Kiên Trì Là Gì, Ý Nghĩa, 15+ Ví Dụ Về Kiên Trì Tiêu Biểu Nhất. Tham Khảo Thêm Những Tấm Gương, Câu Chuyện Ý Nghĩa Được Chọn Lọc Dưới Đây.
Kiên Trì Là Gì ?
Kiên trì là một đức tính, phẩm chất đạo đức tốt có ảnh hưởng đến cuộc đời của mỗi người và cần được phát huy. Vậy kiên trì là gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây:
Kiên trì chính là sự nỗ lực hết mình và cả sự cố gắng không ngừng, luôn vững vàng bước đi trên con đường mình đã lựa chọn và tuyệt đối không được bỏ cuộc dù có gặp phải những gian nan, thử thách đi chăng nữa, thậm chí là gặp những thất bại nhưng cũng không buông bỏ và quyết tâm thực hiện đến cùng. Kiên trì khiến con người luôn học hỏi không ngừng và ý chí để vươn lên đạt được mục tiêu phía trước.
Đón đọc thêm 🌼 Ca Dao Tục Ngữ Về Siêng Năng Kiên Trì 🌼 nổi tiếng
Ý Nghĩa Của Tính Kiên Trì
– Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã.
– Làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống.
– Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực.
– Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai.
– Người không có long kiên trì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.
Lợi Ích Của Tính Kiên Trì
Tính kiên trì mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong cuộc sống và công việc. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của việc kiên trì theo đuổi mục tiêu:
- Vượt qua khó khăn: Kiên trì giúp con người vượt qua những thử thách và trở ngại, thậm chí là thất bại, để tiếp tục hành trình đến với thành công.
- Phát triển bản lĩnh: Sự kiên trì củng cố lòng tự tin và niềm tin vào khả năng của bản thân, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai.
- Tăng cường kỹ năng: Qua quá trình kiên trì, con người có cơ hội phát triển kỹ năng và kiến thức, từ đó giải quyết vấn đề hiệu quả và tiến bộ hơn.
- Nguồn động lực: Kiên trì là nguồn cảm hứng để tiếp tục nỗ lực, không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra..
Những người kiên trì thường có khả năng thích nghi cao, biết chấp nhận thất bại như một phần không thể tránh khỏi của quá trình phấn đấu và luôn nhìn nhận mọi thứ với thái độ tích cực. Họ hiểu rằng thành công là một hành trình dài đòi hỏi sự cam kết và kỷ luật lâu dài
Chia sẽ bạn ❤️ Acc Free Fire Miễn Phí ❤️
Những Biểu Hiện Của Kiên Trì
Xem thêm những biểu hiện của kiên trì được chia sẻ chi tiết ngay sau đây:
- Trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.
- Trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.
- Trong cuộc sống: Chăm chỉ làm những công việc nhà thật tốt, chăm chỉ rèn luyện thể lực, kiên trì ăn uống lành mạnh, kiên trì chống lại bệnh tật,…
Đừng bỏ qua mẫu 🔥 Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại 🔥 hay nhất
15 Ví Dụ Về Kiên Trì Hay Nhất
Gợi ý đến bạn đọc 15 ví dụ về kiên trì hay nhất được SCR.VN tổng hợp sau đây.
Tấm Gương Về Kiên Trì – Mẫu 1
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần “gật” bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình “trị” mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như “rồng bay phượng múa”. Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Chia sẽ bạn: Lắng Nghe Là Gì ?
Câu Chuyện Về Tính Kiên Trì – Mẫu 2
Bạn Sơn giỏi toán nhất lớp nhưng luôn bị trừ điểm trình bày vì bạn viết chữ rất xấu. Cô giáo viết mẫu vào một quyển vở riêng và bắt Sơn rèn chữ. Thấy bạn ấy nản chí, ít chuyên cần rèn luyện, cô giáo kể cho cả lớp nghe gương kiên trì luyện chữ của ông Cao Bá Quát.
Hồi còn đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn hay của ông tuy ý tứ súc tích, lời lẽ mạch lạc vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, cóbà cụ hàng xóm sang nhờ ông viết giúp bà đơn để khiếu nại lên quan vì gia đình có việc oan uổng. Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn nêu lí lẽ rõ ràng. Cao Bá Quát yên tâm quan sẽ cứu xét nỗi oan uổng của bà cụ. Nào ngờ, chữ ông viết quá xấu, quan không đọc được, bực mình, sai lính đuổi bà cụ ra khỏi nha môn. Về nhà, bà cụ kể lại sự việc khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết là văn hay đến thế nào mà chữ viết người ta không đọc được, chữ không ra chữ cũng chẳng có ích gì. Từ đó ông quyết tâm rèn chữ viết sao cho đẹp.
Mỗi sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà cho nét chữ thẳng, cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Luyện tập suốt mấy năm như thế, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi tiếng là người văn hay chữ tốt nhất nhì nước ta.
Ông Cao Bá Quát nổi tiếng là người viết văn hay còn phải rèn chữ huống hồ học sinh chúng em còn đang phải học tập để rèn luyện kiến thức cơ bản. Em sẽ noi gương ông cần mẫn, kiên trì trong học tập và trong đời sống để việc học, việc làm đạt kết quả tốt nhất, trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội.
Tham khảo: Trung Kiên Là Gì
Bài Học Về Kiên Trì – Mẫu 3
Câu chuyện về Bác kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật
Sang đến năm 1967, Bác Hồ của chúng ta đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn tự mình từ nhà sàn, đi bộ đến nhà ăn. Một phần, không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa, Bác muốn đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện, chống lại suy yếu của tuổi già.
Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng, còn ngày mưa; phần lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh hưởng lớn đến công việc của đất nước và của Đảng.
Ngày đó, con đường quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa to, đường đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa, Bác vẫn xắn quần quá đầu gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ, lội nước đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gầy gò, nổi gân xanh, anh em thương Bác, trào nước mắt, nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép dọn cơm bên nhà sàn.
Bác nói:
Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều người cũng phải vất vả vì Bác.
Có hôm, buổi sớm, Bác vào thay quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi mới mặc vào. Bác coi mình cũng chỉ là một người phục vụ và xem các đồng chí phục vụ cũng như mình nên không muốn làm phiền ai.
Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để có thể thay đổi tình hình ấy.
Một hôm, Bác cho gọi chị Trần Thị Lý, người con gái miền Nam vào ăn cơm với Bác. Bác mời vào ngày Chủ nhật, nhưng hôm đó đồng chí Lý lại đi vắng thành ra hôm sau (3-7-1967) chị mới vào được.
Hôm đó, trời mưa rất to. Đồng chí Vũ Kỳ cho dọn cơm ngay bên dưới nhà sàn để Bác ăn cùng chị Lý. Thương chị Lý thương tật, đau yếu, đường mưa trơn, đi lại khó khăn, lần đầu tiên, bữa đó Bác Hồ đồng ý ở lại ăn cơm dưới nhà sàn.
Hôm sau, các đồng chí phục vụ lại dọn cơm dưới nhà sàn, mời Bác ăn, coi như đã có một tiền lệ và không thỉnh thị Bác. Nhưng Bác đã cho gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và phê bình:
Các chú muốn để Bác hư thân đi có phải không?
Ý Bác đã rõ ràng. Bác muốn mỗi ngày ba bận, mỗi bữa ăn, đi vòng quanh hồ một lần, như một kỷ luật bắt buộc phải rèn luyện đối với mình.
Tuổi già, cũng như trẻ thơ, đều muốn được chiều chuộng. Bác biết: Nếu dễ dãi với mình và để cho người khác dễ dãi với mình, dần dần sẽ hư thân đi.
Không ai sinh ra đã thành lãnh tụ. Muốn trở thành vĩ nhân, phải có chí rèn luyện. Làm Chủ tịch nước rồi, trở thành lãnh tụ kính yêu của cả giai cấp và dân tộc rồi, Bác Hồ vẫn không ngừng rèn luyện. Vì vậy, ở vị trí càng cao, càng nổi tiếng, tinh hoa, phẩm chất, đạo đức của Bác càng sáng, càng trong.
-> Câu chuyện nói lên ý chí nghị lực vượt khó phi thường của Bác Hồ, dù ở tuổi cao sức yếu nhưng người vẫn kiên trì luyện tập chống lại tuổi già và bệnh để có sức khỏe tốt phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn thế nữa và nhiều hơn thế nữa.
Tham khảo: Quyết Tâm Là Gì
Ví Dụ Về Kiên Trì Trong Học Tập – Mẫu 4
Trong những tấm gương siêng năng kiên trì và có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta không thể không nhắc đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kỹ.
Dù bị liệt cả 2 tay nhưng ông vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo chính nhờ sự siêng năng, kiên trì và ý chí vươn lên vượt hoàn cảnh khó khăn.
Vào năm 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh, cậu bé Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như các bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật nên cậu không thể đến trường. Trong một lần, Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học.
Khi về nhà, cậu bắt đầu tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký vô cùng gian nan, nhưng dần dần cậu viết được chữ A, chữ O, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, hay làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố kiên trì, nỗ lực, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.
Vượt qua bao gian khổ, Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân và làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Chính nhờ vậy, vào năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Đến năm 1963, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc, Ký đã xuất sắc đứng thứ 5 và cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Năm 1966, Nguyễn Ngọc Ký trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong suốt 4 năm đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, ông đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi rất nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.
Cho dù số phận không mỉm cười với mình với mình, nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại nghịch cảnh. Người bình thường tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, do đó ông phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần.
Tuy vậy, ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Ký chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của mình. Cuối cùng, ông trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.
Xem thêm: Chăm Chỉ Là Gì
Ví Dụ Về Tính Kiên Trì Trong Cuộc Sống – Mẫu 5
Jack Ma là người giàu nhất châu Á (trị giá khoảng 39 tỷ USD ) và điều hành một trong những công ty lớn nhất tại Trung Quốc – Alibaba.
Nhưng ông không phải là một thiên tài, người đã ngay lập tức tạo ra công ty tuyệt vời này. Anh phải đối mặt với sự từ chối cho cả cuộc đời mình.
Anh ta đã nộp đơn cho 30 công việc khác nhau (bao gồm cả cảnh sát và KFC) và bị từ chối. Ngoài ra, anh nộp đơn và bị từ chối 10 lần khác nhau từ Harvard.
Nhưng, sau khi khám phá ra internet vào giữa những năm 90, anh hiểu được những khả năng tồn tại. Ông tiếp tục thành lập một số công ty bất chấp mọi sự từ chối mà ông đã phải đối mặt trước đây.
SCR.VN chia sẻ 💧 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 💧 ngắn hay
Ví Dụ Về Sự Kiên Trì Ấn Tượng – Mẫu 6
Thành quả khoa học ngày nay nhân loại đang hưởng thụ là kết quả của biết bao mồ hôi công sức của các nhà khoa học. Các nhà khoa học là những người có trí tuệ siêu việt, có ý chí kiên cường đáng khâm phục. Nhà bác học vũ trụ người Nga Xi-ôn-côp-xki là một trong những nhà bác học có ý chí kiên trì được lưu danh sử sách.
Từ nhỏ, Xi-ôn-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Ước mơ nung nấu ông đến nỗi ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Lần đó, ông bị ngã gãy chân. Đau chân nhưng ông vẫn suy nghĩ: “Vì sao quả bóng không có chân vẫn bay được?”.
Lớn lên, ông tìm mọi cách để thực hiện ước mơ của mình. Ông đọc bao nhiêu là sách, liên tục hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Bạn ông hỏi:
– Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Xi-ôn-côp-xki cười:
– Mình chỉ tiết kiệm thôi.
Quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông để tiết kiệm tiền mua đồ dùng làm thí nghiệm. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông chế ra được khí cầu bay làm bằng kim loại. Không nản chí, ông nghiên cứu lí thuyết bay trong không gian. Khi quan sát chiếc pháo thăng thiên, ông chế tạo thành công tên lửa nhiều tầng (tức hỏa tiễn), là cơ sở để con người có thể làm được phi thuyền, phương tiện bay đến các vì sao.
Hơn bốn mươi năm dày công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-côp-xki đã thực hiện được điều ông nung nấu: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”.
Nhà bác học Xi-ôn-côp-xki dành hơn nửa đời người để nghiên cứu phương pháp bay vào không gian, một công trình vĩ đại về kết quả lẫn công sức kiên trì. Tấm gương nhẫn nại của ông thật đáng khâm phục. Nhìn lại mình, em thấy mình còn qua nhiều điều để rèn luyện tu dưỡng. Em hứa noi gương Xi-ôn-côp-xki để học tập tốt hơn.
Xem thêm: Kiên Quyết Là Gì
Ví Dụ Về Kiên Trì Ngắn Gọn – Mẫu 7
Nhà bác học Thomas Edison nổi tiếng với rất nhiều sáng chế mang lại muôn vàn lợi ích cho nhân loại. Đâu phải tự nhiên mà ông có thể đạt được thành công lớn như vậy. Để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn ông đã phải làm thí nghiệm hàng nghìn lần.
Thử hỏi nhờ đâu mà ông có thể đứng lên sau nhiều lần thất bại đến như vậy. Đó chính là nhờ lòng kiên trì, nhẫn nại đã tạo động lực cho ông làm điều đó và trở thành một nhà bác học vĩ đại của toàn nhân loại.
Tham khảo: Nỗ Lực Là Gì
Ví Dụ Về Kiên Trì Chọn Lọc – Mẫu 8
Jack Canfield là một ví dụ tiêu biểu cho thấy lòng kiên trì nỗ lực sẽ đưa đến thành công. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “Chicken Soup For Your Soul” (Hạt giống tâm hồn) – cuốn sách gối đầu giường đã làm thay đổi suy nghĩ của biết bao độc giả. Thế nhưng ít ai biết rằng, Jack có một xuất phát điểm đầy khó khăn, và cuốn sách đã từng bị từ chối bởi 33 nhà xuất bản!
Không từ bỏ, Jack tiếp tục kiên trì với đam mê của mình, và giờ “Hạt giống tâm hồn” đã bán được hàng triệu bản. Không những thế, Jack Canfield còn là tác giả và đồng tác giả của hàng trăm đầu sách nổi tiếng khác, trở thành bậc thầy về nghệ thuật thành công.
Ví Dụ Về Kiên Trì Tiêu Biểu – Mẫu 9
Hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, nhất là những người thường đam mê gà.
Ông ấy chính là người sáng lập nên KFC – Harland Sanders và biến nó trở thành cái tên quen thuộc trong thị trường ăn nhanh thế giới. Và ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia lớn nhỏ cũng như giúp Harland David Sanders trở thành đại diện trong danh sách những tấm gương vượt khó nổi tiếng trên thế giới
Vậy nhưng bạn có biết để thành công như hôm nay, Sanders đã phải dành tiền trợ cấp ít ỏi để bắt đầu khởi nghiệp. Dù như vậy, trong thời gian đầu, ông đã không bán được món gà của mình và có hơn 1.000 nhà hàng đã từ chối gà KFC của ông.
Tham khảo: Kiên Cường Là Gì
Ví Dụ Về Kiên Trì Đặc Sắc – Mẫu 10
Ông Churchill khi còn bé đã từng bị đúp vào năm học lớp 6 và ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong cơ quan chính phủ mà ông từng nộp đơn xin vào.
Tuy nhiên ông không ngừng kiên trì cho tới năm 62 tuổi, Churchill chính thức trở thành Thủ tướng Anh. Hơn nữa, ông còn luôn tự nhận mình là: Một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” cũng như là: Một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Kiên Nhẫn Là Gì 🍃 hay nhất
Ví Dụ Về Kiên Trì Cụ Thể – Mẫu 11
Trước đây, trong lớp chúng tôi, bạn Hùng là người có chữ viết xấu nhất lớp. Các bài tập bạn làm thường bị trừ điểm vì chữ xấu, khó nhìn, trình bày lại không sạch đẹp. Các thầy cô đều nói: Chữ của Hùng chẳng khác nào “hàng rào ấp chiến lược”. Vậy mà trong học kì này, Hùng được cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cử đi thi vở sạch chữ đẹp và đạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp toàn tỉnh.
Đúng như câu tục ngữ đã nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Hùng thường tâm sự với tôi: “Có được những nét chữ như bây giờ, mình phải trải qua một quá trình khổ luyện hết sức vất vả. Mình còn nhớ lại, vào một buổi tối, cô giáo chủ nhiệm đến chơi nhà, trao đổi với bố mẹ mình về chữ viết của mình.
Sau khi cô ra về, bố mẹ gọi mình lại nói chuyện. Bố quy định: “Bắt đầu từ sáng mai trở đi mỗi ngày con viết cho bố một bài chính tả trong sách giáo khoa. Ngày nào bố cũng kiểm tra”. Thế rồi mình bắt đầu vào trận.
Những ngày đầu thật vất vả, gò cho được một chữ đúng nét, ngay hàng thẳng lối đâu phải dễ dàng đối với mình. Nhiều khi viết cứng cả tay, chuột rút đau không thể tưởng. Có những bài phải viết ba bốn lần mới xong. Tháng đầu tiên quả là cực hình đối với mình. Nhiều lúc tưởng phải liều, bỏ cuộc. Nhưng nghĩ đến lời cô giáo nhắc nhở và nhất là nhìn nét mặt mẹ buồn buồn khi cầm những quyển tập của mình lên xem.
Rồi bố mình nữa, bố rất nghiêm khắc. Viết chưa xong, chưa đạt yêu cầu thì không được bước ra khỏi nhà nửa bước. Nghĩ cho cùng cô giáo hay bố mẹ nhắc nhở hay bắt buộc mình cũng chỉ vì sự tiến bộ của mình mà thôi. Nghĩ thế mà mình vui vẻ luyện tập.
Tháng sau, chữ viết của mình tiến bộ trông thấy. Rồi suốt cả ba tháng hè năm lớp Ba mình đều thực hiện đều đặn lịch rèn luyện chữ viết. Mỗi lần Viết xong, ngắm thấy những dòng chữ đều tắp, mình cứ muốn ngắm mãi và thầm cám ơn bố mẹ thầy cô đã cho mình những nét chữ mềm mại, đẹp đẽ như bây giờ.
Chuyện về sự kiên trì tập luyện chữ viết của Hùng là vậy đó. Hùng đã trở thành một tấm gương cho lớp tôi và cả toàn tường noi theo: “Có công mài sắt, có ngày nên kim
Ví Dụ Về Kiên Trì Hay – Mẫu 12
- Ví dụ 1: An là chị của em, chị An hiện là sinh viên đại học. Chị vốn là người có học lực khá tốt nhưng trong những năm học lớp 10 và 11 thì kết quả học tập không tốt. Nhưng khi lên đến lớp 12 chị lại chăm chỉ học tập bằng chứng là em luôn thấy chị đi học thêm và ngồi vào bàn học mỗi khi sau giờ ăn.
- Chị kể với em rằng muốn đỗ vào trường đại học và theo học tiếp nên chị rất cố gắng. Nhờ vậy mà kết quả học tập năm học 12 luôn là học sinh trong top đầu của lớp, và chị cũng đỗ vào ngôi trường đại học mình mơ ước.
- Ví dụ 2: Khánh là người bạn của em và cũng người có học lực giỏi. Hằng năm Khánh luôn được giấy khen học sinh giỏi. Khánh kể rằng bản thân phải nỗ lực chăm chỉ học tập mỗi ngày để có kết quả học tập thật tốt. Không những thế Khánh còn thường xuyên giúp đỡ bố mẹ mỗi khi đi học về.
Tham khảo: Kiên Định Là Gì
Ví Dụ Về Kiên Trì Ngắn – Mẫu 13
Mọi người trên khắp thế giới đều biết Starbucks. Nó là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất bên cạnh cây thánh giá, Mcdonald và Superman. Nhưng nó đã không bắt đầu dễ dàng như vậy, nếu không có sự kiên trì, người khổng lồ cà phê sẽ không bao giờ tồn tại.
Howard Schultz, người sáng lập Starbucks đã đến hơn 200 ngân hàng để tìm khoản vay ban đầu của mình.
Không chỉ tuyệt vọng khi cố gắng đảm bảo một khoản vay, vợ anh ta đang mang thai đứa con đầu lòng của họ. Sau một năm từ chối, anh ta đã có thể đảm bảo 400.000 đô la cần thiết từ một bác sĩ và hai nhà đầu tư cá nhân khác.
Ngày nay, thương hiệu này sử dụng hơn 137.000 người trên khắp thế giới.
Ví Dụ Về Kiên Trì Ý Nghĩa – Mẫu 14
Walt Disney đã qua đời vào năm 1966 vậy nhưng tên tuổi của ông vẫn không bị lãng quên, mà còn được nhắc tới rất nhiều bởi những người đã từng xem các bộ phim, các chương trình truyền hình và đã từng đến khu vui chơi Walt Disney.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ông Walt Disney từng bị biên tập một tờ báo sa thải vì thiếu trí tưởng tượng và không có được ý tưởng thú vị. Ngoài ra ông cũng từng phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo ra đến vương quốc hoạt hình Disneyland. Hiện nay, với sự phát triển rộng lớn của hãng truyền hình mang tên mình, Walt Disney trở thành một trong những những tấm gương kiên trì vượt khó nổi tiếng trên thế giới.
Dẫn Chứng Về Kiên Trì Chi Tiết – Mẫu 15
Ở châu Á có những họa sĩ nổi tiếng như: Đường Bá Hổ, Tề Bạch Thạch., thì ở châu Âu có những danh họa như Van Gốc, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi…. Danh họa Lê-ô-na-đô đa Vin-xi bắt đầu sự nghiệp hội họa của mình bằng việc học ba năm liền vẽ trứng, một sự kiên nhẫn đáng thán phục.
Lê-ô-na-đô đa Vin-xi là họa sĩ vĩ đại thời Phục Hưng, ông là người Ý, sinh ngày mười lăm tháng năm năm 1452 tại An Chi-a-nô. Từ nhỏ, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ tranh.
Một lần, cha Lê-ô-na-đô đa Vin-xi thấy một con gián trên tường, ông vội lấy vợt đập gián thì mới biết con gián giống như thật ấy do Lê-ô-na-đô đa Vin-xi vẽ. Sau lần ấy, cha của Lê-ô-na-đô đa Vin-xi từ bỏ ý định bắt cậu bé học ngành luật và ủng hộ Đa Vin-xi học vẽ tranh.
Hồi ấy, Đa Vin-xi mới có bốn tuổi, cha cậu đưa cậu đến nhà danh họa Vê-rô-ki-ô xin học.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-na-đô đa Vin-xi vẽ trứng gà. Ban đầu, cậu vẽ rất cẩn thận, chăm chỉ từng quả trứng. Cậu vẽ hết quả này đến quả khác và bắt đầu nhàm chán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
– Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dạng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Xem thêm: Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao?
Thầy lại nói:
– Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Cậu không kêu ca chán nản nữa mà kiên trì vẽ trứng gà trong suốt ba năm liền. Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi đã trở thành danh họakiệt xuất. Những tác phẩm của ông đã trở thành những kiệt tác nổi tiếng thế giới và được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không chỉ là danh họa, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục Hưng.
Các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, họa sĩ… đã có trí tuệ và tài năng hơn người còn phải ra công rèn luyện huống hồ là người bình thường như chúng ta. Em hứa noi gương ông Lê-ô-na-đô đa Vin-xi bền chí học tập để có được tương lai tốt đẹp.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Lý Tưởng Sống 💕 chi tiết