Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế [37+ Bài Ngắn Hay]

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế ❤️️ 37+ Bài ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Bài Viết Đặc Sắc Được Chọn Lọc Từ SCR.VN Sau Đây.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Dàn Ý Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế – chùa Thiên Mụ, một trong những địa danh nổi tiếng tại vùng đất Cố Đô này.

  1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chùa Thiên Mụ.
  2. Thân bài
  • Lịch sử chùa Thiên Mụ:
    • Nguồn gốc chùa Thiên Mụ
    • Thời gian khởi lập
    • Các giai đoạn trùng tu
  • Công trình nổi bật trong chùa Thiên Mụ:
    • Tháp Phước Duyên, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, lầu Tàng Kinh…
    • Nhiều cổ vật quý giá: Tượng Phật, hoành phi câu đối
  • Quang cảnh khuôn viên chùa Thiên Mụ:
    • Cảnh tự nhiên, khuôn viên rộng
    • Vườn hoa, hòn non bộ
  • Vai trò, ý nghĩa chùa Thiên Mụ:
    • Ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong
    • Dùng để lập đàn tế Đất.

3. Kết bài: Cảm nhận về chùa Thiên Mụ.

Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Huế ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Thành Phố Huế Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế – Bài 1

Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế – biển Lăng Cô nơi được nhiều du khách ghé thăm nhất.

Biển Lăng Cô – Đến với Huế có chút gì đó nhẹ nhàng, có chút gì đó dịu mát, Huế vào mùa mưa buồn và tĩnh lặng. Nhưng đến với Huế không chỉ có thế, Huế là nơi được ưu ái không chỉ những di sản, không chỉ những công trình kiến trúc độc đáo mà Huế còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho rất nhiều những cảnh đẹp không thể chối từ, trong đó có biển và vịnh.

Nhắc đến Huế người ta không thể không nhớ đến biển Lăng Cô, hiện giữa bầu trời Huế thân thương. Với khung cảnh quyến rũ, trải trên con đường bờ cong của mảnh đất miền Trung, Lăng Cô hiện lên với bao điều hấp dẫn và đặc biệt. Cùng khám phá những đặc sắc của biển Lăng Cô nhé…

Bãi biển Lăng Cô trong xanh, nằm thoai thoải thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế, sát quốc lộ 1A, nằm bên cạnh ngay với đèo Hải Vân. Vị trí của biển Lăng Cô nằm trên con đường di sản miền Trung – đây chính là điểm đến của sự kết nối các di sản thế giới tại khu vực Trung Bộ.

Nằm trên con đường huyền thoại và đầy dấu ấn này, Lăng Cô hiện lên như một sự kỳ diệu và lộng lẫy hơn, người ta để ý đến Lăng Cô hơn và biển Lăng Cô ngày càng thu hút nhiều du khách.

Gọi là bãi biển Lăng Cô hay vịnh biển Lăng Cô đều có nét riêng của nó, trong vịnh có biển. Nằm lọt thỏm giữa nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một bên là đèo Hải Vân, một bên là đèo Phú Gia, Lăng Cô hiện lên là một dãy cồn cát tuyệt đẹp và chạy dài. Vào những ngày cuối thu, biển Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo. Chiều chiều từng đàn cò trắng kéo nhau bay rợp trời về vùng đầm Lập An nằm ngủ.

Bãi biển Lăng Cô là một trong những bãi biển tuyệt đẹp có làn nước trong xanh đế kỳ lạ, bên cạnh màu xanh mát của những khu rừng nhiệt đới, những dải cát dài trắng mịn, ánh nắng tràn đầy và biển xanh mát mẻ, trong suốt như pha lê. Vịnh biển Lăng Cô được lọt vào top 30 vịnh biển đẹp nhất trên thế giới sau vịnh Hạ Long ở miền Bắc và vịnh Nha Trang
.
Bãi biển Lăng Cô không chỉ mang đến cho con người ta vẻ đẹp trước mắt mà cảm nhận hơi gió biển cay cay trong khóe mũi. Du khách có thể căng ngực để hít thật sâu, cảm nhận sự thanh khiết của gió biển. Hệ sinh vật ở vịnh biển Lăng Cô này đa dạng và phong phú là điểm bắt đầu của những chuyến du lịch lặn ngắm san hô ở dưới đáy biển. Du khách có thể được chứng kiến tận mắt những san hô màu sắc rực rỡ có ở nơi đây.

Bãi biển Lăng Cô tọa lạc ở vị trí là trung tâm của rất nhiều tài nguyên du lịch khác nhau: Đó là sự kết hợp của bờ biển, bãi cát trắng mịn trải dài, sông suối, núi đồi, tiếp giáp với con đèo huyền thoại Hải Vân và khu rừng nguyên sinh Bạch Mã, điểm thêm đó là những di tích lịch sử văn hóa… Tất cả đã tô điểm và làm rực rỡ sắc màu của vịnh biển này.

Huế dịu dàng, Huế là một vẻ đẹp kết tinh của nền văn hóa lâu đời cùng với dòng sông Hương trầm mặc thế nhưng đứa con của Huế, biển Lăng Cô lại hiện lên không hề trầm lặng như thế. Lăng Cô nổi tiếng bởi sự hòa quyện của dải cát trắng mịn, ánh nắng tràn đầy cùng với đó là biển xanh trong suốt như pha lê. Tất cả đều nổi bật và khác biệt.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ sinh động và sáng tạo.

Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ – nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.

Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ).

Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm – di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.

Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.

Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: Xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

Chia sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Đại Nội Huế ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Chi Tiết – Bài 3

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Chi Tiết, đặc sắc nhất thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.

Nếu bạn yêu sự lãng mạn, thơ mộng hay thích chiêm ngưỡng những gì vắng lặng, dung dị thì Phá Tam Giang là địa điểm không thể bỏ qua khi đến với cố đô Huế.

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á với 21.600 ha diện tích mặt nước, chiếm 48,2% diện tích mặt nước đầm phá ven bờ biển Việt Nam. Nó chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo các nhà nghiên cứu, Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường phức tạp và đa dạng; chứa trong mình vùng đồng bằng châu thổ, vùng nước nông mở, vùng nước với đệm cỏ, các cửa sông và những nhánh sông bao quanh bởi những đụn cát chắn.

Chính vì thế, Tam Giang – Cầu Hai có tính đa dạng sinh học rất cao, xứng đáng là một bảo tàng nước, bảo tàng sinh học. Kết quả điều tra gần đây đã thống kê được tổng số loài tại khu vực này là 1.296 loài; trong đó có 41 loài quý hiếm, gồm 295 loài thực vật phù du, 50 loài thực vật bậc cao, 73 loài rong và thực vật thủy sinh (bao gồm 7 loài cỏ biển), 119 loài động vật phù du, 215 loài động vật đáy, 361 loài cá và 137 loài chim.

Đường đi đến phá Tam Giang rất dễ, thuận tiện, chỉ cách trung tâm thành phố Huế khoảng chừng 15km. Du lịch phá Tam Giang chỉ cần 1 ngày tham quan là đủ rồi, tuy nhiên bạn có thể thử trải nghiệm qua đêm tại đây cũng thú vị lắm đấy. Đã đến đây, tốt nhất là đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy bật sẵn máy ảnh, điện thoại để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của Tam Giang mà không thể bỏ lỡ được.

Trải nghiệm thú vị nhất là khi bạn được lênh đênh trên chiếc đò, băng qua hệ đầm phá để mà choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, phóng khoáng mà phảng phất hơi thở trầm mặc khi ngắm ánh nắng bình minh vào sáng sớm hay lúc chiều hoàng hôn buông. Hoàng hôn có lẽ là cảnh đẹp ngoạn mục nhất trên phá Tam Giang mà rất nhiều du khách, nhiếp ảnh gia cố chụp cho được tấm hình chiều buông rủ trên con phá mênh mông sông nước này.

Khi đã du lịch đến đây thì làng chài Thái Dương Hạ, rừng ngập mặn Rú Chá, chợ nổi… là những địa điểm nhất định bạn phải ghé thăm. Làng chài Thái Dương – một ốc đảo nhỏ cổ kính, xung quanh làng bao phủ bốn bề là nước, mang lại cảm giác bình dị, yên tĩnh. Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Các thương lái trên chợ nổi đều là những ngư dân sinh sống trong các làng chài như Thái Dương Hạ, Ngư Mỹ Thạch…

Chợ nổi làng Ngư Mỹ Thạch tồn tại đến nay cũng khoảng vài trăm năm. Chợ nổi trên phá Tam Giang luôn diễn ra êm ả nhưng không kém phần sinh động, người bán cũng rất đa dạng, điều này cho thấy nét văn hóa đặc sắc ở vùng đất này đã có từ lâu và trở thành thói quen của ngư dân cùng sông nước Tam Giang. Không chỉ hình thành để buôn bán, phiên chợ này còn là nơi trao đổi, sinh hoạt của những người dân vùng sông nước với nhiều điều thú vị.

Rú Chá là khu rừng nguyên sinh quý hiếm của Phá Tam Giang. Muốn tham quan Rú Chá tất tần tật thì bạn phải đi thuyền vào sâu bên trong. Một không gian thoáng mát, yên bình với những loại cây ngập mặn như sú, vẹt, mắm… như kiểu bạn đang tách biệt hoàn toàn với thế giới quen thuộc ngoài kia luôn, hơn nữa đi thuyền vào Rú Chá còn đánh bay cái nắng gay gắt của những ngày hè oi ả.

Đến đây, bạn có thể dạo quanh con đường bê tông nhỏ với vài nhánh rẽ ngắn, hoặc men theo những con đường đất chiêm ngưỡng những bộ rễ chá ma mị, những cành chá hai bên uốn cong đan xen vào nhau như thánh đường khiến rất nhiều cặp đôi tìm đến đây để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ trong đời.

Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá, không gì thú bằng ghé lại một quán ăn ngay đầu con đò ngang, hay xin lên những gian nhà chồ nằm rải rải trên mặt nước, uống một ly nước và chờ mấy bác ngư dân đi ngang. Tôm cá, ghẹ nhảy tanh tách tươi ngon chỉ ở đầm phá mới có. Món cá hấp đã ngon, ngao cũng không kém phần thơm ngọt dù ngao ở vùng phá này nhỏ hơn ngao ngoài biển. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng 3 ngón tay, nhưng ngọt, chắc và giá cả sẽ khiến bạn giật mình vì chỉ rẻ bằng nửa so với ghẹ ngoài biển.

Chỉ cần một ngày trải nghiệm tại đây, bạn cũng đủ cảm nhận được nét đẹp của vùng đầm phá, yêu vô cùng xứ sở này dẫu chỉ một lần ghé ngang.

Đọc Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cố Đô Huế ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cung Đình Huế Ấn Tượng – Bài 4

Cùng tham khảo bài văn Thuyết Minh Về Cung Đình Huế Ấn Tượng được SCR.VN chia sẻ sau đây.

Được định hình từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời phong kiến. Là một trung tâm chính trị – văn hóa – kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.
Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên.

Như Điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long (Ðông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc). Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.

Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpa.

Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế.

Giới Thiệu Bài 🌿 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Điện Hòn Chén – Bài 5

Bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Điện Hòn Chén đặc sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!

Điện Hòn Chén là chốn linh thiêng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế. Đây cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian một cách hài hòa, đặc sắc.

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là ngôi điện có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, và cũng là điện thờ duy nhất ở Huế có sự kết hợp ăn ý giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng văn hóa, dân gian.

Điện Hòn Chén được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long, chủ yếu thờ Đạo Giáo. Dưới thời vua Nguyễn, điện được ghi nhận trong các văn bằng cổ với tên chính thức là “Ngọc Trản Sơn Từ”, tức “điện thờ tại núi Ngọc Trản”. Đến thời Đồng Khánh (1886 – 1888), điện được đổi tên thành “Huệ Nam” với ý nghĩa “mang lại ân huệ cho người nước Nam”. Ngoài ra điện cũng gắn với nhiều giai thoại ly kỳ khác nữa.

Với những du khách quan tâm đến kiến trúc lịch sử, thì điện Hòn Chén cũng là điểm đến độc đáo nhờ nghệ thuật trang trí mỹ thuật bậc nhất cuối thế kỷ 19. Tại đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng 10 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau cùng đặt trên lưng chừng núi Ngọc Trản. Các công trình này đều hướng ra dòng sông Hương hiền hòa, được bao quanh và ẩn mình sau những tàng cây cao xanh mướt.

Trong 10 công trình thì nổi bật nhất là điện Minh Kính Đài nằm ngay chính giữa. Bên trái có dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, am Ngoại Cảnh và động thờ ông Hổ. Bên phải là nhà Quan Cư, chùa Thánh và Trinh Cát Viện. Ngay sát bên dòng sông Hương có am Thủy Phủ.

Minh Kính Đài được chia làm 3 cung theo thứ tự từ cao đến thấp gồm có Đệ Nhất cung (Thượng cung), Đệ Nhị cung và Đệ Tam cung. Trong đó xếp theo lần lượt là khu thờ, khu để đồ cúng và khu dâng hương. Với bề dày lịch sử lớn lao, ngày nay trong điện vẫn còn lưu giữ hơn 600 món đồ tế thuộc 284 chủng loại có giá trị lịch sử vô cùng quý giá.

Một trong những điểm hấp dẫn của điện Hòn Chén đó là những giai thoại bí ẩn gắn với nơi đây hàng trăm năm qua. Cụ thể có 3 giai thoại được người dân lưu truyền đã lâu như:

Giai thoại về nữ thần Ponagar: Nhiều du khách thắc mắc điện Hòn Chén thờ ai, thật ra nơi đây từ lâu đã là nơi thờ tự vị thần nữ quan trọng trong tín ngưỡng người Chăm: Nữ Thần Mẹ xứ sở Ponagar. Tương truyền, nữ thần là con gái Ngọc Hoàng được phái xuống để tạo ra đất mẹ, dạy loài người trồng trọt hoa màu, cây cối, đặc biệt là các loại cây gỗ trầm quý.

Về sau, công chúa Liễu Hạnh cũng được đưa vào thờ tự bên trong điện. Sau đó là Quan Công, Phật và các vị thần linh khác. Ngày nay, điện Hòn Chén được coi là di tích tâm linh của người Chăm, được người Việt tiếp nhận và phát huy tạo thành nơi thờ Thánh mẫu. Đến đây, du khách có thể khám phá được nét tín ngưỡng độc đáo pha trộn của văn hóa dân tộc Chăm với bản sắc tinh thần của người Việt.

Giai thoại vua Thiệu Trị : Dân gian cũng tương truyền vua Thiệu Trị xây dựng làng ở gần điện Hòn Chén. Khi vua và cung phi cùng du ngoạn trên dòng sông Hương để đến thăm làng, một hoàng phi đã lỡ tay làm rơi chiếc ống nhỏ bằng vàng ngay vực nước sâu.

Tiếc của nên bà đã xin vua khấn Thánh Mẫu Thiên Y A Na cho tìm lại đồ vật. Ban đầu vua ngờ vực không tin nhưng vẫn chiều ý làm theo, bất ngờ chiếc ống nổi lên mặt nước. Thấy linh thiêng, nhà vua liền ra lệnh sửa sang lại điện Hòn Chén nhưng chưa kịp hoàn thành tâm nguyện thì đã băng hà.

Truyền thuyết về chiếc chén ngọc của vua Minh Mạng: Đây là giai thoại huyền bí được nhiều người biết nhất về điện Hòn Chén. Dân gian còn truyền tai nhau rằng điện Hòn Chén có tên gốc là “Hoàn Chén” với ý nghĩa “trả lại chén ngọc”. Bởi xưa kia vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không có cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc gửi trả lại cho nhà vua.

Thêm một điều độc đáo nữa khi nhắc đến điện Hòn Chén chính là các nghi thức lễ hội. Đây là tập quán thể hiện tín ngưỡng thờ cúng, đời sống văn hóa – tâm linh của người dân địa phương. Chốn linh thiêng này là nơi kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình, đem lại những trải nghiệm văn hóa mãn nhãn cho khách thập phương.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Biển Lăng Cô ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Vườn Quốc Gia Bạch Mã – Bài 6

Bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Vườn Quốc Gia Bạch Mã giúp các em có thể học hỏi cách diễn đạt câu văn hay và cách dùng từ sinh động.

Vườn quốc gia Bạch Mã Huế có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, cùng vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ, khoáng đạt. Vườn quốc gia Bạch Mã Huế thu hút sự quan tâm của đông đảo các tín đồ xê dịch vì sự đa dạng tài nguyên sinh học, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, là điểm đến lý tưởng với những ai yêu thiên nhiên, thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng.

Địa chỉ vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40km, cách Đà Nẵng 65km. Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông.

Rừng quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích gần 37.500 ha, là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật đa dạng, trong đó gồm nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Lịch sử vườn quốc gia Bạch Mã theo lời kể của những người dân địa phương, vườn quốc gia Bạch Mã được phát hiện và khai phá bởi vị kỹ sư người Pháp tên M.Girard vào năm 1932, nơi đây trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng từ những năm 1945.

Thời tiết ở vườn quốc gia Bạch Mã Huế phân ra 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, theo kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã Huế của nhiều người, thời điểm lý tưởng để đi du lịch ở đây là mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, lúc này khí hậu vườn quốc gia Bạch Mã khá mát mẻ, trời khô ráo, ít mưa, thuận tiện di chuyển, tham gia các hoạt động ngoài trời như đi trekking, bơi lội…

Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, lúc này khí hậu vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế cũng mát nhưng thường có những cơn mưa rào, có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển của bạn. Tuy nhiên, còn tùy thuộc sở thích và sắp xếp thời gian phù hợp, bạn có thể lựa chọn đi du lịch Bạch Mã bất kỳ lúc nào.

Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Khải Định ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Hồ Thủy Tiên – Bài 7

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Hồ Thủy Tiên là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Công viên Hồ Thủy Tiên Huế sau nhiều năm bị bỏ hoang đã trở thành địa điểm du lịch khá nổi tiếng của vùng đất cố đô. Sau khi xuất hiện trên các trang báo trong và ngoài nước, công viên Hồ Thủy Tiên Huế đã lọt top những khu hồ nước bỏ hoang đầy ma mị, kỳ bí nổi tiếng thế giới. Đây là một trong những điểm đến lý thú của cố đô Huế, thu hút nhiều du khách ưa mạo hiểm.

Địa chỉ khu du lịch Hồ Thủy Tiên Huế là tọa lạc trên ngọn đồi Thiên An, thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km về phía Tây Nam.

Công viên nước Hồ Thủy Tiên Huế được xây dựng từ năm 2000, đến tháng 6/2004 thì hoàn thành với diện tích 49,9ha, có nhiều hạng mục như khu thủy cung, hệ sinh thái, khu nhạc nước… với sức chứa 2.500 chỗ ngồi và đưa vào khai thác dần.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, công trình không đạt hiệu quả kinh doanh như mong muốn, buộc phải đóng cửa. Sau khi bị chuyển quyền đầu tư và quản lý, khu du lịch Hồ Thủy Tiên tại Huế trở thành công viên bỏ hoang trong một thời gian dài.

Cho tới năm 2016, tờ Huffingtonpost.com (Mỹ) đã có 1 bài viết cung cấp những hình ảnh hoang tàn, ma mị của khu du lịch này. Từ đó, công viên Hồ Thủy Tiên ở Huế nổi tiếng là một địa điểm du lịch có phần kỳ bí và rùng rợn.

Một trong những địa điểm được nhiều du khách check in tại công viên bỏ hoang Hồ Thủy Tiên Huế chính là phần miệng rồng hướng ra phía hồ nước. Bức tượng rồng hết sức oai nghiêm, bí hiểm và có phần đáng sợ. Chỉ cần khéo chọn góc chụp, bạn sẽ thu được vô vàn những tấm ảnh đẹp, độc lạ mang màu sắc kì bí mà vẫn lãng mạn.

Khu vui chơi thủy cung từng được đầu tư, xây dựng công phu, là điểm nhấn của công viên. Tuy nhiên, qua năm tháng, nơi đây chỉ còn tàn tích với những mảng tường đầy rêu bụi. Theo review Hồ Thủy Tiên Huế của những du khách đi trước, bạn có thể thử đặt chân vào bên trong khu thủy cung. Nơi đây chỉ còn những bể cá không còn nguyên vẹn, những bức tường loang lổ phủ đầy nét vẽ, tạo cho không gian thêm phần ma mị, hoang vu.

Tiến bước lên phía cầu thang hình xoắn ốc, bạn sẽ đi tới phần đầu con rồng. Tại đây, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để chiêm ngưỡng trọn vẹn Hồ Thủy Tiên và phía xa là ngọn đồi Thiên An xanh ngắt. Dù có phần đáng sợ và bí hiểm nhưng đây cũng chính là nét cuốn hút riêng biệt của công trình này.

Du khách hãy thử đi xuyên rừng để đến với khu công viên nước cách khu thủy cung không xa. Tại đây có hệ thống máng trượt phủ kín rêu phong, hồ nước đục ngầu, có phần rùng rợn.

Một điểm đến không kém phần thú vị và bí hiểm là sân khấu nhạc nước. những hàng ghế có sức chứa hơn 2.500 chỗ ngồi tới nay đã bị phủ kín bởi cỏ dại, sân khấu mọc đầy rong rêu… Nhìn khung cảnh đổ nát này, khó có thể tưởng tượng được nơi đây đã từng tổ chức những buổi trình diễn âm nhạc có hàng nghìn người xem.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Lăng Minh Mạng – Bài 8

Một số thông tin thú vị được chia sẻ qua bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Lăng Minh Mạng sau đây.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.

Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ… được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng môn (cổng chính vào Lăng), cao 9m, rộng 12m, cổng này có ba lối đi, lối đi giữa chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó đóng chặt, ngoài ra còn có hai cổng phụ Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Sau Đại Hồng Môn là sân rộng 45m x 45m, hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình, trên bia có bài “Thánh Đức thần công” (ghi công của vua Minh Mạng).

Tiếp theo là sân triều lễ; Hiển Đức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng cho mặt đất. Điện Sùng Ân nằm ở trung tâm, xung quanh có Tả, Hữu, Phối điện (trước) và Tả Hữu Tùng phòng (sau) cũng được giới hạn trong lớp tường thành hình vuông. Hoàng Trạch môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện. Đi qua ba cây cầu bắt qua hồ Trừng Minh là tới Minh Lâu, Minh Lâu là lầu sáng là nơi vua suy ngẫm và là nơi đi về của linh hồn Tiên đế.

Một cái hồ hình trăng non tên Tân Nguyệt ôm lấy Bửu thành hình tròn nằm ở giữa, đây là nơi bắt đầu của thế giới vô biên, nơi yên nghỉ của nhà vua giữa tâm một quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn. Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp.

Lăng Minh mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Lăng Khải Định – Bài 9

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Lăng Khải Định nổi tiếng sau đây.

Lăng Khải Định ở Huế được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, nằm bên ngoài Kinh thành, cách khoảng 11km về phía nam. Lăng Khải Định (Ứng Lăng) đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.

So quy mô với lăng của các vị vua triều Nguyễn khác, Ứng Lăng có diện tích nhỏ hơn nhiều (117m x 48.5m) nhưng rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Về kiến trúc lăng cũng được đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự mới lạ, ngông nghênh, và là kết quả pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như: Phật giáo, ấn Độ giáo, Roman, Gothique… trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây của buổi giao thời và cá tính của vua Khải Định. Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn lên cao, với 127 bậc cấp:

Lối lên thăm lăng Khải Định vượt qua 37 bậc, với thành bậc được đắp rồng to lớn, trên sân có hai dãy Tả – Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.

Vượt thêm 29 bậc nữa là tới tầng sân bái đình. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng quan quân cùng nhìn vào giữa sân, đặc biệt là 6 cặp tượng linh túc vệ, được làm bằng chất liệu đá hiếm và đều có khí sắc.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được thể hiện sống động. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa đều được trang trí công phu bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ “Cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp. Đặc biệt, chiếc bửu tán trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát như được làm bằng lụa, nhưng thực chất là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị kiến trúc, đại diện cho hình ảnh lăng Khải Định mà còn đề cập đến tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua.

Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ, lăng vua Khải Định ở Huế đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm cố đô, trở thành điểm tham quan hút khách du lịch.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Vịnh Lăng Cô – Bài 10

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Vịnh Lăng Cô, là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.

Lăng Cô, vịnh biển đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Vịnh Lăng Cô có chiều dài 42,5 km, cách thành phố Huế hơn 60 km và cách Đà Nẵng 20 km; là vịnh biển gần như nguyên sơ nằm dưới chân đèo Hải Vân, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú.

Nhìn ra xa là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn trải rộng trên địa bàn thật hấp dẫn. Đây là một trong những thắng cảnh, địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Thừa Thiên Huế, được Vua Khải Định xem là chốn bồng lai tiên cảnh.

Địa danh “Lăng Cô” có người cho rằng là do người Pháp đọc trại tên “An Cư”, vốn là làng chài ở phía nam đầm. Cũng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được dân địa phương đọc trại lại là Lăng Cô.

Trước đây, người ta biết đến Lăng Cô như một điểm dừng chân của khách trước khi qua đèo, với vài dãy hàng cơm, một vài điểm bán hàng hải sản khô nhỏ lẻ. Sau khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, các đơn vị làm du lịch ở đây còn kết hợp mở thêm tuor du lịch Huế tham quan hầm đường bộ Hải Vân, vào Đà Nẵng mua sắm và ngược ra nghỉ đêm tại Lăng Cô trước khi về lại Huế thật hấp dẫn.

Gọi là bãi biển Lăng Cô hay vịnh biển Lăng Cô đều có nét riêng của nó, trong vịnh có biển. Nằm lọt thỏm giữa nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển, một bên là đèo Hải Vân, một bên là đèo Phú Gia, Lăng Cô hiện lên là một dãy cồn cát tuyệt đẹp và chạy dài.

Vào những ngày cuối thu, biển Lăng Cô đắm chìm trong làn sương mờ ảo. Chiều chiều từng đàn cò trắng kéo nhau bay rợp trời về vùng đầm Lập An nằm ngủ.

Bãi biển Lăng Cô từ lâu đời đã trở thành bãi biển nổi tiếng với sự hội tụ của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Chiều dài bờ biển chạy dài cho đến 10km làm cho du khách thấy mình thật nhỏ bé, con đường biển chạy theo dài sâu hút đến tận cuối chân trời.

Lăng Cô không chỉ có biển mà ở đây có sự hòa quyện của những khu rừng nhiệt đới, những con đường đèo uốn cong, những dãy núi đá cong vút cùng với những cuộc khám phá kỳ thú lên rừng xuống biển nơi đây. Đến với Lăng Cô, du khách có thể trải nghiệm các loại hình du lịch biển khác nhau như tắm biển, lặn biển hay nghỉ dưỡng…

Ngoài những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng, vịnh Lăng Cô còn là một bộ phận trên con đường di sản miền Trung từ động Phong Nha, cố đô Huế đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây. Bên cạnh đó, khu vực Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và cảng nước sâu Chân Mây – Lăng Cô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.

Đến với Lăng Cô, du khách dễ dàng tận hưởng một kỳ nghỉ hoàn hảo, ngoài khung cảnh tuyệt mỹ, thưởng thức các món ngon đầm phá địa phương nổi tiếng của xứ Huế, còn có các khu nghỉ dưỡng với đầy đủ các dịch vụ đi kèm đến từ các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn gần đó, chắc chắn bạn sẽ không thể hài lòng hơn được nữa về một điểm đến lý tưởng.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Cầu Tràng Tiền – Bài 11

Đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Cầu Tràng Tiền để các em có thêm nhiều thông tin hay và hữu ích.

Chứng kiến bao nhiêu thăng trầm lịch sử của đất nước, cầu Tràng Tiền vẫn hiên ngang bắc ngang qua dòng Hương Giang cho đến tận bây giờ. Cầu Tràng Tiền được xem là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế mộng mơ, là cô gái Huế duyên dáng dịu dàng soi bóng dưới dòng sông Hương trong vắt. Đến với Cố đô mà chưa được tham quan, đứng trên chiếc cầu này như xem bạn chưa đặt chân tới miền đất ấy.

Cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội được bắc ngang qua dòng sông Hồng, cầu Tràng Tiền là cây đầu tiên được bắc ngang qua sông Hương ở Huế. Cuối thế kỷ XIX, cầu Tràng Tiền là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương nhưng xét về kỹ thuật và vật liệu là của phương Tây. Cây cầu với kết cấu được làm từ thép có chiều dài là 402, 60m, bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.

Lúc đầu, cầu Tràng Tiền không có lối dành cho người đi bộ. Mặt cầu được lát bằng ván lim. Đến năm 1904 – Giáp Thìn, 4 nhịp cầu bị rơi xuống sông Hương do một cơn bão lịch sử. Mãi cho đến năm 1906, cầu Trường Tiền được tu sửa lại. Đến triều vua Bảo Đại, năm 1937, cầu được trùng tu, cải tạo lớn. Hành lang hai bên được mở rộng cho phép xe đạp và người đi bộ lưu thông.

Cứ ngỡ được trùng tu, sửa chữa lại cho rộng rãi nhưng đến năm 1946, cầu lại bị gãy hai phía tả ngạn do bom mìn chiến tranh gây nên. Cầu lại được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ vào năm 1953. Không chỉ dừng lại ở đó, cầu lại sập một lần nữa, đổ xuống lòng sông Hương trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968.

Trong lúc chờ cầu tu sửa lại, một chiếc cầu phao được dựng thêm để nối đôi bờ thuận tiện cho việc di chuyển đi lại. Khi đất nước được hòa bình, thống nhất và cầu Tràng Tiền lại được trùng tu trong suốt chặng đường 5 năm (1991 – 1995).

Cầu Tràng Tiền từ lúc khai sinh cho đến tận bây giờ trải qua nhiều tên gọi khác nhau như cầu Thành Thái, rồi Clelesmenceau, Nguyễn Hoàng, cầu Tràng Tiền… nhưng nhiều dân Cố đô vẫn quen gọi là cầu Trường Tiền. Sở dĩ những năm tháng lịch sử phía đối diện tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền Triều Nguyễn nên bấy giờ cầu còn có tên là Trường Tiền.

Từ xưa đến nay, cầu Tràng Tiền vẫn giữ một vai trò vị trí quan trọng đồng thời là điểm tham quan hấp dẫn trong chuyến du lịch Cố đô Huế. Những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông vào những ngày chói chang, lững thững thuyền trôi dưới dòng làm cho cầu thêm phần lặng lẽ, bình yên đến chi lạ.

Tản bộ lang thang bên phía lề dành cho người đi bộ, bạn dường như được quay lại những năm tháng lịch sử oai hùng của đất nước. Những di tích lịch sử vẫn còn hiển hiện đâu đó quanh chiếc cầu biểu tượng cho mảnh đất Cố đô này. Vào ban đêm chiếc cầu lại càng thêm lung linh hơn nữa của những ánh đèn, phát ra những gam màu tím, xanh, vàng, đỏ… làm cho cây cầu rực rỡ, huyền ảo.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Chùa Thiên Mụ – Bài 12

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Chùa Thiên Mụ, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chia sẻ sau đây.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch.

Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907 Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh).

Sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác – một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp).

Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

Đón Đọc Bài ⏩ Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Thiền Viện Trúc Lâm – Bài 13

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Thiền Viện Trúc Lâm, một trong những điểm đến không nên bỏ qua nếu có dịp đến vùng đất này.

Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.Ở độ cao 1450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ thường từ 19-21 oC, Bạch Mã được xem là một trong những vùng khí hậu lý tưởng. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.

Từ thành phố Huế xuôi về Nam khoảng 30 km, đến địa phận xứ Truồi, đi vào Đập Truồi, vượt hết dốc thoải bên lưng đồi, một bức tranh thủy mặc sinh động hiện ra. Bên kia bờ nước, dưới chân ngọn linh sơn, những tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi soi bóng xuống gương nước hồ Truồi, xa xa là những vờn mây quyện quanh những đỉnh núi đã tạo nên một không gian hư ảo, thanh tịnh và yên bình.

Vượt qua lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước, độ chừng mươi chục phút, bằng những con suồng nhỏ, sẽ đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Bước lên khỏi 172 bậc tam cấp là tam quan của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Được xây dựng hài hoà trong một chỉnh thể của kiển trúc Phật giáo và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã cũng có chính điện thờ Phật tổ đang ngồi tu niệm dưới gốc cây bồ đề, phía sau chính điện là khu vực tổ đường thờ tổ sư Đạt ma của thiền phái Trúc Lâm.

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã là một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành địa chỉ tham quan cho du khách thập phương khi đến với vùng đất cô đô Huế.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Nhà Thờ Phủ Cam – Bài 14

Bài văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Nhà thờ Phủ Cam được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi sau đây.

Xứ Huế mộng mơ không chỉ có kinh thành Huế, sông Hương hay cầu Tràng Tiền. Mà nơi đây còn có một điểm check in lên hình đẹp như trời Âu mang tên nhà thờ Phủ Cam.

Nhà thờ Phủ Cam còn được gọi là Phú Cam, là Nhà thờ Chánh tòa thuộc Tổng giáo phận Huế, tọa lạc tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây không chỉ là một điểm đến nổi tiếng về văn hóa, tôn giáo của người dân cố đô, mà còn là điểm check in được các bạn trẻ yêu thích mỗi khi du lịch Huế.

Từ trung tâm thành phố Huế, bạn đi đến đường Đống Đa, rẽ trái vào đường Hai Bà Trưng. Sau đó bạn tiếp tục rẽ phải vào Phan Đình Phùng và rẽ trái vào Nguyễn Trường Tộ. Cuối cùng, bạn gặp ngã ba Hàm Nghi – Đoàn Hữu Trưng, rẽ phải là đến nơi.

Với người dân xứ Huế, nhà thờ này là một thánh đường có lịch sử lâu đời, gắn liền với văn hóa tôn giáo hàng trăm năm. Năm 1682, nhà thờ Phủ Cam được xây dựng tại xóm Đá, dưới thời linh mục Langlois.

Ban đầu, nhà thờ chỉ được dựng lên bằng tranh tre khá đơn sơ, giản dị. Tuy nhiên khoảng 2 năm sau, nhận thấy điều kiện và hoàn cảnh ở đây không phù hợp, linh mục Langlois đã quyết định dời nhà thờ về đồi Phước Quả. Lúc này, nhà thờ Phủ Cam được xây dựng bề thế hơn, làm từ chất liệu đá chắc chắn và mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây.

Thời bấy giờ, nhà thờ Phủ Cam là một công trình đẹp tuyệt mỹ, được xem là “chưa từng có ở đất Phú Xuân”. Tuy nhiên vì nhiều lý do, vào năm 1698, nhà thờ bi triệt giải hoàn toàn. Cứ ngỡ rằng ngôi thánh đường đẹp này sẽ mãi mãi trở thành ký ức đẹp của người dân địa phương. Tuy nhiên vào 2 thế kỷ sau, tức năm 1868, nhà thờ lại một lần nữa được tái sinh do giám mục Allys chỉ đạo thực hiện. Thời bấy giờ, nhà thờ mang đậm lối kiến trúc Go-thic cổ điển, là điểm sinh hoạt văn hóa tôn giáo của cư dân địa phương.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và thời cuộc, nhà thờ đẹp ở Huế này đã có trên dưới 10 lần xây dựng lại. Lần gần nhất là vào năm 1963, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Dù được lên kế hoạch rõ ràng, có thiết kế bài bản nhưng do ảnh hưởng của những biến động lịch sử, mãi 37 năm sau nhà thờ này mới hoàn thành. Vào năm 2000, nhà thờ Phủ Cam chính thức khánh thành – trở thành sinh hoạt tôn giáo của giáo dân xứ cố đô và là điểm tham quan của du khách xa gần khi du lịch Huế.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Núi Ngự Bình – Bài 15

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Núi Ngự Bình, một trong những ngọn núi nổi tiếng tại vùng đất Cố Đô này.

Như thể có mây thì có gió, có sông thì có núi, nước và non là mối duyên lành mà trời đất đã se cho mảnh đất kinh kì. Cùng với dòng Hương Giang, núi Ngự Bình là một món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho xứ Huê thơ mộng.

Ngự Bình chẳng khác nào một giả sơn. Ông cha ta thật khéo léo khi đưa một thực thể tự nhiên vào một quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền án trên trục chính của kinh thành Huế. Vị trí của núi Ngự tuân theo nguyên tắc địa lý phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành.

Nhìn từ xa, núi Ngự hao hao chim đại bàng vỗ cánh nên tên cũ là Bình Sơn (hay Bằng Sơn). Khi vua Giang Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô nên ngọn núi Bình Sơn được đổi thành núi Ngự Bình, gọi nôm na là núi Ngự.

Gọi là núi nhưng thực ra đây chỉ là một ngọn đồi hình thang, cao 105 mét, ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế – Việt Nam) 4 km về phía Nam. Ở hai bên là hai ngọn núi đất Hữu Bật Sơn và Tả Phù sơn. Nhìn núi Ngự cùng với hai ngọn Hữu Bật – Tả Phù như con chim phượng hoàng đang dang rộng đôi cánh cho chở cho đê thành. Núi Ngự Bình có hình dạng phía trước và phía sau không giống nhau mà thơ ca Việt Nam đã mô tả:

“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/ Sông An Cựu nắng đục mưa trong”

Cách Ngự Bình vài ki-lô-mét là đồi Vọng Cảnh – một trong những danh thắng khác của xứ Huế. Đồi Vọng Cảnh soi bóng duyên dáng bên bờ Hương Giang. Kế bên là núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, đem quân đánh đuổi quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta. Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà trước đây vua Nguyễn đã cho trồng.

Núi Ngự mang một phần linh hồn của xứ Huế. Tuy các triều đại đã sụp đổ, nhưng rừng thông tươi mát vẫn tồn tại với thời gian. Mỗi độ giêng hai, khi sương ban mai còn phủ mờ nhạt cả đỉnh Ngự Bình thì những cây thông xanh tươi đang tỉnh giấc và quyến rũ thêm trong làn sương sớm. Nếu được nghe bản nhạc thiên nhiên do rừng thông chơi, chắc hẳn những bộn bề lo toan của cuộc sống sẽ không còn nữa. Thay vào đó là sự thoải mái và thanh thản trong tâm hồn.

Đứng trên đỉnh núi Ngự, phóng mắt về xa, ta có thể thấy màu xanh ngút ngàn trải dài của các huyện Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang. Trên đỉnh núi, cũng có thể thấy được làng mạc, ruộng đồng, thấy màu trắng của cửa Thuận, màu xanh của biển Đông và cả màu tím thẫm của dãy Trường Sơn. Tạo hóa thật hữu tình khi vẽ trên nét vút của núi Ngự là sự mềm mại của Hương Giang. Sông Hương như dải lụa mềm cuốn quanh chân Ngự Bình, làm bạn tri ân.

Núi Ngự không cao cũng không cheo leo nhưng nó mang cái dáng vẻ của người trầm tư, mặc tưởng. Cái đẹp của nơi đây không đơn giản là cái đẹp bên ngoài mà nó mang cái vẻ đẹp bình dị, gần gũi với người dân xứ Huế. Đối với người dân nơi đây, núi Ngự như một chiếc đàn, một ngôi lầu cao vút và theo đó là những cấp bậc nhân tạo mà người ta có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Huế. Chẳng phải tự nhiên mà thi sĩ Bùi Giáng đã ít nhất một lần rung động cảm tác:

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”

Nếu du khách đến Huế mà không ghé thăm núi Ngự Bình thì quả là đáng tiếc. Du khách đến đây vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn nắng nhẹ mới cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ của một ngọn núi, một dòng sông, một góc trời xứ Huế. Chắc hẳn chẳng có cái không rung động trước vẻ đẹp hữu tình ấy.

Núi Ngự là món qùa mà trời đất đã ban tặng cho mảnh đất kinh kì. Vì vậy, mỗi người đến nơi đây và những du khách thập phương phải giữ gìn, bảo vệ món quà quý giá ấy.

Chẳng phải tự nhiên mà người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là món quà vô giá thứ hai mà tạo hóa hữu tình đã ban tặng cho xứ Huế. Không biết ngọn núi rắn chắc ấy đã cứa vào lòng biết bao mối tình nhân gian? Núi Ngự không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp thực thể bên ngoài, nó còn đẹp bởi vẻ đẹp quấn quýt, thiết tha. Nếu có thể, chúng ta hãy giới thiệu cho những du khách nước ngoài đến thăm ngọn núi có vẻ đẹp thơ mộng này. Nếu bạn chưa một lần đặt chân đến núi Ngự, thì hãy đến nơi đây, bạn nhé!

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận