Thuyết Minh Về Lăng Khải Định [27+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định ❤️️ 27+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Mẫu Văn Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh Lịch Sử Nổi Tiếng Của Đất Nước. 

Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Khải Định

Tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Khải Định chi tiết sau đây để triển khai bài văn của mình.

Mở bài

  • Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Lăng Khải Định
  • Cảm nghĩ khái quát của em về địa danh đó.

Thân bài

  • Giới thiệu khái quát:
  • Giới thiệu về lịch sử hình thành:
  • Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật
  • Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Lăng Khải Định đối với đất nước.

Kết bài

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tham Khảo Bài ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Điểm 10 – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây,

Nếu Đại Nội (kinh thành Huế) nằm ở trung tâm thành phố thì lăng Khải Định lại tọa lạc ở một vùng khá hẻo lánh, thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Huế cách trung tâm thành phố khoảng 10km

Tổng thể lăng Khải Định Huế là một công trinh quy mô, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc cổ của Việt Nam và kiến trúc tân thời của phương Tân. Khi đến du lịch lăng Khải Định, du khách sẽ được “diện kiến” 5 khu vực gọi là đẹp và tiêu biểu nhất ở đây.

Từ vị trí đầu tiên du khách sẽ bị ấn tượng bởi cổng Tam Quan, lối dẫn vào các khu vực bên trong của lăng Khải Định và nằm ở tầng thứ nhất. Đây cũng chính là vị trí mà mọi người hay chọn để ghi lại cho mình những bức hình sống ảo đậm chất nghệ thuật. Đây cũng khu vực chiếm 37 bậc thang trong tổng số 127 bậc thang của lăng.

Để có thể chạm đến nơi được gọi là Nghi Môn và sân Bái Đính, du khách sẽ phải đi thêm khoảng 29 bậc thang nữa kể từ cổng Tam Quan, chúng nằm ở tầng thứ 2 của lăng Khải Định Huế. Ngay tại đây mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy 2 hàng tượng đúc quan văn, quan võ tinh xảo y nhu thật. Đây cũng là một trong những điều mà du khách khi đến đây cảm thấy hứng thú nhất. Cũng đừng bỏ lỡ cơ hội được tạo dáng để “hô biến” thành một vị tướng trong chính bức hình của mình.

Đến tầng thứ 5 cũng là tầng cao nhất trong lăng, được biết đến là cung Thiên Định, nơi tâm linh và bề thế nhất ở đây. Cung Thiên Định cũng là nơi có lối kiến trúc đặc sắc và mang giá trị nghệ thuật cao nhất. Giữa cung là bức “Cửu Long Ẩn Vân” với ý nghĩa là chín 9 con rồng ẩn trong mây, được ghép từ sành sứ và đá hiếm vô cùng tinh xảo.

Du khách cũng sẽ dễ bắt gặp 2 bức tượng đồng vua Khải Định. 1 bức ở bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, do người Việt đúc. Bức thứ 2 nằm trên áng thờ, được đúc bởi người Pháp và dát vàng bởi nghệ nhân người Huế. Riêng phần mộ của nhà vua nằm ngay bên dưới áng thờ này.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Gọn và súc tích giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Lăng Khải Định ở Huế được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, nằm bên ngoài Kinh thành, cách khoảng 11km về phía nam. Lăng Khải Định (Ứng Lăng) đã trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh.

So quy mô với lăng của các vị vua triều Nguyễn khác, Ứng Lăng có diện tích nhỏ hơn nhiều (117m x 48.5m) nhưng rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Về kiến trúc lăng cũng được đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự mới lạ, ngông nghênh, và là kết quả pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như: Phật giáo, ấn Độ giáo, Roman, Gothique… trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây của buổi giao thời và cá tính của vua Khải Định. Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn lên cao, với 127 bậc cấp:

Lối lên thăm lăng Khải Định vượt qua 37 bậc, với thành bậc được đắp rồng to lớn, trên sân có hai dãy Tả – Hữu tòng tự, ở hai bên xây kiểu chồng diêm hai lớp, tám mái, song các vì kèo lại bằng xi măng cốt thép.

Vượt thêm 29 bậc nữa là tới tầng sân bái đình. Hai bên sân, mỗi bên có 2 hàng tượng quan quân cùng nhìn vào giữa sân, đặc biệt là 6 cặp tượng linh túc vệ, được làm bằng chất liệu đá hiếm và đều có khí sắc.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng, nơi mà tài hoa của những người thợ được thể hiện sống động. Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa đều được trang trí công phu bằng nghệ thuật khảm kính sứ. Cùng với tranh trên tường, dưới nền lát gạch men hoa và trên trần vẽ “Cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp. Đặc biệt, chiếc bửu tán trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát như được làm bằng lụa, nhưng thực chất là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn.

Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của vua Khải Định được đúc tại Pháp năm 1920. Toàn bộ trang trí bên trong cung Thiên Định không chỉ phản ánh những giá trị kiến trúc, đại diện cho hình ảnh lăng Khải Định mà còn đề cập đến tư tưởng của công trình và ý muốn của nhà vua.

Cho dù bị lên án dưới nhiều góc độ, lăng vua Khải Định ở Huế đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm cố đô, trở thành điểm tham quan hút khách du lịch.

Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng ❤️️ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Lăng Khải Định Chi Tiết – Bài 3

Thuyết Minh Lăng Khải Định Chi Tiết giúp ích rất nhiều cho các em trong quá trình ôn tập để đạt hiệu quả cao.

Là công trình kiến trúc cuối cùng mang dấu ấn của triều đình nhà Nguyễn, Lăng Khải Định hay Ứng Lăng có vị trí cách trung tâm thành phố Huế 10km sẽ là một điểm đến du lịch đầy ấn tượng dành cho du khách bởi nơi này chịu ảnh hưởng rất lớn của phong cách kiến trúc ngoại quốc. Ứng Lăng nằm trong di tích cô đô Huế tại Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Đó là nơi yên giấc ngàn thu của vị vua thứ 12 của triều đình nhà Nguyễn – vua Khải Định (1885 – 1925) với tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn. Vua Khải Định lên ngôi trị vì vào ngày 18/5/1916 và chỉ ngồi trên ngai vàng được 10 năm ngắn ngủi thì mắc trọng bệnh và qua đời vào ngày 6/11/1925.

Ngay từ lúc trị vì giang sơn, ông đã có niềm đam mê về việc nghiên cứu xây dựng những công trình dinh thự, cung điện và lăng tẩm cho chính bản thân mình cùng với họ hàng hoàng tộc. Tiêu biểu đó là cửa Hiển Nhơn, điện Kiến Trung, cửa Trường An, cung An Định, cửa Trương Đức và nổi bật nhất phải kể đến là lăng Khải Định.

Để thực hiện ý tưởng xây dựng lăng mộ cho bản thân mình một cách hoàn hảo nhất, ông đã mất rất nhiều thời gian trong việc tham khảo tấu chương đến từ nhiều thầy Địa lý và lựa chọn cuối cùng chính là núi Châu Chữ với vị thế tuyệt đẹp.

Theo đó, lăng chính Ứng Lăng được xây trên một quả đồi thấp nằm ở vị trí phía trước, hai bên có núi Chóp Vung và Kim Sơn với ý nghĩa ‘’Tả thanh long’’ – ‘’hữu bạch hổ’’; ngoài ra còn có khe suối chảy từ trái qua phải tên Châu Ê làm ‘’thủy tụ’’ lấy tên là ‘’minh đường’’. Ngoài ra, vua Khải Định đã đổi tên núi Châu Chữ thành Ứng Sơn để rồi lăng tẩm được gọi tên theo núi là Ứng Lăng.

Vua Khải Định lên ngôi năm 1925 và tới 4/8/1920 thì lăng bắt đầu được khởi công xây dựng. 11 năm sau tức 1931 thì lăng tẩm hoàn thành. Ứng Lăng có quy mô lớn nên để có thể trang trải đủ chi phí, vua Khải Định đã quyết định tăng 30% thuế điền vì vậy mà lịch sử đã lên án gay gắt hành động này của ông.

Nếu như đem ra so sánh về diện tích lăng tẩm so với những vị vua trước đây thì Ứng Lăng có diện tích nhỏ hơn nhiều (chỉ 117m x 48,5m) thế nhưng do lối kiến trúc đột phá cộng với việc tỉ mẩn trong từng chi tiết nhỏ nên thời gian xây dựng tốn nhiều hơn bình thường. Vật liệu xây dựng lên Ứng Lăng là sắt, thép, xi măng, ngói đến từ Pháp ngoài ra đồ thủy tinh, sứ nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Xét về mặt tổng quan, lăng vua Khải Định là một hình khối chữ nhật có tổng cộng 127 bậc với sự pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc nước ngoài như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Roman, Gothique… Cụ thể những công trình nổi bật:

Hàng rào với hình tượng thánh giá. Trụ biểu stoupa (kiến trúc Phật giáo). Nhà bia với trụ và vòm theo lối Roman. Những trụ cổng hình tháp ( ảnh hường tư Ấn Độ giáo )

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Hay Nhất – Bài 4

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn sau đây.

Đến xứ Huế mộng mơ đừng bỏ qua lăng Khải Định Huế – điểm check-in sống ảo tuyệt đẹp, nổi bật với kiến trúc được thiết kế công phu, tinh xảo, mang vẻ đẹp đầy tính nghệ thuật.

Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, gây ấn tượng với nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc khác nhau.

Lăng Khải Định – một trong những địa điểm du lịch xứ Huế hấp dẫn bạn không thể bỏ qua còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định Huế ở đâu? Lăng vua Khải Định Huế nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km.

Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. Lăng Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc, văn hoá Đông và Tây, được thiết kế công phu, tinh xảo, lộng lẫy.

Lăng Khải Định Huế lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa Việt Nam với các nước phương Tây nổi bật một thời. Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang, qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao là hai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất.

Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á – Âu, cổ điển và hiện đại, ngoài ra, lăng tẩm triều Nguyễn này còn tọa lạc ở khu vực thiên nhiên phong phú, đa dạng, có núi đồi, khe suối bao quanh, tạo khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… Những điều này giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong các lăng mộ ở nước ta.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đặc Sắc – Bài 5

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đặc Sắc là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là nơi yên nghỉ của vua Khải Định (1885 – 1925) – vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì 9 năm (1916 – 1925), tọa lạc ở trên triền núi Châu Chữ, phía Tây Nam của Kinh Thành Huế, thuộc xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên – Huế.

1916, vua Duy Tân bị đày sang đảo Reúnion do vua tham gia phong trào chống lại chính phủ bảo hộ Pháp. Ngay năm đó, Pháp đưa Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Bửu Đảo – con của vua Đồng Khánh lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định. Bước lên ngai vàng ở tuổi 31, vua Khải Định say sưa với công việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, dinh thự,… như cung An Định, Điện Kiến Trung, Cửa Chương Đức (cổng phía Tây Hoàng Thành), cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông Hoàng Thành), đặc biệt vua đã cho xây dựng nơi yên nghỉ sau này của mình – Ứng Lăng.

Để xây dựng lăng cho mình, vua Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lí́ dâng lên và cuối cùng vua đã chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí tọa lạc cho nơi an nghỉ của mình sau này.

Tọa lạc ở vị trí này, Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm “Tiền án”, có khe suối Châu Ê chảy từ trái qua làm nơi “Thủy tụ”, núi Chóp Vung ở bên Tả và Kim Sơn ở bên Hữu làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ (Rồng, Cọp chầu Ứng Lăng). Nhà vua đã cho đổi tên núi Châu Chữ là nơi khu lăng tọa lạc thành Ứng Sơn và khu lăng được gọi tên là Ứng Lăng.

Lăng Khải Định (Ứng Lăng) là công trình có diện tích nhỏ nhất so với lăng tẩm của các vị vua tiền nhiệm trong hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn (Ứng Lăng chỉ có diện tích khoảng 0,5265 ha với chiều dài 117m và chiều rộng 45m) nhưng lại là công trình được xây dựng kì công nhất, thời gian xây dựng lâu nhất, kinh phí xây dựng nhiều nhất và hiện đaị nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế.

Lăng chính thức được khởi công xây dựng năm 1920 và mãi 11 năm sau, đến năm 1931 mới hoàn tất, do Tiền quân Đô Thống Phủ Lê Văn Bá chỉ huy, người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, ông cũng chính là tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Vật liệu xây dựng lăng được sử dụng toàn bộ bằng sắt thép, xi măng nhập từ nước Pháp, khác hoàn toàn so với vật liệu truyền thống của dân tộc như gỗ, đá, vôi,….

Tổng thể lăng và vị trí xây dựng có nhiều ý nghĩa. Đồng thời những tiểu xảo kiến trúc trong lăng cũng tạo nên những giá trị về mặt tâm linh và quan niệm. Vua Khải Định đã đi nhiều nơi để tìm những hình thức kiến trúc mới mang về để áp dụng xây dựng lăng. Lăng mang dấu ấn của nhiều trường phái khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của lối kiến trúc phương Tây.

Sự loại bỏ màu xanh của cá lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước, ao hồ đã làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc thứ nhất lên bậc thứ 127 thiếu vẻ êm dịu tươi mát. Tuy nhiên, toàn khu lăng này lại được bao quanh bởi một cánh rừng thông. Giữa không gian xanh mát âý, Ứng Lăng nổi lên như một tòa lâu đài thời Trung Cổ ở Châu Âu

Lăng là một khối hình chữ nhật, vươn lên cao năm tầng với 127 bậc. Từ dưới mặt đất lên phải vượt qua 37 bậc cấp mới đến được Cổng Tam Quan. Ở tầng thứ nhất này có hai công trình Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự được xây dựng để thờ bài vị các vị công thần.

Tiếp tục vượt qua 29 bậc cấp nữa sẽ đến Nghi Môn và sân Bái Đính. Hai bên sân Bái Đính là hai hàng tượng chầu gồm quan văn, quan võ được tạc đúng theo tỉ lệ 1:1. Nằm ở giữa cuối sân Bái Đính là Bi Đình hình bát giác. Trong Bi Đình có tấm bia bằng đá cao 3,1m. Trên bia có khắc công đức của vua Khải Định do vua Bảo Đại viết. Hai bên tả, hữu của nhà bia (Bi Đình)là hai Trụ Biểu tượng trưng cho hai ngọn nến soi sáng linh hồn của vua ở thế giới bên kia.

Sau Bái Đình là hai tầng sân hình chữ nhật được lát gạch caro, mỗi tầng cách nhau 13 bậc. Cung Thiên Định nằm ở tầng thứ năm – vị trí cao nhất cuả Ứng Lăng.

Chia Sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ấn Tượng – Bài 6

Bài Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ấn Tượng giúp các em có thể học hỏi cách diễn đạt câu văn hay và cách dùng từ sinh động.

Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng lăng tẩm – chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một ông vua.

Lăng Khải Định (Ưng Lăng) được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách Huế 10km. Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành.

Vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến thiết công trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có diện tích nhỏ (117m x 48,5m) nhưng rất công phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc. Núi đồi, khe suối của một vùng rộng lớn quanh Lăng được dùng làm các yếu tố phong thủy: tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo cho lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Công trình này gồm 5 phần liền nhau: hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng, phía trước là điện Khải Thành – nơi để án thờ và chân dung vua Khải Định, chính giữa là Bửu án, pho tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới, trong cùng là khám thờ với bài vị của vị vua quá cố.

Giá trị nghệ thuật cao nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Khải Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua.

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Hay – Bài 7

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Hay là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Đến với xứ Huế mộng mơ, miền sông Hương, núi Ngự, có lẽ không ai có thể bỏ qua hành trình tới thăm quan, chiêm ngưỡng hệ thống lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, trong đó Lăng Khải Định nằm trên núi Châu Chử, thuộc huyện Hương Thủy, cách kinh thành Huế 10 km là điểm đến hấp dẫn du khách.

Lăng Khải Định còn gọi là ứng Lăng. So với 6 khu lăng khác của các vua triều Nguyễn, đây là lăng sau cùng, mặt bằng xây dựng nhỏ hẹp nhất nhưng lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của (lăng xây dựng kéo dài 11 năm từ 1920 – 1931).

Đưa khách bước trên 127 bậc dẫn lên lăng, bằng chất giọng ngọt ngào, mềm mại của con gái xứ Huế, hướng dẫn viên Đinh Thị Cẩm Vân đã giúp chúng tôi hiểu được cái lạ và độc ở đây. Theo đó, sự khác biệt lớn nhất của Lăng Khải Định với các lăng tẩm khác ở Huế chính là những công trình mang dấu ấn của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau, đặc biệt là kiến trúc phương Tây đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Có lẽ chính vì vậy mà Lăng Khải Định có cái lạ, có phần ngông nghênh, phô trương và độc đáo so với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Trong lăng hiện có 2 pho tượng bằng đồng tạc hình nhà vua: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của tượng vua trong lăng cũng là sự khác biệt so với các lăng khác.

Nhìn từ xa, Lăng Khải Định giống như một tòa lâu đài ở châu âu, có hình khối chữ nhật với 127 bậc tam cấp và Cung Thiên Định là trọng tâm. Các vật liệu truyền thống gỗ, đá, gạch, vôi chỉ chiếm một lượng nhỏ mà chủ yếu là những vật liệu phải nhập từ nước ngoài, như: sắt, thép, xi măng, ngói ác – đoa mua từ Pháp; sành, sứ, vỏ chai, thủy tinh phải mua từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Theo đánh giá của những nhà chuyên môn thì Lăng Khải Định thực sự là biểu tượng đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành, sứ và thủy tinh. Lăng được xem là một trong những công trình lăng tẩm tốn kém nhất thời đó. Tuy nhiên, sự tốn kém và công phu đã hình thành một công trình kiến trúc đặc sắc mà bất cứ ai đến thăm cũng phải trầm trồ thán phục.

Dựa trên các yếu tố phong thủy như: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ đã tạo cho Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đạt Điểm Cao – Bài 8

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây, cùng theo dõi ngay nhé!

Lăng Khải Định còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. Đây là 1 di tích lịch sử nằm trong quân thể di tích cố đô Huế với kiến trúc đặc sắc, khác biệt hoàn toàn so với nhiều lăng tẩm khác. Lăng Khải Định chính là nơi yên giấc ngàn thu của Khải Định đế vị vua thứ 12 triều Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Lăng Khải Ðịnh thực sự là một trong những công trình kiến trúc đặc sắc mang giá trị nghệ thuật cao và đã làm phong phú thêm cho kho tàng mỹ thuật chung của xứ cố đô nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.

Vua Khải Định (1885 – 1925) tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo về sau đã đổi lại tên là Nguyễn Phúc Tuấn. Ông là con trai trưởng của Vua Đồng Khánh, mẹ là Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu. Vào ngày 18-5-1916, Khải Định lên ngôi vua. Và ông là vị vua thứ 12 của triều đình nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến của Việt Nam. Ông lên vua được 10 thì lâm bệnh rất nặng và mất vào ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 và thi thể của ông được chôn cất tại Ứng Lăng

Để xây dựng sinh phần cho mình, vua Khải Định đã tham khảo rất nhiều tấu trình của những thầy địa lý. Chính vì thế, nơi ông chọn để xây lăng mộ cho mình là triền núi Châu Chữ. Đây chính là vị trí để xây cất lăng mộ.

Nói đến vị trí này, lăng Khải Định lấy là 1 quả đồi thấp phía trước làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt để làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”. Có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đã đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.

Lăng Khải Định được khởi công xây dựng vào ngày 4/9/1920 và hoàn thành trong vòng 11 năm. Quá trình xây lăng Khải Định do Tiền quân Đô thống phủ là Lê Văn Bá với sư tham gia của rất nhiều thợ nghề cũng như những nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…

Với quy mô xây dựng tương đối lớn thế nên để có đủ kinh phí xây lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền lên đến 30% trên cả nước và lấy số tiền đó làm lăng. Cũng chính vì hành động này mà vua Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.

Nói đến quy mô của lăng Khải Định thì có diện tích khiêm tốn hơn nhiều so với những lăng tẩm khác dưới triều đại nhà Nguyễn. Kích thước của lăng là 117 m × 48,5 m, tuy không rộng lớn nhưng đổi lại kiến trúc trong lăng Khải Đinhj lại cực kỳ công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian xây dựng.

Về tổng thể, lăng Khải Định chính là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127 bậc cấp. Nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… đã kết hợp giao thoa nhau hài hòa đem đến sự độc đáo, khác lạ cho công trình kiến trúc này. Bạn sẽ thấy những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ hay vòm cửa theo lối Roman biến thể… Đây chính là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.

Cũng như tượng của các lăng khác, thì tượng trong lăng Khải Định còn có thêm 6 cặp tượng linh túc vệ, từng đôi tượng cùng loại ở cạnh nhau được làm đối xứng và cùng đối xứng với đôi tượng phía đối diện.

Nói đến vật liệu xây dựng lăng Khải Định đó chính là Để xây lăng sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise….do chỉ định của vua Khải Định cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu… để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.

Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Nhất – Bài 9

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Ngắn Nhất, đặc sắc nhất thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.

Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.

Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.

Lăng Khải Định là sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.

Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…

Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…

Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong cung Thiên Định, có hai bức tượng đồng Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.

SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️15 Bài Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đơn Giản – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Đơn Giản được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn.

Lăng Khải Định thuộc địa phận xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.

Lăng Khải Định được khởi công xây dựng vào ngày 4-9-1920 và kéo dài trong suốt 11 năm, tiêu tốn biết bao công sức và tiền của mới hoàn tất và đưa vào sử dụng. Đây là kết quả của những bàn tay tài hoa, của những thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng trên khắp cả nước, tiêu biểu như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng…Đặc biệt là sự đóng góp của nghệ nhân Phan Văn Tách – tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” treo trên trần ba gian giữa của cung Thiên Định.

Lăng Khải Định, tuy với diện tích khá khiêm tốn (khoảng 1 ha) nhưng lại mang những nét độc đáo, táo bạo, khác hẳn với kiến trúc lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn trước đó.

Về vật liệu và đồ trang trí, lăng Khải định được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa sắt, thép, xi măng và ngói Ardoise của Pháp và đồ sành, đồ sứ, thủy tinh màu của Trung Hoa và Nhật Bản .Tuy không nhất nhất tuân theo tôn chỉ của một trường phái kiến trúc nhất định nào, nhưng đó chính cách kết hợp táo bạo ấy đã mang lại những giá trị vô cùng khác biệt và giá trị.

Trong 7 lăng tẩm của các đời vua nhà Nguyễn, ta hiếm có thể tìm được công trình nào hội ngộ đủ những đặc điểm kiến trúc của cả Ấn Độ giáo, Phật giáo, Gothique và Roman với những dấu ấn rõ nét như: cổng trụ hình tháp ảnh hưởng bởi kiến trúc của Ấn Ðộ; trụ biểu dạng Stoupa của Phật giáo; hàng rào mang hình dạng những cây Thánh giá của đạo thiên chúa; những hàng cột bát giác và vòm cửa theo phong cách Roman biến thể.

Đây chính là một minh chứng mang tính chất tuyệt tác khi nền văn hóa Đông – Tây đang có sự giao thoa lẫn nhau, trên nền giao thời của lịch sử dân tộc.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Sinh Động – Bài 11

Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Sinh Động được SCR.VN giới thiệu sau đây.

Lăng Khải Định (hay còn có tên gọi khác là Ứng Lăng) được xây dựng trên triền núi Châu Chữ, xã Thuỷ Bằng bên ngoài kinh thành Huế. Mặc dù có diện tích khiêm tốn hơn nhiều so với các vị vua tiền nhiệm nhưng quá trình thi công lăng Khải Định lại kéo dài ròng rã suốt hơn 10 năm trời với nhiều công trình công phu, tinh xảo và tốn kém nhiều công sức và tiền bạc.

Lăng Khải Định được rất nhiều những nghệ nhân và thợ nghề giỏi và có tiếng nhất bấy giờ tham gia xây dựng. Để phục vụ cho công trình kiến trúc vĩ đại này, khối lượng lớn các vật liệu xây dựng được nhập từ nước ngoài, có thể kể đến như: Xi măng, sắt, thép, ngói mua từ Pháp; các loại đồ sứ, thuỷ tinh mua từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Lúc bấy giờ, nhà vua Khải Định cũng đã tăng thuế đến 30% trên khắp cả nước để có kinh phí xây dựng lăng cho chính mình và cũng đã bị lịch sử lên án một cách gay gắt. Tuy thế nhưng mà sự tốn kém và công phu ấy đã tạo nên một kiệt tác kiến trúc tuyệt mĩ mà bất cứ ai đến thăm quan cũng không thể không khỏi trầm trồ.

Nếu nói rằng lăng Khải Định là lăng tẩm độc đáo nhất giữa 7 lăng tẩm Huế của các vị vua triều Nguyễn thì quả thật không sai. Lăng Khải Định sở hữu sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, mang đến nét mới lạ, độc đáo giữa nghệ thuật kiến trúc cổ thời bây giờ.

Được bao quanh bởi một rừng thông xanh mát, Lăng Khải Định nổi lên trông tựa như một toà lâu đài to lớn với 127 bậc thang tiến vào Cung Thiên Định. Nếu như lăng Khải Định là một ngoại cảnh to lớn, tráng lệ thì Cung Thiên Định lại là kiến trúc chính mang nhiều giá trị nghệ thuật quan trọng nhất trong lăng.

Toàn bộ nội thất trong cung điện đều được trang trí bằng những tấm phù điêu được ghép một cách tỉ mỉ, tinh xảo bằng sành sứ và thuỷ tinh qua bàn tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân trứ danh. Chính nhờ những bức phù điêu này đã khiến lăng Khải Định trở thành một tuyệt tác nghệ thuật tạo hình sành sứ và thuỷ tinh đến mức đỉnh cao.

Ngoài ra nội thất công trình còn được trang trí bằng những vật dụng hiện đại lúc bấy giờ như: khay trà, vương miện, vợt tennis, đèn dầu,… mang đậm nét kiến trúc phương Tây.

Đến thcớc những tạo hình nghệ thuật vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ đến từng đường nét trên từng chi tiết nhỏ được trang trí trên từng cái cột, hàng rào,… Tất cả cùng hoà hợp và tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh vô cùng lộng lẫy và tráng lệ “có một không hai”.

Mộ vua Khải Định được đặt tại chính giữa của Cung Thiên Định và cũng là gian phòng có trang trí đẹp nhất lăng. Trên mộ là tượng vua Khải Định ngồi trên ngai vàng được làm bằng đồng mạ vàng đúc tại Pháp. Dưới tượng vua nơi đặt thi hài của vua Khải Định, được đào sâu dưới lòng đất 9m. Dưới trần là bửu tán được đúc bằng bê tông tặng gần một tấn nhưng lại mang nét thanh thoát, uốn lượn qua những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Việt.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Văn Ngắn – Bài 12

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Văn Ngắn sẽ  gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng thú vị và độc đáo để hoàn thiện bài văn của mình.

Ngay từ trung tâm thành phố Huế, về hướng Nam, theo con đường Khải Định 10km – di chuyển khoảng 20 phút là đến Lăng Khải Định. Lăng tọa lạc trên ngọn núi Châu Chữ – ngoại thành Huế, nay là xã Thủy Bằng – huyện Hương Thủy – Thừa Thiên Huế.

văn hóa nghệ thuật phương Tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta, cho nên ở Lăng Khải Định, một số yếu tố hiện đại đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.

Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một tòa lâu đài ở Châu Âu vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Công trình sử dụng sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise mua từ Pháp, sành ngang ở Hà Đông, các mảnh sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh… nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản.

Khải Định là người thích cái mới cho nên trong nghệ thuật xây dựng lăng, những cái hay, cái mới ông yêu thích thì được đưa vào hết trong công trình. Đến tham quan lăng, bạn sẽ nhìn thấy đâu đó dấu ấn của Phật giáo như cổng tam quan, tòa sen, hình con rồng hay trụ biểu… hoặc các ảnh hưởng của Ấn Độ giáo như trụ cổng hình tháp hay Thiên chúa giáo như hàng rào cây thánh giá hoặc nhà bia với trụ và vòm theo lối Roman.

Ở Lăng Khải Định bạn sẽ thấy được những hình ảnh của Việt Nam lẫn nước ngoài, cả trời Đông lẫn trời Tây. Sự pha trộn kiến trúc và văn hóa, ban đầu bạn sẽ thấy hay hay nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì thấy rằng Khải Định chưa có sự khẳng định giá trị trong thời đại của mình, sự pha trộn đôi khi quá thô và kệch cỡm.

Lăng Khải Định có hình của khối chữ nhật, có 127 bậc tam cấp, chia ra làm 5 tầng sân với các công trình: Cổng tam quan, Nghi môn và sân Bái Đình, Cung Thiên Định với Điện Khải Thành.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Chọn Lọc – Bài 13

Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Chọn Lọc giúp các em có thêm nhiều thông tin thú vị về nơi đây.

Lăng Khải Định Huế có lẽ là lăng mộ đẹp nhất mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp ghép thăm du lịch Huế. Lăng Khải Định ở Huế được xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển của Việt Nam có pha trộn với vẻ đẹp hiện đại của Châu Âu.

Huế, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km. Lăng Khải Định cũng là công trình kiến trúc cuối cùng của triều nguyễn và là công trình nổi bật nhất trong tất cả các lăng tẩm ở Huế nhờ những vật liệu hiện đại, ảnh hương bởi nhiều lối kiến trúc phương Tây.

Lăng Khải Định có diện tích nhỏ nhất trong số các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn nhưng lại là lăng được xây dựng kỳ công nhất, xây dựng lâu nhất, kinh phí nhiều nhất nhưng cũng là lăng hiện đại nhất và kiến trúc độc đáo, tinh xảo nhất. “Lăng Khải Định Huế” là sự tổng hợp hài hòa của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau có sự pha trộn nét kiến trúc cổ điển của Việt Nam và vẻ đẹp hiện đại của Tây phương.

Vật liệu xây dựng lăng chủ yếu là các vật liệu hiện đại như xi măng, sắt… các vật liệu truyền thống chiếm số lượng không đáng kể. Nó gồm 5 điểm nổi bật chính:

Cổng Tam Quan nằm ở tầng thứ nhất của Lăng Khải Định, gồm có 2 công trình chính là Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự là nơi thờ các vị công thần. Để tới cổng Tam Quan bạn phải vượt qua 37 trong số 127 bậc thang của lăng.

Vượt tiếp 29 bậc thang tiếp theo là bạn tới tầng thứ hai của lăng nổi bật với 2 hàng tượng quan văn, quan võ được tạc theo đúng tỉ lệ người thật năm trên sân Bái Đính.

Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất của lăng có hình chữ nhật, nền được lát bằng đá cẩm thạch,toàn bộ nội thất của cung đều được trang trí bằng những bức phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh.

Điện Khải Thành là nơi thờ vua Khải Định được đúc bằng bê tông, bên trên có bức hoành đề tên “Khải Thành Điện“, thi hài nhà vua Khải Định được đặt dưới bệ thờ này.

Không chỉ là một hiện vật quý giá về vị vua nhà Nguyễn, tượng đồng của vua Khải Định còn giúp hậu thế có được một hình dung sống động về diện mạo của nhà vua này lúc sinh thời.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay

Văn Mẫu Hay Thuyết Minh Về Lăng Khải Định – Bài 14

Văn Mẫu Hay Thuyết Minh Về Lăng Khải Định giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức.

Lăng Khải Định Huế không chỉ được xem là lăng tẩm đẹp nhất mà còn hội tụ rất nhiều cái “nhất” khác khiến du khách không thể bỏ qua mỗi khi đến thăm thành phố mộng mơ này. Với những công trình kiến trúc được thiết kế cực kỳ công phu, lộng lẫy, kết hợp tinh xảo giữa nền văn hóa, kiến trúc Đông – Tây, lăng Khải Định trở thành điểm đến di tích lịch sử nổi bật của đất cố đô, là nơi check-in “sống ảo” yêu thích của không ít các bạn trẻ khi sở hữu nhiều góc chụp lý tưởng.

Lăng Khải Định Huế hay còn gọi với cái tên khác là Ứng Lăng, là khu lăng mụ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn – Khải Định. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ, thuộc đại phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, nằm bên ngoài kinh thành Huế, cách trung tâm thành phố chừng 10 km.

Lăng được khởi công ngay 4/9/1920 được Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bà là người chỉ huy và quá trình xây dựng suốt 11 năm. Khi xây dựng lăng vua có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Cửu Sừng,…

Kinh phí xây dựng lặng được vua Khải Định đã xin chính phủ cho phép ông tăng thuế điền 30% và lấy số tiền tăng đó để làm kinh phí xây lăng. Chính vì vậy rất nhiều người dân lên án vô cùng gây gắt và đi vào lịch sử. Khác với những lăng của các vua tiềm nhiệm, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn với kích thước 117m x 48,7m nhưng được một điều đặc biệt đó là rất công phu và sử dụng nhiều thời gian.

Các vật dụng được dùng để xây lăng đều được Khải Định cho người sang Pháp để mua sắt, thép, xi măng,.. và cho cả thuyền sang Trung Hoa và Nhật Bạn mau những loại đồ sứ, thủy tinh màu,… để tạo nên một công trình tuyệt đẹp.

Xét về kiến trúc của Lăng Khải Định thì đây là một tuyệt tác kiến trúc vô cùng độc đáo khác lạ bởi lẽ nó mang một phong cách kiến trúc mới lạ. Các kiến trúc của lăng được kết hợp giữa phong cách truyền thống thời Nguyễn và những nét độc đáo, lạ mắt, nét ngông nghênh, lạc lõng,… Tổng thể ngôi lăng có hình dán chữ nhật vươn lên cao và tổng 127 bậc cấp.

Những kiến trúc xây dựng đều có sự góp mặt của nhiều trường phái nổi tiếng như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique,… tất cả đều tạo nên một dấu ấn cho vẻ đẹp của lăng hơn cụ thể như sau: Những trụ cổng có hình tháp đó chính là từ kiến trúc Ấn Độ Các trụ biểu dạng phù đồ mang tính Phật giáo Hàng rào xung quanh có hình dáng tựa như những cây thánh giá khẳng khiu Nhà bia cùng với những hàng cột bát giác và vòm cửa được thiết kế theo lối Roman biến thể.

Tất cả sự kết hợp giữa các yếu tố đó đã tạo nên sự giao thoa giữa văn hóa Đông – Tây trong thời lịch sử của vua Khải Định.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Thuyết Minh Về Lăng Khải Định Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

The Tomb of Khải Định (Vietnamese: Lăng Khải Định), officially Ứng Mausoleum (Ứng lăng, Hán tự: 應陵), is located in Chau Chu mountain near Huế in Vietnam. It was built for Khải Định, the twelfth Emperor of the Nguyễn dynasty. It was built from 1920 to 1931 taking 11 years to complete. The tomb is a blend of Western and Eastern architecture. It is located on a steep hill outside of the capital city of Huế.

Khải Định’s tomb’s surface area is much smaller than the tombs of his predecessors. However, the building itself is far more elaborately designed than others of its era, being a mix of a number of architectural styles. The tomb is of a rectangular structure leaning against Chau Chu Mountain in the outskirts of Huế. The side walls are formed by the biggest sculptures of dragons in all of Vietnam.

The tomb is home to an imperial audience court, featuring a reinforced concrete stele monument, as well as twelve stone statues representing bodyguards. Close to the top floor is the Khai Thanh Palace, featuring intricately designed glass and porcelain decorations on the walls. The ceiling of the palace is decorated with nine intricate dragons. The rear room of the palace is home to a temple containing Khải Định’s grave, an altar to him as well as a statue of his likeness, cast in Marseilles.

Tạm dịch

Lăng Khải Định ( Việt : Lăng Khải Định ), chính thức Ứng Lăng ( Ứng lăng , Hán tự :應陵), tọa lạc tại núi Châu Chữ gần Huế ở Việt Nam. Nó được xây dựng cho Khải Định , vị Hoàng đế thứ mười hai của triều đại nhà Nguyễn . Nó được xây dựng từ năm 1920 đến năm 1931 mất 11 năm để hoàn thành. Ngôi mộ là sự pha trộn giữa kiến ​​trúc phương Tây và phương Đông. Nó nằm trên một ngọn đồi dốc bên ngoài thủ đô Huế.

Diện tích mặt bằng lăng Khải Định nhỏ hơn nhiều so với lăng của các bậc tiền bối. Tuy nhiên, bản thân tòa nhà được thiết kế công phu hơn nhiều so với những tòa nhà cùng thời, là sự pha trộn của một số phong cách kiến ​​trúc. Lăng có cấu trúc hình chữ nhật tựa lưng vào núi Châu Chữ ở ngoại thành Huế. Các bức tường bên được tạo nên bởi những tác phẩm điêu khắc rồng lớn nhất Việt Nam.

Ngôi mộ là nơi có một tòa khán đài hoàng gia, có một đài kỷ niệm bằng bê tông cốt thép, cũng như mười hai bức tượng đá tượng trưng cho các vệ sĩ. Gần tầng trên cùng là Cung điện Khải Thành, có các đồ trang trí bằng thủy tinh và sứ được thiết kế tinh xảo trên tường. Trần của cung điện được trang trí với chín con rồng tinh xảo. Căn phòng phía sau của cung điện là nơi có một ngôi đền chứa mộ của Khải Định, một bàn thờ ông cũng như một bức tượng giống như ông, được đúc ở Marseilles.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận