Thuyết Minh Về Hà Nội [23+ Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay]

Thuyết Minh Về Hà Nội ❤️️ 23+ Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Đưa Bạn Đọc Khám Phá Về Vùng Đất Ngàn Năm Văn Hiến.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Hà Nội

Với dàn ý thuyết minh về Hà Nội dưới đây sẽ giúp các em học sinh phân tích những ý chính cơ bản để dàng triển khai bài văn của của mình.

I. Mở bài: Giới thiệu về Hà Nội

Ví dụ: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một trong những thành phố trọng điểm của cả nước. lịch sử của dân tộc gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hà Nội. và hiện nay, Hà Nội là một trong hai thành phố đặc biệt của Việt Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh.

II. Thân bài: Thuyết minh về Hà Nội

1.Lịch sử:

a. Thời kỳ tiền Thăng Long:

  • Con người đã xuất hiện tại vùng đất này hơn 2 vạn năm
  • Thời kì của Vua Hùng thì con người chăn nuôi, trồng trọt và sinh sống tại vùng đất này, nơi này trở thành thủ đô lấy tên Là Cổ Loa
  • Thế kỷ 10, sau chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và nhiều sự chuyển biến lịch sử thì Cổ Loa một lần nữa trở thành kinh đô của nước Việt.

b. Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh
c. Thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc
d. Trong hai cuộc chiến tranh
e. Hà Nội đương đại

2.Vị trí và địa hình của Hà Nội:

a. Vị trí:

  • Nằm ở phía Tây của đồng bằng châu thổ Sông Hồng
  • Là nơi tập trung đông dân và kinh tế phát triển
  • Giáp với các tỉnh như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

b. Địa hình:

  • Hà Nội có dịa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
  • Có độ cao trung bình là 5 đến 20 m so với mực nước biển
  • Nằm ở hữu ngạn song Đà

3.Khí hậu của Hà Nội:

  • Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa
  • Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,5 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,5 °C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C)
  • Nhiệt độ trung bình năm là 23,2 oC

4.Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội:

  • Hồ Hoàn Kiếm
  • Chùa Một Cột
  • Quốc Tử Gíam
  • Nhà hát lớn Hà Nội
  • Các khu du lịch và di tích lịch sử nổi tiếng khác.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về Hà Nội

  • Đây là nơi kinh tế trọng điểm của cả nước
  • Chúng ta cùng xây dựng và phát triển ngày càng phát triển hơn.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Giới Thiệu Về Hà Nội Ngắn Gọn – Mẫu 1

Tham khảo lối hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt với bài văn bài giới thiệu về Hà Nội ngắn gọn dưới đây:

Không những là thủ đô của đất nước, Hà Nội là địa danh lịch sử, văn hóa, chính trị quan trọng nhất trong lịch sử nhất ta. Trải qua mấy ngàn năm hình thành, tồn tại và phát triển, thủ đô Hà Nội trở thành trái tim của đất nước, là niềm tự hào lớn lao của con người Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội ngày nay hình thành trong lịch sử dân tộc Việt Nam chính thức vào năm 1010 (mùa thu tháng 7 năm Canh Tuất) với tên gọi đầu tiên là Thăng Long. Trước đó có tên là Đại La. Nhờ vị trí đắc địa, vùng đất rộng lớn, bằng phẳng và trù phú ấy đã sớm trở thành trung tâm văn hoá và giao thương của Đại Việt.

Sau khi dẹp tan quân giặc, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời dô từ Hoa Lư về thành Đại La để định kế phát triển đất nước. Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng) có rồng vàng hiện ra, thấy điềm lành, vua Lý cho đổi tên Đại La thành Thăng Long (Rồng bay lên). Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại.

Thủ đô Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng, được sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái – sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội có ý nghĩa là vùng đất bên trong sông. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hoà Bình. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Bất cứ ai đã và đang sống ở Hà Nội, khi đi xa sẽ còn nhớ mãi hương thầm da diết của mùi thơm hoa sữa, cái se se lạnh khi mỗi độ thu về hay tiếng ve kêu râm ran mỗi buổi trưa hè, chút lãng đãng Tây Hồ và sắc hồng mộng mơ của hoa đào Nhật Tân,… Vì thế mà, từ xa xưa, Hà Nội đã đi vào thơ ca với nhiều hình ảnh, giai điệu ngọt ngào làm say đắm lòng người, gửi gắm nỗi nhớ da diết của những người xa quê hương, nuôi tiếc của người lữ khách.

Hà Nội là nơi có hệ thống các địa danh văn hóa, di tích lịch sử, thắng cảnh nhiều bậc nhất nước ta. Chùa Một Cột là di tích lâu đời của Hà Nội, tên chữ là chùa Diên Hựu, có nghĩa là phúc lành dài lâu. Chùa ở phía tây thành phố, xây dựng năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Nay Chùa Một Cột được quy hoạch vào quần thể lăng Hồ Chủ Tịch.

Với vẻ đẹp dịu dàng, trầm lắng, nét văn hoá khôi nguyên, hiền hoà, Hà Nội trở thành một niềm cảm hứng sáng tác của biết bao nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ. Biết bao tác phẩm văn học viết về Hà Nội đã ra đời ca ngợi vẻ đẹp thủ đô, ca ngợi hình ảnh của một Hà Nội với khí thế hào hùng và mạnh mẽ trong vị thế thủ đô trong cuộc đấu tranh vệ quốc, ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của thiên nhiên, cảnh vật, con người, truyền thống lịch sử và nét thanh lịch độc đáo của Hà Nội.

Thủ đô Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân, những thợ thủ công lành nghề. Những danh nhân, nhân vật của Việt Nam phần đông xuất thân từ những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự nghiệp.

Bên cạnh một Hà Nội cổ kính là một Hà Nội hiện đại với những tòa nhà cao tầng, mang kiến trúc mới mẻ, hoành tráng, khẳng định thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá chính trị của cả nước ta. Trong những năm qua, nền kinh tế thủ đô Hà Nội cùng cả nước đã đạt được nhiều chuyến biến tích cực.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn với vận mệnh của đất nước và dân tộc, Thăng Long – Hà Nội luôn là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Trên nền tảng truyền thống quý báu ấy, ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Hà Nội 36 Phố Phường – Mẫu 2

Bài văn thuyết minh về Hà Nội 36 phố phường dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý và ý tưởng hay để thực hiện bài viết của mình.

Sách “Hà Nội ba sáu phố phường” của Thạch Lam viết: “Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu…”

Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là “phường và phố” Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:

Hà Nội ba sáu phố phường.
Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

Khu phố cổ “36 phố phường” của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay. Vào thời Lê, “phường” ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó. Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ. Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại. Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

Trên thực tế không có cái gọi là “Hà Nội 36 phố phường”. Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường. Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ “Hàng”, tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:

Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem phường phố thật là quá xinh.

Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang. Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã – chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc. Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè…

Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng). Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường… Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ…).

Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố… Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn.

Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da…). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

Ngày nay, ta vẫn xem “36 phố phường” của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ở Hà Nội – Mẫu 3

Tham khảo bài thuyết minh về một di tích lịch sử ở Hà Nội giới thiệu về đền Ngọc Sơn, một trong những biểu tượng cho bề dày lịch sử và văn hoá của vùng đất văn hiến nghìn năm.

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”

Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này. Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.

Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn. Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.

Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị. Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.

Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh. Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.

Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.

Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ. Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.

Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc. Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế. Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.

Đền nằm trong cụm di tích lịch sử lâu đời, văn hóa cấp Quốc Gia gồm tháp Rùa và đền Ngọc Sơn vừa nên thơ, vừa hữu tình.

Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hà Nam ☔ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội – Mẫu 4

Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng mà khi nhắc nhớ đến địa danh này, ta luôn nghĩ về thủ đô Hà Nội. Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Nội viết về danh thắng này dưới đây:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nói:

“Hà Nội có hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao”

Lời thơ khiến ta không thể nào quên danh thắng hồ Gươm lừng danh của cố đô Hà Nội. Nơi đây ghi dấu chiều dày lịch sử của dân tộc.

Đến với Hà Nội, du khách bốn phương không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến màu nước xanh ảo huyền của hồ Gươm. Nhìn từ xa, hồ như viên ngọc thạch quý giá của tạo hóa ban tặng cho người dân hà thành. Sắc nước không phải màu xanh lờ lờ như nước sông Lô, sông Gấm mà nó ánh lên màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp.

Màu sắc ấy sinh động hơn khi phản chiếu sắc xanh của cây cối đôi bờ. Những rặng liễu điệu đà như những người thiếu nữ duyên dáng, tình tự khẽ buông áng tóc dài, soi bóng xuống lòng sông yên lặng. Mặt hồ khỏa rộng chỉ gợn sóng lăn tăn khi có làn gió nhẹ. Còn gì thú vị hơn, chiêm ngưỡng từng đàn cá vàng tung tăng bơi lội trong làn nước xanh trong, mát lành ấy. Hồ Gươm trầm mặc giữa những cụm di tích lịch sử cùng với Tháp Bút, Nghiên Mực.

Cây cầu đỏ chót Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn đậm tô vẻ đẹp cổ kính, xa xôi của cảnh vật. Nét thanh lịch của con người tại mảnh đất hà thành cũng được mặt hồ ánh chiếu, cuộc sống bình yên giữa những xô bồ cuộc đời. Hồ từng có nhiều tên gọi, người dân gọi nó là hồ Lục Thủy bởi dòng nước xanh quanh năm. Nhưng người ta biết đến nhiều hơn với tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với truyền thuyết ngàn đời của đất nước ta. Nơi đây là minh chứng ngàn đời chiến thắng lịch sử của người anh hùng áo vải Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ngang tàn.

Cụ Rùa vàng mặc dù không sống vĩnh cửu cùng thời gian nhưng ngài còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam với dấu son lịch sử, song hành với sự tích vua Lê Lợi trả gươm thần cho rùa vàng. Bởi là chứng nhân lịch sử nên dù nằm khiêm tốn trong một quận cùng với khu phố cổ chật hẹp nhưng nó vẫn gắn bó với đời sống tâm tư của bao người. Nó vẫn hiên ngang trải qua bao thăng trầm của nước nhà, biểu tượng cho khát khao hòa bình và tinh thần văn võ của dân tộc. Hồ Gươm lặng yên gìn giữ bao dấu tích lịch sử cổ xưa, quý báu.

Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu về đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia. Có lẽ hồ Gươm luôn là địa chỉ đáng nhớ lưu giữ trong lòng người dân mảnh đất Hà thành.

Tìm hiểu nhiều hơn 💧 Thuyết Minh Về Hồ Gươm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thành Cổ Hà Nội – Mẫu 5

Bài văn mẫu thuyết minh về Thành Cổ Hà Nội sẽ giúp bạn đọc nắm vững được phương pháp thuyết minh, giới thiệu về một địa danh cụ thể.

Thành cổ Hà Nội là một khái niệm tương đối rộng và tùy theo cách hiểu của mỗi người nó có thể bao gồm những thành phần khác nhau. Chưa có một định nghĩa thống nhất cho cụm từ này. Tuy nhiên có thể hiểu Thành cổ Hà Nội bao gồm Hoàng thành Thăng Long qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, lập nên vương triều Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh đô mới là Thăng Long và xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất của đất nước. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc và Lê Trung Hưng, thành Thăng Long luôn giữ vị trí “Quốc đô”, là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc. Khu vực này cũng còn là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng của đất nước.

Sau khi nhà Nguyễn định đô ở Huế (1802), vai trò kinh đô của Thăng Long mới bị giải thể… Từ sau năm 1954, khu vực thành Thăng Long trở thành trụ sở làm việc của Bộ Quốc phòng. Chính tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra đời, góp phần tạo ra những thắng lợi lớn trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng…, nhưng đến nay vẫn còn lưu giữ được một số di tích lịch sử và khảo cổ học. Kỳ đài (Cột cờ Hà Nội) được xây dựng vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long, cao 33,4m, gồm ba tầng: đế, thân cột và vọng canh… Đoan môn là cửa thành phía Nam, xây theo kiểu vòm cuốn. Đoan môn được bố cục theo chiều ngang, gồm cửa chính giữa dành riêng cho vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, dành cho các quan và hoàng tộc…

Điện Kính thiên nằm ở vị trí trung tâm của hoàng thành (thời Lê Sơ), được xây dựng năm 1428, ngay trên nền cũ của điện Càn Nguyên thời Lý (sau đổi tên là điện Thiên An). Năm 1886, điện này đã bị thực dân Pháp phá để xây dựng Sở Chỉ huy Pháo binh quân đội Pháp. Hiện nay, chỉ còn lại dấu tích của nền móng của điện Kính thiên. Đặc biệt, khu vực này còn lưu giữ được hai bậc thềm rồng bằng đá, có niên đại thế kỷ XV.

Hậu lâu (Lầu Công chúa) xây dựng năm 1821, được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống các Vua nhà Nguyễn khi xa giá ra Bắc. Cuối thế kỷ XIX, Hậu lâu bị hư hỏng nặng, thực dân Pháp đã cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay. Chính Bắc môn (Cửa Bắc) là cổng thành phía Bắc, được xây dựng năm 1805, gồm hai tầng, tám mái, với đầu đao cong, theo kiểu truyền thống.

Tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn: năm 1805, nhà Nguyễn đã cho xây dựng tường bao từ cửa Đoan môn quanh nội điện, làm hành cung để vua làm việc và nghỉ ngơi mỗi khi Bắc tuần. Hiện nay, trong khu thành cổ còn 8 cổng thành cùng với hệ thống tường bao xung quanh hành cung bằng gạch vồ.

Di tích nhà và hầm D67 được xây dựng vào năm 1967, trong khu A. Đây là nơi Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã đưa ra nhiều quyết định mang tính lịch sử, đánh dấu những mốc son của cách mạng Việt Nam: Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch năm 1972, Cuộc tổng tiến công năm 1975 và đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh…

Những công trình kiến trúc Pháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX theo kiểu Vauban, bao gồm tòa nhà Sở Chỉ huy Pháo binh Quân đội Pháp; một tòa nhà 2 tầng, xây dựng năm 1897, nay dùng làm trụ sở của Cục Tác chiến; hai tòa nhà một tầng, xây dựng năm 1897. Phía Đông của tòa nhà Cục Tác chiến có một nhà khách, xây dựng năm 1930. Cây xanh trong khu di tích được trồng với mật độ dày, đa dạng về chủng loại, đã góp phần tạo ra môi trường trong lành và cảnh quan hài hòa cho khu di tích.

Di tích khảo cổ tại nằm cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m về phía Tây, có diện tích 4,530ha, bắt đầu khai quật từ tháng 12 năm 2002, được phân định làm 4 khu (A, B, C, D). Khi tiến hành khai quật tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ thuộc Hoàng thành Thăng Long cùng nhiều hiện vật có giá trị, như vật liệu trang trí kiến trúc bằng đất nung, cột gỗ, đồ gốm sứ của các triều đại phong kiến Việt Nam và nhiều đồ dùng, vật dụng của nước ngoài, như các loại đồ sứ của Tây Á, Trung Quốc, Nhật Bản…

Thành cổ Thăng Long – Hà Nội là di tích lịch sử và khảo cổ tiêu biểu, là bằng chứng vật chất phản ánh trình độ kỹ thuật cao, chứa đựng các giá trị về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật. Đồng thời, phản ánh sự giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới trong một quá trình lịch sử lâu dài, thể hiện qua rất nhiều hiện vật lịch sử, công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị mang bề dày hàng ngàn năm lịch sử.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Phố Cổ Hà Nội – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về Phố Cổ Hà Nội sẽ là tài liệu văn mẫu được chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc với những giá trị lịch sử và văn hoá sâu sắc.

Phố cổ Hà Nội – nơi mà từng chút rêu phong lặng lẽ nằm lại ở những ngách nhỏ nắng không rọi tới, nơi hàng ngày vẫn chật ních những người xe qua lại mà không lưu lại chút nào dấu chân của khách bộ hành. Người Hà Nội vẫn tự hào về những con phố nao nao nỗi nhớ ấy, như một chút dư vị được chắt lọc, còn lắng lại của một “Hà Nội ngây ngất nắng. Một Hà Nội run run heo may” đã bắt đầu vươn mình thay đổi từng ngày.

Khu phố cổ Hà Nội đã được hình thành từ thời Lý – Trần vào thế kỉ X, khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long. Vị trí phố cổ Hà Nội nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng.

Năm 1995, nhà nước quy hoạch lại, khu phố cổ Hà Nội có phạm vi được xác định: phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố Phùng Hưng; phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng; phía Đông là đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm với tổng diện tích khoảng 100 ha, gồm 76 tuyến phố thuộc 10 phường: phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Mã, Đồng Xuân, Cửa Đông, Lý Thái Tổ.

Tổng thể khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo với khối không gian nhỏ bé, hình thức kiến trúc mặt đứng, những tuyến phố nhỏ hẹp, nối sát nhau, có thể đi thông từ phố nọ sang phố kia mà ca dao đã từng viết: “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”.

Một đặc trưng nữa của khu phố cổ Hà Nội là kiến trúc nhà cổ và nhà hình ống, với các lớp mái ngói “lô xô “nghiêng rêu phong, cổ kính, mặt tiền là cửa hàng buôn bán, tạo nên một tổng thể cảnh quan kiến trúc đặc trưng của đô thị cổ tiêu biểu với kiến trúc truyền thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra còn đan xen những biệt thự theo kiến trúc Châu Âu được người Pháp xây dựng từ thế kỉ 19, tạo cho kiến trúc phố cổ càng thêm đa dạng.

Do phố cổ Hà Nội tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, nên hình thành những phố nghề đặc trưng mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Sản phẩm được buôn bán đã trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước như Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối… Ngày nay, sau hàng thế kỉ, phố cổ Hà Nội không còn bán chỉ bán những mặt hàng đặc trưng như trước trừ Hàng Mã, Hàng Đồng, Hàng tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc,… cộng với việc nhiều khách sạn lớn, nhỏ mọc lên đáp ứng nhu cầu du lịch khiến phố cổ phần nào mất dần nét đẹp cổ kính ấy.

Cảnh quan phố cổ Hà Nội hài hòa với nhà ở, đường phố đan xen công viên, vườn hoa, hồ nước mang lại không khí trong lành, thơ mộng cho không gian phố cổ. Phố cổ Hà Nội còn hấp dẫn chúng ta bởi những giá trị văn hoá chứa đựng trong khoảng 100 công trình kiến trúc lâu đời gồm đình, đền, chùa, hội quán. Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm là điển hình trong các di tích lịch sử và văn hoá, được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long.

Người dân phố cổ phần lớn làm nghề kinh doanh. Cuộc sống của họ đầy náo nhiệt, đầy sức sống, không ngừng chuyển động nhưng cũng rất nên thơ. Cứ vào dịp cuối tuần, khi màn đêm buông xuống, tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân đã tạo thành một không gian đi bộ phố cổ về đêm dài gần 3km.

Đây thực sự đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, khai thác được nét văn hóa phố cổ đồng thời tạo điều kiện cho du khách khám phá Hà Nội về đêm. Hòa vào dòng người đi bộ trong không gian phố cổ và mua sắm hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại chợ, hoặc thưởng thức ẩm thực đặc trưng của người Hà Nội mới cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ về đêm.

Song ngay cạnh những dãy hàng náo nhiệt, ta vẫn cảm nhận được một đêm phố cổ trầm mặc qua những căn nhà nhỏ lô xô nằm nép mình vào nhau gợi lên cảm giác xa xưa, hoài cổ. Nói về giá trị văn hóa và du lịch, phố cổ Hà Nội chính là niềm tự hào của người dân Hà Nội. Là nơi tổ chức rất nhiều sự kiện văn hóa, lễ hội lớn của thủ đô. Từ lâu, phố cổ Hà Nội đã là lựa chọn của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi tới thăm Thủ đô. Trong con mắt của hầu hết du khách, phố cổ Hà Nội là di sản hiếm có, là một thực thể sống còn sót lại qua thử thách của thời gian, thăng trầm lịch sử đáng tự hào.

So với phố cổ Hội An – vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa, là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế. Phố cổ Hà Nội là một di sản kiến trúc quý báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc, là niềm tự hào và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến, là tấm gương phản chiếu lịch sử, kiến trúc và đời sống đô thị Hà Nội qua các thời kỳ. Do đó cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đô thị hiện đại.

Để bảo tồn, tôn tạo được khu phố cổ, chúng ta cần có quy hoạch không gian kiến trúc khu phố cổ Hà Nội hợp lý. Không xây dựng các công trình xây dựng vượt qua chiều cao quy định, che khuất tầm nhìn Hồ Gươm và các khu vực tâm linh khác. Thực hiện dự án giãn dân nơi phố cổ. Nâng cao ý thức người dân, không chỉ yêu cầu họ có trách nhiệm mà còn phải có quyền lợi bảo tồn phố cổ.

Trải qua bao thời gian và những đổi thay, nhưng phố cổ vẫn giữ được nét trầm mặc, vẻ cổ xưa như đã đóng rễ ấy. Đơn giản vì những trầm mặc mông lung đã trở thành điều tuyệt diệu của cuộc sống này. Đến độ, có nhộn nhịp và tấp nập, vẫn cảm thấy yên bình, có xô bồ và nhốn nháo, nhưng lại là điểm tựa vững chắc. Tựa như ngả lòng vào những ấm áp đã ủ kỹ nghìn năm, cho ta càng yêu thêm những con phố nghìn năm tuổi.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bảo Tàng Hà Nội – Mẫu 7

Đón đọc bài thuyết minh về bảo tàng Hà Nội sẽ giúp bạn đọc có thêm những ý tưởng thú vị để thực hiện bài viết của mình.

Nằm trên đường Phạm Hùng, ngay cạnh Trung tâm Hội nghị quốc gia, công trình Bảo tàng Hà Nội được khởi công xây dựng ngày 19/5/2008 và hoàn thành đúng dịp Đại lễ kỷ niệm1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Nhìn từ xa, bảo tàng Hà Nội gây ấn tượng mạnh với kiến trúc hiện đại, độc đáo, có hình giật cấp từ thấp lên cao, gồm bốn tầng nổi và hai tầng hầm, chiều cao 30,7m, diện tích xây dựng 11.952m2, diện tích sàn xây dựng 30.208m2, tọa lạc trên khu đất rộng 53.923m2.

Đến với bảo tàng, du khách có thể lên các tầng tham quan bằng thang máy hoặc bằng cầu thang bộ được thiết kế thành một vòng xoáy tròn nối liền cả bốn tầng nổi. Thiết kế này không chỉ mang lại sự thuận tiện cho khách tham quan mà còn thể hiện ý tưởng về Hà Nội: thành phố được bao bọc bởi những con sông và liên tưởng về thành Cổ Loa năm xưa cũng như hình tượng Thăng Long- rồng bay lên.

Từ năm 2010 đến nay, trong khi triển khai thiết kế trưng bày tổng thể nội dung trưng bày chính thức, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày các chuyên đề ngắn hạn nhằm giới thiệu với khách tham quan những tài liệu, hiện vật điển hình có trong kho của bảo tàng cùng với sự góp mặt những sưu tập có giá trị của các nhà sưu tập tư nhân. Ngay khi bước chân vào bảo tàng, tại tầng một, khách tham quan đến với trưng bày chuyên đề “Cổ vật tiêu biểu bảo tàng Hà Nội”, trong đó các hiện vật chất liệu gốm sứ và chất liệu đồng.

Đặc biệt, tại đây trưng bày các hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia: Chuông Thanh Mai- bảo vật quốc gia đầu tiên của bảo tàng Hà Nội; Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn; Chân đèn gốm men lam xám có minh văn của Đặng Huyền Thông niên hiệu Diên Thành 5 ( tức năm1582); Long đình gốm Bát Tràng thế kỷ XVII. Đây là các hiện vật có giá trị trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử, văn hóa xã hội qua các thời kỳ khác nhau của Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra còn có phần trưng bày hình ảnh về Đình làng xứ Đoài và Lễ hội tiêu biểu của Hà Nội.

Khu trưng bày tại tầng 2 của Bảo tàng Hà Nội gồm 2 phần: chuyên đề “Đặc điểm tài nguyên và thiên nhiên Hà Nội”- giới thiệu nhiều mẫu động vật, thực vật đa dạng, trong đó có bộ xương rùa Hồ Gươm nổi tiếng. Phần trưng bày chuyên đề “Hà Nội- thời tiền sử, sơ sử” giới thiệu nhiều hiện vật quý hiếm của lịch sử Hà Nội từ những lớp cư dân đầu tiên đến buổi đầu dựng nước, giữ nước.

Tại tầng 3, khách tham quan sẽ được thưởng ngoạn những cổ vật có giá trị của Việt Nam thông qua những bộ sưu tập của nhà sưu tập Vũ Tấn, các hiện vật do các tổ chức và cá nhân hiến tặng bảo tàng Hà Nội. Đặc biệt, tại gian trưng bày “Hà Nội- ký ức tháng mười”, khách tham quan một lần nữa được trở về những năm tháng đấu tranh hào hùng của dân tộc và niềm vui mừng hạnh phúc khi Thủ đô hoàn toàn được giải phóng năm 1954.

Tầng 4 là không gian trưng bày cuối cùng của tuyến thăm quan trong nhà bảo tàng. Tại đây, khách tham quan tiếp tục được thưởng ngoạn tài khéo của các nghệ nhân xưa qua các chuyên đề trưng bày hiện vật đồ đồng, đồ gỗ được sản sinh từ những làng nghề, phố nghề nổi tiếng của đất Kinh Kỳ- Kẻ Chợ. Khách tham quan cũng được tìm hiểu về những cổ vật của nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) thể hiện mối giao lưu văn hóa các nước láng giềng đồng thời có những phút giây hoài niệm về một Hà Nội cổ kính qua những bức ảnh lịch sử hiếm hoi được trưng bày trong triển lãm “Hà Nội xưa và nay”.

Hiện nay, Bảo tàng Hà Nội đang đẩy nhanh thiết kế trưng bày chính thức với sự giúp đỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước và hy vọng trong tương lai Bảo tàng Hà Nội sẽ trở thành một địa chỉ văn hóa tiêu biểu của Thủ đô.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Một Cột Hà Nội – Mẫu 8

Khi viết bài văn thuyết minh về Chùa Một Cột Hà Nội, bạn đọc có thể tìm hiểu các thông tin cần thiết về di tích này với bài văn mẫu đặc sắc được chia sẻ sau đây:

Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với những giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như Châu Á mà còn được biết đến là điểm đến tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.

Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài, ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc xây dựng rất độc đáo, toàn bộ chùa được xây dựng trên một cột trụ bằng đá cao khoảng 4m. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào thời Lý trên đất thôn Thanh Bảo thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, cạnh Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch.

Chùa Một Cột được xây dựng dựa theo cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Trong mơ vua thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên đài hoa sen và được mời lên đài. Khi tỉnh dậy vua kể lại giấc mơ cho triều thần nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên nên xây chùa. Vì vậy vào mùa đông năm 1049 vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa. Để tạo nên chùa Một Cột Vua đã cho dựng một cột đá giữa hồ và xây đài hoa sen có tượng Bồ Tát Quan Thế m ở trên.

Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu phúc và làm việc thiện vậy nên ít sau đó hoàng hậu mang thai sinh ra một hoàng tử tuấn tú. Nhờ sự ra đời thần kì của hoàng tử mà vua đã coi đó là ân huệ mà trời đất ban cho nên đã cho xây một ngôi chùa khác bên cạnh chùa một cột để tạ ơn. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”.

Vì muốn trùng tu lại chùa nên năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho người xây dựng lại và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng trước sân. Ba năm sau Nguyên Phi Ỷ Lan lệnh cho người đúc “Giác thế chung” để thức tỉnh lòng thế nhân. Chùa Một Cột là di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật và được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Thật vậy, vào năm 1962 chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và đến năm 2012 chùa Một Cột đã xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” bởi tổ chức Kỷ lục châu Á.

Chùa Một Cột được mệnh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo một không hai bởi chùa Một Cột mang dáng vẻ của một đóa sen lớn đang vươn mình khỏi mặt nước, hình tượng bông sen gợi cho người ta sự thuần khiết cao quý, sáng trong thuần túy. Toàn bộ không gian chùa được đặt trên một trụ đá cao 4 mét do hai khối đá cấu thành hợp với nhau có đường kính 1,2 mét dưới hồ Linh Chiểu.

Ao nước phía dưới chùa được bao quanh bởi lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh với những họa tiết hình khối. Mái chùa lợp ngói cổ với theo kiểu hình đao cong vút và trên đỉnh đắp hình rồng thể hiện sức mạnh thần thánh, quyền uy lẫm liệt.

Chùa Một Cột đã trở thành một trong những biểu tượng mang đậm tính dân tộc, là địa điểm tham quan nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Chùa không những nổi tiếng trong nước mà còn được rất nhiều khách tham quan, du lịch quốc tế tìm đến để tham quan, thưởng thức nét đẹp độc đáo đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội – Mẫu 9

Bài thuyết minh về văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về lịch sử và giá trị của di tích lịch sử nổi tiếng này.

Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.

Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long thời Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa. Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.

Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…

Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…

Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.

Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám 🔥 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Nhà Thờ Lớn Hà Nội – Mẫu 10

Vời bài thuyết minh về Nhà Thờ Lớn Hà Nội dưới đây, các em học sinh sẽ có thêm cho mình những thông tin phong phú về địa danh nổi tiếng này của vùng đất thủ đô.

Nếu như chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột được xem là dấu ấn của kiến trúc Phật Giáo, đậm chất Á Đông thì Nhà thờ lớn Hà Nội được xem là nhà thờ mang đậm dấu ấn của kiến trúc và nền văn minh châu Âu.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn – là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình này, có tên chính thức là Nhà thờ chính toà Thánh Giuse. Đây là nhà thờ chính toà của Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ Lớn Hà Nội cũng là một trong những công trình Thiên chúa giáo được xây dựng sớm nhất ở Hà Nội và cũng là một trong những kiến trúc nhà thờ đẹp nhất.

Nằm ở trung tâm thủ đô, ngay cận kề Hồ Gươm huyền thoại, Nhà thờ Lớn là công trình kiến trúc đặc sắc, đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người dân Hà Nội và du khách. Đặc biệt, trong dịp Giáng Sinh, nơi đây trở thành điểm đến, nơi “hành hương” của đông đảo tín đồ Công giáo và giới trẻ Hà thành. Tuy công trình là một hình ảnh quen thuộc song không gian kiến trúc của nó lại vẫn rất mới mẻ với nhiều người, nhất là những người ngoại đạo.

Nhìn vào lịch sử của một công trình kiến trúc bất kỳ, chúng ta có thể dễ dàng luận về văn hoá, văn minh của thời kỳ đó. Nếu như thời nhà Lý, với sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật, các chùa chiền được xây dựng khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Đến thời Nguyễn thì đạo Thiên Chúa phát triển rộng rãi. Đặc biệt là từ khi người Pháp sang Việt Nam, họ đã để lại dấu ấn nền văn minh của mình ở xứ sở thuộc địa bằng cách xây rất nhiều các nhà thờ. Công trình kiến trúc tiêu biểu thời đó chính là Nhà thờ lớn Hà Nội.

Nhà thờ lớn Hà Nội (còn gọi là Nhà thờ Saint Joseph) được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, được mô phỏng kiểu kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Paris của Pháp. Đây có thể xem là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của đạo Thiên chúa giáo, là sự giao thoa văn hoá giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, giữa phương Đông và phương Tây. Nhà thờ hiện nay nằm trên khu đất rộng ở số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cũng như rất nhiều nhà thờ khác ở Việt Nam, nhà thờ lớn Hà Nội đã được bản địa hoá bằng các chi tiết chạm trổ, sơn son thếp vàng mang đậm nét văn hoá dân gian Việt Nam. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bồi. Tuy nhiên, về phần kết cấu thì vẫn được xây theo lối kiến trúc Gôtich trung cổ, nhưng không được tỉ mỉ và chi tiết như các nhà thờ châu Âu, đặc biệt là ở Pháp.

Nhà thờ do chính Giám mục Puginier tự tay vẽ kiểu và chỉ huy thi công xây dựng. Đây là một nhà thờ tiêu biểu cho lối kiến trúc Gotich với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Phong cách này được phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Âu vào khoảng thể kỷ XII. Kiến trúc Gôtích được xem là một bước tiến vượt bậc, là đỉnh cao khoa học kỹ thuật xây dựng đương thời. Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gôtích đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ.

Phía trong sảnh nhà thờ có một cửa đi lớn, giữa là hai lối cửa nhỏ ở hai bên tháp. Các cửa ra vào và cửa sổ đều cuốn nhọn, kết hợp với các cửa là những bức tranh Thánh bằng kính màu rất đẹp và hài hoà tạo ra nguồn ánh sáng tự nhiên bên trong lòng nhà thờ. Khu cung thánh được trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống, chạm trổ hoa văn bằng gỗ rất tinh vi và độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng thánh Giuse bằng đất nung cao hơn 2m.

Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông boòng lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên hai tháp. Trung tâm quảng trường phía trước nhà thờ có đài Đức Mẹ được làm bằng kim loại, xung quanh nhà thờ có đường kiệu, bồn hoa, phía sau có hang đá.

Thời gian trôi qua, người dân Hà thành đã quen thuộc và chấp nhận hình ảnh của nhà thờ lớn như một biểu tượng văn hoá mới. Sẽ là thiếu sót nếu không nói tới những ảnh hưởng của văn hoá Pháp thể hiện trong văn hoá của Hà Nội hôm nay, cũng như không thể bỏ qua những khu biệt thự Pháp cổ khi nói về kiến trúc thủ đô. Nằm trong dòng chảy ấy, nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Thuyết Minh Về Phở Hà Nội – Mẫu 11

Phở là món ăn xuất phát từ vùng đồng bằng Bắc Bộ và đã phổ biến khắp mọi vùng miền, vì vậy thuyết minh về phở Hà Nội không phải là một đề tài quá xa lạ. Tuy nhiên để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình, tham khảo văn mẫu thuyết minh về phở Hà Nội lớp 10 như sau:

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư ở nhiều vùng miền khác nhau vì vậy nên nơi đây là hội tụ của rất nhiều những nét đẹp văn hóa. Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến món Phở – mang hương vị đặc trưng của đất Hà Thành.

Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh.

Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,.. Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.

Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.

Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó.

Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Bún Chả Hà Nội – Mẫu 12

Với đề bài thuyết minh về bún chả Hà Nội, các em học sinh có thể tham khảo cho mình những gợi ý thú vị trong bài văn mẫu dưới đây:

Không có một mốc chính xác để ghi lại lịch sử ra đời của bún chả, cũng chưa biết món ăn này được sáng tạo bởi ai. Chỉ biết rất lâu rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Hà Nội vẫn quen thuộc với bún chả và coi đây là một món ăn không thể thiếu trong đời sống ẩm thực thường ngày.

Bún chả bao gồm 3 phần chính là nước chấm, chả nướng và bún. Một suất bún chả có ngon hay không được quyết định phần lớn bởi nước chấm. Nước chấm bún chả được pha đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt với mắm, giấm, đường, tỏi, ớt cùng lượng phù hợp tùy vào người pha chế, trong bát nước chấm luôn có thêm nộm gồm đu đủ xanh, cà rốt hay nhiều nơi có cả giá đỗ.

Chả nướng có 2 loại là chả miếng và chả viên, thường thì chả miếng sẽ được làm từ thịt ba chỉ để thịt có độ mềm và ngọt nhất định, chả viên được nặn thành khối tròn bằng khoảng ¼ lòng bàn tay, tẩm ướp và nướng dưới bếp than củi đỏ hồng. Bún trong bún chả hiện nay thường là bún rối, tuy nhiên theo truyền thống thì bún con mới được sử dụng nhiều hơn cả.

Tuy có thể ăn được vào bất kì lúc nào trong ngày, nhưng người Hà Nội thường ăn bún chả vào bữa trưa. Đặc điểm chọn thời gian thưởng thức này được coi là một trong những nét độc đáo trong “nghệ thuật ẩm thực” của đất kinh kỳ đã hình thành từ xa xưa. Việc ngồi trên những bộ bàn ghế nhựa ngoài vỉa hè, xì xụp đĩa bún trắng tinh, mềm mịn bên tô mắm nóng ấm đỏ vàng dường như đã trở nên quá ư thường nhật với người Việt.

Khách ăn bún chả gần như có đủ, từ già, trẻ, trai, gái, dù là dân công sở sơ mi quần Âu lịch lãm đến chị lao công mồ hôi ướt áo cũng đều ngồi thưởng thức món ăn này một cách ngon lành. Hương vị đậm đà của thịt nướng được tẩm ướp cẩn thận còn phảng phất chút hương than hoa quyến rũ lạ kỳ, ăn kèm với bún cùng nhiều loại rau sống tươi mát và nước chấm chua ngọt, thơm ngon. Tất cả gắn kết với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa xuất sắc, khiến người ta chỉ cần nếm thử một lần thì có lẽ chẳng thể nào quên.

Bún chả muốn ăn ngon thì cũng cần ăn đúng cách. Người thủ đô thường bảo rằng, ăn bún chả đúng điệu là phải ăn kèm nhiều loại rau xanh như xà lách, rau thơm, tía tô… Gắp một đũa bún rồi nhúng vào bát nước chấm đầy ắp thịt nướng, thêm cả rau sống rồi thưởng thức hương vị hài hòa lan tỏa đầy thú vị. Không khó khăn để có thể tìm được một hàng bún chả tại các góc phố của thủ đô Hà Nội, trong đó, có một số cửa hàng đã khá nổi tiếng, quen thuộc với thực khách như bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành, bún chả Sinh Từ ở Tạ Quang Bửu, bún chả Duy Diễm ở Ngọc Khánh, bún chả Hương Liên ở Lê Văn Hưu, bún chả Ngọc Xuân ở Thụy Khuê, v.v.

Hiện nay, đã có thêm nhiều biến tấu cho bún chả tại Hà Nội và một số cửa hàng đã ít nhiều tạo nên phong cách khi thay đổi phương thức chế biến, thời gian thưởng thức như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que, bún chả ăn sáng, bún chả dấm sấu dấm me v.v. Hơn nữa, không chỉ vang danh quốc nội mà bún chả còn khiến những du khách quốc tế mê say và không ngừng nhắc tới.

Vào năm 2016, bữa tối bún chả của Tổng thống Mỹ Barack Obama và đầu bếp Anthony Bourdain ở Hà Nội đã tạo ra một “hiệu ứng phi thường”. Một nhân vật nổi danh trong giới chính trị gia, và một nhân vật nổi tiếng trong giới ẩm thực gia, hai tâm hồn ấy sẽ cùng gặp nhau bên món… bún chả.

Hình ảnh người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới ngồi ghế nhựa, ăn bún chả, uống bia lạnh với chiếc sơ mi trắng đơn giản mà lịch lãm tại Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nhấn gây được ấn tượng mạnh nhất trong lòng quần chúng suốt thời gian dài sau đó. Cho đến hàng tuần sau, các tờ báo trong nước và quốc tế vẫn bàn luận về bữa ăn cũng như món bún chả bình dân nhưng có hương vị tuyệt vời ấy.

Cùng với phở, bánh mì và rất nhiều những món ăn truyền thống nổi danh khác, bún chả đang được cả thế giới nhắc đến như một đại diện mới của ẩm thực Việt Nam. Hầu như trong bảng xếp hạng những món ăn ngon trên thế giới của những tờ báo nổi danh như CNN hay Lonely Planet, bún chả đều nằm ở những vị trí đầu. Viết về món ăn này, những cây bút ẩm thực đều cho rằng, cái tinh tế mà bún chả của Việt Nam có thể khiến du khách nước ngoài ‘mê mẩn’, đó là nét văn hóa “vừa đủ” trong phần ăn truyền thống. Vừa đủ thịt – thịt cũng không quá nạc, không quá mỡ, vừa đủ rau, nước mắm và bún để bạn có thể hoàn thành bữa ăn mà không tạo “tội nghiệp” bỏ sót đồ ăn.

Bún chả đặc biệt theo cách của riêng mình, không quá phô trương nhưng đủ sức hấp dẫn từ chính sự đơn giản sẵn có. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bún chả vẫn giữ được hương vị đặc trưng, giữ vững được vị trí là một trong những món ăn quốc hồn quốc túy của ẩm thực Việt.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Đà Nẵng 🌹 15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Tài Liệu Thuyết Minh Về Hà Nội Bằng Tiếng Anh – Mẫu 13

Tài liệu thuyết minh về Hà Nội bằng tiếng Anh sẽ mang hình ảnh của vùng đất thủ đô Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Tiếng Anh

Hanoi is a dreamy city has been infatuated human heart. Besides the noise and busyness, that is the poetic and peaceful beauty.

From long time ago, Hanoi was famous for thirty-six streets… Each street is a village, has unique characteristics unique. In general, people here are very elegant, open-minded and friendly. They are very willing to give directions to tourists and even invite them home. Besides, they are also very hardworking people, always try their best in life. Most of their time they spend on working and raising their children.

Coming to Hanoi, we can not ignore the tourist attractions such as Bat Trang pottery village, the Temple of Literature, President Ho Chi Minh mausoleum, one pillar pagoda, … They are associated with the existence and development of Hanoi, also Vietnam. Here, we will be attracted by the special dishes such as Vong Rice, Trang Tien ice cream, Ho Tay shrimp cake … They are very delicious and are special characteristic of Hanoi, not similar to anywhere.

For me, Hanoi is a beautiful and poetic city. Hope that one day, I will meet the dream of a travel to Bat Trang pottery.

Tiếng Việt

Hà Nội mộng mơ từ lâu đã say đắm trái tim bao con người. Bên cạnh sự ồn ào tấp nập, đó chính là vẻ đẹp nên thơ, thanh bình.

Từ xưa, nơi đây đã nổi tiếng với ba mươi sáu phố phường. Mỗi phố là một làng nghề, có những đặc điểm riêng biệt độc đáo. Nhìn chung con người nơi đây rất thanh lịch, cởi mở và thân thiện. Họ rất sẵn lòng chỉ đường cho khách du lịch và thậm chí mời về chơi nhà. Bên cạnh đó, họ cũng là những con người vô cùng cần cù chăm chỉ, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Phần lớn thời gian của họ dành để làm việc mưu sinh và nuôi nấng con cái.

Đến với Hà Nội, ta không thể bỏ qua những điểm du lịch hấp dẫn như làng gốm Bát Tràng, văn miếu Quốc tử giám, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa một cột,… Chúng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Hà Nôi cũng như Việt Nam. Tại đây, chúng ta sẽ bị thu hút bởi các món ăn đặc sản như cốm Vòng, kem Tràng Tiền, bánh tôm Hồ Tây,… Chúng rất thơm ngon và là những nét rất riêng của Hà Nội, không lẫn với bất kì làng quê nào khác.

Đối với tôi, Hà Nội là một thành phố xinh đẹp, nên thơ, mong rằng một ngày nào đó, thôi sẽ thỏa được ước mơ làm gốm Bát Tràng.

Gợi ý cho bạn 🌟 Thuyết Minh Về Đồng Nai 🌟 15 Bài Giới Thiệu Đồng Nai Hay

Giới Thiệu Về Hà Nội Bằng Tiếng Hàn – Mẫu 14

Bài mẫu giới thiệu về Hà Nội bằng tiếng Trung sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học ngoại ngữ.

Tiếng Hàn:

하노이는 베트남에서 가장 큰 두 도시 중 하나이며 다양한 문화가 교류하는 곳입니다. 오늘날 하노이는 거대한 고층 건물의 건축 작업과 관련이 있으며 분주하고 현대적인 도시의 표준을 충족합니다. 번성하는 도시임에도 불구하고 하노이는 여전히 현대적이고 꽃이 만발한 고대의 아름다움을 간직하고 있습니다. 유명한 풍경 외에도 하노이에는 Pho와 같은 많은 전형적인 요리가 있습니다. 하노이는 관광객과 역동적인 젊은이들에게 이상적인 목적지입니다.

Tiếng Việt:

Hà Nội là một trong hai trung tâm thành phố lớn nhất tại Việt Nam và là nơi giao thương nhiều nền văn hóa. Hà Nội ngày nay gắn liền với những công trình kiến trúc với những tòa nhà cao tầng đồ sộ và đáp ứng tiêu chuẩn của một thành phố hiện đại, tấp nập.

Mặc dù là một thành phố phát triển mạnh, nhưng Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, vừa hiện đại vừa hoa mỹ. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Hà Nội còn có nhiều món ăn đặc trưng như là Phở. Hà Nội chính là điểm đến lý tưởng du khách và những người trẻ năng động.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Giới Thiệu Về Hà Nội Bằng Tiếng Nhật – Mẫu 15

Trau dồi vốn từ vựng phong phú và các cấu trúc ngữ pháp chính xác với bài giới thiệu về Hà Nội bằng tiếng Nhật dưới đây:

Tiếng Nhật:

ハノイはベトナムの首都です。ハノイは先進国の絶好のロケーションにあります。

ハノイの天気は熱帯モンスーンが特徴です。ハノイに住むと、春、夏、秋、冬の四季の天候の変化を感じることができます。ハノイは、国の歴史的遺物や英雄的な口頭の物語に関連付けられています。それに加えて、ハノイには豊かで典型的な料理もあります。

ハノイの人々は、国の儀式の伝統に対する感謝と敬意で知られています。ハノイの人々の話し方は通常礼儀正しく適切であり、リスナーに尊敬と尊敬の念を与えます。経済の発展に伴い、他の州からハノイに定住する人の数も非常に多いです。ハノイの街はいつも混雑しています。交通渋滞はハノイの特産品と見なされています。

ハノイにも詩的な瞬間があります。湖畔の隣にあるハノイのある秋の午後は、人々をはためくように感じさせます。

Tiếng Việt:

Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. Hà Nội nằm ở vị trí đắc địa với nền kinh tế phát triển.

Thời tiết Hà Nội mang đậm chất nhiệt đới gió mùa. Sống ở Hà Nội bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Hà Nội gắn liền với những di tích lịch sử và những câu truyện truyền miệng hào hùng của dân tộc. Cùng với đó, Hà Nội còn có nền ẩm thực phong phú và đặc trưng.

Người Hà Nội được biết đến là người tình nghĩa, tôn trọng truyền thống lễ nghĩa của dân tộc. Cách nói chuyện của người Hà Nội thương theo khuôn phép và đúng mực, tạo cho người nghe cảm giác kính cẩn và tôn trọng. Với nền kinh tế phát triển nên số lượng người từ các tỉnh thành khác đến Hà Nội định cư cũng rất nhiều. Những con phố của Hà Nội luôn luôn đông đúc. Người ta coi tắc đường là một đặc sản của Hà Nội.

Hà Nội cũng có những khoảnh khắc nên thơ. Một chiều thu Hà Nội, bên cạnh bờ hồ sẽ khiến người ta cảm thấy xao xuyến.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Làng Hoa Sa Đéc 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay

Giới Thiệu Về Hà Nội Bằng Tiếng Trung – Mẫu 16

Tham khảo bài mẫu giới thiệu về Hà Nội bằng tiếng Trung với những gợi ý hay để bạn đọc hoàn thành tốt bài kiểm tra viết của mình.

Tiếng Trung:

河内位于红河三角洲的中心。它是越南主要的经济、文化和政治中心之一。

当您来到这里时,您不会惊讶于现代基础设施带来的年轻而充满活力的生活节奏。沿着主要街道,有许多建筑物、购物中心和行政办公室。白天,道路拥堵,尤其是高峰期,学生上学,大人上班。

然而,到了晚上,河内比以往任何时候都更加繁华。一路上,屋顶灯火通明,五彩斑斓,陈列着一家餐厅。这个时候,几乎每个人都下班回家,与家人团聚。之后,他们一起去购物,去娱乐中心,去公园放松一天的劳累。

河内是一个生活和工作的好地方,晚上在河内的街道上闲逛时,路边的牛奶花的气味让灵魂真正安顿下来。

Tiếng Việt:

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị chính của Việt Nam.

Khi đến đây, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên về nhịp sống trẻ trung và tràn đầy năng lượng với cơ sở hạ tầng hiện đại. Dọc theo con phố chính, có nhiều cao ốc, trung tâm mua sắm và cơ quan hành chính. Vào ban ngày, các tuyến đường đông đúc xe cộ và kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm, khi học sinh đi học và người lớn đi làm.

Tuy nhiên, về đêm, Hà Nội phồn hoa hơn bao giờ hết. Dọc theo đường đi, mái nhà rực rỡ ánh đèn nhiều màu sắc, là nhà hàng trưng bày. Lúc này, hầu như mọi người đều đi làm về và quây quần bên gia đình. Sau đó, họ cùng nhau đi mua sắm, đến trung tâm giải trí, công viên để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Hà Nội là một nơi tuyệt vời để sống và làm việc, khi lang thang trên phố Hà Nội về đêm, mùi hoa sữa ven đường khiến tâm hồn thật lắng đọng.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về Hà Nội, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai 🌺 14 Bài Hay

Viết một bình luận