Lý Tưởng Sống Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống ✅ Đón Đọc Những Thông Tin Hữu Ích Và ý Nghĩa Được Chia Sẻ Sau Đây.
Lý Tưởng Sống Là Gì
Lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Hơn hết lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống cho có ý nghĩa và sống thế nào cho đáng sống.
Lý Tưởng Sống Của Bạn Là Gì
Lý Tưởng Sống Của Bạn Là Gì? Nó được hiểu là những mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất bạn tự đặt ra cho chính mình và mong muốn hướng tới. Và lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Tham khảo thêm 🍀 Nghị Luận Về Lý Tưởng Sống 🍀 ý nghĩa
Công Việc Lý Tưởng Là Gì
Rất nhiều bạn đọc thắc mắc rằng Công Việc Lý Tưởng Là Gì? Hãy cùng SCR.VN tìm hiểu đáp án ngay sau đây nhé!
Một công việc lý tưởng luôn đem lại những niềm vui, sự hạnh phúc và giúp bạn phát huy tối đa hiệu quả sức lao động của mình. Công việc đó khiến bạn phấn khích mỗi khi thức dậy đi làm vào buổi sáng và thậm chí là cả khi bạn phải đi làm vào cuối tuần. Đó là một công việc giú bạn được cống hiến và được học hỏi.
Ý Nghĩa Của Lý Tưởng Sống
Dưới đây là những thông tin về Ý Nghĩa Của Lý Tưởng Sống. Mời bạn đọc tham khảo nhé!
- Đầu tiên, lí tưởng sống là kim chỉ nam cho cuộc sống của con người, mang đến cho con người những thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng.
- Là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa cái xấu, cái ác.
- Lí tưởng sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn.
- Cuối cùng, sống có lí tưởng sẽ khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng, tín nhiệu, thuận lợi phát triển sự nghiệp và được người khác học tập, noi theo.
Gợi ý cho bạn 🌹 Dẫn Chứng Về Thái Độ Sống Tích Cực 🌹 chi tiết
Những Biểu Hiện Của Lý Tưởng Sống
SCR.VN chia sẻ đến bạn Những Biểu Hiện Của Lý Tưởng Sống một cách cụ thể nhất:
- Không ngừng học hỏi và biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình.
- Biết cách đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân, không ngừng nỗ lực hoàn thành, đạt được những thành tựu cho riêng mình.
- Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
- Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Lẽ Sống Là Gì 🍃 hay nhất
10 Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Hay Nhất
Tiếp tục bài viết là gợi ý về 10 Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Hay Nhất, đừng vội bỏ qua nhé!
Tấm Gương Về Lý Tưởng Sống Nổi Tiếng – Mẫu 1
Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26/11/1942 quê ở Hà Nội, Trâm là chị cả của 3 em gái và 1 em trai. Gia đình chị Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Theo nghiệp gia đình, chị Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội, chị được tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Hà Nội sớm một năm và tự nguyện xung phong đăng kí để đi chiến trường miền Nam.
Tháng 3 – 1967, chị Trâm được phân công phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ – Quảng Ngãi. Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27/9/1968 và hi sinh ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và một mình chiến đấu với 120 lính Mĩ để bảo vệ đồng đội mình. Với hai tuổi đảng, ba năm tuổi nghề, chị hi sinh anh dũng lúc chưa tròn 28 tuổi đời.
Em học tập và tiếp nối ở bản lĩnh, tính cách, tình yêu và sự bất tử của chị. Đặng Thuỳ Trâm đã để lại cho chúng ta một tấm gương và tấm gương đó sẽ trở thành hình mẫu – một hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo.
Hi sinh khi mới hai tuổi đảng, ba tuổi nghề, chị đã để lại cho chúng ta tinh thần kiên cường cách mạng, tinh thần hi sinh cho cách mạng, tinh thần chiến đâu thật hăng hái, tinh thần làm việc tận tuỵ quên mình vì đồng đội. Chị đã công hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng với mục đích nước nhà sớm hoà bình thống nhất.
Câu Chuyện Về Lý Tưởng Sống – Mẫu 2
Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương.
Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy “một phút huy hoàng” – đó là giây phút cháy bỏng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuộc đời.
Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của “lí tưởng” như L.Tôn-xtôi đã khẳng định “không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Bài Học Về Lý Tưởng Sống Ý Nghĩa – Mẫu 3
Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội trong gia đình một thợ thủ công. Thạc là con thứ 10 trong gia đình 14 anh chị em. Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gia đình Thạc phải sơ tán về Cổ Nhuế, Từ Liêm. Khi ấy không có việc làm mà gia đình đông con nên tài sản nhanh chóng cạn dần.
Mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền. Tuy nhà nghèo nhưng Thạc vừa đi học vừa đi làm thêm giúp đỡ bố mẹ. Thạc là một học sinh rất giỏi và đã thi đỗ vào Khoa Toán – Cơ của Đại học Tổng hợp, Thạc đã học thêm để qua chương trình năm học thứ hai để lên năm thứ ba.
Nhưng vào khoảng thời gian kháng chiến đó đất nước đang rất cần những người trẻ, Thạc đã dừng việc học để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Trong thời gian kháng chiến anh thường xuyên viết thư kể câu chuyện về cho gia đình.
Kể từ bức thư cuối cùng anh gửi về gia đình ngày 21/7/1972 thì gia đình không nhận được bức thư nào từ anh. Tháng 5/1973 gia đình nhận tin anh đã hi sinh và được chôn cất tại tỉnh Quảng Trị do bị thương nặng và không thể chữa trị.
Tấm gương Nguyễn Văn Thạc cho thấy được sự cố gắng rèn luyện, học tập trau dồi bản thân và cả sự kiên cường. Anh đã học tập không ngừng nghỉ để có thể học nhanh nhất có thể. Anh cũng đã cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bảo vệ những người thân yêu trước kẻ địch. Đây là hình mẫu lý tưởng để cho thanh niên hiện nay học tập, rèn luyện có lý tưởng sống đúng đắn đó là lý tưởng của Đảng.
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Của Thanh Niên Tiêu Biểu – Mẫu 4
Có điểm xuất phát không được thuận lợi như bạn bè đồng trang lứa, nhưng suốt 12 năm đèn sách, Quách Hồng Y (lớp 12, Trường THPT Giá Rai) luôn là gương mặt ưu tú trong các hoạt động Đoàn, cũng như thành tích học tập nổi trội.
Vượt qua những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, Y luôn phấn đấu vươn lên và nỗ lực đó đã mang về cho em nhiều giải thưởng từ những cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Ấp ủ giấc mơ trở thành bác sĩ, Y chia sẻ: “Em vẫn còn khá trẻ để nghĩ ngợi đến những thứ to tát, nhưng em nghĩ, lý tưởng sống của mỗi người là bắt đầu từ những ước mơ và phấn đấu để biến ước mơ đó thành hiện thực”.
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Cửa Thanh Niên Hiện Nay – Mẫu 5
Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989, quê Hải Phòng là người có tuổi trẻ chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học công nghệ tại Viettel. Bình là sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội tốt nghiệp năm 2012. Anh là trưởng phòng cố định băng rộng tại Viettel, và được giao nhiều trọng trách quan trọng.
Anh cũng với anh em nghiên cứu, lựa chọn thành công công nghệ internet băng rộng GPON. Từ sự nghiên cứu này đã giúp tập đoàn xây dựng một dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, Bình còn chủ trì nghiên cứu và tự thiết kế hệ thống lõi cung cấp dịch vụ truyền hình (hệ thống Headend). Vũ Văn Bình không chỉ là gương mặt trẻ xuất sắc mà còn là một Bí thư đoàn năng nổ.
Từ tấm gương Vũ Văn Bình – một tấm gương của thế hệ mới em thấy được việc học tập và trau dồi kiến thức là một yếu tố quan trọng. Khi mà thời đại ngày nay là thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá luôn cần có sự năng động, sáng tạo của thế hệ mới để đưa đất nước phát triển hơn nữa. Vì thế em sẽ luôn cố gắng hơn nữa để học tập và trau dồi bản thân trở thành người có ích cho xã hội, đất nước.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Sống Đẹp Là Gì 💕 chi tiết
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Của Thanh Niên Thời Chiến Tranh – Mẫu 6
- Ví dụ 1: Nguyễn Thị Minh Khai: Chị tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 16 tuổi. Khi hoạt động chị lấy bí danh là: Năm Bắc, ở trong tù, chị vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh ở bên ngoài.
- Ví dụ 2: Anh Tô Vĩnh Diện bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình chèn pháo khi cùng đồng đội kéo pháo lên dốc trong chiến dịch Điện Biên.
- Ví dụ 3: Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tạo điều kiện để đồng đội xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Của Võ Thị Sáu – Mẫu 7
Chắc hẳn, chúng ta – những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho “mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ” và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi mười sáu.
Nữ anh hùng Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ. Từ nhỏ, chị phải phụ giúp cha mẹ để mưu sinh.
Sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ vào cuối năm 1945, các anh trai của chị đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Chị bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.
Năm 1946, chị theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, chị chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, chị tham gia nhiều trận đánh.
Chị bị quân Pháp bắt và kết án tử hình khi chưa đủ 18 tuổi. Khi ra pháp trường, chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang, bất khuất hát bài Tiến quân ca. Những lời cuối cùng trước họng súng quân thù, chị hô vang: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Hình ảnh người con gái Đất Đỏ kiên trung đi vào lịch sử, sống mãi trong lòng dân tộc. Bao thế hệ trẻ tiếp nối đều thuộc bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” như một sự tri ân, ngưỡng vọng với nữ anh hùng.
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Của Lý Tự Trọng – Mẫu 8
Anh hùng lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước, nuôi chí phục thù ở tỉnh Hà Tĩnh. Sống trong cảnh “nước mất nhà tan”, gia đình Lý Tự Trọng phải phiêu bạt nơi đất khách. Từ nhỏ Lý Tự Trọng đã chăm chỉ, ham học hỏi, thấu thiểu được những khổ cực mà nhân dân ta đã chịu dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Lên mười tuổi, anh được Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Trung Quốc đưa sang Quảng Châu học. Từ đây Lý Tự Trọng đã được giao nhiệm vụ làm liên lạc, giúp việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu. Anh đã góp phần tích cực vào việc lien lạc giữa tổng bộ và cán bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đang hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.
Năm 1929 Lý Tự Trọng về nước và hăng hái hoạt động, đi sâu vào tận công xưởng, trường học, vận động công nhân, thanh niên và học sinh tham gia phong trào yêu nước. Bên cạnh công tác quần chúng, anh còn làm một số việc khác như phiên dịch , giao liên…
Sau khi thành lập Đảng năm 1930, cao trào cách mạng dâng cao dấy lên mạnh mẽ trên toàn quốc, biểu dương tinh thần quật khởi, ý chí bất khuất, bản lĩnh cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phát động phong trào quần chúng, xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương tổ chức cuộc mít tinh kỉ niệm, đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia đặc biệt là công nhân lao động, thanh niên và học sinh.
Để bảo vệ đồng chí diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên địch, sau đó anh bị bắt, giam cầm và bị tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không khuất phục được dũng khí cách mạng của anh.
Ngày 18/4/1931 Lý Tự Trọng bị đưa ra xét xử, anh bị kết án tử hình. Tại phiên toà anh đã lên án kẻ thù xâm lược, biểu thị dũng khí đấu tranh, luật sư bào chữa cho anh nói: “bị can chưa đến tuổi thành niên, nên hoạt động không có suy nghĩ”, anh đã đứng dậy và nói: “Tôi hành động phông phải không có suy nghĩ.
Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường của cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Để tránh dư luận, địch đã giết anh trong im lặng nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường của anh luôn sống mãi.
Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát bài Quốc tế ca bằng câu mở đầu đầy khí phách, vang lên dưới vòm trời Tổ quốc và lắng đọng vào lòng những người đang sống: “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…” và tiếng hô vang “đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo nàn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp.
Câu nói “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” đã trở thành câu nói truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ nhưng lí tưởng và lòng kiên cường bất khuất của anh luôn sáng ngời soi bước cho lớp thanh niên Việt Nam giữ vững niềm tin, bản lĩnh, tích cực góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Ví Dụ Về Lý Tưởng Sống Của Nguyễn Văn Trỗi – Mẫu 9
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara.
Với tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh) – nơi dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua.
Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội mà còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng.
Thời gian ở trong tù, đã chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.
Dẫn Chứng Về Lý Tưởng Sống Đặc Sắc – Mẫu 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh – khi ra đi tìm đường cứu nước, Người chỉ là một chàng thanh niên tuổi đôi mươi. Với lòng yêu nước cùng nhiệt huyết cách mạng, Người đã ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Những khó khăn, khổ cực ở nơi đất khách quê người không khiến chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành nản chí.
Lí tưởng tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân luôn cháy bỏng trong tiềm thức của Người. Nó thôi thúc Bác tiếp tục cố gắng học tập để rồi bắt gặp ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
SCR.VN tặng bạn 💧 Dẫn Chứng Về Sống Đẹp 💧 cụ thể