15+ Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại Hay Nhất, Chia Sẻ Tuyển Tập Đặc Sắc Về Ý Nghĩa Của Đức Tính Kiên Trì Đối Với Mỗi Người Cho Các Bạn Học Sinh Tham Khảo.
Cách Viết Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại
Để viết một bài văn nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại, bạn có thể làm theo các bước sau:
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Đưa ra khái niệm về lòng kiên trì và nhẫn nại, nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống.
- Dẫn dắt vào chủ đề: Nêu lý do tại sao lòng kiên trì và nhẫn nại là một đức tính cần thiết.
Thân bài
- Giải thích khái niệm:
- Kiên trì: Là sự bền bỉ, không bỏ cuộc trước khó khăn.
- Nhẫn nại: Là sự chịu đựng, kiên nhẫn chờ đợi và vượt qua thử thách.
- Phân tích và chứng minh:
- Tác dụng của lòng kiên trì và nhẫn nại:
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.
- Làm cho con người trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
- Đạt được thành công trong cuộc sống và công việc.
- Ví dụ minh họa:
- Các nhân vật lịch sử hoặc người nổi tiếng đã thành công nhờ lòng kiên trì (ví dụ: Thomas Edison, Albert Einstein).
- Những câu chuyện thực tế về người bình thường vượt qua nghịch cảnh nhờ kiên trì và nhẫn nại.
- Liên hệ thực tế:
- Bản thân: Bạn có thể chia sẻ những trải nghiệm cá nhân về việc kiên trì và nhẫn nại đã giúp bạn như thế nào.
- Xã hội: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính này trong cộng đồng và xã hội hiện đại.
Kết bài
- Tóm tắt lại ý chính: Nhấn mạnh lại tầm quan trọng của lòng kiên trì và nhẫn nại.
- Bài học và lời khuyên: Đưa ra lời khuyên cho mọi người về việc rèn luyện đức tính này trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ cụ thể
- Mở bài: “Lòng kiên trì và nhẫn nại là những đức tính quý báu giúp con người vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công. Trong cuộc sống hiện đại, khi mọi thứ diễn ra nhanh chóng và đầy thách thức, việc giữ vững lòng kiên trì và nhẫn nại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.”
- Thân bài: “Kiên trì là sự bền bỉ, không bỏ cuộc trước khó khăn. Nhẫn nại là sự chịu đựng, kiên nhẫn chờ đợi và vượt qua thử thách. Những người như Thomas Edison, người đã thử nghiệm hàng ngàn lần trước khi phát minh ra bóng đèn, hay Albert Einstein, người đã kiên trì nghiên cứu để đưa ra thuyết tương đối, đều là những minh chứng sống động cho sức mạnh của lòng kiên trì và nhẫn nại.”
- Kết bài: “Lòng kiên trì và nhẫn nại không chỉ giúp chúng ta vượt qua khó khăn mà còn là chìa khóa dẫn đến thành công. Hãy rèn luyện đức tính này mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.”
Tham khảo: 12+ Mẫu Nghị Luận Về Lòng Kiên Nhẫn, Tấm Gương Tiêu Biểu
Dàn Ý Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì
Tham khảo dàn ý nghị luận về lòng kiên trì sẽ giúp các em học sinh định hướng cho mình bố cục và hệ thống luận điểm cụ thể.
I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận – lòng kiên trì.
II. Thân bài: nghị luận về lòng kiên trì
-Thế nào là lòng kiên trì?
- Kiên trì là đức tính rất đáng quý của con người
- Kiên trì là sự nhẫn lại
- Kiên trì là có một ý chí bền bỉ, kiên cường trước những khó khăn, thử thách
-Tác dụng của lòng kiên trì:
- Làm cho con người trưởng thành qua thời gian
- Giúp vượt qua những khó khăn, thử thách
- Làm cho tính cách con người được thể hiện và phát huy hơn
-Làm gì để có lòng kiên trì:
- Rèn luyện đức tính kiên trì hằng ngày
- Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khăn gian khổ
- Ý thức được ý nghĩa của lòng kiên trì đối với con người, với bản thân mình và những người xung quanh
- Khi chúng ta đứng trước thất bại không nên nản lòng mà hãy tiếp tục đứng lên
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ và bài học của bản thân về lòng kiên trì
Giới thiệu cùng bạn 🍀 14+ Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 🍀
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì – Mẫu 1
Viết đoạn văn nghị luận về lòng kiên trì sẽ giúp các em học sinh luyện tập cho mình cách diễn đạt và lập luận logic, mạch lạc.
Lòng kiên trì là một đức tính vô cùng cần thiết, quý báu với con người. Nó hướng con người tới mục tiêu ban đầu mà mình đã đặt ra, khiến con người luôn nỗ lực bằng ý chí, của mình đi tới cùng công việc đang làm có như vậy con người chúng ta mới có thể gặt hái được thành công.
Lòng kiên trì là gì? Nó chính là thái độ sống của chúng ta, trước một công việc nào đó mà chúng ta mơ ước theo đuổi. Lòng kiên trì được thể hiện bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng chăm chỉ dù trong quá trình thực hiện chúng ta có thể gặp những gian nan thử thách, nhiều sóng gió, dẫn chúng ta tới thất bại. Nhưng những người kiên trì sẽ không đầu hàng số phận sẽ cố gắng tới cùng để theo đuổi mục tiêu, ước mơ ban đầu của mình.
Chỉ cần có lòng kiên trì và đi đúng hướng thì nhất định các bạn sẽ thành công.
Xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay
Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Kiên Trì Hay Nhất – Mẫu 2
Tham khảo đoạn văn nghị luận xã hội về lòng kiên trì hay nhất được chọn lọc và chia sẻ trong nội dung sau đây:
Con người dù trong bất cứ thời đại nào dù là trước đây, bây giờ hay sau này cũng cần có cho mình những đức tính quý báu, nhân phẩm tốt đẹp. Một trong những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần có đó là lòng kiên trì.
Vậy thế nào là lòng kiên trì? Lòng kiên trì chính là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã cũng không bỏ cuộc. Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà có được, mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc, chính vì vậy, lòng kiên trì chính là tiền đề để xã hội phát triển và đi lên. Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
Thực tế cuộc sống đã chứng minh nhiều tấm gương sáng về lòng kiên trì và đạt thành công rực rỡ. Trong đó chúng ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Nhờ lòng kiên trì, Bác đã học thành thạo nhiều ngoại ngữ và tìm ra con đường cách mạng sáng suốt để đưa đất nước ta khỏi cảnh lầm than của nô lệ và đi đến độc lập, tự do.
Một tấm gương khác vô cùng nổi tiếng chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, nhờ lòng kiên trì mà thầy đã tập viết chữ thành công bằng chân và trở thành nhà giáo xuất sắc của nước nhà. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tấm gương về lòng kiên trì luôn thường trực trong cuộc sống quanh ta xứng đáng để ta học tập theo.
Bên cạnh những con người kiên trì, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống vẫn còn những người lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, lại có những người mới gặp chút khó khăn đã bỏ cuộc, bi quan vào cuộc sống, cho rằng bản thân mình không làm được gì có ích,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
Có thể thấy, lòng kiên trì giữ một vị trí quan trọng quyết định đến thành công của mỗi con người. Chúng ta hãy tự rèn luyện cho mình đức tính tốt đẹp này và thực hiện ước mơ, mục tiêu riêng của bản thân để sau này không phải hối tiếc.
Quà VIP: Thẻ Cào Miễn Phí
Đoạn Văn Nghị Luận Ngắn Về Lòng Kiên Trì – Mẫu 3
Gợi ý đoạn văn nghị luận ngắn về lòng kiên trì sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn hay và phong phú hơn.
Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng.
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc.
Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. Một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí là sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau. Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống.
Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên tri. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.
Tiếp theo đón đọc 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Về Siêng Năng Kiên Trì 🌹 Ý Nghĩa Nhất
Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Lớp 7 – Mẫu 4
Đón đọc đoạn văn nghị luận về lòng kiên trì lớp 7 dưới đây với những luận điểm rõ ràng giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.
Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Lời khuyên trên hoàn toàn đúng. Sắt là một kim loại cứng nhưng nếu ra sức mài dũa lâu ngày thì có thể trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng. Từ việc mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đức tính kiên trì. Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nản lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng.
Ví dụ như Bác Hồ là một tấm gương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương về ý chí kiên trì, dù bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện viết bằng chân và trở thành thầy giáo giỏi.
Nguyễn Đình Chiểu dù bị mù hai đôi mắt nhưng vẫn kiên trì vượt qua khó khăn và trở thành một thầy giáo, người thầy thuốc để bốc thuốc chữa bệnh nhân dân những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được những thành công và được mọi người yêu mến, cảm phục.
Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng thoái chí ví dụ như những người chỉ biết dựa vào người khác, sự giúp đỡ người khác để nhận được thành công về mình. Những người đó chắc chắn sẽ không nhận được sự cảm phục yêu mến kính trọng từ mọi người sẽ nhận lấy những thất bại
Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người. Là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực, học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao. Hãy nhớ rằng: “Chúng ta chỉ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng”.
Gợi ý cho bạn ☔ Nghị Luận Về Sự Tự Tin ☔ 15 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay
Nghị Luận 200 Chữ Về Lòng Kiên Trì – Mẫu 5
Để làm bài nghị luận 200 chữ về lòng kiên trì, các em học sinh cần có cách diễn đạt ý văn súc tích, cô đọng về nội dung và ý nghĩa.
Cuộc sống của mỗi người là do chính bản thân chúng ta định đoạt. Chính vì thế, chúng ta không thể ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mãi được mà phải kiên trì, tự mình làm chủ cuộc sống. Có thể thấy rằng, lòng kiên trì có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
Lòng kiên trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã. Lòng kiên trì của con người bền bỉ theo năm tháng, đó là việc con người theo đuổi một mục tiêu, một ước mơ trong một thời gian dài, tự mình đi trên con đường của mình để đến thành công.
Chúng ta ai cũng biết, tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà có, mà thành công được. Nó phụ thuộc vào nỗ lực, cố gắng, kiên trì của con người theo năm tháng. Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay bởi lẽ sự sống luôn vận động và phát triển.
Người không kiên trì, không vươn lên sẽ bị trì trệ, thụt lùi về phía sau và không bao giờ với tới được thành công. Người có lòng kiên trì xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn trong bất kì thời điểm nào dù là ngày xưa, ngày nay hay là mai sau.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng mà sử dụng những mưu mô, toan tính. Lại có người dễ nản chí, lười biếng, sẵn sàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này sẽ không có được thành công, thành quả cho cuộc sống của mình, lâu dần sẽ bị xã hội đào thải.
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Tham khảo 💕 Nghị Luận Không Có Mục Tiêu Nào Quá Lớn Không Có Ước Mơ Nào Quá Xa Vời 💕 10 Bài Hay
Nghị Luận Bàn Về Lòng Kiên Trì Ngắn Gọn – Mẫu 6
Bài văn nghị luận bàn về lòng kiên trì ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng cho bài kiểm tra viết trên lớp.
Ông cha ta có câu nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim” không chỉ nói về đức tính siêng năng, chăm chỉ của con người, mà còn nói đến lòng kiên nhẫn, bản lĩnh vượt lên chính mình để chiến thắng tất cả. Lòng kiên nhẫn là một đức tính tốt đẹp của con người, cần được rèn luyện, phát huy và trau dồi thường xuyên. Có như vậy thì mỗi con người cần phải cố gắng và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân mình, giúp ích cho xã hội.
Để hiểu được nguồn gốc cốt lõi của đức tính kiên nhẫn thì chúng ta cần phải hiểu được kiên nhẫn là gì trong mỗi con người. Nghĩa của từ “kiên nhẫn” thể hiện ngay trong từ “nhẫn” có nghĩa là nhẫn nại, không bỏ cuộc, không chùn bước khi chưa làm được việc, chưa hoàn thành mục đích mà mình đặt ra. Kiên nhẫn là cả một quá trình cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ, bằng mọi giá để tìm ra được con đường đi cho chính bản thân mình. Kiên nhẫn là một đức tính tốt, đáng trân trọng và đáng ngưỡng mộ tự hào.
Mọi việc diễn ra trong cuộc sống hằng ngày hay mọi kết quả đạt được không phải dễ dàng gì, cũng không có việc “trời ban”, vận may hay tự nhiên mà có. Tất cả chỉ là sự ngụy biện cho hành động bằng lời nói. Cái gì cũng có giá của nó, thành quả mà bạn đạt được hôm nay không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình bạn đánh đổi rất nhiều thứ, kể cả những thứ đáng giá nhất.
Trong xã hội hiện nay, lòng kiên nhẫn sẽ giúp bạn có thể tự khẳng định được bản thân mình, tự xây dựng cho mình địa vị vững chắc. Tất cả đều do bản thân mình quyết định, và suy nghĩ sẽ quyết định hành động. Bởi vậy suy nghĩ tích cực thì bạn sẽ có hướng đi đúng đắn. Đối với mỗi người, lòng kiên nhẫn chính là cách bạn tự rèn luyện bản thân, có thể chống chọi, khống chế và vượt qua được nhiều cám dỗ, tự làm chủ bản thân cũng như không ngừng cố gắng vươn tới những điều tốt đẹp nhất.
Lòng kiên nhẫn là một phẩm chất cao đẹp, có ý nghĩa lớn đối với mỗi con người. Nó không những giúp cho bạn đạt được thành công, hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như không ngừng hoàn thiện bản thân mà nó còn giúp cho cách nhìn nhận của bạn về cuộc sống này theo chiều hướng tích cực hơn.
Bạn có biết người nông dân trồng lúa như thế nào không? Đó là cả một quá trình cố gắng, kiên trì ở từng giai đoạn để cây lúa đơm bông kết quả. Người nông dân một nắng hai sương từ giai đoạn ươm giống, đi cấy mạ non, chăm sóc lúa ở từng giai đoạn, chống chọi với thời tiết và sâu bệnh hại. Họ đã cố gắng, kiên trì làm tất cả vì sự sinh sôi, nảy nở và thành quả thu hoạch được những hạt lúa tròn, chắc mẩm. Chính lòng kiên nhẫn đã giúp cho họ có được thành quả đó.
Mỗi chúng ta, để thực hiện được những ước mơ của mình, có nhiều người đi hết một đời cũng không tìm ra được ước mơ, có nhiều người tìm ra rồi nhưng họ bỏ đó, vì họ lười, nhanh bỏ cuộc, không chịu cống hiến và không chịu cố gắng. Thất bại là chuyện trước sau gì cũng sẽ tới. Chỉ vì bạn không sống hết mình cho đam mê, vì bạn đã nhanh bỏ cuộc khi đường đua vẫn còn dài, Vậy thì bạn thất bại là chuyện đương nhiên, bạn hãy nhìn về phía trước, hãy không ngừng học hỏi và cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên lòng kiên nhẫn cần đi liền với sự hiểu biết và tìm ra hướng đi đúng, nếu không hậu quả sẽ ngược lại “chăm chỉ mà ngu dốt sẽ thành phá hoại”, nếu kiên nhẫn vì những điều không đáng thì bạn sẽ đổi lấy hậu quả xấu.
Đối lập với lòng kiên nhẫn là những người thiếu lòng tin vào bản tin, nhanh bỏ cuộc, nhanh chùn bước. Cuộc sống của những người ấy luôn bình lặng, nhưng là sự bình lặng một cách chán chường. Vì họ không có ý chí phấn đấu, không kiên nhẫn nên họ sẽ đánh mất rất nhiều thứ. Mỗi học sinh chúng ta hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần rèn luyện lòng kiên nhẫn để có thể trở thành người học trò chăm ngoan học giỏi, người con có hiếu.
Lòng kiên nhẫn là đức tính cần phải rèn luyện hằng ngày để bạn có thể hoàn thiện bản thân và vươn tới những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Hãy kiên nhẫn với những điều xứng đáng.
Khám phá thêm 💕 Nghị Luận Về Lòng Can Đảm 💕 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Suy Nghĩ Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại Đặc Sắc – Mẫu 7
Bài văn nghị luận suy nghĩ về lòng kiên trì nhẫn nại đặc sắc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Nghị lực, kiên trì và bền bỉ có thể giúp con người chinh phục mọi thứ. Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì.
Kiên trì là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buông bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính không thể thiếu trong cuộc sống mỗi chúng ta. Kiên trì không chỉ là kỹ năng, đó còn là thái độ sống, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra.
Người có lòng kiên trì thường rất chăm chỉ trong công việc hàng ngày. Họ là người quyết tâm theo đuổi đam mê, mơ ước đến cùng, luôn cố gắng phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công. Người có lòng kiên trì tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. Người không có lòng kiên trì thường dễ chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.
Nếu không có đủ kiên trì, nhà bác học có thể đã bỏ cuộc trong việc sáng tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng sau hàng nghìn lần thất bại. Nếu không có đủ kiên trì, Bác Hồ Chí Minh đã không tìm kiếm đến cùng con đường giải phóng dân tộc sau bao nhiêu năm bôn ba khắp thế giới, chịu không biết bao nhiêu cực khổ và hiểm nguy. Chính lòng kiên trì đưa con người tới đỉnh vinh quang.
Ở trên đời, mọi thành công đều đánh đổi bằng trí tuệ và sức lao động bền bỉ của con người. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Kiên trì là gốc rễ của sự thành thạo. Chẳng ai sinh ra đã hiểu biết tất cả mọi thứ. Chính nhờ tính kiên trì giúp con người liên tục làm việc, hình thành kỹ năng làm việc ngày càng tốt hơn, thành thạo hơn.
Kiên trì đem đến cơ hội trong những lúc bạn nghĩ rằng mình đã hết cơ hội. Thành công luôn ở cuối con đường. Không có đủ kiên trì để đi đến đích, bạn sẽ không gặt hái được thành công.
Kiên trì giúp bạn mạnh mẽ hơn. Chính việc thử sức nhiều lần, không nản chí giúp chúng ta trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn. Tính kiên trì dạy chúng cách xử lý khủng hoảng khi khó khăn quá lớn. Điều quan trọng trước mỗi khó khăn, thử thách lớn không phải là dừng lại để bỏ cuộc mà dừng lại để đánh giá rồi tiếp tục kiên trì làm tiếp. Vượt qua khó khăn lớn, chúng ta mới có được thành công lớn.
Sự kiên trì giúp chúng ta tin tưởng và lạc quan hơn trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực hơn, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp và nắm giữ được chìa khóa mở cửa đi đến thành công. Kiên trì giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã, làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã, “thấy sóng cả vội ngã tay chèo” để thụt lùi trước khó khăn, trở ngại. Những kẻ đó dễ thất bại trên đường đời, đáng phê phán. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, mỗi người cần ý thức để rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại khi bắt tay vào việc đi đến thành công. Đó cũng là góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cho xã hội ngày càng tiến lên.
Chúng ta cần phê phán những kẻ nghèo ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại, chỉ biết hưởng thụ mà không biết bỏ sức lực của mình ra. Đức tính kiên trì khi chúng ta rèn luyện nó là để phục vụ cho con người với những việc tốt, phấn đấu đi lên chứ không phải là những mục đích thấp hèn. Vận dụng ý chí, nghị lực, lòng kiên trì vào công việc phục vụ cho con người, cho xã hội là điều tốt. Ngược lại dồn sức để thực hiện cho một ý đồ xấu làm hại người khác thì đó là điều nên tránh.
Là học sinh đang bắt đầu vào đời, việc học tập và rèn luyện đòi hỏi ta phải nỗ lực không ngừng mới đạt được kết quả. Phải cố gắng hạn chế những phút sao nhãng của bản thân để mỗi ngày qua đi không lãng phí. Phải luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức đặc biệt là đức tính kiên trì nếu muốn thành công trong mọi việc.
Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người, chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày để mục đích mà mình vạch ra sẽ nhanh chóng đạt được. Dũng cảm tiến lên phía trước, có thể bạn sẽ mắc một vài sai lầm nhưng chắc chắn sẽ thành công. Còn ngược lại, không dám vượt qua khó khăn, thử thách, bạn đã thất bại ngay từ bước đầu tiên.
Có thể bạn sẽ thích 🌟 Nghị Luận Về Lòng Thương Người 🌟 15 Bài Văn Có Dẫn Chứng
Suy Nghĩ Về Lòng Kiên Trì Đạt Điểm Cao – Mẫu 8
Để viết bài suy nghĩ về lòng kiên trì đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý làm bài đặc sắc sau đây:
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự.
Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra cho dù trên cơ sở nào cũng vậy thì quả phạm vào tối kỵ. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, sống thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn.
Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Nghị Luận Về Tính Trung Thực 🌹 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Suy Nghĩ Về Lòng Kiên Trì Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Tài liệu văn suy nghĩ về lòng kiên trì học sinh giỏi sẽ mang đến cho các em học sinh những góc nhìn sâu sắc và mở rộng hơn về vấn đề nghị luận.
Con đường dẫn đến thành công không bao giờ dễ dàng, bằng phẳng, nó không trải đầy hoa hồng hay rực rỡ ánh nắng mà luôn đầy rẫy những chông gai, thử thách đòi hỏi ta phải vượt qua mới có thể chạm tới đích đến cuối cùng. Chính bởi thế, trong cuộc sống con người luôn cần có lòng kiên trì để chạm tới ước mơ.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là lòng kiên trì. Lòng kiên trì là một đức tính quý báu của con người, đó là sự nhẫn nại, quyết tâm theo đuổi mục tiêu mà mình đã đề ra, không nản lòng trước những khó khăn, thất bị để dẫn tới thành công. Có thể nói, sự kiên trì, bền bỉ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Vì sao chúng ta cần có lòng kiên trì? Hermann Hesse từng nói: “Ai cũng có thể thực hiện phép màu, ai cũng có thể chạm đến mục tiêu, nếu anh ta có thể nghĩ, nếu anh ta có thể chờ đợi, nếu anh ta có thể kiên trì”. Quả đúng như vậy, cuộc sống là một trường đua bất tận mà ở đó, không cố gắng, không nỗ lực, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.
Ai cũng có ước mơ, hoài bão, nhưng để có thể thực hiện được những ước mơ ấy lại là cả một quá trình dài. Sẽ có những khó khăn, sẽ có những giọt nước mắt, sẽ có những lúc vấp ngã tưởng chừng như sẽ không thể đứng dậy được. Những lúc như thế, chính lòng kiên trì sẽ tiếp thêm cho chúng ta ý chí, động lực, niềm tin để bước tiếp.
Hơn nữa, “tất cả mọi điều giá trị đều cần thời gian, không có thành công qua đêm” (Jack Canfield), một tòa tháp đồ sộ, vĩ đại đến đâu cũng phải xây dựng từ những viên đá nhỏ. Khi có lòng kiên trì, chúng ta có thể gom góp từng viên đá để xây dựng nên tòa thành của riêng mình, các kiên trì bao nhiêu, tòa thành của chúng ta càng lớn bấy nhiêu, đồng nghĩa với cơ hội thành công càng lớn. Nước chảy mãi thì đá cũng phải mòn, đủ kiên trì rồi thành công sẽ tới.
Jack Canfield là một ví dụ tiêu biểu cho thấy lòng kiên trì nỗ lực sẽ đưa đến thành công. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng thế giới “Chicken Soup For Your Soul” (Hạt giống tâm hồn) – cuốn sách gối đầu giường đã làm thay đổi suy nghĩ của biết bao độc giả. Thế nhưng ít ai biết rằng, Jack có một xuất phát điểm đầy khó khăn, và cuốn sách đã từng bị từ chối bởi 33 nhà xuất bản!
Không từ bỏ, Jack tiếp tục kiên trì với đam mê của mình, và giờ “Hạt giống tâm hồn” đã bán được hàng triệu bản. Không những thế, Jack Canfield còn là tác giả và đồng tác giả của hàng trăm đầu sách nổi tiếng khác, trở thành bậc thầy về nghệ thuật thành công.
Lòng kiên trì là một đức tính quý giá, nhưng không phải ai cũng có được nó ngay từ đầu mà cần có một quá trình tích lũy, rèn luyện. Để có được lòng kiên trì nhẫn nại, chúng ta cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, từ đó rèn luyện những thói quen tốt như: kiên nhẫn làm hết bài tập về nhà, kiên trì suy nghĩ cách giải một bài toán thay vì nhanh chóng bỏ cuộc vì nghĩ rằng mình không thể, đặt niềm tin vào bản thân,…
Cũng cần hiểu rằng, kiên trì không có nghĩa là cố chấp, bất chấp theo đuổi đến cùng những điều bất khả. Eddie Rickenbacker đã đưa cho chúng ta một lời khuyên đầy ý nghĩa: “Tôi có thể cho bạn công thức thành công sáu chữ: Nghĩ kỹ lưỡng – theo tận cùng.” Kiên trì là quan trọng, nhưng muốn thành công, ta còn cần đến những yếu tố, phẩm chất khác, cần có sự tỉnh táo thấy được những ý tưởng khả thi, nằm trong khả năng của chúng ta, cần có sự tính toán, lên kế hoạch hợp lí, rõ ràng trước khi bắt đầu theo đuổi.
Cha ông ta vẫn thường dạy: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Nhưng hiện nay, có không ít người vẫn luôn thiếu kiên nhẫn, nóng vội, hay ỷ lại, muốn “nên kim” nhưng lại không muốn “mài sắt”, dễ nản lòng thoái chí, dễ buông bỏ. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt được thành công!
“Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì” (Samuel Johnson). Hãy tin tưởng và kiên trì hướng tới tương lai bạn nhé, giấc mơ đang đợi ta ở phía cuối đoạn đường đầy chông gai và thử thách ấy. Cứ tiến về phía trước, chúng ta sẽ nhận được trái thơm xứng đáng với những nỗ lực và sự kiên trì ta đã bỏ ra, tất cả chỉ là vấn đề thời gian và một chút may mắn mà thôi.
Tham khảo văn mẫu ☀️ Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo, Chữ Hiếu ☀️ 15 Bài Văn Hay
Bài Văn Suy Nghĩ Về Lòng Kiên Trì Ý Nghĩa – Mẫu 10
Dưới đây là bài văn suy nghĩ về lòng kiên trì ý nghĩa để các em học sinh tham khảo cho mình những thông điệp và bài học sâu sắc.
Theo quy luật của tạo hóa, theo sự vận động không ngừng nghỉ của vạn vật “ nước chảy đá mòn”. Câu nói vang lên khơi dậy trong mỗi con người lòng kiên trì- một đức tính quý báu của con người.
Ai cũng biết một điều rằng, lòng kiên trì là một đức tính cần có của một con người trong cuộc sống hiện nay. Lòng kiên trì ấy chính là sự nhẫn nại, bền bỉ , ý chí ngoan cường của mỗi con người khi đứng trước một sự việc, tình huống khó giải quyết thậm chí cả sự thất bại. Lòng kiên trì còn là điều thứ yếu giúp con người đạt được điều thiết yếu đó chính là mục tiêu trong cuộc đời. Lòng kiên trì chính là một trong những hành trang khiến chúng ta vững tin bước vào đời, vượt qua những sóng gió bão bùng.
Như vậy, mỗi con người rất cần có lòng kiên trì. Vì sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì mỗi con người chúng ta đều có những lúc phải đối mặt với nhiều tình huống, vấn đề khó giải quyết, lúc này lòng kiên trì sẽ là yếu tố hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề hay sự việc đó. Chỉ khi bạn có lòng kiên trì, tất cả mọi thứ không còn phụ thuộc vào thời gian, sự lo lâu nữa, mà tất cả nhường chỗ cho sự bình tĩnh và trí tuệ.
Khi bạn trưởng thành, bắt đầu con đường của riêng mình, ai cũng xác lập một mục tiêu trong cuộc đời bởi lẽ con người ta luôn hướng đến cái toàn diện, hoàn hảo và thử hỏi xem có mấy ai khi đi trên con đường khó khăn ấy mà không một lần vấp ngã hay thất bại. Lúc ấy bạn chọn kiên trì hay từ bỏ? Điều dĩ nhiên, một con người có bạn lĩnh, đủ nhận thức nguyên nhân sự thất bại thì sẽ chọn kiên trì đến cùng.
Vì kiên trì giúp bạn vượt qua thất bại, thiết lập lại tất cả mọi thứ, tự tin hơn tiến về phía trước.Và một điều nữa, khi bạn có lòng kiên trì, tinh thần thép thì dù năng lức của bạn không xuất sắc, chỉ cần đến một mức độ nhất định, bạn sẽ gặt hái được thành công, đạt được mục tiêu mình đề ra.
Ta lấy ví dụ câu chuyện về sự kiên trì luyện chữ của Cao Bá Quát đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, Cao Bá Quát nổi tiếng với tài văn thơ, hội họa nhưng ông lại viết chữ rất xấu. Mặc dù tính khí ngông ngạo , nghịch ngợm nhưng ông rất chịu khó kiên nhẫn trong học tập. Ông đã học và thực hiện một việc nào đó cho kì được thì thôi.
Ông thường thức khuya, miệt mài trang giấy để tập viết, khi quá buồn ngủ, ông thường buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần ngủ ‘gật’ tóc sẽ bị giật đau sẽ phải tỉnh. Chân muốn chạy, ông tự buộc chân mình vào cạnh bàn. Tự mình trị mình, ông đã kiên trì luyện cữ như vậy. Để rồi điều ông đạt được là nét chữ “ rồng bay phượng múa” , chữ ông trở thành một “ vật báu trong thiên hạ”
Lòng kiên trị quả thật có ý nghĩa to lớn. Vậy chúng ta nên làm gì để có được lòng kiên trì. Trước hết ta phải tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Đứng trước một vấn đề, sự việc ,tình huống khó khăn, không được nản lòng thoái chí “ khó quá bỏ qua” mà phải kiên nhẫn nghĩa biện pháp giải quyết bằng được. Lòng kiên trì là đức tính được trau dồi theo thời gian. Chỉ khi bạn rèn luyện nó trong một thời gian dài, nó dần sẽ ăn sâu vào mạch máu ,tạo ra cho con người một phẩm chất cao quý.
Hơn thế nữa mỗi lần vấp ngã, hay thất bại mặc dù chặng đường bạn đi đã khá dài và gian khổ, lúc này đây ta cần sự kiên trì, ý chí ngoan cường quyết tâm đứng lên làm lại từ đầu, bước lại những bước đi đầu tiên. Sự nhẫn nại , trí tuệ sáng suốt của bạn cùng thời gian sẽ trả lại cho bạn thành quả ngọt bùi.
Người xưa thường có câu “có công mài sắt/ có ngày nên kim” quả thật vậy, dù biết từ sắt thành kim là bao khó nhọc, gian lao nhưng vượt qua những khó khăn ấy là vô vàn điều kì diệu đón chờ bạn. Nhưng bên cạnh đó ta càng phải phê phán những kẻ thiếu ý chí, hay nản lòng tước khó khăn, luôn phụ thuộc và không ó lòng kiên trì nhẫn nại. Những người như vậy sẽ chỉ mãi gục ngã mà chẳng thể nào đứng lên được.
Lòng kiên trì và mục tiêu là hai thứ luôn gắn liên với nhau. Như” nước chảy đá mòn” vậy, không quan trọng nước chảy bao lâu, chỉ cần nước chảy đúng hướng, tin chắc rằng sẽ tạo ra những kì tích.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Dẫn Chứng Về Lòng Dũng Cảm 🌳 10 Mẫu Dẫn Chứng Hay
Bài Văn Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Lớp 7 – Mẫu 11
Bài văn nghị luận về lòng kiên trì lớp 7 là một nội dung quan trọng mà các em học sinh cần ôn tập kỹ lưỡng cho bài viết và kỳ thi sắp tới.
Có thể thấy được trong cuộc sống của chúng ta có biết bao những chông gai, những khó khăn thử thách và thành công không phải ngẫu nhiên là đến. Mà thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng và nỗ lực, luôn luôn hướng đến và theo đuổi ước mơ của mình để có thể có được thành công. Khi đó thì lòng kiên trì được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Lòng kiên trì cũng được xem chính là một trong những phẩm chất đáng quý của con người
Vậy, chúng ta có thể hiểu kiên trì là gì? Thực chất kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi hơn nữa đó chính là cũng như là phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Có thể nói rằng chính vì nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, con người ta lúc đó cũng như mới có được những thành quả quý giá. Và cũng chính vì nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Chắc chắn sự kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ của chính mình một cách nhanh nhất.
Nếu như bạn có ước mơ đó chính là trở thành bác sĩ thì bạn cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ để có thể có được những kiến thức, vượt qua các kỳ thi đầy cam go và khó khăn thì bạn mới có thể chạm tay vào ước mơ của bạn. Nhưng khi trở thành một bác sĩ thì bạn cũng luôn phải nỗ lực, kiên trì học hỏi từ những người xung quanh, những kiến thức sách vở,… vì học không bao giờ là đủ cả.
Vốn kiến thức của nhân loại được so sánh với nước ngoài đại dương và cát trên sa mạc và mỗi chúng ta chỉ học và biết được những phần thật nhỏ của biển trời kiến thức đó thôi. Cho nên chính chúng ta cũng cần phải có lòng kiên trì để có thể giữ được ước mơ của mình luôn vững chắc. Chứ không phải là có được rồi lại để tuột khỏi bàn tay khi mình không cố gắng.
Ta như thấy được tất cả những người thành công luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi cũng chính chỉ có họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công. Ta vẫn còn nhớ những câu chuyện về nhà bác học lừng danh Ê-đi-xơn đã tìm tòi, như cũng đã nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông dường như không bị nhụt chí mà cứ như vẫn thật kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công và phát minh của ông đã được nhiều người biết tới.
Và ta như tự đặt câu hỏi đó chính là nếu như mà Ê-đi-xơn không có tính kiên trì thì sau biết bao nhiêu lần nghiên cứu kia ông đã bỏ cuộc và liệu rằng bóng đèn điện có ai khác nữa đủ lòng kiên trì, sự sáng tạo cũng như khối óc làm việc không mệt như Ê-đi-xơn để có thể tạo ra sản phẩm đèn điện hay không? Và dường như đó cũng chính là một câu hỏi mà cho đến nay chúng ta cần suy nghĩ và biết ơn Ê-đi-xơn đã không chỉ là một tấm gương về sự tài năng mà đó còn chính là một bài học cho tất cả chúng ta hướng đến.
Ta cũng cần phải biết rằng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Ta dường như cũng đã thấy được những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Quả thực chính trong cuộc sống của chúng ta như thấy được có rất nhiều người khó khăn mãi không thể nào có thể thoát nghèo được.
Và lý do có thể nhận thấy ở hầu hết những người đó chính là do họ không tự vượt qua chính bản thân mình và vươn lên học hỏi. Ta thấy được rằng dường như ở họ không có mục đích sống mà cứ mãi than vãn. Chính vì không có hiểu biết cho nên những người này rất dễ rơi vào những tộc ác không thể tha thứ được.
Có thể nói nếu như chính trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Chúng ta nên biết được điều đó vì vậy ta hãy cố gắng học tập, cũng như phải biết được mà luôn phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Về Ý Chí Nghị Lực Sống 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất
Nghị Luận Về Tính Kiên Trì Lớp 7 Ngắn Hay – Mẫu 12
Tham khảo bài văn nghị luận về tính kiên trì lớp 7 ngắn hay dưới đây giúp các em học sinh luyện tập cho mình cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Bác Hồ yêu quý của chúng ta đã răn dạy thế hệ thanh niên bằng những câu thơ:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Quả đúng như vậy, để có được sự thành công không thể không kể đến lòng kiên trì khi theo đuổi mục tiêu của đời mình. Đó làm một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu, nó quyết định sự thành bại trong công việc của chúng ta.
Vậy thế nào là lòng kiên trì? Lòng kiên trì là khi chúng ta biết bình tĩnh để suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá mọi việc một cách khách quan, không vội vàng, không bực bội hay nản chí khi gặp những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Lòng kiên trì còn thể hiện khi bản thân tập trung, tin tưởng vào việc mình đang làm,mỗi khi vấp ngã bản thân ta cũng tự mình đứng dậy chứ không hề buông xuôi.
Lòng kiên trì đem lại nhiều lợi ích cho bản thân ta trong mọi mặt của cuộc sống. Một người có lòng kiên trì sẽ luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc, trong cuộc sống và trong học tập. Lòng kiên trì là chìa khóa để giải quyết bất kỳ khó khăn nào, giúp chúng ta nhận ra những lần vấp ngã là một bài học mà quyết tâm đến cùng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký – từ một em bé bị liệt cả hai tay nhưng với lòng kiên trì và tinh thần ham học tập mà giờ đây em bé đó đã trở thành một nhà giáo nhân dân. Thầy đã làm được mọi việc mà một người bình thường phải làm bằng tay nhưng thầy đã làm bằng đôi chân khéo léo của mình. Thầy đã trở thành một thầy giáo mẫu mực, một tấm gương sáng về nghị lực sống, tinh thần học tập và lòng kiên trì để thế hệ trẻ chúng em noi theo.
Tuy nhiên thời hiện đại ngày nay, có không ít các bạn trẻ không tự rèn luyện cho mình bản lòng kiên trì. Khi vấp phải khó khăn trong cuộc sống, các bạn thường chán nản, bỏ mặc và buông xuôi. Khi gặp những chuyện không vừa lòng, thay vì bình tĩnh để tìm cách giải quyết, thì các bạn lại tỏ ra bực bội, nóng vội, cáu gắt khiến cho mọi việc lại trở nên rắc rối hơn hoặc rơi vào bế tắc hơn.
Cuộc sống thiếu kiên nhẫn sẽ khiến các bạn trở nên dễ dãi hơn với chính bản thân mình, các bạn sống thờ ơ và không biết mục đích rõ ràng của cuộc đời mình là gì. Vì thế mà cuộc sống của các bạn trở nên vô nghĩa.
Lòng kiên trì cần phải rèn luyện từ những việc làm rất nhỏ trong cuộc sống đời thường. Khi ở vai trò là học sinh, sự kiên nhẫn là khi ta tự giác trong việc học hành, đối với những môn bị điểm kém bản thân ta phải tự rút kinh nghiệm và chịu khó nghe giảng trên lớp hơn, tích cực làm bài ở nhà và học tập thêm ở bạn bè… Sự nỗ lực không ngừng trong học tập sẽ giúp bạn đạt kết quả cao và có một tương lai sáng ngời.
Lòng kiên trì là vô cùng cần thiết cho mỗi con người. Tự bản thân rèn mình để có đức tính kiên trì, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Nghị Luận Về Niềm Tin Trong Cuộc Sống 🌟 15 Bài Văn Hay
Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại Lớp 8 – Mẫu 13
Để hoàn thành tốt bài văn nghị luận về lòng kiên trì nhẫn nại lớp 8, các em học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài và trau dồi cho mình những ý văn hay.
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.”
Có hay không những con người đứng trên bục vinh quang chói sáng khi họ không biết đến giá trị của đức tính kiên trì? Có hay không những hy vọng con người ta có thể tìm thấy hạnh phúc, thành công cuối con đường nếu không có trong mình sự thúc đẩy mạnh mẽ của tiềm thức phải cố gắng hết mình dù kết quả ra sao? Câu trả lời chắc chắn là không. Suy cho cùng, dù là ai, dù là ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người ta phải có kiên trì mới “nên kim”.
Kiên trì là một đức tính đáng quý, khi ta biết nhẫn nại, không ngại khó ngại khổ, có ý chí nghị lực để từng bước tiến tới thành công. Người biết nhẫn nại là người không vội vàng, hiếu thắng, biết chờ đợi thời cơ tới để nắm lấy và trân trọng nó, biết làm việc chăm chỉ, dày công xây dựng chí lớn, trau dồi bản thân để sẵn sàng tiến gần hơn với ước mơ.
Chúng ta có Henry Ford, người sáng lập ra hãng xe Ford. Ông từng thành lập và phá sản 3 công ty, buộc phải rời đi, nhưng không bỏ cuộc, ông thành lập Ford Motor. Với sự kiên trì bền bỉ và lòng nhiệt huyết, công ty đã từng bước thành công và đạt được nhiều thành tích đáng kinh ngạc cho tới ngày hôm nay.
Hiện nay, Ford Motor là công ty sản xuất ô tô lớn thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu. Chính đức tính ấy đã đưa Henry Ford trở thành “ông vua của ngành xe hơi Mĩ”. Và cũng nhờ sức mạnh của sự kiên trì, con người Việt Nam sau bao nhiêu năm dai dẳng, đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa đã giành được độc lập và tự do.
Trong cuộc sống, không có những cơ hội, không có những may mắn từ trên trời rơi xuống đưa con người ta đến với ước mơ của mình. Bất cứ thứ gì mà mình muốn đạt được, dù ít hay nhiều, dù dễ hay khó cũng phải bỏ công sức ra để chạm tới. Và đứng trước những hoài bão tham vọng ấy, con người ta trước hết phải hiểu được những giá trị cao quý của lòng kiên trì. Lòng kiên trì chính là giá trị cốt lõi, thúc đẩy và hướng con người đến với ước mơ một cách chân chính.
Làm gì có con đường nào không có chông gai, hiểm trở, làm gì có ai đi mà không gặp phải cạm bẫy khó khăn. Hiện thực là thế, nhưng cách bạn đối mặt với nó chính là bước quyết định tương lai của mình. Đứng giữa khó khăn, bạn sẽ chọn bỏ cuộc hay tiếp tục nhẫn nại, kiên trì? Sự kiên trì tiếp cho ta một ý chí mạnh mẽ, cùng niềm tin và sự dũng cảm để bước tiếp trên con đường ấy dù có ra sao, thay cho sự tiếc nuối do dự, day dứt trong lòng vì những gì mà mình có thể bỏ lỡ.
Cơ hội không đến với ta lần thứ hai nếu bạn không nắm bắt nó, bởi vậy sự nhẫn nại chờ đợi, bước từng bước theo đuổi đam mê là cách duy nhất để con người không nhìn thấy hoài bão của mình bị dập tắt trôi về dĩ vãng và sống như một kẻ không có động lực. Một người có tình kiên trì trong một tập thể luôn được đánh gía cao hơn là một người thông minh nhưng dễ dãi, hài lòng với vị trí của bản thân mà không cố gắng hết mình.
Vậy mà trong xã hội, vẫn có những người không dám bứt phá, chiến thắng bản thân để bước tiếp sau những khó khăn, thất bại. Sống không có mục đích rõ ràng, sống không có động lực, mãi luẩn quẩn trong vòng tròn tẻ nhạt hàng ngày mà mình tự mình vẽ ra thực sự là một sự phí phạm đáng phê phán.
Ngồi vào bàn, cầm bút lên và viết lên ước mơ, viết lên hoài bão của bạn dán lên trước bàn làm việc, động lực đã ở trước mắt, việc bạn cần làm chính là tự đúc lấy một chiếc chìa khóa của long kiên trì và cầm chặt nó để mở tung cánh cửa bạn muốn bước đến.
Tham khảo 🌠 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 🌠 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Ngữ Văn 9 – Mẫu 14
Đón đọc bài nghị luận về lòng kiên trì ngữ văn 9 được chọn lọc và chia sẻ đến các em học sinh dưới đây:
Em từng nghe được ở đâu đó nói rằng:” tài năng siêu việt không phải là thứ cần thiết để đảm bảo thành công trong bất kì điều gì- không chỉ là sức mạnh thực thi, mà là ý chí để lao động một cách hăng hái và bền bỉ”, quả thật, lòng kiên trì nhẫn nại có một vài trò rất quan trọng trong việc quyết định đến thành công của mỗi người.
Vậy? Thế nào là kiên trì? Thế nào là nhẫn nại? Kiên trì là một thái độ sống tích cực, kiên định theo đuổi những mục đích, con đường mà mình đã chọn dù khó khăn vẫn đi đến cùng. Nhẫn nại chính là sự kiện nhẫn, sẵn sàng chịu đựng những thách thức, căng thẳng mà mình phải đối mặt, không tỏ ra giận dữ hoặc khó chịu trước một vấn đề mà mình gặp phải.
Những người có lòng kiên trì nhẫn nại sẽ có được những quả ngọt trong công việc và trong cuộc sống. Đó là một đức tính cần thiết mà mỗi người cần có, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển, bon chen, tính toán thiệt hơn, cạnh tranh ngày càng nhiều.
Lòng kiên trì nhẫn nại giúp ta rèn luyện cho mình một tinh thần vững vàng trước những thất bại, không buông xuôi từ bỏ khi gặp một vấn đề khó. Nó là nghị lực giúp ta vượt qua mọi khó khăn của nghịch cảnh, không quá sợ hãi hay nản lòng khi khó khăn xảy đến. Nhờ sự kiên trì bền bỉ mà qua sóng gió ta tích góp được nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xử lý những tình huống xảy ra trong đời, giúp ta dễ dàng hơn với cuộc sống.
Lòng kiên trì khiến ta trở nên hoàn thiện bản thân hơn, không dễ dàng bỏ dở những dự định, những ước mơ mà phải cố gắng nỗ lực, phấn đấu từng ngày để vươn tới những ước mơ của bản thân. Khi có lòng kiên trì, thành công chắc chắn sẽ chờ đợi bạn, nếu bạn đủ kiên nhẫn, vinh quang sẽ không từ chối bạn. Chính lòng kiên trì giúp bạn tiến xa hơn mỗi ngày, lật bỏ những tảng đá ven đường, vươn tới những chân giá trị, từng bước khẳng định mình.
Trong thực tế, những tấm gương về lòng kiên trì nhẫn nại vươn đến thành công là rất nhiều. Ta còn nhớ một Ê-đi-xơn để có thể chế tạo ra một chiếc đèn điện vừa ý, mang ánh sáng cho nhân dân đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại, bao sự cố ngoài tầm kiểm soát nhưng ông vẫn kiên định với việc làm của mình, cố gắng từng ngày ,không hề từ bỏ hay chấp nhận thất bại mới có được thành công đó. Một nhà văn Nam Cao phải viết đi viết lại hàng chục tập bản thảo mới có một tác phẩm vàng dội trong lòng công chúng.
Đó còn là hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Ký kiên trì rèn luyện từng nét chữ bằng đôi bàn chân của mình, đó là những nét chữ vàng với nghị lực đầy phi thường. Đó còn là hình ảnh của một chàng trai vừa ra trường chập chững vào đời, làm công việc mà suốt ngày bị ông chủ chửi bới vẫn kiên nhẫn và cặm cụi làm việc, cuối cùng bằng sự học hỏi của mình vài năm sau đã trở thành một quản lý cho một công ty nước ngoài đầy triển vọng.
Hay gần gũi hơn, khi ta làm một bài toán khó, nếu lần thứ nhất làm không được, bạn phải đặt bút làm lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí là n lần mới có kết quả. Nếu bạn không kiên trì, chỉ thực hiện một ,hai lần chắc gì đã ra, bởi vậy phải có sự kiên nhẫn của mình trong mọi việc, học tập, vui chơi, xử lý tình huống.
Lòng kiên trì nhẫn nại chính là chìa khóa hữu ích cho cuộc sống của bạn. Là một yếu tố không thể thiếu trong tinh thần mỗi người để vươn tới những chân trời tốt đẹp và hoàn mỹ. Hiểu được tầm quan trọng đó, mỗi người phải rèn luyện cho mình lòng kiên trì, nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh. Khó khăn đừng chùn bước mà hãy kiên nhẫn với những dự định của mình. Những kẻ thiếu lòng kiên trì, dễ nóng nảy, chán nản sẽ rất khó có được thành công như mong đợi.
Hãy tập cho mình thói quen thái độ sống kiên trì nhẫn nại ngày bây giờ, kiên trì học tập, kiên trì tập làm văn, kiên trì giải toán, kiên trì với mục tiêu học một ngoại ngữ, kiên trì với ước mơ làm một doanh nhân thành đạt, kiên trì với mọi việc. Đừng cố chấp, không có thành công nào là dễ dàng cả, sống phải biết vượt qua những chông gai, chịu đựng những gian nan phía trước, hãy giữ gìn và phát triển giấc mơ của riêng mình.
Ông cha ta thường có câu:” Có công mài sắt có ngày sẽ nên kim”, vì vậy bạn, tôi và chúng ta hãy cùng quyết tâm theo đuổi những dự định, cùng với ý chí, bản lĩnh, nghị lực, đam mê và lòng kiên trì để chạm tới đỉnh cao của vinh quang bạn nhé.
Chia sẻ 🌟 Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Lớp 11 – Mẫu 15
Bài văn nghị luận về lòng kiên trì lớp 11 sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Không ai trong chúng ta có được thành công một cách dễ dàng. Có những người nhờ có may mắn, con đường đi đến thành công của họ dễ dàng hơn những người khác. Cũng có những người từ lúc sinh ra đã gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng nhờ có lòng kiên trì nhẫn nại mà đến cuối cùng họ vẫn có được thành công như họ mong muốn.
Ngược lại, có những người có ước mơ nhưng do không kiên trì nên họ mãi mãi không thể nào đạt được mục đích của mình. Do vậy, lòng kiên trì nhẫn nại là yếu tố cực kì cần thiết cho mỗi người để hướng đến sự thành công.
Kiên trì đó là khi chúng ta theo đuổi đến cùng mục đích mà mình đã đề ra. Trong quá trình đi đến mục tiêu đã định con người sẽ gặp không ít những khó khăn, thử thách. Nhưng sự nỗ lực sẽ giúp con người giải quyết được mọi khó khăn, vượt qua được mọi thử thách. Như vậy yếu tố để đi đến thành công của mỗi con người đó chính là lòng kiên trì nhẫn nại.
Nếu một người không có lòng kiên trì, liệu rằng họ có đạt được mục đích của mình hay không? Chắc chắn là không thể được bởi họ cứ đi được một phần của chặng đường là sẽ bắt đầu thấy chán nản vì gặp khó khăn.
Lấy ví dụ đơn giản về một bạn học sinh có đam mê văn chương, yêu thích viết lách nhưng bố mẹ lại bắt học giỏi Toán để sau này làm kinh tế. Nếu người bạn ấy kiên trì theo đuổi đam mê của mình, bạn ấy có thể sẽ trở thành một nhà văn giỏi, có nhiều cuốn sách được mọi người yêu thích. Nhưng nếu người bạn ấy bỏ cuộc vì sức ép của gia đình thì người bạn đó không bao giờ có thể trở thành một nhà kinh tế giỏi bởi vì ngay từ ban đầu đã không có sự đam mê.
Có phải ai sinh ra cũng đã có sự kiên trì nhẫn nại hay không? Điều này có thể có, có thể không. Tuy nhiên, lòng kiên trì của mỗi người luôn có những giới hạn nhất định. Muốn thành công thì sự nhẫn lại phải được rèn luyện trong một thời gian dài. Gặp khó khăn có thể khiến chúng ta nản chí nhưng nhất định là không được bỏ cuộc.
Rèn luyện lòng kiên trì nhẫn nại chính là cách giúp chúng ta không bỏ cuộc trước mỗi khó khăn. Nhưng rèn luyện lòng kiên trì bằng cách nào? Cách đơn giản nhất đối với một người học sinh đó chính là cố gắng làm cho hết bài tập mà cô giáo giao. Một bài tập toán nếu hôm nay chưa giải được, bạn đừng vội bỏ cuộc mà hãy tìm cách giải vào lúc khác. Sự nỗ lực của bạn sẽ giúp bạn có được sự thành công.
Như đã nói, để đạt được thành công thì con người cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ. Đôi khi để đạt được mục tiêu của mình chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là mồ hôi, là công sức, là thời gian, là tiền bạc. Có những người vấp ngã vài lần, thất bại nhiều lần rồi mới đi đến được thành công. Nhưng đến khi bạn có được thành công rồi thì bạn sẽ thấy những gì mà mình đã hi sinh là có ích, đáng giá.
Tục ngữ có câu có công mài sắt, có ngày nên kim. Đây cũng chính là lời khuyên mà ông cha ta khuyên nhủ con cháu của mình. Cục sắt dù có to cỡ nào, chỉ cần chúng ta kiên trì mỗi ngày mài giũa thì cuối cùng cũng sẽ biến được sắt thành kim để sử dụng. Cũng như việc chúng ta muốn ăn quả ngọt thì phải kiên trì chăm sóc những cây xanh.
Theo nghĩa tích cực thì lòng kiên trì nhẫn nại không có nghĩa là sự cố chấp đến cùng mặc dù cố chấp cũng là một kiểu kiên nhẫn. Cố chấp để có được thứ không xứng đáng hoặc biết là sẽ không thuộc về mình là điều không đáng. Như vậy chỉ lãng phí thời gian bởi khi bạn đạt được thứ bạn muốn bạn cũng sẽ không cảm thấy hài lòng. Chính vì vậy mà lòng kiên trì nhẫn nại phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ.
Trong cuộc sống có những người kiên trì thì cũng có những người thiếu đi tính kiên nhẫn. Họ cả thèm nhưng cũng chóng chán. Hễ gặp một chút khó khăn là nản chí. Nên nhớ rằng thành công trong cuộc sống không tự nhiên mà đến. Nếu như bạn dễ dàng bỏ cuộc vì những điều nhỏ bé thì bạn sẽ không bao giờ có được thành công. Đặc biệt là đối với những người trẻ càng không nên bỏ cuộc. Rèn luyện cho mình lòng kiên trì nhẫn nại thì sau này chúng ta sẽ vững vàng trên đôi chân của mình.
Là học sinh, chúng ta có thể đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn trước mắt để từ đó rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại của mình. Chẳng hạn như đặt ra mục tiêu học tập tốt để đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Từ mục tiêu ấy chúng ta sẽ nỗ lực học tập hơn. Rèn luyện mỗi ngày, chúng ta sau này sẽ có được thành công như mong đợi.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay