Thuyết Minh Về Hòa Bình ❤️️ 23+ Bài Giới Thiệu Hòa Bình Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Sẽ Đưa Bạn Đọc Khám Phá Về Vùng Đất Tây Bắc Tổ Quốc.
Thuyết Minh Về Tỉnh Hòa Bình – Mẫu 1
Nằm ở trung tâm của vùng trung du miền núi Tây Bắc, Hoà Bình là điểm đến của nhiều du khách. Bài thuyết minh về tỉnh Hòa Bình dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng đất này.
Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12B, trong tương lai là đường cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội) … Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi. Vị trí địa lý của tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho Hòa Bình mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hoà Bình là đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chia thành hai vùng rõ rệt: phía Tây Bắc (vùng cao) và phía Đông Nam (vùng thấp). Trên địa bàn tỉnh còn có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh Hóa), Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn, Vườn Quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hóa), Vườn Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội và Khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hòa Bình. Đây là các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị cho nghiên cứu và phát triển du lịch.
Hòa Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng phục vụ tốt cho phát triển các ngành công nghiệp nguyên liệu, nhiên liệu, xây dựng, như than đá, đá vôi, đá granit, amiăng, cát, đất sét … Đặc biệt, còn có nhiều điểm nước khoáng, nước nóng với hàm lượng khoáng cao, trữ lượng lớn, phục vụ các lĩnh vực du lịch, chữa bệnh, giải khát, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỉnh Hòa Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ, suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia … trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến Hồ Hòa Bình có diện tích khoảng 8.000 ha, với dung tích nước lớn và hơn 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch tham quan, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi cũng có sức hút rất lớn với du khách gần xa, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, chữa bệnh.
Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc; hệ thống lễ hội dân gian, phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc. Chính nét đa dạng văn hóa đã tạo nên sức hấp dẫn lớn cho phát triển du lịch nhân văn của tỉnh Hòa Bình.
Hiện toàn tỉnh có 185 điểm di tích được đưa vào hồ sơ nghiên cứu, quản lý, 21 di tích cấp tỉnh và 37 di tích được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch xếp hạng. Một số điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình bao gồm: Lòng hồ Sông Đà (TPHB), núi Đầu Rồng (Cao Phong), Động Tiên (Lạc Thủy), Suối khoáng (Kim Bôi), Bản Lác, Bản H’mông (Mai Châu), Bản Mường Giang Mỗ (Bình Thanh – Cao Phong), Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (TP. Hòa Bình) …
Hoà Bình là mảnh đất vùng cao được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp và có bề dày lịch sử, văn hoá địa phương, hứa hẹn sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Giới Thiệu Về Thành Phố Hòa Bình – Mẫu 2
Đón đọc bài giới thiệu về thành phố Hòa Bình với những đặc trưng về tự nhiên, lịch sử và văn hoá phong phú của mảnh đất có lịch sử phát triển lâu đời này.
Thành phố Hòa Bình nằm ở phía bắc tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km về phía bắc. Thành phố Hòa Bình có diện tích 348,65 km². Sông Đà chảy xuyên qua thành phố Hòa Bình, chia thành phố thành hai phần. Ngoài ra, Nhà máy thủy điện Hòa Bình cũng nằm trên địa bàn thành phố, thuộc phường Tân Thịnh.
Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 12 phường: Dân Chủ, Đồng Tiến, Hữu Nghị, Kỳ Sơn, Phương Lâm, Quỳnh Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh, Thái Bình, Thịnh Lang, Thống Nhất, Trung Minh và 7 xã: Độc Lập, Hòa Bình, Hợp Thành, Mông Hóa, Quang Tiến, Thịnh Minh, Yên Mông.
Hòa Bình là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, thành phố còn hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch. Một trong những tâm điểm phát triển du lịch của thành phố là Công viên văn hóa khoảng 100 ha. Đây được coi là một làng bảo tàng văn hóa, trong đó có 6 làng văn hóa là dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao và Mông. Trong đó, người dân sẽ được đào tạo cơ bản về du lịch nhằm bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc.
Địa hình thành phố núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn…
Khu du lịch sinh thái thác Thăng Thiên cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 53 km về phía Tây Nam trên trục đường Quốc lộ 6, nằm ở dãy núi Viên Nam với diện tích hơn 350ha trong quần thể hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng và phong phú. Nơi đây có dòng suối Anh nước trong xanh mát lành, dọc theo con suối có 4 thác nước từ độ cao vài chục mét đến hàng trăm mét đổ xuống ào ào tung bọt trắng xóa. Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm hấp dẫn du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Xã Thịnh Minh, nằm bên bờ sông Đà, đối diện với xã Tu Vũ huyện Thanh Thủy – Phú Thọ, có bến đò Tu Vũ nơi diễn ra chiến thắng Tu Vũ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước quân Viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương, sau này có tượng đài chiến thắng Tu Vũ làm kỷ niệm. Ngoài ra, thành phố Hòa Bình còn có nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Ngọc, hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)…
Thành phố Hoà Bình cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện có nhiều xã, phường có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường.
Cùng với sự phát triển rộng khắp của phong trào văn hóa, văn nghệ. Các môn thể thao truyền thống của bà con dân tộc Mường như: Kéo có, đẩy gậy, ném còn, bắn nỏ đều được duy trì phát triển trong các dịp lễ, tết, lễ hội trong năm. Nhờ vậy, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mường đã từng bước được khôi phục.
Hiện nay ở thành phố Hoà Bình, có nhiều xóm, bản có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Hòa Bình, đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Quê Hương Hòa Bình – Mẫu 3
Bài giới thiệu về quê hương Hòa Bình sẽ đưa bạn đọc khám phá vụng đất “xứ Mường” với những bản sắc văn hoá đặc trưng.
Hòa Bình là tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc. Trong tiến trình hội nhập và phát triển, tỉnh Hòa Bình cần làm tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc vừa phát triển kinh tế bền vững.
Tỉnh Hòa Bình được biết đến là “miền đất sử thi” với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31% dân số, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Các dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp nghĩ, cách làm trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng điểm chung của tất cả các dân tộc đó là sự cần cù lao động, nghị lực khắc phục khó khăn, đức tính thật thà và giàu lòng nhân ái. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thường rất mến khách, tích cực trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, gắn kết tình đồng bào, đồng chí.
Trên địa bàn Hòa Bình có nhiều di chỉ khảo cổ gắn với nền Văn hóa Hòa Bình rực rỡ cùng những danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng như: tượng đài Bác Hồ, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, động Tiên Phi (xã Hoà Bình), nhà tù Hoà Bình (phường Tân Thịnh), lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, rừng lim cổ thụ ở xã Dân Chủ… Bên cạnh đó thành phố Hòa Bình còn là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn bàn như: Tết Nhảy của bà con dân tộc Dao thuộc xã Thống Nhất, Tết độc lập, Lễ hội xuống đồng của bà con dân tộc Mường….
Hòa Bình còn lưu giữ nhiểu nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường. Trong đó phải kể đến văn hóa chiêng Mường. Chính nét văn hóa đặc trưng này đã góp phần tô thắm thêm những giá trị văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường, âm vang trầm bổng của tiếng chiêng trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường ở Hòa Bình.
Với những nét văn hóa đặc sắc, đã mang đến cho Hòa Bình tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Từ nền tảng lịch sử, văn hóa lâu đời, đến nay truyền thống này đã và đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc thành phố Hòa Bình bảo tồn và phát huy. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa độc đáo của bà con các dân tộc, đặc biệt là bà con dân tộc Mường đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống vùng miền và trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc.
Hòa Bình đã và đang từng bước quảng bá hình ảnh ấn tượng, hấp dẫn về con người, bản sắc văn hoá tới bạn bè trong nước, quốc tế. Qua đó, vừa giữ được hồn cốt dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Hòa Bình – Mẫu 4
Tham khảo bài giới thiệu về du lịch Hòa Bình sẽ đưa bạn đọc trải nghiệm những địa danh nổi tiếng đã làm nên sức hấp dẫn thu hút đông đảo du khách.
Hòa Bình là cửa ngõ vùng Tây Bắc, có cảnh quan thiên nhiên và văn hóa độc đáo.
Hòa Bình nổi tiếng với Công trình thủy điện Hòa Bình – công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một điểm đến hấp dẫn, minh chứng cho sự kỳ diệu của bàn tay và trí óc của con người. Sau khi tham quan đập thủy điện và nhà máy, du khách có thể lên thuyền lướt trên mặt hồ, tới thăm những địa danh như Động Thác Bờ, đền thờ Long Vương, đền Bà chúa Thượng Ngàn, hay các bản làng dân tộc.
Nói đến các bản làng dân tộc, không thể bỏ qua Mai Châu với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú của 6 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Địa danh Bản Lác đã trở thành biểu tượng của du lịch Mai Châu, Hòa Bình. Hòa Bình còn có Thung Nai đẹp hoang sơ với những đảo đá trên hồ hay những khu rừng rậm rạp. Với vẻ đẹp kỳ thú và hệ thống núi đá vôi đặc trưng, Thung Nai được nhiều du khách gọi là “Vịnh Hạ Long trên núi”.
Bên cạnh đó Hòa Bình còn có những khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng như suối nước nóng Kim Bôi, khu du lịch Suối Ngọc – Vua Bà, Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn…hay những địa điểm khám phá, mạo hiểm như: động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, động Đá Bạc, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc… Những năm gần đây, Mai Châu đã trở thành địa chỉ nghỉ dưỡng nổi tiếng thu hút khách trong ngày từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch và là nơi kết nối tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Hà Giang 🌟 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hòa Bình – Mẫu 5
Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hòa Bình sẽ là bức tranh tái hiện vẻ đẹp của cảnh quan nơi vùng đất miền núi Tây Bắc tổ quốc.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. Hòa Bình từng là lãnh thổ của người Mường và sở hữu nhiều cảnh quan hữu tình bên dòng sông Đà.
Mai Châu là địa điểm nổi tiếng nhất ở Hòa Bình với cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng và yên bình. Đến với thung lũng Mai Châu, bạn sẽ được hòa mình vào cuộc sống của dân tộc Thái ở Bản Lác hay Bản Poom Coọng. Những tháng đầu và cuối năm là thời điểm thích hợp để đến Mai Châu, thời điểm bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng hoa mận, hoa đào và hoa ban.
Thung Nai nằm cách trung tâm thành phố Hòa Bình chừng 7-8km. Là một nhánh nhỏ của sông Đà, Thung Nai có vẻ đẹp của hồ nước xanh ngắt, suối Trạch mát lạnh, đảo cối xay gió và động Thác Bờ làm lay động lòng người. Du lịch Thung Nai, ngoài việc được chèo thuyền ngắm cảnh lòng hồ sông Đà, du khách có thể tham dự chợ nổi Thác Bờ họp vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất tại Việt Nam với sản lượng điện năng gần 10 tỉ kWh/năm. Đây là một công trình kỳ vĩ và bạn sẽ bất ngờ với khả năng của con người khi đã ngăn sông, đắp đập để làm ra nhà máy. Nếu đến nhà máy thủy điện Hòa Bình vào mùa mưa, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh xả lũ với những khối nước khổng lồ tung bọt trắng xóa.
Lũng Vân với vẻ đẹp hoang sơ và là nơi cao nhất của xứ Mường Bi nên khách du lịch tới đây chủ yếu để săn ảnh và ngắm cảnh. Mỗi tuần vào buổi sáng thứ 3 thì ở trung tâm xã Lũng Vân đều có phiên chợ với nhiều mặt hàng từ ăn uống, may mặc tới quần áo khá nhộn nhịp. Lũng Vân còn hoang sơ và chưa bị khai thác du lịch nhiều nên đây sẽ là một điểm du lịch sinh thái chất lượng.
Kim Bôi là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình, nơi có dòng suối nước khoáng nóng tự nhiên chảy ra từ lòng đất có tác dụng tốt cho sức khỏe, thu hút rất nhiều du khách. Nước khoáng Kim Bôi có nhiệt độ trung bình từ 34 – 46 độ C và thành phần hóa học ổn định, điều kiện lý tưởng để chữa các bệnh viêm khớp, dạ dày, huyết áp, đường ruột.
Được thành lập vào năm 2007, Bảo tàng không gian văn hóa Mường nằm trên một vạt đồi, trong một thung lũng đá vôi nhỏ ở thành phố Hòa Bình. Nhắc đến “bảo tàng”, mọi người sẽ liên tưởng đến sự khô khan, thiếu sức sống. Nhưng không, nếu đã đến đây một lần, du khách sẽ được trải nghiệm không gian rất thiên nhiên, gần gũi và đầy sức sống nơi đây, lại được tìm hiểu về văn hóa dân tộc Mường.
Đà Bắc là thiên đường cho những tín đồ luôn muốn kiếm tìm một vùng đất mộng mơ, hoang sơ và ít người biết đến. Không chỉ nói về cảnh đẹp mộc mạc, nên thơ ở nơi đây, khu du lịch dắt túi nhỏ xinh này sẽ còn khiến các bạn bất ngờ bởi một nền văn hóa đậm đà của dân tộc Mường. Đạp xe là một trong những hoạt động hết sức hấp dẫn tại khu du lịch cộng đồng Đà Bắc, ngoài ra bạn có thể chèo kayak trên sông Đà hay trekking qua rừng, qua núi và qua cả những bản làng xa xôi của đồng bào dân tộc.
Bình nguyên Ba Khan còn vô cùng hoang sơ, nằm lọt thỏm trong thung lũng dưới chân đèo Thung Khe với đường vào chạy qua những ngôi nhà Mường lúp xúp, cùng ruộng đá tai mèo nằm xen kẽ những ruộng hoa súng hai bên. Giữa lòng hồ Ba Khan yên ả và rộng lớn, du khách có thể soi bóng mình trong chiếc gương khổng lồ và khẽ chạm tay để cảm nhận sự lạnh mát tự nhiên giữa chốn sơn thủy hữu tình.
Chỉ cách Hà Nội chừng 130km, thế nhưng Thác Mu lại sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ đến ngỡ ngàng. Ở thác Mu, thời tiết được chia thành hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 9), thác nhiều nước chảy dữ dội. Đây là thời điểm thích hợp để du lịch Thác Mu, để có thể tránh xa được cái nóng bức ngày hè.
Hòa Bình được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, cảnh đẹp được thiên nhiên tạo lập và ban tặng cho vùng đất này đã làm say đắm bao du khách.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Hòa Bình, mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Cao Bằng 🌠 15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Chùa Tiên Hòa Bình – Mẫu 6
Bài thuyết minh về chùa Tiên Hòa Bình sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những địa danh du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng.
Được tọa lạc dưới chân núi Tung Xê trên một khu đất bằng phẳng, theo truyền thuyết Chùa tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá trải qua bao thăng trầm lịch sử ngôi chùa đã bị xuống cấp. Năm 1998 ngôi chùa được trùng tu tôn tạo lại khang trang như ngày nay.
Cũng như ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ làng nào cũng có chùa làng, hoặc chùa vùng, chùa tổng… ở tỉnh Hòa Bình phật giáo xuất hiện muộn và ảnh hưởng không lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chùa không nhiều và đa số đã được giản lược và có xu hướng tín ngưỡng bản địa hóa. Những huyện, xã giáp ranh với các tỉnh miền xuôi thỉnh thoảng xuất hiện những ngôi chùa nhỏ, nhưng hệ thống tượng phật cũng không đầy đủ phật được thờ chung với các vị thánh khác.
Chính vì vậy một số ngôi chùa thờ phật thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình cũng như các ngôi chùa khác được dựng lên với mục đích dùng giáo lý của đạo phật, đức phật từ bi để khuyến thiện, trừng ác, giáo dục lòng nhân nghĩa cho con người. Và đây cũng là nơi thực hiện mọi nghi lế tín ngưỡng tôn giáo của dân làng. Đến dâng hương tại Chùa Tiên Du khách sẽ có dịp được bày tỏ lòng thành kính lên các đức phật các ước mong của mình.
Để đáp ứng với nhân dân địa phương và khách thập phương về lễ phật ngày một đông ngôi chùa lại được khởi công xây mới năm 2007 với chiều dài 34m, chiều rộng 33m tổng diện tích là 1.122m2. với hệ thống tượng phật được lắp đặt thật công phu và bài trí cả một không gian rộng thật u huyền và tĩnh mịch.
Lễ hội Chùa Tiên là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương và du khách gần xa, trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu mỗi độ xuân về. Những năm gần đây, lễ hội Chùa Tiên không còn là của người dân địa phương mà là lễ hội của người dân trong và ngoài nước. Tại đây có đình, chùa và 20 điểm động ghi nhận những giá trị khảo cổ học, văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên… Hàng năm, Chùa Tiên thu hút hàng triệu du khách tới thăm quan, vãn cảnh.
Với hệ thống hang động bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tung Xê và Hương Tích thuộc địa phận thôn Lão Nội và Lão Ngoại của xã Phú Lão (nay là xã Phú Nghĩa), huyện Lạc Thủy, khu di tích Chùa Tiên đa dạng với loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử. Cảnh quan được thiên nhiên ban tặng như bức tranh thủy mặc giữa một vùng bán sơn địa, quần thể hang động Chùa Tiên đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2011.
Lễ hội Chùa Tiên là dịp để du khách thập phương thăm quan vãn cảnh chùa, tìm hiểu nét đẹp văn hóa của vùng quê đất Mường, khám phá nét đặc trưng của người dân địa phương thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian và các lễ hội truyền thống. Đồng thời, dâng hương lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, người người mạnh khoẻ, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Thuỷ Điện Hòa Bình – Mẫu 7
Một trong những điểm đến không thể bỏ qua chính là Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Đón đọc trong bài thuyết minh về thuỷ điện Hòa Bình dưới đây:
Đúng 2h05 phút ngày 25/5/2021, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cán mốc sản lượng 250 tỷ kWh, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Trải qua 33 năm vận hành, đây là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam và cũng là một trong các công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, là nguồn điện chủ lực của hệ thống điện Việt Nam, đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước năm 2010, khi chưa có các thủy điện bậc thang trên (Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát), Thủy điện Hòa Bình là nguồn điện có công suất lắp đặt lớn nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Sản lượng điện trung bình hàng năm đạt xấp xỉ mức thiết kế 8,16 tỷ kWh. Trong thời kỳ đầu vận hành, điện sản xuất của Nhà máy chiếm tỉ trọng khoảng 35-40% toàn hệ thống, đáp ứng dư thừa nhu cầu điện khu vực miền Bắc; đồng thời cung cấp một phần sản lượng điện rất lớn cho miền Nam, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ở miền Nam khi đó.
Từ năm 2010 trở đi, sau khi các bậc thang thủy điện lớn phía thượng lưu dòng sông Đà lần lượt đưa vào vận hành, sản lượng điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình tăng vọt lên xấp xỉ 10 tỷ kWh/năm, tăng 24,2% so với sản lượng thiết kế ban đầu. Riêng năm 2017, sản lượng sản xuất lập kỷ lục 11,25 tỷ. Từ thời điểm thành lập và đi vào vận hành đến nay, sản lượng điện sản xuất của Nhà máy lũy kế đã đạt 250 tỷ kWh.
Thủy điện Hòa Bình đã thực sự phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu. Hồ chứa công trình đã tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện Hòa Bình với dung tích trên 9 tỷ m3 đã giúp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt. Với quy mô là nhà máy thủy điện lớn trong hệ thống điện quốc gia, Thủy điện Hòa Bình được đảm nhận vai trò chính trong việc điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống điện.
Song song với các nhiệm vụ này, Thủy điện Hòa Bình còn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cải thiện giao thông thủy trên sông Đà, sông Hồng và tăng cường nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh và các hoạt động sản xuất khác. Lượng nước xả từ hồ Hòa Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhiều tỉnh thành ở đồng bằng Bắc Bộ chiếm khoảng 65-70% tổng lượng xả từ tất cả các hồ thủy điện lớn ở phía Bắc.
Không chỉ vậy, trong suốt mùa cạn, nhà máy thực hiện phương thức phát điện duy trì dòng chảy tối thiểu luôn lớn hơn dòng chảy tự nhiên để nâng mức nước hạ lưu thêm từ 0,6-2,5 m, giúp cho các phương tiện thủy trên sông Đà và sông Hồng lưu thông dễ dàng; tạo điều kiện kết nối giao thương giữa khu vực miền núi Tây Bắc với Đông Bắc Bộ thuận tiện hơn.
Ngoài các nhiệm vụ sản xuất điện, phòng chống lũ, điều tiết nước tưới tiêu cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, hằng năm, Công ty Thủy điện Hòa Bình còn đóng góp nguồn kinh phí đáng kể vào ngân sách của Nhà nước và địa phương. Những năm gần đây, Công ty đã nộp ngân sách cho tỉnh Hòa Bình 1.000-1.400 tỷ đồng/năm, nộp thuế tài nguyên cho tỉnh Sơn La 300-450 tỷ đồng/năm, đóng góp tiền dịch vụ môi trường rừng cho 6 tỉnh thuộc lưu vực phía thượng nguồn sông Đà trên 200 tỷ đồng/năm.
Cùng với đó, lòng hồ sông Đà còn đảm bảo tốt nhu cầu giao thông thủy để tàu có trọng tải trên 1.000 tấn lưu thông trên sông Đà, đặc biệt chuyên chở hàng siêu trường, siêu trọng phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu.
Với sản lượng điện bình quân khoảng 10 tỷ kWh/năm, hiện nay, Nhà máy giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi ưu điểm là toàn bộ 8 tổ máy có khả năng chuyển đổi nhanh giữa các chế độ làm việc nên Nhà máy luôn đảm nhận tốt vai trò điều tần và điều áp, góp phần duy trì ổn định chất lượng điện năng cho cả hệ thống.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình 💧 10 Bài Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Đập Thuỷ Điện Hòa Bình – Mẫu 8
Bài văn thuyết minh về đập thuỷ điện Hòa Bình sẽ giới thiệu chi tiết đến độc giả một trong những công trình vĩ đạt nhất thế kỷ XX của nước ta.
Thủy điện Hòa Bình – Công trình kỳ vĩ của thế kỷ 20. Nhà máy có thiết kế nửa nằm trong núi, đòi hỏi độ chính xác cao trong kỹ thuật thi công, trở thành một trong các thuỷ điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Công trình thủy điện Hoà Bình công suất lớn nhất Đông Nam Á thế kỷ 20, có bốn nhiệm vụ, trong đó điều tiết chống lũ đảm bảo an toàn cho Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và cung cấp điện được cho là trọng yếu. Công trình do Liên Xô thiết kế và cung cấp thiết bị, khởi công xây dựng 06/11/1979, khánh thành 20/12/1994. Đập dâng nước được áp dụng phương pháp màn chống thấm (đập đất đá lõi sét) chiều dài 734 m, chiều cao 128 m, chịu cột nước chênh lệch thượng, hạ lưu 102 m. Để xây dựng đập, công nhân phải tiến hành hai lần ngăn sông. Đợt 1 vào 12/1/1983 và đợt 2 vào 9/1/1986.
Phần thân của nhà máy nằm ngầm trong lòng đất. Để chống động đất và thấm nứt, các chuyên gia Liên Xô đã áp dụng kinh nghiệm xây đập thuỷ điện Aswan trên sông Nile (Ai Cập), bằng cách sử dụng kỹ thuật khoan phun xi măng và khoan phụt. Các loại vữa sét được phụt vào nền cát, cuội sỏi nằm trong lòng sông, tiếp đó, khoan vào nền đá và phun xi măng vào toàn bộ các lỗ khoan trong đá để tạo kết dính. Phương pháp này được tính toán vì vùng Tây Bắc có những cơn địa chấn lên đến cấp 8; sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa khô và mùa lũ lớn, năm 1971 ghi nhận lưu lượng mùa khô 600 m3/s còn mùa lũ lên đến 14.800 m3/s.
Đập xả tràn có 12 cửa xả đáy và 6 cửa xả mặt với năng lực xả tối đa 35.400m3/s. Hồ chứa nước có dung tích 9,8 tỷ m3 nước. Tại cửa xả lũ được xây những trụ bê tông hình kim tự tháp để giảm vận tốc của nước khi xả. Lực lượng tham gia công trình gồm: 30.000 cán bộ công nhân, 5.000 chiến sỹ, 750 chuyên gia Liên Xô, 1.000 cán bộ ban quản lý công trình.
Hầm thân đập dẫn vào bên trong nhà máy được lát đá, nếu đi từ cổng chính vào có chiều dài khoảng hơn 300 mét. Nơi đây có nhiều phòng chức năng nằm sâu trong lòng đất. Nhà máy đặt ngầm trong lòng một quả đồi là nơi lắp đặt toàn bộ thiết bị chính, gồm 8 tổ máy phát điện, máy biến áp cường lực… cùng các công trình phụ trợ. Tám tổ máy tổng công suất 1.920 MW, mỗi tổ có công suất 240 MW.
Mỗi tua bin khi hoạt động, bên cạnh sẽ có các tủ điện chức năng để kiểm soát lượng điện. Qua 9 năm thi công, 14 giờ 10 phút ngày 24/12/1988, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 4/4/1994, tổ máy cuối cùng – tổ máy thứ 8 phát điện lên lưới. Hoạt động chính của nhà máy vẫn được thao tác trên phần mềm chuyên dụng được các kỹ sư quản lý và theo dõi nghiêm ngặt. Trong 30 năm sau khi hoạt động, thuỷ điện Hoà Bình đã sản xuất khoảng 230 tỷ kWh. Thời kỳ đầu vận hành, điện sản xuất từ nhà máy chiếm khoảng 40 % toàn hệ thống.
Hàng ngày có rất đông khách du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan “công trình thế kỷ”. Bên bờ đập thủy điện, đài tưởng niệm được xây cao, bên trong có 168 bát hương và tấm bia ghi tên những người đã ngã xuống trong thời gian xây dựng công trình.
Chiếc máy xúc và chuyển đá đặt trang trọng tại nhà truyền thống bên bờ trái của đập. Những ngày đầu thi công đập trong lòng núi đá, chiếc máy sẽ tiến hành khoan đặt thuốc nổ, sau khi đảm bảo an toàn, chiếc máy này sẽ tiến vào đưa đất đá lên xe chở ra ngoài. Bức thư tuyệt mật của các nhà lãnh đạo công trường trong đó có chữ ký của Tổng Chuyên viên Liên Xô gửi thế hệ Việt Nam 100 năm sau, được chôn chặt trong khối bê tông đặt ở nhà quan sát bờ trái. Lá thư viết bằng tiếng Việt và tiếng Nga, sẽ được mở vào ngày đầu tiên của năm 2100.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Hậu Giang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hậu Giang Hay
Thuyết Minh Về Nhà Máy Thuỷ Điện Hòa Bình – Mẫu 9
Tham khảo bài thuyết minh về Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình để có thêm những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về công trình vĩ đại này.
Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ – một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một tổ hợp công nghiệp khổng lồ với nhiều hạng mục quan trọng như đập đất đá, hầm dẫn nước vào tua bin, hệ thống hầm giao thông, hầm gian máy, vận hàng, trạm biến áp hệ thống kỹ thuật, hệ thống bảo vệ, gian máy với 8 tổ máy có công suất lên đến 240 MW. Toàn bộ công suất nhà máy đạt 1.920 MW. Trung bình mức sản xuất của Nhà máy đạt 8,4 tỷ kw/h, năm nhiều nước có thể đạt triên 10 tỷ kw/h.
Ngày 6-1-1979, Nháy máy được khởi công xây dựng, đến tháng 12-1988 khởi công tổ máy 1, đến tháng 4-1994 khởi công tổ máy 8 và tháng 12-1994 khánh thành. Với đường dây 200KV Hoà Bình – Đông Hới, Nhà máy thuỷ điện Hoà Binh đã cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung. Với đường dây 500 KV xuyên Việt, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã hoàn thành toàn bộ công suất thiết kế, góp phần cung cấp điện cho cả ba miền, phục vụ rất hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến thăm Hoà Bình.
Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thuỷ điện Hoà Bình (Với dung tích gần 10 tỷ km3 và bề dài mặt hồ chạy suốt 200km nối liền với Sơn La). Đặc biệt, năm 1995, trên một quả đồi cao cạnh đập thuỷ điện Hoà Bình, Nhà nước đã khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. đây là tượng đài về Bác Hồ có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều cao 18m bằng đá granit trắng. Công trình đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc biệt, không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc – văn hoá – xã hội trên sông Đà.
Những điều nêu trên vẫn chưa đủ về Hoà Bình – mảnh đất của những di tích văn hoá lịch sử lâu đời, cái nôi của nền văn hoá lớn thuộc thời đại đồ đá, vùng đất của những thung lũng khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Chính địa hình này đã tạo nên cơ cấu kinh tế, xã hội khép kín, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo mang những nét riêng của đất Hoà Bình.
Mảnh đất này là nơi hội tụ của núi non; nơi hun đúc nên khí thiêng sông núi; nơi hàng loạt các chùa, hang động ẩn khuất như gọi mời du khách; nơi những bản làng dân tộc xanh tươi mờ trong sương khói, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc; nơi con sông Đà, sông Bôi lững lờ trôi, mang hình rừng, dáng núi về xuôi; nơi những con suối Lả, suối Bưng nước thơm ngần như có ai rắc hoa xuống dòng nước chảy.
Tất cả, theo năm tháng, theo những bước thăng trầm của lịch sử mà được bồi đắp thêm ngày càng hoàn thiện, trở thành những gía trị – những danh thắng vừa cao quý vừa thân thương, sâu lắng, bay bổng diệu kỳ trong không chỉ của những người dân bản địa mà cả trong mỗi người dân Việt.
Tiếp tục cuộc phiêu bổng, bước chân bạn sẽ du ngoạn trong thế giới lạ của các danh thắng như động Tiên Phi, động Mãn Nguyện để được thưởng thức vẻ đẹp diễm lệ rất riêng, rất đặc trưng của miền đất này. Cảnh vật như có phép tiên khiến tâm hồn con người thư thái, quên đi mọi vướng bận trần gian, chỉ còn say sưa chiêm ngưỡng những tặng phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng.
Nhưng trên hết, điều khiến du khách lưu luyến và cảm động nhất vẫn là tấm lòng hiếu khách, chân tình và đầy cởi mở của người dân bản địa. Dù bước chân có đi đến đâu trên mảnh đất Hoà Bình du khách vẫn cảm thấy ấm lòng và tràn đầy hạnh phúc trước những ánh mắt, nụ cười và cái bắt tay thân thiện của người dân nơi đây.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ở Hòa Bình – Mẫu 10
Bài thuyết minh về một di tích lịch sử ở Hòa Bình dưới đây sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu về đền Thác Bờ, một địa danh du lịch tâm linh thu hút đông đảo khách hành hương.
Hòa Bình, vùng đất cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng với Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”, những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví làm say đắm lòng người. Hòa Bình còn được biết đến như một vùng đất giàu truyền thống cách mạng.
Theo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại; nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử và tồn tại như những chứng nhân lịch sử. Cách Hà Nội hơn 100 km và khoảng 15 phút đi thuyền, đền Thác Bờ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. Đền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng quốc gia từ năm 2009.
Trong ký ức của những người sinh sống lâu năm tại vùng đất Thung Nai (Cao Phong), Vầy Nưa (Đà Bắc), Suối Hoa (Tân Lạc), hồi sông Đà còn chưa ngăn dòng làm thủy điện, Thác Bờ – ghềnh Hoa là con thác, ghềnh vô cùng hiểm trở, dữ dằn, thuyền bè qua lại bị đắm nhiều. Chính bởi lẽ đó mà người dân đã cất công lập nên Đền Bà chúa để cầu mong bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược, đánh cược tính mạng với sông Đà.
Nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà, quần thể đền bao gồm đền Trình (đền Chúa), đền Chầu (đền ông Chẩu) và động Thác Bờ (động Tiên). Đền chủ yếu thờ 2 bà Chúa Thác người Mường và người Dao. Tương truyền, đền thờ bà Chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao xã Vầy Nưa (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ, tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn.
Khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân chế ngự dòng nước, vượt thác an toàn, phù hộ cho vùng Mường được mưa thuận, gió hòa nên Nhân dân phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng. Hàng năm, vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch, người dân lại mở hội đền. Hội kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, ngay vào tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người về lễ tạ, khiến tàu thuyền đậu kín các bến cảng.
Những người dân sinh sống lâu đời trên vùng sông nước xã Thung Nai (Cao Phong) kể lại: Sau khi ngôi đền cũ chìm dưới hàng chục mét nước của thủy điện Hòa Bình, đền thờ ngày nay được lập bên trên nền của đền cũ. Với những du khách đến vãn cảnh, hành hương, đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ nhưng rất uy nghi và nổi tiếng linh thiêng. Nơi đây có địa thế phong thủy hài hòa cùng tổng thể cảnh quan núi non, sông nước hùng vĩ.
Bên cạnh đó, đền có rất nhiều tượng với 38 pho lớn, nhỏ, trong đó có 2 pho tượng đồng là tượng thờ chính. Ngoài thờ bà Chúa Thác Bờ, đền còn thờ các vị thần, thánh trong tín ngưỡng dân gian người Việt như: Công đồng quan lớn, Ngũ vị Tôn ông, bà chúa Sơn Trang (đồng Sơn Trang), Tứ phủ Thánh cô, Tứ phủ Thánh cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, Tam tòa Đức Thánh Mẫu…
Khi đến đền Bờ, người đi lễ sẽ cầu nguyện ở đền Trình rồi lên đền Chúa. Mỗi ngôi đền nằm trên một hòn đảo cách xa nhau khoảng 15 – 20 phút đi tàu. Vừa đi lễ, du khách vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình của vô vàn đảo đá nhấp nhô trên mặt nước. Kết thúc hành lễ, du khách có thể thong dong vãn cảnh, hít thở không khí trong lành của đất trời, sông núi, khám phá ẩm thực, cảm nhận sức hấp dẫn của những sản vật đặc trưng bày bán phía chân đền.
Khi đã ấm lòng và thụ hưởng lộc dâng, chuyến du xuân sẽ tiếp tục với hành trình du ngoạn lòng hồ sông Đà. Du khách sẽ đến với điểm thăm quan nổi bật nhất ở Thác Bờ là động Tiên, choáng ngợp, mãn nhãn với vẻ đẹp của cả một rừng nhũ đá đủ mọi dáng vẻ, hình thù và không quên thành tâm lễ viếng tại nơi đặt bàn thờ Quan thế âm Bồ Tát, Phật tổ quan âm và Bác Hồ trong động.
Mỗi năm, Di tích lịch sử quốc gia đền Thác Bờ thu hút hàng vạn du khách đến vãn cảnh, hành lễ. Nơi đây không chỉ là địa chỉ tín ngưỡng linh thiêng cầu bình an, may mắn mà còn là được lựa chọn cho sự khởi đầu thuận lợi cho hành trình du xuân, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng trên hồ Hòa Bình.
Không chỉ có văn mẫu thuyết minh về Hòa Bình, gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay
Thuyết Minh Về Tượng Đài Bác Hồ Ở Hòa Bình – Mẫu 11
Tượng đài Bác Hồ được đặt trong phạm vi Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với những ý nghĩa sâu sắc. Cùng tìm hiểu trong bài thuyết minh về tượng đài Bác Hồ ở Hòa Bình dưới đây:
Tượng đài Bác Hồ là điểm nhấn kiến trúc nằm trong hành trình thăm quan không thể bỏ qua khi đến với Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là điểm nhấn kiến trúc trên toàn bộ không gian rộng lớn của công trình thủy điện Hòa Bình, đồng thời Tượng đài Bác Hồ cũng tồn tại độc lập, là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, hoành tráng.
Tượng đài tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng như tồn tại cùng không gian, trời đất, chứng kiến những nỗ lực, thành quả xây dựng quê hương của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Đứng ở khu vực tượng có thể nhìn ôm trọn không gian nhà máy thủy điện vào tầm mắt, thấy được lòng hồ mênh mang và dòng sông Đà êm ả như dải lụa êm đềm trôi nhẹ phía hạ lưu.
Tượng đài Bác Hồ được hoàn thành vào ngày 8/1/1997, sau đúng một năm khởi công, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Toàn bộ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. Tượng đài được xây dựng trên đỉnh đồi ông Tượng có độ cao khoảng 186 m so với mặt nước biển.
Được gọi là đồi ông Tượng bởi nhìn từ xa, quả đồi này trông giống như một ông voi khổng lồ đang nằm phủ phục, vươn vòi xuống uống nước bên dòng sông Đà. Từ chân tượng đài lên khu vực tiền sảnh được thiết kế 79 bậc thang, tương ứng với 79 mùa xuân trong suốt cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc suốt một đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lo cho nước, cho dân được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Tác giả của Tượng đài Bác Hồ là nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An – giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Phần kiến trúc sân tượng đài do kiến trúc sư người Nga SEREBRIANSK thực hiện. Tượng đài Bác Hồ đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật, cảnh quan, kiến trúc và giá trị văn hóa lịch nhân văn sâu sắc.
Ý tưởng kiến trúc, xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình xuất phát từ sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong chuyến thăm, Bác đã ghé thăm trường Thanh niên lao động XHCN, nay thuộc địa phận xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình. Bác đến đang vào mùa nước lũ, nhân dân đã làm bè mảng lớn để đưa Bác qua sông. Đứng trên mảng, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà và nói: Sau này nước nhà thống nhất, chúng ta phải chinh phục dòng sông này để ngăn lũ, phục vụ lợi ích nhân dân. Chính vì vậy, kiến trúc tượng Bác với cánh tay chỉ xuống dòng sông như thể hiện tư tưởng lớn lao của Người được các tác giả gửi gắm vào tác phẩm Tượng đài Bác Hồ.
Sau khi hoàn thành, thể theo nguyện vọng và đề nghị của các đơn vị thi công xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình. Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, năm 1996 tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình thủy điện Hòa Bình được xây dựng tại đỉnh đồi Ông Tượng, thành phố Hòa Bình và khánh thành ngày 20/01/1997. Toàn bộ tượng Bác cao 18 mét, tay Bác chỉ xuống như năm xưa Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà, mong muốn biến “thủy tặc” thành “thủy lợi”. Khối chân đế tượng Bác như núi đá, được khắc bài thơ nổi tiếng như lời dạy của Người:
Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.
Thủy điện Hòa Bình là Công trình có quy mô lớn và và phức tạp nhất từng được mệnh danh là “Công trình thế kỷ”. Hoàn thành xây dựng công trình, thế hệ thời đại Hồ Chí Minh đã làm nên kỳ tích như “Sơn tinh” chiến thắng “Thủy tinh” trong truyền thuyết xưa, thực hiện thành công mong ước của Bác lúc sinh thời. Đó là thành quả của trí tuệ, nghị lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đây cũng là Công trình biểu tượng cao đẹp của tình hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Liên Xô (trước đây).
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Hải Dương 💕 16 Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Hoà Bình – Mẫu 12
Đến với Hoà Bình, du khách cũng sẽ say đắm với một nền ẩm thực dân dã truyền thống của người đồng bào, bài thuyết minh về đặc sản Hoà Bình dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường Hòa Bình được tạo lên từ những món ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo, hấp dẫn.
Mỗi món ăn, dù là dân dã, bày biện đơn sơ nơi mâm cơm của những gia đình người dân nghèo, hay cầu kỳ, sang trọng trong những bữa ăn của bậc trưởng giả, giàu sang cũng đều chứa đựng trong đó những câu chuyện, những giá trị về văn hóa đời sống, phong vị, tập tục của người dân ở mỗi vùng miền. Trên vùng đất Mường Hòa Bình, nơi vẫn được coi là cái nôi văn hóa Mường, ở mỗi huyện xã đều có những sản vật đặc trưng riêng, những món ăn ngon nổi tiếng.
Trong kho tàng văn hóa của người Mường Hòa Bình thì những món ăn đặc trưng như rượu cần, cơm lam, cỗ lá… còn được lưu giữ đến ngày nay, đã góp phần làm nên những giá trị đặc sắc của văn hoá vật chất của người Mường nói riêng và của cộng đồng 63 dân tộc Việt Nam nói chung. Giúp các thế hệ sau này khi soi vào những giá trị nhân văn đó và cảm nhận được nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn, phong tục tập quán và truyền thống của ông cha thật tự nhiên, dung dị nhưng lại mang đậm nét bản sắc văn hoá riêng biệt, không thể nhầm lẫn về ẩm thực xứ Mường Hòa Bình.
Nếu như khu vực trung du Lương Sơn có thịt trâu lá lồm thì vùng núi đá vôi Kim Bôi, Lạc Thủy có đặc sản gà thả đồi; Rượu cần Mường Vang (Lạc Sơn) hay lòng hồ sông Đà từ lâu vốn đã nổi tiếng với nhiều loại cá ngon như cá Lăng, cá Chép, cá Tầm, cá Chình, Chạch Chấu…
Vùng núi cao Mai Châu với đặc sản lợn Mường cắp nách cùng với sự đa dạng các loại rau lá rừng và món cơm nếp Lam của bà con xứ Mường với nguyên liệu là loại gạo nếp nương thơm dẻo được bỏ vào ống nứa và nướng chín ống cơm trên than hồng. Tuy nhiên để làm nên sự đặc biệt hơn cả của ẩm thực xứ Mường thì chỉ có thể là rượu cần, cơm lam, cỗ lá và thịt gà đồi nấu với măng chua, hạt dổi.
Rượu cần chính là một biểu tượng về văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường từng xuất hiện trong Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường, là một loại rượu trứ danh được làm từ men lá mà vùng đất Mường Vang (Lạc Sơn) sản sinh ra. Rượu cần người Mường không phải là đồ uống hàng ngày mà chỉ khi nhà có đông khách quý, dịp lễ tết, hội hè, người Mường mới tổ chức uống rượu. Ở Lạc Sơn, Mai Châu trong các bản dân tộc Mường, uống rượu cần gọi là “vít khòe” (vít cần rượu).
Để nói đến sự độc đáo của ẩm thực xứ Mường thì có lẽ cơm lam là món ăn làm nhiều du khách ngạc nhiên và thích thú. Người Mường xưa khi phải đi làm nương, đi rừng xa nhà, họ mang theo ít gạo nếp để phòng khi quá bữa sẽ chặt ống tre tươi cho vào ống tre một ít gạo, một ít nước và nướng ống tre tươi đó trên lửa để tạo thành cơm ăn những khi đói lòng. Giờ đây món ăn đó đã trở thành một đặc sản của vùng núi Tây Bắc.
Du khách đến Hòa Bình trong những ngày thời tiết se lạnh và có cơ hội được thưởng thức món gà đồi nấu với măng chua, hạt dổi từ lâu đã nổi tiếng của đồng bào Mường chắc chắn sẽ chẳng thể nào quên. Đây là minh chứng cho việc gia vị quan trọng như thế nào trong việc định hình một món ăn đặc trưng của vùng miền. Món ăn này không thể thiếu được một loại gia vị đặc trưng là hạt dổi. Một loại hạt gia vị giống như hạt tiêu của vùng Tây Nguyên nhưng vị hăng và thơm rất đặc trưng khiến nó làm cho món thịt gà đồi nấu với măng chua thơm ngon độc lạ.
Có thể khẳng định rằng ai đã từng được thưởng thức những món ăn đặc trưng của xứ Mường cùng những tình cảm chân thành, bình dị của những Mế, những chàng trai cô gái xứ Mường nơi đây chắc chắn sẽ khó có thể quên bởi những dư vị sẽ còn động lại mãi nơi tiềm thức, bởi “miếng ngon thì nhớ niên, người hiền thì nhớ mãi..
Ngày nay, văn hoá ẩm thực của người Mường đã và đang được các thế hệ cộng đồng người Mường, cùng chính quyền địa phương tỉnh Hoà Bình lưu giữ và phát triển, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và tôn vinh giá bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Nhiều bản làng của người Mường ở Hòa Bình đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn với những món ăn đặc trưng, nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Cơm Lam Hòa Bình – Mẫu 13
Món ăn mang đậm nét đặc trưng của ẩm thực vùng núi Tây Bắc không thể không nhắc đến cơm lam. Dưới đây là bài thuyết minh về cơm lam Hòa Bình để bạn đọc cùng tham khảo.
Đã bao đời nay, cơm lam hiện hữu trong đời sống người Mường và cũng chẳng ai biết rằng từ ngàn đời xưa ai là người đã nghĩ ra việc dùng ống nứa thay cho cái nồi, cái niêu… chỉ biết rằng cơm lam là một món ăn của núi rừng, là một thứ đặc sản và cũng chỉ là một phần của văn hoá ẩm thực của người Mường.
Hòa Bình nổi tiếng có loại gạo nương vô cùng dẻo thơm. Đó là nguyên liệu chính để tạo nên món cơm lam đầy sức hấp dẫn này. Không biết món cơm độc đáo này ra đời từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng rất vất vả, nhọc nhằn có khi đi từ lúc sáng sớm tinh mơ cho tới lúc tối mịt hoặc thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Nên họ mang theo một chút gạo để khi đói sẽ chặt lấy ống tre, ống nứa bên đường, bỏ chút gạo và chút nước suối để nướng những ống cơm ăn qua bữa.
Từ những thói quen từ ngàn xưa để lại, một thói quen rất bình dân, dễ làm thế mà không ngờ nay đã được tôn lên thành một món ăn đặc sản của núi rừng – món cơm lam. Món cơm lam có rất ở nhiều nơi từ người Tày, người Thái, người Nùng, người Mường… đều có loại cơm này. Tuy nhiên, Hoà Bình là nổi tiếng hơn cả vì nơi đây có loại gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng.
Ngày nay, cách làm cơm lam đã có đôi chút khác so với trước, con người không làm cơm lam để “cho qua bữa” nữa mà cơm lam đã trở thành một sản phẩm du lịch để người ta ăn “chơi” . Gạo nếp nương được ngâm qua đêm, trộn cùng với cùi dừa thái sợi và nén vào trong ông nứa dài khoảng 30 phân. Khi nén gạo vào ống, người ta bỏ thêm một chút nước cốt dừa rồi nút ống lại bằng mía hoặc lá chuối và nướng trong khoảng 2 tiếng trên bếp củi là chín cơm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra giá trị truyền thống của món ăn độc đáo này, nó vẫn mang đầy đủ dáng dấp của một nền văn hoá bản địa.
Để thêm phần phong phú thì cơm lam có thể ăn chung cùng với thịt gà, măng chua… nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng. Khi ăn món đặc sản Hòa Bình này, thực khách cần chẻ qua lớp vỏ cháy bên ngoài, rồi tách thật khéo léo để không bị bể lớp cơm bên trong ống. Những hạt gạo nếp nương thơm dẻo hòa quyện cùng vị béo ngậy của cốt dừa chắc chắn sẽ mang lại những hương vị tinh tế cho thực khách khi đến với miền sơn cước này.
Ống cơm lam của người Hoà Bình thường nhỏ hơn và có mùi vị khác với cơm lam của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn…Tuy cơm lam Hoà Bình không có hạt lạc, hạt đậu trong đó nhưng đựoc thay bằng mùi thơm đặc trưng của dừa và nước cốt dừa, mùi của mía, của lá rừng Hoà Bình.
Những sản vật của núi rừng Hòa Bình luôn làm hài lòng những vị khách khó tính nhất, tuy nhiên đến Hòa Bình phải được nếm hương vị của cơm lam thì mới có cảm nhận được hương vị của miền sơn cước này.
Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Rượu Cần Hòa Bình – Mẫu 14
Bài thuyết minh về rượu cần Hòa Bình sẽ giới thiệu đến bạn đọc một đặc sản nổi tiếng đã trở thành biểu tượng của ẩm thực và văn hoá ở vùng đất này.
Người Mường gọi rượu cần là “rạo tóng”, rượu phải đóng nén vào hũ, chĩnh khi lấy ra uống phải đóng (cắm), gọi là tóng rạo để thành sản phẩm dùng. Rạo tóng có nguồn gốc từ rất xa xưa, được dùng trong cuộc vui mừng thắng trận. Do quá trình phát triển xã hội, rượu cần được sử dụng rộng rãi trong các sinh hoạt vui nhà mới, vui đám cưới, vui mừng tiếp khách và các lễ nghi tín ngưỡng.
Về cách làm rượu cần, theo sử thi Đẻ đất đẻ nước được miêu tả như sau:
“Lên đồi lấy rễ mật củ
Lên rừng rú lấy da cây mun
Dây da men, lá xà can
Lấy cỏ dạ lộng
Xuống dốc lấy cỏ rậm rì, rậm rạch
Cỏ bách giạ hợn
Cây dớn đen chân, đen tay
Đem về giã ra làm bột”
Trộn với bột gạo đem ủ, men dậy thơm thì đem cho vào chĩnh bịt kín để ngấm ngấu mang ra đổ thêm nước vào, uống mừng thắng trận. Cách chữa say thì:
“Xuống rậm lấy nắm ốc, xuống rộc lấy nắm ốc Wel” ăn vào khỏi say.
Đó là những nguyên liệu cơ bản để làm rượu cần. Ngày nay, làm rượu cần cũng cần theo các quy trình sau: nấu gạo nếp chỉ xay không giã gọi là gạo lất, tốt nhất làm bằng nếp cứng, loại nếp rảnh rượu ngon, uống lâu nhạt hơn. Gạo nếp đồ nấu thành cơm xôi, dỡ rải ra nong cho khô, nguội, đồ chín vỏ trấu sau khi đã làm sạch, để nguội, trộn đều, hai “hông” (tức là cái ninh) trấu một hông xôi mà rắc men vào trộn lại đem ấn chặt vào vò, vào chĩnh hay chum. Càng nén chặt bao nhiêu càng uống được lâu bấy nhiêu. Lượng men, mười quả tầm nhỏ hơn trứng gà mái là một “thiếc” bằng mười cân gạo.
Cứ thế, người làm rượu ước đoán đong đếm sao cho mỗi lứa rượu có loại để dùng vào việc đông người, loại tiếp khách khứa thường xuyên, và loại nhỏ để nếm rượu. Đồng thời làm men họ cũng định ra lứa men uống cho nam giới với nồng độ ngũ vị: cay, đắng, he, hắc, ngọt thì cho nhiều chất nóng. Đối với rượu cho nữ uống thì sao cho ngọt lịm nhưng bền vị, uống được lâu, nhiều người, cần chất làm thơm ngọt nhiều hơn. Nguyên liệu cũng có thể dùng bằng ngô, khoai, sắn, kê. Nhưng không thơm ngon bằng rượu nếp.
Khi đã lèn chặt, phải để chừa chừng bốn xăng ti mét độ cao của miệng chĩnh thì lấy lá chèn đậy kín lại, giần tro bếp thật mịn nhào với nước cho quánh trát vào đầy trên miệng, đem cất vào ổ rượu trong góc nhà chờ khi sử dụng. Nhưng khi lắp miệng chĩnh họ kỵ không dùng lá chuối tiêu, bởi hay gây thành chất độc trong rượu. Nén rượu vào chĩnh gọi là bôốc rạo, được dùng ngoài hai mươi đêm, tốt nhất là một tháng thì gia chủ nếm rượu và dùng rượu từ bốn mươi ngày đêm trở lên trong công việc. Đặc biệt rượu ba clăng (tức là ba trăng) ngon hơn, được nước nhiều hơn.
Ngoài các hình thức sinh hoạt ta thường bắt gặp như uống rượu trong tiếp khách, mừng nhà mới, mừng đám cưới, ngày lễ ngày tết lồng với sinh hoạt rượu cần là sinh hoạt giao tiếp và thi ca sôi động, vừa mang tính chất trữ tình, vừa mang tính chất trào lộng, nhằm ca ngợi thành quả tốt đẹp, mối tình trong sáng. Rượu cần còn đáp ứng những sinh hoạt khác ít biết đến như “rạo mụ”, tức là loại rượu được làm bằng cách họ cho cơm rượu vào chiếc hũ nhỏ xíu, bịt kín làm quai gọi là đóng dắng, treo ngược lên ở một nơi trong nhà, được ba đêm thì rượu thơm thì cúng vía cho đứa trẻ mới lọt lòng gọi là vía Mụ.
Rượu cần trong các lễ hội đình chùa để cúng lễ cho các vị thần có công với dân, với nước, mang ý nghĩa uống nước, nhớ nguồn và sau đó là cuộc liên hoan đầy ước vọng của dân Mường với tâm linh hưởng lộc và mong phù hộ cho sự làm ăn bình an thịnh vượng.
Rượu cần cho hồn về Bên Ma để nhìn nhận ông tổ bà tổ và gặp ông lang đất “tống” xin ruộng vườn, nhập khẩu, còn phải có chĩnh rượu cắm ngược một cần (khoe) để thết đãi chí ông Nghè là người gác cổng, công việc đi mới thành công. Rượu cần để làm tích về mối tình đẹp đôi, yêu thương da diết, không lấy được nhau giữa hai người: Nga-Hai Mối. Rượu cần không chỉ lễ hội ở đình chùa mới cũng lễ cho người có công mà tất cả các cuộc sinh hoạt uống rượu cần trước khi uống đều khấn mời ông bà tổ tiên, thành hoàng làng. Đối với các đình chùa lớn, ngoài tổ tiên, thành hoàng làng còn mời các vị thần tối cao như Quốc mẫu Hoàng Bà, thánh Tản, các vua cùng với các vị thần tôn ở đó.
Rượu uống không cúng lễ là khi tiếp khách thân quen, chĩnh rượu chỉ để ở cạnh góc bếp và rượu làm nếm thử nếu không nên thì làm lứa khác. Do đó, trước khi uống sẽ trải chiếu lấy chĩnh rượu đặt giữa nhà, đặt chiếc mâm có bát nước lã, đĩa trầu cau, cắm cầm, cắm chén, đổ nước, quay cần hướng hết về phía cửa Voóng nhờ ông Mo hay người biết cúng khấn để lễ. Bài đó là “páo mẹng tạo” (bảo miệng rượu), trong đó có đoạn:
“Tôi mời thành hoàng quan lang đất nước
Thổ công, vua bếp, cun Dòn
Mời các ông, các bà, cô, dì, chú bác
Các mả, các mộ, các nơi, các tống
Bên cậu, khá mộng (ngoại) bên dưới, bên trên
Kẻ khó năm, ba bốn làng
Con sang bà bề bốn bên
………………………..
Cắm chén pao chĩnh che re
Cắm khoe pao chĩnh chéng réng
Mẹng chúng tôi muốn nhá còn chưa dám nhá
Trong lòng, trong dạ muốn ăn còn chưa dám ăn
Để người nhà ăn trước mà bênh, uống trước phù hộ”.
Uống rượu cần, bộ phận làm đẹp cho văn hóa ẩm thực là cần rượu (khoe) mà lời khấn nói: “cắm chén pao chĩnh che re, cắm khoe pao chĩnh chéng réng”. Hai hình tượng cần và chĩnh cong cong, uốn khúc cắm trên miệng chĩnh đã đẹp lại còn được che re, chéng réng như một mỹ từ dũng miêu tả thì thật tuyệt vời. Người Mường uống rượu cần với một bộ cần là 12 que để biểu lộ sự vui mừng 12 tháng mà họ thường ví: “ Đêm vui rạng, tháng vui tốt, năm vui lành”.
Ngoài văn mẫu thuyết minh về Hòa Bình, đón đọc tuyển tập 🍀 Thuyết Minh Về Hà Tĩnh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Hà Tĩnh Hay
Giới Thiệu Về Hòa Bình Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài giới thiệu về Hòa Bình bằng tiếng Anh dưới đây để luyện tập cách viết đúng ngữ pháp và trau dồi vốn từ vựng.
Tiếng Anh:
Hoa Binh is a mountainous province, the gateway to the Northwest region, has an important geographical position, is an intermediate buffer zone connecting the Northern Delta with the Northwest highlands of the country.
Hoa Binh has many famous landscapes such as Thung Nai, Tu Son Nine Waterfalls, Thien Long Cave, Da Bac Cave, Thac Bo Cave, Da Bac Pass, Mai Chau valley; Kim Boi mineral water spring … It also owns many historical relics, cultural relics, architecture, traditional industries, festivals, customs and folk art of many ethnic groups in the province , diversity and uniqueness are the products of “Hoa Binh Culture”.
This is also the land of resounding gongs and gongs, the region of festivals rich in national identity in the Northwest, the rich treasures of folk art of different ethnic groups… and the homeland of folk melodies sweet and clear song.
Tiếng Việt:
Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí địa lý quan trọng, là vùng đệm trung gian tiếp nối giữa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ với vùng núi cao miền Tây Bắc của Tổ quốc.
Hoà Bình có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Thung Nai, Cửu thác Tú Sơn, Động Thiên Long, Động Đá Bạc, Động Thác Bờ, Đèo Đá bạc, thung lũng Mai Châu; suối nước khoáng Kim Bôi… Nơi đây cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền “Văn hóa Hòa Bình”.
Đây còn là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc… là quê hương của những làn điệu dân ca ngọt ngào và trong trẻo.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone