Kiên Cường Là Gì, Biểu Hiện [15+ Ví Dụ , Dẫn Chứng Hay]

Kiên Cường Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 15+ Ví Dụ , Dẫn Chứng Hay ✅ Xem Thêm Một Số Thông Tin Hữu Ích Được Tổng Hợp Dưới Đây.

Kiên Cường Là Gì

Kiên cường là khả năng phục hồi và quay trở lại với những thành công sau khoảng thời gian vượt qua những thử thách, khó khăn, nghịch cảnh trong công việc hay cuộc sống nói chung.

Ý Nghĩa Của Kiên Cường

Hãy cùng tham khảo ngay những thông tin chia sẻ về ý nghĩa của kiên cường dưới đây:

  • Kiên cường giúp ta vượt qua những tổn thương tâm lý, giảm tình trạng căng thẳng, áp lực trong công việc.
  • Kiên cường làm cho con người vững tin và dám bước đi dù cho phía trước là chông gai, là muôn vàn trắc trở.
  • Giúp con người có bản lĩnh, dám đương đầu và dám vượt lên mọi khó khăn.

Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Trì Là Gì 🔥 ngắn hay

Sức Mạnh Của Sự Kiên Cường

Sức manh kiên cường của con người chính là chìa khóa quan trọng mở ra thành công và dẫn lối tương lai. Nó được hiểu là bản lĩnh, là nghị lực của con người trong đời.

Ngoài ra, sức mạnh kiên cường còn là sức manh nội tại cũng như sức mạnh được tác động bởi mọi người xung quanh ta. Người có ý chí kiên cường là những người bản lĩnh, họ biết cách tự vực dậy cảm xúc sau những đau thương.

15 Ví Dụ Về Kiên Cường Hay Nhất

Gợi ý đến các bạn độc giả của SCR.VN 15 ví dụ về kiên cường hay nhất dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

Tấm Gương Về Kiên Cường – Mẫu 1

Tấm gương chiến đấu kiên cường nữ Anh hùng Trần Thị Gấm. Nữ Anh hùng Trần Thị Gấm sinh năm 1946 tại làng Mỹ Phước Tây, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân có truyền thống cách mạng.

Năm 1963, đồng chí giác ngộ và tham gia cách mạng, công tác tại Nhà in Lý Tự Trọng thuộc Ban Tuyên huấn Khu 8 (Khu Trung Nam Bộ).

Trong công việc, đồng chí luôn gương mẫu cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công, như may, vá trang phục để trang bị hằng năm cho công nhân đơn vị; xếp và đóng hoàn chỉnh các loại sách, báo, tài liệu mà đơn vị được giao nhiệm vụ in ấn; tổ chức phát hành sách, báo và các loại tài liệu đã được đóng gói hoàn chỉnh đến các trạm giao liên để chuyển phát đến bảy tỉnh thuộc Khu 8 đảm bảo an toàn không thất lạc.

Đặc biệt, đồng chí còn đóng góp công sức to lớn trong việc vận chuyển toàn bộ Nhà in Lý Tự Trọng từ căn cứ rừng tràm Bình Hòa Ðông thuộc tỉnh Kiến Tường (nay là xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc hóa, tỉnh Long An) về kinh Gáo Ðôi thuộc xã Tân Công Sính, huyện Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong (nay là xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) tuyệt đối an toàn.

Ngày 04-10-1966, quân Mỹ và quân đội Sài Gòn sử dụng chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông” kết hợp với thuyền bay, trực thăng vũ trang mở trận càn lớn hòng thọc sâu đánh phá căn cứ địa cách mạng của Khu 8. Ngày 05-10-1966, lực lượng hành quân của địch đánh vào một số đơn vị bám trụ, trong đó có chốt tiền tiêu thuộc Nhà in Lý Tự Trọng đóng tại kinh Gáo Ðôi.

Chốt này có 7 công nhân nhà in được trang bị súng trường, tiểu liên và lựu đạn. Mặc dù tương quan lực lượng quá chênh lệch về phía quân địch; nhưng với tinh thần quyết chiến, các công nhân đã kiên cường đánh trả, gây cho địch nhiều thiệt hại. Sau đó, do súng hết đạn và hỏa lực của địch áp đảo, nên sáu công nhân lần lượt hy sinh, chỉ còn lại một mình đồng chí tiếp tục chiến đấu.

Địch phát hiện, cho hai thuyền bay áp sát vách nhà sàn kêu gọi đầu hàng. Quyết không để bị địch bắt, đồng chí đã cho nổ tung thùng lựu đạn gài duy nhất còn lại, làm hư hỏng hai thuyền bay, địch chết và bị thương hơn một tiểu đội. Đồng chí đã anh dũng hy sinh ngay tại trận địa. Trận đánh cuối cùng của đồng chí đã chặn được mũi tiến quân của địch và sau đó không lâu bọn chúng buộc phải vội vã rút quân.

Sự hy sinh của đồng chí Trần Thị Gấm đã để lại tấm gương anh hùng, trung kiên, bất khuất cho nhiều thế hệ công nhân Nhà in Lý Tự Trọng, cán bộ ngành Tuyên huấn và cán bộ, chiến sĩ ở Ðồng Tháp Mười trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Câu Chuyện Về Kiên Cường – Mẫu 2

Đồng chí Võ Chí Công – Tấm gương người chiến sỹ cách mạng kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí Võ Chí Công sinh ngày 07/8/1912 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, tại làng Khương Mỹ, tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ, nay thuộc xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Người thanh niên Võ Chí Công sớm giác ngộ cách mạng và hoạt động phong trào thanh niên ở cơ sở từ năm 1930; tháng 5/1935, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Gần 80 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với quá trình cách mạng, với những sự kiện lịch sử oanh liệt của Đảng và Nhân dân ta trong suốt thế kỷ XX. Đồng chí là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản kiên cường, mẫu mực, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, được rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, đồng chí Võ Chí Công một lòng trung thành với Đảng, với lý tưởng cộng sản. Đồng chí đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước cũng như công cuộc xây dựng và bảo Tổ quốc.

Đồng chí Võ Chí Công “luôn có mặt ở những địa bàn trọng yếu, ác liệt nhất của chiến trường; bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, đường lối chiến tranh nhân dân, cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu V trực tiếp chỉ đạo việc đoàn kết, tập hợp, động viên mọi lực lượng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, lãnh đạo quân và dân miền Nam vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Khi Tổ quốc hòa bình, thống nhất đất nước, đồng chí lại có mặt ở lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của đông đảo nhân dân và đồng chí luôn thực hiện thành công chức trách, nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân tin tưởng giao phó.

Gửi đến bạn thông tin 🍃 Kiên Nhẫn 🍃 chi tiết nhất

Bài Học Về Kiên Cường – Mẫu 3

Abraham Lincoln – tổng thống thứ 16 của nước Mỹ – là một tấm gương sáng chói của sự kiên cường, tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực.

Ông xuất thân từ gia đình nghèo khổ, khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Vào năm 1836, ông mới bắt đầu hành nghề luật sư. Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành công khác nữa.

Ví Dụ Về Kiên Cường Trong Cuộc Sống – Mẫu 4

Tấm gương nhà giáo kiên cường, nỗ lực trong công tác dạy học và phòng, chống dịch covid.

Các cô giáo trường Tiểu học Thanh Xuân Trung cũng không ngại khó khăn, mang tấm lòng thiện để chia sẻ yêu thương cho cộng đồng; tận tâm, nhiệt huyết trong công tác chuyên môn; đảm đang trong vai trò người vợ, người mẹ trong gia đình. Nổi bật trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Thanh Việt.

Sinh năm 1988, cô Nguyễn Thị Thanh Việt đã có 10 năm gắn bó với nghề. Năm học 2021-2022, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Việt được phân công chủ nhiệm lớp 5A7. Đã qua thời gian rất dài, cô trò không được tới trường. Chưa bao giờ một điều rất đỗi bình thường, giản dị là học sinh tới trường học lại trở nên khó khăn, thách thức đến vậy.

Mong muốn tới trường vừa là của học trò, vừa là của phụ huynh, của thầy cô và cũng là của toàn xã hội. Mặc dù cô trò chỉ được tương tác với nhau trong các giờ học trực tuyến, nhưng hầu hết học sinh của lớp 5A7 đều được đánh giá tốt về kĩ năng đọc, viết và tính toán. Nhiều phụ huynh học sinh trong lớp nhận xét cô Việt dạy học tận tâm, có phương pháp lôi cuốn học sinh nên buổi học rất hiệu quả.

Vốn là người giản dị, nhiệt tình, chịu thương chịu khó và ham học hỏi, cô Nguyễn Thị Thanh Việt luôn cố gắng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức người giáo viên, không ngừng học tập, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp để có những bài giảng hay, phương pháp giảng dạy khoa học nhằm truyền dạy cho học trò những kiến thức văn hoá cũng như vốn sống xã hội.

Nhưng ít ai biết được rằng, đằng sau một cô giáo giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề là một tinh thần nhiệt huyết, nỗ lực và kiên cường không ngừng nghỉ.

Trong những đợt dịch bệnh vừa qua, ngay khi trên địa bàn xuất hiện các ca dương tính với Covid-19, cùng với các cấp chính quyền, cô Việt đã tham gia hỗ trợ cho chốt trực kiểm soát tại khu phố nhà mình. Gia đình sẵn sàng cho khu phố mượn máy đo nhiệt kế, bổ sung nước rửa tay sát khuẩn.

Thỉnh thoảng, cô tham gia công tác tiếp tế nước uống cho những người tham gia trực chốt. Hiểu và thông cảm cho nhiệm vụ của các chốt kiểm soát, cùng với các lực lượng tham gia nhiệm vụ, cô Việt đã luôn nghiêm túc thực hiện mọi quy định chống dịch và nhiệt tình hỗ trợ tổ công tác trong khả năng của mình.

Cô còn cùng tổ công tác phòng chống dịch bệnh covid tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân trong khu vực sinh sống thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của bộ y tế.

Công việc tuy không quá lớn lao, song cô Việt vẫn hạnh phúc khi được góp một phần sức nhỏ bé của mình cùng địa phương trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh: “Tôi nghĩ rằng, mỗi người dân, không bằng cách này, thì bằng cách khác, tùy theo sức của mình chung tay phòng chống dịch bệnh tốt, thì chúng ta sẽ sớm trở về cuộc sống bình thường mới, nên tôi luôn sẵn sàng trong công việc này”.

Có lúc chính các thành viên trong gia đình thuộc diện F1, F0 và phải cách ly nhưng cô Việt vẫn vừa thực hiện nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh tại gia đình vừa đảm bảo được các giờ học trực tuyến với học sinh. Khi các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, cô thực hiện khai báo đầy đủ các thông tin với chính quyền địa phương và ban giám hiệu nhà trường, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác cách ly phòng dịch.

Trong gia đình, hàng ngày không chỉ tự mình theo dõi sức khỏe của bản thân, thực hiện tốt thông điệp 5K, cô còn phải chăm sóc sức khỏe của các con từ bữa ăn, giấc ngủ. Cô Việt thường đo nhiệt độ cho các con 2 lần/ngày, nhắc nhở các con ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và thực hiện khử trùng các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Có những lúc con nhỏ sốt cao, dị ứng thuốc, cô còn phải thức đêm trông nom, chăm sóc cẩn thận.

Dù bận việc gia đình, thế nhưng với tinh thần trách nhiệm của một người giáo viên, dù có những lúc chính bản thân bị nhiễm bệnh, cơ thể mệt mỏi nhưng cô vẫn cố gắng lên lớp dạy học trực tuyến với học sinh của mình. Nhận được những lời hỏi thăm sức khỏe của các em học sinh, cô càng có thêm động lực để hoàn thành công việc của mình một cách trọn vẹn.

Cô Việt cũng chia sẻ về những công việc, nhiệm vụ trong hoàn cảnh dịch bệnh: “Trong lịch trình sinh hoạt của tôi không còn chỗ cho hai từ “nghỉ ngơi” bởi phải đảm nhận nhiều việc, nhiều vai trò cùng một lúc. Nhiều hôm, 1h sáng vẫn sáng đèn để hoàn thành công việc từ sổ sách, chấm bài, soạn giáo án,… bên cạnh việc dạy học online.

Khi các thành viên trong gia đình có người nghi nhiễm bệnh, lúc chăm sóc mọi người tôi phải rất cẩn thận như mang khẩu trang, bao tay và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.

Nhưng cũng thật may mắn khi trong giai đoạn khó khăn đó, bản thân nhận được rất nhiều sự động viên, khích lệ từ người thân, bạn bè, phụ huynh và đồng nghiệp.”. Những đầu việc tưởng chừng nhỏ bé, không đáng kể ấy, nhưng khi kết hợp lại, chúng lại chiếm khoảng thời gian lớn trong lịch làm việc của cô giáo.

Tuy nhiên, cô Việt vẫn hoàn thành tốt tất cả công việc, vai trò của mình dựa trên tinh thần tự nguyện, sự kiên cường và trách nhiệm. Cô luôn biết cách sắp xếp công việc ở nhà và ở trường một cách khoa học nhất. Không chỉ giỏi việc trường, tích cực tham gia công tác xã hội, cô Nguyễn Thị Thanh Việt còn là một nàng dâu hiếu thảo, người vợ hiền, người mẹ mẫu mực trong gia đình. Các con của cô đều chăm ngoan, học giỏi.

Những giờ học trên lớp hay những giờ sinh hoạt ngoại khoá, cô Việt luôn thân thiện, gần gũi với học trò. Cô coi học trò như những đứa con của mình, đây chính là cách tạo niềm tin yêu, sự kính trọng của các em học sinh đối với cô giáo.

Ví Dụ Về Kiên Cường Tiêu Biểu – Mẫu 5

Sinh ra trong khó khăn nhưng “áp lực tạo nên kim cương” đã rèn giũa cô gái ấy trở nên kiên cường, mỗi ngày lại càng vững chãi hơn trên hành trình bước tới cổng trường đại học.

Thu Hằng ra đời đã không có cha, mẹ bị tai biến mất khả năng lao động nặng. Khoản trợ cấp hằng tháng chắt bóp đủ tiền ăn qua ngày, còn tiền học sẽ trông chờ vào vụ vải cùng khoản ít ỏi Hằng kiếm được từ việc đi làm thuê.

Suốt những năm cấp III, Hằng luôn được thầy cô giáo giúp, giảm rất nhiều tiền học phí. Thành quả của những tháng ngày nỗ lực ấy là bạn trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Ngày nhận tin đỗ đại học, nỗi lo lớn hơn, lấn át cả niềm vui qua nhanh. Hằng đã nghĩ chuyện bỏ học, đi làm nhưng vẫn muốn rướn thêm chút nữa khi nghĩ về tương lai.

Cũng tìm tòi và gửi đơn xin học bổng đủ cả nhưng chờ mãi chưa thấy phản hồi, Thu Hằng đánh liều vay người quen số tiền hơn 10 triệu đồng để kịp nộp học phí nhập trường, đóng tiền ký túc xá.

Thực ra, Hằng đã làm công việc bán sách online từ hồi lớp 12 nhưng khoản thù lao ít ỏi chỉ đủ giúp cô trang trải tiền sinh hoạt phí. Nhờ công việc này mà mỗi ngày Hằng đều dành ít nhất 30 phút để rèn kỹ năng, mở mang thêm kiến thức từ việc đọc sách.

Đam mê công nghệ thông tin, cô tân sinh viên không chỉ mong trở thành một lập trình viên mà muốn tham gia sâu hơn vào lĩnh vực quản trị hệ thống mạng sau này.

“Tôi có tìm hiểu về nhu cầu thị trường với ngành học mình chọn và cũng phần nào định hướng cuộc đời, đặt mục tiêu cho bản thân trong việc học. Tôi cần chuẩn bị những điều cần thiết để cố gắng xin đi thực tập từ năm thứ hai, vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa kiếm thêm thu nhập” – Thu Hằng nói về lộ trình của bản thân. Tôi cần chuẩn bị những điều cần thiết để cố gắng xin đi thực tập từ năm thứ hai, vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa kiếm thêm thu nhập.

SCR.VN gợi ý 💧 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 💧 cụ thể

Ví Dụ Về Kiên Cường Chọn Lọc – Mẫu 6

Mẹ của tân sinh viên Nguyễn Thị Hiền (Hà Nội) mắc ung thư nên mọi chi phí trong nhà, tiền chữa bệnh cho mẹ đều dồn lên đôi vai người cha. Gia đình thuộc diện hộ nghèo “bền vững”, một mình cha Hiền chạy vạy khắp nơi để có thể vừa lo chữa bệnh cho vợ, việc học của hai con, nhất là khi Hiền vừa trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Công việc chèo đò đưa đón du khách đi chùa Hương, buôn bán hoa quả của ông Nguyễn Văn Nhượng (cha Hiền) chỉ làm vào dịp hè, cũng giúp có thu nhập tạm đủ lo cho cả nhà, còn những tháng mùa đông đành phải nghỉ ở nhà. Hiền loay hoay giữa việc học tiếp hay đi làm để phụ gia đình khi nghĩ về gánh nặng tiền bạc.

“Bố mẹ đều muốn tôi đi học dù có thể sẽ nặng gánh hơn. Tôi sẽ biến áp lực thành động lực, học thật tốt để tiếp thêm sức mạnh cho mẹ chiến đấu với bệnh tật” – Hiền quả quyết.

Môi trường mới, khó khăn càng nhiều khi giá cả đắt đỏ dù Hiền xoay trở đủ bề, xin làm thêm nhiều công việc khác nhau. Dẫu số tiền kiếm được ít ỏi thôi nhưng cô gái nhỏ không giấu niềm vui khi tự mình phụ gia đình tạm lo trang trải sinh hoạt phí, tiền trọ, san sẻ phần nào gánh nặng cùng cha mẹ.

Hiền chọn ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên, hy vọng sau này có thể song hành hai nhiệm vụ phát triển kinh tế nhưng cũng góp phần bảo vệ môi trường. “Tôi sẽ tự đặt áp lực cho mình, vạch lộ trình rõ ràng để bản thân phải học tốt hơn, làm tốt hơn và cố gắng kiếm học bổng để trang trải học phí” – Hiền bày tỏ.

Tôi luôn nghĩ “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” nên sẽ học tốt, làm tốt để còn hỗ trợ bà nội và chăm sóc em trai sau này.

Ví Dụ Về Kiên Cường Ngắn Gọn – Mẫu 7

Arianna Huffington là nữ doanh nhân, chính trị gia, nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất ngành truyền thông. Tuy vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003.

Cuộc đời bà đã cho ra đời nhiều quyển sách nổi tiếng, được nhiều người đón nhận. Mặc dù cuốn sách đầu tiên là The Female Woman – xuất bản năm 1973, khi bà 23 tuổi được bán khá thành công, nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà nản lòng, với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử.

Ví Dụ Về Kiên Cường Chi Tiết – Mẫu 8

Sinh ra với cơ thể bé nhỏ, sức khoẻ kém, anh Nguyễn Sơn Lâm vẫn vượt lên tất cả để chinh phục nhiều thử thách, trở thành nguồn cảm hứng sống cho nhiều bạn trẻ. Anh Nguyễn Sơn Lâm năm nay 35 tuổi. Anh bị chứng loãng xương khi mới 1 tuổi nên bị teo và mất dần đôi chân. Từ đó tới nay, anh lớn lên cùng với “người bạn thân” là đôi nạng.

Khi đủ tuổi đi học, anh Lâm thường xuyên bị bạn bè trêu cợt bởi thân hình còi cọc. Thậm chí có những đứa trẻ ác ý còn gọi anh là thằng què, thằng lùn… Mặc dù buồn nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ hi vọng với cuộc sống, ngược trở lại anh luôn khát khao thực hiện ước mơ của mình.

Anh Sơn Lâm miệt mài đọc sách, nghe nhiều buổi diễn thuyết của các diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước. Anh muốn bằng những câu chuyện thật từ chính cuộc đời mình, người trẻ nhìn nhận và thức tỉnh để sống có ý nghĩa, nhân ái, mạnh mẽ hơn, nói cách khác anh muốn trở thành một diễn giả truyền cảm hứng cho các bạn trẻ.

Ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Anh Sơn Lâm đã có nhiều buổi diễn thuyết miễn phí, kể về nỗ lực của anh và những điều anh chiêm nghiệm trong cuộc sống với các bạn trẻ trên khắp cả nước, từ Hà Nội tới Sài Gòn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Dương, Nghệ An…

Trước đó, anh Lâm từng làm nhiều công việc để có thu nhập, kiến thức và trải nghiệm. Anh từng là biên tập viên bóng đá, làm hình ảnh đại diện cho một số công ty, đại sứ thương hiệu và chuyên gia đào tạo của một số doanh nghiệp..

Với chiều cao 90cm, cơ thể bé như trẻ nhỏ, đôi chân siêu vẹo bên nạng gỗ, anh Nguyễn Sơn Lâm vẫn tự tin diễn thuyết trước đám đông. Anh cũng từng tham gia cuộc thi Vietnam Idol vì muốn cổ vũ một người bạn của anh cũng muốn tham gia sân chơi này. Nguyễn Sơn Lâm nói với bạn mình rằng: “Hãy nhìn tớ! Tớ sẽ thi cho bạn xem”.

Anh cho rằng: “Mỗi người sinh ra trên đời này đều có một niềm hạnh phúc. Bản thân mình được sinh ra đã là niềm hạnh phúc lớn lao”.

Thử thách vận động khó khăn nhất mà anh Lâm từng phải đối mặt là chinh phục đỉnh núi Fansipan. Bằng đôi nạng của mình, anh đã hoàn thành chặng đường gian khó nhất với một người khuyết tật đôi chân.

Anh Sơn Lâm chia sẻ: “Tôi cũng cho rằng mình thật liều lĩnh, hồi hộp và khủng khiếp, nhưng chưa bao giờ hối hận. Cung đường ấy quá vất vả, có lúc phải ngồi bóp chân tay vì đau ê ẩm, thậm chí còn hét lên trong rừng. Đó là trải nghiệm thú vị bởi dù lên đến nơi hay không, không quan trọng mà điều đặc biệt ở lúc mình ra quyết định”.

Ví Dụ Về Kiên Cường Ngắn Nhất – Mẫu 9

Với khoảng 1.093 bằng sáng chế mang tên mình, Thomas Edison chính là nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại, làm thay đổi đời sống nhân loại.

Tuy nhiên, có mấy ai biết được rằng thuở còn đi học, các giáo viên dạy Edison đã cho rằng ông “quá ngu ngốc nên không thể học bất cứ điều gì”; do đó, mẹ của ông đã quyết định là sẽ tự nuôi nấng, dạy dỗ ông nên người.
Thomas Edison đã làm thí nghiệm đến 10.000 lần, và đều thất bại trước khi phát minh ra bóng đèn điện, mang đến cuộc cải cách cho lịch sử nhân loại.

Ví Dụ Về Kiên Cường Ấn Tượng – Mẫu 10

Ông trùm hãng hoạt hình Walt Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey, là người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới và còn đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những thành công vang dội đó thì ông cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong cuộc sống.

Walt Disney đã bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả”, phim hoạt hình về chú chuột Mickey đã từng bị từ chối vì “quá đáng sợ đối với phụ nữ”, ông còn thất bại mấy lần nữa trước khi ra mắt bộ phim “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, bị từ chối khoảng 302 lần khi vận động chi phí xây dựng công ty Walt Disney

Mời bạn khám phá thêm 💕 Lý Tưởng Sống 💕 chi tiết

Ví Dụ Về Kiên Cường Ngắn – Mẫu 11

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai – tấm gương sáng ngời về phẩm chất, nhân cách của người chiến sỹ cộng sản mẫu mực, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng; vẹn nguyên tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử thiêng liêng.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là tấm gương bền chí, kiên gan, trước hiểm nguy không lùi bước, trước kẻ thù không khuất phục; luôn giữ vững niềm tin cách mạng, trọn đời hiến dâng cuộc sống của mình cho Đảng và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình.

Ví Dụ Về Kiên Cường Hay – Mẫu 12

Đồng chí Võ Văn Tần sinh tháng 8-1891 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cả cuộc đời, đồng chí luôn cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lợi ích của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Đồng chí Võ Văn Tần là một tấm gương cao đẹp về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời vì dân, vì nước.

Đồng chí Võ Văn Tần sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, hiếu học, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Năm 1923, do tham gia đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý cùng nông dân, đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam, khép tội “cầm đầu các cuộc chống đối”, nhưng không có chứng cớ để khép án nên chúng phải trả tự do.

Tháng 6-1931, trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp quyết liệt các cơ sở cách mạng của Đảng, đồng chí Võ Văn Tần phải nhiều lần “thay hình đổi dạng” để hoạt động, liên lạc, chỉ đạo xây dựng các cơ sở, duy trì các cuộc đấu tranh của quần chúng, tìm các đồng chí để tái lập Xứ ủy.

Bằng ý chí, bản lĩnh kiên cường, trung thành với lý tưởng, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, đồng chí đã kiên trì hoạt động, từng bước gây dựng lại tổ chức cơ sở của Đảng, duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng ở Gia Định – Chợ Lớn.

Ngày 14-7-1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt trong khi đang cùng một số đồng chí họp bàn ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh). Dù suốt 16 tháng bị giam cầm, mua chuộc, dụ dỗ và dùng cực hình tra tấn dã man, nhưng thực dân Pháp vẫn không thể lay chuyển được ý chí bất khuất kiên cường và khí tiết cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần.

Không khuất phục được, thực dân Pháp đã đưa đồng chí Võ Văn Tần ra xử bắn ngày 28-8-1941. Quyết giữ trọn lời thề trung thành với Đảng, với cách mạng và nhân dân, đồng chí Võ Văn Tần bình thản đón nhận sự hy sinh vẻ vang. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim “Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng…”.

Ví Dụ Về Kiên Cường Đặc Sắc – Mẫu 13

Được mệnh danh là “Ông vua xe hơi” của nước Mỹ, Henry Ford là một trong những người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ít ai biết đến ông cũng đã có quãng thời gian liên tục phải đối mặt với thất bại.

Công ty xe hơi đầu tiên mà Ford lập ra đã bị phá sản chỉ sau một năm rưỡi vì không tạo ra được lợi nhuận. Sau đó ông bắt đầu vay tiền từ bạn bè và người thân để thành lập công ty một lần nữa. Nhưng cuối cùng, ông lại bị chính các cổ đông của mình đuổi khỏi công ty vì họ cho rằng cung cách quản lý của Ford kém hiệu quả.

Thất bại, chán chường nhưng ông không hề tỏ ra tuyệt vọng, nản chí. Một năm sau, Ford tiếp tục lập nên công ty thứ 3, Ford Motor, và giờ đây đã trở thành một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất tại Mỹ.

Ví Dụ Về Kiên Cường Cụ Thể – Mẫu 14

Sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, mới 15 tuổi đồng chí Phạm Hùng đã bắt đầu giác ngộ cách mạng, tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên học sinh.

Dưới sự dẫn dắt của chi hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Mỹ Tho, được đọc các tài liệu cách mạng đồng chí nhận rõ rằng: chỉ có kiên quyết đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc giành độc lập tự do đi tới xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì dân ta mới có ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự.

Vừa học tập, vừa lao vào hoạt động, thực tiễn phong trào cách mạng đã rèn luyện đồng chí trưởng thành, đã xây dựng cho đồng chí một niềm tin khoa học sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Năm 1930, khi mới 18 tuổi, đồng chí được kết nạp Đảng và được bầu vào làm Bí thư chi bộ trường học – một trong những bí thư chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1931, đồng chí được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Trong lúc đang lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương, đồng chí bị thực dân Pháp bắt vào ngày 2-6-1931. Từ đây đồng chí bắt đầu cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù mà mình chỉ có niềm tin và nghị lực của người cộng sản đối chọi với bộ máy bạo lực to lớn và tàn bạo của kẻ thù.

Những ngày tháng đầu tiên sa vào tay giặc, đồng chí Phạm Hùng đã thể hiện rõ ý chí cách mạng kiên cường. Mặc dù bị tra tấn bằng cực hình nhưng thực dân Pháp không lấy được lời khai nào của đồng chí về phong trào và cơ sở cách mạng.

Trong nhà tù đồng chí tiếp tục lãnh đạo đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc và chế độ thực dân tàn bạo, xây dựng đường dây liên lạc với bên ngoài để tiếp tục chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng chống chế độ thực dân và bọn phong kiến tay sai.

Bọn thực dân cho rằng, lãnh đạo cuộc đấu tranh lúc này là đồng chí Phạm Hùng. Chúng đã đàn áp dã man cuộc đấu tranh của tù nhân và bắt đồng chí tống giam vào xà lim. Ngày 20-9-1932, tại Mỹ Tho, thực dân Pháp mở phiên tòa đại hình xét xử “những người chống lại an ninh công cộng”.

Trong phiên tòa này chúng lại kết án tử hình đồng chí Phạm Hùng nhưng bản án đó không làm nhụt chí đấu tranh của người cộng sản – bí thư tỉnh ủy 20 tuổi. Trong tù đồng chí vẫn tiếp tục đấu tranh. Vì không có chứng cớ gì, nên buộc kẻ thù phải giảm án tử hình rồi hạ xuống chung thân khổ sai, giam cầm, đầy ải đồng chí qua hết các xà lim án chém Sài Gòn đến địa ngục trần gian Côn Đảo…

Gần 15 năm tù đày, trong đó có 12 năm trong nhà tù Côn Đảo, tại đây một cuộc đấu tranh giữa cái sống và cái chết, giữa bảo toàn lý tưởng và khí tiết người cộng sản đã làm sáng ngời những phẩm chất kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản Phạm Hùng. Thời gian tù đầy kéo dài với liên tiếp các hình phạt và đòn roi tàn ác của kẻ thù, nhưng tất cả không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản Phạm Hùng.

Dẫn Chứng Về Kiên Cường Chi Tiết – Mẫu 15

Đồng chí Lê Quang Đạo: Tấm gương về ý chí kiên cường với tinh thần tiên phong quả cảm. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã sớm giác ngộ và đến với cách mạng từ khi còn rất trẻ.

Trên cơ sở tiếp thu truyền thống đạo đức của dân tộc, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Quang Đạo đã thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong kháng chiến gian khổ, khốc liệt cũng như trong thời bình, Đồng chí vẫn giữ nếp sống giản dị, trong sạch, trung thực, liêm khiết, gắn bó với Nhân dân, với cán bộ.

Đồng chí Lê Quang Đạo được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước tin tưởng trao cho nhiều trọng trách quan trọng, ở địa bàn quan trọng và ở những thời điểm lịch sử. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, Đồng chí đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Đồng chí Lê Quang Đạo, nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, là tấm gương tiêu biểu của người chiến sĩ cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Đón đọc thêm 🌼  Lẽ Sống Là Gì 🌼 chi tiết

Viết một bình luận