Thuyết Minh Về Hà Giang [28+ Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay]

Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 28+ Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Núi Tây Bắc Thơ Mộng Và Trữ Tình.

Giới Thiệu Về Hà Giang – Mẫu 1

Để tìm hiểu về vùng đất địa đầu Tổ quốc, bài thuyết minh, giới thiệu về Hà Giang dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc.

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu. Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ. Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên. Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan.

Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu ; Tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như : Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương… Đặc biệt là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phí.

Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của địa phương.

Hà Giang là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp níu chân du khách thập phương.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Giới Thiệu Về Thành Phố Hà Giang – Mẫu 2

Để làm phong phú hơn ý văn và những kiến thức của mình, tham khảo bài viết thuyết minh giới thiệu về thành phố Hà Giang dưới đây:

Nằm ở cực Bắc – vùng phên giậu của Tổ quốc, thành phố Hà Giang không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ cùng sự đa dạng văn hóa mà còn được biết đến như một trong những địa phương phát triển du lịch khá bài bản. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt, khiến du khách muốn quay lại vùng đất này nhiều lần.

Là Trung tâm chính trị, kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Hà Giang, thành phố Hà Giang luôn tự hào với sự phát triển vượt bậc của mình trong hành trình phát triển, vươn lên từ một thành phố trẻ. Thành phố nằm hai bên bờ con sông Lô với các dãy phố nhà cao tầng mọc lên san sát. Đường nội thị Nguyễn Trãi, Trần Phú, Trần Hưng Đạo… được trải nhựa áp phan mịn màng. Bên bờ Đông sông Lô là núi mỏ Neo, bên bờ Tây sông Lô là núi Cấm Sơn sừng sững đối xứng như hai ngọn tháp vươn lên trời xanh…

Nhắc đến Hà Giang, có lẽ bất cứ người Việt nào cũng mong muốn được một lần đặt chân tới, để được đứng dưới lá cờ Tổ quốc thiêng liêng tung bay trên cột cờ Lũng Cú, nơi mà theo sử sách Lý Thường Kiệt đã lần đầu tiên đánh dấu chủ quyền lãnh thổ bằng một cây sa mộc. Năm 2010, Cột cờ Lũng Cú được đầu tư xây dựng quy mô, nằm ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, có hình bát giác, cao hơn 30m, diện tích 54m², đại diện cho 54 dân tộc anh em.

Đến với Hà Giang, du khách không thể không đến với cao nguyên đá Đồng Văn, nơi được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Nằm ở độ cao 1.000 – 1.600m so với mực nước biển, có diện tích 2.356km², trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn, đây là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Quần thể di tích lịch sử – danh thắng Lũng Cú, Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn, Bãi đá cổ, di chỉ khảo cổ… Đây cũng là nơi có các thắng cảnh hùng vĩ như sông Nho Quế, Mã Pì Lèng – “Thiên hạ đệ nhất đèo”, hẻm Tu Sản – hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á với độ sâu 700 – 900m.

Không chỉ sở hữu thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, Hà Giang còn là vùng đất đậm đặc văn hóa với những lễ hội đặc sắc diễn ra quanh năm như tháng Giêng có hội Lồng Tồng của người Tày, hội Gầu Tào của người Mông; tháng 3 với chợ tình Khau Vai; tháng 5 có Lễ thần rừng của người Lô Lô; tháng 7 đi hội Khu Cù Tê của người La Chí; tháng 9 có Tết cá của người Tày; tháng 10 đi hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn; tháng 11 là Lễ hội hoa tam giác mạch…

Trong thời gian sắp tới, thành phố Hà Giang sẽ ngày càng phát triển, xứng danh miền đất địa đầu của Tổ quốc Việt Nam. Với những tiềm năng, lợi thế của mảnh đất địa đầu tổ quốc, đây là một điểm đến hấp dẫn trong lòng du khách.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Du Lịch Hà Giang – Mẫu 3

Với bài văn giới thiệu về du lịch Hà Giang, các em học sinh sẽ nắm vững được phương pháp thuyết minh và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Hà Giang, nơi địa đầu của Tổ Quốc, vốn là điểm du lịch hấp dẫn bởi những cung đường uốn lượn đến say lòng và những cảnh đẹp hùng vĩ. Một trong những bản sắc riêng làm nên sức hấp dẫn của du lịch Hà Giang chính là giá trị văn hóa truyền thống. Cộng đồng dân cư ở đây không chỉ là chủ thể tạo nên các sản phẩm du lịch mà còn luôn giữ gìn, bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn được khai thác phục vụ cho du lịch.

Các sản phẩm du lịch tại Hà Giang cũng được phát triển theo hướng đa dạng, phong phú và hấp dẫn; đặc biệt là khắc phục được tính mùa vụ bằng cách xây dựng sản phẩm du lịch trải đều 4 mùa trong năm. Mùa xuân Hà Giang rực rỡ với sắc hoa đào, lê, mận; mùa hè trải nghiệm ruộng bậc thang mùa nước đổ, về thăm chiến trường xưa gắn với mặt trận Vị Xuyên. Mùa thu du khách được nhìn ngắm lúa chín vàng trên ruộng bậc thang, chinh phục núi cao, săn mây đỉnh Chiêu Lầu Thi. Mùa đông của Hà Giang nổi tiếng với bạt ngàn sắc hoa tam giác mạch…

Nhiều điểm đến của Hà Giang cũng được khai thác du lịch quanh năm, nổi bật là các làng văn hóa du lịch cộng đồng, cảnh đẹp núi Cô Tiên – Quản Bạ, hang Lùng Khúy, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, du thuyền trên dòng Nho Quế… Bên cạnh đó, Hà Giang thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao thu hút khách du lịch như giải chạy marathon trên con đường Hạnh Phúc, giải đua xe địa hình, bay dù lượn trên mùa vàng, khám phá hệ thống hang động…

Hà Giang còn là bốn mùa của lễ hội. Tháng Giêng đi hội Lồng Tồng của người Tày, hội Gầu Tào của người Mông, tháng Hai đi Hội Khèn Mông, tháng Ba đi hội chợ tình Khau Vai, tháng Năm đi lễ Thần Rừng của người Lô Lô, tháng Bảy đi hội Khu Cù Tê của người La Chí, tháng Tám hội đua thuyền, tháng Mười đi hội nhảy lửa, hội dệt thổ cẩm, tháng Mười một đi hội hoa tam giác mạch…

Truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc (trang phục, kiến trúc nhà truyền thống, tập quán, phương thức canh tác…) cũng là một trải nghiệm không thể thiếu khi du khách đến với Hà Giang vào các mùa trong năm. Các món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao cũng được nâng tầm thành các sản phẩm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo phục vụ du khách. Các sản phẩm đặc sản như cam sành Bắc Quang – Vị Xuyên, hồng không hạt Quản Bạ, lê trên cao nguyên đá, mật ong bạc hà, trà shan tuyết cổ thụ, bánh trưng gù… được đưa vào phục vụ du lịch.

Với những trải nghiệm đa dạng và phong phú, vùng đất Hà Giang đã để lại nhiều ấn tượng khó phai đối với mỗi du khách đến với nơi đây.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hà Giang – Mẫu 4

Với đề văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Hà Giang, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý thuyết minh về dinh thự họ Vương trong bài viết sau:

Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức, dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

Trước đây, Vua Mèo Vương Chính Đức cai quản các khu Quản Bạ, Yên Ninh, Mèo Vạc, Đồng Văn, và đây cũng là khu tự trị của người dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang. Gần 100 năm trước, ông Vương Chính Đức đã thuê thợ từ Trung Quốc sang thi công Dinh họ Vương. Hàng vạn nhân công Việt Nam cũng tham gia xây dựng Dinh Vua Mèo, chi phí xây dựng dinh thự rất lớn không thống kê được. Chỉ tính riêng tiền công thuê thợ đã tốn 15 vạn đồng bạc Đông Dương, lập kỷ lục thời đó ở tỉnh Hà Giang.

Đứng ở trên đỉnh cao nhìn xuống, Dinh họ Vương như hình mai rùa, nổi bật, bề thế giữa thung lũng Sà Phìn. Dinh được thiết kế như một pháo đài kiên cố, bao quanh Dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm trọn toàn bộ khu nhà. Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá. Ngoài Dinh có 2 lô cốt để phòng thủ, các lăng mộ con, cháu cụ Vương Chính Đức.

Trong Dinh có kho chứa vũ khí, kho cất giữ vàng, bạc, tiền, kho thuốc phiện, các nhà ở, làm việc, khu bếp, khu nuôi gia súc, gia cầm… Bao quanh Dinh là vườn cây trái sum xuê và các loại hoa rực rõ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Dinh thự. Nét đặc sắc của dinh Vua Mèo nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng ở và làm việc, mô phỏng một thành quách thu nhỏ. Các họa tiết bằng đá, gỗ của Dinh được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt, biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý

Chị Vương Thị Chở cho biết: “Khu nhà cụ Vương Chính Đức được xây dựng năm 1898 hoàn thành năm 1903. Ngôi nhà có tất cả 64 phòng ở được tính theo 64 quẻ hình bát quái. Dinh thự gồm 3 khu tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tiền dinh là nơi ở là phòng lính bảo vệ, Trung Dinh là nơi ở của vợ và các con còn hậu Dinh là nơi ở Vua Mèo Vương Chính Đức. Ngôi nhà cụ Vương được tu sửa lại năm 2004. Tường, ngói, đá… vẫn được giữ nguyên hiện trạng từ xưa đến nay. Gỗ là gỗ lim thay cho gỗ thông đá trước đây. Tính ra 40% gỗ là mới, còn lại 60% vẫn còn nguyên vẹn từ trước đến nay.”

Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn. Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang.

Giới thiệu tuyển tập 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Giang – Mẫu 5

Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Giang giới thiệu về thung lũng Sủng Là, một trong những “ốc đảo” bình yên của vùng đất miền cao Tây Bắc.

Nép mình giữa cao nguyên đá Hà Giang, thung lũng Sủng Là mang nét đẹp nên thơ và bình yên. Một lần được đặt chân tới, khám phá một Sủng Là đẹp đến ngất ngây người, chẳng thua kém gì chốn thần tiên quả là một trải nghiệm khó quên trong chuyến du lịch về chốn “ốc đảo” này.

Thung lũng Sủng Là là xã đẹp nhất của Hà Giang, được ví như “ốc đảo” nằm yên bình giữa lòng cao nguyên đá. Sủng Là gây ấn tượng đặc sắc với du khách với những nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây. Ở Sủng Là có làng Lũng Cẩm, nơi sinh sống hơn 60 hộ gia đình của các dân tộc như người Hán, người Mông, người Lô Lô… Du khách tới đây được tận mắt chứng kiến những nét đẹp vẫn còn nguyên vẹn trong đời sống của các đồng bào như dệt lanh, đèo gùi đi lấy rau, địu con…

Để đến được Sủng Là, du khách xuất phát tại Hà Nội, đón xe khách lên Hà Giang. Sau khi đã tới nơi, bạn có thể thuê xe máy vi vu mọi góc ngách ở Sủng Là. Còn nếu bạn là người ưa phượt, thích mạo hiểm, muốn khám phá những cung đường đèo ngoạn mục, thì có thể leo lên “chiếc ngựa sắt” để ngao du quả là một ý tưởng không chê vào đâu được.

Vào mỗi mùa trong năm, thung lũng Sủng Là tựa như bức tranh thiên nhiên đa màu sắc. Trong đó, mùa xuân được xem là thời điểm đẹp nhất ở ốc đảo này, hoa nở muôn nơi mang tới một khung cảnh trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Cũng có lẽ vì điều này mà nhiều người mến tặng cho Sủng Là một tên gọi thật trìu mến, đó là “đoá hoa hồng” trên cao nguyên đá.

Nghe tới đây, mọi người có vẻ nghĩ đã quá cường điệu bởi Sủng Là chỉ toàn là đá nhọn hoắt, lởm chởm, chĩa ngược lên trời xanh. Nhưng sự thật, đằng sau sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc ấy, sự khắc nghiệt về địa hình đã làm cho người dân nơi đây phải “gồng” mình chống chọi lại. Người dân biến núi non thành hoa, lúa, ngô… phục vụ cuộc sống thường ngày, tới đây quả là khâm phục đức tính của người dân vùng cao, chịu khó vô cùng.

Đến với Sủng Là, bạn được lạc lối vào khung cảnh đầy sắc màu tựa như chốn cổ tích thần tiên. Những tấm khăn đầy màu sắc sặc sỡ được khoác trên người của đồng bào dân tộc Lô Lô, H’mông, Dao… Du khách còn cảm nhận sự dung dị, chân phương đầy chân tình của đồng bào đối đãi với những kẽ lữ hành đầy yêu thương.

Đến với Sủng Là vào dịp cuối tuần, bạn được hoà mình vào không gian chợ phiên. Trước khung cảnh đất trời mênh mang, bạn sẽ không khỏi ngẩn ngơ trước quang cảnh những người Mông bản địa dắt ngựa thồ hàng trên những dải đá tai mèo. Hay thấp thoáng đâu đó nghe tiếng khèn của các chàng trai Mông say sưa gọi bạn tình. Những cô gái bản địa sặc sỡ trong trang phục đầy những hoạt tiết trang trí. Khung cảnh này làm cho kẽ lữ hành muốn hoà nhập ngay lập tức để trải nghiệm những điều thú vị đầy hấp dẫn.

Mặc dù nằm cheo leo trên những triền núi cao, mây xanh phủ quanh núi, cảnh sắc ở Sủng Là làm cho người ta thật sự mơ mộng. Hãy đến một lần để cảm nhận hết vẻ đẹp bình yên, nên thơ đầy màu sắc nơi núi rừng Tây Bắc để ta thêm yêu những điều giản dị nhất của cuộc sống.

Cho dù đời sống người dân ở thung lũng Sủng Là vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng lúc nào họ cũng nở nụ cười trên môi. Một lần được đặt chân tới đây, con người ta sẽ cảm nhận sự thư giãn, cảnh vật thật thanh bình và yên ả. Trong chuyến hành trình của mình, sao bạn không thử trải nghiệm mảnh đất đầy điều thú vị này, đang sẵn sàng dang tay chào đón bạn bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai 🌺 14 Bài Hay

Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Giang Hay Nhất – Mẫu 6

Tham khảo bài văn giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Hà Giang hay nhất với những thông tin thuyết minh chi tiết và sinh động về phố cổ Đồng Văn.

Với những nét đặc trưng vốn có, với vẻ đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Khi mới hình thành, đầu thế kỉ 20, khu phố cổ này chỉ gồm vài gia đình người Mông, Tày, Hoa sinh sống. Khi vào đây chiếm đóng, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn, xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc, khu phố cổ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau. Những ngôi nhà cổ này đều có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có những ngôi nhà gần 200 năm.. Phố cổ và chợ cổ Đồng văn mang đậm nét đặc trưng với tường nhà rất dày bằng đá, hàng cột lớn, nhà xây một hoặc hai tầng mái lợp ngói trên những kết cấu vì kèo bằng gỗ chắc chắn. Nhìn tổng thể, khu phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương, những chiếc đèn lồng đỏ treo cao xua đi cái lạnh buốt khắc nghiệt của Cao nguyên đá.

Bức tranh về khu phố cố được thể hiện trên nhiều gam màu, thay đổi theo từng cung bậc thời gian trong một ngày. Buổi sáng, bức tranh độc đáo ấy được pha trộn tài tình bởi hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Không gian im lìm trong sương sớm như được đánh thức bởi ánh sáng, âm thanh náo nhiệt và những sắc màu rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Mông, Hoa, Ráy, Tày, Nùng…

Khi trời đất ngả chiều, sự yên bình cố hữu lại bao trùm khu phố cổ giữa lòng Cao nguyên đá. Đêm đến ánh đèn dầu từ mỗi chiếc bàn chỉ đủ soi lờ mờ. Trong không gian ấy đôi khi có tiếng kèn môi của chàng trai Mông trong giai điệu gọi bạn tình. Vào đêm cuối tuần, quán cà phê phố cổ lại rộn ràng với những chàng trai, cô gái từ các bản được chủ quán mời về hát những bài dân ca, thể hiện những điệu múa giao duyên.

Từ trên cao nhìn xuống, bên hai dãy phố cổ chạy vào chân núi là ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương. Kiến trúc ở đây phổ biến là nhà hai tầng trình tường, lợp ngói âm dương .Trước đây, người dân phố cổ (chỉ khoảng 40 hộ) đều buôn bán ở đây. Chợ phiên Đồng văn họp vào các Chủ Nhật hàng tuần. Vì vậy mà cứ các tối thứ 7 trước phiên chợ, từng đôi trai gái người Mông, Dao, Giấy… lại đưa nhau về đây dạo chơi, thổi khèn uống rượu và hát múa; vào mùa đông khí hậu khắc nghiệt, từng nhóm thanh niên đốt lửa và quây quần bến đống lửa.

Từ năm 2006, huyện Đồng Văn đã tổ chức “Đêm phố cổ” vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch hàng tháng. Trong “Đêm phố cổ” các hộ dân trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ; đồng thời tổ chức một số hoạt động mang đậm bản sắc khác như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn và bày bán các món ăn truyền thống của các dân tộc với kỳ vọng thu hút khách du lịch giống như cách người Hội An đã làm.

Hiện nay những ngôi nhà ở khu phố cổ đã cũ nát, xuống cấp, nhiều nhà mới với lối kiến trúc nhà ống mọc lên phá vỡ nghiêm trọng lối kiến trúc cổ. Du lịch tại thị trấn Đồng Văn vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, chưa bị thương mại hóa. Vấn đề đặt ra trước mắt cho chính quyền địa phương là phải bảo tồn khu phố cổ vốn rất dễ bị tổn thương, trên cơ sở phát huy các hoạt động mang bản sắc truyền thống.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hà Giang Ngắn Gọn – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hà Giang ngắn gọn viết về bản Tha của người Tày sẽ là một trong những gợi ý thú vị dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Cách thành phố Hà Giang khoảng chừng 2km, bản Tha của người Tày là một thắng cảnh đẹp hút hồn những du khách phương xa. Bản Tha là một làng quê miền sơn cước mang vẻ đẹp thanh bình, yên ả với những nếp nhà sàn mộc mạc, cùng ruộng lúa, hàng tre xanh tốt và những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang. Đến bản Tha, du khách muốn giao lưu và tìm hiểu nếp sống, văn hóa của người dân bản địa thì nên chọn dịch vụ Homestay. Đừng bỏ lỡ bản Tha khi bạn đến với Hà Giang.

Đối lập với những bản làng nép mình bên sườn núi đá tai mèo hùng vĩ, đâu đâu chỉ thấy đá, bản Tha tựa như mảnh khăn voan mềm mại xanh mướt màu của ruộng lúa, những vườn cọ. Bản Tha yên ả, không tiếng nhạc, tiếng xe cộ, bước chân vào đầu bản, chỉ có tiếng của dòng nước trong veo chảy róc rách ngày đêm dưới những con mương nhỏ như lời mời chào du khách đã đến với bản Tha. Phía xa xa là những dãy núi trùng điệp, bản Tha quanh năm bảng lảng màn sương trắng, điểm tô cảnh sắc mây trời và những thảm rừng xanh ngát. Thỉnh thoảng có vài người khách với dáng vẻ thảnh thơi, ung dung dạo bộ men theo bờ ruộng và thi thoảng dừng chân mê mải ghi hình.

Bản Tha đẹp bởi đây là một làng văn hóa vẫn còn giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang. Nổi bật là những ngôi nhà sàn còn gần như nguyên vẹn. Chỉ cách thành phố Hà Giang một quãng đường ngắn nhưng bản Tha dường như là một thế giới khác. Một thế giới không có nhà cao tầng, có xe cộ nườm nượm. Hỏi bất kỳ người dân nào trong làng, từ già cho đến trẻ về việc sao không xây nhà bê tông cho tiện thì đều nhận được chung một câu trả lời rằng nhà sàn là bản sắc dân tộc của mình thì không bỏ được và vẫn phải duy trì.

Dạo một vòng quanh bản Tha, tận hưởng bầu không khí trong lành, du khách mới thấy và cảm nhận trọn vẹn những nét duyên riêng có nơi đây. Các gia đình người Tày ở đây hiếu khách và luôn sẵn lòng đón những người khách phương xa vào nhà chơi. Chỉ một chén trà, quan trọng hơn đó là nụ cười tươi hay một cái nhìn trìu mến của gia chủ cũng đủ để bước chân du khách thêm bịn rịn. Người Tày ở bản Tha còn lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống và làm ra những sản phẩm như túi, khăn, quần áo nên du khách còn có dịp tìm hiểu, quan sát, thậm chí còn được hướng dẫn làm thử.

Bản Tha có gần chục ngôi nhà sàn rộng đẹp, tiện nghi, màn chăn chiếu giản dị nhưng luôn được giặt sạch sẽ. Ở trong gia đình người Tày, du khách được thưởng thức những món ăn đặc sản như: cá bỗng nấu măng chua, gà đồi xé phay trộn gỏi, lợn đen nướng ống tre cuốn với rau rừng cùng rượu ngô say đắm. Người Tày nấu ăn rất ngon, thực phẩm nuôi trồng tự nhiên, gạo dẻo và thơm. Bữa ăn ở bản Tha, quây quần trong gian nhà sàn ấm cúng, tuy đơn sơ mà hấp dẫn du khách đến lạ kỳ.

Khách du lịch đến đây thì sẽ được tiếp đón giống như phong tục của người Tày. Giữ được bản sắc dân tộc Tày và không bao giờ mất được. Người tày mổ lợn, mổ gà. Làm món ăn truyền thống như thịt nướng, áp chao, nem. Món thịt nướng là món đặc trưng của người Tày, thường làm vào ngày lễ tết, dịp nhà mới. Làm món này cầu kỳ vì phải ướp nhiều gia vị như thảo quả, hạt dổi, hạt tiêu, nghệ, mắm tôm.

Khi màn đêm buông xuống, du khách được dịp hòa mình vào lời ca, tiếng đàn của những chàng trai cô gái người Tày. Đây là dịp đặc biệt để những người khách phương xa có cơ hội biết đến những làn điệu dân ca truyền thống được người Tày gìn giữ qua nhiều thế hệ. Đặc sắc nhất là hát then, lối hát cầu mùa, cầu duyên, hát xen với múa, diễn sinh động, người đánh đàn tính sẽ tùy hứng bổng trầm, nhẹ nhàng, xôn xao theo người diễn và du khách thì đung đưa theo tiếng đàn, tiếng hát.

Vẻ đẹp dịu dàng bình yên của bản Tha, quanh năm bảng lảng màn sương trắng và điểm tô những thảm rừng xanh ngát, cùng sự thân thiện mến khách và những nét văn hóa đặc sắc của người Tày đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai trong hành trình khám phá vùng đất Hà Giang.

Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hà Nam ☔ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay

Thuyết Minh Về Cột Cờ Lũng Cú Hà Giang – Mẫu 8

Đón đọc bài thuyết minh về cột cờ lũng cú Hà Giang không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào đối với quê hương, đất nước mình.

Hà Giang nổi tiếng với các di sản gắn liền với lịch sử giữ nước của dân tộc. Trong đó, phải kể đến di tích cột cờ Lũng Cú, một trong những cột cờ thiêng liêng bậc nhất của nước ta. Có thể khẳng định rằng di tích này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng hình chữ S của Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi Đài vọng cảnh cực Bắc Việt Nam,cách cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường thẳng. Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 02 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.

Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.

Theo ghi chép, cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt. Lúc ban đầu, công trình chỉ làm bằng cây sa mộc dựng trên nền đất. Sau này, vào năm 1887, khi thực dân Pháp đã thôn tính hoàn toàn nước ta, cột đã được xây dựng lại. Từ đó đến nay, công trình đã được nhiều lần trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian và có diện mạo như ngày nay.

Theo thiết kế cột cờ mới được xây dựng với chiều cao 33,15m (hơn cột cờ cũ 10m) trong đó phần chân cột cao 20,25m, đường kính ngoài thân cột rộng 3,8m. Kiểu dáng bát giác của cột cờ khá gần với kiểu cột cờ Hà Nội. Chân, bệ cột cờ có 8 mặt phù điêu bằng đá xanh mô phỏng hoa văn mặt của trống đồng Đông Sơn và những họa tiết minh họa các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước, cũng như con người, tập quán của các dân tộc ở Hà Giang.

Thân cột cờ có cầu thang thang xoắn ốc 140 bậc có lối đi hẹp và ánh sáng vừa đủ sẽ dẫn lối đi bộ đi lên đỉnh. Vào thời điểm khánh thành, cột cờ được làm bằng nguyên một thân cây gỗ pơ mu cao gần 13m. Lá cờ tung bay trên đỉnh cũng tương tự như những lá cờ sử dụng trước đó, có diện tích 54m vuông. Đường lên đỉnh núi có cột cờ cũng được xây dựng lại với 839 bậc đá lên theo lối cũ và đồng thời xây một lối đi mới cũng có số lượng bậc là 839 đi xuống. Dưới chân cột là nhà lưu niệm trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.

Cách cột cờ khoảng 330m là đồn biên phòng Lũng Cú nằm ngay dưới chân núi. Đơn vị có nhiệm vụ chính bảo vệ 25,5 km đường biên giới Lũng Cú giáp Trung Quốc. Tương truyền tại địa điểm dựng đồn biên phòng này, từ thời Tây Sơn sau khi đại thắng quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi vang xa như để khẳng định chủ quyền đất nước.

Chính vì thế, Lũng Cú khi đọc chệch âm sang âm tiếng H’Mông là Long Cổ, tức trống của vua, và người H’Mông tại nơi đây hầu như đều biết đánh trống đồng. Rất có thể cũng vì một trong những lý do nói trên mà nhà nước Việt Nam khi xây dựng cột cờ đã đặt phù điêu trống đồng Đông Sơn dưới chân cột.

Để lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trên đỉnh núi Rồng là biết bao giọt mồ hôi, sự mưu trí, dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và người dân nơi đây. Lá cờ ấy luôn gắn bó với cuộc sống, sinh hoạt của quân và dân nơi đây, góp phần mang lại bình yên, bảo vệ vững chắc bờ cõi mà cha ông bao đời gây dựng, giữ gìn.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Làng Hoa Sa Đéc 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Con Đường Hạnh Phúc Ở Hà Giang – Mẫu 9

Bài văn mẫu thuyết minh về con đường hạnh phúc ở Hà Giang sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu không thể bỏ qua khi viết bài văn giới thiệu về địa danh này.

Con đường mang tên Hạnh Phúc trên đỉnh Mã Pì Lèng nối từ huyện Mèo Vạc sang thị trấn Đồng Văn (Hà Giang) với nhiều khúc cua tay áo “hút hồn”, thách thức du khách, dân phượt mỗi khi qua đây. Hơn 60 năm trước, từ thị xã, nay là thành phố Hà Giang lên đến Mèo Vạc chưa có đường đi như bây giờ. Khi đó chỉ có con đường mòn gập ghềnh dành cho người đi bộ và ngựa thồ hàng. Nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH của Cao nguyên đá Đồng Văn, Trung ương và Khu uỷ Việt Bắc đã cho chủ trương mở đường Hà Giang – Đồng Văn, được gọi là đường Hạnh Phúc, Quốc lộ 4C.

Ngày 10.9.1959 là ngày khởi công mở đường Hạnh Phúc lên Cao nguyên đá Đồng Văn. Trải qua bao gian khổ, hy sinh với sự tham gia của trên 1.200 dân công và sự giúp đỡ của trên 1.000 thanh niên xung phong các tỉnh, đến ngày 20.3.1965, con đường đã hoàn thành. Điểm đầu con đường từ phường Quang Trung, thành phố Hà Giang và kết thúc ở thị trấn Mèo Vạc với chiều dài 185km. Ngày công thực hiện là 2.246.321 ngày với khối lượng 2.899.638m3 đất đá. Chi phí làm đường vào thời giá khoảng những năm 60 của thế kỷ trước hết trên… 5,5 triệu đồng.

55 năm sau ngày con đường Hạnh Phúc hoàn thành, từ chỗ Cao nguyên đá lạnh lẽo ngày nào, nay đời sống KT-XH của đồng bào các dân tộc được thay đổi, vươn lên mạnh mẽ. Hàng ngày, có hàng ngàn lượt xe ô tô bon bon ngược xuôi trên tuyến đường Hạnh Phúc. Đoạn đường vượt qua đèo Mã Pì Lèng là con đường gian khó nhất, trải qua 11 tháng, bao thanh niên xung phong phải treo mình trước dòng Nho Quế sâu thăm thẳm, con đường dài 21km treo trên vách đá nối từ Đồng Văn sang đến Mèo Vạc, điểm cuối của con đường Hạnh Phúc đã được hoàn thành…

Con đường Hạnh Phúc hay còn gọi là QL4C, nối Hà Giang – Mèo Vạc – Đồng Văn được mang tên Hạnh Phúc không chỉ vì được hàng nghìn thanh niên xung phong, dân công phá đá mở đường mà còn có ý nghĩa kết nối giao thương nhiều dân tộc anh em ở cao nguyên đá Mèo Vạc và thị trấn Đồng Văn. Trên con đường Hạnh Phúc có 14km qua đèo Mã Pì Lèng, một trong tứ đại đỉnh đèo vùng Tây Bắc với những cung đường dốc đá hiểm trở bậc nhất. Cung đường này được dân phượt và khách du lịch rất thích thú mỗi khi có cơ hội trải nghiệm, thử thách.

Con đường trải dọc lưng chừng đèo Mã Pì Lèng với những vách đá cheo leo dựng đứng và những khúc cua tay áo. Trên 4 cao nguyên đá ở Hà Giang, Mèo Vạc và Đồng Văn nổi tiếng nhất bởi tứ bề là núi đá tai mèo, rất hiếm đất để canh tác nông nghiệp. Người dân bản địa chỉ tập kết, dựng nhà khu vực nào đất ở hốc đá có thể trồng được ngô, rau. Qua đây, bất cứ ai cũng bị choáng ngợp bởi những khúc cua gấp, đường đèo hình chữ M, Z và số 8. Nhiều khúc cua số 8, thử thách lớn với bất cứ ai đi qua. Đứng từ trên cao, có thể thấy núi non hùng vĩ kèm những bóng mây vệt nắng rất đẹp.

Vách đá dựng đứng sát mép đường. Trước khi con đường này được khánh thành vào năm 1965, dân bản các bộ tộc trên cao nguyên đá sử dụng đường mòn treo leo trên đỉnh mỗi khi giao thương, xuống chợ hay bắt vợ. Việc đi lại rất nguy hiểm và khó khăn. Từ khi con đường hạnh phúc chính thức đưa vào sử dụng, giao thông thuận lợi hơn. Dưới chân con đường Hạnh phúc, người dân xếp đá thành tường ngăn cách những ô đất có thể trồng rau.

Cận cảnh con đường núi phía trên đường Hạnh Phúc, lối giao thương duy nhất của dân bản trên đỉnh Mã Pì Lèng trước đây. Hiện còn rất nhiều bản vẫn ít giao thương với bên ngoài. Vài năm trở lại đây, khách du lịch thường xuyên có đoàn đi bộ leo núi vãn cảnh, ngắm núi đá từ độ cao khoảng 1.800m. Con đường này chỉ rộng chưa đến 2m, có những đoạn chỉ hơn 1m, dốc đá dựng đứng, rất nguy hiểm do đó đa số du khách nước ngoài sẽ đi theo nhóm hoặc có hướng dẫn viên.

Con đường Hạnh Phúc là con đường được khởi đầu và thành hình từ công sức và cả máu xương của hàng vạn thanh niên xung phong từ những năm 50- 60 thế kỷ trước. Con đường đã đem lại cuộc sống no ấm cho đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Hà Giang, thể hiện sức mạnh của con người trước những khắc nghiệt của thiên nhiên.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Núi Đôi Quản Bạ Hà Giang – Mẫu 10

Đón đọc văn mẫu thuyết minh về núi đôi Quản Bạ Hà Giang sẽ giúp các em học sinh có thêm những góc nhìn mới mẻ, độc đáo khi giới thiệu về danh thắng này.

Núi đôi Quản Bạ, cùng với đèo Mã Pì Lèng huyền thoại, cao nguyên đá Đồng Văn… luôn quen thuộc trong hành trình chinh phục, khám phá nét đẹp kỳ thú của mảnh đất Hà Giang.

Di chuyển khoảng 40km từ thành phố Hà Giang về phía Bắc, qua khu vực dốc Bắc Sum, du khách ngỡ ngàng trước thắng cảnh Núi đôi Quản Bạ (còn gọi là núi Cô Tiên) nằm trên quốc lộ 4C, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ. Trường tồn hàng triệu năm, hai quả núi có hình dáng tròn đối xứng, nằm sát nhau, hiện lên độc đáo giữa núi rừng Tây Bắc trùng điệp và những thửa ruộng bậc thang xen lẫn như tô thêm phần sống động cho khung cảnh thiên nhiên vừa tráng lệ, huyền ảo vừa hùng vĩ, hoang sơ.

Mỗi mùa, nơi đây lại khoác lên mình một sắc màu quyến rũ: mùa xuân rực rỡ sắc hoa, mùa hè đồng lúa xanh rì, mùa thu lúa chín vàng và sắc hồng thanh khiết của những thảm hoa tam giác mạch. Tháng 1-3 và tháng 8-9 là khoảng thời gian lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng vùng đất tràn đầy nhựa sống với những sắc màu rực rỡ, trải dài bất tận. Dừng chân bên Cổng trời Quản Bạ ở vị trí cao 1.500m so với mực nước biển, du khách thỏa sức chiêm ngưỡng trọn vẹn thị trấn Tam Sơn, xa xa là núi đôi Quản Bạ đẹp huyền diệu, đắm chìm trong tiết trời mát mẻ, không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên thanh bình.

Núi đôi Quản Bạ không chỉ được biết đến là một tuyệt tác thiên nhiên của đất trời Hà Giang, mà còn cuốn hút du khách bởi truyền thuyết cảm động về tình yêu, tình mẫu tử gắn liền với quá trình kiến tạo của ngọn núi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có chàng trai người H’mông với tài thổi đàn môi đã làm lay động một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào, nàng đã trốn xuống trần gian và tình yêu của họ đơm hoa kết trái với sự ra đời của một bé trai bụ bẫm, dễ thương.

Thế nhưng, hạnh phúc chưa được bao lâu, Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần và ra lệnh bắt nàng về. Vì thương con thơ thiếu dòng sữa mẹ, lại không thể trái lệnh, nàng Hoa Đào đã để lại hai bầu sữa dưới hạ giới cho con. Trải qua thời gian đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu sữa mẹ, tròn trịa và đều đặn đến lạ thường mà ngày nay gọi là Núi Đôi Quản Bạ.

Và nước mắt của nàng Hoa Đào chảy thành dòng sông Miện xanh trong, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại. Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng tiên mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái Đào, Mận, Lê, Hồng, lúa ngô và rau trái luôn tươi tốt, trù phú.

Núi đôi Quản Bạ mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng trong hành trình chinh phục mảnh đất Hà Giang.

Khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Điện Biên 💕 15 Bài Giới Thiệu Điện Biên Hay

Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Hà Giang – Mẫu 11

Để viết bài thuyết minh về lễ hội ở Hà Giang, các em học sinh cần tập trung tái hiện những nét độc đáo đặc biệt của lễ hội nơi đây. Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về lễ hội nhảy lửa truyền thống của người đồng bào như sau:

Nhảy lửa (Cầu lửa) là lễ hội truyền thống của người Pà Thẻn tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, thường được tổ chức vào ngày 16/10 (Âm lịch) hàng năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đây là một lễ hội độc đáo, đậm nét Shaman giáo, sơ khai và huyền bí.

Theo truyền thống, Nhảy lửa gắn liền với lễ truyền nghề thầy cúng – được tổ chức cho các thầy cúng nhận học trò và truyền nghề. Theo tiếng Pà Thẻn, lễ truyền nghề thầy cúng được gọi là “Póc Quơ”, hội Nhảy lửa được gọi là “Po dinh họn a tờ”. Ngày nay, lễ hội này được biết đến rộng rãi với tên gọi Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn.

Thông thường, Lễ hội Nhảy lửa diễn ra theo từng họ. Họ nào tổ chức thì cùng nhau chuẩn bị lễ vật, gồm: một con gà trống, một bát gạo, hương, một chai rượu, tiền giấy… Các thành viên khác trong họ có trách nhiệm chuẩn bị củi khô. Thành phần chính tham gia gồm có thầy cúng (Pác mân) và các học trò (Tô thích).

Trước kia, một hội nhảy lửa thường có khoảng 10 – 12 học trò và tất cả đều phải là học trò của người thầy cúng đó. Hiện nay, số người học làm thầy cúng không đông như trước, nên chỉ còn 5 – 6 người nhảy và cũng không bắt buộc phải là học trò cùng thầy, mà có thể là thanh niên trai tráng trong làng hoặc những học trò của thầy cúng khác cũng có thể tham gia.

Lễ hội chính thức được bắt đầu vào khoảng 8 giờ tối. Mở đầu, thầy cúng thắp nến và bày lễ vật lên mâm cúng, rồi thắp ba nén hương cắm vào bát hương trên bàn, rồi thắp ba nén hương khác, cắm dưới đất bên cạnh ghế nơi thầy cúng ngồi. Sau đó, thầy ngồi vào ghế cúng, một tay cầm que tre, một tay cầm chiếc vòng lắc Pà sán tầu vừa gõ que tre vào đàn Pàn dơ vừa lắc vòng, thân người rung bần bật theo từng nhịp gõ, miệng đọc bài cúng đầu tiên nói lên lý do tổ chức Lễ hội Nhảy lửa bằng tiếng Pà Thẻn. Thầy cúng sai các học trò nhóm lửa vào đống củi, rồi thầy cầm bát nước thơm đi vẩy vào bốn góc của đống lửa và vẩy lên các học trò.

Tiếp đó, thầy quay về đàn cúng, tay gõ đàn Pàn dơ và lắc Pà sán tầu liên tục, miệng đọc các bài cúng để được “xuất hồn” lên trời tìm các vị thần về nhập vào các chàng thanh niên đã ngồi chờ. Khi cúng, đầu ông thầy lắc lư, hai chân thầy rung lên đều đặn theo nhịp gõ của đàn Pàn dơ, nhạc lắc Pà sán tầu bên tay trái thầy cũng rung lên từng nhịp tạo âm thanh náo động, dồn dập. Người Pà Thẻn cho rằng, lúc này ông thầy đang xuất hồn đi chu du ở thế giới bên kia để tìm các vị thần. Thế giới bên kia là thế giới vô hình, chỉ nhờ có ma “âm binh” phù trợ thầy cúng mới nhìn thấy và đi đúng vào con đường mà các ma nam “Pạ quơ” đang trú ngụ.

Qua bài cúng và nhạc điệu, người Pà Thẻn cho rằng, con đường đi tìm thần về nhảy lửa của thầy cúng thật lắm gian lao, vất vả, có khi phải đi qua cả hang quỷ. Do vậy, thầy cúng phải là thầy cao tay, có nhiều phép thuật và quân binh mới làm được.

Sau tiếng nhạc nổi lên, cùng với lời gọi của thầy cúng trong khoảng 20 – 30 phút, cơ thể của các chàng trai bắt đầu rung lên, ánh mắt khác lạ, đầu lắc đi, lắc lại… Họ cho rằng, các thần ở trên trời đã xuống và nhập vào những người đó. Cứ thế, họ lao vào nhảy múa giữa đống lửa đang đỏ hồng, với bàn chân trần và dùng tay bốc than tung lên, ánh than phủ kín một màu đỏ rực xung quanh người nhảy, có người còn cho than hồng vào mồm nhai.

Khi một người nhảy xong lao từ trong đống than hồng ra, thì lại có một người khác tiếp nối, cũng có khi hai, ba người cùng vào nhảy một lúc. Họ vẫy vùng trong ánh lửa hồng rực trước sự reo hò, khích lệ của người xem như không hề cảm thấy sức nóng của than hồng. Trong lúc đó, thầy cúng vẫn không ngừng gõ đàn và đọc bài cúng như hòa vào nhịp nhẩy của các học trò, toàn thân rung lên bần bật trên ghế.

Khi một người kết thúc màn nhảy lửa của mình thì trở về ngồi bên cạnh thầy cúng và một lúc sau người lại rung lên, đầu lắc liên tục, rồi bất ngờ thay người khác lao vào đống lửa nhảy múa với than hồng. Việc nhảy lửa cứ thế diễn ra trong khoảng một tiếng – Lửa tàn thì nhóm lại, rồi nhảy tiếp cho đến khi đống than tàn hẳn mới thôi. Khi lửa tàn hẳn, thầy cúng sẽ đọc bài cúng tiễn các ma về trời, lúc này các học trò của thầy mới dần tỉnh lại. Điều kì lạ nhất là họ không thấy đau đớn và cũng không hề bị bỏng.

Lễ hội kết thúc, thầy cúng đọc bài cúng cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cho dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia. Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã có lịch sử lâu đời và được gìn giữ, duy trì qua nhiều thế hệ. Lễ hội không chỉ phản ánh vai trò và địa vị của những người thầy cúng trong xã hội trước kia, mà còn là bằng chứng thể hiện những yếu tố văn hóa, tín ngưỡng nguyên thủy sơ khai, niềm tin vào thế giới thần linh và những thế lực siêu nhiên.

Lễ hội Nhảy lửa còn là một di sản văn hóa mang tính đại diện tộc người, được biết đến như một bản sắc riêng của cộng đồng người Pà Thẻn. Khi nhắc đến Lễ hội Nhảy lửa, người ta nghĩ ngay đến người Pà Thẻn và ngược lại. Đây cũng là lễ hội duy nhất của người Pà Thẻn còn duy trì đến ngày nay.

Lễ hội Nhảy lửa là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng người Pà Thẻn ở thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang nói riêng và của người Pà Thẻn nói chung.

Đón đọc tuyển tập 🌠 Thuyết Minh Về Cao Bằng 🌠 15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Thuyết Minh Về Cây Cam Sành Hà Giang – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về cây cam sành Hà Giang sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam lớn nhất của cả nước, được trồng tập trung tại ba huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình nhưng nhiều nhất vẫn là ở huyện Bắc Quang.

Huyện Bắc Quang là cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Và cũng chỉ có nơi đây mới cho ra được những trái cam có hương vị đặc trưng như vậy. Cam Hà Giang có đặc điểm riêng dễ nhận biết là quả to và tròn, vỏ sần sùi, khi chín có màu vàng ươm, lõi cam vàng, có hạt, ăn có vị ngọt khé, đậm đà, có mùi thơm đặc trưng. Quả cam có cùi dày nên có thể để đến 20 ngày vẫn không bị hỏng… Với vị không quá chua, nhưng cũng không ngọt khắt cam sành Hà Giang khiến ai thưởng thức cũng mê.

Đặc biệt, trong những ngày lễ tết cam sành Hà Giang trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết. Tầm tháng 11 âm lịch hàng năm là thời điểm những vườn cam tại nhiều huyện ở Hà Giang vào vụ thu hoạch. Giữa màu xanh của lá, màu vàng tươi của những trái cam như tô thắm thêm sắc trời mảnh đất biên cương của tổ quốc. Rộn ràng tươi vui hơn nữa chính là nét mặt rạng rỡ của bà con nông dân và không khí thu mua, vận chuyển cam tấp nập. Trên mảnh đất cao nguyên đá này, cam chính là “vàng trong đá”, là tinh hoa của trời đất và cũng là kết tinh của mồ hôi, nước mắt đồng bào nơi đây.

Cam sành Hà Giang là một sản phẩm của riêng núi rừng Tây Bắc, của riêng vùng khí hậu cao nguyên đá. Thương hiệu cam sành Hà Giang đã được nhiều người biết đến. Và hôm nay, nếu có đến miền địa đầu của Tổ quốc mà chưa thưởng thức hương vị cam sành ở chính địa phương thì có lẽ bạn đã thiếu đi một nửa hương vị đáng nhớ của hành trình.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Bài Văn Thuyết Minh Về Cam Sành Hà Giang Đạt Điểm Cao – Mẫu 13

Để viết bài văn thuyết minh về cam sành Hà Giang đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài mẫu đặc sắc được chọn lọc dưới đây:

Trong tỉnh Hà Giang, cây cam được trồng rải rác ở hầu hết các huyện, thành phố, nhưng diện tích cam có chất lượng cao tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Đây là những vùng không những có diện tích cam sành lớn mà còn có chất lượng ngon. Bởi vì nơi đây là vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai… rất thích hợp với cây cam sành. Vì vậy khu vực này từ lâu đời nay đã hình thành vùng cam sành nổi tiếng mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía Nam của tỉnh Hà Giang.

Cam sành Hà Giang có một số đặc điểm chính khác với các loại cam sành trồng ở các vùng khác: Quả to và tròn, vỏ sần sùi, màu xanh, ruột cam màu vàng sẫm, có vị ngọt thanh, không chua, mọng nước và có mùi thơm đặc trưng của cam sành, có cùi dày nên có thể để đến 20 ngày vẫn không bị hỏng. Khoảng những năm 1990 một số hộ dân thuộc huyện Bắc Quang đem giống cam sành về trồng thử nghiệm, thời điểm ban đầu người dân trồng cam sành trong vườn gần như chỉ để cho gia đình ăn, chứ chưa được thương mại hóa, một số ít được đem ra chợ bán.

Đến năm 1997 vùng trồng cam mạnh nhất Hà Giang là xã Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang, phương pháp chiết cành sử dụng phổ biến. Người dân nơi đây vốn tính cần cù chịu khó, tận dụng đất hoang những người nông dân cần cù này đã phủ xanh vùng đồi núi bằng những cây cam sành, đến đây du khách sẽ thực sự choáng ngợp bởi trùng trùng, điệp điệp mơn mởn những cây cam xanh tốt.

Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng gò đồi với khí hậu mát mẻ, dễ sinh trưởng. Vùng cam sành ở Hà Giang có khí hậu ôn hòa, đặc điểm thổ nhưỡng không giống bất kỳ vùng nào khác trên cả nước, lượng mưa ở Bắc Quang rất đều đặn và lớn, nơi đây được mệnh danh là rốn mưa của cả nước do vậy cây cam sành dễ dàng thích ứng, sinh trưởng và phát triển mạnh. Thấy được lợi thế đó, các hộ gia đình nhân giống cam bằng phương pháp chiết cành, một số gia đình ươm bầu.

Tại Hà Giang, cam đã được trồng từ rất lâu và đặc biệt phát triển mạnh vào những năm gần đây. Trong thời gian này, cam đã được biết đến trên khắp các vùng miền của đất nước và có những thời điểm được xuất khẩu sang các nước với khối lượng lớn. Cam Hà Giang được đông đảo người dân ưa thích và công nhận là một trong những hàng hóa đặc sản của địa phương với tên hiệu “Cam Sành Bắc Quang”. Trong những năm gần đây, cây cam được chú trọng phát triển và đã khẳng định được giá trị về mặt kinh tế của nó.

Cam sành thực sự trở thành cây ăn quả nổi bật của Hà Giang chính thức từ đầu những năm 2000. Chất lượng cam sành ở Hà Giang dần được nâng cao và trở thành thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ đó đến nay, cam sành đã có được chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ quanh khu vực.

Tìm hiểu nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Đồng Nai 🌟 15 Bài Giới Thiệu Đồng Nai Hay

Giới Thiệu Về Chè Hà Giang – Mẫu 14

Đón đọc bài thuyết minh giới thiệu về chè Hà Giang để cùng khám phá về loại chè Shan Tuyết được mệnh danh là thứ “vàng xanh” của núi rừng miền Tây Bắc.

Chè Shan Tuyết từ nhiều năm qua được ví như “vàng xanh” của núi rừng Tây Bắc, được người yêu trà trong và ngoài nước yêu thích. Thế nhưng, xét về độ ngon và quý thì phải kể đến chè Shan Tuyết Hà Giang.

Shan Tuyết có nghĩa là “Tuyết trên núi”, chè Shan Tuyết là giống chè cổ thụ mọc trên những dãy núi cao, lá chè, búp chè được phủ một lớp nhung trắng như tuyết, đây là đặc điểm mà những giống chè trồng ở các vùng trung du và đồng bằng không thể có được. Hiện nay, những cây chè Shan Tuyết được trồng nhiều ở các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Không giống với những cây chè khác nhỏ, thấp bé, cây chè Shan Tuyết Hà Giang nói chung và ở xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần nói riêng thuộc loại cây cổ thụ, tuổi đời hàng trăm năm tuổi, trên mỗi thân và cành đều phủ một lớp địa y trắng mốc, cành cây dài, vững chãi. Những cây chè cổ thụ ở đây mọc ở đỉnh núi, cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, khí hậu lạnh giá, rễ cắm sâu trong lòng đất, mỗi búp chè chính là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của đất trời Tây Bắc

Người hái trà phải lên cây để hái, lựa chọn những búp 1 tôm 1 lá. Sau khi hái không được để quá 6 tiếng thì bắt buộc phải tiến hành sao chè, sao chè lần 1 xong thì sẽ kiểm tra lá chè và cộng chè xem đã khô đều chưa, rồi tiến hành sao lần 2. Sau đó sẽ là quá trình lên hương trong vòng 5 ngày và sao lần 3 thì mới đảm bảo chất lượng và hương vị đậm đà đặc trưng của chè Shan Tuyết Hà Giang. Tất cả các quá trình từ hái đến sao chè, đóng gói chè Shan Tuyết đều được thực hiện thủ công và theo kỹ thuật riêng của đồng bào người Tày.

Từ khâu hái chè đến khi ra thành phẩm đều phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, khi hái phải lựa chọn những búp chè tươi non, không sâu bệnh, khi hái không được xức dầu gió hoặc bất kỳ mùi hương nào khác lên người. Khi hái ché thì cũng phải hái rất nhanh, nếu không búp sẽ bị già, chè không đồng đều sẽ bị kém chất lượng

Chè Shan Tuyết nổi tiếng với hàm lượng chất chống oxy hoá cao, chất EGCG giúp duy trì sự tươi trẻ, giảm lượng cholestrol… Chè Shan Tuyết được người dân địa phương thu hoạch từ 3 – 4 lần trong năm, vụ chè mùa xuân và mùa thu sẽ cho chất lượng tốt nhất. Chè Shan Tuyết Hà Giang khi pha sẽ có màu óng vàng như mật ong, nhâm nhi một chén trà ta sẽ cảm nhận được hương thơm dịu, vị hơi chan chát nơi đầu lưỡi nhưng sau đó là vị ngọt thanh sẽ lan toả khắp khoang miệng khiến bất kỳ ai thưởng trà cũng khó có thể mà quên.

Những cây Chè Shan tuyết cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè nói riêng và thành phố Hà Giang nói chung. Do vậy, những cây Chè Shan tuyết cổ thụ cũng rất cần được bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa các giá trị của nó.

Hành trình khám phá vùng nguyên liệu chè Shan tuyết của Hà Giang là một trải nghiệm đáng nhớ với bất kỳ ai. Cây chè Shan tuyết giờ đã trở thành nguồn sinh kế của bà con. Với sự phát triển đa dạng sản phẩm và những định hướng lâu dài cho một vùng nguyên liệu sạch, tin rằng “thủ phủ” chè Shan tuyết Hà Giang sẽ là một điểm nhấn đặc biệt trên bản đồ ngành chè cả nước.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Cần Thơ 🌼 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Giới Thiệu Về Hà Giang Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo bài giới thiệu về Hà Giang bằng tiếng Anh với những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trau dồi vốn từ vựng về chủ đề giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

Tiếng Anh:

Ha Giang is a mountainous border province in the northernmost part of the country, with a particularly important strategic position, bordering to the north and west by China, to the east by Cao Bang province; to the south, it borders Tuyen Quang province; to the west and southwest bordering Lao Cai and Yen Bai provinces. Due to the complex topographical structure, nature creates and favors Ha Giang with a great potential source of climate, land, natural resources and minerals,…

Ha Giang, an attractive tourist destination belonging to the region northern mountainous region of Vietnam, is a destination with the nuances of mountainous and mountainous areas like a watercolor painting. Visitors will not be surprised when they are lost in the wonderful natural place when coming to Ha Giang.

Tiếng Việt:

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía bắc và tây có đường biên giới giáp với Trung Quốc, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,…

Hà Giang, địa danh du lịch hấp dẫn thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là điểm đến mang sắc thái của miền sơn cước núi rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi lạc mình giữa chốn thiên nhiên kỳ thú khi đến với Hà Giang.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận