Trung Kiên Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Dẫn Chứng, Ví Dụ Về Trung Kiên ✅ Chia Sẻ Cho Các Bạn Độc Giả Những Thông Tin Hay Và Hữu Ích Nhất.
Trung Kiên Là Gì
Lòng trung kiên chính là một trong những đức tính vô cùng quan trọng của mỗi con người chúng ta. Trung kiên nghĩa là trung thành và bền bỉ. Lòng trung kiên được hiểu là sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, không bị khuất phục trước khó khăn, dù thế nào vẫn cố gắng vượt qua thử thách.
Ý Nghĩa Của Trung Kiên
Đón đọc thêm một số thông tin hữu ích chia sẻ về ý nghĩa của trung kiên dưới đây:
- Người có lòng trung kiên sẽ kiên trì thực hiện những yêu cầu mình đã đặt ra, gắn bó với nó không những vậy, lòng trung kiên còn giúp cho con người yêu những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta. Dù có gặp khó khăn, họ vẫn tiếp tục tìm cách, nhẫn nại tìm các biện pháp khắc phục, và dù con đường nó có dài có gian nan, họ vẫn tiếp tục bước tiếp.
- Giúp con người ta tiến tới hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách, nó giúp con người vượt qua khó khăn.
Tìm hiểu thêm ✅ Trung Nghĩa Là Gì ✅ chi tiết nhất
Những Biểu Hiện Của Trung Kiên
Những biểu hiện của trung kiên phải kể đến như:
- Luôn tận tâm, hết mình vì công việc, lợi ích của tập thể, xã hội.
- Trung thành với sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của nhân dân
- Một dạ kiên trung, giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng
- Người có ý chí kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Ðảng và dân tộc.
- Thẳng thắn, thật thà và trung thực. Không lợi dụng các kẽ hở, thiếu sót của người khác để vu lợi cá nhân.
Đặt Câu Với Từ Trung Kiên
Hướng dẫn cho bạn đọc cách đặt câu với từ trung kiên hay và ý nghĩa dưới đây:
Bền lòng trung kiên theo lí tưởng của cách mạng
Mặc Môn là một vị lãnh đạo trung kiên người Nê Phi
Lòng trung kiên chân chính không bị mọi sự cán dỗ chi phối.
Lòng trung kiên là điều thiết yếu cần có ở mỗi con người
Mãi mãi trung kiên nghe theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
Phan Bội Châu đã chứng tỏ ông là người vẹn toàn và là người trung kiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người trung kiên.
Xem thêm thông tin 💙 Trung Hậu Là Gì 💙ngắn gọn
10 Ví Dụ Về Trung Kiên Tiêu Biểu
Tham khảo ngay 10 ví dụ về trung kiên tiêu biểu được SCR.VN chọn lựa kĩ càng sau đây:
Tấm Gương Về Trung Kiên – Mẫu 1
Đồng chí Nguyễn Tiềm – Sáng ngời tấm gương trung kiên, bất khuất của người chiến sỹ cộng sản
Đồng chí Nguyễn Tiềm sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống hiếu học, yêu nước và cách mạng, có nhiều sĩ phu nổi tiếng, nhiều danh nhân hào kiệt, tiêu biểu cho bản lĩnh và khí phách của một dân tộc anh hùng; tận mắt chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột, Nguyễn Tiềm đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước, quyết đi theo con đường cách mạng để cứu nước, cứu dân.
Năm 1926, sau khi thi đậu và vào học Trường Quốc học Vinh, Nguyễn Tiềm đã tham gia các phong trào yêu nước do Hội Phục Việt tổ chức, đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, dự Lễ truy điệu vào ngày giỗ đầu của cụ Phan Chu Trinh.
Cuối năm 1927, Nguyễn Tiềm được kết nạp vào tổ chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, đồng chí đã cùng với hai hội viên khác lập thành tiểu tổ “Hội Thanh niên”, hoạt động ở Trường Quốc học Vinh. Từ đó, Nguyễn Tiềm càng có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về chủ nghĩa Mác – Lênin, ra sức tuyên truyền lý tưởng cách mạng vô sản trong hàng ngũ học sinh.
Tháng 6/1929, tiểu tổ “Hội thanh niên” ở Trường Quốc học Vinh được chuyển thành chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng, Nguyễn Tiềm được chỉ định làm Bí thư chi bộ. Cuối năm 1929, Tổng Sinh hội Nghệ An được thành lập. Là người đứng đầu Tổng Sinh hội, Nguyễn Tiềm chuyển tổ chức Sinh đoàn Trường Quốc học Vinh thành Sinh hội của Đông Dương Cộng sản Đảng.
Báo Hồng Sinh của Sinh hội cũng được đổi thành báo Xích Sinh của Tổng Sinh hội Nghệ An do Nguyễn Tiềm làm chủ bút. Ngoài nội dung tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, báo Xích Sinh đã kịch liệt phê phán nhận thức sai lệch về chủ nghĩa cộng sản, kêu gọi học sinh đấu tranh chống luật lệ hà khắc trong nhà trường và đòi quyền tự do dân chủ. Ngày 3/3/1930, Nguyễn Tiềm bị đuổi ra khỏi Trường Quốc học Vinh.
Tháng 6/1930, đồng chí Nguyễn Tiềm được Phân cục Trung ương ở Trung Kỳ chỉ định vào Ban Chấp hành Tỉnh bộ lâm thời Nghệ An, phụ trách tuyên truyền. Tháng 10/1930, tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ nhất, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy; cuối tháng 5/1931 được bổ sung vào Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ, phụ trách công tác tuyên truyền.
Mặc dù bị địch truy lùng ráo riết, nhưng đồng chí vẫn bám sát quần chúng để lãnh đạo, duy trì hoạt động của Xứ ủy. Do lăn lộn nhiều với phong trào đấu tranh cách mạng, trong điều kiện khó khăn, gian khổ, lại làm việc quá sức nên đồng chí bị bệnh nặng, được tổ chức đưa đến một cơ sở cách mạng ở Vinh để điều trị. Ở đây chưa được một tuần, đêm 17/11/1931, đồng chí bị địch bắt khi còn trên giường bệnh.
Trong những ngày ở nhà lao Vinh, đồng chí Nguyễn Tiềm vừa phải chống đỡ với bệnh tật, vừa chịu đựng những trận đòn tra tấn dã man của địch, đồng chí vẫn kiên trung, kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Không khuất phục được ý chí sắt thép của đồng chí, ngày 19/1/1932,
Toà án Nam Triều tỉnh Nghệ An tuyên án tử hình Nguyễn Tiềm. Nhưng trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, ngày 21/6/1932, Toà khâm sứ Trung Kỳ buộc phải giảm xuống án khổ sai chung thân và đày Nguyễn Tiềm vào nhà tù Lao Bảo. Bị tra tấn dã man và những cơn bạo bệnh, đồng chí đã hy sinh vào ngày 11/10/1932 tại nhà tù Lao Bảo, khi mới 20 tuổi.
Đồng chí Nguyễn Tiềm đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng đã sớm thể hiện đầy đủ những phẩm chất cao đẹp của người cộng sản, cống hiến hết sức quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà, để lại cho chúng ta những bài học hết sức quý giá.
Câu Chuyện Về Trung Kiên – Mẫu 2
Tấm gương cao đẹp của người Cộng sản trung kiên. Đồng chí Ngô Gia Tự sinh ngày 3-12-1908 trong một gia đình nhà Nho tại làng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Xứ Kinh Bắc (nay là phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Kế thừa truyền thống gia đình, quê hương, ngay từ nhỏ đồng chí Ngô Gia Tự đã nổi tiếng ham học và học giỏi. Sau khi tốt nghiệp Trường tiểu học Pháp – Việt với điểm giỏi, đồng chí tiếp tục thi vào Trường Bưởi và trúng tuyển với điểm số cao.
Chính tại ngôi trường này, được tiếp xúc với trào lưu tư tưởng tiến bộ và những nhà giáo yêu nước, được đọc sách báo do đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi về nước, đồng chí Ngô Gia Tự đã sớm được giác ngộ, bồi đắp nhận thức về cách mạng và tinh thần đấu tranh chống áp bức dân tộc.
Năm 1926, đồng chí Ngô Gia Tự tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngay từ những ngày đầu thành lập Hội tại Hà Nội, được tổ chức phân công ở lại hoạt động ngay trên quê hương, đồng chí Ngô Gia Tự là một trong những thành viên góp phần rất lớn vào việc phát triển tổ chức Hội, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Giữa năm 1927, đồng chí được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức, trực tiếp xây dựng chương trình và soạn thảo nội dung huấn luyện.
Đến năm 1929, nắm bắt được xu thế phát triển chung của thời đại và yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, nhận thấy Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, nên đồng chí Ngô Gia Tự đã cùng một số đồng chí hăng hái tham gia cuộc vận động thành lập Chi bộ Cộng sản tại Bắc Kỳ…
Tinh thần, ý chí đấu tranh kiên quyết cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự được thể hiện rõ nét tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (5-1929).
Là người chiến sỹ cách mạng đã hoạt động không biết mệt mỏi, đóng góp lớn cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, vượt qua tất cả mọi mọi khó khăn, gian khổ, đồng chí Ngô Gia Tự đã luôn sống, chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Không chỉ lựa chọn đúng đắn con đường, hướng đi, lý tưởng cách mạng, đồng chí Ngô Gia Tự còn là tấm gương về sự phấn đấu hết mình cho lý tưởng cách mạng đó.
Đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng mà mình đã lựa chọn. Đồng chí Ngô Gia Tự đã để lại tấm gương sáng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay học tập và noi theo, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ví Dụ Về Trung Kiên Ngắn Gọn – Mẫu 3
Nguyễn Thị Bờ – Người Phụ nữ trung kiên. Đồng chí Nguyễn Thị Bờ đã hy sinh vì nước năm 43 tuổi, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Đồng chí là cán bộ y tế cách mạng kiên cường; triệt để chấp hành sự phân công của tổ chức; tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân; kiên trì và nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm; tận tụy, sáng tạo trong công việc, nhất là trong việc chăm sóc thương binh; chiến đấu anh dũng đến giờ phút cuối cùng.
Hy sinh bản thân, trong đó có cả hai con của mình, vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, làm sáng ngời truyền thống vẻ vang của ngành Y tế cách mạng và nữ giới tỉnh nhà. Tên của đồng chí được đặt tên đường ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Ví Dụ Về Trung Kiên Cụ Thể – Mẫu 4
Người đảng viên trung kiên, mẫu mực. Ông tên thật là Phan Thành Lan, thường gọi là Hai Thài, quê gốc Bình Định, có 33 năm công tác ở vùng căn cứ, biên giới và dân tộc, trong đó có 20 năm liên tục là Chủ tịch xã Đak Ơ.
Ông là cán bộ tham gia phong trào Việt Minh rất sớm ở quê nhà. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, ông trong đoàn cán bộ tập kết ra Bắc. Ở miền Bắc, ông được học tập, bồi dưỡng trình độ văn hóa, học tập chính trị và được phân công một số công việc ở cơ quan ban thống nhất Trung ương.
Đến cuối năm 1962, ông được giao nhiệm vụ hành quân vượt Trường Sơn vào Nam công tác và chiến đấu. Ròng rã hơn 3 tháng vượt Trường Sơn, khi vào đến miền Nam, ông được phiên chế về Ban Tuyên huấn khu VI.
Sau đó, khoảng giữa năm 1963 ông được phân công điều động về công tác tại Ban Tuyên huấn tỉnh Phước Long, cơ quan này do ông Ba Thiều, Tỉnh ủy viên được phân công phụ trách. Ông Hai Thài và chị Bảy Tuyết đã có thời gian công tác chung cơ quan là Ban Tuyên huấn tỉnh Phước Long.
Là cán bộ người Kinh, không biết tiếng dân tộc nhưng ông Hai Thài được phân công cùng với một số người khác đeo bám làm công tác tuyên truyền, vận động tại các buôn sóc vùng này.
Sau này có dịp công tác tiếp xúc gần gũi, ông cho biết khó khăn nhất lúc đầu đó là ngôn ngữ để giao tiếp nên phải tích cực học tập để có thể nói chuyện, tâm tình, trao đổi với đồng bào, mới đem chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nói cho đồng bào nghe để đồng bào tin và làm theo.
Khó khăn thứ hai là phải tìm hiểu rất kỹ về phong tục tập quán của đồng bào, không được hời hợt sai phạm vào những điều cấm kỵ; đồng thời thực hiện 3 cùng với đồng bào: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, vì vậy phải đi sâu nắm bắt tâm lý tình cảm, làm như thế nào để đồng bào tin, yêu thương, quý mến thì sẵn sàng cưu mang, đùm bọc chở che và sẽ làm theo những lời cán bộ cách mạng hướng dẫn.
Ví Dụ Về Trung Kiên Chọn Lọc – Mẫu 5
Chân dung người chiến sĩ cách mạng một lòng trung kiên với Đảng. Đó là Đại tá Nguyễn Công Thành (thường gọi Bảy Thành), nguyên Chính ủy Trung đoàn 320, nguyên Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp.
Với 83 tuổi đời, 58 năm tuổi Đảng và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí Bảy Thành là tấm gương sáng về người chiến sĩ cách mạng trung kiên, mẫu mực trong thời chiến lẫn thời bình.
Đồng chí Bảy Thành là con thứ 7 trong một gia đình đông anh em ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Sinh ra trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta, người thanh niên yêu nước Bảy Thành sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, chưa tròn 18 tuổi, đồng chí đã xung phong tham gia góp sức vào phong trào đấu tranh chống Pháp tại địa phương.
Năm 1954, đồng chí Bảy Thành chính thức nhập ngũ và theo đơn vị tập kết ra Bắc. Đồng chí vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng vào năm 1959. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Bảy Thành từng tham gia chiến đấu nhiều năm ở các chiến trường Lào, Campuchia và lần lượt trải qua nhiều cương vị khác nhau. Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đến năm 1979, đồng chí Bảy Thành về công tác và giữ cương vị Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp. Những năm sau đó, đồng chí từng được cử đi tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia.
Sau khi về hưu, đồng chí tham gia công tác Hội Cựu chiến binh và giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Tháp nhiều năm liền. Đến nay, dù đã ở tuổi 83 nhưng ngoài tham gia hoạt động trong tổ chức Hội Người cao tuổi trên địa bàn, đồng chí Bảy Thành còn là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hưu trí TP.Cao Lãnh, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Lào và Ủy viên Ban Chấp hành Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh Đồng Tháp.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Khí Phách Là Gì 💕 chi tiết
Ví Dụ Về Trung Kiên Ngắn Hay – Mẫu 6
Đồng chí Hoàng Quốc Việt – Người cộng sản trung kiên mẫu mực, tấm gương sáng về công tác dân vận của Đảng. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, tên thật là Hạ Bá Cang, sinh tại Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Đồng chí Hoàng Quốc Việt là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá I, II, III, IV; Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng (8/1945); Uỷ viên Bộ Chính trị khoá II; Đại biểu Quốc hội khoá V, VI, VII, VIII.
Trong gần 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Hoàng Quốc Việt luôn luôn sâu sát thực tiễn, hòa mình vào nhân dân, dựa vào nhân dân, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu.
Tất cả những người đã từng cộng tác hoặc tiếp xúc với đồng chí Hoàng Quốc Việt đều có chung ấn tượng sâu sắc về hình ảnh của một đảng viên kiên trung, bất khuất, liêm khiết, có tác phong bình dị, cởi mở và chân thành, đặc biệt quan tâm đến công nhân, người lao động; một đồng chí lãnh đạo có tính nguyên tắc cao, sắc sảo, linh hoạt, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng, được đồng chí, đồng bào kính trọng, tin tưởng.
Ví Dụ Về Trung Kiên Ấn Tuợng – Mẫu 7
Trần Hữu Dực – người chiến sĩ cộng sản trung kiên. Trần Hữu Dực sinh ngày 15/01/1910, trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Dương Lệ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, từ truyền thống của dân tộc, của gia đình và ảnh hưởng của phong trào yêu nước thời bấy giờ, Trần Hữu Dực đã sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng khi mới 15 tuổi.
Qua thực tiễn hoạt động, được tiếp xúc với sách báo tiến bộ, nhất là những số báo Người cùng khổ, những bài giảng về ”Đường cách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhận thức chính trị của Trần Hữu Dực ngày càng được nâng cao.
Từ nhận thức “không có tổ chức như cát rời, vô dụng”, ngay lúc tuổi 16, Trần Hữu Dực đã chủ trì Hội nghị thành lập tổ chức yêu nước “Ái hữu dân đoàn”.
Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, “Ái hữu dân đoàn” đã tạo ảnh hưởng tích cực, mở đường cho tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội xâm nhập lan rộng vào Quảng Trị, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng của huyện Triệu Phong nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Trong thời gian hoạt động cách mạng từ 1926 – 1945, Trần Hữu Dực bị Pháp bắt 4 lần và bị chính quyền Nam triều kết án tổng số 29 năm tù giam và 22 năm quản thúc, từng trải qua các nhà tù khét tiếng tàn độc của đế quốc thực dân như nhà tù Quảng Trị, nhà đày Lao Bảo, nhà đày Buôn Ma Thuột (2 lần).
Tháng 7 năm 1929, ông bị bắt lần thứ nhất và giam ở nhà tù Quảng Trị. Trước các cực hình tra tấn, ông đã nêu tấm gương kiên cường bất khuất, giành trận thắng đầu tiên của người Cộng sản trước kẻ thù, trong đó có tên trùm mật thám Trung kỳ Xônhi, buộc chúng phải thả ông.
Đầu năm 1931, ông bị bắt lần thứ hai, bị giam ở nhà lao Quảng Trị cùng với một số đảng viên khác. Những tên mật thám Tây, mật thám Việt lồng lộn tra tấn ông hơn 4 tuần lễ nhưng chỉ nhận được câu trả lời không biết, không làm. Kẻ thù đày ông và một số đồng chí khác của ông đi nhà đày Lao Bảo.
Năm 1936, từ Lao Bảo, kẻ địch chuyển ông đến nhà đày Buôn Mê Thuột, một trong những địa ngục khét tiếng của thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam.
Tháng 9 năm 1941, ông bị bắt tại Ninh Thuận. Lần này kẻ địch biết ông là xứ ủy viên, đã qua 3 nhà tù và biết ý chí thép của ông nên chúng quyết bằng mọi đòn tra tấn để khuất phục ông. Chúng tra tấn ông liên tục trong 30 ngày, cuối cùng Chánh mật thám Bình Thuận phải thốt lên “đủ rồi, anh đã thức 15 ngày đêm, khai thế thì biết rồi, bây giờ Phan Thiết chúng tôi xin chịu thua anh”.
Ông bị kết án 20 năm tù cộng thêm 4 năm do trốn tù và bị đày đi Buôn Mê Thuột lần thứ 2. Dù ở nhà lao nào, ông Trần Hữu Dực luôn là nòng cốt lãnh đạo tổ chức ở trong tù để củng cố tinh thần đấu tranh của các đồng chí mình và hiên ngang bước qua đầu thù.
Sáng ngày mồng một Tết Âm lịch năm 1944, các chiến sĩ cộng sản bị địch giam cầm đã tổ chức cuộc duyệt binh, chào cờ Tổ quốc ngay trong nhà đày Buôn Mê Thuột do Trần Hữu Dực cùng các đồng chí trong nhà đày tổ chức với sự tham gia của hàng trăm tù nhân đóng vai bộ đội, nhân dân, cán bộ lãnh đạo.
Kết quả cuộc duyệt binh rất mỹ mãn, để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí mọi người. Trong lịch sử đấu tranh với kẻ thù tại các nhà tù, nhà giam của Thực dân Pháp, đây là lần đầu tiên có cuộc mít tinh chào cờ Tổ quốc ngay trong nơi giam cầm, mang ý nghĩa tiến công cách mạng, vững lòng tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, nhất trong nhà tù, nhà đày của thực dân, đế quốc, Trần Hữu Dực luôn tâm niệm “Đối với địch, nhất thiết chúng ta phải bước qua đầu chúng. Nếu không, chúng sẽ bước qua đầu ta”.
Ví Dụ Về Trung Kiên Đặc Sắc – Mẫu 8
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chiến sĩ cộng sản trung kiên, hiến dâng trọn cuộc đời cho cách mạng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương và sớm được tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản, Võ Nguyên Giáp đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng khi mới 14 tuổi (1925). Mười lăm năm sau, người chiến sĩ cách mạng ấy được kết nạp vào Đảng và được Trung ương cử sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (1940) khởi đầu quá trình phát huy tài năng, đức độ, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công đảm nhiệm các trọng trách: Tổng tư lệnh Quân đội, Tổng Chính ủy, Tổng Quân ủy, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, v.v.
Đại tướng đã đóng góp quan trọng vào xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, trưởng thành về mọi mặt, là Quân đội anh hùng, bách chiến, bách thắng, tận trung với Đảng, tận hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Tên tuổi, sự nghiệp của nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị lỗi lạc – Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi đất nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực hiện công cuộc đổi mới, dù ở cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ, hay đã nghỉ hưu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của người cán bộ, đảng viên.
Có nhiều đóng góp quan trọng vào những vấn đề lớn của đất nước, nhất là trong phát triển khoa học, kỹ thuật, giáo dục, đào tạo; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền; mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới, v.v.
Đặc biệt, Đại tướng dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ tiến hành nghiên cứu, tổng kết các công trình khoa học về: Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, nghệ thuật quân sự, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy… thể hiện tinh thần sống ngày nào cũng là vì nước, vì dân ngày đó(1) của mình.
Những công trình này là tài sản vô giá, cẩm nang quý báu đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ví Dụ Về Trung Kiên Chi Tiết – Mẫu 9
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam. Quá trình 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, gần 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, hy sinh khi mới 29 tuổi đời, đồng chí luôn thể hiện tấm gương kiên trung và đạo đức cách mạng sáng ngời. Những cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đối với Đảng và dân tộc ta rất to lớn.
Trọn đời cho sự nghiệp cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn (nay là TP. Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Khi đang là học sinh bậc trung học, đồng chí đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhận ra bản chất của kẻ thù và dám đứng lên đấu tranh chống lại áp bức bất công.
Tại quê hương Bắc Ninh, đồng chí đã gây dựng phong trào cách mạng, tuyên truyền và đưa hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội phát triển rộng khắp.
Năm 1929, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng, được Đảng phân công làm cán bộ hoạt động chuyên nghiệp.
Đồng chí đã xung phong đi “vô sản hóa” ở vùng mỏ Quảng Ninh với nhiệm vụ giác ngộ và vận động công nhân tham gia cách mạng. Chỉ sau 2 năm, đồng chí đã trở thành một lãnh đạo chủ chốt của phong trào công nhân vùng mỏ. Đồng chí luôn gương mẫu trong cuộc sống và gần gũi với quần chúng.
Trải qua nhiều gia đoạn chiến đấu, tuy nhiên sáng 28-8-1941 sau khi bị địch bắt, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cùng các đồng chí Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng đã bị kẻ thù xử bắn tại ngã ba Giồng, xã Tân Thới Nhất, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Với 13 năm hoạt động cách mạng, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt, giam cầm, tra tấn rất dã man, tàn bạo nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn nêu cao tinh thần kiên trung, bất khuất.
Gợi ý cho bạn 🌹 Tư Tưởng Đạo Lí Là Gì 🌹 chi tiết
Dẫn Chứng Về Trung Kiên – Mẫu 10
Đồng chí Phạm Hùng là một trong những nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến quan trọng, góp phần làm nên các chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Cuộc đời đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người cộng sản trung kiên, bất khuất, suốt đời hy sinh phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Phạm Hùng là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Trong suốt 60 năm hoạt động cách mạng liên tục, đồng chí Phạm Hùng không quản gian nan, nguy hiểm, dù ở cương vị, thời kỳ cách mạng nào, đồng chí cũng luôn sẵn sàng xông pha nơi “đầu sóng, ngọn gió”, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân, vì hòa bình và phát triển đất nước.