Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm: 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Đặc Sắc Viết Về Vẻ Đẹp Của Cụm Đảo Nổi Tiếng Ven Biển Miền Trung.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm

Để giúp các em học sinh dễ dàng phân tích đề và định hướng làm bài, tham khảo dàn ý thuyết minh về Cù Lao Chàm chi tiết dưới đây:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về địa danh Cù Lao Chàm.
  • Cảm nghĩ khái quát về Cù Lao Chàm.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát về Cù Lao Chàm:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành Cù Lao Chàm:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian phát hiện

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở Cù Lao Chàm:

  • Đặc điểm kiến trúc của Cù Lao Chàm
  • Chi tiết cảnh quan của Cù Lao Chàm

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Cù Lao Chàm:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Ý nghĩa bảo tồn sinh quyển
  • Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của Cù Lao Chàm.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về Cù Lao Chàm.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Bài Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm – Mẫu 1

Bài thuyết minh về Cù Lao Chàm không chỉ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn mà còn khám phá thêm những thông tin thú vị về địa điểm du lịch nổi tiếng.

Cù lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm cách bãi biển Cửa Đại khoảng 15 km đường biển, Cù lao Chàm (còn được biết đến với các tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La, Pa-lau-cham) rộng khoảng 15 km2 với hơn 2.900 dân, sống gần như biệt lập với đất liền.

Cù lao Chàm gồm 8 đảo nhỏ là: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Trong đó, dân cư tập trung chủ yếu ở các thôn Bãi Làng, Bãi Hương, Xóm Cấm, Bãi Ông của Hòn Lao. Cù lao Chàm được thiên nhiên ưu ái có khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối bốn mùa phủ xanh trên các hòn đảo. Với 1.549 héc-ta (ha) rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước, Cù lao Chàm mang trong mình một sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú.

Khu bảo tồn Cù lao Chàm là nơi sinh sống của hàng trăm loài cá, sinh vật nhuyễn thể, các rạn san hô, các thảm rong, cỏ biển và các loài hải sản có giá trị cao sinh sống. Không chỉ có thế, nơi đây còn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.

Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái, trong đó có 2 loài được ghi vào sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân nơi đây, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước biển vào mỗi sớm chiều, đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật. Nhiều người kể rằng chúng còn khoái chí ném đá ra biển và hét toáng lên khi thấy tàu thuyền đi ngang.

Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm còn chứa trong mình các hệ văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt, cùng với các di tích đã chứng minh mối quan hệ giao lưu giữa Cù lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3000 năm, nơi đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa. Đây thật sự là một địa điểm lý tưởng để khám phá.

Bên cạnh các di tích khảo cổ là sự tồn tại khá đầy đủ thiết chế văn hóa tín ngưỡng truyền thống của làng xã miền Trung nước ta. Các di tích tín ngưỡng hiện còn ở Cù lao Chàm, được xây dựng chủ yếu vào khoảng thế kỷ 17-18 như đình Đại Càn, miếu thờ Thành hoàng, miếu Tiền hiền, miếu Thần nông, miếu Tổ nghề yến, lăng Ông Ngư, lăng Cô, giếng Xóm Cấm, chùa Hải Tạng… là những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách

Ngoài ra, đã đến với Cù lao Chàm mà chưa được thả mình trên cánh võng đêm bên bờ biển thì thật phí. Những hàng dừa biển vững trãi vừa là cột cho những cánh võng đêm, vừa là tiếng gọi của thiên nhiên đưa gió biển về bên cánh võng. Và khi ánh bình minh buông những tia nắng đầu tiên trên biển bao la là bạn có thể cùng ngư dân kéo lưới. Đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị khi người thành phố, lâu nay chỉ quen một bước lên xe nay học làm ngư dân với những công việc như: phơi mực, đánh cá, bắt cua hay chèo thuyền… Những trải nghiệm cùng ngư dân sẽ làm khách phương xa hiểu về cuộc sống bám biển.

Đến Cù lao Chàm, bạn đừng bỏ qua cơ hội tham gia một tour hấp dẫn là đi xem san hô bằng tàu hoặc thuyền thúng đáy kính. Trong thời gian 45 phút lênh đênh ngoài biển, du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của rạn san hô tại khu bảo tồn biển Cù lao Chàm. Nếu muốn mạo hiểm hơn nữa, du khách có thể tham gia môn lặn dưới đáy biển để thấy thật gần với các sinh vật biển dưới làn nước trong vắt của đại dương.

Hiện nay, Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm thu hút gần 2 vạn khách du lịch mỗi năm. Có thể nói điều thu hút du khách tới đây chính là muốn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của biển cả, của những nền văn hóa cổ xưa và được tự mình khám phá thiên nhiên. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi đây mới thực sự là “món quà quý” mà đảo dành tặng du khách. Sự chân tình, hồn hậu, mến khách và quyết tâm cao trong việc bảo vệ, giữ gìn hệ sinh thái của người dân nơi đây sẽ khiến bước chân những ai trót lãng du tới mảnh đất Cù lao phải quyến luyến lúc rời xa.

Ở Cù lao Chàm những năm gần đây không còn thấy đâu bóng dáng của rác thải hay túi nilon nữa. Từ giữa năm 2009, người dân nơi đây đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị của thành phố Hội An về việc không sử dụng túi nilon trên đảo, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường.
Đây là một chương trình thiết thực khi động viên người dân nói “Không” với việc chặt cây về làm củi, nói “Không” với bao ni-lông, chỉ sử dụng giỏ nhựa để đi chợ, không dùng mìn đánh cá, không đánh bắt thủy hải sản vào mùa sinh sản, không lặn vớt san hô… Mỗi chương trình kinh tế – xã hội đưa ra, xã đều thông báo rộng rãi tới từng người dân để thảo luận, lấy ý kiến để hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện.

Thành phố Hội An cũng đã có chiến dịch cung cấp 1.300 chiếc giỏ đi chợ cho các hộ gia đình trên đảo và vận động bà con dùng các loại lá gói thực phẩm. Hơn 600 hộ dân nơi đây đồng lòng tẩy chay những chất gây hại không chỉ cho môi trường, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới các thế hệ con cháu của họ sau này.

Thậm chí ở chợ còn có tấm bảng với khẩu hiệu “Xách giỏ đi chợ, phong cách của người nội trợ” và hình minh họa nói “Không” với túi nilon. Bà con dân đảo được thành phố và một số doanh nghiệp hỗ trợ trong việc tăng cường sử dụng túi giấy, nên ngày nào cũng có cán bộ tới phát túi miễn phí. Du khách cũng không mang túi nilon ra đảo và được khuyến khích dùng túi giấy.

Việc bảo tồn và giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường tại Cù lao Chàm chính là một thông điệp hữu ích nhất cho những đối tác, khách du lịch đến đây hiểu rằng mọi động tác, mọi xử sự, cũng như việc khai thác đều phải tôn trọng, giữ gìn cảnh quan môi trường một cách toàn vẹn nhất. Để phát huy hơn nữa những giá trị của Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm, mỗi người dân nơi đây đều hiểu rõ cần phải gắn chặt việc phát triển với bảo tồn để giữ gìn Cù lao Chàm cho con cháu mai sau.

Trong đó, phải làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, bởi rừng không chỉ là thảm thực vật quý mà còn là “lá phổi” của đảo. Bên cạnh đó, cần tăng cường hiệu quả khai thác kinh tế biển, đưa ngành du lịch lên hàng đầu. Cùng với việc bảo tồn và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên, lãnh đạo xã đang cố gắng chuyển đổi ngành nghề sản xuất cho người dân, tránh bê-tông hóa, tránh hủy hoại hệ sinh thái rừng và biển chính là những phương thức làm giàu cho Cù lao Chàm.

Đến Cù lao Chàm, sự thân thiện, dễ mến của con người nơi đây sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng muốn được quay lại. Khi đi thăm các điểm du lịch, du khách sẽ nghe thấy nhiều lời mời chào, nhưng tuyệt nhiên sẽ không có ai kéo tay, kéo áo hay buông những lời nói kiếm nhã với bạn. Có lẽ vì vậy mà tuy diện tích chỉ hơn 15km2 và cách đất liền hơn 1 hải lý với 30 phút chạy tàu, nhưng thu nhập từ du lịch của Cù lao Chàm luôn tăng trung bình 40% mỗi năm và nằm trong nhóm những điểm đến có tỷ lệ khách quay trở lại cao nhất cả nước.

Với biển xanh và tiếng sóng xô ngày đêm, những bãi biển hoang sơ và cát trắng mịn màng bao quanh chân đảo, những khóm nhà thưa thớt, bình yên cùng lối sống mộc mạc, chất phác của ngư dân miền đảo, Cù lao Chàm đã tạo nên bức tranh độc đáo và ấn tượng trong lòng mỗi du khách.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Quảng Nam – Mẫu 2

Tham khảo bài thuyết minh về Cù Lao Chàm Quảng Nam sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài với dạng đề thuyết minh về một địa danh.

Cụm đảo Cù Lao Chàm còn có tên gọi khác là Chiêm Bất Lao, gồm 1 hòn đảo chính và 8 hòn đảo nhỏ xung quanh. Đây là vùng cù lao có diện tích khoảng 15km2, thuộc địa phận thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nếu đi Cù Lao Chàm từ Hội An thì khoảng cách di chuyển là khoảng 20km. Nếu đi tour Đà Nẵng Cù Lao Chàm thì Cù Lao Chàm cách Đà Nẵng bao xa? Chặng đường sẽ là khoảng 45km (bao gồm đường bộ và đường biển).

Vì còn hoang sơ nên nơi đây có hệ sinh thái khá phong phú. Vào năm 2009, UNESCO đã công nhận nơi đây là một trong những khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Từ đó, cụm đảo này đã được cấp phép khai thác và quảng bá du lịch. Bạn nên đi du lịch cụm đảo này vào tầm tháng 3 – tháng 8 hằng năm. Vào mùa này, nơi đây có nắng ấm, biển lặng và ít mưa nên bạn có thể tham gia các hoạt động tắm biển, lặn biển, vui chơi trên biển,… Vào những tháng còn lại, cụm đảo này thường có bão, biển động và sóng khá lớn nên thường không có tàu đưa du khách ra đảo.

Nơi đây nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ cùng núi rừng xanh ngắt, những bãi cát dài trắng mịn, làn nước trong vắt và hệ động thực vật phong phú. Eo Gió tọa lạc ở phía đông của cụm đảo Cù Lao Chàm, cách khu dân cư Bãi Làng khoảng 3km. Đây là một điểm đến mà du khách khó lòng bỏ qua nếu muốn tìm một nơi đón bình minh lên hoặc ngắm hoàng hôn buông xuống. Eo Gió được bao bọc bởi núi non xanh biếc và biển trời rộng mênh mông, vô tận. Nơi đây như bức tường thành, bảo vệ ngư dân vững chân bám biển.

Giếng Cổ 200 năm mang đặc trưng của giếng Chăm cổ, được đặt trong khu dân cư Xóm Cấm. Với bốn bề là biển, đây là nguồn nước ngọt duy nhất trên đảo không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Người dân địa phương truyền miệng rằng uống nước giếng có thể chữa say sóng hoặc cầu duyên, sinh con theo ý muốn. Vì vậy, nơi đây đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn khi du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này.

Chùa Hải Tạng tọa lạc ở chân núi phía Tây Hòn Lao, nhìn ra cánh đồng rộng lớn. Dù thiên nhiên khắc nghiệt, chùa vẫn tồn tại nguyên vẹn suốt hàng trăm năm. Ngôi chùa cổ linh thiêng này đã trở thành một biểu tượng của hòn đảo, đi vào tiềm thức của người dân nơi đây. Đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu thêm về lịch sử, bái Phật, vãn cảnh chùa, mong cầu bình an và giữ cho tâm thanh tịnh.

Du khách chắc chắn sẽ không thể “kìm lòng” trước những bãi biển tuyệt đẹp ở Cù Lao Chàm. Bãi Ông sở hữu bãi cát trắng mịn trải dài, nước biển trong xanh, hàng dừa thẳng tắp và những luống rau muống biển xanh ngắt. Đến đây, bạn có thể tắm biển và tham gia các trò chơi như dù kéo, thuyền kéo, mô tô trên biển,…

Bãi Xếp là một bãi biển đẹp, hoang sơ và nước trong xanh. Nơi đây có những rạn san hô thuộc loại đẹp nhất vùng biển Cù Lao Chàm. Bãi Chồng Có bãi cát trắng mịn, những hàng dừa thẳng tắp, những mỏm đá đa hình đa dạng xếp chồng lên nhau như biểu tượng vợ – chồng, âm – dương,… Bãi Hương là một làng chài nguyên sơ, nằm dưới chân một cánh rừng tự nhiên xanh thẳm. Đây là nơi lý tưởng để du khách khám phá cuộc sống của ngư dân và thưởng thức hải sản tươi ngon.

Hoa ngô đồng ở đây nở rộ nhất vào cuối hạ – đầu thu (khoảng tháng 7 – tháng 8). Vào mùa hoa nở rộ, đi dọc theo còn đường Bãi Làng, Bãi Xếp, Bãi Hương, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hoa ngô đồng bừng nở sắc hoa đỏ thắm. Bất chấp mưa gió khắc nghiệt, những cây ngô đồng vẫn mạnh mẽ vươn lên như ý chí kiên cường của người dân miền Trung trước nắng mưa, thử thách.

Đến Cù Lao Chàm, du khách không nên bỏ qua chợ Tân Hiệp nằm ngay bến tàu. Đến đây, du khách có thể chọn mua được hải sản khô, hải sản tươi thơm ngon và các loại đồ lưu niệm độc đáo từ vỏ sò, ốc, đá,… Hải sản ở chợ đều rẻ hơn đất liền vì chúng được ngư dân địa phương đánh bắt, bày bán tại chỗ.

Miếu Tổ nghề yến là công trình kiến trúc quy mô, được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006. Miếu tọa lạc trên gò cát cạnh khe Cây Cừa, thuộc Bãi Hương. Vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm, lễ tế Tổ nghề khai thác yến sào được tổ chức long trọng tại miếu, cầu mong cho nghề yến ngày càng phát triển. Du khách có thể đến tham quan nơi đây vào dịp này để hiểu hơn về tín ngưỡng độc đáo của người dân ở đây.

Sức hấp dẫn ở Cù Lao Chàm không chỉ đến từ cảnh thiên nhiên mỹ lệ, không khí trong lành mà còn ở sự đa dạng sinh học. Vì thế, hoạt động lặn ngắm san hô và sinh vật biển tại đây luôn thu hút khách du lịch. Hoạt động lặn ngắm san hô thú vị nhất là vào khoảng gần trưa, khi mặt trời lên cao, ánh nắng sẽ chiếu xuống tận đáy biển. Vương quốc động vật thủy sinh như rong biển, san hô, những sinh vật biển,… sẽ hiện lên sinh động trước mắt du khách. Khách du lịch sẽ thực sự bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của hệ sinh thái đáy biển tại đây.

Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển của thế giới, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Khi đến đây, bạn chỉ nên mang về những kỷ niệm, đừng để lại gì ngoài những dấu chân. Đây là một hành động văn minh, giúp bảo vệ vững bền cho hệ sinh thái và cảnh quan trên đảo.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh về Cù Lao Chàm hay nhất sẽ là tư liệu văn mẫu hữu ích giúp bạn đọc tham khảo được cách diễn đạt khéo léo, giàu hình ảnh.

Nếu có dịp ghé thăm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đảo du lịch Cù Lao Chàm là điểm đến chắc chắn bạn không thể bõ qua. Đến với Cù Lao Chàm là đến với hòn đảo thiên nhiên, thơ mộng xinh đẹp, với môi trường trong lành đã được Unesco công nhận là 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam

Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, và hòn đảo đông dân cư nhất đó chính là Hòn Lao, và các khu vực trên đảo được phân chia thành những cái tên như Bãi Làng, Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Hương, Bãi chồng, Bãi Xếp, Bãi Bắc… Khi đặt chân đến với đảo Cù Lao Chàm, địa điểm mà bạn ghé đến đầu tiên không đâu khách là bến cảng Bãi Làng. Đây là bãi biển trung tâm của Hòn Lao, nơi tập trung dân cư đông nhất, buôn bán sầm uất nhất, và cùng là khu trung tâm hành chính chính của đảo du lịch Cù Lao Chàm

Sẽ không hiểu hết Cù Lao Chàm nếu không vào Bãi Làng để trải nghiệm cùng ngư dân về cuộc sống bám biển. Khu Bãi Làng là khu dân cư lâu đời nhất trên đảo, biểu hiện sức sống mãnh liệt, trải qua một quá trình đấu tranh sinh tồn của người dân biển đảo trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nơi đây cũng đã phát hiện một di tích là di chỉ cư trú của cư dân Champa vào thế kỷ VII – X sau công nguyên và có đời sống khá phát triển. Qua đó, cho thấy cư dân cổ của Bãi Làng đã sớm có những hoạt động giao lưu thương mại với các thương nhân nước ngoài.

Đặc biệt ở bãi Làng, chiếm phần lớn là rừng nguyên sinh điệp trùng ngút tầm mắt rọi xuống đến biển xanh. Bãi Làng Cù Lao Chàm giờ khang trang và hiện đại hơn xưa với nhiều đổi thay về diện mạo. Nhưng sự đông đúc, tấp nập ấy không làm mất đi sự bình yên, mộc mạc của đất đảo cũng như sự chân tình, nồng hậu, hiếu khách của người dân nơi đây. Bãi Làng một điểm đến không thể bỏ qua trong các hành trình Tour Cù Lao Chàm của mọi công ty lữ hành. Bãi Làng nơi có những sự tiếp đón nồng hậu của người dân chân chất thật thà, nơi chứa đựng những nét cội nguồn tinh túy của xa xưa chắc hẳn sẽ níu kéo chân bạn lòng không muốn rời khi đến với hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp.

Cầu cảng nơi tập kết của các tàu du lịch, ca nô đưa du khách lên đảo tham quan. Quang cảnh xung quanh của cảng Bãi Làng với bãi biển đẹp, tàu thuyền lớn nhỏ nhấp nhô trên mặt nước cùng những ngư dân đánh cá vô cùng thân thiện. Tên gọi khác là cầu Chữ T một địa điểm chụp hình vô cùng ảo diệu từ 4 phía bạn có thể thoải mái lưu lại những búc hình thật đẹp về làn nước biển trong xanh những rừng cây bao phủ… Khi ghé đến Bãi Làng – Cù Lao Chàm thì điểm đầu tiên mà bạn đặt chân đến là cầu cảng đấy nên hãy nhớ giữ cho mình một tấm hình thật đẹp nhé.

Đã đi du lịch Cù Lao Chàm thì nhất định phải ghé chợ Tân Hiệp ở bãi Làng. Đây được xem là khu chợ lớn nhất đảo với vô số những mặt hàng được bày bán. Bạn có thể mua các loại hải sản từ tươi sống hay phơi khô ở chợ này với giá rẻ hơn trên đất liền. Bạn cũng có thể thưởng thức các món đặc sản Cù Lao Chàm như mỳ quảng, bánh ít lá gai, bánh bèo… ngay tại chợ.

Điểm đặc biệt là chợ Tân Hiệp được chia làm 2 khu riêng biệt. Nếu khu phía trong bán những nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân ở đảo, thì khu ngoài trời được dành riêng cho khách du lịch. Ngoài các món hải sản đặc trưng, khu chợ ngoài trời cũng bán những món đồ lưu niệm, đồ trang sức bắt mắt được làm từ vỏ sò, ốc, cua,… để khách có thể mua về làm quà.

Điều làm du khách ấn tượng nhất khi đi chợ Tân Hiệp Cù Lao Chàm là hình ảnh các bà, các chị mang giỏ nhựa, đội nón lá ra vào chợ. Không chỉ mang giỏ nhựa đi chợ, mọi hoạt động giao thương, buôn bán tại đảo đều không sử dụng đến túi ni lông. Bó rau, chùm nho hay nắm ớt, tỏi đều được đựng trong những chiếc túi lưới nhỏ xinh, có thể tái sử dụng nhiều lần.

Nhà bảo tàng biển là nơi trưng bày hình ảnh trực quan sinh động về cuộc sống của người dân làng chài, về thông điệp đặc trưng chỉ có ở Cù Lao Chàm đó là không mang túi nilon lên đảo để bảo vệ môi trường, bảo vệ loài động vật Rùa Biển và các rạng san hô. Có rất nhiều gian trưng bày nhưng đặt biệt là Gian thứ nhất đặt chiếc Sa Bàn tái hiện lại toàn bộ Đảo Cù Lao Chàm cho du khách cái nhìn tổng quát nhất.

Giếng Cổ Cù Lao Chàm hay còn gọi là giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm. Giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ. Với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông. Ở mỗi góc có một chậu vuông và diện tích khuôn viên của Giếng là 15m2. Đường kính miệng giếng là khoảng 1,2m độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m.

Với những địa điểm khám phá thú vị, Cù Lao Chàm hứa hẹn là một điểm đến không thể bỏ qua, níu chân du khách khi đến với vùng đất miền Trung nhiều nắng gió.

Gợi ý tuyển tập 💧 Thuyết Minh Về Cát Bà 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Ngắn Gọn – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về Cù Lao Chàm ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Cù lao Chàm là một quần đảo gồm 7 đảo (hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ và hòn Khô Con), có tổng diện tích trên 15km2, trong đó rừng chiếm khoảng 90%.

Đảo lớn nhất là hòn Lao, nơi tập trung dân cư sinh sống, đảo nhỏ nhất là hòn Khô Con. Trên đảo có nhiều ngọn núi, ngọn cao nhất 517m. Hệ thực vật tương đối phong phú, còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với những loại gỗ quý như gõ đỏ, kiền kiền, chò, xoan núi, mây, song… Động vật hoang dã có khỉ, chồn, thỏ, trăn, rắn.

Có nhiều loại chim, trong đó có các loại chim biển cư trú. Đặc biệt là loại chim yến, mà tổ của nó là một loại thực phẩm cao cấp, vừa là dược liệu quý. Theo các tài liệu lịch sử, yến sào ở đây được con người tổ chức khai thác từ thế kỷ XVII. Trên đảo còn có miếu thờ ông tổ nghề khai thác yến sào. Hiện nay yến sào Cù lao Chàm được xếp vào loại tốt nhất ở Việt Nam và mỗi năm mang về cho ngân sách thị xã Hội An một khoản ngoại tệ đáng kể.

Nằm cạnh đường hàng hải quốc tế nên Cù lao Chàm đã được các nhà hàng hải, thương nhân phương Đông và phương Tây biết đến rất sớm. Những cuộc khảo sát khảo cổ học của Đại học Quốc gia Hà Nội (5-1998) đã tìm thấy ở đây nhiều mảnh gốm thời Đường (Trung Hoa) có niên đại khoảng thế kỷ VII-X, một số mảnh gốm Islam của vùng Trung Cận Đông khoảng thế kỷ IX-X và nhiều mảnh gốm Chămpa, đồ thủy tinh gia dụng, hạt thủy tinh được chế tác rất tinh vi.

Những hiện vật phát hiện phản ánh quan hệ giao lưu buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á và Trung Cận Đông đã diễn ra ở đây cách nay khoảng 10 thế kỷ. Có thể nơi đây là điểm dừng thuận lợi của tàu thuyền qua lại để lấy nước ngọt, củi đốt, lương thực, hoặc để tránh gió bão và trở thành bến chợ của thương thuyền nhiều nước nằm cách phố cổ Hội An không xa.

Qua hồi ký, bút ký của các lái buôn phương Tây, các nhà truyền giáo, thì quần đảo này được ghi theo mẫu tự Latinh là Pulociam, Pulaucham hay Polochiam. Người Trung Hoa gọi là Chiêm Bất Lao hay Tiêm Bích La. Còn người Việt thì gọi là Cù lao Chàm, có nghĩa là đảo của người Chàm, hay đảo có người Chàm ở (trước đây). Ngay từ “cù lao” cũng là từ vay mượn của ngôn ngữ Mã Lai (có nghĩa là hòn đảo).

Thiên nhiên ở Cù lao Chàm còn giữ được nhiều nét đẹp nguyên sơ (rừng, biển, bãi tắm, suối nước…) chưa bị ô nhiễm bởi con người gây ra, môi trường rất phù hợp cho những “tour” du lịch sinh thái. Cù lao Chàm được Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (26-5-2009) cùng với mũi Cà Mau.

Cù lao Chàm hiện nay là xã Tân Hiệp thuộc thị xã Hội An, dân số khoảng 3.000 người, sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đảo Cù Lao Chàm Ngắn Hay – Mẫu 5

Tham khảo cách hành văn súc tích, ngắn gọn và giàu ý nghĩa biểu đạt với thuyết minh về đảo Cù Lao Chàm ngắn hay dưới đây:

Theo nhận định của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An là một minh chứng điển hình, rõ nét nhất về sự kết nối, hài hòa giữa thiên nhiên và con người, đúng như sứ mệnh và tên gọi Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO.

Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 18 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Danh hiệu Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An là sự ghi nhận về những nỗ lực vượt bậc trong thời gian dài của người dân, các tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, giáo dục và các cấp chính quyền thành phố Hội An trong công tác bảo tồn và phát triển những tài sản, giá trị của địa phương nhưng mang tầm ý nghĩa toàn cầu.

Tại vùng lõi, trong vòng 10 năm, Cù Lao Chàm là một điểm sáng trong công tác bảo tồn biển, bảo vệ môi trường với những mô hình thành công đầu tiên của cả nước như: Nói không với túi ni lông, Tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển thôn Bãi Hương, mô hình phục hồi san hô, chuyển vị rùa biển… Tại đây cũng có sự thay đổi vượt bậc, trong đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang ngành du lịch – dịch vụ.

Cù Lao Chàm – Hội An đã được Ủy ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển thế giới của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, vào ngày 26/5/2009. Cù Lao Chàm – Hội An có những giá trị độc đáo, đặc trưng và duy nhất trong hệ thống 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam hiện nay.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang dần khẳng định vị thế trong lòng du khách trong và ngoài nước, tạo được niềm tin, sự yêu mến của du khách và bạn bè quốc tế. Điều này đã tạo thêm động lực cho người dân cũng như chính quyền thành phố quyết tâm hơn trong việc xây dựng Cù Lao Chàm đẹp cả về cảnh quan tự nhiên và con người, giàu có về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tương xứng với tầm vóc của một khu vực được công nhận cấp quốc tế.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về Cù Lao Chàm đạt điểm cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Sau khi được UNESCO công nhận, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An đã có bước chuyển mình toàn diện với sự bảo tồn nguyên vẹn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây, nhất là rạn san hô, thảm cỏ biển, hệ sinh thái rừng nguyên sinh Cù Lao Chàm, chất lượng môi trường được cải thiện rõ nét, trở thành viên ngọc quý tỏa sáng trong thu hút du khách, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, sinh kế được từng bước chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch sinh thái bền vững.

Từ xưa, Cù Lao Chàm đã nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau như Pulaucham, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bút Loa, Tiêm Bích Loa, Đại Chiêm dư (đảo Đại Chiêm)… Càng ngày, những phát hiện từ nguồn tư liệu thư tịch cổ cùng với kết quả nghiên cứu lịch sử, văn học dân gian, khảo cổ học, sinh vật học… càng giúp con người khám phá nhiều điều thú vị và bất ngờ về Cù Lao Chàm. Đáng kể là kết quả khai quật khảo cổ học những năm 1998-1999 ở di chỉ Bãi Ông đã cung cấp nhiều hiện vật làm những bằng chứng khẳng định nơi đây từng hiện diện lớp cư dân bản địa thời tiền sử cách ngày nay khoảng hơn 3.000 năm.

Tại Bãi Làng, các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được nhiều mảnh gốm thời Đường (khoảng thế kỷ VII – X), một số mảnh gốm Islam của vùng Trung Cận Đông (khoảng thế kỷ IX – X), nhiều mảnh gốm Chăm, nhiều mảnh của các loại đồ thủy tinh cao cấp có màu sắc rất đẹp, cùng với những hạt chuỗi thủy tinh được chế tác rất tinh xảo. Ở ngoài khơi cách Cù Lao Chàm 14 hải lý về phía đông bắc, một cuộc khai quật dưới biển với quy mô chưa từng có trong những năm 1997 – 2000 đã phát hiện hàng trăm nghìn đồ gốm hoa lam hầu như còn nguyên vẹn trên một con tàu đắm, niên đại khoảng giữa thế kỷ XV, trong đó có nhiều gốm sứ Chu Đậu – Hải Dương.

Những kết quả khảo cổ nói trên tuy chỉ là bước đầu nhưng cho phép khẳng định quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh tế, văn hóa giữa Hội An, Quảng Nam với thế giới bên ngoài đã diễn ra liên tục, mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ, nhiều thời kỳ, từ thời tiền sơ sử đến Champa, Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam. Từ xưa, Cù Lao Chàm được hình tượng hoá như người hoa tiêu khổng lồ, như bức bình phong che chắn, “nối nhịp” với Cửa Đại và thương cảng Hội An. Cù Lao Chàm còn được ví như một mắc xích, một đầu mối giao thương và giao lưu văn hóa của “con đường hương liệu”, “con đường gốm sứ”, “con đường tơ lụa” nổi tiếng.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh trong thời kỳ bành trướng sang Viễn Đông, vào đầu thế kỷ XVII đến nửa thế kỷ XIX, đã nhiều lần người Anh và người Pháp đến nghiên cứu kỹ các điều kiện và xin được mở mang giao thương, muốn các vua chúa nhà Nguyễn nhượng cho Đà Nẵng và Cù lao Chàm để làm đặc khu thương mại và dịch vụ hậu cần hàng hải tầm cỡ quốc tế. Nhưng vì thời thế rối ren cùng với chính sách bế quan tỏa cảng cửa đóng then cài của các vua Triều Nguyễn nên các cuộc thương thuyết đều bất thành.

Người Anh phải chuyển hướng sang Trung Quốc, gây ra cuộc chiến tranh nha phiến để chiếm Hồng Công suốt 100 năm. Người Pháp sau đó cũng nổ súng tấn công vào Đà Nẵng để mở đầu cho cuộc vũ trang xâm lược Việt Nam, nhưng ý đồ xây dựng Cù lao Chàm thành đặc khu kinh tế biển cũng không thực hiện được do lúc bấy giờ thời cuộc đã đổi thay. Nhắc lại những lỡ vận lịch sử đó để thấy Cù Lao Chàm có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều phương diện.

Cù Lao Chàm từ lâu đã được các nhà nghiên cứu về du lịch, chuyên gia môi trường, khảo cổ học, lịch sử, văn hóa dành cho sự quan tâm đặc biệt. Đây là một trong số rất ít đảo của Việt Nam còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn, là nơi cư trú của nhiều loại động vật hiếm quý trên bờ, dưới biển.

Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được công nhận năm 2004 bao gồm các đảo và vùng nước xung quanh, với tổng diện tích 6.719ha, trong đó có khoảng 165ha rạn san hô và 500 ha thảm cỏ biển. Về sinh vật, tại đây đã được xác định có 947 loài sinh vật sống trên vùng nước quanh các đảo, quanh các vỉa san hô cứng và mềm phát triển dày đặc…Hệ thực vật Cù Lao Chàm gồm 342 loài có ích, trên 60% trong đó có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau, riêng nhóm cây làm thuốc có 116 loài.

Năm 2015, có 04 loài cây ở Cù Lao Chàm được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam: 02 loài cây Nánh và cây Kén tại miếu Tổ nghề Yến, 03 cây Ngô đồng đỏ, rặng Ngô đồng đỏ và cây Đa núi cao. Rừng Cù Lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, hàng trăm loài bò sát, ếch nhái. Khỉ đuôi dài và chim yến là các loài quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ động vật Việt Nam. Hòn Lao, nơi có nhiều vách đá thẳng đứng là nơi cư trú và làm tổ của loài yến sào nổi tiếng, là đặc sản xuất khẩu có giá trị của Hội An từ trước đến nay với sản lượng hàng tấn mỗi năm.

Cù Lao Chàm là một cụm 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Lụi, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô (gồm Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông. Tên các hòn đảo được đặt theo hình dáng và thảm thực vật để dễ phân biệt; trong đó lớn nhất là Hòn Lao – hòn đảo duy nhất có cư dân sinh sống và được sở hữu những bãi biển thoáng rộng, bằng phẳng, cát trắng mịn màng nằm xen giữa các mỏm đá với những vết bào mòn như nét chạm trổ độc đáo.

Trong khi đó, những hòn đảo khác quanh năm đá dựng tứ bề và là thế giới của chim muông, hoa cỏ, nhiều bức tranh thiên nhiên kỳ thú được tạo tác bởi các vách đá kỳ vĩ, đa dạng về hình thể gắn với nhiều câu chuyện thần thoại, cổ tích huyền bí. Đặc biệt những hang yến trên quần đảo Cù Lao Chàm là những danh thắng tuyệt vời hiếm có như hang Cả, hang Tò Vò, hàng Khô, hang Tai…

Trên đất Cù Lao Chàm còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn với hơn 20 di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử – văn hóa còn được lưu giữ từ các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm, Việt. Trong đó 07 di tích: Lăng Tiền hiền, miếu tổ nghề yến, chùa Hải Tạng, lăng Ông Ngư, giếng xóm Cấm, di chỉ Bãi Làng và di chỉ Bãi Ông đã được công nhận di tích quốc gia. Điều thú vị là vị thiền sư Phật giáo gốc Việt – Minh Châu Hương Hải (1628 – 1715) được xem là người đầu tiên tu học và hành đạo tại Hội An đã đóng thuyền ra đảo Tiêm Bút La (tức Cù Lao Chàm) dựng 3 gian am nhỏ để tu tập và hành đạo gần 10 năm (1655 đến 1665).

Trong lĩnh vực ngôn ngữ, một số nhà nghiên cứu cho rằng khá nhiều phương ngữ của người dân Cù Lao Chàm hiện đang sử dụng có âm đọc giống như các từ ngữ trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La do giáo sĩ Alexandre de Rhodes tập hợp biên soạn.

Di sản văn hóa phi vật thể của vùng đất và con người Cù Lao Chàm cũng hết sức phong phú đa dạng bao gồm phong tục tập quán, tôn giáo – tín ngưỡng, lễ lệ – lễ hội, ẩm thực truyền thống, nghề thủ công, trò chơi dân gian… vừa mang những đặc tính chung của văn hóa dân tộc vừa mang những nét riêng, độc đáo của cư dân vùng biển đảo. Nhưng giá trị nhân văn sâu đậm nhất chính là nếp sống hiền hòa, hiếu khách, đôn hậu, bộ trực nhưng rất trọng nghĩa tình của người dân xã đảo.

Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, các tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, chiến sĩ xã đảo Tân Hiệp – Cù Lao Chàm đã nêu cao ý chí vươn lên, đoàn kết chung sức chung lòng, miệt mài lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương xứ sở. Chính vì vậy, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An còn có ý nghĩa thu hút gấp đôi khi bảo tồn cả tài nguyên thiên nhiên và những giá trị nhân văn. Cho đến nay, Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An là trường hợp duy nhất trên thế giới Khu dự trữ sinh quyển kết nối cả biển, đảo, rừng, với cửa sông, vùng ngập mặn và Di sản văn hóa Thế giới Khu phố cổ.

“Cù Lao Chàm – Đảo xanh quyến rũ” còn ở ý thức và sự chung tay của các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân cùng nhau giải quyết được bài toán giữa phát triển du lịch với việc bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái theo h­ướng phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ được tài nguyên rừng, tài nguyên biển, bảo vệ được môi trường sạch sẽ, trong lành. Và điều có ý nghĩa quyết định là giữ gìn được bản sắc văn hóa, lòng hiếu khách, chân tình của cư dân vùng biển đảo.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ☘ 15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Chọn Lọc – Mẫu 7

Văn mẫu thuyết minh về Cù Lao Chàm chọn lọc sẽ là một trong những tài liệu tham khảo không thể bỏ qua khi tìm hiểu về địa danh này.

Ra đảo Cù lao Chàm – một cụm đảo với 8 hòn đảo nhỏ để khám phá sườn đồi là một niềm vui thú mới đối với cư dân Hội An và du khách Bỏ qua những bãi cát dài trắng mịn phản chiếu ngũ sắc trong nắng sớm, xỏ giày leo lên những sườn đồi, bạn như được thiên nhiên bao bọc trong sắc xanh của lá, những đóm hồng của cây ngô đồng và hơi lạnh của đá.

Theo các nhà địa chất, Cù lao Chàm là phần kéo dài về phía đông nam của khối đá hoa cương (granit) Bạch Mã – Hải Vân – Sơn Trà được hình thành cách đây khoảng 230 triệu năm. Hệ thống đứt gãy này đã tạo điều kiện cho sự mở rộng các thung lũng, làm nên nhiều hồ chứa nước trên sườn đồi và hàng trăm hang, hốc sâu – những cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Ở phía đông của Hòn Lao, vách đá dựng đứng cao đến 100m thường xuyên bị sóng dữ vỗ tạo thành tháp, tường, đá chồng, thác nước, đá đổ và các mạch nước ngầm thành hình các bàn cờ, rùa, đá, đầu người, trống – mái…

Trong khi khảo sát môi trường và tài nguyên biển đảo để thực hiện dự án Khu bảo tồn biển Cù lao Chàm, chuyên gia Hans Dilev của Đại học Aarhus – Đan Mạch khẳng định đây là nơi lý tưởng cho du lịch sinh thái, tổ chức tốt các hoạt động du lịch lặn biển và là một trong số rất ít đảo của Việt Nam còn giữ được thảm thực vật có độ che phủ tương đối lớn.

Khi men theo những con đường mòn leo lên sườn núi, trên những lùm cây lá thấp là rừng xanh cây lá rộng nhiệt đới phân bố từ độ cao 50 – 500m, có nhiều loại gỗ quý như gõ biển, huỷnh, lim xẹt và vô vàn chủng loại lâm sản như song, mây, cây làm thuốc. Thú vị nhất là nhiều loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía. Ở sườn đồi phía đông của đảo, do địa hình dốc vẫn tồn tại thảm thực vật cây bụi và những trảng cỏ với nhiều loại đặc trưng như sến đất, huyết giác và cỏ cứng.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Khoa học tự nhiên – Hà Nội, tại Cù lao Chàm có nhiều loại cây cảnh rất đẹp đã sống vài ba trăm năm với hình dạng lạ mắt. Bạn có thể đi dạo, nghỉ ngơi, ngồi bên con Suối Tình ngắm dòng nước chảy hay trông thấy những cây tuế cao 2 – 3m mọc nhiều trên đảo Hòn Dài, chiêm ngưỡng dáng vẻ kỳ lạ của cây vông nem đường kính gần 2m, có bạnh lớn – một loài đa rễ bám vào tảng đá hoặc quấn quanh thân gỗ khác. Đây là hiện tượng mà giới chuyên môn gọi là ‘bóp cổ’.

Thảm thực vật có độ bao phủ lớn chính là nơi cư trú của nhiều loại động vật. Hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài. Đối với cư dân cù lao, những chú khỉ đuôi dài tinh nghịch xuống tận bờ đá giáp với mặt nước biển vào mỗi sớm chiều đã trở thành nếp sinh hoạt thường nhật. Nhiều người kể rằng, chúng khoái chí ném đá ra biển và hét toáng lên khi thấy tàu thuyền đi ngang.

Trên 8 hòn đảo nhỏ, mỗi nơi có mỗi điều kỳ thú khác. Tuy nhiên, chỉ cần đi theo con đường nhựa cấp phối quanh lưng đảo Hòn Lao, bạn không chỉ tận hưởng trời nước mênh mông mà còn khám phá thế giới tự nhiên vô cùng đa dạng, phong phú. Cù lao Chàm luôn là điểm đến lý thú cho những ai yêu thích vùng sinh thái biển mà thiên nhiên nơi đây ban tặng.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hồ Ba Bể 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Đặc Sắc – Mẫu 8

Bài văn thuyết minh về Cù Lao Chàm đặc sắc không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn khám phá thêm những thông tin thú vị.

Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km, là một cụm đảo gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông.

Với hơn 90% diện tích che phủ là rừng nguyên sinh, Cù Lao Chàm lưu giữ nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm. Trên đảo có hàng trăm loài cây thuốc nam mọc xen lẫn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như gõ mật, lim xanh, chò nâu, bời lời đỏ, cùng một số loài thực vật quý hiếm khác như lan nhung, trầm hương…

Hệ thực vật và lớp phủ thực vật đa dạng trên đảo cũng đã trở thành nơi cư trú của hàng trăm loài động vật hoang dã và quý hiếm, trong đó khỉ vàng đuôi dài và chim yến là 2 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Động vật Việt Nam. Là nơi chim yến lưu trú, làm tổ, các hang yến nằm trên các đảo đá, trong các khe nứt mở, cao hàng chục mét trở thành điểm tham quan lý thú đối với khách du lịch khi đến với đảo xanh Cù Lao Chàm trong nhiều năm qua.

Rạn san hô là dạng đặc thù của vùng biển nhiệt đới và cũng mang nét điển hình tiêu biểu của vùng biển đảo Cù Lao Chàm, là nguồn tài nguyên quý hiếm của Việt Nam và khu vực. Do đó, khi lưu trú trên đảo Cù Lao Chàm, các hoạt động tắm biển, lặn biển, lặn ngắm san hô… rất được du khách ưa chuộng. Giữa làn nước trong veo, du khách tha hồ nhìn ngắm, chụp ảnh, quay phim, ghi lại những hình ảnh sống động, đầy màu sắc của các rạn san hô và các loài sinh vật quý.

Không chỉ tập trung đa dạng sinh học, Cù Lao Chàm còn sở hữu những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc. Đó là những di tích thuộc các hệ văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt, các di tích liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3.000 năm, cùng hệ thống hơn 20 công trình kiến trúc cổ của cả người Chăm và người Việt được xây dựng cách đây hàng trăm năm như chùa Hải Tạng, giếng làng, lăng Ông, miếu Bà, miếu Tổ nghề yến… Những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang Tò Vò, hòn Bao Gạo, suối Tình, suối Mơ… cũng là điểm đến lý thú với nhiều du khách.

Đến với Cù Lao Chàm, du khách còn được hoà mình trong bầu không khí trong lành của biển cả với những bãi cát vàng, làn nước trong xanh, khám phá những nét sinh hoạt dân dã, sự đón tiếp nồng hậu của cư dân các làng chài; tham gia vào đêm lửa trại và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương rất nổi tiếng như tôm hùm, yến sào, ốc hương, cua đá, hải sâm, ốc gai, sò điệp, ốc hương, ốc vú nàng…

Không chỉ có cảnh quan sinh thái tuyệt vời, Cù Lao Chàm còn tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách với những điều khác biệt, chưa nơi nào có được: đảo không sử dụng túi ni-lông, cua đá được dán nhãn sinh thái, bên cạnh đó vấn đề sức chứa du lịch cũng được nghiên cứu thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng lãm, vui chơi, nghỉ dưỡng ngày càng cao của khách du lịch.

Với những giá trị nổi trội đặc trưng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 26/5/2009.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Sinh Động – Mẫu 9

Bài thuyết minh về Cù Lao Chàm sinh động sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay cách diễn đạt giàu hình ảnh.

Du lịch biển là thế mạnh lâu nay của Cù Lao Chàm. Hầu khắp các bãi biển từ tây bắc xuống đông nam trên đảo đều thoai thoải cát mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá nhô chấm phá những nét độc đáo. Bên cạnh đó, quá trình bào mòn của biển kết hợp với hoạt động đổ lở dọc các khe núi mở trong đá granit đã tạo nên các hang yến. Những đặc trưng về mặt sinh thái như nơi cư trú, tập tính sinh sản của chim yến là tiềm năng phát triển du lịch.

Đá biến chất dạng các thể tù ở Cù Lao Chàm có hình thù kỳ dị, nằm theo phương nén ép chung của đá granit với cấu trúc vân dải đẹp. Tại khu vực Bãi Chồng gặp đá biến chất bị micmatit hóa mạnh tạo nên các vân dải độc đáo là dạng tài nguyên có thể giới thiệu đến khách du lịch về quá trình tự nhiên làm nóng chảy và tái phân bố, cấu tạo lại vật chất ở dưới sâu, nay lộ ra trên bãi biển.

Cù Lao Chàm không có cảnh quan nhiệt đới như ở vịnh Hạ Long, tuy nhiên với các vách đá dốc dựng đứng ở phía đông Cù Lao Chàm, hòn Tai tạo nên bức tường, các tháp; địa hình đá đổ tạo cảnh quan hòn Chồng; hoạt động sóng và quá trình trọng lực tạo các mặt clif, các bench, mỏm sót… chính là tài nguyên quý giá để phát triển du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm.

Hệ sinh thái rạn san hô tại Cù Lao Chàm phân bố chủ yếu ở các khu vực xung quanh đảo với độ sâu không quá 14m. Về thành phần loài và độ phủ tương đối cao, diện tích phân bố của san hô mềm lớn, tại nhiều khu vực còn chiếm ưu thế so với san hô cứng. Nhiều năm qua, hàng chục doanh nghiệp lữ hành hoạt động tại Cù Lao Chàm đã khai thác rất tốt tài nguyên này với hai sản phẩm Snorkeling (lặn ống thở) và Diving (lặn bình dưỡng khí) được du khách rất yêu thích.

Với hệ thống tài nguyên đa dạng, quý giá về địa hình, địa chất, nếu tận dụng và khai thác hợp lý để phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá mạo hiểm thì Cù Lao Chàm sẽ có thêm một lối mở để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Biển Hồ 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Ngắn Nhất – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh về Cù Lao Chàm ngắn nhất sẽ là những gợi ý thú vị giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Cách Di sản thế giới đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) chưa đầy 20 hải lý, nhưng trước đây, Cù Lao Chàm vẫn khá hoang sơ. Năm 2009, khi được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, Cù Lao Chàm nhanh chóng trở thành một địa danh du lịch biển nổi tiếng của miền Trung và được giới khoa học quan tâm.

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ mà còn là nơi được giới khoa học quan tâm đặc biệt, bởi nơi đây có những loài san hô lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam. Việc nuôi trồng và phục hồi thành công những rạn san hô ở đây cũng mở ra hướng nghiên cứu mới cho việc phục hồi các rạn san hô đã bị xâm hại trên các vùng biển Việt Nam.

Sau khi thỏa sức nô đùa với sóng biển, bạn có thể khám phá những cánh rừng nguyên sinh, những khe núi hiểm trở tại đây. Khi men theo những con đường mòn leo lên sườn núi, bạn sẽ được hòa mình vào một không gian xanh mát, thưởng thức vẻ đẹp của những đóa phong lan rừng,… Du khách cũng có thể ghé thăm con suối Đá, suối Tình dịu dàng, thơ mộng.

Du lịch Cù Lao Chàm mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị như câu cá cùng ngư dân, cắm trại ven biển, lặn biển ngắm san hô, thưởng thức hải sản tươi ngon…

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm Bằng Tiếng Anh – Mẫu 11

Tham khảo bài thuyết minh về Cù Lao Chàm bằng tiếng Anh để trau dồi phong phú hơn vốn từ vựng và cách sử dụng những cấu trúc ngữ pháp cơ bản.

Tiếng Anh:

The Cham Islands constitute a group of 8 small islands of Quảng Nam, which form a part of the Cu Lao Cham Marine Park, a world Biosphere Reserve recognized by UNESCO, in the South East Asia Sea in Vietnam.

The islands are approachable from Cửa Đại beach. The islands are also recognized as Vietnam’s national scenic site. The islands grouped under the Cham Islands are: the Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai and Hòn Ông. The Cham Islands are under the administration of Tân Hiệp Commune of Hội An city in Quảng Nam Province.

The occupation of the people of the islands is mainly fishing. Cu Lao Cham Islands’ ancient landscape offers many sand beaches, forested hills and the sea. The corals and marine life are an attraction in these island waters. The islands are known for the Salanganes swallows whose nests have been a source of revenue to the local people.

Tiếng Việt:

Cù Lao Chàm là một quần thể gồm 8 đảo nhỏ của Quảng Nam, là một bộ phận của Công viên biển Cù Lao Chàm, Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, thuộc Biển Đông Nam Á, Việt Nam.

Các đảo thuộc Cù Lao Chàm có thể tiếp cận được từ bãi biển Cửa Đại. Quần đảo cũng được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia của Việt Nam. Các đảo thuộc quần đảo Chàm là: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông. Cù Lao Chàm thuộc quản lý của xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Nghề nghiệp của người dân trên đảo chủ yếu là đánh bắt hải sản. Phong cảnh cổ kính của quần đảo Cù Lao Chàm có nhiều bãi cát, đồi rừng và biển. San hô và sinh vật biển là một điểm thu hút ở vùng biển đảo này. Quần đảo được biết đến với loài chim yến sào mà tổ yến đã mang lại nguồn thu cho người dân địa phương.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận