Kiên Định Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện ❤️️ 8+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Hay ✅ Cùng Đón Đọc Thêm Những Thông Tin Hữu Ích Nhất Sau Đây.
Kiên Định Là Gì
Kiên định có nghĩa là ý chí kiên định, giữ vững tinh thần và quyết định của chính mình mà không hề có sự do dự hay ý muốn thay đổi. Sự kiên định được thể hiện ở việc ta luôn giữ vững ý chí trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có bị tác động ra sao thì cũng sẽ không lung lay hay dao động.
Không Kiên Định Là Gì
Trái ngược với kiên định, không kiên định nghĩa là người dễ bị dao động bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài, không giữ vững tinh thần và lập trường của mình trước khi quyết định.
SCR.VN chia sẻ 💧 Kiên Cường Là Gì 💧 đặc sắc
Ý Nghĩa Của Tính Kiên Định
Ý nghĩa của tính kiên định là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thành công của một người và là nguồn sức mạnh làm nên mọi chiến thắng.
Ngoài ra, người có tính kiên định luôn truyền cảm hứng cho người khác, giúp mọi người xung quanh thêm tin tưởng, lạc quan vào công việc mình đang làm và mục tiêu mình đang hướng tới.
Những Biểu Hiện Của Kiên Định
Những biểu hiện của kiên định phải kể đến như:
- Vượt qua rào chắn an toàn để đón nhận thử thách.
- Có tính kỷ luật trong khi thực hiện mục tiêu.
- Người có tính kiên định biết cách thay đổi linh hoạt tư duy để phù hợp.
- Không đổ lỗi cho số phận hoặc bất kì ai, không oán hận trách than và có khả năng tỉnh ngộ ở nhiều môi trường khác nhau
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Kiên Trì Là Gì 🍃 ngắn gọn
8 Ví Dụ Về Kiên Định Tiêu Biểu
Xem thêm danh sách 8 ví dụ về kiên định tiêu biểu nhất được SCR.VN tổng hợp sau đây:
Tấm Gương Về Kiên Định – Mẫu 1
Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một quá trình gian truân của một con người giàu lòng yêu nước, đồng cảm và thấu hiểu cùng nỗi đau của dân tộc.
Xuất phát từ tình cảm đặc biệt này, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, thử thách đến đâu, Người vẫn trung thành và kiên định với sự lựa chọn của cuộc đời mình.
Đó là “phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, hạnh phúc của quốc dân” [7, tr.240], “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [7, tr.161]. Sự Trong Đại Từ điển tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng, kiên định là “vững vàng, không dao động, thay đổi lập trường, ý chí trước mọi trở lực” [13, tr.938].
Từ cách hiểu về nội hàm “kiên định” như trên, khi đối chiếu vào toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh, ta dễ dàng nhận thấy Người chính là một biểu tượng, một tấm gương sáng ngời về sự kiên định.
Từ những năm tháng tuổi trẻ khi vừa xác định mục tiêu, lý tưởng, con đường cứu nước, cứu dân đến những tháng ngày hoạt động cách mạng gian truân để giữ vững mục tiêu, lý tưởng đó, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã trải qua những bước ngoặt quan trọng của đời mình bằng chính những trải nghiệm, nghị lực phi thường và hơn hết là đức tính kiên định vượt qua khó khăn, thách thức.
Câu Chuyện Về Tính Kiên Định – Mẫu 2
Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.
Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình.
Vì vậy, chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi.
14 tuổi, ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.
Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.
Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò.
Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng.
Thực dân Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.
Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh… Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca – bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Bài Học Về Kiên Định – Mẫu 3
Ngôi trường làng nọ được sưởi ấm bằng lò than lớn và cũ kỹ. Một cậu bé có nhiệm vụ là mỗi sáng phải đến trường sớm đốt lửa lò sưởi ấm cho căn phòng trước khi thầy giáo và các bạn đến.
Vào một buổi sáng, khi mọi người đi đến trường thì phát hiện ngôi trường đang chìm trong lửa. Họ kéo được cậu bé đã bất tỉnh ra khỏi cơn lửa cháy rừng rực. Cậu bé bị ngọn lửa đốt cháy nửa người dưới và được mọi người đưa vào bệnh viện tỉnh gần đấy.
Trên giường bệnh, cậu bé bị phỏng nặng, nửa mê nửa tỉnh nghe được tiếng bác sĩ nói chuyện với mẹ cậu. Bác sĩ nói rằng cậu sẽ không qua nổi – thực chất đó là điều tốt nhất – vì ngọn lửa khủng khiếp đã thiêu cháy toàn bộ nửa phần thân dưới của cậu.
Nhưng cậu bé kiên cường không muốn mình chết. Cậu tự động viên mình phải sống. Không biết bằng cách nào mà cuối cùng cậu bé đã vượt qua được, trước sự kinh ngạc của các bác sĩ. Khi thời điểm nguy hiểm nhất đã qua, cậu lại nghe tiếng bác sĩ và mẹ nói chuyện. Họ nói với mẹ cậu rằng vì ngọn lửa đã phá huỷ quá nhiều nơi ở phần thân dưới, có lẽ sẽ tốt hơn nếu trước đó cậu bé chết đi, vì cậu sẽ phải đau buồn với cuộc sống tàn tật.
Một lần nữa cậu bé dũng cảm lại tự động viên mình. Cậu sẽ không là một người tàn tật. Cậu sẽ đi được. Nhưng thật không may là từ chỗ thắt lưng trở xuống, cậu không có khả năng vận động. Đôi chân nhỏ bé của cậu chỉ đung đưa mà hoàn toàn không có cảm giác.
Cuối cùng, cậu bé được xuất viện. Mỗi ngày, mẹ cậu đều xoa bóp đôi chân bé bỏng của cậu, nhưng nó không có cảm giác gì cả, không điều khiển được. Thế nhưng lòng quyết tâm rằng cậu sẽ đi trở lại vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ.
Qua thời gian nằm trên giường, cậu được chuyển qua ngồi trên xe lăn. Một ngày nắng đẹp, mẹ cậu đưa cậu ra sân để thay đổi không khí. Vào những ngày ấy, thay vì ngồi trên xe, cậu đã tự đẩy mình khỏi ghế ngồi. Cậu bé tự kéo mình băng qua bãi cỏ, lê theo đôi chân phía sau.
Cậu bé tiếp tục bò cho tới khi đụng phải hàng rào màu trắng bao quanh khoảng sân nhà. Với một nỗ lực lớn lao, cậu đã tự nâng mình lên theo những bờ rào. Sau đó, từng cọc một, cậu bé bắt đầu kéo thân mình dọc theo hàng rào, quyết tâm sẽ đi được. Cậu bé đã bắt đầu làm như thế mỗi ngày cho đến khi cậu tạo thành một lối mòn nhỏ dọc quanh sân, bên cạnh hàng rào. Cậu không muốn gì hơn ngoài việc tiến lên trong cuộc sống bằng đôi chân mình.
Và cuối cùng, bằng tập luyện hàng ngày, bằng sự kiên trì sắt đá và sự cương quyết của mình, cậu bé đã có thể đứng dậy và sau đó là đi lại khập khiễng, tiếp theo là tự đi lại và cuối cùng là… chạy.
Cậu bé bắt đầu đi và sau đó là chạy đến trường, chạy trong niềm hân hoan lớn lao của sự chạy nhảy. Sau này khi vào đại học cậu tham gia đội tuyển thi chạy.
Mãi về sau ở quảng trường vườn Madison, chính người trai trẻ ấy – người mà người ta không tin rằng cậu sẽ sống sót, sẽ không bao giờ đi lại được, sẽ không bao giờ có hy vọng chạy nhảy – một thanh niên đầy nghị lực, Glenn Cunningham – đã chạy một dặm nhanh nhất thế giới.
Ví Dụ Về Kiên Định Ấn Tượng – Mẫu 4
Sinh ra với hội chứng tetra-amelia bẩm sinh (một hội chứng rối loạn hiếm gặp), Nick không có cả chân và tay. Thế nhưng người đàn ông này đối diện với nghịch cảnh của bản thân bằng một tinh thần thép.
Dù sinh ra với một thân hình không toàn vẹn, Nick đã chứng minh cho mọi người thấy rằng “chúng ta không có quyền lựa chọn cách mình được sinh ra, nhưng có quyền lựa chọn cách mình sẽ sống”. Sự lạc quan của Nick đã giúp anh vượt qua số phận, điều đó còn truyền nguồn cảm hứng và động lực to lớn đến thế hệ trẻ trên toàn thế giới.
Năm 17 tuổi, Nick thành lập tổ chức phi lợi nhuận Life Without Limbs, thông qua đó anh đã đến khắp nơi trên thế giới, thực hiện sứ mạng mang đến ý chí nghị lực cho những hoàn cảnh kém may mắn như chính anh. Anh vô cùng yêu đời, sống và hoạt động như một người bình thường. Anh có thể chơi golf, bơi lội hay thậm chí là lướt ván. Hiện anh đang sống hạnh phúc bên người vợ xinh đẹp và một cậu con trai.
“Tất cả những gì xảy ra với bạn sẽ định nghĩa con người bạn, định nghĩa cuộc sống của bạn nếu bạn không hành động để định nghĩa chính mình.” – Nick Vujicic.
Ví Dụ Về Kiên Định Chọn Lọc – Mẫu 5
Nguyễn Công Hùng sinh năm 1982 ở Nghệ An, được biết đến như một tấm gương về ý chí nghị lực cho bao thế hệ. Không may mắn mắc phải căn bệnh khiến anh bị bại liệt toàn thân, nhưng Hùng chưa bao giờ từ bỏ ước mơ và đam mê trong cuộc sống. Bằng sự thông minh vốn có và những nổ lực để vượt qua nghịch cảnh, anh đã tự mày mò học bộ môn tin học.
Nhà văn Nam Cao từng viết: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất…”, thế nhưng anh Hùng lại chính là một sự phản biện mạnh mẽ. Năm 2003, anh thành lập trung tâm Nghị Lực Sống, giúp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho những người có hoàn cảnh như mình.
Chính ý chị nghị lực phi thường và sự lạc quan đáng quý, anh đã vượt qua sự sắp đặt của số phận và gặt hái được nhiều danh hiệu cho bản thân. Năm 2012 anh được tạp chí eChip bầu chọn là Hiệp Sĩ Công nghệ thông tin và đạt thêm nhiều danh hiệu khác cao quý khác do nhà nước trao tặng.
Năm 2012 do sức khỏe yếu nên anh đột ngột qua đời trên đường vào Vĩnh Long công tác. Anh mất đi để lại bao nuối tiếc cho mọi người, nhưng tấm gương về một con người không bao giờ đầu hàng số phận thì còn mãi đó.
Ví Dụ Về Kiên Định Ấn Tượng – Mẫu 6
Lê Minh Châu được người ta biết đến như một “người họa sĩ vẽ tương lai bằng miệng”, anh sinh năm 1991 tại Hòa Bình. Bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam, Châu đã phải chịu những khuyết tật ở chân và một phần tay ngay từ khi còn nhỏ. Những bất hạnh của cuộc đời không thể nào ngăn anh theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ. Những ý chí nghị lực của bản thân luôn thôi thúc Châu không bao giờ được từ bỏ.
Năm 17 tuổi, cậu rời Hòa Bình nhằm mục đích hiện thực hóa ước mơ của bản thân. Người họa sĩ nhỏ lúc đó đã mở phòng tranh riêng, nuôi sống bản thân mình chính bằng những tác phẩm – những bức tranh được vẽ bằng miệng.
Thế nhưng đáng trân trọng ở chỗ, chưa bao giờ Châu muốn người ta mua tranh của anh bằng sự thương cảm dành cho một người khuyết tật, mà anh muốn bản thân anh được xã hội nhìn nhận như một nghệ sĩ thực thụ.
Tình yêu hội họa đã đưa Châu đi xa hơn tất cả những gì anh có thể tưởng tượng. Cuộc đời anh được tái hiện trong bộ phim “Chau beyond the Lines” – bộ phim được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh nước Mỹ trao giải top 5 đề cử cho phim tài liệu xuất sắc nhất tại Oscar 2016.
Anh còn vinh dự trở thành người Việt Nam nhiễm chất độc màu da cam đầu tiên tham gia kỳ họp thứ 9 về “Công ước về quyền của người khuyết tật” tại Liên Hiệp Quốc diễn ra tại New York (Mỹ).
Ví Dụ Về Kiên Định Hay Nhất – Mẫu 7
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.
Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ.
Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.
Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy.
Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.
Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.
Dẫn Chứng Về Kiên Định – Mẫu 8
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta là một bậc thiên tài, lãnh tụ kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới. Cả cuộc đời của Người là một tấm gương sáng và mẫu mực về tinh thần tự rèn luyện, mà mỗi khi ta soi vào đấy là thấy tâm hồn trong sáng hơn và con người mình như được nâng cao hơn.
Người từ một phụ bếp trên tàu, một thợ ảnh ở ngõ hẻm Côngpoanh đến khi trở thành Chủ tịch nước vẫn luôn là những tháng ngày thanh bạch, tiết kiệm, giản dị và tao nhã.
Người còn là một tấm gương sáng với sự quyết tâm kiên định, cùng phương pháp thực hiện, tính kiên trì đáng nể phục để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Câu chuyện về thói quen hút thuốc và quyết tâm bỏ thuốc lá của Bác là một trong những minh chứng về sự quyết tâm, sự kiên trì, ý chí vững vàng của một con người vĩ đại.
Đồng chí Vũ Kỳ cũng là người chứng quyết tâm bỏ thuốc của Bác, do Bác đã hút thuốc lá như là một thói quen nên việc bỏ thuốc không phải nói chấm dứt là chấm dứt ngay được. Tập một thói quen, rồi bỏ một thói quen đó không dễ chút nào, vào thời điểm đó là năm 1966, Bác đã 76 tuổi, Bác hút thuốc lá 50 năm.
Phải có một nghị lực phi thường mới làm được, Bác nói: “Quyết tâm một, kế hoạch mười, thì biện pháp phải hai mươi, có như vậy mới thực hiện được và bỏ hút thuốc cũng vậy”. Với sự quyết tâm của mình, Bác đã có biện pháp thực hiện như sau:
Tuần thứ nhất, mỗi lần Người hút 2/3 điếu (một ngày nhiều nhất là 10 điếu), mỗi lần hút xong cho vào lọ penixilin thì tắt luôn để nhìn thấy đúng 2/3 thì dừng lại không được hút nữa.
Tuần thứ hai, Người hút 1/2 điếu rồi bỏ vào lọ.
Tuần thứ ba, Người hút 1/3 điếu rồi bỏ vào lọ.
Đến tuần thứ tư, Người hút mấy hơi rồi bỏ vào lọ.
Với cách làm đó Người đã giảm từ cả bao xuống ba, bốn điếu một ngày. Cứ như vậy Người hút thưa dần.
Vào những năm cuối đời, Bác yếu nhiều, về chiều tối và đêm khuya, các đồng chí phục vụ thấy Bác ho nhiều, ai cũng xót xa thương Bác. Hiểu thấu tâm trạng, nỗi lòng của mọi người, Bác càng quyết tâm bỏ hẳn thói quen hút thuốc.
Tình thương yêu con người và trách nhiệm trước cuộc đời luôn là cội nguồn nuôi dưỡng và thúc đẩy nghị lực của Người, nhất quán giữa nói và làm. Đầu tháng 3/1968, nhân khi bị cảm ho nhẹ, Bác tự quyết định bỏ hẳn. Mấy ngày sau, trong một tuần lễ anh em vẫn để gói thuốc trên bàn làm việc của Bác, nhưng Bác không dùng.
Từ câu chuyện này, rút ra được một bài học về sự quyết tâm, đức tính kiên trì, Bác đã bỏ thuốc lá không cần một loại thuốc trợ giúp nào, mà với nghị lực phi thường bằng kế hoạch cụ thể và từng bước thực hiện.
Qua đó, khi thực hiện việc gì trong cuộc sống, học tập, công tác, chúng ta cần thiết phải có chương trình, kế hoạch, phương pháp thực hiện cùng với sự quyết tâm, sự kiên trì, cùng với tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để đạt được mục đích.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Kiên Nhẫn Là Gì 💕 chi tiết