Thuyết Minh Về Hà Nam [29+ Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay]

Thuyết Minh Về Hà Nam ❤️️ 29+ Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Được Chọn Lọc Và Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Của SCR.VN.

Giới Thiệu Về Hà Nam – Mẫu 1

Với bề dày về văn hoá, lịch sử vùng miền cùng với sự ưu đãi của tự nhiên, Hà Nam đã trở thành một trong những vùng đất nổi tiếng đối với du khách thập phương. Cùng khám phá những địa điểm hấp dẫn ở nơi đây với bài văn thuyết minh, giới thiệu về Hà Nam.

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 58 km, tương lai không xa sẽ trở thành phố vệ tinh của Hà Nội.

Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A – huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.

Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng; cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Vùng đồng bằng có diện tích đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi.

Hà Nam có nhiều điểm sinh thái khá hấp dẫn như khu du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc thờ Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc thời Lý. Ngũ Động Sơn là quả núi có 5 hang động nối liền nhau tạo thành một dãy hang động liên hoàn. Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo bằng đá, trong động có nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí. Nhiều thi nhân và du khách đã từng qua đây dừng chân chiêm ngưỡng. Di tích này cánh thị xã Phủ Lý 7 km nằm sát với dòng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A.

Đền Trần Thương ở huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây dựng năm 1783 với diện tích 1,4 ha. Riêng nội tự rộng 0,5 ha, kiến trúc của đền mang đậm nét nghệ thuật cổ truyền dân tộc. Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm và liên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Bảo Lộc – Nam Định

Hồ Tam Chúc ở xã Ba Soa, huyện Kim Bảng, diện tích mặt nước hồ 585 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Lòng hồ đang thiết kế công viên nước, nhà thuỷ tạ; khách có thể đến bơi thuyền du ngoạn, câu cá, sinh hoạt thể thao. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km. Khu sinh thái “Hồ Tam Trúc” là điểm dừng chân cho khách nhiều tỉnh, là nơi dưỡng trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương.

Chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thường tổ chức lễ hội vào ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 hàng năm. Lịch sử xây dựng chùa với tháp từ thế kỷ XI, tháp “sùng thiện diên linh” có nghệ thuật kiến trúc đặc trưng thời Lý, xây dựng xong vào năm 1121. Tháp cao 13 tầng, mở 40 cửa, đỉnh tháp có xá lỵ được niêm cất, toả trường quang cho đời Thịnh sau này. Di tích Long Đọi Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau.

Khu trung tâm du lịch thị xã Phủ Lý được xây dựng bên cạnh dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu. Tại đây có khách sạn 5 sao, 11 tầng, có khu bến thuỷ phục vụ du thuyền đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, hang Luồn. Mỗi năm, du lịch Hà Nam đưa tiễn khách vào chùa Hương bằng đường bộ và đường thuỷ tới hàng chục nghìn du khách. Ngoài ra, đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãn cảnh non nước vùng quê hương Hà Nam.

Hà Nam là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách mỗi dịp cuối tuần. Vì chỉ cách Hà Nội hơn 1 giờ xe chạy, Hà Nam được xem là làm một trong những điểm đến ngắn ngày hoàn hảo và phù hợp nhất. Nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng Việt Nam, Hà Nam được thiên nhiên ưu ái rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên cùng nhiều công trình kiến trúc lịch sử và du lịch tâm linh. Nhờ đó, du lịch Hà Nam ngày một phát triển và đây sẽ là một lựa chọn thư giãn không khiến bạn thất vọng.

Cùng với văn mẫu thuyết minh về Hà Nam, SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Tỉnh Hà Nam – Mẫu 2

Bài thuyết minh về tỉnh Hà Nam chi tiết dưới đây sẽ là những thông tin đầy đủ và cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Danh xưng Hà Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam cuối năm 1890, song còn trải qua mấy lần biến đổi. Để rồi ngày 6/11/1996, theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, tỉnh Hà Nam được tái lập.

Hà Nam trong quá khứ thuộc các đơn vị hành chính cấp độ khác nhau. Lịch sử vùng đất này theo nghĩa rộng đã bắt đầu từ thời đại đồ đá mới, cách ngày nay trên một vạn năm. Dấu tích của người nguyên thủy còn lại ở hang Chuông, hang Gióng Lở (xã Thanh Nghị, Thanh Liêm) là minh chứng rõ ràng về người Việt cổ đã biết đến nền nông nghiệp sơ khai.

Nối tiếp là thời đại đồ đồng, trên vùng đất Hà Nam đã phát hiện và khai quật hàng chục mộ thuyền ở xã Mộc Bắc, Đọi Sơn, Yên Bắc (Duy Tiên), Châu Sơn (thành phố Phủ Lý)… thu được các hiện vật tùy táng như mũi tên, mũi giáo, nhíp gặt lúa, thạp… bằng đồng, đồ gỗ, đồ sơn, đồ gốm. Đặc biệt, toàn tỉnh đã phát hiện 21 trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, trong đó có trống đồng Ngọc Lũ I – bảo vật quốc gia mà một phiên bản được trưng bày tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ).

Hà Nam hiện còn 1.784 di tích thuộc đủ loại hình: 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, còn lại là các miếu phủ, văn chỉ, từ đường, trong đó 85 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, trên 100 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ di tích tương đối dầy, được phân bố đều khắp ở hơn 1.200 thôn, xóm.

Bên cạnh đó, Hà Nam còn có nhiều danh thắng được kết hợp bởi công trình kiến trúc cổ và cảnh quan thiên nhiên như: Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn, chùa Bà Đanh – núi Ngọc (Kim Bảng), Kẽm Trống, chùa Tiên – đồi Thông (Thanh Liêm), chùa Đọi – núi Đọi (Duy Tiên), hang Luồn – Ao Dong, chùa Ông (Kim Bảng).

Ngoài hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa, vùng đất Hà Nam còn lưu giữ số lượng lớn các di vật, cổ vật phong phú, có những cổ vật hiếm, quý như tấm bia chùa Giàu (Đinh Xá, thành phố Phủ Lý), sách đồng (xã Bắc Lý, Lý Nhân), khánh đá chùa Điều (xã Vũ Bản, Bình Lục)… Tấm bia Bảo Tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý ở chùa Đọi (xã Đọi Sơn, Duy Tiên) đã được Nhà nước công nhận bảo vật quốc gia, hội tụ những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, văn chương và nghệ thuật.

Hà Nam cũng là vùng đất có di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng. Văn hóa truyền thống dân gian Liễu Đôi phân bố ở xã Liêm Túc và phụ cận giàu có tục ngữ, thành ngữ, ca dao, vè, truyện cổ, kiến trúc, mỹ thuật. Sự độc đáo, đặc sắc của kho tàng này là sự lưu truyền các bài binh thư, binh pháp, là lò vật lâu đời và các mô típ lạ của truyện cổ, là sự đậm đặc các loại hình văn hóa dân gian. Đặc biệt, truyện thơ “Hoàn Vương ca tích” với 8.878 câu thơ lục bát kể về cuộc đời, công trạng và các nhân vật, sự kiện có liên quan đến nhà vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn).

Hà Nam cũng là quê hương của các làn điệu dân ca độc đáo: múa hát Dậm Quyển Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng), hát Lải Lèn (Bắc Lý, Lý Nhân), dân ca giao duyên ngã ba sông Móng (Duy Tiên – Bình Lục – Lý Nhân), hát Trống quân (Liêm Thuận, Thanh Liêm)… Nghệ thuật sân khấu dân gian, đậm nét là sân khấu chèo lưu truyền khắp trong toàn tỉnh, với nhiều chiếu chèo sân đình. Nghệ thuật múa rối nước, múa rối cạn một thời phồn thịnh, nay còn để lại dấu tích ở thôn Nội Rối, Chương Lương (xã Bắc Lý, Lý Nhân). Đặc biệt, nghi lễ Hầu đồng và múa hát Chầu văn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cùng với lò vật dân tộc cổ truyền Liễu Đôi (Thanh Liêm), vùng đất Hà Nam còn được xa gần biết đến với các lò vật võ: Phúc Châu (xã Hợp Lý, Lý Nhân; An Bài (Đồng Du), Vũ Bị (xã Vũ Bản, Bình Lục); Phương Lâm (xã Đồng Hóa, Kim Bảng)…

Vùng đất này phong phú lễ hội với gần 100 lễ hội làng xã, 6 lễ hội vùng: Lễ hội đền Trần Thương (Lý Nhân), lễ hội đền Lảnh Giang, chùa Đọi (Duy Tiên), lễ hội đền Trúc (Kim Bảng), lễ hội vật võ Liễu Đôi (Thanh Liêm), lễ hội đình công đồng An Thái (Bình Lục). Nổi bật là việc khôi phục thành công lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Duy Tiên), lễ phát lương Đức Thánh Trần ở đền Trần Thương (Lý Nhân), cả hai đã được công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia.

Các lễ hội ở Hà Nam còn lưu giữ các nghi thức, trò chơi liên quan đến tín ngưỡng cổ xưa thờ mặt trời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, như trò vật cầu ở lễ hội đền An Mông (xã Tiên Phong, Duy Tiên), cướp cầu ở lễ hội đình Gừa (xã Liêm Thuận, Thanh Liêm), thả diều ở lễ hội làng Đại Hoàng (xã Hòa Hậu, Lý Nhân), thi bơi thuyền ở lễ hội đền Trúc (xã Thi Sơn, Kim Bảng)…

Hà Nam – vùng đất có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, sản phẩm được ưa chuộng trong và ngoài tỉnh, như mây giang đan Ngọc Động, dệt Nha Xá, trống Đọi Tam (Duy Tiên), gốm Đanh Xá, thị trấn Quế (Kim Bảng), đồ sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu ren Hòa Ngãi, An Hòa (Thanh Liêm)… Hà Nam cũng là địa phương có văn hóa ẩm thực được khách khen ngợi, như chuối Ngự Đại Hoàng (ngày xưa dùng để tiến vua), hồng, cá kho Nhân Hậu, quýt Văn Lý, bánh đa làng Chều (Lý Nhân), đậu Đầm, bánh cuốn chả (thành phố Phủ Lý), cá trối Ba Sao (Kim Bảng), rượu Vọc (Bình Lục), rượu Bèo (Duy Tiên), Phúc Châu (Lý Nhân).

Hà Nam – vùng đất “Địa linh – Nhân kiệt”. Thôn Bảo Thái, xã Liêm Cần – quê nội của Hoàng đế Lê Đại Hành (Lê Hoàn); làng Chảy, xã Liêm Thuận quê hương của nhà khoa bảng – Sử gia Lê Tung đều ở huyện Thanh Liêm. Thôn Lũng Xuyên (Yên Bắc, Duy Tiên), quê hương bậc tiền bối cách mạng Nguyễn Hữu Tiến – người vẽ cờ Tổ quốc Việt Nam.

Làng Vị Hạ (xã Trung Lương, Bình Lục) – quê hương nhà thơ Nguyễn Khuyến, đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, được đương thời tôn vinh là “Tam Nguyên Yên Đổ”. Làng Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân) – quê hương nhà văn – Liệt sỹ Nam Cao đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý về văn học nghệ thuật, ngay từ đợt I (1996).

Từ khoa thi Tiến sỹ Nho học đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919), Hà Nam đã có 94 người đỗ Đại khoa ngạch văn ban, chưa kể đỗ đại khoa ngạch võ ban chưa được thống kê đầy đủ. Nhiều nhà khoa bảng Hà Nam có đóng góp lớn cho nền chính trị, giáo dục… nước nhà, trong đó phải kể đến 4 vị Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long (Hà Nội) là Lê Tung, Trương Công Giai, Nguyễn Mạo, Nguyễn Kỳ và Vũ Văn Lý – Tế tửu Văn Miếu – Quốc Tử Giám Huế (Thừa Thiên – Huế). Các nhà khoa bảng này đứng đầu cơ quan đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước vào thời Lý, Trần, hậu Lê, Mạc và thời Nguyễn.

Vùng đất Hà Nam trong thế kỷ XX và hiện nay đã và đang phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, đóng góp cho đất nước nhiều nhà chính trị, quân sự, các nhà cách mạng và nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, văn nghệ sỹ mà tên tuổi góp phần tô thắm những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam. Nổi bật là những người con Hà Nam đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cao quý về khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật: Nhà văn Nam Cao, Trần Hữu Thiên (con trai nhà văn Nam Cao), Giáo sư Đào Văn Tập, Giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà văn Hữu Mai và nhiều người được tặng giải thưởng Nhà nước.

Nhìn tổng thể Hà Nam là vùng giao thoa Bắc – Nam, Đông – Tây; chuyển tiếp về địa hình, địa chất, thủy văn; trung lộ dòng di cư của người Việt, của dịch chuyển Kinh đô Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô và cả Kinh đô thứ hai thời Trần nữa là hành cung Thiên Trường… Đặc thù trên đã in dấu ấn sâu đằm lên vùng đất và con người Hà Nam từ ngàn xưa.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Quê Hương Hà Nam Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn mẫu thuyết minh về quê hương Hà Nam hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Danh xưng Hà Nam xuất hiện trên bản đồ đất Việt tính đến nay vừa tròn 133 năm nhưng truyền thống lịch sử, văn hiến của dải đất núi Đọi – sông Châu thì đã có bề dầy hàng nghìn năm. Nhìn lại những dấu son lịch sử, những trầm tích văn hóa rực rỡ của quê hương, chúng ta càng thêm tự hào, tự tin, thêm kỳ vọng vào bước phát triển đi lên của mảnh đất Hà Nam yêu dấu.

Hà Nam theo cách mô tả rất hình ảnh của các nhà sử học là vùng đất nằm lọt giữa bốn dòng sông lớn: Sông Hồng (phía Đông), sông Đáy (phía Tây), sông Châu (phía Bắc), sông Vị Hoàng (phía Nam); vùng đất có lịch sử lâu đời, lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng mà bằng chứng giàu sức thuyết phục nhất là Bảo vật quốc gia Trống đồng Ngọc Lũ – Biểu trưng của văn hiến Việt Nam

Nói đến Hà Nam là nói đến mảnh đất qua nhiều triều đại phong kiến tự chủ luôn gắn bó khăng khít, là một phần của Đại La thành, Hà Nội. Hà Nam còn được biết đến là vị trí tâm điểm của một vòng tròn khép kín các kinh đô, cố đô và đô thị cổ nổi tiếng: Kinh đô Thăng Long, cố đô Hoa Lư, phủ Thiên Trường (kinh đô thứ hai của nhà Trần) và đô thị cổ Phố Hiến (Hưng Yên).

Có lẽ bởi sự độc đáo về hình thái địa lý ấy nên dưới chế độ quân chủ, Hà Nam luôn được chọn làm căn cứ tụ nghĩa, luyện binh, tích trữ lương thảo cho nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm: Căn cứ Đồng Ao (Thanh Thủy, Thanh Liêm của tướng quân Vũ Cố); Căn cứ Lạt Sơn (Thanh Sơn, Kim Bảng của Nữ tướng Lê Chân); Căn cứ núi Cõi (Liêm Cần, Thanh Liêm của Thập đạo Tướng quân Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn); Kho lương Trần Thương (Xã Trần Nhân Đạo, Lý Nhân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn); Căn cứ Nham Tràng (Thanh Tân, Thanh Liêm của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Ba Đình- Đinh Công Tráng)…

Hà Nam tự hào có những người con trung liệt, những công tích hiển hách lưu danh muôn đời cùng lịch sử dựng nước, giữ nước. Thời Vua Hùng dựng nước có Thiện Công, Vực Công đứng lên đánh giặc Ân, bảo vệ bờ cõi Văn Lang. Những năm đầu Công nguyên có các Nữ tướng Cao Thị Liên, Quỳnh Chân, Nguyệt Nga cùng hàng chục nữ tướng nổi danh dấy binh, tụ nghĩa dưới cờ Hai Bà Trưng. Thời Tiền Lý có tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Nam Đế dựng nghiệp vương chủ. Các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê…, Hà Nam đều có những tướng tài lập công tích lẫy lừng.

Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (Liêm Cần, Thanh Liêm) với câu nói bất hủ: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ người dân Việt Nam và quê hương Hà Nam. Trong buổi đầu kháng Pháp, Hà Nam có Đinh Công Tráng (Thanh Tân, Thanh Liêm), Đề Yêm (Đồng Hóa, Kim Bảng) dựng cờ khởi nghĩa. Hà Nam còn được biết đến là miền “đất lành” được Đại Hành Hoàng đế Lê Hoàn chọn làm nơi Tịch điền (Xuân Đinh Hợi năm 987), mở đầu một phong tục đẹp – coi trọng khuyến nông.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ người dân Hà Nam chịu thương chịu khó trong lao động, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm và không ngừng sáng tạo, bồi đắp nên nền văn hóa giàu bản sắc với nhiều di sản vật thể, phi vật thể độc đáo. Cùng với những bảo vật vô giá: Trống đồng Ngọc Lũ, Bia “Sùng Thiện Diên Linh”, mảnh đất mang danh xưng Hà Nam hiện có 1.784 di tích thuộc nhiều loại hình (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt – chùa Long Đọi Sơn, đền Trần Thương; 89 di tích cấp quốc gia; 113 di tích cấp tỉnh).

Cùng với đó là một kho tàng dân ca độc đáo: Múa hát Dậm Quyển Sơn (Kim Bảng), Hát Trống quân (Thanh Liêm), múa hát Lải Lèn (Lý Nhân); hát Giao duyên vùng ngã ba sông Móng… và những lễ hội mang bản sắc riêng có của vùng núi Đọi – sông Châu: Lễ hội chùa Bà Đanh, chùa Long Đọi Sơn, đền Lảnh Giang, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Vật võ Liễu Đôi, Lễ phát lương Đức Thánh Trần…

Những trầm tích văn hóa đặc sắc, những “kỳ tích” đổi thay cùng những khát vọng vươn tới tương lai đó chính là sự kết tinh từ bề dày truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng của dải đất sông Châu – núi Đọi, kết tinh từ niềm tự hào, tự lực, tự cường, từ bàn tay, khối óc cùng một quá trình nỗ lực kiên trinh không mệt mỏi của nhiều thế hệ người dân quê hương Hà Nam yêu dấu.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giới Thiệu Về Quê Hương Hà Nam Ngắn Gọn – Mẫu 4

Tham khảo cách diễn đạt hàm súc, giàu ý nghĩa và đầy đủ thông tin với bài văn mẫu thuyết minh giới thiệu về quê hương Hà Nam ngắn gọn sau đây:

Hà Nam là một trong số những địa điểm được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mang dấu ấn dân tộc đậm nét. Những điểm thăm quan tại Hà Nam đều có nét đẹp đặc trưng, thu hút du khách gần xa.

Du lịch ở Hà Nam, bạn có thể lựa chọn mùa có thời tiết dễ chịu, không gây nóng bức. Thời điểm thích hợp nhất là vào mùa xuân, sau dịp tết Nguyên Đán. Đây cũng là thời điểm các lễ hội nổi tiếng như lễ hội làng Võ Giảng hoặc lễ hội đền Trúc diễn ra. Hoặc nếu bạn đi du lịch vào dịp đầu thu, tiết trời mát mẻ sẽ giúp chuyến đi thêm phần thú vị.

Hà Nam là mảnh đất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đặc biệt là các ngôi chùa, đền đài. Trong đó có đền Lảnh Giang tọa tại xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Giang. Đây là nơi thờ ba vị danh thần nổi tiếng từ thời Vua Hùng. Với thiết kế mang đậm màu sắc dân tộc, trang nghiêm cùng không gian xanh biếc, nơi đây sẽ thích hợp là điểm tham quan dịp đầu năm đề cầu bình an may mắn cho gia đình.

Nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến có lẽ đã quá đỗi quen thuộc trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam. Đến với Hà Nam, bạn sẽ được thăm quan nơi ở của vị cường hào, phú hộ nổi tiếng trong văn học này. Dù đã hơn 100 năm trôi qua với bao biến cố, ngôi nhà lợp ngói gỗ lim 3 gian vẫn đứng vững theo thời gian. Xung quanh ngôi nhà được rợp xanh bằng vườn chuối khiến du khách gọi nhớ về chuyện tình bình dị giữa Chí Phèo và Thị Nở. Đặc biệt khi đến đây du khách sẽ được thưởng thức một món ăn đặc sản trứ danh tại đây. Đó là món cá kho nồi đất Nhân Hậu trứ danh. Hương vị của món cá kho sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.

Chùa Tam Chúc được nhiều người ví von là bồng lai tiên cảnh giữa trần gian, chùa có diện tích lên tới 5.100 ha và là nơi có nhiều báu vật nổi tiếng. Một trong số những báu vật nổi tiếng như 1200 bức tượng làm bằng dung nham núi lửa, 1000 cột đá. Chùa được xây dựng bằng cách ghép hàng nghìn bức tranh bằng đá một cách tỉ mỉ cẩn thận. Nhờ sự hoành tráng trong xây dựng và thiết kế, chùa Tam Chúc là niềm tự hào không những của người dân Hà Nam nói riêng mà còn của người dân Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.

Hà Nam là mảnh đất du lịch đáng trải nghiệm đối với những người yêu thích du lịch trải nghiệm. Vì vậy du lịch Hà Nam là hoạt động bạn nên thử nếu có cơ hội đi du lịch.

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Hà Nam, đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay

Giới Thiệu Về Du Lịch Hà Nam – Mẫu 5

Để làm văn giới thiệu về du lịch Hà Nam, các em học sinh có thể tham khảo văn mẫu thuyết minh đặc sắc dưới đây để có thêm cho mình những thông tin cần thiết về các danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng của vùng đất này.

Du lịch Hà Nam ngày càng thu hút du khách bởi những điểm đến vô cùng hấp dẫn.

Mỗi mùa, mỗi thời điểm Hà Nam đều mang vẻ đẹp khác nhau, vì vậy, bạn có thể lựa chọn du lịch bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, ở Hà Nam rất nhiều điểm du lịch tâm linh cùng những hoạt động văn hóa giải trí đa dạng nên bạn có thể cân nhắc đến du lịch Hà Nam vào khoảng mùa xuân, khoảng tháng 2 và tháng 3. Thời điểm này sẽ có rất nhiều lễ hội diễn ra, không khí lễ hội và nhộn nhịp sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn. Trải nghiệm những địa điểm du lịch phong phú của tỉnh Hà Nam sẽ mang đến cho du khách những kỷ niệm tuyệt vời nhất.

Chùa Long Đọi Sơn nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, cách Phủ Lý khoảng 8 km về phía Bắc. Chùa Đọi được xây dựng vào năm 1054 và được trùng tu năm 1118-1121. Đây là ngôi chùa cổ có nhiều nét văn hoá nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử. Hàng năm vào ngày 21/3 âm lịch chùa Đọi Sơn mở hội. Với vị trí địa lý thuận lợi, phong cảnh thiên nhiên đẹp, nơi đây sẽ là một điểm du lịch khá hấp dẫn.

Đền Lảnh Giang nằm gần bờ sông Hồng thuộc xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, cạnh quốc lộ 38 đi cầu Yên Lệnh. Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, đền tọa lạc trong khuôn viên 3.000m2, nơi đây không có núi đồi, nhưng bạt ngàn màu xanh của cây trái. Cửa đền nhìn ra hướng đông dòng sông Nhị Hà (sông Hồng), bốn mùa mênh mang sóng nước. Kề bên đền Lảnh Giang về phía bờ sông là ngôi đền thờ Cô Bơ Thoải Phủ. Đền thờ Tam vị Đại Vương thời Hùng – Duệ – Vương có công đánh Thục và thờ Tiên Dung công chúa, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam.

Mỗi năm có 2 kỳ lễ hội vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch. Kỳ hội tháng 6 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 25, kỳ hội tháng 8 được tổ chức vào ngày 20 âm lịch. Hiện rất đông khách thập phương từ các nơi kể cả Hà Nội, Hưng Yên… đến lễ và tham quan đền Lảnh. Nếu tuyến du lịch Sông Hồng của Hà Nội được mở rộng, đây sẽ là một trong những điểm du lịch tín ngưỡng có khả năng thu hút khách cao.

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Tương truyền nơi đây là kho lương của Nhà Trần và là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thế kỷ 13. Đền thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền được khởi xây vào năm 1783 với kiến trúc mang đậm nét cổ truyền dân tộc. Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày 1 đến 20 tháng 8 (âm lịch) cùng với lễ hội đền Kiếp bạc ( Hải Dương), lễ hội đền Bảo Lộc (Nam Định) để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Hiện nay khu di tích đang được tiến hành quy hoạch lập dự án đầu tư xây dựng thành một điểm du lịch văn hoá tín ngưỡng trên tuyến du lịch sông Hồng.

Bát cảnh sơn nằm ở vùng núi xã Tượng Lĩnh (Kim Bảng) đã từng là nơi chúa Trịnh Sâm cho lập hành cung và được chúa ví với 8 cảnh đẹp nổi tiếng ở Tiêu Tường (Vân Nam, Trung Quốc), như: Đền Tiên Ông thờ Nam thiên đại thành hoàng Thánh tổ Thiên vương Bồ Tát, nằm trong quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đền Tiên Ông được xây dựng vào đời vua Trần Nhân Tông, nằm trên lưng chừng núi Tượng Lĩnh, cao khoảng 200m giống hình con voi phủ phục. Cứ đến ngày rằm tháng 6 hàng năm, nhân dân ở đây tổ chức lễ hội rất long trọng, khách thập phương ở nhiều nơi cùng về tham dự…

Đền Trúc thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền thờ vị danh tướng Lý Thường Kiệt để tưởng nhớ Người cùng đoàn quân nghỉ tại đây khi Người dẫn quân đi chinh phạt Chiêm Thành cách đây hơn 900 năm. Hàng năm đền mở hội từ 1/1 – 1/2 âm lịch. Đây là một lễ hội tiêu biểu, ngoài phần lễ, phần hội được tổ chức rất phong phú, còn có múa hát Dặm Quyển Sơn – một làn điệu dân ca nổi tiếng của Hà Nam.

Chùa Bà Đanh thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng. Chùa nằm ngay ven bờ sông Đáy, cạnh núi Ngọc, có kiến trúc độc đáo và nhiều những di vật quý đầy chất nghệ thuật dân gian. Đây là ngôi chùa đẹp cổ kính, thâm nghiêm, với cảnh quan “sơn thuỷ hữu tình”, thanh tịnh, cô quạnh và linh thiêng. Chùa bà Đanh, núi Ngọc nằm trong quần thể khu du lịch Ngũ Động Thi Sơn.

Đền Vũ Điện, còn gọi là đền Bà Vũ, miếu vợ chàng Trương, thuộc thôn Vũ Điện, xã Chân Lý, huyện Lý Nhân. Nói đến vợ chàng Trương, chắc hẳn ai cũng nhớ đến người con gái phủ Nam Xang đã sớm được chép vào sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Theo truyền thuyết của người dân địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của bà Vũ. Ngôi đền linh thiêng với câu chuyện thương tâm của bà Vũ đã từng là đề tài cho biết bao thi nhân như Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Những lời thơ của các thi nhân đã nói hộ lòng thương tiếc, ước muốn giải oan cho người phụ nữ chịu nhiều đau khổ.

Đền Lăng còn được gọi là đền Ninh Thái. Đền ở xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đền Lăng thờ vua Đinh, vua Lê và Tam vị đại vương. Ngoài ra Đền Lăng còn thờ Lê Đại Hành cùng hai con của ông là Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Đến đền Lăng, du khách được am hiểu về kiến trúc của đền cũng như các đồ thờ tự thời Nguyễn, những sản phẩm văn hoá thời hậu Lê rất quý hiếm.

Đình đá Tiên Phong thuộc thôn An Mông, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Khách du lịch đến tham quan được chiêm ngưỡng những mảng chạm khắc nghệ thuật công phu, tạo cho đình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn mà không có cảm giác nặng nề của những khối đá.

Đình An Hòa ở xã Thanh Hòa, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Từ thị xã Phủ Lý đi 3km tới dốc Đọ, rẽ tay trái 2km vào đường liên xã, đến thôn An Hòa rẽ phải 300m là đến di tích. Đình An Hòa thờ hoàng tử Linh Lang và phò mã Kiều Đức Mậu thời Lý. Đình An Hòa được xây dựng trên khu đất rộng, mặt trước đình có hồ rộng, hệ thống cột đồng trụ, tường bao. Điều đặc biệt khi du khách đến đây là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các mảng chạm khắc không chỉ phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài mà còn được thể hiện bằng những tay nghề điêu luyện làm cho những mảng trang trí ở đây có hồn, sống được cùng thời gian.

Hà Nam là một vùng đất hội tụ những địa danh hấp dẫn du khách. Phải chăng vì thế mà nơi đây đã để lại nhiều lưu luyến đối với nhiều vãn khách xa gần.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai 🌺 14 Bài Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hà Nam – Mẫu 6

Một trong những dấu ấn của lịch sử còn lưu lại trên vùng đất Hà Nam không thể không nhắc tới đền Lăng. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về địa danh này với bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Hà Nam như sau:

Xã Liêm Cần nay, vùng đất Bảo Thái xưa là nơi ghi dấu ấn lịch sử thời kỳ hoạt động quân sự buổi đầu của Lê Hoàn. Đây không chỉ là đất khởi nghiệp mà còn là quê nội của ông. Dấu ấn sâu đậm nhất cho nhận định này hiện rõ ở lịch sử và những nhân vật thờ tại đền Lăng thôn Cõi, nay là thôn Ngũ Cõi, xã Liêm Cần (Thanh Liêm).

Đền Lăng thờ vua Đinh, vua Lê và Tam vị đại vương. Theo ngọc phả, truyền thuyết địa phương cùng nội dung khắc trên bài vị thờ tại chính tẩm thì vị vua thứ nhất được thờ ở đây là vua Đinh Tiên Hoàng có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Liêm Cần là nơi mà vua Đinh đã lập căn cứ tuyển quân, vừa là nơi huấn luyện quân sĩ. Theo nhân dân địa phương, vị trí đền thờ hiện nay chính là nơi đóng quân khi xưa của vua Đinh.

Đền Lăng còn là nơi thờ Lê Đại Hành và hai con của ông là lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều. Tương truyền, Lê Hoàn quê gốc ở Tràng An nhưng đời ông nội của ông là Lê Lộc đã dời đến Liêm Cần, ở đây có dấu tích một khu đất bằng phẳng mà nhân dân địa phương kể đó là dấu nhà cũ của Lê Lộc.

Nơi đây còn có núi Côi, tương truyền có địa danh Mả Dấu là nơi ông nội Lê Hoàn được hổ đưa vào an táng khi hổ nhận ra mình giết nhầm bố nuôi. Núi Côi tương truyền còn có đàn thề mà Lê Hoàn lập ra tế trời đất thề cùng nghĩa quân phù Đinh đồng thâm trừ mối loạn, thu giang sơn về một mối. Trên mảnh đất Bảo Thái, Liêm Cần này có mộ tổ họ Lê, nơi tương truyền từng có sinh từ xưa kia của Lê Hoàn. Đền Lăng còn thờ Tam vị Đại vương. Ba vị đại vương đó là hai vợ chồng ông Nguyễn Minh tương truyền quê ở Bảo Thái, là tướng tài của Lê Hoàn, ra sức phù Đinh dẹp loạn và vị thứ ba là vị thần Thiên Cương đã báo mộng cho ông nên phù Đinh trừ loạn nước.

Đền Lăng hiện nay còn lại tòa tiền đường, cung đệ nhị và cung chính tẩm được trùng tu vào đời Nguyễn. Tòa tiền đường làm theo kiểu mái con chồng diêm và được dành nhiều mảng chạm khắc công phu nhất. Hệ thống cột cái, hệ thống câu đối ở đây tạo vẻ chắc khỏe và mềm mại cho tòa tiền đường. Ở hai vì gian giữa có lớp lớp các mảng phù điêu chạm rồng, ly, quy rất công phu. Trên trụ non đấu rế còn được tạo thành mâm ngũ quả với đào lựu sinh động. Một số mảng mê còn chạm rồng chầu, chim phượng và hoa cúc rất tinh tế.

Phía trong tòa tiền đường là đệ nhị cung và chính tẩm. Hai cung này chung một tòa bốn gian rộng, thiết kế theo phong cách thượng gường hạ kẻ. Hệ thống cột chính gồm 10 chiếc làm bằng gỗ lim theo kiểu búp đòng, đầu cột thon ngậm xà, chân cột thu nhỏ để hợp với hệ thống chân tảng. Cửa cung cấm được thiết kế ngạch ngưỡng theo lối cổ, vừa cắt mòn vừa soi chỉ. Tòa tiền đường, cung đệ nhị và cung chính tẩm đều được lợp bằng ngói nam cùng với hệ thống giao góc, dấu trụ, bờ dải, bờ nóc khiến Đền Lăng tuy không còn đầy đủ như xưa nhưng vẫn còn giữ được vẻ cổ kính của một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật.

Đền Lăng còn lưu giữ khá nhiều đồ thờ tự, các đồ thờ của đền Lăng đều mới được sơn son thiếp vàng theo phương pháp cổ truyền. Do vậy khi tới đây mọi người đều cảm nhận sự lộng lẫy, uy nghi bởi đồ thờ tại các cung chỉnh tẩm, đệ nhị và tiền đường. Trước hết phải kể đến chiếc ngai thờ đời Hậu Lê được chạm trổ công phu. Ngoài ra, đền Lăng còn giữ được đôi quán tẩy thời Hậu Lê, đôi tượng người nô lệ và một số đồ thờ thời Nguyễn được chạm khắc tinh thế, sơn son thiếp vàng lộng lẫy.

Kiến trúc cũng như đồ thờ tự nơi đây tạo nên vẻ đẹp của Đền Lăng, một di tích lịch sử văn hoá của Thanh Liêm, Hà Nam. Những sản phẩm văn hoá thời Hậu Lê rất quý hiếm cùng với các đồ thờ tự thời Nguyễn của đền Lăng rất cần được giữ gìn cẩn thận. Nhiều nhà khoa bảng đã tới thăm viếng ngôi đền và để lại cho đời những bài thơ đề vịnh đậm chất hoài cổ và suy nghiệm. Trong đó, nổi tiếng là bài thơ “Lê gia hổ táng mộ” của Hoàng giáp Lê Tung (thế kỷ XVI):

“Sông hồ ngàn dặm đến nơi đây
Tường rêu thấp thoáng dưới bóng cây
Khe nước núi Bông đi đổ đó
Táng trên núi Cõi hổ đem thây
Điềm lành sinh cháu thành Hổ tướng
Xứng bậc Đế vương trị nước hay
Sách nói ba đời còn rõ nét
Ngẫm xem bốn mặt thiếu cao dày”.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Mẫu Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nam – Mẫu 7

Bài văn mẫu giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Hà Nam dưới đây sẽ thuyết minh chi tiết về đền Trúc, một di tích lịch sử văn hoá và cũng là thắng cảnh du lịch nổi tiếng.

Đền Trúc – Ngũ Động Sơn (Thi Sơn, Kim Bảng) là một quần thể di tích có giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Đây còn là điểm du lịch tâm linh, sinh thái thú vị, thu hút khách du lịch của tỉnh.

Đền Trúc nằm cạnh núi Cuốn Sơn (núi Cấm), ngọn núi đá vôi nằm một mình tách hẳn những dãy núi trập trùng phía Nam huyện. Núi và đền nằm soi bóng bên dòng sông Đáy. Ngoài rừng trúc nghìn năm tuổi bao quanh đền dưới chân núi; những làn điệu hát Dậm thâm trầm, chậm rãi kể chuyện ngàn xưa cũng gần nghìn tuổi; những hang động đá vôi với những nhũ đá được tích tụ qua hàng trăm năm tạo nên những hình thù vô cùng độc đáo, ngôi đền cổ này còn có những hiện vật, thực vật hàng trăm năm tuổi song hành cùng chiều dài lịch sử ngôi đền.

Căn cứ sắc phong, thần phả còn lưu giữ, đền Trúc được khởi dựng cách đây khoảng nghìn năm, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ nằm bên sông. Khi Lý Thường Kiệt đưa quân đi đánh Chiêm Thành qua đây được âm phù. Chiến thắng trở về, ông dừng tạ ơn, khao thưởng dân làng, dạy họ nghề canh nông và truyền cho họ làn điệu hát Dậm độc đáo. Tưởng nhớ công ơn của ông, người xưa xây đền thờ phụng. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền là di tích tiêu biểu trong vùng.

Đền Trúc được làm bằng gỗ lim, gồm tam quan, qua tam quan đến sân đền, tiếp theo là tòa tiền đường và hậu cung. Ngoài kiến trúc và kết cấu theo kiểu truyền thống, tại khoảng sân nhỏ giao giữa tòa tiền đường và hậu cung có một số hiện vật bằng đá chưa được nghiên cứu, đó là đôi rồng và một bể cảnh bằng đá. Đôi rồng không lớn lắm, nằm đối xứng theo chiều dọc, đầu quay vào tòa tiền đường, được tạo tác trên đá khối nhưng hình dạng lại khác nhau.

Có nhiều người đã đến đây xem xét, nghiên cứu và cho rằng con rồng phía bên phải nhìn từ ngoài vào là rồng thời Lý, còn con rồng phía bên trái là rồng thời Trần. Hình tượng rồng của các triều đại cũng không khó phân biệt, khi rồng thời Lý mềm mại, uyển chuyển thì rồng thời Trần to khỏe, mập mạp. Hai con rồng ở đây đều mang những đặc trưng riêng đó của hai triều đại rực rỡ trong lịch sử nước ta.

Rồng không chỉ tượng trưng cho quyền lực hoàng gia, rồng còn tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa nên biểu tượng rồng thờ được điêu khắc, chạm khắc ở nhiều đền, đình, chùa và ở đền Trúc là tượng rồng đá. Nếu đúng niên đại, đôi rồng này cũng đã hàng trăm năm tuổi. Còn bể cảnh bằng đá, bà Lâm cho biết nó được tạo từ đá nguyên khối cũng là bể cổ. Bể hình chữ nhật, vuông thành sắc cạnh, đáy bể có riềm hình sóng nước bao quanh, thành bể có họa tiết tứ quý. Các họa tiết đều được rêu phong phủ, rất cần các nhà nghiên cứu mới khẳng định được niên đại.

Ngoài vườn trúc còn sót lại của rừng trúc trước đây quanh năm xanh tốt, trong khu vực đền Trúc còn có nhiều cây cổ thụ và cây ăn quả khác đã được trồng lâu năm. Bà Lâm dẫn chúng tôi ra sân đền và chỉ cho chúng tôi cây vải cổ thụ. Thân cây to, thẳng, chiều cao vượt cả mái đền. Bà cho biết, theo các cụ cao niên truyền lại, cây vải trên đã được trồng cách cây khoảng vài trăm năm. Hằng năm, cây vẫn cho quả, những chùm chín đỏ đầu tiên được dùng dâng lên lễ thánh.

Với vẻ đẹp khác biệt, cùng làn điệu hát Dậm riêng có, lễ hội đậm chất dân gian truyền thống, đền Trúc, núi Cấm và Ngũ Động Sơn vẫn còn nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật cho chúng ta tìm hiểu và khám phá. Nơi đây, đã và đang là điểm đến thú vị của du lịch Hà Nam.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về Hà Nam, giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hà Nam Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Đền Lảnh Giang là một công trình văn hoá tâm linh có niên đại hàng trăm năm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Năm. Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hà Nam học sinh giỏi dưới đây với những thông tin chi tiết nhất.

Đền Lảnh Giang là điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Hà Nam. Kiến trúc đền cổ hàng trăm năm tuổi này thu hút du khách bởi nét đẹp linh thiêng, bí ẩn. Đền Lảnh Giang thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam bên bờ hữu ngạn sông Hồng, sát cạnh chân đê nối với các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Nam Định nên rất thuận tiện cho giao lưu bằng đường sông và đường bộ.

Du lịch Hà Nam du khách đừng bỏ qua tham qua thắng cảnh đền Lảnh Giang. Hà Nam là mảnh đất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, đặc biệt là các ngôi chùa, đền đài. Đền Lảnh Giang mang kiến trúc uy nghi, bí ẩn và linh thiêng chắc chắn sẽ khiến chuyến trải nghiệm của bạn tại Hà Nam thêm thú vị.

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Duệ Vương. Căn cứ vào cuốn thần tích “Hùng triều nhất vị thuỷ thần xuất thế sự tích” (Sự tích ra đời của một vị thuỷ thần triều vua Hùng) cùng sắc phong câu đối,truyền thuyết của địa phương thì ba vị tướng này đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Khi giặc phương bắc kéo tới bao vây bờ cõi đánh chiếm nước ta, định cướp ngôi báu của Hùng Duệ Vương thì ba ông đã giúp vua Hùng đánh tan giặc giữ yên bờ cõi giang sơn.

Cùng với việc thờ ba vị tướng thời Hùng, đền Lảnh Giang còn thờ Tiên Dung công chúa con gái vua Hùng và thờ Chử Đồng Tử một trong bốn vị thần bất tử của dân tộc. Câu chuyện tình của hai người là một “Thiên tình sử” đẹp, được dân gian phủ lên chất huyền thoại lung linh. Đền Lảnh Giang là một công trình kiến trúc quy mô mang đậm nét phong cách cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc gồm ba toà với 14 gian lớn nhỏ làm theo kiểu chữ Công. Hai bên có nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Đặc biệt toà Trung đường làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong…

Bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đục, chạm, gọt, tỉa tạo nên các mảng trạm khắc với các đề tài tứ linh (Long, Ly ,Quy, Phượng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát sinh động. Trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (Đền cờ) cách đền Lảnh Giang độ 50m về phía đông. Đền Cửa Sông cũng là một công trình kiến trúc đồ sộ làm theo kiểu chồng diêm mái cong lợp ngói nam, mặt tiền giáp với sông hồng, cảnh quan thật thơ mộng, sóng nước dạt dào.

Không xa đền Lảnh Giang về phía tây qua đê là đền thờ vua Lê. Sắc phong còn lại ở đền cho biết, đây là ngôi đền thờ vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế. Sở dĩ dân lập đền thờ, vì vua Lê đã về đây để kiểm tra các quan lại của địa phương việc thi hành các luật lệ của Triều đình. Tại khu vực đền vua Lê còn có các địa danh như: khu vườn vua, khu sân chơi, khu mâm sôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự…đã phần nào chứng minh sự kiện vi hành của vua.

Đến thăm quần thể di tích đền Lảnh Giang du khách sẽ có dịp dự lễ hội của đền. Lễ hội hàng năm mở cửa vào các ngày từ 18 đến 25 tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Tục lệ xưa: Ngày 18 nhân dân địa phương tổ chức chồng kiệu, kéo cờ thần trước cửa đền, Những ngày sau là công việc chuẩn bị cho tế lễ. Ngày 21 làm lễ cáo kỵ, từ 22 – 24 là chính tế, ngày 25 lễ tạ, hạ cờ. Đồ tế thường là cỗ chay, lợn đen, rượu, hoa quả, bánh trái…

Cùng với tế lễ, địa phương còn tổ chức rước kiệu thánh xung quanh đền. Trong những ngày tế chính nhân dân các thôn xã lân cận Hoàn Dương, Đô quan, đền Yên Từ – nơi thờ Nguyệt Hoa công chúa đệ nhị cung tần vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) cũng đều chồng kiệu rước về đền Lảnh Giang bái vọng. Phần hội được tổ chức phong phú đa dạng với các trò chơi truyền thống như múa rồng, múa lân, múa sư tử, võ thuật, đánh gậy, chọi gà, tổ tôm điếm, bắt vịt dưới nước, cùng các hoạt động văn nghệ như chiếu chèo sân đền…

Bên cạnh các trò chơi truyền thống, các hoạt động văn hoá thể thao diễn ra càng làm tăng thêm không khí tưng bừng của ngày hội như thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng truyền, bóng đá và các tối giao lưu văn nghệ giữa các thôn trong xã và giữa các xã trong huyện. Lễ hội đền Lảnh Giang là dịp để nhân dân tưởng nhớ những người có công với dân với nước, đồng thời động viên mọi người phấn đấu yên tâm xây dựng gia đình, quê hương đất nước.

Từ lâu đền Lảnh Giang vẫn được coi là nơi linh thiêng. Khách đến đề Lảnh Giang không chỉ vào hai kỳ tháng 6 và tháng 8 mở lễ hội, mà những năm gần đây diễn ra hầu như quanh năm. Khách ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… về đây để được đáp ứng nhiều nhu cầu: tín ngưỡng, tâm linh, tìm hiểu lịch sử, thưởng ngoạn cảnh đẹp…

Với vị trí địa lý thuận lợi, đền Lảnh Giang nằm kề ngay sông Hồng, trong một vùng có nhiều di tích và dấu ấn lịch sử, cảnh quan thơ mộng trên bến dưới thuyền, đối diện bên kia sông Hông là phố Hiến (Hưng Yên) nổi tiếng một thời “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”, đền Lảnh Giang đã và đang tạo sức hút đối với du khách xa gần.

Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Làng Hoa Sa Đéc 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Đền Trần Thương Hà Nam – Mẫu 9

Bài thuyết minh về đền Trần Thương Hà Nam sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu về di tích lịch sử này.

Đền Trần Thương Hà Nam là ngôi đền có lịch sử lâu đời thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các tướng lĩnh có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông. Nhiều thế kỷ trôi qua, nơi đây vẫn giữ được những nét từ thuở sơ khai và trở thành dấu ấn lịch sử minh chứng cho nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.

Đền Trần Thương tọa lạc tại thôn Trần Thương, thuộc xã Nhân Đạo của huyện Lý Nhân. Để tới được ngôi đền linh thiêng này, từ thị xã Phủ Lý, du khách đi theo quốc lộ 62 về thị trấn Vĩnh Trụ 14km, sau đó đi thẳng hướng Cầu Không thêm 2km, tới cống làng Tróc rẽ trái là đến nơi. Du khách có thể tới Hà Nam mọi thời điểm. Nhờ địa hình đồng bằng, bằng phẳng Hà Nam có khí hậu khá thuận lợi. Tuy nhiên để có thể hòa mình vào không khí lễ hội đền Trần Thương, bạn nên đi vào khoảng trung tuần tháng 8 âm lịch trở đi, những ngày có lễ hội diễn ra là đẹp nhất.

Trần Thương có nghĩa là “kho của nhà Trần”. Người xưa kể rằng, trước đây khu này chỉ là một bãi sậy um tùm xen kẽ với 6 gò đất cao. Tuy chỉ có rất ít người sinh sống xung quanh nhưng giao thông lại vô cùng thuận lợi: vào được sông Châu, ra được sông Hồng ngược lên Thăng Long hoặc cũng có thể xuôi ra biển. Nhận ra vị trí đắc địa này, trên đường đi đánh quân Nguyên- Mông lần thứ 2, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đặt ở đây 6 kho lương để phục vụ kháng chiến.

Thắng lợi trở về, vị tướng tài ba quyết định cắm sinh phần (mộ phần được xây khi còn sống) và xây dựng làng dân cư tại đây . Các thôn Trần Thương, Hoàng Xá, Khu Mật, Đội Xuyên,… cũng theo đó mà hình thành. Nơi đây được đánh giá là một trong ba ngôi đền lớn của cả nước thờ Hưng Đạo Đại Vương. Bao quát toàn bộ, đền Trần Thương gồm: Nghi môn ngoại, nghi môn nội kèm theo đó là 5 tòa với 15 gian và 5 giếng. Tất cả đều được chia thành 3 cung là Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam…

Ngôi đền thâm niên được xây trên một khu đất rộng nằm biệt lập phía đầu làng, tọa lạc ở thế “hình nhân bái tướng” và xây theo kiểu “Tứ thủy quy đường”. Đền có cửa chính cao hai tầng, tầng dưới uốn thành hình vòm trang trí hoa văn xung quanh. Tầng trên là gác chuông tám mái, treo một quả chuông lớn dùng để truyền tín hiệu cho vùng xung quanh. Phía dưới hai cổng phụ có đuôi ngựa được đắp nổi, phía trên có hoa sen. Đôi voi chầu cùng hoa sen, hoa cúc là hình ảnh du khách có thể thấy trên bức tường ngoài cùng của tam quan.

Đường đi vào sân đền được lát gạch đỏ rộng rãi, hai giếng được kè đá xanh hai bên được đào trước cột đồng trụ. Đi qua hàng cột lim to khỏe là một bức bình phong với chữ thọ ở giữa, xung quanh là rồng chầu, phượng múa. Với kiến trúc độc đáo, đền Trần thương như nhập con người với vũ trụ, hướng đạo đến với con người trong một không gian vô cùng linh thiêng. Bởi vậy, nếu có dịp đến với Hà Nam, mời bạn ghé thăm đền để thưởng lưỡng sự tinh túy này.

Hằng năm vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, đền Trần Thương sẽ mở hội giống như các địa phương thờ Hưng Đạo Đại Vương khác. Trong đó quan trọng nhất là ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngày mà Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo qua đời. Theo quy định, lễ hội được tổ chức 3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài hơn vì số lượng người về lễ và đăng ký tế khá đông. Một ngày có 4 hoặc 5 đám tế, vì thế cần bố trí thêm ngày là điều dễ hiểu.

Vào ngày chính hội, phần lễ có các hoạt động rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội náo nhiệt với các trò chơi mang đậm nét dân gian như bơi chải, đánh cờ tướng, đi cầu kiều, tổ tôm điểm,… Tất cả các nghi thức trên vừa mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhắc nhở đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, vừa tưởng nhớ nguồn gốc nhà Trần nổi tiếng với nghề sông nước. Ngoài lễ chính vào tháng 8 âm lịch thì vào giờ Tý ngày rằm tháng giêng hàng năm, đền Trần Thương còn mở lễ phát lương của Đức Thánh Trần cho người dân và khách thập phương.

Có thể nói, cho tới nay đền Trần Thương vẫn còn giữ nguyên những giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, tâm linh được lưu truyền lâu nay. Nếu có cơ hội tham quan đền Trần Thương Hà Nam, bạn cũng có thể thử tới thăm các địa điểm khác ở tỉnh này như chùa Bà Đanh, nhà Bá Kiến hay làng trống Đọi Tam cũng rất nổi tiếng.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Chùa Tam Chúc Hà Nam – Mẫu 10

Bài thuyết minh về chùa Tam Chúc Hà Nam sẽ đưa bạn đọc khám phá những nét đặc trưng riêng có của địa danh tâm linh nổi tiếng này.

Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao Hà Nam) được mệnh danh là ‘Vịnh Hạ Long trên cạn’, nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.

Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.

Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Hà Nam.

Với những vẻ đẹp đã kể trên, chùa Tam Chúc xứng đáng là chốn bồng lai tiên cảnh, là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương tìm về. Và nếu có dịp, bạn hãy một lần đặt chân đến vùng đất hứa này, chắc chắn Chùa Tam Chúc với vẻ đẹp nguy nga sẽ không làm bạn thất vọng.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Bắc Ninh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bắc Ninh Hay

Thuyết Minh Về Chùa Bà Đanh Ở Hà Nam – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về chùa Bà Đanh ở Hà Nam sẽ đưa bạn đọc cùng khám phá những nét đặc trưng về lịch sử hình thành và những giá trị lịch sử của địa danh này.

Chùa Bà Đanh được biết đến rộng rãi không phài vì ngôi chùa này đông người tìm về hành hương hay đông khách thăm quan du lịch mà di tích này được biết đến bởi câu ví von “Vắng như chùa Bà Đanh”.

“Vắng như chùa Bà Đanh” dường như đã trở thành “thương hiệu” và là câu quen thuộc của người dân miền Bắc khi diễn tả một sự vắng vẻ, hiu quạnh. Vì sự quen thuộc và nổi tiếng đó mà chùa Bà Đanh được người ta biết đến nhiều, mặc dù những người đó chưa chắc đã thực sự đến đây. Từ Hà Nội, đi thẳng quốc lộ 1 đến thành phố Phủ Lý rồi rẽ phải qua cầu Hồng Phú vào quốc lộ 21, đi khoảng 10 km, đến cầu treo Cấm Sơn sẽ nhìn thấy ngôi chùa cổ kính thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây, nhìn ra con sông Đáy hiền hòa.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn tự, là danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cũng như bao ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là thờ Phật, chùa Bà Đanh còn tín ngưỡng thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Phong là Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét) một tín ngưỡng thờ thiên nhiên rất gần gũi với đời sống nông nghiệp ở nước ta.

Còn về tên gọi chùa Bà Đanh thì theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay. Câu so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh” có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người.

Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt. Ngày nay, đường đi đã thuận lợi hơn nhiều do đó khách tìm về thăm quan, hành hương cũng không còn vắng vẻ như xưa.

Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, sẽ bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”. Lối dẫn vào chùa hiện đã trải nhựa phẳng lì, hai bên đường đi là hàng nhãn, vải xanh rợp bóng. Cổng tam quan của chùa được xây dựng khá uy nghi, hoành tráng.

Cổng có ba gian, hai tầng, ở trên là gác chuông, ở dưới là hệ thống cửa gỗ hoa văn đơn giản. Tuy nhiên cổng này chỉ mở khi chùa có đại lễ, những ngày thường du khách phải đi qua hai cổng nhỏ hai bên với mái ngói cong như hình bán nguyệt. Bước qua cánh cửa cổng khép hờ là khuôn viên rộng rãi, lát gạch tinh tươm rất sạch sẽ.

Trong khuôn viên chùa có đặt nhiều chậu cây cảnh, giỏ phong lan tạo và đặc biệt là những hàng cau khẳng khiu vươn cao. Cũng giống kiến trúc của nhiều ngôi chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ, chùa Bà Đanh là một quần thể kiến trúc liên hoàn gồm nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà trung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ…, ngôi chùa thuộc dòng Phật giáo Đại Thừa này có những nét riêng độc đáo. Trong chùa không chỉ có tượng Phật mà còn có tượng của Đạo giáo như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ.

Nếu đến thăm quan, vãn cảnh chùa, du khách nên dành thời gian chiêm ngưỡng pho tượng Bà Đanh, được tạc theo tư thế tọa thiền trên chiếc ngai đen bóng với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh.

Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nhiều năm nay, người ta đã không còn thấy cảnh vắng vẻ, hiu quạnh ở ngôi chùa này, câu “vắng như chùa bà Đanh” trước đây giờ đã được cải biên thành: “Ngày xưa vắng ngắt vắng ngơ. Bây giờ tấp nập như chùa Bà Đanh”…

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Cao Bằng 🌠 15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Thuyết Minh Về Núi Cấm Hà Nam – Mẫu 12

Để viết bài văn thuyết minh về núi Cấm Hà Nam, trước hết các em học sinh cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về địa danh này. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Núi Cấm Hà Nam, nơi có cảnh quan thơ mộng, kỳ vĩ, được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, là điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương đã khiến người ta yêu thích tìm về.

Núi Cấm Hà Nam, nơi có cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ đang là điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá. Núi Cấm tọa lạc tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam, kề bên dòng sông Đáy đẹp nên thơ, gắn với bao giai thoại, truyền thuyết hào hùng về vị anh hùng tài ba Lý Thường Kiệt.

Nơi đây được biết đến là nơi có cụm danh thắng Ngũ Động Thi Sơn – đền Trúc nổi tiếng. Ngũ Động Thi Sơn gồm 5 hang động nối liền nhau ăn sâu trong lòng núi Cấm. Kề bên núi Cấm Hà Nam là đền Trúc. Đền nằm tựa lưng vào núi, mặt hướng ra sông Đáy, giữa rừng trúc xanh bạt ngàn. Chính vì vậy, khu du lịch núi Cấm Hà Nam trở thành điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách.

Tương truyền ngày xưa, khi Lý Thường Kiệt đi chinh phạt phương Nam có đi qua thôn Quyển Sơn, thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng ngày nay. Khi đi ngang qua vùng này thì có một trận gió lớn thổi đến. Ngọn gió làm gãy cột buồm, cuốn cả lá cờ lớn của đoàn quân lên núi. Lý Thường Kiệt cho quân dừng lại, lên bờ tế trời đất. Trận đó, đoàn quân ông chiến thắng vẻ vang. Ngày trở về, ông ghé lại nơi đây thắp hương tạ ơn. Nhân sự việc đó, Lý Thường Kiệt đã đặt tên cho núi là Cuốn Sơn hay còn gọi là Cấm Sơn. Sau khi ông qua đời, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập đền thờ tại đây. Đền này nằm bên sông Đáy, dưới chân núi Cấm Hà Nam.

Đền Trúc là một trong những ngôi chùa ở Hà Nam có kiến trúc độc đáo thu hút khách tham quan. Đền ở Hà Nam này nằm giữa rừng trúc xanh mát, nên thơ, nổi bật với tường rêu phong, mái ngói cổ kính, trầm mặc. Đền được thiết kế theo kiểu chữ Đinh bao gồm cổng, tiền đường và hậu cung. Toàn bộ đền được dựng bằng gỗ lim. Đặc biệt, trên các cột của ngôi đền có chữ, các họa tiết, đôi voi đắp nổi hướng mặt về phía nhau vô cùng đặc sắc.

Khu tiền đường đền Trúc có 5 gian, khu hậu cung có 3 gian được xây dựng theo phong cách kiến trúc phổ biến cuối thế kỷ XIX. Đền lợp ngói, xây bằng gạch thất, các cửa được chạm trổ tinh tế, cầu kỳ theo đề tài tứ quý, tứ linh, hình chiếc lá lật, cụm mây,… có giá trị lớn về mặt nghệ thuật. Với lối kiến trúc cổ đặc sắc, đền Trúc là điểm đến được nhiều du khách yêu thích ghé thăm.

Ngũ động nằm trong lòng núi Cấm Hà Nam là tuyệt tác thiên nhiên khiến ai chiêm ngưỡng cũng phải trầm trồ. Ngũ Động Thi Sơn bao gồm 5 hang động nối liền nhau tạo thành dãy động liền kề dài hơn 100m. Đến đây, du khách có cơ hội khám phá cấu trúc hang động đa dạng, tuyệt đẹp. Lối vào trong động nằm tít trên cao, hướng mặt ra sông Đáy. Trong khi lối ra của động nằm bên kia vách núi. Trong động, thạch nhũ rất nhiều với đủ các hình thù độc đáo. Đặc biệt, khi gặp ánh nắng hắt vào, thạch nhũ hiện ra với đủ các loại màu sắc óng ánh rất đẹp mắt.

Trên đường mòn leo lên núi Cấm khu du lịch Hà Nam Điện Dương, bạn sẽ bắt gặp một bàn cờ lộ thiên. Kế bên bàn cờ là một vũng vuông lõm sâu, được gọi là huyệt Đế Vương. Theo truyền thuyết, nơi đây chính là điểm tụ tập đánh cờ, thưởng rượu, làm thơ của các tiên nhân vào các đêm trăng sáng.

Du lịch núi Cấm Hà Nam vào dịp đầu xuân, du khách sẽ được tham gia vào các lễ hội đông vui tại đền Trúc Hà Nam. Lễ hội đền Trúc được tổ chức vào dịp nông nhàn từ khoảng mùng 1 tháng Giêng đến ngày 10/02 âm lịch thu hút đông đảo bà con địa phương và du khách tham gia. Lễ hội với các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ về vị anh hùng tài ba Lý Thường Kiệt. Bên cạnh các nghi lễ cổ truyền, là các trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, chọi gà, đấu vật,… Trong đó, nổi bật phải kể đến đua tuyền và múa hát Dậm.

Vẻ đẹp nên thơ của núi Cấm Hà Nam có lẽ là điểm thu hút du khách hơn cả. Nơi đây nổi tiếng với hệ thực vật phong phú. Núi Cấm Kim Bảng, Hà Nam được biết đến nơi có rất nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi với giá trị lên đến hàng tỉ đồng. Đến đây vào mùa xuân, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của núi Cấm. Khi ấy, rừng núi được bao phủ bởi một màu trắng thơ mộng của hoa gỗ sưa đỏ rất đẹp. Ngoài ra, bạn còn được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, trong bầu không khí trong lành, bỏ lại phía sau mọi ồn ào, khói bụi của phố xá thị thành.

Núi Cấm Hà Nam với cảnh quan đẹp mắt, hệ thống hang động kỳ vĩ, rừng núi hoang sơ là điểm đến nhất định không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Nam. Cụm danh thắng núi Cấm Hà Nam với diện tích không lớn nhưng có thể thỏa mãn mọi yêu cầu khám phá cũng như đem lại cảm giác bình yên, thư thái cho du khách.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Đặc Sản Hà Nam – Mẫu 13

Bài văn thuyết minh về đặc sản Hà Nam dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc món cá kho làng Vũ Đại đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho mảnh đất này.

Khi ghé đến Hà Nam, ngoài phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, du khách còn ấn tượng bởi những món ăn đặc sản Hà Nam làm quà ý nghĩa. Khách tham quan có thể khám phá, thưởng thức, cảm nhận hương vị đặc trưng và mua các món đặc sản Hà Nam làm quà, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến món cá kho làng Vũ Đại,…

Đến làng Vũ Đại – Hà Nam, bạn không chỉ được tìm hiểu về làng nghề kho cá truyền thống mà còn được thưởng thức món cá kho đặc sản nổi tiếng. Và có lẽ không cần dùng nhiều mỹ từ để giới thiệu hay thuyết minh về món ăn đặc sản Hà Nam này, bởi chính nó đã đủ sức tạo nên sức hút đối với thực khách.

Cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là cá kho Đại Hoàng là một trong những món ăn được truyền từ đời này sang đời khác. Trước đây món cá kho là món thường ngày của những người dân lam lũ quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Có lẽ vì thế mà mâm cơm tất niên ngày cuối năm dù có bận đến mấy thì gia đình nào cũng phải có một niêu cá kho đặt cạnh chiếc bánh chưng dâng tổ tiên. Cá kho Đại Hoàng không còn xa lạ đối với những thực khách sành ăn, hoài cổ. Đó là món ăn truyền thống mang hơi thở của vùng quê đồng bằng chiêm trũng, được người dân Nhân Hậu, Hà Nam chế biến, lưu truyền.

Cá kho Đại Hoàng phải là loại cá trắm đen từ 4 đến 5kg trở lên, ngoài những gia vị để kho cá như: riềng, sườn lợn, kẹo đắng, nước cốt chanh… Cá kho Đại Hoàng còn có một thứ gia vị rất đặc biệt đó là nước cốt tương cua. Đây là một trong những gia vị làm cho món cá kho Đại Hoàng trở nên đặc biệt. Niêu nấu cá cũng rất đặc biệt, khi chọn niêu không được chọn những niêu méo mó, sứt mẻ, trước khi đun còn phải luộc qua nước sôi để giữ độ bền cho niêu…

Còn củi dùng để đun kho cá là củi nhãn. Đặc biệt không được cho nước lã vào. Mỗi lần kho cá từ 12 đến 14 tiếng, lửa luôn phải đều không quá to cũng không quá nhỏ đến khi niêu cá chỉ còn khoảng 1 thìa nước thì niêu cá mới thể giữ được hương vị đặc trưng của cá kho Đại Hoàng.

Cá kho Đại Hoàng được người dân bán quanh năm, nhưng tất bật và bận rộn nhất vẫn là những ngày giáp tết. Người dân bắt đầu kho cá từ ngày 9 tháng Chạp và hết tháng Giêng âm lịch. Nhất là những ngày như rằm tháng Chạp, dịp tết Ông Công, Ông Táo. Điều đặc biệt là cá kho Đại Hoàng dù không bỏ chất bảo quản những vẫn giữ được ít nhất từ 5 đến 10 ngày tùy vào điều kiện thời tiết. Mỗi niêu cá kho xong phải để hơn 1 tiếng và quạt cho nguội rồi mới đóng gói đưa cho khách hàng mang về.

Trước đây, món ăn này được gọi là cá kho tiến vua, hiện giờ đã trở thành món quà ý nghĩa và đậm hơi thở truyền thống. Cá kho làng Vũ Đại được làm từ cá trắm đen kho với thịt ba chỉ và các loại gia vị đồng quê đặc trưng. Niêu cá kho chuẩn sẽ không quá khô và không quá ướt, có màu sắc nâu sánh đẹp mắt, vị cá thơm béo ngậy, không còn mùi tanh, xương cá mềm nhừ, rất vừa ăn.

Mỗi niêu cá kho làng Vũ Đại như một món quà Tết ý nghĩa để người thân có thể dành tặng cho nhau mỗi dịp Tết đến Xuân về. Đặc sản cá kho truyền thống của làng Vũ Đại, món ăn độc đáo, mộc mạc, mang đậm hương vị làng quê Việt Nam, đã góp phần làm phong phú tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Hà Nam, đón đọc ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Món Ăn Đặc Sản Hay

Thuyết Minh Về Bánh Cuốn Chả Hà Nam – Mẫu 14

Để hoàn thành tốt đề văn thuyết minh về bánh cuốn chả Hà Nam, các em học sinh có thể tham khảo những ý tưởng hay trong bài văn mẫu sau đây:

Bánh cuốn là món ăn khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi vùng miền lại có một hương vị đặc biệt khác nhau. Bánh cuốn chả Phủ Lý Hà Nam cũng vậy, món ăn dân dã này cũng có những nét riêng mà không bánh cuốn nơi đâu có được.

Không chế biến quá cầu kì nhưng nếu có cơ hội thưởng thức từng miếng bánh cuốn Phủ lý mỗi du khách sẽ đều có cảm nhận riêng từ hương vị giản dị mộc mạc hồn quê trong mỗi miếng bánh. Cũng như các loại bánh cuốn khác, bánh cuốn Phủ Lý được làm bằng gạo tẻ, nhưng phải là loại gạo tám xoan ngon nhất thì mới có chất lượng bánh tốt nhất. Gạo sẽ được ngâm trong nước từ 3 đến 4 tiếng sau đó xay thành bột nước, chỉ ngâm với thời gian vừa đủ như vậy để bánh sẽ dai mà không bị nhão.

Bánh cuốn Phủ Lý không ăn với chả quế, chả lụa mà ăn với chả thịt nướng. Loại thịt làm chả là thịt ba chỉ, thái mỏng, đem ướp với các loại gia vị cho đậm đà rồi nướng trên than hoa đang đỏ rực, tay quạt chả phải khéo léo, quạt chả đảo đều, quạt to làm lửa to, thịt sẽ chín nhanh hơn, đến khi thịt vàng ruộm và dậy mùi thơm là được. Nướng thịt sao cho vàng, các rìa ngoài của miếng thịt se lại, cũng không nướng quá kĩ sẽ làm miếng thịt khô, không còn vị thơm.

Bánh cuốn Phủ Lý dày, trắng như lòng trắng trứng gà sau khi được hấp lên, vừa đủ dộ chín thì bỏ bánh ra, thêm vài lát hành khô, vài giọt mỡ để tăng thêm cảm giác béo ngậy cho bánh. Đặc trưng của loại bánh cuốn Phủ Lý này là lá bánh dày, tuy nhiên lại không cứng, rất dẻo dai và mềm mại.

Phần quan trọng không kém quyết định độ ngon cho món bánh cuốn Phủ Lý là nước chấm, nước chấm pha làm sao phải đủ vị chua – cay – mặn – ngọt, sao cho vừa chấm bánh mà cũng vừa xì xụp húp được. Để pha nước chấm ngon cũng cần đòi hỏi trình độ khéo léo và bí quyết riêng. Chả sau khi nướng được thả vào nước chấm có bỏ dưa góp đu đủ xanh. Dưa giòn, nước nóng cùng bánh quyện vào nhau, tạo nên món ăn đặc trưng khó tả. Còn chưa kể, các loại rau thơm, rau sống tô điểm cho những hương vị thêm đặc biệt.

Từ nguyên liệu đều là những nông sản thân thuộc, nào lúa cấy ngoài đồng, lợn nuôi trong chuồng, rau sống, rau thơm hái ngoài vườn,… với bàn tay khéo léo của người địa phương, qua cảm thức ẩm thực tài tình trong pha chế nước chấm, ướp thịt đã cho ra đời món đặc sản nổi tiếng. Bánh cuốn Phủ Lý dân dã đậm đà, chả nướng thơm nức, dưa góp chua giòn, điểm thêm vài lát ớt, chút nộm cà rốt, su hào, thực khách có thể ăn mãi không biết ngán. Tất cả những thứ đó đã tạo nên nét riêng cho món bánh cuốn Phủ Lý đậm hồn quê.

Món bánh cuốn chả quạt Phủ Lý chính là kết tinh, quyện hòa hương vị của sản vật đồng chiêm, sự khéo léo, tinh tế của con người nơi đây, để cho ra đời một món ăn mà ai đã thưởng thức, dù chỉ một lần cũng nhớ mãi…

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Cần Thơ 🌼 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Giới Thiệu Về Hà Nam Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Khi giới thiệu về Hà Nam bằng tiếng Anh, các em học sinh cần luyện tập cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và trau dồi phong phú vốn từ vựng của mình. Tham khảo bài mẫu thuyết minh về Hà Nam bằng tiếng Anh như sau:

Tiếng Anh:

Ha Nam is a province in the Red River Delta; It borders Hanoi city to the north and northwest, Hung Yen and Thai Binh provinces to the east, Nam Dinh province to the south, Ninh Binh province to the southwest and Hoa Binh province to the west.

Ha Nam is a land accreted by alluvium of the Red River, Day River and collected eroded land from high mountains drifting down. In addition to the mountains, Ha Nam is also surrounded by rivers. These are the Red River in the East, Day River in the West, Nhue River in the North, Ninh River in the South and many other rivers flowing in the province. It is the natural conditions that give this land the cultural and historical characteristics of an area of ​​cultural interference from East to West, from North to South.

Ha Nam has over 40 craft villages. There are long-standing traditional craft villages such as Nha Xa silk weaving, Doi Tam drum, Ngoc Dong rattan (Duy Tien), fine art horns (Binh Luc), Quyet Thanh pottery, carpentry (Kim Bang), commune embroidery. Thanh Ha (Thanh Liem). Ha Nam has long been known as a heroic land with spiritual Ha Nam tourist sites, historical sites, and famous craft villages. Experiencing Ha Nam tourist sites will bring moments of rest, fun and relaxation for you and your family.

Tiếng Việt:

Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng; phía Bắc và Tây Bắc giáp với thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.

Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam.

Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm). Hà Nam từ lâu đã được mệnh danh là mảnh đất anh hùng với những địa điểm du lịch Hà Nam tâm linh, di tích lịch sử, làng nghề nổi tiếng. Trải nghiệm các địa điểm du lịch Hà Nam sẽ mang đến những giờ phút nghỉ ngơi, vui vẻ, thư giãn đúng nghĩa cho bạn và gia đình.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận