Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông ❤️️ 27+ Mẫu Hay ✅ Tuyển Tập Những Mẫu Sơ Đồ Chi Tiết Được SCR.VN Chọn Lọc Và Gợi Ý Dưới Đây.
Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Ngắn Gọn – Mẫu 1
Dưới đây là Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Ngắn Gọn được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ, cùng theo dõi ngay nhé!
Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Chi Tiết – Mẫu 2
Với mẫu Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Chi Tiết sau đây sẽ giúp các em có thể hệ thống lại nội dung tác phẩm một cách cụ thể nhất.
Tham khảo văn mẫu 🌼 Tóm Tắt Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông ❤️️ 14 Bài Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Hay Nhất – Mẫu 3
Gợi ý đến các bạn đọc mẫu sơ đồ về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Đơn Giản – Mẫu 4
Cùng theo dõi ngay mẫu Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Đơn Giản để có thể ôn tập và chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Chi Tiết – Mẫu 5
Với mẫu sơ đồ phân tích về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn đọc trau dồi thêm nhiều tư liệu ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Đón đọc 🌼 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Vẻ Đẹp Sông Hương – Mẫu 6
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Sơ Đồ Tư Duy Vẻ Đẹp Sông Hương được nhiều bạn đọc yêu thích sau đây.
Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Đầy Đủ Ý – Mẫu 7
Với mẫu Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Đầy Đủ Ý sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác phẩm cũng như giá trị nội dung mang lại.
Xem thêm bài 🌼 Tả Sông Hương Hay Nhất ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Đạt Điểm 10
Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Thượng Nguồn – Mẫu 8
Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Thượng Nguồn, cùng theo dõi ngay mẫu sơ đồ sau để có thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Giữa Lòng Phố Huế – Mẫu 9
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Giữa Lòng Phố Huế được nhiều bạn đọc tìm kiếm dưới đây.
Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Ngoại Vi Thành Phố – Mẫu 10
Với mẫu Sơ Đồ Tư Duy Sông Hương Ở Ngoại Vi Thành Phố sẽ giúp các em có thể khám phá thêm vẻ đẹp của dòng sông đặc biệt nơi đây.
Xem nhiều hơn 🌹Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà ❤️️14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Bài Mẫu Phân Tích Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông
Gợi ý đến bạn đọc mẫu phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông đặc sắc dưới đây để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông được viết vào ngày 411981, tại Huế, được in trong tập sách cùng tên, bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta được học nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết những trang bút ký này bằng tất cả tình yêu thương cùng cảm xúc dâng trào của mình trong nỗi niềm với Huế. Hình ảnh sông Hương hiện lên như hình ảnh một cô gái Huế xinh đẹp, diễm tình, mái tóc đen dài như suối, tính cách của cô gái mang đầy màu sắc mới mẻ, có cá tính lúc mạnh lúc dịu dàng uyển chuyển.
Mở đầu, dưới sự am tường sâu sắc về địa lý, tác giả đem đến cho người đọc người nghe cái vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đa dạng phong phú cùng sức quyến rũ của dòng sông. Sông Hương được nhìn nhận trên vẻ đẹp cảnh quan địa lý của xứ Huế và ngược lại vẻ xinh đẹp của thiên nhiên hai bên bờ sông cũng được dòng sông nâng đỡ làm nổi bật hẳn, giữa chúng là sự tương hỗ, phụ trợ cho nhau tạo nên một vẻ đẹp rất Huế, rất thơ mộng.
Sông Hương chảy qua ba đoạn lớn, sông Hương chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy ở ngoại vi thành phố Huế, cuối cùng là sông Hương chảy qua thành phố, và chính lúc lúc này dòng Hương Giang đã in bóng cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của kinh thành Phú Xuân.
Sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn, in bóng những vẻ đẹp mà núi rừng Trường Sơn đã tạo nên, đã góp phần hình thành nên dòng sông xinh đẹp. Và để làm rõ điều này tác giả đã đưa vào bài bút ký ba hình ảnh so sánh và nhân hóa đặc biệt ấn tượng, “sông Hương như một bản trường ca của rừng già”, một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo mới lạ, cho thấy cái cá tính của tác giả trong việc liên tưởng rất phong phú và mạnh mẽ đậm chất Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Sông Hương mang cái chất hào hùng, dài bất tận, nằm giữa lòng Trường Sơn với bộ mặt vừa hùng vĩ vừa hùng tráng, cũng rất đỗi trữ tình. Tất cả thể trong cái nhịp chảy của nó “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”, “cuộn xoáy như những cơn lốc”, tác giả sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh cái hùng tráng của dòng sông.
Nhưng không chỉ thế dòng sông cũng chẳng kém phần thơ mộng trữ tình khi chảy qua “những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” và giữa cái cảnh sắc ấy dòng sông lại mang những phẩm chất khác hẳn “dịu dàng và say đắm”. Cả dòng sông tồn tại như một sinh thể mang những nét tính cách đối lập nhau nhưng vẫn rất hài hòa tạo nên một vẻ đẹp đa dạng phong phú, một sức sống mãnh liệt cho dòng Hương giang.
Dòng sông qua miêu tả của tác giả trở nên có cá tính và tâm hồn khoáng đạt, chính rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Cái cá tính và tâm hồn ấy lại chính là thứ mà dòng sông muốn giấu đi và ẩn mình trong núi ngàn sâu thẳm, ngay khi ra khỏi rừng già, nó đã lập tức kết thúc phần đời hùng tráng ấy tại cửa rừng và ném chìa khóa vào lòng sâu của vực thẳm dưới núi Kim Phụng.
Việc Hoàng Phủ Ngọc Tường tìm đến được vùng thượng nguồn con sông, thể hiện cái sự kỳ công, lòng khám phá không ngừng, cái sự tinh tế trong cảm nhận của nhà văn, thể hiện được quá trình lao động nghệ thuật công phu và khó nhọc của tác giả.
Ngay sau khi ra khỏi rừng già sông Hương đã vặn mình và khoác lên mình một tấm áo với nét đẹp hoàn toàn mới lạ, khiến cho chúng ta hơi ngỡ ngàng, bối rối. Tác giả so sánh vẻ đẹp của sông Hương như “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”, mang trong mình vẻ đẹp dịu dàng đầy trí tuệ, nuôi dưỡng những đứa con xứ Huế, bồi đắp nên nền văn hóa hai bên bờ sông cho cố đô băng dòng phù sa ngọt ngào, ấm áp.
Hết phần chảy ở giữa Trường Sơn, sông Hương bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình ở vùng ngoại vi kinh thành Huế, đi qua vùng Châu Hóa đầy hoa dại, hết sức lãng mạn, hết sức thi vị. Mang vẻ đẹp của “người gái đẹp”, trong cảm nhận của nhà văn cô gái ấy đang nằm ngủ mơ màng, thì người tình mong đợi đến và đánh thức. Sở dĩ tác giả có liên tưởng như vậy là bởi dòng sông khúc này nước chảy rất êm đềm.
Hành trình về xuôi, hành trình chảy ra cửa biển Thuận An của sông Hương giờ đây giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức, tìm kiếm người tình trong mộng. Thế nên đoạn chảy này được tác so sánh như cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đầy đam mê. Đây là hành trình của những người yêu nhau tìm về với nhau, là hành trình của nàng công chúa đi tìm chàng hoàng tử trong mơ.
Dòng sông mang trong mình đầy đủ những sức sống mới những vóc dáng mới, chuyển dòng một cách liên tục, “vòng giữa những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm”. Tác giả ngắm nhìn dòng sông mà tưởng tượng đến “người gái đẹp” đang phô ra những đường cong quyến rũ đầy hấp dẫn của mình, đây là dòng liên tưởng đầy sáng tạo và mạnh mẽ của nhà văn.
Sông Hương khi đi qua vùng Châu Hóa không chỉ mang vẻ đẹp mềm mại quyến rũ của người con gái mà còn mang những vẻ đẹp rất đa dạng và phong phú. “Có khi sắc nước trở nên xanh thẳm”, “mềm như tấm lụa”, một vẻ đẹp mềm mại, yên bình đến thế. Rồi dòng sông khi đi qua những ngọn đồi, mặt nước phản quang thành những mảng màu rực rỡ, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”, thật kỳ thú và dòng Hương Giang như một bức tranh nhiệm màu, đặc sắc vô cùng.
Khi sông Hương đi qua những lăng tẩm thì lại trở nên trầm mặc, cổ thi, tạo cảm giác như dòng sông Hương đang chiêm nghiệm, thành kính, suy nghĩ về lịch sử của những ông hoàng bà chúa xưa kia đã từng huy hoàng như thế nào, và rồi sông Hương bỗng bừng sáng, trẻ trung hơn hẳn khi nghe thấy âm thanh của thành phố.
Cuối cùng tác giả đem đến cảnh sông Hương nằm trong vòng tay của kinh thành Huế như người con gái đang e ấp trong vòng tay của người thương, và lúc chuẩn bị rời xa người yêu. Nhà văn thật tài tình khi sáng tác ra những hình ảnh độc đáo “chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như vành trăng non”, gợi ra một mối tình mới chớm của người con gái Huế. Rồi thì “dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”, như tấm lòng thẹn thùng, bẽn lẽn của cô gái Huế trong tình yêu đầu đời.
Hơn thế nữa sông Hương còn là nhân chứng cho lịch sử biết bao thăng trầm hưng thịnh của cố đô Huế “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, những dấu ấn, những sự kiện không bao giờ có thể lãng quên của dân tộc Việt Nam, đều được sông Hương chứng kiến và ghi lòng tạc dạ. Sông Hương chính là biểu tượng đẹp đẽ nhất xây dựng cho Huế một hình ảnh xinh đẹp thơ mộng, suốt mấy nghìn năm văn hiến của đất nước. Một vẻ đẹp lặng lờ, ẩn sâu trong đó là nét cá tính, sông Hương đã có từ lâu nhưng nó chưa bao giờ già cỗi, nó vẫn mang trong mình nhiệt huyết yêu đương của cô gái đang độ xuân thì.
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.
Đừng bỏ qua 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Nhìn Về Vốn Văn Hóa Dân Tộc 🔥 4 Mẫu Vẽ Hay