Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng [22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng ❤️️ 22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Viết Về Địa Danh Lịch Sử Nổi Tiếng Sau Đây. 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng giúp các em có thể triển khai bài văn logic và mạch lạc nhất.

Mở bài

  • Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
  • Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

Thân bài

  • Giới thiệu vị trí địa lí
  • Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
  • Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
  • Cảnh vật xung quanh ra sao?
  • Có thể đến đó bằng phương tiện gì? Phương tiện du lịch: Xe du lịch, Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…
  • Nguồn gốc: (lịch sử hình thành): Có từ khi nào? Do ai khởi công (làm ra)? Xây dựng trong bao lâu?
  • Cảnh bao quát đến chi tiết
  • Giá trị văn hóa, lịch sử

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Tham Khảo Bài ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Điểm 10 – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với câu văn logic và hấp dẫn.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng) nằm trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương. Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được vua Thiệu Trị tiếp tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843.

Lăng Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài tạ… được bố trí trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng môn (cổng chính vào Lăng), cao 9m, rộng 12m, cổng này có ba lối đi, lối đi giữa chỉ mở một lần để đưa quan tài nhà vua vào lăng sau đó đóng chặt, ngoài ra còn có hai cổng phụ Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Sau Đại Hồng Môn là sân rộng 45m x 45m, hai bên có hai hàng tượng quan viên, voi ngựa. Cuối sân là Bi đình, trên bia có bài “Thánh Đức thần công” (ghi công của vua Minh Mạng).

Tiếp theo là sân triều lễ; Hiển Đức môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng cho mặt đất. Điện Sùng Ân nằm ở trung tâm, xung quanh có Tả, Hữu, Phối điện (trước) và Tả Hữu Tùng phòng (sau) cũng được giới hạn trong lớp tường thành hình vuông. Hoàng Trạch môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện. Đi qua ba cây cầu bắt qua hồ Trừng Minh là tới Minh Lâu, Minh Lâu là lầu sáng là nơi vua suy ngẫm và là nơi đi về của linh hồn Tiên đế.

Một cái hồ hình trăng non tên Tân Nguyệt ôm lấy Bửu thành hình tròn nằm ở giữa, đây là nơi bắt đầu của thế giới vô biên, nơi yên nghỉ của nhà vua giữa tâm một quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn. Hai bên trục chính của lăng còn có nhiều công trình phụ nằm đối xứng nhau theo từng cặp.

Lăng Minh mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.

Giới thiệu về lăng Minh Mạng, đây là một khu lăng tẩm uy nghiêm, vừa rực rỡ về kiến trúc, hài hòa với thiên nhiên, vừa sâu sắc bởi giá trị tư tưởng. Lăng cách trung tâm thành phố Huế khoảng 18km, thuộc địa phận núi Cẩm Kê, nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch tạo thành dòng sông Hương thơ mộng.

Tháng 2/1820, vua Gia Long băng hà, hoàng tử thứ tư là Nguyễn Phúc Đảm lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng là người có nhiều đóng góp đối với công cuộc mở mang bờ cõi, đưa nước Đại Nam lên hàng mạnh nhất trong các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tháng 4/1840, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn.

Tháng 9/1840, khởi công xây dựng Hiếu Lăng. Tháng 1/1841, vua Minh Mạng lâm bệnh mà mất, vua Thiệu Trị nối ngôi và tiếp việc xây dựng lăng theo thiết kế cũ. Ðến năm 1843 thì việc xây dựng lăng mộ Minh Mạng mới hoàn tất.

Nằm trong diện tích giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750m, di tích lăng Minh Mạng là một quần thể kiến trúc quy mô với khoảng 40 công trình bề thế gồm cung điện, lầu đài, đình tạ… bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Xen giữa những công trình là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi rợp bóng thông, tạo nên phong cảnh hữu tình.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Hay – Bài 3

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Hay giúp các em có thêm nhiều kiến thức và trau dồi thêm nhiều kĩ năng viết.

Lăng Minh Mạng (hay còn gọi là Minh Mệnh) có tên chữ là Hiếu lăng (孝陵), do hoàng đế Thiệu Trị thời nhà Nguyễn cho xây dựng, nằm trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính.

Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Lăng có diện tích 18 ha (nhưng diện tích cấm địa quanh lăng là 475 ha), xung quanh lăng có La thành bao bọc.

Cửa chính của lăng tên là Đại Hồng môn, là cửa chỉ để rước linh cữu của vua nhập lăng. Hai bên cửa chính là hai cửa Tả Hồng môn và Hữu Hồng môn. Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá “phổi xanh”, bao bọc lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm). Ở giữa hai hồ Trừng Minh và Tân Nguyệt, trên đường thần đạo, là Minh Lâu.

Hồ Tân Nguyệt hình vầng trăng non ôm lấy một phần khu mộ vua (Bửu thành). Bửu thành là một quả đồi thông hình tròn, bao quanh bởi tường thành, bên trong, sâu bên dưới là mộ vua. Ở chính giữa hồ Tân Nguyệt có một cây cầu mang tên Trung Đạo kiều, nối Minh Lâu với Bửu thành và đường dạo quanh lăng. Phía sau Bửu thành là rừng thông xanh thẳm, đem lại một cảm giác u tịch.

Trên mặt cắt kiến trúc dọc theo đường thần đạo, các công trình cao thấp theo một nhịp điệu vần luật nhất quán, âm dương xen kẽ, tạo nên nét đẹp riêng cho công trình kiến trúc lăng tẩm này. Bố cục kiến trúc đăng đối của các hạng mục chính trong lăng đem lại cho lăng một vẻ uy nghiêm cần có của công trình lăng mộ.

Tuy vậy, ở ngoài rìa, men theo con đường dạo quanh co vòng quanh hai hồ nước và viền xung quanh lăng, xen lẫn với cây cối có các công trình kiến trúc nhỏ dùng để nghỉ chân ngắm cảnh như: đình Điếu Ngư, gác Nghênh Phong, hiên Tuần Lộc, sở Quan Lan, Tạ Hư Hoài… làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm nhưng vẫn hài hòa với thiên nhiên và duyên dáng tráng lệ.

Trong khoảng diện tích được giới hạn bởi vòng La thành dài 1.750 m là một quần thể kiến trúc gồm cung điện, lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn đến chân La thành sau mộ vua. Hình thể lăng tựa dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Chia Sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ấn Tượng – Bài 4

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ấn Tượng sẽ gợi ý cho các bạn đọc nhiều ý tưởng thú vị hơn để hoàn thiện bài văn của mình.

Lăng Minh Mạng Huế gây ấn tượng với kiến trúc truyền thống cổ xưa, mang đậm bản sắc Nho Giáo. Đây là điểm đến hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ trong hành trình về thăm cố đô để chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm và hiểu hơn về các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước.

Lăng Minh Mạng Huế là một trong 7 khu lăng tẩm được xây dựng dưới triều Nguyễn. Di tích là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách ghé thăm trong hành trình du lịch cố đô. Lăng Minh Mạng còn có tên gọi khác là Hiếu Lăng, tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây gần ngã ba Bằng Lãng, cách trung tâm thành phố Huế 12km. Theo thống kế, khu đồi có đến 40 công trình lớn nhỏ. Tổng thể Lăng Minh Mạng về lịch sử và kiến trúc:

Lăng Minh Mạng Huế nằm ở vị trí thuận lợi, có núi, sông hồ vô cùng thoáng đãng. Công trình có kiến trúc uy nghi, chuẩn mực nhất dưới thời nhà Nguyễn và là điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ghé thăm, chiêm ngưỡng trong hành trình du lịch Huế.

Minh Mạng kế vị vua Gia Long vào năm 1820 và đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc cải cách đất nước. Lúc bấy giờ, ông muốn xây một Sơn lăng để làm chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau những lo toan triều chính và là nơi để hương hỏa sau khi băng hà.

Để bắt đầu kế hoạch xây dựng, các quần thần đã mất đến 14 năm tìm kiếm vị trí phù hợp và cuối cùng đã chọn ngọn núi Cẩm Khê do nơi đây hội tụ đủ các yếu tố nước, núi và cây xanh. Sau đó, vua Minh Mạng đã đổi tên ngọn núi thành Hiếu Sơn và đặt Hiếu Lăng là tên gọi cho lăng tẩm của mình.

Sau quá trình xem xét, phê duyệt các bản thiết kế, báo cáo về kiến trúc, đến tháng 4/1840 lăng bắt đầu xây dựng. Trong quá trình thi công, vua Minh Mạng lâm bệnh và băng hà. Một tháng sau đó, vua Thiệu Trị lên ngôi và tiếp tục xây dựng. Đến năm 1843, công trình Hiếu Lăng mới chính thức hoàn thiện.

Lăng vua Minh Mạng Huế có tổng diện tích khoảng 18ha, gồm 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng. Các công trình được phân bố trên 3 trục lớn và song song với nhau, lấy đường Thần Đạo làm trung tâm. Hình thế của lăng Minh Mạng Huế có dáng tựa như một người đang nằm nghỉ trong tư thế gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt. Hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên, vô cùng nhàn hạ.

Lăng Minh Mạng được bao quanh bởi màu xanh của cây cối cùng không gian yên ả, tĩnh lặng của sông hồ và sự vững chãi của núi non. Vẻ đẹp hữu tình này còn được tô điểm thêm bởi một đầm sen luôn tỏa ngát hương ở giữa khuôn viên lăng tẩm.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đặc Sắc – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đặc Sắc  được SCR.VN chọn lọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Nếu Lăng Tự Đức là một bức tranh sơn thủy hữu tình, phản ánh tính cách thi sĩ của vua Tự Đức. Lăng Khải Định độc đáo với nét văn hóa Đông Tây kết hợp thể hiển phần nào tính cách Vua Khải Định thích chơi ngông. Thì lăng Minh Mạng lại bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc đạo.

Vua Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm – con thứ của Vua Gia Long. Năm 1820, Thái tử Đảm lên ngôi và lấy hiệu là Minh Mạng. Vua Minh Mạng lên ngôi khi chế độ quân chủ trung ương tập quyền nhà Nguyễn đã củng cố triệt để. Là một người tinh thâm Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, không thích phương Tây vì vậy toàn bộ kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho Học.

Sau khi làm vua được 7 năm, vua Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng Sơn Lăng cho mình. Đến năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu. Bốn tháng sau, Minh Mạng lên kiểm tra thấy công việc đào hồ Trừng Minh không vừa ý nên giáng chức các quan trông coi và đình chỉ công viêc.

Một tháng sau, công việc cừa được tiếp tục thì Vua Minh Mạng lâm bệnh qua đời vào tháng 1 năm 1841. Vua Thiệu Trị lên nối ngôi, đã huy động gần 10000 lính và thợ thi công tiếp công trình theo đúng họa đồ của vua cha để lại. Tháng 8 năm 1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành và đầu năm 1843 việc xây lăng mới hoàn tất.Vua Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng cộng 142 người con.

Lăng Minh Mạng nằm ở quốc lộ 49, Hương Thọ, Tp Huế, trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12km.

Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoản 40 công trình lớn nhỏ bao gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ,… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn tới chân thành của La Thành sau mộ vua.Các công trình đều được phân bố trên ba trục lớn và song song với nhau lấy đường Thần Đạo làm trung tâm. Tổng thể của lăng được chia ra như sau:

Đại Hồng Môn là cổng chính ra vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp được trang trí đẹp mắt. Cổng chính chỉ mở một lần lúc đưa quan tài vua vào lăng, muốn ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Bi Đình là sân rộng nằm sau Đại Hồng Môn vớ 2 hàng tượng quan viên và voi ngựa. Bi Đình nằm trên đồi Phụng Thấn Sơn, bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha Minh Mạng.

Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.

Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn. Tòa nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng qua đường Thần Đạo.

Bửu Thành (thành quanh mộ): hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm ở đồi mang tên Khai Trạch Sơn.

Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đơn Giản – Bài 6

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đơn Giản để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây.

Vua Minh Mạng, tên gọi là Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ của vua Gia Long và cũng là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn. Nhờ những sự đóng góp của ông cho dân tộc, ông vẫn được giới sử gia đương đại đánh giá là vị vua kiệt xuất nhất trong số các vị vua chúa thời Nguyễn, dù vẫn có một số các sai lầm hạn chế trong đối ngoại.

Khi trì vị được 7 năm, vua Minh Mạng bắt đầu cho người tìm kiếm đát để bắt đầu cho xây dựng lăng tẩm của chính mình. Các thiết kế đồ họa được dâng lên bởi các quan công cũng được đích thân nhà vua phê duyệt. Đế tháng 4/1840, ông bắt đầu cho khởi công xây dựng lăng. Đến tháng 1/1841, ông bất ngờ lâm bệnh và quan đời. Công trình lăng tâm dang dở được chính vua Thiệu Trị tiếp tục điều khiển. Đến năm 1843, khi lăng được hoàn hành thì thi hài vua Minh Mạng mới được đưa vào.

Có thể nói rằng, lăng Minh Mạng tọa lạc ở một vị thế vô cùng đắt địa, phải mất đến 14 năm mới được nhà vua tìm ra. Nằm trên núi Cẩm Khê, là nơi giao nhau của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14km, chúng nằm ở vị trí Quốc Lộ 49, Hương Thọ, TP. Huế, Huế.

Toàn bộ khuôn viên lăng có diện tích 1.750m, nhìn từ trên cao tựa một dáng người đang nằm nghỉ ngơi rất nhàn hạ. Nhìn qua có thể thấy, tổng thể của lăng Minh Mạng Huế là những công trình đối xứng với nhau, nằm trong một khuôn viên đầy cây cỏ, hoa lá rất thoáng đãng. Ở giữa lại xuất hiện một hồ sen dậy ngát hương thơm, hoa sen cũng chính là biểu tượng mà chúng ta có thể dễ bắt gặp trong bất cứ các ngôi lăng tẩm nào ở Việt Nam.

So với lăng Khải Định hay lăng Tự Đức Huế, lăng Minh Mạng không nguy nga, tráng lệ nhưng lại được biết đến là khu lăng tẩm đạt chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm nhất trong số các lăng tẩm triều Nguyễn. Lăng hiện tại là một tổng thể kiến trúc khá quy mô, bao gồm hơn 40 công trình lớn nhỏ rải rác từ ngoài vào trong. Lăng cũng thể hiện cho sự đầu tư xây dựng cũng như toàn bộ tâm huyết của vua Minh Mạng thời còn trị vì.

SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️15 Bài Hay

Bài Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đạt Điểm Cao – Bài 7

Tham khảo Bài Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Đạt Điểm Cao được chia sẻ đến bạn đọc sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!

Đến với Huế mộng mơ, dạo quanh một vòng các lăng tẩm ở nơi đây, bạn sẽ phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp, một phong cách kiến trúc rất riêng. Nếu như lăng Tự Đức được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say đắm lòng người; lăng Khải Định lại đẹp lạ với những màu sắc kết hợp giữa Đông Tây kim cổ thì lăng Minh Mạng vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.

Lăng Minh Mạng sở hữu trong mình một vị trí đắc địa và thuận lợi vô cùng. Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa nữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.

Lịch sử hình thành của lăng Minh Mạng: Minh Mạng là người con trai thứ tư của vua Gia Long, là một người thông minh, lanh lợi, có ý chí và có nề nếp gia giáo. Sau khi vua cha mất, Minh Mạng được phong lên làm vua, thay vua cha lo liệu việc triều chính. Đây là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Trong những năm tại vị, Minh Mạng muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để có thể nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà. Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tẩm hao tổn không ít thời gian. Trải qua 14 năm tìm kiếm, núi Cẩm Khê được lựa chọn làm vị trí đắc địa để tiến hành xây dựng công trình này. Minh Mạng đã đổi tên núi thành Hiếu Sơn và đặt tên cho lăng của mình là Hiếu Lăng.

Vì là một công trình kiến trúc lớn trong cuộc đời mình, nên Minh Mạng chú trọng từng khâu xây dựng lăng. Những bản thiết kế hay báo cáo về kiến trúc lăng đều được chính tay vua phê duyệt. VÌ là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này.

Lăng được bắt tay vào xây dựng vào tháng 4 năm 1840. Vua Minh Mạng điều các quan thần xuống đào hồ để xây dựng lăng nhưng trong một lần thị sát tiến độ làm việc, vua phát hiện ra công việc không được tiến hành hiệu quả như mình mong muốn nên đã giáng chức các quan trông coi. Thật không may mắn thay, khi chưa tiếp tục xây dựng được La thành, vua Minh Mạng đã lâm bệnh và băng hà.

Ngay sau đó 1 tháng, vua Thiệu Trị lên ngôi kế vị và tiếp tục tiến hành công việc đào hồ xây lăng. Năm 1841, hài cốt của vua Minh Mạng được đưa vào chôn trong Bửu Thành nhưng mãi đến năm 1843 lăng mới chính thức được hoàn thiện.

Cấu trúc của lăng Minh Mạng: Lăng Minh Mạng là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt. Nhìn từ trên cao, hình dáng của lăng tựa như dáng một người đang nằm nghỉ ngơi rất tự nhiên và thoải mái: Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh còn chân lại đặt lên ngã ba sông đầy thoải mái.

Lăng Minh Mạng được bao bọc bởi màu xanh của cây, cái yên ả tĩnh lặng của sông hồ, cái vững chãi của núi non, tất cả tạo nên một bức tranh khiến người ta phải trầm trồ thán phục.

Từ cổng lăng bước vào phía bên trong, đập vào mắt ta là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. Ở giữa khuôn viên ấy là một đầm sen tỏa ngát hương thơm. Hình ảnh những bông sen đơn thuần, mộc mạc mà đẹp lạ thường là một biểu tượng không thể thiếu khi người ta nhắc tới những lăng tẩm ở Việt Nam.

Cổng chính của lăng có tên gọi là Đại Hồng Môn, với độ cao 9m, rộng 12m và mang những nét đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn. Đây là dạng cổng tam quan với ba lối đi và được trang trí bởi nhiều họa tiết độc đáo và tinh tế như cá chép hóa rồng. Cổng này rất ít khi được mở ra, chỉ được mở đúng một lần duy nhất là khi người ta đưa quan tài của vua Minh Mạng vào, còn bình thường phải di chuyển ở hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.

Từ cổng vào chính là Bái Đình nơi có tượng quan văn võ đứng xếp đối xứng nhau. Kế tiếp đó là Bi Đình với tấm bia đá ghi lại cuộc đời và những chiến công của vua Minh Mạng.

Bước vào khu tẩm điện của lăng Minh Mạng, các bạn sẽ thấy hết sức hứng thú với công trình Hiển Đức Môn. Với ý nghĩa tượng trưng cho thần đất, công trình được xây dựng trên một mảnh đất hình vuông. Điểm đến được coi là trung tâm của khu này đó chính là Điện Sùng Ân, là nơi có bài vị của nhà Vua và Hoàng hậu. Khu tẩm điện mang trong mình một màu sắc uy nghiêm, cổ kính, linh thiêng đến rợn người, nhưng cái không khí đó chỉ được gói gọn trong khuôn viên này.

Bước qua 17 bậc thềm đá, cả một không gian bạt ngàn màu xanh đến ngút tầm mắt mở ra, như một chốn thi vị, bồng lai khiến con người ta thấy dễ chịu vô cùng. Những tán cây xanh mượt, những hồ nước rộng mênh mông với những đài sen nhỏ, chen cả tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá tạo nên một không gian vô cùng thơ. Đứng trên cầu phóng mắt ra bao quát không gian xung quanh, chắc bạn sẽ có một cảm nhận thật sự thi vị và yên bình.

Ba chiếc cầu bắc qua hồ Trừng Minh đưa ta đến với Minh Lâu, một nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của nhà vua sau những buổi triều chính bàn việc đại sự, là nơi vua thả hồn mình với cảnh sắc, hương trời thiên nhiên. Minh Lâu được xây dựng với kiến trúc mang đậm chất triết học phương Đông với khuôn hình vuông, hai tầng và tám mái. Trong ánh nhìn đầu tiên, ta đã thấy thực sự ấn tượng với sắc đỏ son bao trùm toàn bộ công trình này, mang đến cảm giác vừa cổ kính lại vừa tươi sáng, thơ mộng.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Sinh Động – Bài 8

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Sinh Động là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Lăng Minh Mạng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng (孝陵), là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Công trình do vua Thiệu Trị – con trai vua Minh Mạng xây dựng, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km. Hiện nay, di tích thuộc địa phận xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Lăng có kiến trúc đăng đối, uy nghiêm, tráng lệ. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, nằm trên một khu đồi núi, sông hồ thoáng mát. Toàn bộ lăng giống như một cơ thể con người nằm gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.

Khu lăng có chiều sâu, từ Đại Hồng Môn đến điểm tận cùng của La thành cách nhau đến 700 mét. Vòng La thành tuy cao nhưng không hạn chế được tầm nhìn từ trong lăng ra đến vùng núi non đẹp đẽ ở bên ngoài, cảnh vật in bóng xuống hồ Trừng Minh trông như bức tranh thủy mặc.

Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đăng đối, đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng. Tất cả được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, nói lên cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu thành xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn có quyền lực chi phối toàn bộ xã hội quân chủ. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng, càng vào sâu, kiến trúc càng dày.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Chọn Lọc – Bài 9

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Chọn Lọc giúp các em hiểu biết thêm về di tích lịch sử nổi tiếng này.

Lăng Minh Mạng còn có tên khác là Hiếu Lăng, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14km trên Quốc Lộ 49, Hương Thọ, TP. Huế. Có thể nói đây là một vị trí vô cùng đắc địa, phải mất đến 14 năm mới được nhà vua tìm ra. Lăng nằm bên trên núi Cẩm Khê, là nơi giao nhau của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Minh Mạng chính là người con trai thứ tư của vua Gia Long. Ông là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước. Trải qua 14 năm tìm kiếm, núi Cẩm Khê được ông lựa chọn làm vị trí đắc địa để xây dựng một Sơn lăng cho mình. Lăng bắt đầu được xây dựng vào tháng 4 năm 1840. Vua đã điều các quan thần xuống đào hồ để xây dựng lăng.

Nhưng thật không may mắn là khi chưa tiếp tục xây dựng được La Thành thì vua đã lâm bệnh và băng hà. Sau đó 1 tháng, vua Thiệu Trị lên ngôi và tiếp tục tiến hành việc đào hố, xây lăng. Đến năm 1841, hài cốt của vua Minh Mạng đã được chôn cất trong Bửu Thành. Nhưng mãi cho đến năm 1843 lăng mới hoàn thiện. Và từ đó lăng được đặt tên là lăng Minh Mạng cho đến bây giờ.

Lăng vua Minh Mạng là một trong những lăng tẩm uy nghi nhất trong những kiến trúc thời nhà Nguyễn. Toàn bộ công trình kiến trúc của ông của cũng được xây dựng dựa trên những tư tưởng Nho học là chính. Khuôn viên La Thành có diện tích lên đến 1.750m được sắp xếp tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp mắt.

Khi nhìn từ trên cao, bạn sẽ thấy lăng tựa như một dáng người đang nằm nghỉ ngơi. Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh, chân đặt lên ngã ba sông một cách thoải mái. Lăng được bao bọc bởi một màu xanh của cây cối. Tất cả tạo nên một không gian yên ả, tĩnh lặng của sông hồ và sự vững chãi của núi non.

Vẻ đẹp như một bức tranh hữu tình khiến nhiều người phải trầm trồ, thán phục. Bên trong lăng có rất nhiều công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. Điều đặc biệt là ở giữa khuôn viên có một đầm sen lúc nào cũng tỏa hương thơm ngát.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ngắn Nhất – Bài 10

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Ngắn Nhất sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về di tích lịch sử này.

Một trong những nơi chứa đựng nhiều tầng văn hóa tâm linh và triết lí nhân sinh người Việt, đó là cụm di tích lăng tẩm của Huế. Trong số đó, lăng vua Minh Mạng Huế là một công trình độc đáo nhất, vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp mang đậm dấu ấn lối kiến trúc cổ truyền đất nước, đậm đà màu sắc của Nho giáo nhưng vẫn không mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.

Lăng Minh Mạng ( Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai Triều Nguyễn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993. Lăng nằm ở vị trí đắc địa, trên núi Cẩm Khê, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 14 km về phía Tây. Đây là nơi giao thoa giữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.

Để xây dựng được Lăng Minh Mạng như ngày nay, quần thần trong triều đã phải bỏ ra 14 năm tìm, kiếm nghiên cứu địa hình. Cuối cùng, lựa chọn núi Cẩm Khê để làm địa điểm xây dựng. Núi Cẩm Khê hội tụ đầy đủ các yếu tố về phong thủy như là có nước, có núi, có cây xanh. Sau đó, vua Minh Mạng liền đổi tên thành núi Hiểu Sơn, còn lăng của mình có tên là Hiểu Lăng.

Quá trình xây dựng Hiếu Lăng diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ của chính nhà vua. Vốn dĩ là một người cẩn thận, cùng với ý nghĩa công trình to lớn nên mọi thiết kế, báo cáo về công trình đều phải thông qua sự phê duyệt của nhà vua mới được thi công.

Vào tháng 4 năm 1840, công trình bắt đầu được tiến hành bằng việc đào hồ để xây lăng. Tuy nhiên, do hiệu quả công việc không đạt được như ý muốn nên rất nhiều quần thần lúc bấy giờ bị giáng chức. Một điều rất đáng tiếc, Vua Minh Mạng đã bị bệnh và băng hà khi lăng mộ của mình vẫn còn đang dang dở.

Tháng 2 năm 1841, vua Thiệu Trị nối tiếp ngôi, tiếp tục hoàn thành công trình lăng thỏa mãn nguyện vọng của vua Minh Mạng. Năm 1841, quan tài của vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu thành. Kéo dài đến năm 1843, lăng mới hoàn thiện theo đồ án của vua Minh Mạng để lại.

Lăng Minh Mạng hình thành trên đỉnh núi giống như sự kiên định của dân tộc đất nước. Không chỉ sở hữu một vẻ đẹp hài hòa cùng thiên nhiên mà lăng Minh Mạng còn có một giá trị tư tưởng vô cùng sâu sắc. Về phong thủy, hình dáng của lăng mộ như một cơ thể con người có đầu gối lên núi Kim Phụng. Phần chân thì được hướng ra ngã ba sông ở trước mặt. Hồ Trừng Minh bị chia thành hai phần như đôi cánh tay của nhà vua đang buông xuôi thư giãn.

Lăng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ gồm Cung điện, Lâu đài, Đình tạ… được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn (ở ngoài cùng) tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Văn Hay – Bài 11

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Văn Hay sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn hấp dẫn cho bài văn của mình.

Cố đô Huế nổi tiếng là vùng đất của các công trình kiến trúc cổ xưa hòa chung với vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh như Đại Nội – Kinh Thành Huế, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ,… Nhắc đến Huế cũng không thể bỏ qua quần thể lăng tẩm các vua triều Nguyễn nổi tiếng mà ai đến du lịch Huế cũng phải thăm. Bởi vì những công trình này không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử, là địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là niềm tự hào của người dân núi Ngự sông Hương.

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại phong kiến nhà Nguyễn có tổng cộng 13 vị vua nhưng chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng hoàn chỉnh. Tất cả các công trình này đều ghi đậm dấu ấn với lối kiến trúc độc đáo và được bảo tồn và lưu giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Trong đó lăng Gia Long, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng và lăng Khải Định chính là 4 lăng tẩm đẹp nhất của Huế.

Dạo quanh một vòng các lăng tẩm ở xứ Huế mộng mơ, bạn sẽ phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp riêng gắn với phong cách kiến trúc rất khác biệt. Nếu như lăng Gia Long cổ kính, tịch mịch, lăng Khải Định gây ấn tượng mạnh về sự độc đáo vì thể hiện nét giao thoa Đông – Tây, lăng Tự Đức nên thơ với thế sông thế núi sơn thủy hữu tình làm nổi bật tâm hồn thi sĩ của nhà vua thì lăng vua Minh Mạng lại là công trình có dáng vẻ uy nghiêm và tráng lệ nhất, giữ vẹn nét đẹp truyền thống đậm chất Nho giáo.

Lăng vua Minh Mạng hay còn mang tên gọi khác là Hiếu Lăng. Đây chính là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Đảm – con thứ của vua Gia Long (vị vua khai mở triều nhà Nguyễn). Từ khi lên ngôi đến lúc qua đời, vua Minh Mạng đã có những đóng góp cho đất nước và được giới sử gia đánh giá là vị vua kiệt xuất nhất trong số các vị vua chúa thời Nguyễn, dù vẫn có một số sai lầm và hạn chế trong đối ngoại.

Hiếu Lăng của vua Minh Mạng là một trong những lăng tẩm được đánh giá uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc cổ ở thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên lăng có diện tích lên đến 1.750m và được sắp xếp đối xứng với nhau tạo thành quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt.

Lăng Minh Mạng có tất cả khoảng 40 công trình lớn, nhỏ. Mỗi khu đều được xây dựng kiên cố nhưng vẫn tỉ mỉ và bắt mắt. Điều độc đáo là tất cả các công trình được bố trí cân đối trên một trục dọc duy nhất, kéo dài từ Đại Hồng Môn đến chân tường La Thành sau ngôi mộ vua.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Bằng Tiếng Anh – Bài 12

Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng Bằng Tiếng Anh giúp các em có thêm nhiều vốn từ vựng hay và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho mình.

Minh Mang Tomb is in Huong Tho Commune, Huong Tra District, on the west bank of Perfume River and about 12km south of Hue City center. This place is where 2 tributaries join to form the picturesque Perfume River.

The tomb was constructed in 1840 under the order of King Minh Mang. After his death in 1841, King Thieu Tri continued the task, according to his father’s plan. The monument was finally completed 2 years later.

Touted as the most majestic of all Nguyen Dynasty royal tombs, Minh Mang Tomb is a complex of 40 constructions: palaces, temples, pavilions, etc. Many said that it’s a perfect combination of manmade and natural beauty of Hue, where architecture fits harmoniously into the surrounding landscape.

Tạm dịch

Lăng Minh Mạng thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, bên bờ Tây sông Hương và cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km về phía Nam. Nơi đây là nơi 2 nhánh sông hợp lại tạo thành dòng sông Hương đẹp như tranh vẽ.

Lăng được xây dựng vào năm 1840 theo lệnh của vua Minh Mạng. Sau khi ông mất năm 1841, vua Thiệu Trị tiếp tục nhiệm vụ, theo kế hoạch của vua cha. Tượng đài cuối cùng đã được hoàn thành 2 năm sau đó.

Được mệnh danh là lăng tẩm hoành tráng nhất trong tất cả các lăng tẩm triều Nguyễn, lăng Minh Mạng là một quần thể gồm 40 công trình: cung điện, đền đài, lễ đường … Nhiều ý kiến ​​cho rằng đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhân tạo và vẻ đẹp thiên nhiên của Huế, nơi kiến ​​trúc hài hòa với cảnh quan xung quanh.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay

Viết một bình luận