Thuyết Minh Về Hà Tĩnh ❤️️31+ Bài Giới Thiệu Hà Tĩnh Hay ✅ Văn Mẫu Chọn Lọc Viết Về Những Cảnh Đẹp Nổi Tiếng Tại Vùng Mệnh Danh Là ”Đất Học”.
Bài Giới Thiệu Về Hà Tĩnh Hay Nhất – Bài 1
Bài Giới Thiệu Về Hà Tĩnh Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc sau đây.
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi và sông suối. Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,7ºC.
Hà Tĩnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân. Cảnh quan của tỉnh có thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, đèo Ngang, chùa Hương Tích, Hòn Bớc, Hòn Lám…Các thắng cảnh phần lớn đều phân bổ dọc đường quốc lộ 1A và quốc lộ 8.
Hà Tĩnh nổi tiếng về “Văn vật Hồng Lam” với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, đồ gốm Cảm Trang, đồ mộc Thái Yên, lụa Hạ, vải Hồ. Dãy Hoành Sơn còn lưu giữ lũng cổ đắp ghép từ thế kỷ thứ 4.
Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.
Hà Tĩnh là tỉnh có dân số chủ yếu là người Việt (Kinh) chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Về tôn giáo, ở Hà Tĩnh có số đồng đồng bào theo Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo khác như đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang…Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh có số lượng tín đồ Công giáo đông nhất toàn quốc.
Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận… Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Hà Tĩnh – Bài 2
Đón đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Thành Phố Hà Tĩnh để giúp các em có thêm nhiều kiến thức xã hội hữu ích.
Hà Tĩnh (tiếng địa phương gọi là Hà Tịnh) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Thành phố Hà Tĩnh ở vị trí từ 18°B đến 18°24’B, 105°53’Đ đến 105°56’Đ, nằm giữa sông Cày và sông Rào Cái, nằm về phía nam Cửa Sót.
Thành phố cách Vịnh Bắc Bộ 5 km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 351 km về phía Nam, cách thành phố Đồng Hới 152 km về phía Bắc, cách thị xã Hồng Lĩnh 36 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1362 km về phía Bắc, cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam và cách thành phố Huế 317 km về phía Bắc.
Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm miền đông Hà Tĩnh, trên vùng đồng bằng Nghệ Tĩnh. Địa giới hành chính của thành phố: Phía đông và phía tây giáp huyện Thạch Hà. Phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên. Phía bắc giáp huyện Lộc Hà.
Quốc lộ 1A đi qua địa bàn thành phố theo hướng tây bắc – đông nam. Hà Tĩnh là thành phố tỉnh lỵ duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ không có đường sắt Bắc Nam đi qua, do tuyến đường sắt đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu chạy dọc theo quốc lộ 15 qua các địa phương miền núi của tỉnh.
Thành phố Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm 10 phường: Bắc Hà, Đại Nài, Hà Huy Tập, Nam Hà, Nguyễn Du, Tân Giang, Thạch Linh, Thạch Quý, Trần Phú, Văn Yên và 5 xã: Đồng Môn, Thạch Bình, Thạch Hạ, Thạch Hưng, Thạch Trung.
Chợ Hà Tĩnh là chợ lớn nhất của Tỉnh Hà Tĩnh, chợ được thành lập cùng với thời gian hình thành nên Thành Sen. Chợ nằm phía Tây Nam Thành Sen, ban đầu chờ chỉ là những gian nhà tre lợp tranh. Về sau Chính quyền thực dân Pháp cho mở rộng và xây dựng chợ bằng tường gạch mái ngói 1 tầng.
Thời nhà Nguyễn, niên hiệu Khải đinh, thứ 7 (1922), chính quyền cho đào con sông nối từ sông Rào Cái, cắt từ sông Đò Hà đi ngược lên, ôm gọn khu chợ tỉnh và có nhánh rẽ vào Hào Thành. Con sông Đào này ước tính làm hai đoạn hạ và thượng lưu, cắt ngang bởi chiếc cầu Vồng.
Năm 1999, chợ Hà Tĩnh xảy ra một trận hỏa hoạn lớn, thiêu rụi toàn bộ kết cấu chợ. Vào năm 2001 chính quyền Tỉnh Hà Tĩnh quyết định xây dựng lại chợ Hà Tĩnh với quy mô lớn hơn, và hiện đại hơn như ngày nay.
Trong dân gian còn lưu truyền câu ca:
“ Chợ tỉnh họp tháng sáu phiên
Trên bến dưới thuyền tấp nập đông vui”
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Giới Thiệu Về Con Người Hà Tĩnh – Bài 3
Một số thông tin hữu ích Giới Thiệu Về Con Người Hà Tĩnh qua bài văn đặc sắc được giới thiệu sau đây.
Hà Tĩnh là nơi tụ cư của người Việt cổ, được minh chứng bằng các di chỉ khảo cổ có niên đại trên 4 ngàn năm như: Phôi Phối, Bãi Cọi, Thạch Lạc… Đây là đất “Giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thổ mà xét về trầm tích văn hóa giống nòi qua các thời đại. Người Hà Tĩnh bởi thế có những giá trị văn hóa đặc trưng, đáng quý, cần được phát huy trong giai đoạn hội nhập và phát triển của quê hương, đất nước.
Có thể nói, giá trị văn hóa đặc trưng đầu tiên của con người Hà Tĩnh là hiếu học và học giỏi, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Lần theo chiều dài lịch sử, chúng ta thấy thời nào Hà Tĩnh cũng xuất hiện những anh hùng, chí sĩ, danh nhân văn hóa.
Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa, trong đó người đỗ Tiến sĩ trẻ nhất, lúc 18 tuổi là Nguyễn Tử Trọng (Hương Sơn), người đỗ Tiến sĩ cao tuổi nhất, lúc 52 tuổi là Nguyễn Văn Suyền (Thạch Hà) và người được khắc tên vào bia cuối cùng tại Văn Miếu Quốc Tử giám (bia số 82) là Phan Huy Ôn, năm 1779.
Người Hà Tĩnh cũng giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước, kiên cường, dũng cảm trong chống giặc ngoại xâm, tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền rất rõ nét.
Dưới các triều đại phong kiến, thời nào Hà Tĩnh cũng có những anh hùng, chí sĩ là biểu tượng sáng ngời của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đầu tiên là khởi nghĩa Hoan Châu của Mai Thúc Loan chống quân xâm lược nhà Đường (713-722), đã góp phần thắp sáng dân tộc ta trong đêm trường 1.000 năm Bắc thuộc.
Cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI (980-1009), Cao Minh Hựu, danh tướng giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Đầu thế kỷ XV (1407-1414), Quốc công Đặng Tất, Bình chương Đặng Dung giúp nhà Hậu Trần lập nên chiến công vang dội đánh tan quân Minh ở Bô Cô, Thái Già…
Sinh ra trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa, túi mưa”, thiên nhiên khắc nghiệt, luôn phải đối mặt với thiên tai, địch họa nên người Hà Tĩnh bản tính cần kiệm, cương trực, chân tình, chung thủy. Cố học giả Đặng Thai Mai từng đúc rút về người Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh): “Can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến… cá gỗ”.
Cũng do yếu tố địa văn hóa đặc trưng nên người Hà Tĩnh cương trực, thẳng thắn và cởi mở, biểu lộ tình cảm chân tình, không khách sáo; thủy chung, trọn tình, trọn nghĩa trong kết giao. Thẳng, thật, thô mộc nhiều khi đến vụng về, dễ mất lòng người nhưng bù lại là bản tính chân tình, có trước, có sau của người Hà Tĩnh lại quy tụ được lòng người.
Điều này được thể hiện rất rõ trong thực tế cũng như kho tàng văn hóa, văn nghệ của người Hà Tĩnh trong tục ngữ, ca dao: “Đã thương thì thương cho chắc, đã trục trặc thì trục trặc cho luôn”, “Mất lòng trước, được lòng sau”, “Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau”… Điều đó cũng chính là sự lý giải vì sao rất nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng, tràn đầy tình cảm về vùng đất này.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Hà Tĩnh – Bài 4
Thuyết Minh Về Đặc Sản Hà Tĩnh là những tư liệu hữu ích để các em có thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống.
Thưởng thức Đặc sản Hà Tĩnh cũng là thưởng thức những gì tinh túy nhất của vùng đất này. Dù là đến biển Thiên Cầm hay chùa Hương Tích, Ngã Ba Đồng Lộc hay Đèo Ngang; dù bạn đang nghe hát dặm hay ví đò đưa thì cũng phảng phất đâu đó những thức ngon như kẹo cu đơ, như ram bánh mướt…
Kẹo cu đơ đặc sản Hà Tĩnh có hình tròn xoe tựa mặt trăng ngày rằm. Đừng để bề ngoài thô ráp của chiếc bánh làm bạn ngại ngần thử, chỉ cần thử một miếng, vị ngọt của mía đường pha kèm với vị cay nhẹ của gừng ở nhân bên trong sẽ khiến bạn có một cảm giác mê đắm đến khó tả. Miếng bánh vừa dai, vừa ngọt, vừa thơm lại cay nhẹ… ăn rất lạ miệng.
Kẹo cu đơ được ví như món ngon Hà Tĩnh đặc biệt chỉ nơi này có. Nó chứa hương vị thiên nhiên và hơi thở cuộc sống. Vị ngọt của cu đơ như sự hiền hòa nhân hậu chịu thương chịu khó. Vị chát của chè xanh như những thăng trầm, khắc nghiệt của thiên tai mà con người nơi đây quanh năm phải gánh chịu. Có lẽ vì thế, khắp một dải miền Trung, du khách đi qua vẫn nhớ về kẹo cu đơ, nước chè xanh của người Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh nổi tiếng bởi một món ăn dân dã, giá thành rẻ mà vị ngon thì không thể chối từ, đó là bánh đa vừng. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội… Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán.
Bánh đa ở Hà Tĩnh được làm hoàn toàn bằng gạo ngon, không pha thêm ngô, sắn như ở nhiều nơi khác. Thông thường khi làm bánh đa, nguời ta chọn loại gạo gié vụ mùa, vừa dẻo, vừa thơm, không dùng gạo xay từ các vụ lúa trước, năm trước vì lúa để lâu nên gạo mất chất. Ở Hà Tĩnh người ta còn ăn bánh tráng xúc nham (gỏi) bắp chuối, hến xào… Đặc sản Hà Tĩnh làm quà mà là món bánh đa dành tặng gia đình và bạn bè thì không gì hơn.
Mỗi vùng lại có một đặc sản riêng, có thể cách chế biến giống với một hay nhiều loại món ăn của vùng khác nhưng nguyên liệu và tên gọi lại hoàn toàn khác nhau. Ram theo tiếng Hà Tĩnh dùng chỉ món nem rán, là món ăn nổi tiếng tạo nên thương hiệu cho ẩm thực Hà Tĩnh. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, sẽ cảm nhận một hương vị thật khác. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt – món ăn ưa dùng của xứ Nghệ.
Bánh mướt đơn giản chỉ cần chấm mắm, thường ngày là bánh mướt cuốn chả, sang hơn là canh gà bánh mướt. Ram mướt là thức bánh kết hợp hài hòa hai loại khác nhau, vừa giản dị vừa tinh tế, ăn vào giòn mà dẻo, béo nhưng không ngấy. Cuốn ram với bánh mướt chấm với nước mắm tỏi ớt rồi ăn ta sẽ thấy hương vị không thể chê vào đâu được. Nếu bánh cuốn ram ăn vào buổi sáng sớm thì ram rau sống lại ăn bất cứ khi nào.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay
Thuyết Minh Về Cu Đơ Hà Tĩnh – Bài 5
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Cu Đơ Hà Tĩnh để các bạn có thể học hỏi và rèn luyện kĩ năng viết của mình.
Trải dọc đất nước, hẳn đi đến đâu ta cũng đều tìm được nét riêng, nét đẹp của vùng đất ấy. Hã Tĩnh cũng vậy, ngoài vẻ đẹp nên thơ của biển rừng, của những di tích lịch sử, của những địa chỉ đỏ anh hùng cách mạng thì đây còn là nơi của nhiều món ngon nổi tiếng trong đó không thể không nhắc đến kẹo Cu đơ.
Nếu như lần đầu nghe đến hai chữ “cu đơ” sẽ chẳng ai nghĩ đây chính là một loại kẹo đặc sản của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nếu ai đã một lần được thử thì chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị của món kẹo này. Đó là vị ngọt của mật mía, vị bùi của đậu phộng và giòn tan của bánh đa nướng. Sự kết hợp của những hương vị này đã khiến kẹo Cu đơ được rất nhiều người yêu thích.
Theo lời kể của người dân nơi đây, kẹo cu đơ được xuất phát từ câu chuyện của một gia đình nghèo có hai người con trai ở một làng tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Cậu con trai cả đã lớn, thưa với bố mẹ muốn lấy vợ. Vì không có tiền mua sinh lễ cũng như làm cơm thiết đãi hàng xóm, người cha bèn nảy ra ý nấu sôi mật mía rồi đổ lạc (đậu phộng) vào.
Không ngờ khi ăn ai cũng khen ngon. Từ ấy, ông tiếp tục nấu mật mía với lạc và gọi là kẹo lạc. Nhưng dường như cái tên như vậy thì bất công với người tạo ra kẹo lạc, do đó nhân dân đã gọi thành kẹo “cu Hai” ý chỉ một người cha có hai người con trai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, các ông nghè đã gọi từ “Hai” bằng tiếng Pháp là “Deux” cho “trí thức”. Do đó, kẹo ‘cu Hai” biến thành “cu deux”, đọc là cu đơ.
Muốn thưởng thức được miếng kẹo cu đơ trọn vị thì phải uống kèm với nước chè tươi, nhất là những ngày mưa dầm dề hay se lạnh thì vô cùng tuyệt vời. Trong những buổi chiều tà, quanh bát nước chè xanh và đĩa kẹo cu đơ, bao câu chuyện của nhân tình thế thái, của cuộc sống thường nhật trôi qua, bởi vậy mà tình làng nghĩa xóm thêm keo sơn gắn bó nơi đây.
Hiện nay, cũng có nhiều địa phương khác làm kẹo cu đơ, nhưng chỉ có người Hà Tĩnh mới làm những miếng cu đơ dẻo ngon và hấp dẫn. Vì vậy, mỗi một lần người Hà Tĩnh đi xa hay du khách dừng chân lại Hà Tĩnh mua cu đơ để làm quà.
Có thể nói, kẹo cu đơ mang dấu ấn của người Hà Tĩnh, bên ngoài thì sần sùi, chất phác, tên gọi thì mộc mạc đơn sơ nhưng bên trong là tình người Hà Tĩnh đậm đà mà dung dị.
Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay
Thuyết Minh Về Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh – Bài 6
Thuyết Minh Về Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh – một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng tại vùng đất này.
Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh”, hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.
Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ “hai” được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là “Deux” cho nó “trí thức”. Từ đó, “cu deux” được đọc chệch thành cu đơ.
Công đoạn làm cu đơ nghe qua thì dễ nhưng hóa ra lại khó làm. Để có được miếng kẹo cu đơ thơm ngon thì người làm bánh phải tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt
Trước tiên, chọn mật là phải mật mía nguyên chất, thật trong vàng óng và phải lấy mật mía ở vùng đồi chứ không mua ở vùng sông. Đồ đựng mật phải là chum sành trơn bóng để chất liệu của mật không bị biến chất. Rồi lạc (đậu phộng) phải là loại hạt nhỏ, không bị lép, thối, không bị sâu mọt, không bị trầy vỏ lụa ngoài. Và cuối cùng, bánh tráng phải nhỏ hơn bánh thường, các nếp quăn đều, khi nướng không được để bánh thủng và phải chín đều.
Có đủ mật, đậu phộng, bánh tráng thượng phẩm chưa hẳn đã nấu được kẹo ngon vì kỹ thuật nấu mới là bước quan trọng. Theo quy trình thì khi mật sôi sục mới cho gừng, lạc vào khuấy đều tay, liên tục theo chiều kim đồng hồ nếu không lạc sẽ bị trầy vỏ hoặc chìm xuống đáy nồi và bị cháy, kẹo sẽ bị đắng.
Khi bắt đầu ngửi thấy mùi thơm, người ta dùng đũa nhỏ một giọt mật vào bát nước lã. Giọt mật khi rơi xuống nước tròn vo, không bẹp, không tan loãng là múc ra cho vào bánh tráng. Đây là điểm cốt lõi trong kỹ thuật nấu bởi nếu sớm quá kẹo sẽ dẻo, kết dính yếu, mật non, lạc chưa chín, nếu muộn quá mật cháy, lạc cháy, bánh sẽ bị đắng. Cuối cùng, người ta nhỏ vào một ít mạch nha cho kẹo có mùi thơm rồi úp lên một chiếc bánh tráng nữa là được.
Một miếng cu đơ thơm ngon khi ăn phải hội đủ các vị ngọt ngào của đường mía hòa quyện với chút thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên hỗn hợp bánh thật giòn tan và ngọt ngào.
Hiện nay ở Hà Tĩnh có rất nhiều điểm làm cu đơ nhưng nổi danh nhất vẫn là cu đơ Thư Viện của Cầu Phủ, dù giá cao hơn những điểm khác nhưng vẫn đông người mua. Bởi vậy mới có thương hiệu: “Cu đơ Cầu Phủ không nhủ cũng mua”.
Mỗi lần tôi về thăm quê được nhâm nhi kẹo cu đơ với bát nước chè xanh mới thấy tuyệt vời, đúng như các cụ ngày xưa vẫn ngâm nga:
“Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người”.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay
Thuyết Minh Về Bánh Gai Hà Tĩnh – Bài 7
Bài văn Thuyết Minh Về Bánh Gai Hà Tĩnh được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến bạn đọc dưới đây.
Đến với Hà Tĩnh, nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng sâu vào long người khắp mọi miền đất nước thì các bạn còn có thể thưởng thức đặc sản của “VÙNG ĐẤT HỌC” Đức Yên- Đức Thọ đó là Bánh Gai. Một món ăn mà ai về Hà Tĩnh mà bỏ lỡ không được thưởng thức xem.
Bánh lá gai – cái tên nghe dân dã mà chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa. Vị dẻo thơm, ngọt bùi của chiếc bánh đã trở thành dư vị khó quên trong lòng những ai đã từng nếm qua thứ bánh ấy.Bánh lá gai là đặc sản của đất hiếu học Đức Yên – Đức Thọ Hà Tĩnh, về sau lan rộng ra các tỉnh thành và trở nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực miền Trung. Dù đi đâu xa, người con xứ sở vẫn không quên dáng hình những chiếc bánh đầy vẻ chân quê mộc mạc này.
Dù có rất nhiều nơi làm ra món bánh này, nhưng riêng tại mảnh đất Đức Thọ, nó vẫn mang một nét rất riêng khó có thể nhầm lẫn. Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ.
Đầu tiên là tìm lá gai, giúp cho bánh có màu xanh đen và mang lại hương vị chát rất đặc trưng. Lá gai hơi sần, xốp, khô khô, rửa sạch, luộc chín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã. Phải là trai lực lưỡng mới đủ sức quết. Gọi là quết vì là cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Công đoạn này khá vất vả vì nếu giã chưa nhuyễn thì bánh ăn sẽ không mịn màng.
Nếp dùng làm bánh ít phải là nếp mới, thơm, độ dẻo vừa, đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn để có được một khối bột dẻo.Sau đó trộn với đường đen và đổ từ từ vào cối. Quết đôi ba chày phải thoa dầu phụng sống vào đầu chày để bột khỏi dính và dầu được trộn đều. Khi bột vừa đủ ráo, lấy ra, ngào bột nhiều lần cho thật dẻo rồi chia thành từ khóm nhỏ vừa đủ làm một cái bánh.
Sau nữa là công đoạn làm nhân. Thông thường bánh ít lá gai sẽ có nhân là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm. Đôi khi nhân bánh người ta dùng tôm xào với thịt tạo ra món bánh ít mặn. Đậu xanh đem xay bửa đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín . Cùi dừa được bào ra thành sợi , bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh.
Xào nhân trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, nhân có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là vừa. Lá chuối chuẩn bị được cắt khoanh tròn và hơ qua lửa cho mềm.
Một chiếc bánh ít ngon được đánh giá là phải dẻo nhưng khi ăn thì không bị dính răng, có vị tinh khiết của lá gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dầu, vị bùi của đậu hòa quyện mà thành.
Thế nhưng nghề làm bánh lá gai vẫn duy trì được cho đến tận hôm nay và trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực ở Hà Tĩnh nói riêng cũng như miền Trung nói chung. Bởi không chỉ đơn thuần là một nghề, bánh lá gai còn thế hiện được vẻ đẹp, sự khéo léo của bàn tay con người và mang đậm dấu ấn hồn quê bản xứ.
Đối với những người con xa quê, thì bánh gai Đức Thọ còn là món ăn dân giã mà nó đã trở thành một biểu tượng “ đi xa lại muốn về “ muốn về lại muốn ăn. Nó có 1 hương vị gì đó mà khó diễn tả thành lời.Nó thơm, nó ngọt bùi, bên trong được bọc bởi 1 lớp lá xù xì. Nhưng trong long nó rất đẹp, vì như tấm lòng của những con người Miền Trung khắc khổ bên ngoài mà đẹp tiềm ẩn bên trong.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh – Bài 8
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Tĩnh, đón đọc bài văn giới thiệu về Chùa Hương Tích nổi tiếng sau đây.
Đến Hà Tĩnh, vùng đất nổi tiếng với những địa danh văn hóa độc đáo của nước nhà, các tín đồ du lịch sẽ có cơ hội khám phá ngôi chùa cổ mang một cái tên vô cùng bay bổng – Chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích hay còn được biết đến với cái tên là Hương Tích Cổ Tự hay là chùa Thơm, là ngôi chùa cổ được mệnh danh là “Hoan đệ nhất thắng danh thắng” với thứ hạng 21 trong danh sách những thắng cảnh nước Nam xưa kia. Không một ai là có thể đoán được thời gian mà chùa được xây dựng nên, chỉ thông qua những dấu tích, tàn dư còn sót lại, các nhà sử học, nhà nghiên cứu phần nào dự đoán chùa được xây dựng vào khoảng những năm của thế kỷ 13.
Chùa Hương Tích vốn được biết đến gắn liền với sự tích về Thần Hổ và công chúa Diệu Thiện trốn chạy. Theo như tương truyền, Hổ Thần được giao sứ mệnh bảo vệ và che chở cho nàng công chúa Diệu Thiện đến núi Hồng Lĩnh để dựng am và tu tập. Bạch Hổ được Phật Tổ sai đưa nàng công chúa trốn sang đất Việt Thường Thị.Khi đến núi Ngàn Hống, Thần Hổ đã cõng công chúa đến suối Hương Tuyền, sau đó đưa lên động cao Đá Đôi để sống ẩn thân. Cuối cùng đưa xuống động Hương Tích.
Điểm nổi bật nhất của chùa có lẽ là do lối kiến trúc cổ điển, mang đậm dấu ấn tôn giáo của dân tộc ta thông qua những dấu tích còn sót lại theo thời gian. Mặc dù sau trận hỏa hoạn năm 1885, tất cả những công trình và các hiện vật của chùa đề bị thiêu rụi nhưng vẫn còn lại một vài kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần và chuông thời Lê.
Với danh hiệu là quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, chùa Hương Tích sở hữu nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần cùng nhiều ngôi đền khác mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam.Bên cạnh đó, nằm cách chùa chừng 500m còn có một ghềnh đá cũ kỹ mang tên gọi là nền Trang Vương, là nơi được Diệu Thiện dâng tay – mắt làm thuốc, giúp Sở Trang Vương khỏi bệnh hoàn toàn.
Ngày nay, nơi này chỉ còn lại một số dấu tích như nền đá, gạch vỡ bị chìm lấp sau những tán cỏ tranh và lau lách rêu phong. Tuy vậy, với cách bài trí mới mẻ, nơi này vẫn thu hút khách du lịch ghé đến. Nhất là khi bước vào mùa thu thì nơi này đã ngập trong sương mờ vô cùng huyền ảo.
Lễ hội chính của chùa được diễn ra vào ngày 18/2, là ngày công chúa Diệu Thiện hóa Phật với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao truyền thống với quy mô lớn vô cùng hấp dẫn, nhộn nhịp.
Đến Hà Tĩnh du lịch, du khách nên một lần ghé qua chùa Hương Tích. Không chỉ là cơ hội tuyệt vời để ngắm nhìn lối kiến trúc huyền ảo, thanh tịch, cổ kính của chùa mà còn là dịp để nhìn ngắm lại những vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam ta.
Gợi Ý Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương
Thuyết Minh Về Biển Thiên Cầm Hà Tĩnh – Bài 9
Thuyết Minh Về Biển Thiên Cầm Hà Tĩnh, một điểm đến nổi tiếng được nhiều du khách quan tâm đến.
Sở hữu đường bờ biển dài, miền Trung được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều bãi biển đẹp mê hồn với cát trắng mịn, nước xanh trong vắt và phong cảnh vô cùng hữu tình. Một trong những bãi biển đẹp ở miền Trung có thể kể tới bãi biển Thiên Cầm. Đây là một trong những điểm du lịch lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn là điểm đến trong chuyến du lịch của mình
Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.Đến Thiên Cầm du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả của núi non hùng vĩ. Nước biển trong xanh, mát dịu. Những làn sóng nhỏ cuốn tất cả mọi thứ ra xa rồi để lộ những bãi cát trắng trải dài, mịn màng như một dải lụa.
Chỉ có ở Thiên Cầm du khách mới có thể nghe những âm thanh tuyệt diệu của tiếng gió biển, của tiếng sóng vỗ, của tiếng lá reo dọi vào vách núi tạo thành những bản nhạc du dương đưa du khách tới một miền diệu kỳ với những giây phút thoải mái, nhẹ nhõm vô cùng. Ở đây, ta như được thưởng thức bản nhạc của gió, của sóng biển.
Phía xa xa là những hòn đảo nhỏ, xinh xắn và kỳ bí, sau những giây phút thoải mái ở Thiên Cầm du khách có thể ra đó chơi bằng thuyền máy và thả hồn giữa trời nước mênh mông hay là đắm mình trong những làn nước trong xanh trên bãi tắm nhỏ. Áng ngữ biển Thiên Cầm là núi Thiên Cầm. Núi không cao nhưng tạo thành một danh thắng sơn thuỷ hữu tình. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính vẫn còn giữ một báu vật nổi tiếng đó là : “Thập điện diêm vương”.
Ở bãi biển đẹp miền Trung này bạn sẽ cảm nhận được là vị mặn mòi của những làn gió biển luôn hướng về phía núi và những ngọn gió mát lạnh từ rừng núi nguyên sinh bay tràn ra biển rộng. Bãi biển Thiên Cầm Hà Tĩnh có nhiều hải sản quý hiếm mà con số lên tới cả trăm loài nhất là tôm, sò, cua, cá, mực… Theo con đường dọc bờ biển, bạn sẽ đến thăm cảng cá Cửa Nhượng.
Nếu thích bạn có thể leo lên đỉnh ngọn núi, cao 108 m so với mặt bai biển Thiên Cam. Từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra xa hàng chục hải lý dõi theo những con thuyền đang miệt mài thả lưới. Sau lưng bạn là một vùng quê Cẩm Tú, xa hơn là Trường Sơn xanh ngăn ngắt. Núi Thiên Cầm có nhiều thắng cảnh để bạn thưởng ngoạn.
Đó là bàn cờ tiên, giếng tiên, hang Hồ Quý Ly, phiến đá có dấu chân người khổng lồ.Bạn sẽ được thưởng thức nước ngọt từ mạch ngầm tuôn chảy trong lòng núi tại bãi biển đẹp miền Trung này. Đồn rằng, ngày xưa mùa hè đến, các nàng tiên đã đáp xuống Thiên Cầm và tắm ở giếng này. Có lẽ vì thế mà có tên giếng Tiên.
Bãi biển Thiên Cầm Hà Tĩnh còn có Hòn Én. Đảo nhỏ Hòn Én trông như một bàn tay che chở cho dân vạn chài tránh bão tố từ đời này qua đời khác. Gần bờ hơn một chút là Hòn Bớc, bãi đá kỳ thú để bạn tung tăng dạo chơi. Giữa biển trời mênh mông này, cát và đá vươn ra biển nhẹ nhàng, thoai thoải. Tại đây, bạn có thể tìm thấy hải sản từ các hốc đá rồi đem nướng hoặc luộc. Còn chờ đợi gì mà không đặt cho mình và gia đình một chuyến du lịch ghé thăm bãi biển xinh đẹp này.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau
Thuyết Minh Về Chùa Hương Hà Tĩnh – Bài 10
Thuyết Minh Về Chùa Hương Hà Tĩnh được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Chùa Hương Tích Hà Tĩnh hay còn được gọi là chùa Hương, là một trong hai ngôi chùa Hương nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nhiều người thắc mắc không biết chùa Hương thuộc tỉnh nào thì ngôi chùa ngự trên lưng chừng đỉnh Ngàn Hống, thuộc dãy Hồng Lĩnh. Địa chỉ chùa Hương thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nằm cách mặt nước biển 650m, ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông này từ xưa đã được ưu ái đặt cho cái tên Hoan Châu đệ nhất danh lam, ghi tên mình vào 21 thắng cảnh của nước ta ngày trước.
Con đường đi lên chùa Hương Tích cũng không quá vất vả. Từ quốc lộ 1A ngang qua thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, du khách chỉ cần đi khoảng 5km về hướng Đông thì tới chân núi Hồng Lĩnh. Từ đây, chúng ta có thể đi bộ ven triền núi đến miếu Linh Sơn hoặc đi thuyền trên lòng hồ Nhà Đường khoảng 1,5km tới miếu Cô thì dừng lễ trình trước khi lên chùa.
Chùa Hương Tích thực chất là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần và một số ngôi đền mang đậm nét đặc trưng của tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể này được chia thành 3 phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh mẫu (nơi dân gian tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo hóa Phật ở đó.
Phía sau chùa là những bóng cây cổ thụ tỏa bóng rêu phong, những tảng đá lớn vươn mình trong mây trời tạo nên một vẻ cổ kính rêu phong, mang vẻ cô tịch,trầm tư huyền ảo đến lạ kỳ cùng sự thiêng liêng của miền đất Thánh. Ngoài ra, xung quanh quần thể còn có sự xuất hiện của nhiều thắng cảnh như miếu Cô, am Phun Mây, động Tiên nữ, suối Tiên tắm, khe Quỷ khóc,…
Một trong những nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của quần thể di tích chùa Hương Tích chính là cung Tam Bảo, nơi ngụ tại của nhiều pho tượng Phật có niên đại hàng trăm, hàng nghìn năm, trong đó đặc biệt phải kể đến 50 pho tượng Phật cao ngang tầm ngực, đang trong tư thế ngồi im thanh tịnh, mây gió vờn quanh. Lưu Công Đạo trong “Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí” năm 1811 đã mô tả: “Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am.
Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng. Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”.
Do trải qua một trận hỏa hoạn lớn năm 1885, phần lớn các công trình kiến trúc, tượng phật, hiện vật trong chùa Hương Tích bị thiêu rụi, chỉ sót lại một vài công trình kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần, quả chuông thời Lê. Phải đến năm 1901, chùa mới được vận động xây dựng lại dưới thời Tổng đốc An -Tĩnh là Đào Tấn.
Các công trình kiến trúc như đền, am, chùa hầu hết đều được khởi tạo lại trả về dáng vẻ nguyên xưa. Nhưng tiếc thay Phật Phả và Bia ký của chùa Hương Tích không còn. Bởi vậy mà sử liệu về chùa Hương Tích được khởi công xây dựng vào ngày tháng năm nào không có tư liệu nào ghi lại chính xác, mà dự trên các phỏng đoán của các nhà nghiên cứu về sau.
Sau một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1885, gần như hầu hết các công trình kiến trúc và hiện vật trong chùa đã bị cháy thành tro. Mãi đến năm 1901, ngôi chùa mới được tổng đốc An Tính cho xây dựng lại năm 1910 và đến năm 2003 thì kiến trúc của chùa đã được tu sửa lại thêm một lần nữa.
Trải qua bao tháng năm bão táp, kiến trúc chính của các chùa, am, đền của quần thể chùa Hương Tích nhìn chung vẫn được khởi tạo lại dáng nét cổ xưa, chỉ tiếc là Phật Phả và Bia ký đều không thể khôi phục nên các sử liệu về thời gian chính xác xây dựng chùa đều không có con số chính xác cụ thể mà chủ yếu là dựa vào phỏng đoán của các nhà sử học sau này.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận
Thuyết Minh Về Chùa Hang Hà Tĩnh – Bài 11
Thuyết Minh Về Chùa Hang Hà Tĩnh – được mệnh danh là cõi thiêng giữa mây núi Hồng Lĩnh.
Di tích danh thắng Chùa Hang tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh thuộc phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh. Chùa có cung Tam bảo nằm trong hang đá, tựa vào mé sườn Tây của đỉnh Mồng Gà nhìn ra phía trước là thung lũng bạt ngàn thông.
Theo lịch sử, Chùa Hang tọa lạc trên dãy núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có từ thời Hậu Lê, được biết đến từ thế kỷ XVII. Chùa nằm trong chuỗi liên kết hệ thống chùa cùng trên dãy núi Hồng Lĩnh, phía Bắc có Chùa Thiên Tượng, Chùa Long Đàm, Chùa Móc, Chùa Dằng, Chùa Bảo Ân, xa hơn có Chùa Đại Hùng và Chùa Hương Tích. Trải qua một thời kỳ dài không có người ở, Chùa hoang phế, chỉ còn lại một cái hang nhỏ, sập lở, xung quanh bị đất đá bồi đắp.
Năm 1990, Thầy Trần Văn Phú đã phát hiện ra Ngôi chùa này. Thầy bắt đầu đi vào tôn tạo và từng bước cùng với các Phật tử thập phương mở rộng dần. Khuôn viên Chùa được hình thành quanh điểm trung tâm là khu vực Động Hang – giữ nguyên dấu tích lịch sử, đồng thời Thầy xin Chính quyền mở rộng dần để đáp ứng nhu cầu của các Phật tử đến tu học và chữa bệnh tại Chùa.
Do đó, Chùa Hang được phân thành 2 chùa có tên là Chùa Thượng và Chùa Hạ. Hai Ngôi Tam Bảo và hai quần thể Chùa cách nhau 300m, cùng trên dãy núi Hồng Lĩnh.
Cụ thể quá trình tôn tạo và xây dựng Chùa Hang:
Từ năm 1990 đến năm 1998: Chùa được tôn tạo sơ khai, hình thành Ngôi Tam Bảo trong Hang và làm sân trước Hang. Trong thời gian này, Chùa tiến hành xây dựng Cung Phật Mẫu.
Từ năm 1999 đến năm 2005: Mở rộng sân Chùa, tôn tạo lại Ngôi Tam Bảo trong Hang thành 2 phòng và mở rộng khuôn viên cảnh quan, hình thành đường vào Chùa.
Từ năm 2006 đến năm 2010: Xây dựng chính thức Ngôi Tam Bảo trong Hang thành 3 phòng với đồ thờ tự đầy đủ. Phòng ngoài cùng là Ngôi Tam Bảo. Phòng giữa là nơi Thầy ngồi nhận tâm linh và năng lực từ Vũ trụ. Phòng cao nhất là Cung thờ Phật Tổ, thờ Trời. Cũng trong giai đoạn này, Cung thờ Đức Phật A Di Đà, Cung thờ Đức Phật Dược Sư và nhà tạm ở của Thầy đã được xây dựng.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đền Lê Khôi Hà Tĩnh – Bài 12
Thuyết Minh Về Đền Lê Khôi Hà Tĩnh giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay và hữu ích.
Đền Chiêu Trưng hay còn gọi là đền Võ Mục, trực thuộc xã Kim Đôi (nay là xã Thạch Kim), huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ Lê Khôi – anh trai thứ 2 của Lê Lợi. Hàng năm, vào ngày 1,2,3/5 âm lịch tại đây lại tổ chức lễ giỗ Lê Khôi để tưởng nhớ công lao của vị danh tướng này trong lịch sử chống quân Minh xâm lược.
Lê Khôi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn ngay từ những ngày đầu. Ông có tên trong Hội thề Lũng Nhai và danh sách 35 vị công thần khởi nghĩa. Lê Khôi đã trải qua 3 triều đại là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và đã giữ tới chức Hộ vệ thượng tướng quân, Khâm sai tiết chế thủy lục như dinh.
Năm 1443, ông được phái vào làm Tổng trấn Hoan Châu. Ở đây, ông đã rất chú trọng việc phát triển nông nghiệp cũng như đắp đập khai hoang, lập làng. Năm 1446, Lê Khôi phụng mệnh của vua Nhân Tông cầm quân đi đánh Chiêm Thành. Nhưng trên đường trở về ông bị bệnh nặng và qua đời ở Cửa Sót, ngay dưới chân núi Nam Giới.
Thi hài của ông được an táng tại chóp núi Long Ngâm. Và để ghi nhớ những cống hiến của ông, triều đình làm quốc tang và cho lập đền thờ tại đây. Năm 1487, vua Lê Thánh Tông phong tặng Lê Khôi là “Chiêu Trưng đại vương”. Những người dân địa phương cũng lập đền thờ ông tại Cửa Sót và hàng năm tổ chức lễ hội đền Chiêu Trưng vào ngày giỗ ông.
Lễ giỗ đại vương Lê Khôi tại đền Chiêu Trưng gồm 2 phần:
Đầu tiên là phần lễ được cửa hành rất trang nghiêm. Các vị chủ tế và bối tế làm lễ bái chiêu hồn vị đại vương này trước mặt hàng trăm người đi lễ. Và lễ hội kết thúc vào ngày mùng 3 với phần tạ lễ của người dân trong vùng.
Phần hội được diễn ra hết sức náo nhiệt và tưng bừng với những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc riêng xứ Nghệ cùng những trò chơi dân gian, những hoạt động thể thao thu hút đông đảo sự tham gia nhân dân địa phương và du khách.
Bên cạnh đó, đến với lễ hội, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng danh thắng Quỳnh Viên – Nam Giới – Cửa Sót, gắn liền với sự tích kỳ ngộ trên bãi sông để nên duyên vợ chồng của công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Thuyết Minh Về Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh – Bài 13
Thuyết Minh Về Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh không chỉ đóng vai trò là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho đời sống của người dân mà còn là nơi thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, nghỉ dưỡng sau những áp lực và mệt mỏi của cuộc sống.
Được biết đến nhiều qua ca khúc “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh không chỉ là một địa danh mang nặng tình yêu quê hương, đất nước mà còn là nơi có cảnh sắc thiên nhiên rất trữ tình, trong xanh và thơ mộng thu hút nhiều du khách bốn phương.
Hồ Kẻ Gỗ là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, là một phần của khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thuộc địa phận 3 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Hồ được xây dựng trên lưu vực của sông Rào Cái (còn gọi là sông Ngàn Mọ), cách thành phố Vinh khoảng 70km.
Hồ Kẻ Gỗ xây dựng năm nào? Công trình đại thủy nông Hồ Kẻ Gỗ được khởi công xây dựng vào năm 1976 và hoàn thành trong năm 1979. Tổng thời gian thi công 3 năm do người Pháp quy hoạch và thiết kế.
Hồ Kẻ Gỗ Hà Tĩnh tuy là hồ nước nhân tạo nhưng lại có vẻ đẹp nguyên sơ, hữu tình không kém gì những hồ nước tự nhiên. Du khách đến đây sẽ thấy những dãy núi, ngọn đồi xa xa tạo thành những bờ đê tự nhiên cho hồ, khung cảnh xanh mát phủ kín cây xanh. Thấp thoáng giữa hồ là một vài chiếc thuyền nhỏ của ngư phủ khiến ta cảm nhận rõ đời sống thanh bình, giản dị.
Đọc Nhiều Hơn Bài 🌵 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🌵 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Hà Tĩnh Bằng Tiếng Anh – Bài 14
Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Hà Tĩnh Bằng Tiếng Anh giúp các em trau dồi thêm cho mình kiến thức hay và học hỏi thêm kĩ năng ngoại ngữ của mình.
Ha Tinh is the land of “Giang son tu khi” not only in a geographical sense but also in cultural sediments through the ages. Also, it is the hometown of heroes, patriotic scholars and eminent cultural celebrities. Besides, it has diverse tourism resource.
Ha Tinh is a province in the North Central Coast Vietnam. Previously, Nghe An and Ha Tinh had a common name of Hoan Chau (the Chinese domination of Vietnam), Nghe An district (under the reign of Ly, Tran Dynasties), Xu Nghe (in 1940, under King Le Thanh Tong) and then Nghe An town.
In 1831, King Minh Menh implemented administrative reforms; Nghe An town was divided into 2 provinces of Nghe An (in the north of Lam River) and Ha Tinh (in the south of Lam River). To facilitate the management, King Minh Menh merged Nghe An and Ha Tinh into An Tinh province. In 1976, after reunification day, Ha Tinh and Nghe An were merged into Nghe Tinh province. Since 1991, Nghe Tinh province was separated into 2 provinces of Nghe An and Ha Tinh.
Ha Tinh belongs to the tropical monsoon area. The annual average temperature is 23.7ºC. There are two clear seasons: Raining season lasts from August to November. Annually average rainfall is from 2500mm to 2650mm, account to 54% of whole year. Dry season is from December to July next year. The weather is dry, hot and highly vaporizing West- Southern wind (blowing from Laos).
Ha Tinh has many special internal tourism places ecologically, historically, culturally, namely National Park of Vu Quang, Ke Go reservoir, Hong Linh Mountain, interests inhering to poet Nguyen Du, monument of comrade Tran Phu – First General Secretary of Vietnamese Communist Party, Dong Loc Road Junction – a monument sticking with glorious victory of Vietnam against the US. Then, tourists are able to relax in Xuan Thanh, Thien Cam, Thach Hai or Deo Con beaches, or in medical treatment area of Son Kim Hot Spring.
Tạm dịch
Hà Tĩnh là vùng đất “giang sơn gấm vóc” không chỉ về mặt địa lý mà còn là trầm tích văn hóa qua các thời đại. Đồng thời, đây là quê hương của các anh hùng, các nhà nho yêu nước và các danh nhân văn hóa lỗi lạc. Bên cạnh đó, nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ Việt Nam . Trước đây, Nghệ An và Hà Tĩnh có tên chung là Hoan Châu (thời Trung Quốc đô hộ), huyện Nghệ An (thời Lý, nhà Trần), Xứ Nghệ (năm 1940, dưới thời vua Lê Thánh Tông) và sau đó. Thị xã Nghệ An.
Năm 1831, vua Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính; Thị xã Nghệ An được chia thành 2 tỉnh Nghệ An (phía Bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (phía Nam sông Lam). Để thuận tiện cho việc quản lý, vua Minh Mệnh hợp nhất Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh An Tĩnh. Năm 1976, sau ngày thống nhất đất nước, Hà Tĩnh và Nghệ An được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh được tách thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7ºC. Có hai mùa rõ ràng: Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2500mm đến 2650mm, chiếm 54% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Thời tiết khô, nóng và có gió Tây – Nam (từ Lào thổi vào).
Hà Tĩnh có nhiều địa điểm du lịch nội khu đặc biệt về sinh thái, lịch sử, văn hóa như Vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, núi Hồng Lĩnh, di tích danh thắng Nguyễn Du, tượng đài đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngã ba đường Đồng Lộc – tượng đài gắn bó với chiến công oanh liệt của Việt Nam chống Mỹ. Sau đó, du khách có thể thư giãn tại các bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con, hoặc tại khu chữa bệnh Suối khoáng nóng Sơn Kim.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Quê Hương Hà Tĩnh Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Bài văn Giới Thiệu Về Quê Hương Hà Tĩnh Bằng Tiếng Anh để chia sẻ đến các bạn bè quốc tế về nơi đây.
I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 15 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious.
In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh. If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs.
In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget. Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture.
Tạm dịch
“Tôi sinh ra và lớn lên trên miền đất nghèo thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đó là nơi gắn bó với tôi 15 năm cuộc đời. Nếu có ai hỏi tôi rằng “Điều gì làm tôi tự hào nhất?”. Tôi sẽ trả lời đó chính là quê hương tôi. Đức Thọ là mảnh đất nghèo, người dân ở đây sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi và đánh cá. Mặc dù cuộc sống vất vả, nhưng con người ở đây rất thân thiện và hiếu học.
Đức Thọ có một ngôi làng Tùng Ảnh, được gọi là làng tiến sỹ. Đức Thọ cũng chính là quê hương của cố tổng bí thư Trần Phú, và đã ghi nhiều dấu ấn của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại. Nếu đặt chân đến Đức Thọ, bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị, đi tham quan mộ cố tổng bí thư Trần Phú, đê La Giang, chèo thuyền trên sông La, và nghe câu hò ví dặm.
Khi hoàng hôn xuống, cùng nhau thưởng thức cơm hến – một đặc sản ẩm thức chỉ ăn một lần là nhớ. Đẹp và bình dị ! Đức Thọ luôn luôn cố gắng để đổi mới, cải thiện đời sống nhân dân, nhưng luôn giữ gìn bản sắc quê hương đậm đà’’.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới