Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách Hồ Chí Minh ❤️️ 22+ Mẫu Vẽ Ngắn Hay ✅ Chia Sẻ Mẫu Sơ Đồ Hệ Thống Hoá Nội Dung Và Kiến Thức Giúp Bạn Ôn Tập Hiệu Quả.
Tóm Tắt Nội Dung Văn Bản Phong Cách Hồ Chí Minh
Trước khi lập sơ đồ cho tác phẩm, các em học sinh cần tóm tắt nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh để nắm được những kiến thức trọng tâm.
Đến với “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người vừa giản dị vừa thanh cao. Suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã đi đến nhiều nơi và được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, cả phương Đông và phương Tây. Chính vì vậy, Người am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới như, văn hóa thế giới sâu sắc.
Dù chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, tiếp thu cái hay cái đẹp nhưng Bác vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng là một vị chủ tịch nước có lối sống giản dị. Điều ấy được thể hiện qua ngôi nhà sàn đơn sơ nơi Bác ở, hay trang phục, bữa ăn hằng ngày của Bác. Nhưng chớ có hiểu lầm rằng cách sống của Bác là khác người, là muốn thần thánh hóa bản thân. Mà đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần mà Người đã lựa chọn.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Phong Cách Hồ Chí Minh 💧 12 Bài Mẫu Ngắn Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Lê Anh Trà – Mẫu 1
Sơ đồ tư duy về tác giả Lê Anh Trà sẽ giúp bạn đọc và các em học sinh tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả với những thông tin hữu ích.
Tham khảo trọn bộ 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Về Hồ Chí Minh 🌹 6 Mẫu Tóm Tắt Tác Giả
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Phong Cách Hồ Chí Minh – Mẫu 2
Vẽ sơ đồ tư duy văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là phương pháp giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức và tiếp thu bài hiệu quả nhất.
Gợi ý cho bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Tỏ Lòng Phạm Ngũ Lão 🌹 10 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Bài Phong Cách Hồ Chí Minh Ngắn Gọn – Mẫu 3
Luyện tập vẽ sơ đồ tư duy bài Phong cách Hồ Chí Minh ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng và dễ dàng hơn khi ôn tập tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách Hồ Chí Minh Ngắn Nhất – Mẫu 4
Tham khảo mẫu vẽ sơ đồ tư duy Phong cách Hồ Chí Minh ngắn nhất dưới đây với những nội dung và kiến thức cơ bản.
SCR.VN chia sẻ 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Thánh Gióng 🌹 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Phong Cách Hồ Chí Minh Sơ Đồ Tư Duy Đầy Đủ – Mẫu 5
Phong cách Hồ Chí Minh sơ đồ tư duy đầy đủ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh để ôn tập kiến thức.
Gợi ý trọn bộ 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Đồng Thoại 🌼 5 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Phong Cách Hồ Chí Minh Chi Tiết – Mẫu 6
Mẫu sơ đồ về bài Phong cách Hồ Chí Minh chi tiết sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm để ôn tập tác phẩm.
SCR.VN tặng bạn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Bài Làng Kim Lân 💧 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Phong Cách Hồ Chí Minh Sinh Động – Mẫu 7
Mẫu sơ đồ bài Phong cách Hồ Chí Minh sinh động sẽ hỗ trợ các em học sinh trong quá trình ôn tập và chuẩn bị trước kỳ thi.
Có thể bạn sẽ thích 💕 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Người Con Gái Nam Xương 💕 14 Mẫu Ngắn Gọn Và Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Phong Cách HCM Đơn Giản – Mẫu 8
Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy phong cách HCM đơn giản với những nội dung chính tóm lược trọng tâm và cơ bản.
Tìm hiểu nhiều hơn 💧 Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Vũ Nương 💧 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Sơ Đồ Phong Cách Hồ Chí Minh Lớp 9 – Mẫu 9
Tham khảo dưới đây mẫu sơ đồ Phong cách Hồ Chí Minh lớp 9 để củng cố lại kiến thức cũng như vận dụng khi thực hiện các đề văn xoay quanh tác phẩm.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Vũ Trọng Phụng 🌟 5 Mẫu Ngắn Hay
Bài Văn Mẫu Phân Tích Phong Cách Hồ Chí Minh
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Phong cách Hồ Chí Minh đặc sắc dưới đây sẽ giúp bạn có được những góc nhìn sâu sắc và cách lập luận chặt chẽ khi phân tích tác phẩm.
“Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà được trích từ bài viết kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Với lời văn dung dị nhưng hết sức lôi cuốn, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp giản dị trong phong cách của Bác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giản dị mà vẫn vô cùng thanh cao.
Tác phẩm được chia làm hai phần rõ ràng: phần thứ nhất đề cập tới sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm nên phong cách Hồ Chí Minh, phần thứ hai là vẻ đẹp văn hóa trong phong cách của Bác. Các phần này liên kết chặt chẽ với nhau, làm nổi bật lên vẻ đẹp phong cách trong con người, tâm hồn Bác.
Trước hết, vẻ đẹp trong phong cách của Bác là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chúng ta đều biết rằng năm 1911, Bác rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước Bác đã đến nhiều nơi, tiếp xúc văn hóa của nhiều nước bao gồm cả phương Đông và phương Tây. Đến bất cứ nơi nào Bác cũng chăm chút, tỉ mỉ quan sát. Nhưng sự học hỏi của Bác không phải là bắt chước mà là sự học hỏi có chọn lọc. Bác lựa chọn những gì tinh túy nhất, hay nhất để học cho mình.
Tinh hoa văn hóa nhân loại – “những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông”. Như vậy ta có thể thấy, phong cách của Bác là sự kết hợp hài hòa giữa cái mới mẻ, hiện đại của nhân loại nhưng cũng rất truyền thống của dân tộc ta. Chính bởi sự kết hợp hài hòa, hòa nhập mà không hòa tan ấy tạo nên những nét đặc biệt trong phong cách Hồ Chí Minh.
Để làm rõ hơn những nét đẹp trong phong cách của Bác, phần còn lại của tác phẩm tập trung vào các khía cạnh trong lối sống của Người để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách ấy. Thời điểm lúc bấy giờ, Bác là người ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và nơi làm việc lại hết sức đơn sơ, giản dị. Đó là một căn nhà sàn gỗ nhỏ, được chia làm vài phòng khác nhau. Ngôi nhà đơn sơ ấy nằm cạnh một hồ ao sen, quả thật chẳng khác gì làng quê Việt Nam.
Có lẽ không thể tìm ở bất cứ đâu trên thế giới này “cung điện” của một vị lãnh tụ lại mộc mạc đến vậy. Điều đó càng cho thấy rõ hơn sự giản dị trong phong cách của Bác. Trang phục, tư trang của Bác cũng hết sức ít ỏi: “bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chỉ là chiếc va li con với vài ba bộ quần áo”. Đó là những trang phục, tư trang hết sức bình thường mà bất cứ người nào cũng có.
Không chỉ vậy, bữa cơm của Bác không có sơn hào hải vị, không có những món cầu kỳ mà chỉ là bữa ăn hết sức đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa. Dường như mọi sinh hoạt của Bác từ miếng ăn đến giấc ngủ chẳng khác gì một người dân bình thường. Vẻ đẹp đó đã từng được nhà thơ Việt Phương ghi lại qua những câu thơ hết sức chân thực:
“Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ
Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn”
Là một vị chủ tịch nước, phải gánh trong mình trọng trách lớn lao nhưng đời sống vật chất của Bác lại tối giản ở mức tối đa, để con người được sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp giàu có, vô tận của thiên nhiên nên có thể thấy đây là lối sống vô cùng thanh cao. Cuộc sống của Bác phản chiếu chiều sâu văn hóa. Nó bắt nguồn từ quan điểm sống đẹp đẽ, lành mạnh, đó là cái đẹp nằm trong sự dung dị, gần gũi, và rất đỗi đời thường.
Từ lối sống của Bác tác giả liên tưởng đến các vị danh nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa Bác và họ. Bác và các vị hiền triết đều mang trong mình những nét giản dị, thanh cao, cuộc sống tuy đạm bạc mà không khắc khổ, hòa mình vào thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
Nhưng giữa Bác và các vị hiền triết vẫn có những điều khác biệt. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống ở thời trung đại, nên những gì ông tiếp thu thuần túy là văn hóa dân tộc, văn hóa Nho giáo. Còn Bác sống trong thời hiện đại, lại được đi và tiếp xúc văn hóa nhiều nước nên phong cách của Bác là sự kết hợp giữa tinh hoa văn hóa truyền thống với tinh hoa văn hóa nhân loại.
Văn bản có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết khiến bài văn trở nên sâu sắc, thuyết phục hơn. Để nói về phong cách của Bác, tác giả đã lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu: cái nhà, lối sống. Ngoài ra còn phải kể đến cách tác giả dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết. Sự kết hợp hài hòa các yếu tố nghệ thuật đó đã làm bật lên nét giản dị và thanh cao của Bác.
Bài viết của Lê Anh Trà đã cho ta thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. Để từ đó ta càng thêm kính yêu Bác và học tập theo gương giản dị, thanh cao ngời sáng của Bác.
Mời bạn tham khảo 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình 🍀 6 Mẫu Ôn Tập Ngữ Văn