Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga ❤️️ 27+ Mẫu ✅ Tổng Hợp Và Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Của SCR.VN Tư Liệu Ôn Tập Môn Ngữ Văn Hiệu Quả Nhất.
Tóm Tắt Nội Dung Đoạn Trích Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga
Bài tóm tắt nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga sẽ tóm lược những diễn biến chính của văn bản giúp bạn dễ dàng tiến hành lập sơ đồ ôn tập tác phẩm.
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Trước đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân đau khổ bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lai hung hãn đang hoành hành. Mọi người khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm. Vân Tiên chỉ có một mình, tay không. Trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đủ đầy, tiếng tăm lẫy lừng. Vân Tiên bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp.
Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai, chàng từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga vì biết nàng muốn đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc trâm vàng của nàng…). Lục Vân Tiên là hình tượng của người quân tử hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu, (sẵn sàng giúp đỡ người khác, có lòng thương người, ngay thẳng…).
SCR.VN tặng bạn 💧 Tóm Tắt Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga 💧 15 Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 1
Chia sẻ sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Đình Chiểu dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ.
Giới thiệu tuyển tập 🍃 Tóm Tắt Truyện Lục Vân Tiên 🍃 15 Bài Ngắn Gọn Hay Nhất
Sơ Đồ Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2
Mẫu sơ đồ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tác giả tác phẩm dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn Gọn – Mẫu 3
Mẫu vẽ sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và dễ dàng ghi nhớ kiến thức.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Chi Tiết – Mẫu 4
Tham khảo sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức và nội dung trọng tâm.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Đầy Đủ – Mẫu 5
Chia sẻ mẫu sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo và củng cố lại bài học.
Tiếp tục tham khảo 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều 🌻 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Bài Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Lớp 9 – Mẫu 6
Lập sơ đồ tư duy bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9 sẽ là phương pháp hiệu quả để các em học sinh hệ thống hoá và ghi nhớ kiến thức. Tham khảo mẫu sơ đồ dưới đây:
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🌹 8 Mẫu Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga 14 Câu Đầu – Mẫu 7
Tham khảo sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 14 câu đầu sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Có thể bạn sẽ thích 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Hoàng Lê Nhất Thống Chí 🍃 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Lục Vân Tiên – Mẫu 8
Mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Lục Vân Tiên sẽ là tư liệu hay để các em học sinh tham khảo và linh hoạt vận dụng khi viết bài nghị luận tác phẩm.
Tham khảo trọn bộ ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Đoàn Thuyền Đánh Cá ☀️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Kiều Nguyệt Nga – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ tư duy nhân vật Kiều Nguyệt Nga sẽ định hướng những ý chính quan trọng khi phân tích nhân vật.
SCR.VN chia sẻ 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Đồng Chí Chính Hữu 🌳 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Bài Văn Mẫu Phân Tích Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga Hay Nhất
Tham khảo bài văn mẫu phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất dưới đây với những ý văn đặc sắc và giàu ý nghĩa, giúp bạn có những góc nhìn sâu sắc hơn.
Nguyễn Đình Chiểu là một con người có nhân cách lớn, một tấm gương về sự học, tinh thần vươn lên và tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Người đời biết đến ông không chỉ là một bậc danh nho tinh thông y thuật mà ông còn nổi tiếng là một nhà thơ, nhà văn lớn, tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, nửa cuối thế kỉ XIX. Những áng văn chương của cụ đồ Chiểu luôn nhằm hướng tới truyền bá đạo lý làm người, tình yêu nước và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ.
Và một trong các tác phẩm gây được tiếng vang lớn nhất trong sự nghiệp cầm bút ấy của ông là “Truyện Lục Vân Tiên” – một tác phẩm truyện thơ Nôm rất độc đáo, rất điển hình hướng tới đạo lý làm người: hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy, hướng tới lẽ công bằng và tình yêu thương giữa con người với con người. Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là đoạn trích hay, tập trung nổi bật được tư tưởng, đạo lí mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện. Tác phẩm được viết vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ, theo thể lục bát, kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, theo lối chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời nhân vật chính. Đây là truyện thơ Nôm mang tính chất là truyện để kể hơn là để đọc, để xem. Vì thế, truyện được lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian như “kể thơ”, “nói thơ, và “hát thơ”.
Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Chàng thư sinh Lục Vân Tiên – người mang trong mình tràn đầy lý tưởng của tuổi trẻ nhiệt huyết, trọng nghĩa khinh tài, cán cân của công lý, sẵn sàng ra tay trừng trị cái xấu, cái ác, bênh vực cái đẹp, cái yếu đuối, bất hạnh; Còn Kiều Nguyệt Nga lại là một tiểu thư khuê các, dịu dàng, xinh đẹp, hiền hậu, nết na, ân tình.
Trước hết là hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên – một nhân vật lý tưởng của cái đẹp: dũng cảm, tài ba, đầy khí phách. Trên đường trở về quê nhà, Vân Tiên thấy bọn cướp Phong Lai đang giở trò cướp bóc, làm hại dân lành, chàng liền ra tay tương trợ đánh tan cái xấu, cái ác. Hình ảnh Lục Vân Tiên hành hiệp trượng nghĩa được tái hiện rất cụ thể trong hành động và lời nói khi chiến đấu với bọn giặc:
Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Kêu rằng: “bớ đảng hung hồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Lục Vân Tiên. Một mình chàng, tay không tấc sắt dám đương đầu với cả một toán giặc cỏ với đầy đủ các loại vũ khí gươm giáo sáng quắc trong tay. Hành động “bẻ cây làm gậy” của chàng là một hành động dũng cảm, xuất phát từ cái đức của một con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa mà không tiếc thân mình).
Tuy một mình nhưng chàng vẫn hiện lên vẫn rất uy dũng, mạnh mẽ, hào hiệp xông thẳng vào trận đánh, vừa tiến tới lại vừa thét lên những lời nói đầy giận dữ, quả quyết kết tội bọn giặc”bớ đảng hung đồ”, “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Kết quả, bọn cướp sợ hãi thất kinh mà “vỡ tan” như đàn ong vỡ tổ. Tên cướp cầm đầu là Phong Lai thì chẳng kịp trở tay, bị ăn ngay một gậy chí mạng sống không được, chết cũng không xong.
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quang gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Với nghệ thuật so sánh tương phản, tác giả đã tái hiện không khí cuộc đấu tranh giữa Lục Vân Tiên với bọn cướp Phong Lai hết sức cam go, quyết liệt. Qua đó chúng ta thấy Lục Vân Tiên hiện lên là một người anh hùng dũng cảm, không sợ hiểm nguy và thấy việc nghĩa thì ra tay giúp đỡ. Phải chăng đó là cái đức, cái tài và cái dũng của bậc anh hùng trong con người Lục Vân Tiên, đã chiến thắng được thế lực bạo bạo, dù chúng rất hung bạo, dữ dằn. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo, nhân sinh sâu sắc mà cụ đồ Chiểu muốn gửi gắm nơi người đọc.
Sau khi dẹp tan bọn giặc cỏ, thái độ cư xử của chàng trai họ Lục đối với Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ tư cách của con người: chính trực, hào hiệp, khiêm tốn, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu và rất mực văn hóa.Ban đầu chàng bộc lộ sự quan tâm bằng cách hỏi han ân cần, chu đáo: “Hỏi: “ai than khóc ở trong xe này?” ; “Tiểu thư con gái nhà ai/ Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì?/ Chẳng hay tên họ là chi? Khuê môn phận gái việc gì tới đây?…”.
Thấy hai cô gái còn chưa hết bàng hoàng, hoảng hốt, Vân Tiên “động lòng” an ủi, trấn an tinh thần Kiều Nguyệt Nga qua lời nói: “Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Khi biết Kiều Nguyệt Nga định xuống xe lạy tạ, chàng nhất mực từ chối vì giữ lễ tiết:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai?”
Đặc biệt chàng còn khiêm tốn không chịu nhận vật trả ơn: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Cuối cùng, hai người cùng xướng họa với nhau một bài thơ rồi nhẹ nhàng từ biệt ra đi, không vấn vương, nuối tiếc. Đến đây, chúng ta thấy Lục Vân Tiên là con người rất mực tâm lý, có nghĩa khí, giữ đúng phép tắc của nho gia, coi thường tiền tài, vật chất. Phải chăng, đối với chàng làm việc nghĩa như là bổn phận, trách nhiệm và vốn lẽ tự nhiên phải làm. Vì thế, ở cuối đoạn trích, có hai câu thơ đã nêu bật được quan niệm về người anh hùng của tác giả:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Người anh hùng là người lấy việc nghĩa khí lên làm đầu. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng. Đây cũng chính là quan niệm về người anh hùng của tác giả. Qua đó, tác giả thay mặt nhân dân thể hiện niềm ước mong: trong thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương, hỗn loạn, cái xấu cái ác hoành hoành những con người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời như Lục Vân Tiên thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Tiếp đến là hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga, nàng cũng là nhân vật chính và là nhân vật lí tưởng trong tác phẩm. Với tư cách là một người chịu hàm ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp của người con gái: Cách xưng hô của nàng với Lục Vân Tiên, gọi chàng là “quân tử”, tự xưng mình là “tiện thiếp”. Điều đó, bộc lộ cách ứng xử của một người phụ nữ thùy mị, nết na, khiêm nhường, đầy sự tôn trọng đối với người đang giao tiếp.
Tiếp đến, nàng còn hiện lên là người phụ nữ khuôn phép, có học thức của một tiểu thư khuê các, gia giáo:
“Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”
Cuối cùng, với tư cách là người chịu ơn, nàng cư xử đúng mực, biết trước biết sau, biết ơn với người đã cứu giúp mình:
Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa
Với nàng, Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trinh bạch trong trắng của nàng: “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”. Vì thế nàng tìm mọi cách để thuyết phục Lục Vân Tiên nhận sự tạ ơn của mình: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Cuối cùng, nàng đã cảm mến Lục Vân Tiên mà họa vẽ bức chân dung của mình rồi đưa cho chàng, tự nguyện gắn bó cuộc đời của mình với Lục Vân Tiên, dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng. Đến đây, chúng ta nhận ra một mô típ quen thuộc ở truyện thơ Nôm truyền thống: chàng trai tài giỏi, cứu cô gái khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi đi từ ân nghĩa đến tình yêu…
Xét về mặt nghệ thuật, thông qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy được nhân vật trong đoạn trích này chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói, ít khắc họa ngoại hình, càng ít đi sâu vào diễn tả nội tâm, rất gần với văn học dân gian; ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày và mang màu sắc Nam Bộ, phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện; lời thơ với giọng điệu kể chuyện linh hoạt, khéo léo, phù hợp với diễn biến tình tiết và tính cách nhân vật.
Tóm lại, đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một đoạn trích hay, độc đáo, có thể coi đây là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa và những đạo đức đáng quý, tốt đẹp ở đời. Thể hiện niềm ước mơ của tác giả, của nhân dân về khát vọng hành đạo, giúp đời, hướng tới lẽ công bằng, cái thiện, cái đẹp sẽ luôn chiến thắng cái xấu, cái ác…
Tham khảo thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính 🔥 12 Mẫu Ngắn Gọn Và Đầy Đủ