Thuyết Minh Về Hậu Giang: 21+ Bài Giới Thiệu Hậu Giang Hay

Thuyết Minh Về Hậu Giang ❤️️ 21+ Bài Giới Thiệu Hậu Giang Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Sông Nước Miền Tây Trù Phú.

Giới Thiệu Về Hậu Giang – Mẫu 1

Bài giới thiệu về Hậu Giang sẽ đưa bạn đọc khám phá về vùng đất trù phú nằm ở trung tâm đồng bằng phù sa của sông Mê Kông.

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thành phố tỉnh lỵ Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía Tây Nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộ quốc gia; cách thành phố Cần Thơ 60km theo quốc lộ 61 và chỉ cách 40km theo đường nối thành phố Vị Thanh – Thành phố Cần Thơ đang thi công xây dựng với qui mô 4 làn xe cơ giới bê tông nhựa.

Tỉnh Hậu Giang phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ – Trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng ĐBSCL; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu có nhiều tiềm năng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặt bằng và tỉnh Vĩnh Long – trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên 1.608km vuông

Xác định vị trí địa lý của Hậu Giang là trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu, cửa ngõ của Bắc bán đảo Cà Mau, có lợi thế đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, nhiều vị lãnh đạo cơ quan Trung ương đến thăm, khảo sát thực tế và đã khẳng định vài trò, vị trí kinh tế của tỉnh mới Hậu Giang đối với khu vực châu thổ sông Mê Kong, đồng thời hoạch định chiến lược phát triển tương lai nhằm vực dậy kinh tế vùng đất Tây sông hậu.

Dựa vào thế tiền sông, hậu lộ của hệ thống giao thông thủy sông Hậu, cầu Cần Thơ và các trục lộ chính đi qua, từ xa xưa vùng đất này đã là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại. Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông Mái Dầm (Phú Hữu – Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng.

Vùng đất Hậu Giang còn nhiều tiềm năng tự nhiên chưa được khai thác hết, là nơi mưa thuận gió hòa thích hợp phát triển nền kinh tế nông nghiệp nhiệt đới. Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc miền sông nước Nam Bộ, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Hậu Giang có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hòa nhập với tiến trình phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Quê Hương Hậu Giang – Mẫu 2

Bài thuyết minh về quê hương Hậu Giang không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng tình yêu, niềm tự hào đối với những danh thắng của đất nước.

Hậu Giang là vùng đất với những hình ảnh bình yên mà thật đẹp, sức hấp dẫn của Hậu Giang là từ những cái nhìn, những hành động bình dị trong đời sống thường ngày của người địa phương nhưng lại mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc cũng như nét độc đáo mà thiên nhiên ban tặng nơi đây.

Đến với Hậu Giang mà không đúng dịp vào các mùa lễ hội thì quả thật là đáng tiếc. Có rất nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn được tổ chức trong năm: Lễ hội của đồng bào Khmer, ngày hội đua ghe ngo, hội diễn Lân vui Tết, Lễ hội Quan Thánh Đế Quân,…

Du lịch Hậu Giang mà chưa thưởng thức những đặc sản miệt vườn như bưởi năm roi Phú Hữu, khóm (dứa) Cầu Trúc, cam sành Ngã Bảy, quýt đường Long Trị, cá ngát sông Mái Dầm, cá thác lác Vị Thanh, cháo lòng Cái Tắc, bánh xèo cổ hủ dừa, sỏi mầm Hậu Giang, dưa chua bông điên điển, … quả là một thiếu sót rất lớn cho chuyến đi của bất cứ du khách nào.

Hòa mình cùng với người dân Nam bộ nói chung và Hậu Giang nói riêng, chúng ta còn bắt gặp tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ thể hiện trong lời ăn, tiếng nói. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ. Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi.

Khi nói chuyện với người Nam bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người nông dân Nam bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống. Dí dỏm, người ta gọi túp lều xiêu vẹo của mình là “nhà đá”, tất nhiên không phải nó được xây bằng đá, mà khi đá một cái là nó sập ngay.

Làm ruộng theo kiểu lĩnh canh nay đây mai đó để trốn nợ, trốn thuế được hóm hỉnh gọi là “làm ruộng dạo”. Ngâm mình trong nước để tránh muỗi và bù mắt cắn gọi là “ngủ mùng nước” (thậm chí con bù mắt đôi khi còn được gọi là con bù rảnh vì có rảnh nó mới có thời giờ đi cắn người ta).

Dù lịch sử có trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng dù thế nào đi nữa, tính cách người dân Nam bộ vẫn thế, ngày xưa hay bây giờ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Hậu Giang Hay Nhất – Mẫu 3

Văn mẫu thuyết minh về Hậu Giang hay nhất là một trong những tư liệu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Nói là vùng đất trẻ được thành lập năm 2004 sau khi chia tách từ tỉnh Cần Thơ nhưng thật ra tên gọi Hậu Giang (lớn) đã có rất lâu đời và ghi đậm dấu ấn lịch sử về một vùng đất “già” trong lịch sử đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài thành phố Vị Thanh, Hậu Giang còn có thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Long Mỹ. Với lợi thế giáp ranh thành phố Cần Thơ, nông thôn với những nét quê kiểng đặc trưng, Hậu Giang là điểm đến đáng thăm quan sau khi du khách đã có sự trải nghiệm đủ ở thành phố Cần Thơ.

Từ khi thành lập đến nay, Hậu Giang tự hào có bờ kè kênh xáng Xà No độc đáo, nhô ra hai bên bờ kênh xáng được đào từ thời Pháp vào năm 1901, dài đến 39km là những thanh inox sáng choang, thiết kế hài hòa, chạy dài theo hai bên bờ kênh xáng, trở thành biểu tượng của tỉnh. Những ngày nắng ráo, dạo một vòng bờ kè ngay đoạn trung tâm thành phố Vị Thanh sẽ thấy có những nét rất riêng, phù hợp với những ai có tâm hồn thơ ca…

Dọc theo bờ kè và kênh xáng Xà No là những công trình, di tích, một thành phố ven sông khá hiền hòa, mức độ đô thị hóa ngày càng mở rộng nhưng vẫn giữ được nét nhẹ nhàng, không quá xô bồ, thích hợp với những ai chuộng không khí êm đềm, trong lành. Những điểm đến thăm quan tại khu trung tâm cũng kha khá với Công viên và cụm tượng đài Chiến Thắng; Di tích quốc gia đặc biệt Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch; khu văn hóa Hồ Sen; khu hành chính Tỉnh ủy, UBND tỉnh… thích hợp đi xe máy vòng quanh hoặc đi xe đạp khám phá, tận hưởng không khí trong lành.

Đến Vị Thanh muốn khám phá, nên đến vùng khóm Cầu Đúc, tại xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cách trung tâm thành phố khoảng 6-7 cây số. Cây khóm là cây trồng “ưu ái” dành riêng cho vùng đất phèn, đất đai không mấy màu mỡ. Khóm không phải là một loại hoa để du khách đến gần chụp ảnh, nâng niu, từ cây đến trái đều có gai. Tuy nhiên, vùng đất trồng khóm bạt ngàn rất thích hợp để mọi người “sống ảo”, đặc biệt là bơi xuồng theo các con kênh nội đồng của vườn khóm xem người dân xắn khóm sẽ là trải nghiệm rất đáng.

Hệ thống chùa chiền, tịnh xá, nhà thờ quanh thành phố Vị Thanh khá nhiều và đa số ở ngay trung tâm, rất tiện lợi cho du khách muốn tìm không gian thư thái, yên bình. Điểm đặc biệt của Hậu Giang là tại nhiều địa phương ở thành phố Vị Thanh, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy… có nhiều chùa Khmer mang nét đẹp rất riêng giữa vùng quê trù phú, sẽ là điểm “check in” không thể không đến. Hậu Giang so với những tỉnh, thành khác không thiếu những điểm đến, những di tích, với 9 di tích lịch sử quốc gia, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, đến Hậu Giang du khách phải khám phá mới cảm nhận hết những cái hay riêng.

Từ thành phố Vị Thanh ngược về huyện Vị Thủy du khách có thể thăm quan vườn trầu giữ chút hồn quê, khu du lịch sinh thái rừng tràm Việt – Úc; đi xa hơn chút xuống thị xã Long Mỹ sẽ thăm Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – một trong số ít thiền viện được xây dựng ở các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, dọc theo đường về Long Mỹ sẽ đến Đền thờ Bác Hồ ở ấp 3, xã Lương Tâm, thích hợp cho chuyến đi về nguồn, ngược về Phụng Hiệp, điểm đầu tiên là Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (Căn cứ Bà Bái), Phụng Hiệp cũng có những khu du lịch miệt vườn sông nước mang tính trải nghiệm, đến thành phố Ngã Bảy sẽ thăm vườn dâu Thiên Ân và chợ nổi Ngã Bảy…

Có những điểm đặc biệt mà du khách bỏ thời gian đi khám phá mới thấy được. Như trong miền quê ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, có một “vườn tre cổ tích” cả đoạn đường khoảng cây số là hàng tre rợp bóng, là điểm đến rất được lòng du khách, một không gian mênh mông tre xanh, được cắt tỉa gọn gàng, mát rượi chắc chắn sẽ không uổng công khi đến đây.

Du lịch cộng đồng, homestay mới manh nha ở Hậu Giang chưa lâu và chưa có quá nhiều người dân đầu tư thực hiện nên có thể không làm hài lòng du khách, nhưng ở Hậu Giang tất cả di tích, bảo tàng đều vào cửa miễn phí, ngoài một số khu du lịch đã được đầu tư tương đối hoàn thiện, thì những điểm đến khác đa phần không tốn phí tham quan trừ khi du khách sử dụng dịch vụ.

Ở Hậu Giang trừ biển, thì những gì các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long có, tỉnh này đều có, tuy không quá hào nhoáng nhưng đáng để trải nghiệm để thấy hết sự độc đáo của vùng đất này…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hậu Giang – Mẫu 4

Tham khảo bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hậu Giang với những giới thiệu hấp dẫn về các địa danh nổi tiếng của vùng đất này.

“Ai qua Tiền Giang qua cầu Mỹ Thuận, ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ,
Nghe bài Nam Bắc thương tiếng đàn vọng cổ, ví dầu ầu ơ theo nhịp võng đong đưa,
Miền Tây ơi vựa lúa miền Nam hai mùa mưa nắng,
Miền Tây ơi sóng nước Cửu Long chín nhánh phù sa…”

Không biết vô tình hay hữu ý mà câu hò bình dị, đơn sơ của những con người thiệt thà, chân chất, thấm đẫm tình người nghĩa đất sâu nặng từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ, như chào đón trên chuyến xe đưa chúng tôi về với Hậu Giang, một vùng quê của miền Tây sông nước ruộng đồng, của thiên nhiên tươi đẹp và cả những chiến tích lịch sử hào hùng.

Nam bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và chín nhánh phù sa sông nước Cửu Long, chủ yếu là vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển Đông. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, với biết bao huyền thoại mở đất.

Đến với Hậu Giang, một tỉnh ở Nam bộ thuộc đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm hành chính là thành phố Vị Thanh. Hấp dẫn chúng tôi bởi vẻ đẹp bình dị của bức tranh đồng quê thanh bình với những ruộng lúa bát ngát, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trù phú, rất nhiều tôm cá, được thiên nhiên ưu đãi bồi đắp lượng phù sa màu mỡ quanh năm, giúp đất đai phì nhiêu tạo cảnh quan xanh mát hữu tình. Nơi đây vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, nên du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn chính là điểm mạnh của vùng đất này.

Từ bao đời nay, vùng đất Hậu Giang đã là một trong những vựa lúa gạo lớn của miền Tây Nam bộ, cho đến nay, nơi này vẫn là một trong những địa phương canh tác và xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước. Nơi đây còn có tiếng với những miệt vườn trù phú với cây ăn trái trĩu quả quanh năm theo mùa, hấp dẫn du khách. Vùng quê Nam bộ này sở hữu khá nhiều các di tích lịch sử trong kháng chiến như: Khu du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử Long Mỹ; Khu di tích tỉnh ủy Hậu Giang; Di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Trụ sở Liên hiệp đình chiến Nam Bộ và còn rất nhiều di tích khác nữa.

Chợ nổi ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Hình thành từ năm 1915, chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên có tên chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, trên bảy ngã tuyến sông gặp nhau: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong. Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Nam bộ.

Ẩn sâu nơi này chính là tầng sâu văn hóa bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà còn là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Bởi nó lưu dấu bước chân thuở khai thiên lập địa của các tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại, thói quen, tập quán, tâm linh và sáng tạo văn hóa kinh tế thương hồ của ông cha hơn một thế kỷ trên vùng đất mới.

Du khách tới đây sẽ cảm thấy bạt ngàn màu sắc của trái cây, rau củ, các đồ dùng sinh hoạt vùng sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, mùi thơm của sầu riêng. Mỗi ghe chỉ bán một loại trái cây, và trái cây đó được treo trên một cây sào cao tượng trưng, mà người dân địa phương gọi là “cây bẹo”, như mời gọi rằng: “tôi là nhãn”, “còn tôi là xoài”. Đặc biệt, tại đây còn có chợ rắn. Chợ nổi Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa, chim, sóc, kỳ đà,… phục vụ khách vãng lai. Bên cạnh đó, những chiếc xuồng ba lá, những ghe nhỏ xíu mời rao: bánh cuốn, hủ tiếu, bánh xèo, cháo lòng là những món đặc trưng ẩm thực vùng đất phương Nam.

Thuộc địa phận tại xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, khu di tích lịch sử Tầm Vu nằm cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam theo Quốc lộ 61. Đây là khu di tích lịch sử kết hợp với du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang. Di tích này đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Tầm Vu là nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng trong lịch sử cách mạng địa phương từ những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong đó, có sự kiện quân cách mạng cướp được khẩu đại bác 105 ly của Pháp trên chiến trường Nam bộ, được nhắc lại qua giai thoại Trâu kéo pháo, hình ảnh hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng chân đất đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc, được khắc họa qua ca khúc “Chiến thắng Tầm Vu”, nhạc của Đức Nhẫn, lời của Quốc Hương.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên. Nơi đây vốn là đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây sông Hậu tới tận U Minh. Du khách đi qua thị trấn Cây Dương khoảng 5 km đến xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp là tới khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng. Dẫn đến nơi này, nay đã có con đường nhựa phẳng phiu, cây xanh rợp bóng, ẩn hiện xa xa là những cánh rừng tràm với một màu xanh quyết rũ. Với không gian êm ả và thanh bình, vùng du lịch sinh thái này mang đến cho bạn những niềm vui trọn vẹn.

Ngoài ra, Hậu Giang còn là điểm đến du lịch hấp dẫn khác: Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy, Khu du lịch sinh thái Tây Đô, Công viên Xà No (thành phố Vị Thanh),…

Hậu Giang là một tỉnh miền tây trù phú, vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, nên du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn chính là điểm mạnh của vùng đất này.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Làng Hoa Sa Đéc 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hậu Giang Ngắn Gọn – Mẫu 5

Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hậu Giang ngắn gọn với những ý văn sinh động giới thiệu về vùng đất bảo tồn sinh thái rừng ngập nước Lung Ngọc Hoàng.

Vùng đất ngập nước thiên nhiên- Lung Ngọc Hoàng luôn ẩn chứa những tiềm năng khai thác du lịch dạng Home Stay độc đáo, được mệnh danh là một trong những “lá phổi xanh” của tỉnh Hậu Giang và được ví von như “viên ngọc thô” chờ người “mài dũa”.

Từ lâu, Lung Ngọc Hoàng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được biết đến là vùng ngập nước và là nơi trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm. Nơi đây vẫn lưu giữ lại khung cảnh hoang dã của thiên nhiên miền Tây Nam Bộ. Hàng trăm ngàn cây tràm nối tiếp nhau vươn cao gần chục mét tạo nên một không gian lý tưởng như “ngôi nhà chung” của các loài động, thực vật. Bước vào Lung Ngọc Hoàng, du khách có cảm giác như lạc vào một vùng trời cổ tích, thanh bình và đượm chất hoang vu như Lung Sen, Lung Trăn, Lung Chuối Nước.

Với hệ thống lung trũng phong phú và hoang sơ kết hợp với rừng tràm được bảo vệ nghiêm ngặt, Lung Ngọc Hoàng là nơi thích hợp cho các loài lưỡng cư, cá tôm về sinh sống nhiều vô kể. Nơi đây từng được ví như cái rốn cá của khu vực phía Tây sông Hậu. Lung Ngọc Hoàng hiện quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang… Tất cả có 206 loài, trong đó có 9 loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là… và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm…

Lung Ngọc Hoàng xưa nay vẫn nổi tiếng là vựa cá, vựa rắn, vựa động vật hoang dã tầm cỡ tại vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó mật ong rừng tràm đã tạo thành nét riêng rất độc đáo của vùng đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng. Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng là nơi lưu giữ những loài sinh vật bản địa, động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới, nơi tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây sông Hậu.

Lung Ngọc Hoàng có nghĩa là Vùng rừng lầy hoang dã của Ông Trời. Đây là khu bảo tồn đa dạng sinh học quý hiếm được đánh giá là một trong những quần thể quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam, nước ngập quanh năm, cỏ dại mọc cao ngút ngàn, gây ấn tượng với bất cứ ai bởi vẻ đẹp hoang sơ và huyền bí.

Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hải Phòng 🌹 18 Bài Giới Thiệu Hải Phòng Hay

Văn Thuyết Minh Về Thắng Cảnh Ở Hậu Giang Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài văn thuyết minh về thắng cảnh ở Hậu Giang đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài viết giới thiệu về chợ nổi Ngã Bảy đặc sắc dưới đây:

Chợ nổi ở phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Trước kia chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên còn có tên là chợ nổi Phụng Hiệp. Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30 km, trên ngã bảy Phụng Hiệp – nơi 7 tuyến sông gặp nhau là: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn, Xẻo Dong

Chợ nổi Ngã Bảy là một trong những chợ nổi nhộn nhịp và nổi tiếng nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ẩn sâu trong chợ nổi chính là tầng sâu văn hoá bản địa không chỉ riêng của Hậu Giang mà là hồn của cả vùng sông nước Cửu Long. Hồn sông chính là chợ nổi bởi nó lưu dấu bước chân tiền nhân, nối quá khứ với hiện tại; thói quen, tập quán, tâm linh và là sáng tạo văn hoá kinh tế thương hồ của ông cha đã hơn thế kỷ trên vùng đất mới. Ngày nay, chợ nổi Ngã Bảy còn xuất hiện trên hầu hết các Website du lịch, sách hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước.

Ra đời vào khoảng năm 1915, trên một đoạn sông mênh mông rẽ về 7 ngã. Người Pháp đã bỏ ra 10 năm đào 7 con kênh xáng để tỏa đi khắp mọi hướng. Nơi đây trở thành đầu mối giao thông thủy lớn nhất Nam Kỳ thời ấy – người Pháp thường gọi Ngã Bảy là “Ngôi sao Phụng Hiệp”. Từ các ngã, thuyền bè tấp nập tụ về đây. Hàng hoá của chợ cũng đa dạng và phong phú không kém những ngôi chợ bình thường khác. Bao nhiêu năm qua, Ngã Bảy là chợ tổng hợp, mua bán sỉ, lẻ đủ loại hàng hoá mang đặc trưng, sắc màu của miền sông nước Tây Nam Bộ.

Từ năm 2002, chợ nổi Ngã Bảy không còn nữa, với lý do đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, người ta đã di dời chợ về vị trí mới trên kênh Cái Côn, gọi là chợ nổi Ba Ngàn. Việc thay đổi này bước đầu gây nên sự không đồng tình trong dư luận. Vị trí chợ Ba Ngàn không thuận tiện cho lưu thông như chợ Ngã Bảy. Hơn nữa tên chợ Ngã Bảy đã gắn liền với tên đoạn sông nơi họp chợ và đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều khách du lịch tỏ ra thất vọng với ngôi chợ mới, giới thương hồ và người dân cũng không mặn mà với chợ Ba Ngàn…

Muốn tham quan chợ nổi Ngã Bảy, khách có thể thuê vỏ lãi. Tại bến đò, nhiều chiếc đò nhỏ chở từ 3 – 4 khách đi chợ nổi. Đò rời bến, phong cảnh chợ nổi thật đẹp hiện ra trong sương sớm. Cảnh sinh hoạt của người dân Ngã Bảy diễn ra thật sinh động, thú vị. Hàng trăm ghe, tàu lớn nhỏ đậu san sát nhau. Chợ nổi Ngã Bảy là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, hàng nông sản của địa phương.

Hàng hoá tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ và đóng vào thùng giấy. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ, thì những ghe có trọng tải lớn là của thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi.

Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe. Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền. Người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái gì.

Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ… Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng. Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước chập chờn, bạn cũng sẽ được phục vụ với giá cả bình dân. Trên chuyến tham qua, du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng.

Chợ nổi Ngã Bảy là một điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quản lý và quảng bá cho du lịch chợ nổi, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn hạn chế, đa phần các tour du lịch từ nơi khác họ tự đến rồi tự đi… không có người hướng dẫn, không bến đỗ xe, không nơi bán hàng lưu niệm và không có chỗ nghỉ, nên ít khi du khách dừng lâu.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hậu Giang Chọn Lọc – Mẫu 7

Đón đọc bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hậu Giang chọn lọc và cùng tìm hiểu về nhà thờ Vị Hưng, một trong những địa danh không thể bỏ qua khi đến với Hậu Giang.

Nhà thờ Vị Hưng được thành lập vào những năm cuối thế kỷ thứ 19 do cha Phaolô Nguyễn Thanh Cần sáng lập. Thời gian đầu, họ đạo tên là Vị Thanh, sau đổi tên thành Vị Hưng, tọa lạc tại khu vực 2, phường 4, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Nhà thờ có bề ngang 21 m và dọc 41 m. Vì diện tích chung hẹp nên phải tận dụng độ cao để thiết kế 2 tầng, tầng trệt và khu hành lễ. Tầng trệt dùng cho các sinh hoạt trong giáo xứ như dạy giáo lý, tập văn nghệ, sinh hoạt thiếu nhi… Việc nâng sàn cho khu hành lễ làm cho không gian nơi này thêm trang nghiêm, trang trọng.

Phong cách kiến trúc phương Đông được thể hiện qua qua nét đường cong trên mái nhà thờ.Theo cha Antôn Vũ Văn Triết, nhà thờ được thiết kế trên ý tưởng tinh thần hội nhập văn hóa, nên kiến trúc nhà thờ Vị Hưng giống nét chung của văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã có từ lâu đời như cung đình, đình chùa. Mái đầu đao vốn là cách thiết kế đặc trưng của đình chùa Việt Nam, song mái ở nhà thờ Vị Hưng không chạm trổ. Các vòm cửa ra vào nhà thờ được lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế Gothic với hình chóp nhọn hướng lên trời. Các khung cửa sổ được thiết kế hình vòm theo kiến trúc Roman.

Năm 1890, nhà thờ Vị Hưng được xây dựng với nhà thờ bằng lá tại rạch Mùa Ôm, cách nhà thờ hiện nay khoảng 2 km, có 15 gia đình theo đạo lúc đó. Từ năm 1897 đến năm 1915, nhà thờ được dời về kênh xáng Xà No, được cất lại nhiều lần bằng lá, ngói và cột cây. Năm 1925, cha Phêrô Cao Phước Nhan về nhận họ đạo, bắt đầu xây dựng lại nhà thờ bằng gạch kiên cố, lợp ngói… và khánh thành vào năm 1943 cùng với trường học, nhà xứ, nhà dì phước trong khuôn viên. Tuy nhiên, công trình này bị hư hỏng nhiều trong chiến tranh.

Năm 2007, nhà thờ cũ được tháo dỡ để xây mới. Hầu hết thợ xây nhà thờ đều là giáo dân trong họ đạo, dưới sự hướng dẫn, giám sát về kỹ thuật, thiết kế của thầy Micae Trần Độ. Mọi vật liệu, gạch ngói đều mua từ Đồng Nai chở về kênh Xáng Xà No. Kiến trúc phương Tây được thể hiện đặc trưng qua các cửa kính Tracery, gồm nhiều ô màu khác nhau ghép lại, lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài làm nổi bật hình ảnh trên ô cửa.

Nhìn từ bờ bên kia kênh xáng Xà No, nhà thờ Vị Hưng nổi bật với màu ngói đỏ, nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau. Đến nay, sau 130 năm nhà thờ vẫn còn giữ nhiều công trình, hiện vật từ những ngôi nhà thờ cũ trước kia. Trong đó có tượng thánh gia được xây từ năm 1956 và núi Đức Mẹ Lộ Đức được xây từ năm 1974.

Khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Hải Dương 💕 16 Bài Giới Thiệu Hải Dương Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Thắng Ở Hậu Giang Ấn Tượng – Mẫu 8

Bài văn mẫu thuyết minh về danh thắng ở Hậu Giang ấn tượng sẽ gợi ý cho các em học sinh về  công viên Kittyd & Minnied, một thiên đường giải trí với kiến trúc hoành tráng và những trò chơi hấp dẫn.

Công viên Kittyd & Minnied được biết đến như một thiên đường giải trí đặc sắc nhất Hậu Giang. Ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tòa lâu đài tráng lệ, hòa mình trong khung cảnh đậm chất châu Âu và trải nghiệm vô số các trò chơi giải trí hấp dẫn.

Một trong những địa điểm du lịch Hậu Giang nổi bật nhất không thể không gọi tên công viên Kittyd & Minnied. Công viên nằm trong khuôn viên trường Đại học Võ Trường Toản, tọa lạc tại quốc lộ 1A, xã Châu Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Khu vui chơi có diện tích rộng hơn 20ha, được thiết kế đậm phong cách châu Âu với những tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ và tổ hợp các trò chơi giải trí hiện đại thú vị.

Được mệnh danh là một Disneyland của Việt Nam, công viên Kittyd & Minnied có thể khiến bạn choáng ngợp bởi khung cảnh đậm chất châu Âu. Olympus Street là một con đường dài và rộng dẫn bước bạn vào sâu trong khuôn viên khu giải trí Kittyd & Minnied. Con đường này cũng là nơi diễn ra các chương trình biểu diễn ca múa nhạc, diễu hành đường phố tái hiện các nhân vật trong cổ tích Bạch Tuyết, Nàng tiên cá, Lọ lem, Công chúa Tóc Mây,… biểu diễn mascot, biểu diễn nhân tượng trên không,… Dạo bước trên con phố này, bạn có thể tham quan và mua sắm những món quà lưu niệm đặc trưng của công viên giải trí Kittyd & Minnied Hậu Giang

Một trong những hoạt động không thể thiếu khi đến Kittyd & Minnied đó là check in và khám phá những tòa lâu đài. Những tòa lâu đài ở đây khiến du khách phải trầm trồ thích thú bởi vẻ đẹp cổ điển, đậm phong cách phương Tây. Nhìn ngắm những tòa lâu đài đồ sộ này, có thể bạn liên tưởng đến ngôi trường phép thuật Hogwarts trong bộ phim Harry Potter kinh điển. Và một trong những tòa lâu đài nổi bật nhất tại đây đó là Coeus Castle với quần thể tượng thần Hy Lạp cổ đại vô cùng kỳ thú. Tòa lâu đài được xây dựng theo phong cách hoàng gia. Bên ngoài còn có tường thành kiên cố bao quanh. Tòa lâu đài mang vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ như một nơi trị vì của vua chúa.

Một trong những công trình thu hút nhất tại công viên Kittyd & Minnied đó là Eros Square – quảng trường tình yêu. Dạo chơi tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tượng thần tình yêu và những hình trái tim với dòng chữ “love you forever”. Và để ghi dấu tình yêu của mình, bạn có thể khắc tên vào những chiếc móc khóa nhỏ và lưu lại tại đây.

Nếu đã đến công viên Kittyd & Minnied, chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi thế giới các trò chơi vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích mạo hiểm, đừng bỏ qua các trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn siêu tốc 360°, trò chơi quả lắc, tàu cướp biển Viking,… Muốn thử thách bản thân hơn một chút, bạn có thể tham gia trò chơi Hành trình mạo hiểm trên cao, với tổng chiều dài lên đến 1.500 m và hơn 50 hành trình từ cấp độ dễ đến khó. Còn muốn trải nghiệm những trò chơi nhẹ nhàng, tận hưởng cảm giác thư giãn, thoải mái hơn, bạn có thể tham gia trò xe đạp không gian, sứa biển đại dương, cưỡi ngựa đu quay,…

Nếu muốn đốt cháy thật nhiều năng lượng, vận động nhiều hơn, có thể đến Khu trò chơi vận động mạo hiểm để trải nghiệm xích đu rồng rắn, tháp dây xoay, tổ đại bàng,… Trong những ngày hè nóng bức, khu công viên nước với các trò chơi dưới nước như máng trượt lốc xoáy, máng trượt “Khúc quanh thịnh nộ”,… chắc chắn là một sự lựa chọn không thể hấp dẫn hơn.

Công viên Kittyd & Minnied là một khu vui chơi giải trí mới trong bản đồ du lịch Hậu Giang. Sở hữu những khung cảnh thiên nhiên và các công trình tuyệt đẹp, bạn không cần đi đâu xa vì có ngay một châu Âu thu nhỏ ở Việt Nam.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang 🌜 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Nổi Tiếng Ở Hậu Giang – Mẫu 9

Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hậu Giang dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về Thiền viện Trúc Lâm, một điểm đến tâm linh nổi tiếng.

Ngày nay, khi đặt chân đến mảnh đất Hậu Giang du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một công trình có lối kiến trúc độc đáo, thu hút khá đông sự tò mò của du khách đó chính là Thiền viện Trúc Lâm. Đây là công trình tâm linh đầu tiên của Hậu Giang được xây dựng ngay cửa ngõ của Thị xã Long Mỹ. Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang tọa lạc tại Ngã ba Vĩnh Tường, khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, điểm đến tâm linh cho tăng ni, phật tử và người dân trong vùng.

Công trình Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang được xây dựng trên phần diện tích 4,2 ha. Qua hơn ba năm xây dựng, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều hạng mục như: Chánh điện, nhà Tổ, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan, nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ Mẹ Âu Cơ, giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá, nhà trù, tháp nước, khu nhà vệ sinh…

Tổng kinh phí xây dựng của công trình hết gần 300 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, được các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp xây dựng, với mục đích khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông, nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Đồng thời, công trình cũng góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc đậm đà ý nghĩa văn hóa lịch sử, mang nét đặc trưng cho tỉnh Hậu Giang. Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang không chỉ là nơi tu hành của các Tăng ni Phật tử trong tỉnh, mà còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong vùng, là điểm nhấn du lịch văn hoá tâm linh dành cho du khách thập phương các nơi về chiêm ngưỡng.

Bước vào khuôn viên của Thiền viện, người dân sẽ cảm nhận được không gian rộng rãi, thoáng mát, tôn nghiêm với màu gạch ngói sáng rực cả một không gian. Từ cổng chính, bước vào bên trong bắt gặp hình ảnh đầu tiên đó chính là một khoảng ao rộng, bên trong có trồng sen với những bông sen đang đua nhau khoe sắc rực rỡ, làm tôn lên vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện.

Với lối kiến trúc của các triều đại Việt Nam thời phong kiến, Thiền viện Trúc Lâm mang lại cho người dân cảm giác rất thanh bình. Nơi đây đang thu hút, níu chân du khách khi đến với Hậu Giang, đặc biệt là các bạn trẻ, sinh viên, đến để trải nghiệm sự yên tĩnh, giảm căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc. Ngoài ra, còn lưu lại nhiều bức ảnh đẹp để làm kỷ niệm.

Khuôn viên Thiền viện được bài trí cân đối và hài hòa, tạo nên một khung cảnh tĩnh mịch, thư thái cho những ai muốn dạo bước tham quan. Dạo một vòng bên ngoài, cảm nhận cảnh vật, thiên nhiên khi vào bên trong chánh điện du khách sẽ rất ấn tượng với vẻ tĩnh lặng mà đầy uy nghiêm ở đây. Sàn lót gạch màu đỏ, tất cả cột gỗ đều được đặt trang trọng trên những tấm tán bằng đá xám vân mây, chạm trổ hình hoa sen cách điệu.

Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị vua đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược. Khi đất nước thái bình, vua đã nhường ngôi lại cho con trai và một mình đến núi Yên Tử tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo nên một sự thống nhất tư tưởng và đoàn kết của nhân dân.

Với nhiều ý nghĩa tâm linh và nét đặc sắc đó, Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang được xem là một trong những công trình nghệ thuật độc đáo. Du khách đến đây để cầu an và thưởng ngoạn. Với sự tinh tế trong từng góc, đến đây du khách sẽ cảm nhận được những điều an nhiên nhất trong tâm hồn, quên đi phiền muộn.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Cảnh Đẹp Ở Hậu Giang – Mẫu 10

Khám phá về làng trầu Vị Thuỷ với khung cảnh xanh mướt yên bình trong bài thuyết minh về cảnh đẹp ở Hậu Giang dưới đây:

Hình ảnh cây cau, lá trầu dần trở nên phai mờ trong thời đại ngày nay. Nhưng đối với hàng trăm hộ dân ở huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) thì lá trầu đã trở nên quen thuộc không chỉ âm thầm giúp bà con vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống xưa sau hàng chục năm gìn giữ.

Cách trung tâm tỉnh Hậu Giang khoảng 10km, dọc theo con đường ở xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy) đâu đâu cũng thấy những nọc trầu được xếp thành hàng, vườn trầu xanh bát ngát. Theo người dân địa phương, những vườn trầu này có truyền thống hình thành từ thời kỳ trước ngày giải phóng đất nước cho đến nay. Đây được xem là “vựa” trầu lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đến thăm vườn trầu Vị Thủy, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy những giàn trầu xanh mướt, lá óng ánh vàng dưới nắng mai, khung cảnh tuyệt đẹp và tràn đầy sức sống thật hiếm thấy. Dây trầu có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng. Đặc biệt trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ, phân rơm, chuồng… hoàn toàn không sử dụng phân, thuốc hóa học. Lá trầu được chăm sóc tốt có màu xanh óng vàng bắt mắt, óng mượt có vị cay nồng tự nhiên. Nọc trầu cao khoảng 2m, được làm bằng cây tràm, cứ thế khoảng 10 ngày thu hoạch 1 lần.

Theo bà con nông dân tại Vị Thủy, cây trầu dễ trồng, lớn nhanh và nhẹ công chăm sóc. Đặc biệt trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ chứ không thích hợp các loại phân hóa học. Bón phân hữu cơ, lá trầu thon thả và có màu xanh óng đượm chút vàng, trông đẹp mắt. Riêng nọc trầu được làm bằng cây tràm, vì vỏ tràm tạo điều kiện cho rễ dây trầu bám và phát triển tốt. Trầu Vị Thủy là trầu vàng, hương vị cay nồng được nhiều người ưa thích.

Hiện nay, làng trầu tại huyện Vị Thủy được xem là nơi có diện tích trồng trầu lớn nhất vùng ĐBSCL. Hơn nữa, trầu gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống và đang được cư dân nơi đây gìn giữ. Sau hàng chục năm phát triển, vườn trầu Vị Thủy, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, được công nhận làng nghề truyền thống. Từ đó, mở ra cơ hội phát triển mới cho làng nghề.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hà Tĩnh 🍀 15 Bài Giới Thiệu Hà Tĩnh Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Hậu Giang – Mẫu 11

Với đề văn yêu cầu thuyết minh về di tích lịch sử ở Hậu Giang, di tích Tầm Vu sẽ là một địa danh giúp các em học sinh tìm hiểu về những trang sử chiến đấu hào hùng của cha ông ta.

Di tích Chiến thắng Tầm Vu, cách thành phố Vị Thanh 42 km trung tâm của tỉnh Hậu Giang, cách thành phố Cần Thơ 17 km về hướng Tây Nam, theo Quốc lộ 61 tuyến đi Cần Thơ – Vị Thanh, thuộc địa phận xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Khu Di tích rộng trên 02ha, gồm các hạng mục như: Tượng đài chiến thắng cao sừng sững trên 20m , mảng phù điêu hoành tráng, nhà trưng bày, khẩu pháo Đại bác 105 ly trong khuôn viên vườn cây xanh rợp bóng mát.

Quân dân Sài Gòn – Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối tháng 9 năm 1945, mở đầu cho cuộc kháng chiến Nam Bộ, một tháng sau đó quân dân Cần Thơ anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Cần Thơ. Từ năm 1946 – 1948, trên Quốc lộ 61, đoạn Cái Tắc – Rạch Gòi không đầy 5km đã diễn ra 4 trận đánh lớn làm tiêu hao nhiều sinh lực địch, chiến công đẹp đẽ và oai hùng này đã khắc sâu vào ký ức của mọi người dân Cần Thơ, Hậu Giang cũng như nhân dân cả nước.

Với lòng quả cảm, ngày 20 tháng 10 năm 1946 dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đăng đã đánh bật đoàn xe quân sự của địch trên lộ Tầm Vu, diệt 2 xe quân sự, giết chết một số tên địch, trong đó có tên đại tá Dessert, tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại miền Tây, là một trong 5 tên sĩ quan cao cấp của Pháp trên chiến trường Đông Dương. Ta thu 10 súng, trong đó có 2 trung liên. Đây là trận thắng đầu tiên của đơn vị vũ trang đánh xe cơ giới địch, mở màn cho những trận chiến đấu tiếp theo trên chiến trường Cần Thơ, Hậu Giang.

Chưa đầy 1 năm sau, quân dân cần Thơ tiếp tục đánh thắng trận Tầm Vu II, vào ngày 12-11-1946 do đồng chí Ngô Hồng Giỏi chỉ huy, phục kích đánh đoàn xe quân sự của địch trên lộ Tầm Vu, thiêu hủy 3 xe, diệt 60 tên lính Pháp Lê Dương, thu 60 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng khác.

Sau ngày “Toàn quốc kháng chiến”, thực hiện chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (19-12-1946) và lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu (20-12-1946). Trận đánh Tầm Vu III diễn ra ngày 03-5-1947, do Khu Bộ trưởng Huỳnh Văn Hộ chỉ huy, cũng trên tuyến lộ Tầm Vu, quân dân ta đã diệt 6 xe quân sự, làm chết và bị thương gần 200 lính Pháp, thu được 8 đại liên, nhiều súng đạn các loại và quân trang, quân dụng. Sau trận chiến, bài hát “Chiến thắng Tầm Vu” ra đời (nhạc: Đắc Nhẫn; lời: Quốc Hương), đã đi vào tâm khảm của mọi người và còn vang mãi đến hôm nay.

Chiến công nối tiếp chiến công, sự phối hợp tuyệt đẹp của ba thứ quân (quân chủ lực, địa phương quân và dân quân du kích) đã tạo nên kỳ tích oai hùng, chiến thắng trận Tầm Vu IV, diễn ra chiều ngày 19-4-1948, dưới sự chỉ huy của Khu Bộ Trưởng Trần Văn Giàu, bằng chiến thuật vận động, chiếm đánh đã tiêu diệt 14 xe quân sự địch, giết chết gần 200 tên lính Pháp, trong đó có một tên quan ba, thu nhiều súng đạn, đặc biệt là thu được khẩu pháo Đại bác 105 ly lần đầu tiên trong cả nước, làm vang dội khắp chiến trường Đông Dương.

Với ý nghĩa sâu sắc và tầm vóc chiến thắng của 4 trận Tầm Vu năm xưa, đã điểm tô vào trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm lược của dân tộc ta càng thêm sáng chói. Chính ý nghĩa đó, ngày 25-10-1990 địa điểm Chiến thắng Tầm Vu đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Ngày nay, mỗi khi du khách đến thăm Hậu Giang đều không thể bỏ qua điểm tham quan Di tích nổi tiếng này.

Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hòa Bình 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hòa Bình Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Ở Hậu Giang Học Sinh Giỏi – Mẫu 12

Bài thuyết minh về di tích ở Hậu Giang học sinh giỏi viết về Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh và trau dồi cho mình cách diễn  đạt giàu ý nghĩa.

Di tích lịch sử – văn hóa Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu tọa lạc tại khu vực 4 (khu văn hóa Hồ Sen), phường 1, thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh Hậu Giang.

Hiệp định Geneve được ký kết ngày 20-7-1954 chưa ráo mực, Mỹ Diệm đã ngang nhiên phá hoại. Do vị trí chiến lược quan trọng của Long Mỹ – Vị Thanh, nên cả ta và địch đều xem trọng địa bàn đặc biệt này, là vùng đất nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc, vùng ruột khu căn cứ giải phóng của ta, nối liên hoàn với các tỉnh trong khu vực Cần Thơ – Rạch Giá – Cà Mau. Nếu cách mạng giữ được Long Mỹ – Vị Thanh là bảo vệ được cửa ngõ căn cứ U Minh, vừa tạo được bàn đạp tấn công ra thị xã Cần Thơ.

Về phía địch, nếu thực hiện được âm mưu gom dân lập khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, chiếm được Long Mỹ – Vị Thanh sẽ làm chỗ dựa để đánh phá, bình định vùng căn cứ U Minh, mà địch gọi là: “Đại bản doanh của Cộng sản”.

Để thực hiện âm mưu trên, Mỹ Diệm đã tập trung những tên tay sai ác ôn, đầu hàng phản bội hận thù cách mạng và huy động hàng ngàn quân mở nhiều cuộc càn quét, đánh phá, đuổi nhà, gom dân, bên cạnh đó Diệm đã ban hành Luật 10/59, với phương châm “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, lê máy chém về Long Mỹ để chém giết đồng bào ta. Chính Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu) đích thân về đây động viên, khích lệ bọn tay sai thẳng tay chém giết những người bị tình nghi là “việt cộng” và ra giá mua một mật người từ 500 đến 700 đồng,.. oán hận ngất trời, máu chảy thành sông. Tội ác Mỹ Diệm chồng chất, nên thời gian này nhân dân Long Mỹ – Vị Thanh truyền miệng bài ca dao:

“Ai về Long Mỹ – Vị Thanh
Nhìn nhà, nhìn cửa tan tành mà đau
Mã mồ bị cuốc, bị đào

Vườn hoang nhà trống đượm màu tóc tang
Đầy đường ngập tiếng oán than
Mỹ – Ngô gieo họa, xóm làng tả tơi
Gió đưa uất hận ngút trời
Thổi cao ngọn lửa, đốt loài gian manh”.

Theo đồ án thiết kế, khu trù mật có chiều dài 7km, chiều ngang lấy kinh Xà No làm trung tâm, mỗi bên rộng 2 km, có diện tích chung 28 km vuông, chia làm 4 khu chính: 1 Khu Vị Thanh, 2 Khu Hỏa Lựu, 3 Khu Giữa, 4 Khu Bắc Xà No.

Mỗi khu chia thành 4 tiểu khu, mỗi tiểu khu chia ra nhiều lô, mỗi lô chia ra nhiều ô, mỗi ô chia ra nhiều khoảnh đất nhỏ, mỗi khoảnh dài 90 mét, rộng 45 mét (diện tích bằng 4 công đất) cho mỗi gia đình, ngăn cách nhau bằng một con mương rộng… mét, sâu 1,5 mét. Các lô cách nhau bằng một con kênh rộng từ 3 đến 4 mét, sâu 2 mét, ngoài ra còn có hàng rào, dây thép gai bao bọc. Người dân sống trong khu trù mật bị theo dõi, kiểm soát 5 khâu: ra vào, đi lại, ăn ở, thu nhập, giao tiếp.

Để bảo vệ an toàn Khu Trù mật chúng bố trí lực lượng như sau: một đại đội biệt kích thuộc khu U-Minh đóng ở đầu cầu chợ Cái Nhum, một đại đội dân vệ canh gác vòng ngoài, bên trong chúng trang bị cho các cụm thanh niên Cộng hòa, phối hợp với cơ quan mật vụ lùng sục suốt ngày đêm; ngoài ra chúng còn tổ chức Đảng Cần Lao nhân vị, Thanh niên Cộng hòa, Phụ nữ Liên đới, cuộc sống của người dân bị kềm kẹp gắt gao, vì vậy bà con thường mỉa mai gọi là khu “trào mật”.

Sống trong cảnh “cá chậu , chim lồng” nhân dân rất bất bình ngày càng uất hận, cùng dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng cách mạng đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống Mỹ Diệm gom dân lập Khu Trù mật. Trước tình hình khó khăn phức tạp đó, chỉ sau sáu tháng ráo riết thi công, tuy mới xây dựng được một phần ba công trình, nhưng ngày 12-3-1960 chúng vội vã tổ chức khánh thành Khu Trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu.

Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng ra đời như “nắng hạn gặp mưa” là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh trong huyện càng trở nên quyết liệt. Đêm 14-9-1960 lệnh Đồng Khởi được phát ra, lực lượng vũ trang của ta tập kích đánh chiếm nhiều nơi. Phối hợp với nhân dân và binh sĩ yêu nước trong khu trù mật và 12 điểm tập trung đã nhất tề nổi dậy lùng sục bắt bọn tay sai ác ôn giao cho cách mạng, đốt cờ, xé ảnh Diệm, lột bảng khẩu hiệu, phá rào, phá cổng trở về xóm ấp cũ. Tiếng reo hò, tiếng mõ, tiếng súng vang động, tạo nên một khí thế cách mạng, sức mạnh “tức nước vỡ bờ”. Ngoài đánh vào, trong nổi dậy làm cho kẻ thù ở khu trù mật bị tê liệt hoàn toàn.

Để ghi nhớ sự kiện lịch sử này, Di tích văn hóa – lịch sử Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu được đầu tư xây dựng, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997. Sau đó, di tích được tiếp tục đầu tư mở rộng trên diện tích 1ha, với nhiều hạng mục: cụm tượng đài, phù điêu; nhà trưng bày hiện vật, tranh, ảnh về địch lập khu trù mật, sự nổi dậy phá vòng vây của địch… phản ánh sinh động lịch sử truyền thống cách mạng năm xưa tại vùng đất Vị Thanh – Long Mỹ.

Ngày nay, đến bi tích lịch sử – văn hóa Khu trù mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, không ít người vẫn mường tượng được những tháng ngày bi thương nhất của người dân sông Hậu tại khu trù mật này. Nhớ lại, rồi dằn lòng, để kể cho con cháu biết thế hệ cha anh đã chiến đấu hy sinh biết bao năm ròng để có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ở Hậu Giang Đặc Sắc – Mẫu 13

Đón đọc văn mẫu thuyết minh về một di tích lịch sử ở Hậu Giang đặc sắc với những thông tin cụ thể giới thiệu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt – khu Chiến thắng Chương Thiện.

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện là di tích lịch sử duy nhất ở Hậu Giang được xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt. Trước đây, di tích này có tên gọi là Di tích Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân Khu 9. Hiện tại, di tích phân bố tại 2 điểm: Phường V (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, là nơi ghi lại những dấu ấn lịch sử của quân và dân Khu 9.

Ở thành phố Vị Thanh, cùng với cầu Xà No, bờ kè Xà No, Khu hành chính UBND tỉnh, Di tích Chiến thắng Chương Thiện nổi bật với kiến trúc độc đáo, hài hòa với tổng thể xung quanh, rất thuận lợi cho du khách đến tham quan. Còn điểm ở xã Vĩnh Viễn nằm ngay cạnh Khu hành chính Huyện ủy, UBND huyện hiện thời.

Địa phương này từng là một tỉnh dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, thành lập ngày 24-12-1960, khi ấy gồm các huyện Long Mỹ, Vị Thanh, một phần của huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), một phần của huyện Phước Long – Thạnh Trị (Sóc Trăng), huyện Ngan Dừa – Hồng Dân (Bạc Liêu). Nơi đây là cửa ngõ, điểm trung chuyển của tiểu vùng tây sông Hậu, nối liền các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá thời chiến tranh chống Mỹ. Do có vị trí chiến lược quan trọng, Chương Thiện từng là vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch.

Hiệp định Paris được ký kết năm 1973 song ngụy quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ không tuân thủ. Chúng ra sức bình định, lấn chiếm nhằm mục đích xóa bỏ vùng giải phóng, giành dân, lấn đất… Quân dân khu 9 từ tháng 1 đến tháng 11-1973 đã kiên cường bám trụ, chiến đấu dũng cảm, giữ vững được địa bàn. Quân địch đã mở nhiều cuộc hành quân càn quét quy mô với nhiều thứ quân (sư 9, sư 21, sư 7, biệt động quân, thiết giáp, quân địa phương của các tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Sóc Trăng, Bạc Liêu) từ nhiều hướng đánh vào vùng giải phóng với sự chi viện của các giàn pháo 105, 155 ly đóng ở Long Mỹ, Cái Tắc, Phụng Hiệp. Máy bay chiến đấu của địch thực hiện ném bom hàng trăm vụ.

Tuy nhiên, các cuộc càn quét của chúng đều vấp phải sự kháng cự quyết liệt của ta. Đến cuối năm 1973, bộ đội chủ lực của Quân khu 9 và quân dân Cần Thơ, cùng các tỉnh Sóc Trăng, Rạch Giá đã đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch bình định, lấn chiếm Chương Thiện – Long Mỹ, Vị Thanh… Kế hoạch bình định Chương Thiện, “nhổ cỏ U Minh” của địch bị phá sản, thất bại hoàn toàn, với những thiệt hại vô cùng to lớn, nặng nề.

Đánh bại 75 lượt tiểu đoàn địch trên chiến trường Chương Thiện, đập tan hoàn toàn Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của địch là chiến công vẻ vang của quân và dân khu 9. Chiến thắng Chương Thiện đã tạo tiền đề cho sự chuyển hướng của cách mạng miền Nam, tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước mùa Xuân 1975.

Đất nước giải phóng. Quê hương Hậu Giang ngày càng khởi sắc, thay da đổi thịt, không còn thấy những dấu vết, tàn tích của chiến tranh. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, các ngành hữu quan đã chọn khu vực 3, phường 5, thành phố Vị Thanh và điểm ấp 1 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ làm địa điểm ghi dấu, lưu niệm sự kiện chiến thắng Chương Thiện của quân và dân khu 9 năm 1973. Do những giá trị mang tính biểu trưng của di tích, ngày 9-12-2013, Chính phủ đã quyết định công nhận, xếp hạng Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) là Di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích nằm ở một vị trí thoáng đãng nhìn ra kinh xáng Xà No nhộn nhịp tàu ghe xuôi ngược, Khu di tích có diện tích hơn 144.000 m2, với các công trình, hạng mục: khu nhà trưng bày hiện vật trong nhà, khu trưng bày ngoài trời, tượng đài, sân hành lễ và một số hạng mục khác. Từ cổng chính phía kinh xáng Xà No, du khách băng qua một khoảng sân rộng có nhiều cây cỏ, hoa kiểng đẹp sẽ đến nhà trưng bày khá hoành tráng. Nhà trưng bày có tượng của Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh nổi tiếng như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Anh, Phạm Văn Trà, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Hộ…

Nơi đây cũng trưng bày sa bàn mô phỏng toàn bộ thực địa vùng tranh chấp giữa ta và địch; các hình ảnh, tượng, hiện vật, mô tả lại hoạt động chống càn, phá đồn bót địch của dân và quân khu 9. Ở khu trưng bày ngoài trời có mái che, du khách sẽ được nhìn tận mắt những khí tài quân sự hiện đại thời ấy của địch bị ta bắn rơi, tịch thu như xe tăng M48, máy bay trực thăng vũ trang UH1A, máy bay vận tải chuyển quân “Sâu róm” hai chong chóng, tàu bay cao tốc LFC, máy bay ném bom chiến thuật A37, xe Zip chỉ huy, xe chuyển quân GMC và nhiều công cụ phục vụ chiến tranh khác

Cụm tượng đài “Chiến thắng” nổi bật trên gò cao gồm ba khối kiến trúc chính nối liền với khối giữa là tượng đài cao 21 m. Phía sau tượng đài là phù điêu, hình ảnh lá dừa nước cách điệu – biểu tượng của vùng sông rạch Hậu Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cụm tượng đài tượng trưng, biểu hiện ba thứ quân, ba mũi giáp công cùng những sự kiện nổi bật khác của hoạt động chiến tranh cách mạng, phong trào đấu tranh nổi dậy phối hợp với chiến tranh vũ trang nhân dân được tái hiện sinh động, hoành tráng.

Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện – Vị Thanh là một trung tâm văn hóa, du lịch, một trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng của khu vực có ý nghĩa lịch sử lớn lao.

Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Hà Nội 🌻 16 Bài Giới Thiệu Hà Nội Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Hậu Giang – Mẫu 14

Bên cạnh những danh thắng đẹp, Hậu Giang còn làm say đắm du khách với đặc trưng ẩm thực dân dã và độc đáo. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhiều hơn với bài thuyết minh về đặc sản Hậu Giang sau đây:

Đến Hậu Giang, ngoài việc khám phá vẻ đẹp về vùng đất này, du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn, dù một lần nhưng sẽ nhớ mãi.

Là vùng đất vẫn còn nhiều hoang sơ, cá đồng vẫn còn khá nhiều, nên về Hậu Giang, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn từ cá đồng, chuột đồng như nướng trui, quay lu, nấu chua… Đặc biệt là món lẩu mắm với cá, ốc cùng nhiều loại rau đồng đa dạng, phong phú, trong đó có món đọt choại hấp dẫn. Đi đến đâu cũng có món ăn dân dã, đậm đà hương vị này. Đặc biệt, các quán ăn tại trung tâm thành phố Vị Thanh cũng sẽ thết đãi du khách món ăn hấp dẫn này.

Ở đây còn có món đặc sản cá thát lát mà ở quán ăn nào du khách cũng có thể thưởng thức. Có thể ăn thát lát rút xương hoặc không rút xương muối sả chiên, hay chả cá thát lát nấu lẩu, nấu canh, món nào cũng mang hương vị đặc trưng, làm say lòng người thưởng thức.. Ngoài món ăn này, tại đây, du khách còn có thể khám phá món bánh tằm bì dân dã, nhưng vị đậm đà, béo ngậy sẽ làm nức lòng người thưởng thức, hay món bánh xèo nhưn thịt vịt củ hủ dừa, bông điên điển, măng tre, giá… Nếu được đi đến các khu du lịch sinh thái, còn có món bánh xèo ong độc đáo.

Khi có điều kiện về thời gian, muốn khám phá ẩm thực Hậu Giang, sẽ còn có rất nhiều thứ để thưởng thức. Cách Vị Thanh chưa đến 10km là vùng khóm Cầu Đúc. Du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn, thức uống làm từ sản vật của địa phương như: rượu khóm, mứt khóm, củ hủ khóm xào tép, củ hủ khóm làm nhưn bánh xèo.

Đi xa, Hậu Giang còn có đặc sản cháo lòng Cái Tắc, cách Vị Thanh hơn 30km. Ngoài ra, vùng đất này còn có nhiều trái cây đặc sản, như quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn, bưởi Năm Roi Phú Hữu, cam sành Ngã Bảy. Đặc biệt, vùng trồng bưởi và cam, người dân còn làm món rượu bưởi, rượu cam sành giúp du khách thưởng thức món ngon một cách trọn vẹn.

Chỉ cần một ngày lưu lại Hậu Giang, du khách sẽ khám phá nhiều điều thú vị từ vùng đất vẫn còn khá hoang sơ này, để nhớ mãi và ước mong được một lần trở lại…

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đồng Tháp 🍀 15 Bài Giới Thiệu Đồng Tháp Hay

Giới Thiệu Về Hậu Giang Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo bài mẫu giới thiệu về Hậu Giang bằng tiếng Anh để trau dồi vốn từ vựng phong phú và cách viết đúng của các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

Tiếng Anh:

Hau Giang is a province in the center of the Mekong Delta, the administrative boundary is adjacent to 5 provinces, the North borders Can Tho city, the South borders Soc Trang province, the East borders Hau River and Vinh Long province, the West borders bordering Kien Giang province and Bac Lieu province. Vi Thanh City, the center of the province, is 240 km southwest of Ho Chi Minh City.

The trend of domestic and international tourists is to return to nature, with gardens of rivers, forests, mountains, and wild sea, attractive fields, so Hau Giang is becoming a tourist center garden ecology combined with entertainment, dining, resting… attractive and famous of the West, attracting a large number of tourists.

Tiếng Việt:

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, địa giới hành chính tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam.

Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vậy Hậu Giang đang trở thành trung tâm du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi… hấp dẫn và nổi tiếng của miền Tây, thu hút đông đảo du khách.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận