, còn gọi là chùa Lò Gạch để tham quan.
Trải qua hơn 300 năm, hiện đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc tại núi Bình San vẫn còn nguyên vẹn. Phía trước đền thờ còn có hai ao sen lớn, theo lời kể là hai ao nước được đào để tích nước ngọt cho người dân Hà Tiên dùng. Ngoài khu vực núi Bình San và lăng Mạc Cửu, Hà Tiên còn hút du khách bởi các điểm đến khác như Thạch Động, bãi biển Mũi Nai, núi Đá Dựng, chùa Tam Bảo…
Đến với núi Bình San dường như đang thấy mây ngàn thoáng trôi qua. Cuộc biển dâu 300năm ấy đã tạo nên một dải đất gấm vóc, rộn ràng ngựa xe với những con người đôn hậu. Và mỗi khi đến Hà Tiên, du khách ghé đến Lăng Mạc Cửu, thong dong đi giữa những cây xanh, trên đỉnh Bình San ấy gió dường như đang thầm thì kể về một câu chuyện lịch sử cách đây đã mấy trăm năm…
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Một Thắng Cảnh Ở Hà Tiên Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về một thắng cảnh ở Hà Tiên học sinh giỏi giới thiệu về danh thắng Thạch Động dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Thạch Động nằm bên Quốc lộ 80, thuộc địa phận xã Mỹ Đức, cách thị xã Hà Tiên khoảng 3,5km, tỉnh Kiên Giang, là khối núi đá vôi khổng lồ, dựng đứng tựa như một ngọn tháp.
Thạch Động còn được gọi Thạch Động thôn vân, có nghĩa động đá nuốt mây. Theo người dân địa phương mỗi sáng sớm đến đây người ta sẽ có dịp chiêm ngẫm những đám mây trắng là là bay qua đỉnh núi thì bị giữ lại trước cửa động rồi lại từ từ bay vào tựa như hang động đang nuốt mây vậy.
Thạch Động là hang sâu có hai cửa chính, một cửa hướng về phía thị xã Hà Tiên, một cửa hướng ra cánh đồng Mỹ Đức. Muốn đến được cửa động, bạn sẽ leo ngược khoảng 50 bậc đá bù lại du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thị xã Hà Tiên xinh đẹp cũng như các phum sóc bên đất bạn Campuchia. Nếu có ống nhòm bạn sẽ thấy vịnh Thái Lan nhấp nhô những hòn đảo cùng ghe thuyền chấm phá trên màu xanh của biển cả.
Bước vào bên trong lòng Thạch Động, bạn như lạc vào một mê cung kỳ ảo với nhiều thạch nhũ đá có hình thù kỳ thú, thu hút rất đông du khách tham quan, chụp hình. Đá vôi ở Thạch Động được các nhà địa chất xác định hình thành vào kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước. Loại đá vôi này phổ biến ở các vùng ven biển huyện Kiên Lương và lan sang cả các vùng phía Tây Nam Campuchia và nam Thái Lan, về phía Tây Nam đứt gãy của Sông Hậu (miền Tây Nam Bộ và tây nam Campuchia) đã dịch trượt tương đối về phía Đông Nam chừng 300km.
Đây cũng là nơi tọa lạc chùa Tiên Sơn cổ kính được xây dựng vào năm 1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Chùa Tiên Sơn được dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 41 xây dựng năm 1790 rơi vào khoảng thời gian Mạc Thiên Tích làm Tổng trấn xứ Hà Tiên. Các tư liệu sử cũ cho biết trước khi có chùa, thạch động là một am tu hành của đạo sĩ Huỳnh Phong Chân Nhân về sau tu theo đạo Phật nên đổi hiệu thành Huỳnh Phong Hòa Thượng dưới thời Mạc Cửu thân sinh của Mạc Thiên Tích.
Đến năm 2003, chánh điện được tu sửa và nền được lát lại thành đá hoa cương, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Ngày xưa, Tổng binh Đại đô đốc Mạc Thiên Tứ đã có bài thơ “Thạch Động thôn vân” tuyệt tác:
Sơn phong tủng thúy để tinh hà,
Động thất linh lung uẩn bích kha.
Bất ý yên vân do khứ vãng,
Vô ngần thảo mộc cộng bà sa.
Không chỉ là cảnh đẹp, nơi đây còn là một di tích đau thương. Nơi đây, ngày 14/3/1978, bọn Pôn Pốt đã tràn sang giết hại 130 người trốn trong hang. Tại cổng hang vẫn có bia đá ấy là minh chứng cho những thương đau, mất mát của chiến tranh ngay tại nơi này. Đến với Thạch Động, du khách sẽ được nghe kể rất nhiều câu chuyện bí ẩn về những vách đá có hình thù kỳ lạ, là nơi phát tích truyện Thạch Sanh – Lý Thông. Bên trong động có ba cửa hang nhỏ thông lên cao.
Trong đó, cửa hang ở phía Đông là nơi thông thiên, mỗi khi ánh sáng rọi xuống, mọi người thường gọi đó là đường lên trời. Tương truyền ngày xưa đại bàng tinh đã bắt công chúa Nguyệt Nga thả vào động từ cửa hang này và Thạch Sanh đã theo miệng hang này vào cứu công chúa. Những vân đá trong hang tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã hình thành nên truyện cổ tích Thạch Sanh chém trăn tinh. Men theo những bậc thang nhỏ lên tầng có thể nhìn ra bên ngoài hang, du khách sẽ gặp một khối thạch nhũ hình đầu con đại bàng khổng lồ đang quặp một cô gái.
Trong động có một ngách nhỏ, nhìn vào chỉ thấy thăm thẳm. Người ta kể lại rằng, có rất nhiều người vì hiếu kỳ đã đi xuống đó tìm hiểu nhưng không thấy trở lên. Có người đã dùng trái dừa khô khắc chữ cho lăn xuống ngách thì phát hiện ra trái dừa đó trôi trên mặt biển Mũi Nai, chứng tỏ ngách này thông ra đến tận biển. Đây cũng là con đường mà Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề trong cổ tích. Ngày nay, cửa miệng hang này đã được chắn lại để đảm bảo an toàn cho du khách.
Các thi sĩ của Tao đàn Chiêu Anh Các cho ra đời “Hà Tiên thập vịnh”, phát họa lại vẻ đẹp sắc sảo của mười danh lam, thắng cảnh Hà Tiên. Hãy đến Thạch Động thôn vân để biết vì sao được Tao đàn Chiêu Anh Các được liệt vào cảnh đẹp non nước hữu tình.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum 🔥 15 Bài Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Cảnh Đẹp Ở Hà Tiên Sinh Động – Mẫu 10
Bài văn thuyết minh về cảnh đẹp ở Hà Tiên sinh động đã khắc hoạ vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Núi Đá Dựng, một địa điểm tham quan với vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng.
Núi Đá Dựng là địa điểm tham quan Hà Tiên được ca ngợi nhiều bởi vẻ đẹp kỳ vỹ đầy chất thơ, gắn liền với những câu chuyện lý thú qua thời gian, vẫn như còn nguyên vẹn giá trị của mình.
Trong hành trình khám phá du lịch Hà Tiên, Châu Đốc, hầu như không du khách nào không nghe qua danh thắng Núi Đá Dựng Hà Tiên nổi tiếng. Còn có tên gọi khác là núi Châu Nham, Núi Đá Dựng nằm ở phía tây bắc của núi Thạch Động Hà Tiên, thuộc xã Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Tiên khoảng 6km và cách biên giới với Campuchia chỉ khoảng 4km. Núi Đá Dựng cao khoảng 100m, có hình thang cân, trông từ xa khá vuông vức như được đẽo gọt khéo léo.
Ngọn núi này có khá nhiều hang động kỳ bí như hang Mẹ Sanh, hang Dơi, hang Cội Hàng Da, hang Trống Ngực, hang Lầu Chuông, hang chỉ Huy, hang Biệt Động… Mỗi hang đều có đặc điểm rất riêng gắn với cái tên thể hiện sự đặc biệt của nó, ví như hang Mẹ Sanh càng đi vào sâu hang càng nhỏ dần đến khi thấy ánh sáng chói lòa thì đã ra khỏi hang. Hoặc như hang Trống ngực, nếu du khách đưa tay vỗ nhẹ lên ngực mình, lập tức sẽ nghe được tiếng vọng lại từ vách đá. Hoặc ở hang Lầu Chuông có rất nhiều nhũ đá khi gõ nhẹ vào, du khách sẽ nghe tiếng ngân vang như tiếng chuông rất thanh…
Đặc biệt hơn cả có lẽ phải kể đến là hang Xã Lộc Kỳ và hang Cội Hàng Da ở nơi này. Hang Xã Lộc Kỳ thông với bên ngoài bằng một lối đi rất nhỏ, trong hang có giếng trời với đầy dây leo rũ xuống làm cho hang trở nên rất kỳ thú, mà theo trí tưởng tượng con người, những dây leo tua tủa lá xanh tốt cứ như hàng mi của con mắt tự nhiên, sáng rỡ khi nắng lên và trở nên u buồn khi chiều buông xuống.
So với hang Xã Lộc Kỳ khiến du khách say mê bởi nét đẹp tự nhiên mang vẻ lạ lùng, thì hang Cội Hàng Da lại đặc biệt theo kiểu khác. Gắn với truyền thuyết và Thạch Sanh – Lý Thông được truyền kể trong dân gian, hang Cội Hàng Da được xem là nơi mà Thạch Sanh từng sống, đã khiến biết bao du khách đến thăm không khỏi thích thú.
Hà Tiên nổi tiếng với “thập vịnh cảnh”, nhưng không phải ai cũng có dịp để tham quan hết cảnh đẹp vốn có của nơi này. Là một trong số những cảnh quan để lại khá nhiều ấn tượng nơi du khách cả về vẻ đẹp lẫn những câu chuyện cùng tồn tại theo thời gian, Núi Đá Dựng Hà Tiên đã góp phần không nhỏ trong việc làm giàu thêm các điểm tham quan thú vị trong các tour du lịch miền tây của du khách.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lai Châu 🌟 15 Bài Giới Thiệu Lai Châu Hay
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hà Tiên – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Hà Tiên viết về di tích lăng Mạc Cửu dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị về địa danh này.
Nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 92km về phía tây bắc. Khu di tích lăng Mạc Cửu thờ dòng họ Mạc mà khởi đầu là ông Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên.
Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước để ra đi buôn bán thương mại ở một số nước Đông Nam Á. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8/1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”.
Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương và 7 đời dòng họ Mạc đã đem hết công sức của mình để biến Hà Tiên thành một đầu mối giao thương của nước Đại Việt xưa với các nước trong vùng.
Khu di tích gồm phần đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền thờ nằm ở chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn. Ở hai bên cổng đền thờ là 2 câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng:
Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh
Tạm dịch:
Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu
Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào xạc tạo cho không gian đền thờ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông. Bên trong chính điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông do những người dòng họ Mạc được coi như những tiểu vương tại Hà Tiên. Bên phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các phu nhân của dòng họ.
Đi theo một con đường bậc thang lên núi Bình San, du khách sẽ tới phần lăng mộ với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc. Lăng mộ ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1, có hình bán nguyệt và được khoét sâu vào núi. Mộ được xây theo thuật phong thủy, lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển và ở 2 bên mộ có 2 vị tướng bằng đá đứng canh giữ. Khi xây lăng mộ cho cha, con trai trưởng của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích đã mang đá ở bên Malaixia về để lát.
Nằm trên đỉnh núi Bình San là đàn xã tắc, nơi hành lễ cúng tế trời đất của Hà Tiên xưa và nay. Nền đàn xã tắc có hình bát quái lớn màu đỏ, ở giữa màu đen, tâm vàng, trên đặt 1 lư hương lớn bằng đồng. Vào ngày 15/1 âm lịch hàng năm, các đàn cúng sẽ được lập nhưng mỗi năm lại khác nhau về giờ cúng.
Núi Bình San đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc gia vào 21/1/1989. Và để ghi nhận công lao của ông Mạc Cửu trong việc khai phá Hà Tiên cũng như kỷ niệm 300 năm vùng đất này được thành lập, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu cao 10m vào ngày 7/9/2008 tại quảng trường cạnh cầu Tô Châu – thị xã Hà Tiên.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Một Di Tích Ở Hà Tiên Điểm 10 – Mẫu 12
Cùng tìm hiểu về lịch sử và những giá trị văn hoá, tâm linh của ngôi chùa Xà Xía trong bài văn mẫu thuyết minh về một di tích ở Hà Tiên 10 dưới đây:
Biên phòng – Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên nằm cuối tuyến đường bộ Quốc lộ 80 tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Trước đây, cửa khẩu này được gọi cùng tên với ấp Xà Xía giáp biên và trong vòng bán kính 1km từ cửa khẩu, một ngôi chùa Khmer cũng được mang tên này.
Đặc biệt ở chỗ, mặc dù hiện tại Phật tử trong vùng vẫn lưu luyến với ngôi chùa cổ, nhưng chùa Xà Xía cũ đã trở thành Di tích chứng tích chiến tranh, một phần không thể thiếu trong lịch sử vùng đất biên thùy cuối trời Tây Nam. Khu Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía được cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2003. Từ đó, cộng đồng Phật tử, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân khắp nơi đã quyên góp để xây dựng một ngôi chùa mới cách đó không xa, với kiến trúc tương đồng với ngôi chùa cũ trên phần đất rộng rãi hơn.
Thế nhưng, vào các ngày lễ lớn, Phật tử trong vùng vẫn ghé lại ngôi chùa cũ. Nhất là những người con xa quê, người dân từng sinh ra và lớn lên trên vùng đất này, hiểu rõ lịch sử của Hà Tiên khi về lại quê nhà đều ghé đến ngôi chùa cũ. Dường như, có một sức hút từ sâu trong tiềm thức, đó vẫn là nơi chứng kiến nỗi đau thương và sức bật kiên cường của đất và người là nơi gửi gắm tâm niệm về 2 tiếng quê hương, mặc dù giờ đây chỉ còn là phế tích.
Cách con lộ lớn chỉ một đoạn đường qua cánh đồng rất ngắn, chùa Xà Xía cũ nằm trên một mỏm đất hình mu rùa hơi cao hơn so với khu vực xung quanh, thường gọi là đồi Bà Lý. Phần lớn các ngôi chùa Khmer đều được chọn xây dựng trên các giồng đất cao để tránh mùa lũ ngập. Với người Khmer, chỗ đất tốt nhất dành cho việc xây chùa, sau mới tính tới việc xây nhà. Chính vì vậy, đa số các vụ thảm sát dân thường trong chiến tranh đều diễn ra ở các ngôi chùa. Khi bọn phản động Pol Pot – Ieng Sary từ bên kia biên giới ùa sang vào làng, dân chỉ biết chạy lên chùa cầu nguyện. Những ngôi chùa ở đó, chứng kiến cuộc sống và cái chết của biết bao người.
Ngoài phế tích khung xương của ngôi chùa cổ trơ ra toàn vết đạn thủng lỗ chỗ, xung quanh di tích là cảnh hoang tàn, cỏ mọc um tùm. Một hồ nước ăm ắp nước của cánh đồng lúa cạnh đó dồn lại. Những cây hoa sala, còn gọi là cây ngọc kỳ lân to lớn rủ bóng xuống phế tích và đơm hoa thơm rất nhiều.
Bên ngoài cổng chùa còn có một ngôi tháp gạch nung cũ kỹ. Thân tháp bị một cây bồ đề leo phủ lên kín mít huyền bí linh thiêng. Khắp di tích là những chỗ bỏ hoang và cây lớn leo lên tháp gạch, đá, bê tông cũ gợi lên vẻ tiêu điều của vùng xa biên ải. Tuy vậy, ở chính giữa cấu trúc ngôi chùa còn lại, người dân vẫn để lại một bức tượng Phật và thường lui tới chiêm bái, dâng hương và những vòng hoa thơm kết lại mỗi khi đến dịp lễ, Tết.
Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía là nơi ghi lại tội ác của Khmer Đỏ và trận chiến chống đỡ oanh liệt trên đồi Bà Lý của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Một ngày tháng 4 năm 1978, Trung đoàn 18 hành quân tới Xà Xía thì thị xã đã bị giặc tràn sang đốt phá, chiếm giữ chùa Xà Xía, tàn sát dân lành. Các chiến sĩ ta đã đào hầm hào, công sự để tiếp cận ngôi chùa, lúc đó đã trở thành cứ điểm quân sự, đánh bật địch về phía bên kia biên giới. Kiên cường và bền bỉ, những người lính Trung đoàn 18 lớp này ngã xuống, lớp khác tiến lên đã chiếm lại được chùa Xà Xía, đồng nghĩa với việc làm chủ trận địa, kiểm soát vùng biên giới Hà Tiên.
Ý chí dũng cảm của những người lính ngày ấy không chỉ làm địch phải khiếp sợ mà còn khiến chúng vị nể vì sức chịu đựng nằm gai nếm mật, lội sình, muỗi đốt, quần thảo ngày đêm trên chiến hào dày đặc công sự để giữ từng tấc đất biên cương. Vì vậy, chùa Xà Xía không chỉ đẫm máu dân lành, mà còn thấm máu đào chiến sĩ, hàng trăm ngày đêm lịch sử giữ đất biên giới Tây Nam đã diễn ra ở chính ngôi chùa này. Đặc biệt là không chỉ tồn tại như một bảo tàng sống động chứng tích chiến tranh, chùa Xà Xía cũ còn là chiến địa thực hành chiến lược quân sự giao thông hào liên hoàn của QĐND Việt Nam.
Vết đạn pháo lỗ chỗ xuyên thủng cả tường, vỡ mái, nát khoảng sân chùa. Riêng các ngôi tháp, trong đó có chứa di cốt của các vị sư trụ trì thì vẫn còn nguyên. Và lạ kỳ thay, đã hơn 40 năm trôi qua, chiếc hồ chứa nước ngọt phía sân trước của chùa vẫn đầy nước bốn mùa. Người dân nói hồ nước này đã cứu sống bao người dân trong vùng và càng tin Đức Phật che chở cho họ, giữ nguồn sống cho cả vùng biên giới Tây Nam. Xung quanh di tích được cắm biển cảnh báo công trình đổ nát có thể gây nguy hiểm cấm lại gần, nhưng những bậc thềm vẫn mòn bước chân… Quá khứ quả thật không dễ quên với mỗi người, mỗi vùng đất.
Hiện nay, ngôi chùa vẫn là nơi chốn đi về của các cựu chiến binh Trung đoàn 18, những người muốn tìm hiểu lịch sử vùng đất Tây Nam bộ và người dân trong vùng. Ngay bên cặp cửa khẩu Xà Xía (Việt Nam) – Pert Chak (Campuchia) ngày nay là cuộc sống thanh bình, thân thiện của người dân hai quốc gia. Cặp cửa khẩu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hai bên biên giới Kiên Giang của Việt Nam và Campot của Campuchia thành nơi giao thương du lịch, văn hóa thương mại – dịch vụ và phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.
Ở giữa vùng đất đang phát triển từng ngày, Di tích chứng tích chiến tranh chùa Xà Xía là nơi nhắc nhở nhiều thế hệ về giá trị của hòa bình, thịnh vượng và xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng.
Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ở Hà Tiên Ngắn Hay – Mẫu 13
Tham khảo bài thuyết minh về một di tích lịch sử ở Hà Tiên ngắn hay viết về chùa Hang được chọn lọc và chia sẻ cho bạn đọc và các em học sinh.
Nằm trong khu du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Hang ở Kiên Giang có tên chữ là Hải Sơn Tự, là ngôi “Phật động” nổi tiếng, nằm trong lòng núi đá thâm u, mờ ảo. Núi Hải Sơn nằm sát bờ, sóng biển vỗ về quanh năm, vách dựng lên như một hải vọng đài. Lòng núi là hang động tự nhiên do nước biển xâm thực cách đây hàng ngàn năm để lại.
Truyền thuyết kể rằng: Công chúa Ngọc Tuyền là em gái chúa Nguyễn Ánh, đã mất tại đây trong khi đang trốn nghĩa quân Tây Sơn. Sau này để tưởng nhớ em gái của mình, chúa Nguyễn Ánh đã cho xây chùa trong hang núi để thờ phụng nên người dân quen gọi là Chùa Hang.
Trước sân Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) thờ tượng Phật Di Lặc nặng tới 22 tấn, bằng đá Non Nước được thỉnh về từ Đà Nẵng. Không gian phía trên là vách núi có nhiều cây cổ thụ mọc cheo leo, thả xuống những chùm rễ dài lơ lửng giữa không trung, càng khiến nơi này thêm u tịch. Tượng thờ trong Chùa Hang có nhiều, với nhiều chất liệu khác nhau. Đặc biệt có nhiều bức tượng quý như tượng Phật nghìn tay nghìn mắt ở nơi chính điện. Các tượng thờ ở đây thuộc hệ phái Nam Tông rõ nét.
Chánh điện Chùa Hang nằm gọn trong lòng động với hai cửa chạy thẳng theo trục Đông Bắc -Tây Nam dài hơn 50 mét. Cửa động sau ăn thông ra biển, chỗ hẹp nhất cũng vừa cho 3-4 người qua lọt. Đi khoảng mươi mười lăm phút theo đường hang ngoằn ngoèo, bạn sẽ cảm nhận được những ngọn gió từ biển thổi vào mát rượi, và mở ra trước mắt là một khoảng sáng xanh. Tiếp tục đi khoảng 60 mét nữa thì đến biển, phía trước là danh thắng Hòn Phụ Tử.
Lòng động Chùa Hang cũng có nhiều thạch nhũ muôn hình, mà khi gõ vào thì âm thanh ngân lên như tiếng chuông nên còn được gọi là đá chuông. Trong động còn có Hang Kim Cương với đường lên trời, và Hang Phật Ngủ thì nửa tối nửa sáng với tảng đá hình Phật nằm tĩnh tại. Động Chùa Hang dài thăm thẳm, cùng những tượng Phật lung linh ẩn hiện, càng tạo cho nơi này cảm giác huyền bí, linh thiêng. Hàng năm, Chùa Hang (Hà Tiên, Kiên Giang) tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút nhiều khách thập phương về dự.
Có thể nói, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử là một quần thể các di tích, thắng cảnh với non xanh nước biếc, trở thành điểm đến hấp dẫn trong chuyến khám phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang.
Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay
Thuyết Minh Về Hà Tiên Thập Cảnh – Mẫu 14
Vùng đất Hà Tiên xinh đẹp với những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch, tham khảo bài thuyết minh về Hà Tiên thập cảnh dưới đây:
Chỉ là một thị xã nhỏ của tỉnh Kiên Giang nhưng 10 cảnh đẹp của Hà Tiên đã đi vào một bài vịnh nổi tiếng mang tên “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh”, đã được thi sĩ Đông Hồ phát hiện và công bố vào năm 1960.
“Ở đây kỳ thú thay có như hầu đủ hết! Có một ít hang sâu động hiểm của Lạng Sơn, một ít đảo đá chơi vơi giữa biển của Hạ Long. Có một ít núi đá vôi của Ninh Bình, một ít thạch thất sơn môn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít chùa chiền của Bắc Ninh, một ít lăng tẩm của Phú Xuân. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng; một ít Nha Trang, Long Hải” – nhà thơ Đông Hồ.
“Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình,
Non non nước nước gẫm nên xinh.
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn dòng chảy,
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh.
Tiêu Tự, Giang Thành, chuông trống ỏi,
Châu Nham, Kim Dự cá chim quanh.
Bình San, Thạch Động là rường cột,
Sừng sựng muôn năm cũng để dành ”.
Nếu những nhận xét của nhà thơ Đông Hồ về Hà Tiên khiến chúng ta hình dung và mơ màng về một lần được đặt chân lên vùng đất hội tụ nhiều nét xinh đẹp, kỳ thú như vậy, thì Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích thực sự kích thích du khách phải tìm hiểu về mảnh đất này. Dù là chưa có cơ hội được đi thực tế, nhưng vì lòng yêu mến này, hãy cùng du lịch Hà Tiên thập cảnh qua sách báo trước đã bạn nhé!
Nằm phía Đông thị xã Hà Tiên, rộng 14km2, từ Hà Tiên muốn vào đầm Đông Hồ chỉ có một cách duy nhất là đi bằng tàu hay “vỏ lãi”. Càng đi vào sâu, đầm Đông Hồ như là một thế giới gần như hoàn toàn cách biệt với nét đô thị hiện đại. Bao quanh diện tích mặt nước rộng lớn là nhiều tầng dừa nước mọc dọc theo các bãi bồi ngập trong nước. Điều kiện tự nhiên này đã tạo nên một bầu không khí trong lành và yên tĩnh đến tuyệt vời.
Tương truyền rằng cách đây 300 năm, Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích, thường tụ hội các thi nhân đến đầm Đông Hồ ngắm trăng và ngâm thơ vào ngày rằm. Vào ngày này trăng sáng và đẹp lung linh nên nhiều “tao nhân, mặc khách” đã đặt cho nơi này cái tên rất lãng mạn “Đông Hồ ấn nguyệt”.
Lộc Trĩ thôn cư dựa lưng vào vách núi, nằm dưới những ngọn dừa quanh năm hứng gió biển khơi. Xuyên qua những xóm làng thanh bình, một bên là biển khơi mênh mông, một bên là dải đồi thấp với những đồi cỏ xanh mượt cùng những mảnh ruộng nhỏ xen giữa là những hàng dừa lả ngọn, ta đến với xóm quê mà nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long này. Với bãi biển dài hơn 1km, thoai thoải, nước khá trong so với các bãi biển của miền Tây Nam bộ, hàng năm Mũi Nai đón hàng ngàn lượt du khách đến tắm biển, tham quan.
Từ trung tâm thị xã đi về phía biển, bãi Nam Phố hiện ra là một vùng biển trời mênh mông, tĩnh lặng. Ở đây có hai bãi tắm là bãi Hòn Heo và Bãi Ớt. Tuy ở cùng một địa điểm nhưng mỗi bãi sở hữu một đặc điểm khác nhau. Bãi Ớt bao la với cát vàng mịn, mặt nước trong xanh. Còn Hòn Heo nằm lọt trong làng chài ven biển cùng tên…
Vẻ đẹp độc đáo có được của Nam Phố là do dãy núi bãi Ớt nhô hẳn ra ngoài khơi tạo thành bức bình phong khổng lồ. Do vậy, dù có vào mùa mưa bão thì biển ở Bãi Ớt vẫn hiền hòa, tĩnh lặng. Đến với Nam Phố, du khách có thể tận hưởng làn không khí dịu nhẹ với gió biển, nước biển trong veo và những con sóng nhẹ nhàng xô bờ.
“Lư khê ngư bạc” là cảnh sinh hoạt của người dân xóm chài rạch Vược. Đây là dòng nước có nhiều cá chẻm được gọi một cách thi vị là “Lư khê”, nhưng người dân thì quen gọi nó với cái tên thật bình dị là “rạch Vược”. Sau những chuyến đi biển, ghe, tàu sẽ về đây trú ngụ, nghỉ ngơi (ngư bạc).
Rạch Lư Khê, xưa có hai nhánh, một nhánh đổ ra biển, một nhánh thông với đầm Đông Hồ. Nơi hợp lại của hai dòng nước tạo thành một ao rộng, nước sâu trong vắt và nhiều cá. Ngược dòng Lư Khê, hai bên là những ngọn núi nhỏ nhấp nhô cùng với những túp lều tranh lúp xúp của dân chài. Về sau, khi quốc lộ 80 được xây dựng, cửa rạch Lư Khê thông ra biển đã bị lấp, con rạch chỉ còn một nhánh trổ ra đầm Đông Hồ.
Chùa Tam Bảo nằm ngay trung tâm thị xã Hà Tiên, chùa được thành lập năm 1730, do Mạc Cửu sáng lập để mẹ của ông là Thái Bà Bà tu niệm, bấy giờ gọi là Tiêu Tự. Sau khi bà mất, ông đã cho đúc một tượng phật với một chuông bằng đồng để thờ và tưởng niệm đấng từ thân. Hiện nay, sau chùa còn ngôi mộ của Thái Bà Bà, xung quanh chùa còn lại bức tường cổ gần 300 năm, họ Mạc đã cho xây dựng để ngăn giặc.
Sông Giang Thành bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia chảy vào Việt Nam theo hướng Bắc Nam, rồi đổ vào đầm Đông Hồ, trước khi ra vịnh Thái Lan. Chỗ sông Giang Thành và kênh Vĩnh Tế gặp nhau gọi là ngã ba Giang Thành. Có người cho rằng, tên Hà Tiên là do Mạc Cửu đặt khi ông đặt chân đến đây, vì mến cảnh trần gian nơi đây có nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình, tiên nữ thường xuất hiện trên sông Giang Thành nên gọi là Hà Tiên.
Kim Dự hay núi Pháo Đài là một ngọn núi nhỏ ở sát vịnh Thái Lan. Núi nằm về phía Tây Bắc bãi biển Mũi Nai. Đây là một trong 10 cảnh đẹp của đất Hà Tiên xưa, từng được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua bài “Kim Dự lan đào” tức đảo vàng chắn sóng. “Suy hình hài như thả ngọc phong”, ý muốn nói Kim Dự như một hòn đảo ngọc, bập bềnh trôi nổi trên biển. Chung quanh núi có khá nhiều cây phượng vĩ cổ thụ, đỏ rực như màu xác pháo khi hè về. Có một vài cây hoàng lan hoa vàng nhạt tỏa hương ngan ngát khi màn đêm buông xuống.
Núi Bình San hay còn gọi là núi Lăng là một bức tranh phong cảnh tuyệt vời, yên bình và khoáng đạt. Núi Bình San có độ cao hơn 50m, quanh năm luôn tươi tốt một màu xanh. Dưới chân núi Bình San, ao sen hình bán nguyệt chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, được đào từ thời Mạc Thiên Tích đến nay vẫn còn được người dân Hà Tiên sử dụng.
Du khách đến thăm núi Bình San, đứng ở trên cao có thể ngắm được toành cảnh Hà Tiên tươi đẹp trù phú. Mọi nét đẹp của Hà Tiên như hòn Phụ Tử, Thạch Động Thôn Vân, thắng cảnh Mũi Nai…đều được thu vào tầm ngắm một cách hoàn hảo. Đây cũng là nơi yên nghỉ của dòng họ Mạc, đứng đầu là Mạc Cửu.
Thạch động còn được gọi Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây), tảng đá xanh khổng lồ cao 80m nằm giữa một vùng đất rộng. Đứng lưng chừng núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thị xã Hà Tiên thơ mộng thu nhỏ, thấy các ngôi làng của người Campuchia dọc biên giới ẩn hiện dưới chân đồi.
Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh chém Chằn” thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: “Chằn tinh”, “Cô gái tóc dài” mà dân gian quen ca tụng là Phật Bà Quan Âm…
Với nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, Hà Tiên là trọng điểm về du lịch của tỉnh Kiên Giang và vùng Tây Nam bộ.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Mũi Nai Hà Tiên – Mẫu 15
Đón đọc bài thuyết minh về khu du lịch Mũi Nai Hà Tiên với những ý văn hay và sinh động viết về một điểm đến hấp dẫn của vùng đất này.
Sở dĩ có cái tên Mũi Nai Hà Tiên là bởi có truyền thuyết rằng, trước đây có một chú nai thần vì mê mẩn vẻ đẹp của bãi biển Hà Tiên mà không về kịp giờ đóng cửa rừng. Ngày nay, khi đến đây, du khách có thể thấy một mỏm núi có hình chú nai đang cúi mình uống nước rất đặc biệt. Chuyến du lịch Kiên Giang của bạn trở nên đặc sắc và hấp dẫn hơn nếu bạn thêm Mũi Nai Hà Tiên vào lịch trình. Đến đây, bạn có thể tản bộ trên bãi biển cát trắng xinh đẹp, thả mình xuống làn nước trong xanh mát rượi hay khám phá cuộc sống bình dị, mộc mạc của làng chài gần đó.
Mũi Nai là một bãi biển xinh đẹp nằm ở ở vịnh Thái Lan, thuộc địa phận phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây cách trung tâm thành phố chỉ 5km, đường đi lại rất thuận tiện nên du khách dễ dàng ghé đến tham quan và tắm biển. Nhờ nằm khuất trong vùng vịnh Thái Lan nên Mũi Nai Hà Tiên có khí hậu nắng ấm, quanh năm ôn hòa. Bãi biển ở đây cũng êm đềm, sóng không to nên bạn đến đây vào thời điểm nào trong năm cũng đều rất lý tưởng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên xem trước dự báo thời tiết, tránh đến vào những ngày mưa gió sẽ ảnh hưởng đến việc khám phá và tắm biển.
Biển Mũi Nai Hà Tiên cát trắng là ấn tượng đầu tiên của du khách khi đặt chân lên mảnh đất này. Nơi đây có đến 2 bãi biển đẹp là bãi Bằng và bãi Nô. Nếu bãi Nô hút khách du lịch nhờ vẻ đẹp bình dị của những xóm chài nhỏ thì bãi Bằng lại làm say đắm lòng người nhờ những triền cát thoai thoải. Ở bãi biển nào, bạn cũng sẽ tìm được những nét đẹp riêng và có trải nghiệm mới mẻ.
Ngoài việc được hòa mình vào làn nước trong xanh, mát rượi, bạn còn có thể trải nghiệm hệ thống xe trượt ống được nhập đồng bộ từ Đức ở Mũi Nai Hà Tiên. Đường ống trượt có chiều dài 1.205m, kéo lên đỉnh núi Tà Pang rồi đổ ngược xuống. Độ cao chênh lệch giữa hai ga lên và xuống là 125m. Đây sẽ là một trò chơi cảm giác mạnh dành cho những ai ưa khám phá mạo hiểm. Vượt qua được nỗi sợ hãi, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh bãi tắm Mũi Nai TX. Hà Tiên Kiên Giang từ trên đỉnh núi Tà Pang.
Ngắm hoàng hôn trên biển luôn mang lại cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ. Đến bãi biển Mũi Nai Hà Tiên, bạn sẽ tìm được cảm giác bình yên khi ngắm hoàng hôn buông xuống. Nếu đa số các bãi biển ở Việt Nam nằm ở phía Đông – nơi mọi người có thể ngắm bình minh rực rỡ thì bãi biển Mũi Nai lại nằm ở phía Tây Nam nên đây sẽ là điểm đến lý tưởng để ngắm hoàng hôn lộng lẫy nhất cả nước.
Ghé thăm khu du lịch Mũi Nai Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, du khách không nên bỏ qua những món ăn tươi ngon, hấp dẫn. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức những loại trái cây đặc sản của miền Tây, mùa nào trái nấy. Bên cạnh bãi tắm còn có một cái chợ nhỏ bán đủ loại hải sản khác nhau. Vào cuối mỗi buổi chiều, bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng từng đoàn thuyền cập bến, mang về những gì tinh túy nhất của biển khơi.
Mũi Nai Hà Tiên là một trong 10 bãi biển đẹp và hiếm hoi còn sót lại ở Kiên Giang sau hơn 300 năm lịch sử. Nơi đây còn là nguồn cảm hứng của những áng thơ ca đặc sắc. Vậy nên, nếu được lựa chọn một điểm đến cho chuyến du lịch của mình thì bạn hãy đến khám phá khung cảnh đẹp mê hồn của bãi biển Mũi Nai và đừng quên thưởng thức thêm các món đặc sản nơi đây.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau 🔥 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau