Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính [27+ Mẫu Siêu Hay]

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính ❤️️ 27+ Mẫu ✅ Chia Sẻ Những Mẫu Sơ Đồ Ngắn Gọn Và Đầy Đủ Giúp Học Sinh Ôn Tập, Học Tốt Ngữ Văn.

Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Để lập sơ đồ tư duy cho tác phẩm, trước hết cần tóm tắt nội dung Bài thơ về tiểu đội xe không kính để nắm được những ý chính trọng tâm. Tham khảo bài tóm tắt dưới đây:

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.

Tác phẩm đã khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính, qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ. Họ ung dung, hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

Thơ của Phạm Tiến Duật được đánh giá cao và có nét riêng: giọng điệu rất sôi nổi của tuổi trẻ vừa có cả sự ngang tàn tinh nghịch nhưng lại vô cùng sâu sắc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ độc đáo của Phạm Tiến Duật.

Mời bạn tham khảo 🌠 Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính 🌠 Lời Thơ, Cảm Nhận Trọn Bộ

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Phạm Tiến Duật – Mẫu 1

Tham khảo sơ đồ tư duy về tác giả Phạm Tiến Duật sẽ giúp bạn đọc và các em học sinh tìm hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.

Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Phạm Tiến Duật
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Phạm Tiến Duật

Xem nhiều hơn 🌹 Soạn Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính 🌹 Giáo Án Trọn Bộ

Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Ngắn Gọn – Mẫu 2

Mẫu sơ đồ tư duy tiểu đội xe không kính ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và ghi nhớ những kiến thức trọng tâm.

Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Ngắn Gọn

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính 🌼 Văn Mẫu Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đơn Giản – Mẫu 3

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính đơn giản để các em học sinh tham khảo và ôn tập nhanh chóng hơn.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đơn Giản

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết – Mẫu 4

Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức và nội dung cơ bản của tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết

Tiếp tục tham khảo 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Đồng Chí Chính Hữu 🌳 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết Nhất – Mẫu 5

Mẫu sơ đồ tư duy Tiểu đội xe không kính chi tiết nhất dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Tiểu Đội Xe Không Kính Chi Tiết Nhất

Tham khảo trọn bộ ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Đoàn Thuyền Đánh Cá ☀️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đầy Đủ – Mẫu 6

Dưới đây là mẫu vẽ sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính đầy đủ để các em học sinh có thể củng cố lại kiến thức đã học.

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đầy Đủ
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Đầy Đủ

Gợi ý cho bạn ☔ Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga ☔ 9 Mẫu Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Tài liệu sơ đồ Bài thơ về tiểu đội xe không kính học sinh giỏi với những kiến thức được hệ thống hoá chi tiết và đầy đủ sẽ giúp bạn học tập tốt tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Học Sinh Giỏi
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Học Sinh Giỏi

Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều 🌻 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hay – Mẫu 8

Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay để các em học sinh có thêm cho mình những tư liệu hữu ích để ôn tập kiến thức.

Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hay
Sơ Đồ Tư Duy Tác Phẩm Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hay

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chọn Lọc – Mẫu 9

Mẫu sơ đồ Bài thơ về tiểu đội xe không kính chọn lọc sẽ hỗ trợ các em học sinh trong quá trình ôn tập và chuẩn bị trước những kỳ thi trên lớp.

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chọn Lọc
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Chọn Lọc

Có thể bạn sẽ thích 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 9 – Mẫu 10

Tham khảo dưới đây sơ đồ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 9 với những nội dung trọng tâm của tác phẩm được trình bày khoa học và rõ ràng.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 9 Tìm Hiểu Chung
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 9 Tìm Hiểu Chung
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 9 Đọc Hiểu Văn Bản
Sơ Đồ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 9 Đọc Hiểu Văn Bản

SCR.VN chia sẻ 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Ngày Xuân 🌜 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hình Tượng Người Lính Lái Xe – Mẫu 11

Sơ đồ Bài thơ về tiểu đội xe không kính hình tượng người lính lái xe sẽ là nội dung định hướng để các em học sinh tham khảo và vận dụng hoàn thành tốt bài viết của mình.

Sơ Đồ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hình Tượng Người Lính Lái Xe
Sơ Đồ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hình Tượng Người Lính Lái Xe

Gợi ý cho bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🌹 8 Mẫu Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Hình Tượng Những Chiếc Xe Không Kính – Mẫu 12

Dưới đây chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy phân tích hình tượng những chiếc xe không kính giúp các em học sinh nắm được dàn ý cơ bản khi thực hiện bài viết.

Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Hình Tượng Những Chiếc Xe Không Kính
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Hình Tượng Những Chiếc Xe Không Kính
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Hình Tượng Những Chiếc Xe Không Kính Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Hình Tượng Những Chiếc Xe Không Kính Chi Tiết

Gửi đến bạn 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🍃 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Hay Nhất

Tham khảo bài văn mẫu phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất dưới đây với những góc nhìn sâu sắc giúp các em học sinh trau dồi văn phong và tư duy cảm thụ văn học.

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây…

(Trường Sơn đông, Trường Sơn tây)

Năm 1970, tập thơ Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật ra đời. Tiếng thơ của người chiến sĩ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn cất lên hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên kì lạ trên thi đàn đương thời.

Thơ Phạm Tiến Duật thể hiện tình cảm yêu nước và chí khí anh hùng của thế hệ thanh niên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ qua những hình ảnh cô gái thanh niên xung phong và anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Lửa đèn, Trường Sơn đông, Trường Sơn tây, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Gửi em, Cô thanh niên xung phong,… là những bài thơ rất nổi tiếng của chàng lính trẻ làm thơ này.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 – khi cuộc chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay Mĩ trút hàng ngàn, hàng vạn tấn bom đạn và chất độc hóa học xuống con đường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Các trọng điểm mịt mù lửa khói suốt đêm ngày. Những đoàn xe vận tải quân sự vẫn nối đuôi nhau đi lên phía trước. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

Bài thơ làm hiện lên chiếc xe không kính đang vượt qua bom đạn băng băng tiến ra tiền phương. Một hình tượng thật độc đáo vì xưa nay ít có, ít thấy loại xe không kính qua lại trên mọi nẻo đường. Thế mà, trên con đường chiến lược Trường Sơn vẫn có loại xe như vậy, không phải đôi ba chiếc mà là hàng vạn chiếc xe “không kính “đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình: đèo cao, dốc thẳm, khe suối, ngầm sông, chạy trong mưa gió, đêm tối mịt mùng, để chở hàng, tiếp viện cho chiến trường miền Nam.

Hình tượng độc đáo vì chiếc xe mang sức mạnh thần kì của một dân tộc đang chiến đấu vì một quyết tâm sắt đá “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Nó còn thể hiện cuộc chiến đấu diễn ra trên mặt trận giao thông vận tải, trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng ác liệt, dữ dội, con người và binh khí kĩ thuật mang tầm vóc kì vĩ sử thi hào hùng.

Hai câu thơ đầu nói rõ vì sao xe “không có kính”. Cấu trúc câu thơ dưới hình thức “hỏi-đáp”. Ba chữ “không” đi liền nhau, hai nốt nhấn “bom giật, bom rung” biểu lộ “chất lính” trong cách nói phóng túng hồn nhiên. Câu thơ đậm đặc chất văn xuôi, nhưng đọc lên nghe vẫn thú vị:

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Mười bốn câu thơ tiếp theo khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua một loạt hình ảnh hoán dụ: con mắt, mái tóc, tim, mặt, nụ cười… Một tư thế ngồi lái “ung dung” tuyệt đẹp: thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa. Dũng mãnh và hiên ngang:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Hai chữ “ta ngồi ” với điệp từ “nhìn ” láy lại 3 lần; giọng thơ, nhịp thơ mạnh mẽ, đĩnh đạc. Phạm Tiến Duật đã dành trọn một khổ thơ nói lên những gì người chiến sĩ “nhìn thấy”. Những câu thơ nối tiếp xuất hiện với bao hình ảnh chẳng khác nào một đoạn phim quay nhanh:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng,
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Có gió thổi, có cánh chim chiều và cả ánh sao đêm. Gió được nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đầy ấn tượng: “gió vào xoa mắt đắng”. Xe chạy thâu đêm, xe lại không có kính nên mới có cảm giác “đắng” như thế.

Con đường phía trước là con đường chiến lược cụ thể, nó còn mang hàm nghĩa, “chạy thẳng vào tim”, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương, vì độc lập tự do của đất nước và dân tộc. Các từ “nhìn thấy”… “nhìn thấy… ” “thấy… “với các chữ “sa”, chữ “ùa” góp phần đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe quân sự đang bay đi, đang lướt nhanh trong bom đạn!

Nếu khổ thơ trên nói đến “gió” thì khổ thơ tiếp theo nói đến “bụi”. Gió bụi tượng trưng cho gian khổ, thử thách. Chữ “ừ” vang lên như một thách thức, một chấp nhận nhưng chủ động của người chiến sĩ lái xe:

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già.
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!

Bao chi tiết hiện thực đầy ắp vần thơ. Một mái tóc xanh của chàng trai qua mấy dặm trường có sự đổi thay đáng sợ: “Bụi phun tóc trắng như người già”. Một hình ảnh so sánh hóm hỉnh, độc đáo, một kiểu hút thuốc rất “lính”. Một nụ cười lạc quan yêu đời và hồn nhiên “ha ha” cất lên từ một gương “mặt lấm “khi đồng đội gặp nhau: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!”.

Sau “bụi” nói đến “mưa”: “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”. Thế là người lính nếm trải đủ mùi gian khổ: gió bụi, mưa rừng. Mưa đã “tuôn” tất nhiên phải “xối”. Bao nhiêu áo quần ướt sạch vì ngồi trong buồng lái mà “như ngoài trời”. Chấp nhận, ngang tàng, phơi phới lạc quan:

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường “lái trăm cây số nữa”. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu. Câu thơ 7 từ mà có đến 6 thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”.

Hai khổ thơ thứ 5, thứ 6 ghi lại hình ảnh tiểu đội xe không kính và cuộc trú quân giữa rừng. Sau những chặng đường gian khổ, những tháng ngày mưa gió, bụi mù và bom đạn, họ gặp lại nhau, cái bắt tay cũng vô cùng độc đáo. Trong niềm vui gặp gỡ đã có nhiều mất mát hi sinh:

… Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Có bữa cơm hội ngộ. Tình đồng đội cũng là tình anh em gia đình ruột thịt. Cảnh mắc võng dã chiến “chông chênh ” bên đường. Rồi đoàn xe “lại đi, lại đi”, nối tiếp nhau ra tiền phương. Trên đầu họ, trong tâm hồn họ “trời xanh thêm”, chứa chan hi vọng, lạc quan dạt dào:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.

Khổ cuối bài thơ làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh: Chiếc xe vận tải quân sự mang trên mình đầy thương tích. Đã có biết bao chiến sĩ lái xe dũng cảm hi sinh. Chiếc xe như một dũng sĩ kiên cường, 3 cái “Không có” và chỉ có 1 cái “có”: “Không có kính, rồi xe không có đèn – Không có mui xe, thùng xe có xước.

Sau cái “thùng xe có xước”, người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định cần “có một trái tim “trong xe. “Có trái tim?” ấy là sẽ có tất cả: “Trái tim”- hình ảnh hoán dụ thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí kiên cường của người chiến sĩ lái xe trẻ vì sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu, vì sự nghiệp thống nhất đất nước:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước;
Chỉ cần trong xe có một trái tim

“Trái tim” ấy là trái tim yêu thương, trái tim sục sôi căm giận? Phải chăng câu thơ của Phạm Tiến Duật khơi nguồn cảm hứng từ câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ tịch kính yêu: “Miền Nam luôn luôn trong trái tim tôi”?

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một bài thơ hay. Chất hiện thực ngồn ngộn về đời sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ đã kết hợp một cách hài hòa với cảm hứng sử thi tạo nên những vần thơ “góc cạnh” đầy ấn tượng.

Nếu có gió, bụi, mưa, cánh chim, ánh sao sa vào, ùa vào buồng lái chiếc xe không kính thì cũng có những câu thơ rất gần với lối nói thường đậm chất văn xuôi tràn vào bài thơ. Có nhiều câu thơ mang cái dáng vẻ thô mộc, bình dị rất lính tráng một thời trận mạc:

“Không có kính không phải vì xe không có kính,
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi…”

“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già…”

“Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời…”

“Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước…”

Nếu tước đi những câu thơ ấy, thay vào bài thơ bằng những câu óng ả êm xuôi, chắc chắn giọng điệu, chất thơ, hồn thơ của Bài thơ về tiểu đội xe không kính sẽ chẳng còn gì nữa. Đúng như Vũ Quần Phương đã nhận xét: “Chỗ đặc sắc của thơ Phạm Tiến Duật: lấy cuộc sống để nói tình cảm. Cái sâu sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống, không tìm trong chữ nghĩa.

Hình tượng những chiếc xe không kính thật là li kì, độc đáo. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là những chiến binh sống và chiến đấu trong tư thế hiên ngang, quả cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, lạc quan, sôi nổi yêu đời, hi sinh chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Ngoài các ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, Phạm Tiến Duật rất thành công trong sáng tạo các hình ảnh hoán dụ (gió, bụi, mưa, mắt, tóc, tim,…) khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp ý chí của người chiến sĩ lái xe tiền phương.

Con đường chiến lược Trường Sơn là một chiến tích mang màu sắc huyền thoại của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã làm sống lại một thời gian khổ, oanh liệt của anh bộ đội Cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt bài thơ. Bài thơ cũng là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn anh hùng.

Khám phá thêm 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách Hồ Chí Minh 🌟 9 Mẫu Vẽ Ngắn Hay

Viết một bình luận