Văn Tả Cây Vải Lớp 4, Lớp 5 Ngắn Gọn ❤️️ 29+ Bài Văn Miêu Tả Quả Vãi Thiều Hay Nhất ✅ Tham Khảo Những Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Được Tuyển Chọn Và Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Của SCR.VN.
Dàn Ý Tả Cây Vải Lớp 4, Lớp 5
Khi lập dàn ý tả cây vải lớp 4, 5 các em học sinh cần lưu ý liệt kê chi tiết và sắp xếp hợp lý những ý chính theo bố cục của bài viết. Tham khảo mẫu dàn ý dưới đây:
I. Mở bài: Giới thiệu về cây vải mà em định tả (đó là cây vải nhà em hay em đã nhìn thấy ở đâu?)
II. Thân bài
a. Tả bao quát cây vải
- Tả hình dáng cây vải: cây vải lâu năm hay mới trồng
- Tả vị trí của cây vải trong vườn
- Vải là cây ưa sáng, tán rộng, sum suê
b. Tả chi tiết cây vải
- Thân cây vải: cây cao, thân gỗ màu nâu sáng, nhiều cành nhỏ
- Lá vải: mọc theo hình lông chim, lá xanh, dài nhỏ và giòn
- Hoa vải: mọc thành chùm, hoa màu trắng nhỏ li ti
- Quả vải:
- Khi nhỏ màu xanh vỏ sần sùi, khi chín quả to bằng hai đầu ngón tay có màu đỏ hồng, vỏ căng nhẵn.
- Cùi vải dày, màu trắng trong, nhiều nước và ngọt
- Hạt vải tròn nhẵn màu nâu sáng bóng
- Quả vải ăn rất ngon và nhiều dinh dưỡng nhưng cũng rất nóng không nên ăn nhiều
III. Kết bài: Tình cảm của em với cây vải
Cách Tả Cây Vải
Để nắm được cụ thể cách tả cây vải, các em học sinh có thể tham khảo những hướng dẫn chi tiết theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn góc nhìn và mục đích cho bài văn. Bạn có thể tả cây vải từ góc nhìn của một người yêu thiên nhiên, một người nông dân, một người ăn quả… Bạn cũng có thể tả cây vải với mục đích thuyết minh, biểu cảm, phê bình, ca ngợi…
- Bước 2: Thu thập thông tin và tư liệu về cây vải. Bạn có thể tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, quá trình sinh trưởng, ích lợi và ý nghĩa của cây vải. Bạn cũng có thể sử dụng các kết quả tìm kiếm trên mạng mà tôi đã cung cấp cho bạn ở trên để tham khảo các bài văn mẫu, dàn ý và cách hành văn.
- Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn. Bạn có thể sử dụng cấu trúc ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài. Mở bài giới thiệu chung về cây vải và góc nhìn, mục đích của bài văn. Thân bài trình bày các ý chính về cây vải theo thứ tự logic và hợp lý. Kết bài nhắc lại ý nghĩa của cây vải và đưa ra nhận xét, đánh giá hoặc kết luận.
- Bước 4: Viết bài văn theo dàn ý đã lập. Bạn có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả sinh động, chính xác và có tính nghệ thuật. Bạn cũng nên biểu đạt cảm nhận và quan điểm của mình về cây vải.
- Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa bài văn. Bạn có thể kiểm tra lại ngữ pháp, chính tả, câu từ, dấu câu và tránh lặp từ. Bạn cũng nên đọc lại bài văn để xem có thể cải thiện hay bổ sung gì không.
Cùng với bài văn tả cây vải, giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Ăn Quả Em Yêu Thích 🌟 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Văn tả cây vải lớp 4 ngắn gọn – Mẫu 1
Tham khảo đoạn văn tả cây vải lớp 4 ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt mạch lạc và cách sử dụng từ ngữ.
Từ trên các tán lá xanh mướt, từng chùm vải chín đỏ mọng đang nằm lúc lỉu trên cành. Nhìn từ xa, cây vái lúc đang mùa hái quả không thấy màu xanh của lá mà đổi thành màu đỏ của quả chín. Quả vải khi chưa chín thì có màu xanh, khi chín rồi có màu đỏ ối. Da vải có gai, quả càng to, càng mọng thì da càng căng và gai càng lì xuống. Lớp vỏ bên ngoài rồi đến lớp màng mỏng bên trong rồi vào đến lớp cùi vải ngọt lịm, thơm ngon. Hạt vải ở trong cùng, nhỏ xíu và màu đen bóng. Quả vải ăn vừa ngọt thơm vừa bổ dưỡng cho sức khỏe.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Tả Cây Sầu Riêng, Quả Sầu Riêng 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Tả Về Cây Vải Đạt Điểm Cao – Mẫu 2
Bài văn tả về cây vải đạt điểm cao sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh tham khảo các hình ảnh miêu tả sinh động.
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây ăn quả mùa hè như vải, nhãn, ổi vẫn nhiều nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Ba bảo rằng từ thời ông nội đã có rồi, cho đến hiện nay hằng năm nó vẫn sai trĩu quả.
Cây vải nhà em cao hơn mái nhà, tán cây xòe rộng lan tỏa bóng mát mỗi khi mùa hè về. Tuy nhiên tán và cành cây của nó không lớn, khẳng khiu nhưng có độ dẻo dai rất cao nên khi leo lên đó không bị gãy. Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đấy. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.
Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum sê và tỏa bóng mát rợp khắp.
Cây vải có hoa màu trắng bé xíu chen chúc nhau giấu sau từng tán lá xanh. Từng cụm từng cụm cứ khép kín vào nhau, khi có gió thổi qua thì những cánh hoa bé xíu mỏng manh lại rơi rụng xuống mặt đất. Chờ thời kì thụ phấn thì bắt đầu đơm quả bé tí xíu. Quả vải cứ thế lớn lên từng ngày. Vỏ của quả vải không trơn mịn mà sờ vào hơi nhám.
Có rất nhiều người mê mẩn quả vải này. Vì hương vị thơm lừng, cùi vải dày và ngọt lịm khiến người ăn không thể cưỡng lại được. Mùa vải năm nào của gia đình em cũng có rất nhiều quả, từng chụm từng chùm cứ cụm vào nhau trĩu cả cành. Có khi ba em phải buộc từng chùm vào lại với nhau vì sợ cành cây sẽ bị gãy.
Cả nhà em ai cũng thích ăn vải. Khi mùa vải chín, mẹ thường hái những chùm quả to và tròn nhất đặt lên bàn thờ ông để tưởng nhớ công lao trồng và chăm sóc vải của ông. Mỗi lần nhìn cây vải em lại thấy nhớ ông nhiều vô kể.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Cây Nhãn Hay Nhất 🍀 15 Bài Văn Tả Lớp 2 4 5 7 Điểm 10
Bài Văn Miêu Tả Cây Vải Thiều Quê Em – Mẫu 3
Bài văn miêu tả cây vải thiều quê em sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ và thú vị về loại trái cây đặc sản này.
Quê hương em ở Lục Ngạn – Bắc Giang, mảnh đất nổi tiếng với đặc sản vải thiều đã và đang được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nhà nào ở đây cũng có vài mẫu đất trồng vải, cây vải quê em là người bạn của nông dân.
Đa số những cây vải thiều nhà em đều được trồng lâu năm, ít nhất cũng trên 20 năm, bố em nói vải thiều trồng càng lâu quả sẽ càng ngon, càng quý và càng đắt. Những cây vải được bố em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi cây vải đều cao to hơn mái nhà, tán xòe ra rất rộng giống như một chiếc ô khổng lồ che nắng che mưa cho những đàn gà.
Lá vải mọc so le hình lông chim, lá nhỏ và xanh lắm, chỉ đến mùa hoa cây vải mới đổi sang màu trắng xóa của những bông hoa li ti, mùi thơm thoang thoảng. Lúc vải ra hoa là lúc thu hút nhiều ong bướm nhất, chúng bay khắp các cây vải, công việc của chúng giúp cho vải đậu quả đều và sai hơn.
Quả vải mọc thành chùm từ 10-20 quả một chùm, màu quả vải chuyển từ xanh sang đỏ vàng và đỏ hồng khi chín. Quả vải thiều khi chín có màu đỏ hồng, các gai trên vỏ vải nhẵn nhụi và căng mọng, bên trong lớp vỏ là cùi vải màu trắng trong, rất mọng nước, cắn một miếng là miếng vải ngọt lịm sẽ tan dần trong miệng, giòn ngọt như những miếng rau câu.
Vải thiều cùi dày và hạt rất nhỏ, chỉ bằng đầu đũa chứ không to bằng đầu ngón tay như những loại vải khác, chúng có khả năng kháng sâu bệnh cao nên chẳng quả nào bị sâu. Quả vải là loại quả thơm ngon, nhiều dưỡng chất, cũng là thức quà quý để mọi người đem đi cho, đi biếu.
Em rất tự hào về cây vải quê hương, em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần gìn giữ khẳng định giá trị của cây vải quê hương.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Cây Ổi Hay Nhất 💧 15 Bài Văn Tả Về Cây Ổi Điểm 10
Bài Văn Mẫu Tả Cây Vải Dài Và Hay – Mẫu 4
Bài văn mẫu tả cây vải dài và hay sẽ mang đến những ý tưởng thú vị giúp các em học sinh bắt đầu bài viết của mình.
Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây vải thiều mang lại cho em nhiều kỷ niệm nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất lâu đời. Mẹ em bảo rằng từ thời ông nội đã có rồi, cho đến hiện nay hằng năm nó vẫn sai trĩu quả.
Nội em rất thích chăm sóc cây cối trong nhà, và đặc biệt là cây vải thiều. Nội chăm sóc nó cẩn thận đến mức cây vải thiều mỗi khi vào mùa thường mọc nặng trĩu quả, quả nào cũng to và căng mọng khiến cho những đứa trẻ như em luôn khao khát được thưởng thức ngay khi nhìn.
Cây vải của Nội rất cao và to, nó cao hơn mái nhà của nội, tán cây được xòe rộng và vươn rất xa, rất dẻo dai, những tán cây xếp tầng nhìn như một cái ô to đủ để che mát cho mười đứa nhỏ. Thân cây vải to bằng một vòng tay của em, rất sần sùi. Lá cây vải nhỏ nhắn, nhìn giống lá nhãn, những lá có màu xanh thẫm hơn.
Cây vải thương thay đổi theo mùa. Mùa xuân cây khoác trên mình màu xanh mơn mởn bởi những chồi non đang nảy lộc, mùa thu cây lại có một màu vàng đến mùa đông cây trông khẳng khiu hơn bởi lá đã bị rụng sắp hết. Nhưng đến mùa hạ, cây lại trở nên thật oai phong bởi cành lá sum sê, hoa thơm kết trái ngọt.
Hoa của cây vải có màu trắng, bông hoa nhỏ xíu li ti như điểm nhấn trên chiếc áo xanh sẫm những chấm bi, khiến cây trở nên xinh đẹp lạ thường. Quả vải cứ thế đã lớn lên từng ngày, chỉ chờ chực để vươn cao, vươn to hơn. Với lớp vỏ nhìn trơn mịn, căng bóng nhưng đến khi bạn sờ vào sẽ cảm thấy hơi nhám nhám đầu tay. Và đến khi tháng tư âm lịch đến, mùa vải chín bắt đầu. Một màu đỏ thẫm bảo phủ khắp những tán cây, kẻ lá, lấn lướt hết cả màu xanh của lá. Và lan tỏa một mùi thơm ngọt khắp cả khu vườn.
Ông em thường hái những trái vải thơm ngon này để cho chúng em ăn, và để cho những bác hàng xóm thân thiết. Trái vải là lộc của trời, nên ai ai cũng yêu thích một thức quả thân yêu này
Em rất yêu quý cây vải, vải như là một người bạn vô hình, để lại những kỉ niệm đáng nhớ. Dù lớn lên em đi xa không còn ở đây nữa nhưng em vẫn không thể quên những kỉ niệm với cây vải thiều.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Cây Đu Đủ, Quả Đu Đủ 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Mẫu Tả Quả Vải – Mẫu 5
Bài văn mẫu tả quả vải với những chi tiết tiêu biểu đã thể hiện được đặc điểm và giá trị mà quả vải mang lại cho con người.
Mùa hè là thiên đường của các loại hoa quả. Quả nào cũng thơm ngon và có hương vị riêng. Trong đó, quả vải là một trong những loại quả ngon hấp dẫn nhất của mùa hè. Để có được những quả vải ngọt thơm là nhờ có công vun trồng và chăm sóc cây vải của những người nông dân. Đối với nhiều người dân Việt Nam, cây vải cũng không còn quá xa lạ nữa.
Tại vùng Đông Nam Á cây vải được trồng ở hầu khắp mọi nơi. Ngoài ra, cây vải còn được trồng ở nhiều quốc gia khác như miền Nam Trung Quốc, miền Nam Nhật Bản, Ấn Độ, Florida và Hawai (Mỹ). Ở Việt Nam, cây vải là loại cây ăn quả được nhiều người yêu thích vì hương vị quả vải dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của người Việt.
Mỗi cây vải thường có chiều cao từ 5 – 10m. Có những giống vải cây có thể cao hơn. Có những giống vải chỉ cần đứng dưới gốc là có thể dễ dàng hái được những chùm vải chín mọng. Ngoài ra, tùy thuộc vào cách chăm sóc mà những cây vải ở các vùng khác nhau có chiều cao khác nhau. Chất lượng của chúng vì vậy mà cũng có sự khác nhau.
Cây vải có thân màu nâu, thô ráp, xù xì. Lá của chúng giống như những cái lông chim mọc so le với nhau. Trước khi ra quả, cây vải ra hoa với những bông hoa trắng nhỏ li ti. Hương thơm của hoa vải có mùi nồng gần giống với hoa nhãn. Khi hoa rụng là lúc những quả vải bắt đầu sinh sôi. Chúng mọc thành từng chùm với kích thước mỗi quả khá đồng đều. Vỏ quả vải khi chín có màu đỏ sẫm, hơi sần sùi nhưng bên trong có lớp cùi trắng mọng nước và rất ngọt.
Để cây vải phát triển thì điều kiện khí hậu là vô cùng quan trọng. Vải thích hợp với khí hậu nhiệt đới, nóng và độ ẩm cao. Nếu thời tiết lạnh thì cũng không được dưới -4 độ C. Đất trồng cây vải cũng nên là loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu mùn. Tùy vào từng giống vải mà thời gian thu hoạch khác nhau.
Vải thường chín rộ vào mùa hè nhưng cũng có giống chín muộn hơn do thích hợp với khí hậu mát. Một số nơi người ta trồng vải để làm cây cảnh. Ở Việt Nam vải được trồng nhiều nhất và cũng nổi tiếng là thơm ngon nhất đó là ở Thanh Hà, Hải Dương và Lục Ngạn, Bắc Giang. Bên cạnh vải thiều ngọt lịm, hạt nhỏ cũng có những loại vải hạt to và có vị chua hơn. Dân gian gọi loại vải này là vải tu hú. Từ khi vải chín rộ tới lúc kết thúc thu hoạch chỉ kéo dài khoảng 2 tuần.
Quả vải thường được mọi người ăn trực tiếp như một thứ quả tráng miệng. Ngoài ra, từ quả vải người ta cũng chế biến tạo hương vị cho các loại bánh, kẹo, làm vải khô hay làm trà vải uống giải khát ngày hè. Tuy nhiên, cách thưởng thức mà nhiều người yêu thích nhất có lẽ vẫn là ăn trực tiếp.
Muốn cây vải phát triển bình thường thì người nông dân cũng phải tuân thủ quy trình chăm sóc. Các loại đất phù hợp với loại cây này là đất thịt, đất phù sa, đất cát pha, đất vàng, đất đỏ,… nhưng yêu cầu chung là tầng đất dày và phải thoát nước. Bao giờ cũng vậy trước khi trồng vải người nông dân phải bón lót với phân chuồng hoại mục, vôi rồi phơi ải khoảng 15 – 20 ngày. Vào mùa khô, cây vải cần được tưới đủ nước và duy trì nước khi cây ra quả. Xung quanh gốc cây cần phủ cỏ, rác, phân,… để tránh cỏ dại. Mỗi năm người dân trồng vải làm cỏ khoảng 2 lần vào vụ Xuân và vụ Thu.
Có những năm cây vải được mùa, giá vải xuống thấp khiến đời sống của người dân trồng vải gặp nhiều bấp bênh. Chúng ta hãy cùng nhau hi vọng rằng năm nào vải cũng được mùa, người dân bán được với giá tốt để họ yên tâm trồng vải, đem đến cho đời một loại quả ngon.
Mời bạn đón đọc 🌜 Tả Cây Mận Hay Nhất 🌜 15 Bài Văn Miêu Tả Cây Mận Điểm 10
Tả Quả Vải Đặc Sản Quê Hương Bắc Giang – Mẫu 6
Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng với quả vải thiều Lục Ngạn. Dưới đây là bài văn tả quả vải đặc sản quê hương Bắc Giang để bạn đọc cùng tham khảo:
Mời các bạn về thăm quê hương tôi. Quê hương tôi có một loài cây đặc sản nổi tiếng mà gần xa mọi người đều biết. Đó là cây vải thiều Bắc Giang.
Đất đai quê tôi không màu mỡ nhưng rất hợp với cây vải thiều. Cây vải thiều đầu tiên được trồng nhiều ở Lục Ngạn, đến nay nó đã có mặt ở khắp nơi nào có những quả đồi đất sỏi quê tôi. Nhìn từ xa, mỗi cây vải như một chiếc ô xanh, cả vườn vải như một đoàn quân đang nhảy dù từ trên máy bay xuống đất. Đến gần,nhìn vườn vải thật thích mắt. Cây vải khép tán, giao cành vào nhau, tán tròn, xoè nở lùm lùm như đĩa xôi.
Mùa xuân, vải thiều bắt đầu ra hoa. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Vải ra hoa hàng loạt. Cành nào cũng có hoa, cây nào cũng ra hoa, cả vườn vải ra hoa. Dưới nắng xuân, vườn hoa vải thiều phủ trắng cả một miền đồi. Ong mật tha hồ về đây lấy mật. Tiếng ong rù rì suốt ngày trong vườn vải. Người nào vào trong vườn vải, áo cũng bị mật hoa đọng vào lấm tấm.
Những vườn vải quê tôi đã mười năm tuổi. Thân cây vải đã to bằng cái bắp chuối. Thân cây màu nâu đất, đầy những vết khứa ngang. Người trồng vải làm như vậy để cây vải ra hoa đúng thời vụ và cho thu hoạch cao. Những cành vải chắc, khỏe. Lá vải có hình thoi, màu xanh đậm, quanh năm không có mùa rụng lá.
Sau những cơn mưa xuân, nắng đã chói chang hơn, vải thiều kết quả. Mỗi chùm hoa hôm trước bây giờ lại là một chùm quả, màu trắng của hoa đã nhường chỗ cho một màu xanh nhạt lẫn vào màu lá. Quả vải mới tạo thành chỉ bằng hạt gạo, mươi ngày sau nó đã lớn bằng đầu đũa, không để ý vài ngày là đã thấy nólớn bằng đầu ngón tay rồi.
Khi những cây lúa ngoài đồng lên đòng, ta nhìn lên vườn vải đã thấy quả chuyển sang màu vàng nhạt. Và đúng mùa thu hoạch lúa chiêm là vào mùa quả vải chín. Những chùm quảvải chín cũng rất nhanh. Vườn vải cứ dần chuyển sang màu đỏ. Đi qua vườn vải đã ngửi thấy mùi mật ngọt, hương của vải chín. Mỗi chùm quả thường có khoảng vài chục quả vải. Vỏ quả vải sần sùi có nhữngcái gai, khi chín, những cái gai đỡ nhọn hơn, những cái gai đó có màu đỏ sậm. Khi quả vải chín, những chùm quả trĩu xuống, cứ tưởng như cành vải không còn đủ sức để đỡ những quả vải nữa.
Trông vườn vải đầy quả chín mà thích mắt, thèm thuồng. Bóc quả vải ra, bên trong là một lớp cùi trắng đục mọng nước. Mới đưa miếng cùi vải vào đầu lưỡi, vị ngọt đã thấm vào cổ họng. Ăn một quả rồi lại muốn ăn quả nữa, ăn mười quả vẫn chưa thấy chán. Hột quả vải nhỏ tí chỉ bằng ngón tay đứa bé mới đẻ. Quả vải nào hạt càng bé, quả vải đó càng ngọt. Quả vải thiều vừa ngon lại vừa bổ. Tôi rất thích mùa thu hoạch vải để được ăn vải thoả thích.
Quả vải thiều nay đã là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình quê tôi, góp phần nâng cao đời sống cho người nghèo quê tôi. Có nhiều nhà đã xây được nhà cao tầng bằng thu nhập từ cây vải thiều. Sau mỗi mùa thu hoạch vải, nhiều nhà sắm được ti-vi, xe máy, tủ lạnh, … Quả vải thiều không những là món ăn được ưa chuộng của nhân dân ta mà còn được người nước ngoài cũng rất thích. Vì vậy , hàng năm vải thiều còn là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao của người dân quê tôi.
Giống cây này đã giúp đời sống của người dân quê tôi khá lên. Tôi rất tự hào về loài cây đặc sản này của quê tôi. Tôi mong muốn giống cây này được trồng nhiều hơn nữa không những để tăng thu nhập mà còn làm cho đất quê tôi trải dài màu xanh mướt mát, là một miền du lịch sinh thái.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Cây Vú Sữa Hay Nhất 🌹 15 Bài Văn Mẫu Lớp 2 4 5 7
Bài Văn Tả Quả Vải Thiều Hay Nhất – Mẫu 7
Bài văn tả quả vải thiều hay nhất sẽ giúp các em có thêm những góc nhìn mới lạ và thú vị khi miêu tả loại trái cây đặc sản nổi tiếng này.
Nếu như đặc trưng của mùa xuân là mưa phùn se lạnh, hoa đào hoa mai khoe sắc, thì dấu ấn riêng của mùa hè lại là hương vị thơm mát ngọt lành của hoa trái. Đó là hoa phượng đỏ rực một góc trời, là bằng lăng tím bâng khuâng cùng tà áo trắng, là cái ngọt thanh của dưa hấu hay ngọt bùi của khoai lang. Mùa hè còn là mùa của vải thiều-thứ vải chín từ cái nắng chang chang của khí hậu nhiệt đới đã trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của mảnh đất Việt Nam.
Vải là thứ cây thân gỗ, thuộc họ Bồ Hòn, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Du nhập về Việt Nam, vải được trồng nhiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hay Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Trung bình một cây vải cao từ 5 đến 10 mét. Tán vải xum xuê xanh mướt, bao phủ quanh gốc cây. Lá vải có hình lông chim, hai phiến lá hơi cụp lại từ gân chính, được xếp so le trên từng nhánh cành. Hoa vải có màu trắng xanh nhạt, mọc thành từng chùm, nổi bật giữa muôn vàn tán lá.
Dưới cái nắng gay gắt, rực rỡ của mùa hạ, từng chùm hoa dần trở thành những chùm quả sai trĩu. Quả vải còn non có màu xanh lá mạ, vỏ sần. Khi vải chín thì chuyển dần sang đỏ thẫm, vỏ cũng trở nên nhẵn hơn. Hạt vải có màu đen tuyền, được bao phủ bởi một lớp cùi trắng mịn, mọng nước. Vải chín có vị ngọt rất riêng
Bởi vẻ thanh mát, ngọt lành, vải hấp dẫn từ cụ già đến em nhỏ. Sau mỗi bữa ăn, vải được dùng làm đồ tráng miệng. Vào những ngày hè oi ả, vải ướp lạnh như một thức quà để giải khát. Khi tách riêng hạt còn có thể kết hợp với hạt sen để nấu thành chè. Ở một vài nơi, cây vải còn được xem như một loại cây cảnh, góp phần làm nên màu xanh tươi mát cho ngôi nhà. Thế nhưng, thuộc tính của vải vốn nóng, khi ăn nhiều có thể gây mụn nhọt trên da hoặc loét miệng. Bởi vậy, khi ăn vải nên ăn vừa đủ để có thể thưởng thức vị ngon riêng của thứ quả này.
Vải chín vào đầu mùa hạ, nên một vụ vải thường bắt đầu vào mùa Xuân. Khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, người ta đã chuẩn bị cho một vụ mới. Giữa tháng 3, vải đã bắt đầu ra hoa và dần kết quả. Thu hoạch vải thường vào cuối tháng 8 hoặc tháng 9. Đây là thời điểm quả vải chín hoàn toàn và có vị ngọt sắt.
Giống như các loại cây khác, vải cũng cần có cách chăm sóc riêng. Khi trồng cần bới sẵn một hố nhỏ, sâu tầm 20cm, đặt cây con vào chính giữa hố rồi lấp đất. Điều quan trọng nhất chính là phải dùng tay để lấp và chèn đất cho thật chặt. Sau đó rào cẩn thận xung quanh để các tác nhân bên ngoài không làm ảnh hưởng đến cây. Trong thời gian cây phát triển, cần chú ý tưới nước, bón phân, phun thuốc cho đúng thời điểm, liều lượng.
Ngày nay, khi Xã hội ngày một phát triển, vải nhanh chóng trở thành một trong những mặt hàng nông sản có thương hiệu, được bày bán rộng rãi trên khắp cả nước. Quả vải, mà nhất là giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng có giá trị không nhỏ về mặt kinh tế, giúp hàng loạt hộ gia đình thoát nghèo, đem lại lợi nhuận và danh tiếng cho Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, cho ngành nông sản Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, bằng sự cải tiến về Khoa học kĩ thuật, những giống vải chín mọng, hạt nhỏ, cùi dày, phòng trừ sâu bệnh tốt đã thu hút rất khách hàng quốc tế, đưa vải Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Pháp, và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Thật chẳng sai khi nói: Vải là thứ quả nổi bật trong bữa tiệc đầy hương thơm vị ngọt của mùa Hè. Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi, gắn bó mật thiết với cái nắng rực rỡ ở Việt Nam, là thứ quà mà mỗi người con xa xứ khi trở về đều làm quà biếu. Hi vọng rằng, trong thời đại Khoa học Kĩ thuật ngày một phát triển, con người sẽ lai tạo ra nhiều giống vải ngon hơn, ngọt hơn, hấp dẫn hơn, để quả vải được đến gần hơn với mọi người mọi nhà, và thương hiệu Vải Việt Nam sẽ lan truyền trên toàn thế giới.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tả Cây Khế Hay Nhất 🌼 15 Bài Văn Tả Lớp 2, Lớp 4 Điểm 10
Tả cây vải lớp 4 ngắn nhất – Mẫu 8
Bài văn tả cây vải lớp 4 ngắn nhất với những câu văn ngắn gọn phù hợp giúp các em học sinh luyện tập cách viết câu văn trôi chảy.
Quả vải là thứ quả ngọt mát được rất nhiều người yêu thích. Có được chùm vải chín ăn vào những ngày quả là điều vô cùng tuyệt vời.
Em thích ăn nhiều loại quả lắm trong đó có quả vải, bề ngoài quả vải hình tròn vỏ màu hồng nâu hơi sần sùi, bóc lớp vỏ ra là đến lớp cùi vải rất dầy ăn hơi chua chua, thơm thơm, trong cùng là chiếc hạt màu nâu dài hơn hạt nhãn, em được biết có vải thiều rất nổi tiếng, tựa dầy và ngọt, cứ đến rằm tháng 5 là em hay được ăn vải mẹ bảo để diệt sâu bọ. Em rất mong đến hè để được ăn vải.
Hương vị của quả vải là món quà tuyệt với nhất đối với em mỗi khi mùa hè đến.
Mời bạn tham khảo 🌠 Tả Cây Táo, Quả Táo Hay Nhất 🌠 15 Bài Văn Lớp 2, 4 Điểm 10
Bài Văn Tả Cây Vải Lớp 4 – Mẫu 9
Bài văn tả cây vải lớp 4 với những hình ảnh miêu tả sống động sẽ giúp các em học sinh rèn luyện cách quan sát và miêu tả sự vật.
Quê hương Hải Dương của em cũng có vải thiều, đó là vải thiều Thanh Hà, loại vải ngon nhất nhì và nổi tiếng chỉ sau vải thiều của Bắc Giang.
Về quê em mọi người sẽ bắt gặp những vườn vải rộng mênh mông ở đồng bằng, những hàng vải dài cả cây số trên đường, cành lá sum suê và sai trĩu quả. Cây vải là cây ăn quả lâu năm, thân gỗ cao lớn, nhiều cành và tán rộng, đối với vải mùa nào trông nó cũng tươi tốt vì chẳng có mùa rụng lá, chúng thay lá thường xuyên chứ không rụng trơ trụi theo mùa. Mùa xuân thì xanh tốt với những lộc non mơn mởn, mùa hè thì rực rỡ hoa trắng rồi đến khi những chùm vải chín làm đỏ rực cả cây, mùa thu và mùa đông là lúc cây vải nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một mùa hoa tiếp theo.
Quả vải là thức quả thơm ngon, hiếm ở đâu có được, quả vải tròn xoe, to bằng hai đầu ngón tay, quả to thì bằng ngón chân cái, vỏ mỏng nhẵn nhụi, cùi vải dày và căng mọng, nhiều nước. Vải có mùi thơm dịu nhẹ, vị ngọt rất đậm đà, còn ngọt hơn cả nước đường. Cứ mỗi mùa vải chín về trên quê hương là đi đâu cũng thấy vải, vải ở trên cây đỏ rực, vải ở ngoài chợ và mọi người thường mang vải làm quà biếu tặng cho nhau.
Cây vải thiều là niềm tự hào của quê hương em, nhờ có nó mà người dân có thêm thu nhập, trở thành thức quà gửi đi khắp mọi miền, để lại trong lòng người thưởng thức những dư vị khó quên.
Ngoài bài văn tả cây vải lớp 4, tại SCR.VN còn có 🌺 Tả Cây Quất Hay Nhất 🌺 15 Bài Văn Mẫu Tả Điểm 10
Tả Cây Vải Nhà Em Lớp 4 – Mẫu 10
Bài văn tả cây vải nhà em lớp 4 sẽ giúp các em trau dồi vốn từ phong phú và cách sử dụng từ ngữ linh hoạt.
Nhà em có một cây vải, cây vải đó gắn liền với những kỉ niệm về ông nội em, ông nội đã trồng nó từ rất lâu, cho đến nay hàng năm cây vải vẫn sai trĩu quả, tỏa bóng mát và che chở cho cả ngôi nhà.
Cây vải của ông nội giống một cây bóng mát hơn là cây ăn quả, vì nó cao lớn và tán rộng, thân gỗ màu nâu sần sùi vươn lên qua cả mái nhà, những cành to như những cánh tay khổng lồ chắc khỏe vươn sang ngang tỏa bóng rộng che kín cả một bên mái nhà và góc sân.
Lá vải màu xanh sáng bóng và xếp so le nhau khiến cho tán cây vừa dày lại vừa kín kẽ, chẳng có tia nắng nào có thể xuyên qua được. Cây vải rất chắc khỏe, nó chẳng bao giờ gãy cành hay nghiêng ngả mỗi lần bão đi qua, nó vẫn đứng hiên ngang giương mình ra đón gió. Chỉ sợ bão đến đúng mùa quả thì nó chẳng giữ được, vì quả vải mọc thành chùm, chúng cứ đung đưa rất dễ rơi rụng.
Khi đến mùa hoa thì cây vải chuyển màu trắng bởi những chùm hoa li ti trắng muốt, đến khi vải chín, cây vải chuyển màu sang đỏ vàng rực rỡ, những chùm quả trĩu nặng làm xõa cả cả cành. Vải chín thu hút nhiều chim, ong và dơi, chuột, chúng rất thích ăn vải, chính bởi quả vải rất ngọt, nhiều mật, lớp vỏ mỏng và cùi dày. Ăn quả vải giống như ta đang ăn những miếng thạch vừa mềm lại vừa giòn, ngọt, tuy nhiên ăn quá nhiều vải cũng không nên vì rất dễ bị nóng, nổi nhiệt.
Em rất yêu quý cây vải của ông nội, em mong sao cây vải sẽ luôn phát triển tươi tốt, che nắng che mưa cho mái nhà em và cho gia đình em những mùa quả thật tươi ngon.
Chia sẻ 🌼 Tả Vườn Rau Nhà Em 🌼 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Bài Văn Tả Cây Vải Thiều Lớp 4 – Mẫu 11
Để hoàn thành bài tập làm văn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài văn tả cây vải thiều lớp 4 chọn lọc với những ý văn hay dưới đây:
Em rất thích mùa hè bởi mùa hè em không chỉ được đi du lịch, được vui đùa thỏa thích mà mùa hè còn là mùa chín rộ của loại quả em vô cùng yêu thích. Đó chính là quả vải. Đây cũng là loại cây mà ông em trồng rất nhiều trong vườn nhà.
Cây vải nhà ông trồng chỉ cao quá mái nhà một chút thôi. Tán cây xòe rộng đổ bóng xuống mặt sân. Thân cây vải khá xù xì. Khi chạm tay vào, chúng khiến ta có cảm giác hơi sần sùi ở tay. Rễ cây cũng đâm sâu xuống mặt đất. Có đôi lúc, chị em em thường chạy chơi bên dưới gốc cây vải này. Đó là những giây phút thật hạnh phúc biết bao.
Lá cây vải nhìn lướt qua khá giống so với lá cây nhãn. Tuy nhiên chúng to hơn một chút. Lá cây vải cũng có màu xanh đậm. Khi qua mùa đông, chúng chuyển màu và bắt đầu rụng xuống. Mùa đông cây thay lá để chuẩn bị cho một mùa lá mới vào mùa xuân. Giấu sau từng tán lá xanh ấy chính là những bông hoa vải bé xíu mọc chen chúc nhau.
Những bông hoa non nớt tới nỗi mà chỉ cần một cơn gió hơi mạnh một chút khẽ qua những có thể làm chúng rơi rụng. Tuy nhiên, khi hoa rụng xuống cũng là lúc quả vải bắt đầu nhú ra. Vải mọc với nhau thành từng chùm sai trĩu quả. Khi còn bé chúng có màu xanh nhưng khi lớn lên và chín chúng chuyển sang màu đỏ. Vỏ của chúng không nhẵn mịn như nhiều loại quả khác mà hơi nhám. Nhưng bên trong quả vải có cùi trắng ăn rất ngọt nước.
Năm nào cây vải của ông em cũng sai trĩu quả như vậy. Em thích nhất là tối tối cả gia đình ngồi quây quần bên nhau để thưởng thức những quả vải thơm ngon này.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Cây Dâu Tây, Tả Quả Dâu Tây 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Tả Cây Vải Lớp 5 – Mẫu 12
Bài văn tả cây vải lớp 5 sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích để các em học sinh tham khảo cách lựa chọn chi tiết miêu tả tiêu biểu trong quá trình làm bài.
Quê em nổi tiếng với vải thiều Lục Ngạn đã mang thương hiệu quốc gia và vươn ra cả quốc tế.
Nhờ đất đai và thời tiết phù hợp. Giống vải ở đây ngon, cây vải sinh trưởng tốt tạo ra một sản phẩm được ưa chuộng vô cùng. Ngày xưa, vải thiều Lục Ngạn chỉ được dùng để tiến cống cho vua chúa nhưng cây giờ trong thời đại mới, mọi người đều có thể thưởng thức thứ vải tiến vua này.
Gia đình em may mắn cũng nằm trên vùng đất này. Nhà em cũng trông rất nhiều vải, khoảng 8 ha. Mỗi năm thu nhập của cây vải nuôi sống gia đình và làm cho gia đình em có chút của ăn của để. Cây vải nhà em không quá cao để cho dễ thu hoạch. Gốc cây được bôi vôi trắng chống sâu và mối mọt hại cây. Trên thân cây bố em đều đánh dấu kí hiệu để nhận biết từng cây. Lá vải to bằng hai ngón tay chụm lại, tán là dày và kín. Hoa vả khi ra thì nở thành từng chùm trắng xóa. Hoa không có mùi, nhưng lại có mật ngọt, thu hút rất nhiều ong đến.
Nhìn cả vườn hoa trắng muốt bông lên như những đám mây nhỏ bồng bềnh, bồng bềnh. Khi ra quả hì ban đầu quả có màu xanh, vỏ hơi sần sần. Sau đó, khi chín vỏ quả chuyển dần sang mà đỏ rực rỡ, vỏ cũng láng hơn lúc xanh. Từng chùm quả đỏ lắc lư trên cây nhìn dễ thương vô cùng. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là khi cảm nhận thứ vị ngọt thanh mát của cùi vải. Cùi vải trắng ngần, mọng nước lại dày cắn vào như tan ngay trong miệng. Thật không thể nào diễn tả hết.
Em rất tự hào về vườn vải của gia đình. Sau này, em nhất định sẽ phát triển thương hiệu vài này hơn nữa. Giúp cho quê hương giàu mạnh hơn với chính đặc sản quê mình.
Tiếp theo bài văn tả cây vải, giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Một Loại Trái Cây Mà Em Thích 🍀 15 Bài Tả Các Loại Quả
Bài Văn Tả Cây Vải Thiều Lớp 5 Đặc Sắc – Mẫu 13
Bài văn tả cây vải thiều lớp 5 đặc sắc với những hình ảnh miêu tả từ bao quát đến cụ thể đã tái hiện hình cảnh cây vải thật sinh động.
Hải Dương quê em có rất nhiều hoa thơm quả ngọt nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vải thiều Thanh Hà. Những vườn vải rộng hàng mẫu, những dãy vải dài cả cây số, cây nào cây nấy sum suê, nổi bật trên nền trời đồng bằng thoáng đãng.
Vào khoảng tháng tư Âm lịch, từng đàn tu hú bay về đậu trong vườn vải. Tiếng chim tu hú cất lên báo hiệu mùa vải chín. Từ xa nhìn lại, một màu đỏ sẫm bao trùm khắp các tán lá cây, lấn lướt màu xanh của lá. Những chùm vải sai lúc lỉu, trái tròn căng, nặng trĩu cành. Sáng sáng, em cùng bố mẹ ra thăm vườn vải. Em hít căng lồng ngực mùi thơm ngào ngạt của vải chín trong không khí mát lành. Nắng càng lên cao, hương thơm càng nồng nàn, theo gió bay xa.
Hiện nay, nhiều nơi đã trồng được vải thiều nhưng vải thiều ở Tiên Hưng, Thanh Hà vẫn ngon hơn cả. Trái vải tròn, da mỏng màu nâu đỏ. Lớp cùi dày trắng ngà, bọc lấy cái hạt chỉ nhỏ bằng đầu đũa. Bỏ vào miệng nhai, ta sẽ thấy vừa giòn vừa ngọt. Hương vị đậm đà của trái vải thiều thật khó quên! Giữa mùa hè, những ngày thu hoạch vải cũng là những ngày làng em vui như hội. Vải thiều quê em là món quà đặc biệt có mặt khắp nơi trên mọi miền đất nước. Người dân phương Nam và du khách nước ngoài giờ đây dễ dàng cầm trên tay chùm vải tươi rói như vừa hái ở trên cành.
Không có gì thích bằng đi chân trần trong vườn vải chín. Đất phù sa mịn màng dưới chân và trên đầu là một vòm xanh pha hồng bát ngát, thơm tho, văng vẳng tiếng chim tu hú. Cây vải thiều đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể, góp phần lam đổi mới gương mặt quê hương em.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Tả Quả Dưa Hấu, Tả Cây Dưa Hấu 🌟 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Tả Quả Vải Thiều Lớp 5 – Mẫu 14
Bài văn tả quả vải thiều lớp 5 mang đến cho các em học sinh những cảm nhận đặc sắc và giàu hình ảnh khi viết bài.
Thức quả phổ biến được ăn trong ngày hè này là vải – một loại quả gần gũi, vị ngọt lịm, và có giá trị kinh tế cao.
Vải là loài cây thuộc họ vô hoạn tứ. Quả vải còn gọi là quả tu hú. Tháng 6, tháng 7 hàng năm, tu hú kêu tha thiết bồi hồi trên đồng quê cũng là mùa vải chín rộ. Mùa vải trên những vùng đồi Bắc Giang, vải chín đỏ đất trời. Vải thiều Thanh Hà thuộc tỉnh Hải Dương là thơm ngon nhất. Quả vải hình cầu hoặc hình trứng, vỏ trông sần sùi như có gai trên bề mặt, khi chín chuyển thành màu đỏ. Thịt quả vải tươi gần như trong suốt, màu trắng mềm, mọng nước, vị ngọt, mùi thơm. Quả vải càng nhỏ hạt càng quý. Cành vải giòn, nếu quả nhiều quá sẽ làm gãy cành nên cần phải dùng cây chống đỡ.
Cùi vải có thể ăn tươi, sấy khô, hoặc làm vải hộp, có giá trị kinh tế cao, vải tươi, quả to, múi dày trắng, có vị ngọt thơm là vải quý, vỏ và hạt vải, phơi khô tán bột làm thuốc chữa trị bệnh lị, bệnh mẩn ngứa. Vải là đặc sản của phương Nam được các vua, chúa đời Đường hết sức trọng vọng coi là “Vua của các loại quả”. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã ca ngợi như sau: “Bóc ra múi trắng như thủy tinh, ăn lại mềm như tuyết xốp, mùi vị thật tuyệt vời, thật không hổ danh”. Nhà văn Vũ Bằng trong tác phẩm “Thương nhớ mười hai” coi quả vải là thời trân của Bắc Việt.
Cây vải đã trở thành loài cây thân thuộc và gần gũi với hương vị của nó vào mùa hè trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Hi vọng rằng cây vải sẽ ngày càng được phát triển ở cả thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Quả Măng Cụt, Cây Măng Cụt 💧 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Tập làm văn lớp 4 tả cây vải – Mẫu 15
Khi làm bài tập làm văn lớp 4 tả cây vải, các em học sinh cần thể hiện được những cảm nhận và tình cảm của mình dành cho loài cây này trong bài viết.
Trong vườn của ngoại trồng rất nhiều cây ăn quả nhưng em thích nhất vẫn là cây vải thiều, cũng có lẽ bởi vì em thích ăn vải nhất và cây vải đã cùng em có những kỷ niệm đẹp khó quên nhất.
Cây vải của ngoại rất cao và to bởi vì nó đã được trồng từ rất lâu đời rồi nên bây giờ nó cao hơn vượt qua khỏi mái ngói bếp đỏ tươi. Tán cây cũng được xòe rộng và vươn ra rất xa như muốn ôm trọn cả khoảng sân trước nhà để che nắng, để bảo vệ cho lũ trẻ chúng em mỗi buổi trưa hè nếu vui chơi ngoài đó. Thân cây cũng rất to, có lẽ phải bằng một vòng ôm của em, rất sần sùi và nâu đậm. Lá cây vải nhỏ nhắn đôi khi sẽ bị lầm tưởng là lá nhãn bởi nhìn chúng cũng rất giống nhau, nhưng lá vải xanh thẫm hơn.
Xuân đến khi những chú chim ríu rít, khi vạn vật đua nhau đâm chồi nảy lộc thì sự phát triển của cây vải cũng không nằm ngoài định luật đó. Những chồi lá non xanh mơn mởn đua nhau khoe sắc thắm dưới nắng xuân dịu nhẹ. Những cành cây cũng được tô điểm thêm màu xanh tươi thay thế cho sự khẳng khiu, trơ trụi của mùa đông lạnh giá.
Mùa hạ đến tự bao giờ để cây vải mang theo những thay đổi mới cùng sự trù phú, oai phong bởi sự xum xuê của cành lá, hương thơm ngào ngạt của hoa vải cùng sự đơm hoa kết trái ngọt trên cành. Hoa vải có màu trắng, những bông hoa nhỏ xíu li ti điểm xuyết, đan xem cùng sắc xanh của lá tạo nên một vẻ đẹp lạ kỳ nơi góc sân.
Và cứ thế những quả vải xuất hiện và bắt đầu lớn lên từng ngày như muốn phô ra hết vẻ đẹp, vẻ căng tròn của bản thân. Nhìn những quả sai trĩu trịt, trơn mịn và căng bóng nhưng nếu bạn sờ vào lại cảm thấy hơi nhám nhám, sần sùi trên tay. Mùa vải chín là tháng tư âm lịch. Một màu thẫm đỏ bao phủ khắp mọi nơi trên tán cây, lấp ló trong từng kẽ lá, lấn át cả màu xanh trù phú của lá cây. Hương thơm lừng cũng bắt đầu lan tỏa và xâm chiếm khắp mọi nơi.
Vải là loại quả đặc trưng của mùa hè, nhưng ăn hơi nóng so với những quả khác, nếu ăn nhiều sẽ rất nhiệt. Tuy nhiên em vẫn rất mê mẩn loại quả này. Em thường cùng mẹ tách hạt và vỏ ra bỏ những miếng vải trắng tinh khôi lên đĩa và cho vào tủ lạnh để mỗi khi nóng và dùng bữa xong có thể cùng cả nhà thưởng thức hương vị thơm ngọt của loại quả này. Mùa vải năm nào cây vải nhà em cũng sai trĩu quả, từng cụm từng cụm chụm đầu vào nhau trĩu cả cành. Mẹ cũng thường bó vào và đem ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập.
Cả nhà em cũng rất thích ăn vải. Đặc biệt những quả vải đầu tiên ngon nhất đẹp nhất mẹ luôn đặt lên bàn thờ để cúng ông bà, tổ tiên. Em rất yêu cây vải nhà em nên sẽ cùng mẹ chăm sóc cho cây thật tốt.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Tả Quả Xoài Hay Nhất 🍀 15 Bài Văn Tả Trái Xoài Điểm 10
Tả quả vải thiều lớp 4 – Mẫu 16
Với bài văn tả quả vải thiều lớp 4, các em học sinh cần nắm bắt được những thông tin khoa học và đầy đủ để làm bài viết của mình thêm sâu sắc.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo làm nghề nông nghiệp nên từ nhỏ em đã có điều kiện tiếp xúc với những con vật, những loài cây đặc trưng của miền quê Việt Nam. Ngoài cây lúa, các loài cây lương thực thực phẩm như: ngô, khoai, sắn….thì quê hương em còn trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác, có thể kể tên như: xoài, cam, ổi, mãng cầu, thanh long…. Nhưng loài cây mà quê hương em trồng nhiều nhất mà nhắc đến tên loài cây này thì người ta sẽ nghĩ ngay đến quê hương em. Đó chính là trái vải thiều.
Quê hương em là một vùng quê nghèo nằm ở tỉnh Bắc Giang, ở đây, mọi người ngoài trồng trọt, canh tác cây lúa nước, phát triển nông nghiệp như bao vùng quê khác thì quê hương em còn phát triển nghề trồng cây ăn quả. Có rất nhiều loài cây ăn quả được trồng ở quê em, nhưng loài cây được trồng phổ biến nhất, nhiều nhất chính là cây vải thiều. Đất đai quê em tuy không được màu mỡ, tươi tốt như các vùng quê khác nhưng lại vô cùng thích hợp đẻ trồng cây vải thiều.
Cây vải thiều hay còn có tên gọi khác là cây lệ chi, đó là một cây ăn quả nổi tiếng ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Trên khắp các vùng miền đều có thể trồng được vải vì đây là một loài cây khá dễ sống, dễ trồng. Nó có thể thích nghi trên mọi loại đất, đặc biệt phát triển tốt trên đất phù sa mùa mỡ.
Tuy nơi nào cũng trồng được vải thiều nhưng không phải hương vị vải ở vùng quê nào cũng giống nhau. Như Bắc Giang quê em nổi tiếng với đặc sản vải thiều vì do các yếu tố như đất đai, nguồn nước, khí hậu ở quê hương em đều thích hợp phát triển cây vải thiều nên chúng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và những trái vải thơm ngon, mọng nước tạo ra hương vị đặc trưng mà những vùng quê khác không có được.
Cây vải thiều là cây ăn quả thân gỗ, khi cây trưởng thành thì có thể cao từ năm đến mười mét, cây có rất nhiều cành, tán cây khá um tùm nên ngoài cho thu hoạch trái thì cây vải thiều còn dùng để che nắng, che mưa rất tốt. Khi trời nắng, đứng trú ở dưới gốc cây vải thiều sẽ mang lại một cảm giác khoan khoái, dễ chịu vô cùng.
Lá của cây vải dẹt và dài, mặt lá bóng bẩy, vân lá rõ ràng, lá vải thường mọc theo cành, một cành lá nhỏ khoảng từ bảy đến mười chiếc lá. Lá vải thiều có màu xanh lục, thân cây màu nâu và thường sần sùi. Khác với lá và thân cây, quả vải khi chín lại có màu đỏ ối vô cùng bắt mắt, hương thơm khi chín của vải thiều có thể làm xao xuyến bất cứ ai, dù là khó tính nhất.
Để phát triển thành quả vải thì phải trải qua cả một quá trình, trước hết thì cây vải thiều sẽ ra hoa, những bông hoa vải màu trắng nhỏ li ti và nở thành chum, loài hoa này không có mùi nhưng khi chúng nở rộ nhìn vô cùng đẹp mắt, sau khi hoa rụng thì kết thành những quả nhỏ, khi này quả vải thiều có màu xanh, nếu ăn lúc vải chưa chín thì sẽ thấy có vị chát, vị chua, nhưng chỉ khoảng nửa tháng sau, khi quả vải thiều đã chín thì chúng lại chuyển sang màu đỏ ối, quả to khoảng bằng hai, ba đầu ngón tay, hình dáng của nó tương đối giống quả dâu nhưng tròn hơn, da nó sần sùi, nổi lên những đường vân như vẩy của con cá nhưng nhỏ li ti.
Lúc vải được thu hoạch thì chúng có một mùi thơm vô cùng hấp dẫn, chúng không thơm lừng như những loài quả khác mà hương thơm dịu ngọt vô cùng dễ chịu. Vải là loại quả thanh mát, nhưng khi ăn quá nhiều sẽ bị nóng, nhưng hương thơm dịu ngọt của nó đã làm biết bao nhiêu người say mê, yêu thích, nó đã trở thành một loại hoa quả hàng đầu mà người ta lựa chọn mỗi khi mùa hè về. Vải sau khi thu hoạch sẽ được bó thành trùm và mang đi bán, đặc biệt vải quê em vì có hương vị đặc trưng và được những người thương nhân khắp nơi về thu mua để mang về địa phương mình bán, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người dân.
Cây vải có rất nhiều lợi ích và công dụng, hơn hết là nó có thể mang lại thu nhập cho người dân quê em, nhờ trồng vải thiều mà người dân quê em cải thiện được cuộc sống một cách rõ rệt. Em vô cùng yêu thích loài cây này, ngon ngọt thanh mát lại có hiệu quả kinh tế cao.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tả Một Cây Hoa Mà Em Yêu Thích 💧 15 Bài Văn Hay Nhất