Kiên Nhẫn Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Tiêu Biểu ✅ Xem Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Và ý Nghĩa Được Tổng Hợp Sau Đây.
Kiên Nhẫn Là Gì
Có thể nói rằng kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu dựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Sau đây là khái niệm về kiên nhẫn là gì một cách chi tiết nhất.
Kiên nhẫn là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là cố gắng, mặc kệ những khó khăn gian nan mà đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài.
Ý Nghĩa Của Sự Kiên Nhẫn Trong Cuộc Sống
Ý nghĩa của sự kiên nhẫn trong cuộc sống là:
- Giúp con người có ý chí bền bỉ hơn để theo đuổi mục tiêu, ước mơ, lí tưởng mà bản thân mình đề ra.
- Bên cạnh đó, kiên nhẫn giúp con người xử lí những vấn đề bất ngờ một cách tốt hơn, hợp lí hơn, tránh được những tình huống xấu hơn xảy đến.
- Kiên nhẫn giúp con người điềm tĩnh hơn, sáng suốt hơn.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Lý Tưởng Sống 💕 chi tiết
Những Biểu Hiện Của Tính Kiên Nhẫn
Những biểu hiện của tính kiên nhẫn cụ thể phải kể đến như:
- Khi đặt ra mục tiêu cho bản thân mình thì luôn nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu ấy, dẫu gặp nhiều khó khăn cũng không nản chí, không bỏ cuộc.
- Trước mọi vấn đề không nóng vội, luôn trấn tĩnh được bản thân và đưa ra được hành động, lời nói, quyết định sáng suốt nhất dựa vào lí trí.
- Biết kiểm soát cảm xúc của bản thân mình, kiểm soát cơn nóng giận, làm gì cũng có sự chuẩn bị, chỉn chu nhất.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất
10 Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Tiêu Biểu
SCR.VN chia sẻ cho bạn đọc 10 ví dụ về tính kiên nhẫn tiêu biểu nhất sau đây:
Tấm Gương Về Kiên Nhẫn – Mẫu 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải quả 30 năm bôn ba khắp thế giới, chịu không biết bao nhiêu gian khổ để tìm thấy con đường cứu nước. Sau đó, Người miệt mài xây dựng lực lượng cách mạng và tổ chức nhân dân đấu tranh đánh đổ ách đô hộ của thực dân và đế quốc, giành lại độc lập và tự do cho dân tộc. Nếu không có đủ kiên trì, có lẽ Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam không thể làm nên kì tích ấy.
Câu Chuyện Về Kiên Nhẫn – Mẫu 2
Nguyễn Ngọc Ký (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1947, quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nhà giáo tại Việt Nam. Từ năm lên 4 tuổi, ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết”.
Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7 tuổi, ông rất muốn đến trường nhưng vì bệnh nên ông không thể đi học.Hằng ngày, ông đều đến trước cửa lớp để nghe cô giảng.Khi về nhà ông luyện chữ và dùng chân viết các từ ở lớp như các bạn đã học.
Năm 1963, ông được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, ông đạt được hạng 5 và được chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu Hồ Chí Minh. Từ năm 1966 đến 1970, ông học Ngữ văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Được cố thủ tướng Phạm Văn Đồng khuyên nhủ, ông trở về quê Hải Hậu, Nam Định làm giáo viên.
Từ năm 1994, ông chuyển vào sống tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đến năm 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên cấp 2, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Ông cũng được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho nhiều thế hệ trẻ trong cả nước. Năm 1992, ông được nhận danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.
Năm 2005, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã tặng ông danh hiệu: “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết” . Năm 2013, nhân dịp Nick Vujicic đến Việt Nam, ông là một trong 24 tấm gương “Hạt giống tâm hồn” của Việt Nam được vinh danh ở Trung tâm Hội nghị White Palace (thành phố Hồ Chí Minh).
Nguyễn Ngọc Kí chính là một tấm gương sáng kiên trì, vượt khó trong học tập cho chúng ta noi theo.
Bài Học Về Kiên Nhẫn Ý Nghĩa – Mẫu 3
Tôi sẽ được bố chở tới công ty và chở về nhà.
Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra rằng sự kiên nhẫn là một trong những phẩm chất tuyệt vời nhất mà ai cũng cần tìm kiếm và tập luyện, nhưng không phải ai cũng mài dũa được. Người ta có thể diễn đạt nó bằng nhiều từ khác, như kiên trì, chịu đựng, bền bỉ, kiên định…, nhưng về cốt lõi, nó là tính kiên nhẫn thôi.
Để tôi chia sẻ với các bạn một câu chuyện có thật – một câu chuyện mà bạn thậm chí có thể thấy buồn cười. Đó là hồi tôi hơn 20 tuổi, tranh thủ một kỳ nghỉ dài nên đến thực tập ở công ty của bố tôi. Như thế rất tiện, vì tôi có thể được bố chở đến chỗ làm và chở về nhà.
Tuy nhiên, có một hôm, bố tôi phải ở lại công ty muộn hơn bình thường, nên sau khi hết giờ làm việc, tôi quyết định tự về. Tôi phải nói rõ với bạn rằng, tại nơi tôi ở, có hình thức đi chung xe taxi, tức là bạn có thể vẫy chiếc xe đã có người ngồi rồi, và khi xe dừng lại, bạn có thể trao đổi với tài xế và người khách trên xe xem có đi cùng đường không. Nếu có thì bạn sẽ lên xe và chia sẻ tiền dịch vụ.
Hôm ấy, tôi lên xe khi đã có một người đàn ông ngồi ở ghế trước. Người này hình như quen biết sẵn với anh tài xế vì họ nói chuyện rất thân thiết và vui vẻ. Sau khi tôi lên xe một chút thì hai phụ nữ khác cũng lên. Tuy nhiên, đi chưa được bao lâu thì chúng tôi bị tắc đường. Đường đông khủng khiếp và xe cộ nhích từng chút một, chậm đến mức tôi thấy nhiều người đã rời những chiếc taxi phía trước để đi bộ.
Khi còn khoảng 100m nữa trước khi vào phố chính thì người đàn ông ngồi ở ghế trước gợi ý với anh tài xế rằng hãy rẽ sang làn sát vỉa hè – vốn dành cho xe đạp – để đi cho thoáng hơn, rồi khi vào phố chính thì lại trở về làn đường ô tô. Anh tài xế làm theo.
Nhưng khi chỉ còn cách phố chính vài mét thì chúng tôi bị chặn lại. Một cảnh sát ra hiệu cho xe dừng. Nói cho ngắn gọn, thay vì phạt tiền anh tài xế (vì khi có tắc đường vào đúng giờ cao điểm thì cảnh sát hạn chế phạt tiền), viên cảnh sát giữ bằng lái xe của anh ấy và yêu cầu anh ấy quay ngược lại đến đoạn cuối cùng của đường, tức là từ chỗ mới bắt đầu tắc đường, rồi lại nhích từ từ, bao giờ quay lại được chỗ viên cảnh sát đó thì sẽ được nhận lại bằng lái xe.
Quả là một hình phạt “đau khổ” vì như thế tức là chúng tôi đi chậm hơn hàng chục lần so với việc cứ xếp hàng đi từ từ như ban đầu. Giờ thì, vốn là những vị khách ích kỷ, cả tôi lẫn ba người cùng ngồi trên xe đều trả một khoản phí nhỏ và nhảy xuống xe, đi bộ vào phố chính, để kệ anh tài xế tự chịu phạt.
Về sau, nghĩ lại câu chuyện này, tôi hiểu ra rằng sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác. Một chút thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn phải “khởi động lại”, còn tốn thời gian hơn rất nhiều so với lúc ban đầu.
Ngoài ra, đừng quên rằng những người ngồi cùng xe với bạn – những người mà bạn nghĩ là đang bên cạnh mình – cũng có thể rời xe, lên một chiếc xe khác và đi tiếp, để chúng ta tự chịu sự chậm trễ và thụt lùi một mình.
Ví Dụ Về Kiên Nhẫn Trong Công Việc – Mẫu 4
Victor vô cùng vui sướng khi thấy tên mình trong danh sách 10 người được chọn từ 100 nhân viên thực tập được ký hợp đồng chính thức. Từ ngày mai, Victor sẽ được làm việc trên giàn khoan giữa đại dương bao la – niềm mơ ước từ lâu của Victor.
Ngày đầu tiên được đứng trên giàn khoan, Victor thấy thật tuyệt vời, anh thấy những cố gắng của mình trong 6 tháng thực tập đã không uổng phí. Kíp trưởng đưa cho Victor một chiếc hộp và nói: “Đây là công việc đầu tiên của cậu, hãy cầm ngay chiếc hộp này mang lên cho Trưởng giàn trên kia”.
Victor nhanh nhẹn cầm chiếc hộp leo lên tháp cao hơn 100m. Leo lên đến nơi gặp Trưởng giàn, Victor mồ hôi ròng ròng. Trưởng giàn viết vào chiếc hộp rồi lại đưa cho Victor nói cậu cầm xuống đưa lại cho Kíp trưởng.
Xuống đến nơi, Kíp trưởng cũng viết vào chiếc hộp rồi lại bảo Victor mang lên cho Trưởng giàn. Victor cầm chiếc hộp lại leo lên thang. Trời bắt đầu nắng, mồ hôi vã ra, lần này anh phải nghỉ 2 lần mới lên tới nơi. Như lần trước, Trưởng giàn viết xong đưa lại chiếc hộp để Victor mang xuống cho Kíp trưởng.
Xuống đến nơi, chân Victor như muốn khuỵu xuống vì mệt và mỏi. Nhưng công việc vẫn chưa xong, Kíp trưởng lại đưa chiếc hộp cho Victor mang lên. Victor hằm hằm cầm chiếc hộp bước lên thang với những bước chân rã rời. Mắt mũi hoa lên, Victor nghỉ 4 lần mới lên tới nơi. Thấy Victor ướt sũng người vì mồ hôi, vị Trưởng giàn cười bảo cậu: “Hãy mở chiếc hộp ra”.
Victor tức tối đặt chiếc hộp xuống bàn, lớn tiếng: “Tôi không làm nữa, các ông thật quá đáng!”. Vị Trưởng giàn bước tới mở chiếc hộp ra, bên trong là chai sâm panh, ông nghiêm nghị nói: “Tôi đã chuẩn bị chai sâm panh này để chúc mừng cậu nhưng giờ thì thật tiếc không được dùng nữa rồi.
Cậu có biết việc cậu vừa được giao chính là bài kiểm tra về thể lực không, vì chúng ta làm việc trên biển, có thể gặp tình huống nguy hiểm bất cứ lúc nào, thế nên mỗi người đều phải có thể lực tốt và năng lực phối hợp để ứng phó với mọi việc xảy đến, đặc biệt phải rèn cho mình đức tính kiên nhẫn và tuân thủ mệnh lệnh tuyệt đối. Cậu đã vất vả 6 tháng qua, chỉ còn một cánh cửa cuối cùng để mở ra tương lai nghề nghiệp thì cậu lại không qua được, giờ cậu có thể về”.
Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Ngắn Gọn – Mẫu 5
Edison đã thành công với nhiều phát minh của ông. Những phát minh của ông có tầm quan trọng rất lớn trên hành tinh này. Rõ ràng ai cũng thấy được tài của ông, nhưng trên hơn hết sự tận tâm hết mình và sức làm việc phi thường của ông là yếu tố hết sức quan trọng cho sự thành công của những phát minh của ông.
Và người đời phải lặng người suy ngẫm về điều này. Edison cho rằng: “Thành công là kết quả của 99% mồ hôi và 1% cảm hứng, không có một phát minh hay một việc có giá trị nào đến với tôi một cách ngẫu hứng, tình cờ mà đến với tôi qua công việc”.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 💧 ngắn hay
Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Chọn Lọc – Mẫu 6
Năm 20 tuổi, Julio Iglesias chẳng may bị tai nạn giao thông. Bác sĩ chuẩn đoán cậu bị tàn tật hai chân và cả đời sẽ phải đi lại trên xe lăn. Vượt qua đau buồn và không cam chịu số phận, Julio Iglesias kiên quyết tập luyện 12 tiếng đồng hồ một ngày trong hơn hai tháng chỉ để cử động ngón chân.
Và cứ như thế kiên trì trong 2 năm, cậu bé bắt đầu cử động và sử dụng được bàn chân. Có được hi vọng, Julio Iglesias kiên trì luyện tập. Cuối cùng sự kiên nhẫn và kiên quyết hết mình của cậu đã giúp cậy bé lấy lại được thân hình của mình như xưa. Và việc này được công nhận là một hiện tượng siêu phàm của con người.
Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Ấn Tượng – Mẫu 7
Nick Vujick sinh ra đã không có tay và chân. Khi có nhận thức về bản thân và số phận nghiệt ngã của mình, Nick Vujick vô cùng đau buồn và nhiều lần cậu lặng lẽ kết thúc cuộc sống của mình nhưng được cha mẹ may mắn phát hiện. Sau một lần “chết” không thành công, Nick thức tỉnh.
Từ đó, cậu quyết tâm luyện tập các kỹ năng sinh tồn, có thể tự chăm sóc cho bản thân và các hoạt động khác của một con người bình thường. Nhờ những nỗ lực phi thường ấy, Nick đã có thể làm được mọi việc và trở thành người truyền cảm hứng nổi tiếng thế giới.
Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Chi Tiết – Mẫu 8
Vào năm 1996, nữ diễn viên múa ballet chuyên nghiệp đầy hứa hẹn Ma Li đã bị mất cánh tay phải trong một tai nạn giao thông. Cuộc sống của cô đã không còn như xưa nữa, người bạn trai của cô không thể chịu được nghịch cảnh này đã bỏ cô ra đi. Cô đã tìm đến cái chết nhưng chính tình yêu thương của cha mẹ đã kéo cô trở lại. Rồi Ma Li đã tìm được nghị lực để sống.
Ma Li đã học cách để có thể tự làm được mọi việc: viết, chải đầu, nấu ăn, mặc quần áo. Cô đã học cách để sao cho không phải lệ thuộc vào người khác nữa.
Năm năm sau tai nạn, với niềm đam mê đầy nhiệt huyết Ma Li đã trở lại sân khấu. Cô đã tìm được người bạn đời, Tao, và cả hai cùng làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Năm 2004 dịch bệnh SARS bùng phát ở Trung Quốc và tất cả các rạp hát phải đóng cửa. Công việc của đôi vợ chồng trẻ bị phá vỡ và họ quyết định chỉ mình Ma Li theo đuổi con đường nghệ thuật mà thôi.
Rồi trong một đêm tuyết lạnh, khi cả hai đang chụm đầu chờ đợi bình minh, Ma Li bỗng cảm thấy khao khát được cùng nhảy múa trên tuyết với Tao. Cô đã từng dùng điệu nhảy để kể câu chuyện của mình cho Tao nghe nhiều lần trước, nhưng lần này sau khi điệu nhảy kết thúc, Tao chợt nhận ra đây chính là điều độc đáo trong nghệ thuật biểu diễn của cô.
Tháng 9 năm 2005, Ma Li và Zhai Xiaowei, một vận động viên xe đạp Olympic đặc biệt 21 tuổi. Lúc Zhai lên 4, anh đã bị ngã xuống từ một chiếc máy kéo và mất đi chân trái. Lúc đó cha Zhai đã hỏi: Bác sĩ sẽ cắt bỏ một chân của con, con có sợ không?
Zhai đã không thể hiểu hết được sự thật nên trả lời: Không. Cha Zhai lại hỏi:Con sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống, con có sợ không? Zhai hỏi lại: Khó khăn, thách thức là gì? Chúng có ngon không? Cha cậu cười trong nước mắt: Có, nó giống như những viên kẹo của con vậy. Con sẽ phải ăn chúng một lúc nào đó trong đời. (Nói rồi cha cậu chạy ra khỏi phòng với đôi mắt đẫm lệ).
Lần đầu tiên khi Ma Li nói với Zhan về kế hoạch múa cho cậu, Zhai không thể hiểu nổi sao cậu có thể múa được, vì trước đó cậu chưa bao giờ múa, nhưng rồi cậu cũng đồng ý thử.
Ma Li, Tao và Zhai đã trải qua những đợt huấn luyện chuyên sâu và tập dượt suốt hơn một năm, ngày này qua ngày khác, từ 8 giờ sáng tới 11g khuya. Hầu hết chúng ta thật khó mà tưởng tượng ra những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt. Biết bao quyết tâm họ đã phải bỏ ra để có được buổi biểu diễn.
Zhai đã đánh rơi cô cả hàng ngàn lần. Ma Li và Zhai Xiaowei là cặp đôi khuyết tật đầu tiên đã tham gia cuộc thi múa quốc gia CCTV và họ đã chiếm được con tim của hàng triệu khán giả.
Ví Dụ Về Tính Kiên Nhẫn Hay Nhất – Mẫu 9
Ở châu Á có những họa sĩ nổi tiếng như: Đường Bá Hổ, Tề Bạch Thạch., thì ở châu Âu có những danh họa như Van Gốc, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi…. Danh họa Lê-ô-na-đô đa Vin-xi bắt đầu sự nghiệp hội họa của mình bằng việc học ba năm liền vẽ trứng, một sự kiên nhẫn đáng thán phục.
Lê-ô-na-đô đa Vin-xi là họa sĩ vĩ đại thời Phục Hưng, ông là người Ý, sinh ngày mười lăm tháng năm năm 1452 tại An Chi-a-nô. Từ nhỏ, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ tranh.
Một lần, cha Lê-ô-na-đô đa Vin-xi thấy một con gián trên tường, ông vội lấy vợt đập gián thì mới biết con gián giống như thật ấy do Lê-ô-na-đô đa Vin-xi vẽ. Sau lần ấy, cha của Lê-ô-na-đô đa Vin-xi từ bỏ ý định bắt cậu bé học ngành luật và ủng hộ Đa Vin-xi học vẽ tranh.
Hồi ấy, Đa Vin-xi mới có bốn tuổi, cha cậu đưa cậu đến nhà danh họa Vê-rô-ki-ô xin học.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-na-đô đa Vin-xi vẽ trứng gà. Ban đầu, cậu vẽ rất cẩn thận, chăm chỉ từng quả trứng. Cậu vẽ hết quả này đến quả khác và bắt đầu nhàm chán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:
– Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dạng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.
Thầy lại nói:
– Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Cậu không kêu ca chán nản nữa mà kiên trì vẽ trứng gà trong suốt ba năm liền. Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi đã trở thành danh họakiệt xuất. Những tác phẩm của ông đã trở thành những kiệt tác nổi tiếng thế giới và được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không chỉ là danh họa, Lê-ô-na-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục Hưng.
Các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, họa sĩ… đã có trí tuệ và tài năng hơn người còn phải ra công rèn luyện huống hồ là người bình thường như chúng ta. Em hứa noi gương ông Lê-ô-na-đô đa Vin-xi bền chí học tập để có được tương lai tốt đẹp.
Dẫn Chứng Về Tính Kiên Nhẫn Cụ Thể – Mẫu 10
Hình ảnh một ông già lịch lãm trong bộ vest trắng, chòm râu bạc và cà vạt đen có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, nhất là những người thường đam mê gà.
Ông ấy chính là người sáng lập nên KFC – Harland Sanders và biến nó trở thành cái tên quen thuộc trong thị trường ăn nhanh thế giới. Và ngày nay, KFC đã có mặt trên 100 quốc gia lớn nhỏ cũng như giúp Harland David Sanders trở thành đại diện trong danh sách những tấm gương vượt khó nổi tiếng trên thế giới
Vậy nhưng bạn có biết để thành công như hôm nay, Sanders đã phải dành tiền trợ cấp ít ỏi để bắt đầu khởi nghiệp. Dù như vậy, trong thời gian đầu, ông đã không bán được món gà của mình và có hơn 1.000 nhà hàng đã từ chối gà KFC của ông.
Gợi ý cho bạn 🌹 Dẫn Chứng Về Thái Độ Sống Tích Cực 🌹 chi tiết