Chăm Chỉ Là Gì, Ý Nghĩa ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Chăm Chỉ ✅ Tham Khảo Những Tấm Gương Tiêu Biểu, Cậu Chuyện Hay Nhất Dưới Đây.
Chăm Chỉ Là Gì
Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
Những người có đức tính chăm chỉ thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, người chăm chỉ thì cũng sẽ rất kiên trì. Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và cố gắng hết sức hết sức để hoàn thành nó.
Tiếp theo xem nhiều hơn 🌹 Siêng Năng Là Gì 🌹 chi tiết nhất
Chăm Chỉ Tiếng Anh Là Gì
SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc từ chăm chỉ trong tiếng anh đó chính là ”hard-working”.
Chăm Chỉ Học Tập Là Gì
Chăm chỉ học tập là học tập chuyên cần, cần cù, có tính tự giác, siêng năng, có sự say mê học tập, chăm trau dồi kiến thức, tham khảo sách vở, internet.
Làm Việc Chăm Chỉ Là Gì
Làm việc chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ, quyết tâm để đạt được kết quả tốt hay một thành tựu nào đó trong công việc của mình. Người làm việc chăm chỉ luôn gắng sức vươn lên, không ngại khó khăn, không than thở trách phận, luôn thể hiện thái độ kiên trì, cầu tiến với công việc.
Con Ong Chăm Chỉ Là Gì
Con ong chăm chỉ là gì? Đây là câu mang nghĩa ẩn dụ về con người, ý câu đó chỉ người nào đó rất chăm chỉ trong công việc, hoạt động nào đó.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Ca Dao Tục Ngữ Về Siêng Năng Kiên Trì 💕 bất hủ
Ý Nghĩa Của Sự Chăm Chỉ
Tham khảo thêm ý nghĩa của sự chăm chỉ được SCR.VN chia sẻ sau đây nhé!
- Giúp cho con người đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống.
- Rèn luyện đức tính kiên nhẫn cho mỗi người.
- Những người không có tính chăm chỉ sẽ khó mà thành công được và sẽ luôn gặp khó khăn.
Những Biểu Hiện Của Chăm Chỉ
Những biểu hiện của chăm chỉ phải kể đến như:
- Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ dù phải mất nhiều thời gian
- Luôn tìm tòi, nghiên cứu kỹ, tìm ra các phương án đến khi nào có kết quả.
- Kiên trì bền bỉ với mục tiêu của mình.
Gửi đến bạn thông tin 🍃 Tần Tảo Là Gì 🍃 ngắn gọn
Đặt Câu Với Từ Chăm Chỉ
Cùng xem thêm cách đặt câu với từ chăm chỉ ý nghĩa và súc tích sau đây:
Học hành chăm chỉ sẽ có được kết quả tốt.
Anh và cô ấy đã rất chăm chỉ làm ruộng.
Tôi đã chăm chỉ làm bài tập từ đêm hôm qua.
Bạn Lan chăm chỉ học hành để cha mẹ vui lòng.
Anh ta chăm chỉ làm việc và tiết kiệm được một ít tiền.
Cậu ấy là một công nhân chăm chỉ
Bạn Hương học chưa giỏi nhưng vẫn cố gắng chăm chỉ học tập.
Chị tôi học hành chăm chỉ
Ở lớp, bạn Hà chăm chỉ còn bạn An thì lười biếng
Chúng ta nên chăm chỉ làm việc, không nên lười biếng.
Em cố gắng tập trung và chăm chỉ trong giờ học.
Anh là một người chăm chỉ và cực kì trung thành.
Anh ta làm việc rất chăm chỉ vì sợ bị thất bại.
Từ Đồng Nghĩa Với Chăm Chỉ
Từ đồng nghĩa với chăm chỉ đó chính là cần cù, siêng năng, chịu khó,..
Từ Trái Nghĩa Với Chăm Chỉ
Ngược lại, từ trái nghĩa với chăm chỉ đó là lười biếng, lười nhác,..
SCR.VN chia sẻ 💧 Đảm Đang Là Gì 💧 dẫn chứng cụ thể
10 Ví Dụ Về Sự Chăm Chỉ Hay Nhất
Đừng vội bỏ qua 10 ví dụ về sự chăm chỉ hay nhất sau đây, tham khảo ngay nhé!
Tấm Gương Về Chăm Chỉ – Mẫu 1
Trong đời sống có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ và tiêu biểu nhất đó là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta – Bác Hồ. Năm 1941, Bác ra đi tìm đường cứu nước chì với đôi bàn tay trắng, không hề thành thạo về ngôn ngữ của nước bạn nhưng cùng với sự chăm chỉ, Bác đã cố gắng học tiếng của họ.
Bác tranh thủ học mọi lúc rảnh rỗi của mình. Từng ngày như thế đều đặn trôi qua, Bác đã rất thông thạo tiếng nước bạn, có thể giao tiếp, nói chuyện một cách thật dễ dàng và thậm chí Bác còn viết báo khi ở nước ngoài nữa. Quả thật là đáng nể đối với một người bình thường, không hề được học qua một trường lớp ngoại ngữ nào mà vẫn có thể sử dụng thành thạo nhiều thứ tiếng, chỉ với một sự trợ giúp đó là đức tính chăm chỉ của Bác.
Câu Chuyện Về Chăm Chỉ – Mẫu 2
Trong cuộc sống này không ít những người nổi tiếng từng bị xem là “ngu dốt”, tuy nhiên nhờ có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, họ đã đạt được thành công, điển hình như Anbe Anhxtanh, cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc.
Thầy giáo nhận xét rằng ông “kém trí”, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế”. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich. Mặc cho cuộc sống có nghiệt ngã đến mấy, ông vẫn cố gắng vươn lên và rồi trở thành một trong những nhà vật lí nổi tiếng của lịch sử nhân loại.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Trong Học Tập – Mẫu 3
Trong học tập, từ xưa đến nay chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương sáng ngời. Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên, đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta (khi đỗ trạng nguyên vừa tròn 12 tuổi). Dù tuổi còn nhưng lại vô cùng hiểu học. Gia đình khó khăn, cha mất sớm, ông phải sống với mẹ tại một ngôi chùa.
Nguyễn Hiền là một cậu bé có tư chất thông minh, không ham chơi mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi học hỏi. Cậu bé ngày ấy thường lân la ở các lớp học trong làng, để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là “thần đồng’’.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Ngắn Gọn – Mẫu 4
Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh ham học nhưng nhà nghèo không được đi học. Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghe qua các lớp học gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày phải đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài.
Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Ấn Tượng – Mẫu 5
Tạ Thị Tâm, sinh năm 2001, dân tộc Lô Lô ở bản Tường Chung, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là một trong những sinh viên DTTS rất ít người sẽ được tuyên dương trong “Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019” nhờ những cố gắng nỗ lực của mình trong việc học tập. Hiện, em đang là sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm Mầm non, Đại học Tây Bắc.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố em bị tai biến phải nằm một chỗ, chỉ có mẹ em là lao động chính trong nhà. Năm nay mẹ em đã 58 tuổi, chỉ làm nghề nông, lại thường xuyên ốm đau nên thu nhập hằng tháng không được là bao. Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bố mẹ, ngay từ nhỏ, Tạ Thị Tâm đã có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập. Trong suốt 12 năm học, em đều đạt học sinh khá giỏi của trường.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Tâm cho biết: Trên lớp em luôn chăm chú nghe cô giáo giảng bài rồi về nhà đọc lại để nhớ hơn. Ngoài việc chăm chỉ học bài trên lớp, trước khi học bài mới, em đã tìm hiểu các tài liệu để nắm được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của từng sự kiện.
Đặc biệt ngay từ những ngày mới nhập học vào ngành Sư phạm Mầm non, Đại học Tây Bắc, Tâm đã thể hiện rõ ý chí nghị lực vươn lên khi em luôn có ý thức tự học tập, rèn luyện. Em đã tự đi làm thêm, phụ giúp cho mẹ để lo tiền học hành cho bản thân.
Đừng bỏ qua thông tin 🔥 Kiên Trì Là Gì 🔥 chi tiết nhất
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Ngắn Nhất – Mẫu 6
Thomas Edison, nhà sáng chế tài ba của nhân loại. Trước khi chế tạo thành công chiếc bóng đèn đầu tiên cho nhân loại, chẳng phải ông cũng đã thất bại đến mười nghìn lần. Nếu không nhờ sự cần cù, không chấp nhận thất bại, Edison đã không đem lại ánh sáng cho nhân loại như bây giờ.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Chọn Lọc – Mẫu 7
Trong sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835 -1909). Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài.
Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.
Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cậu chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng.
Bằng lòng hiếu học, cậu đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ nên trong một buổi học dưới ánh trăng, cậu đã nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Cụ Thể – Mẫu 8
Chị Trần Thị Kim Xuân là tấm gương phụ nữ điển hình phát triển kinh tế gia đình của thôn A2 (xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình). Chị được biết đến là người phụ nữ chịu thương, chịu khó, năng động vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay, khối óc của mình.
Chị đã biết vận dụng thế mạnh của đất đồi để trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Từ năm 2008, chị đã học hỏi kinh nghiệm trồng cam và đầu tư trồng 600 gốc cam Vinh. Sau ba năm cần cù, chịu khó, chị đã thu được vốn từ vườn cam. Đến nay, gia đình chị đã trồng có 1.000 gốc cam của gia đình đồng loạt cho thu hoạch. Cùng với đó, gia đình chị còn cải tạo đất đồi, kết hợp trồng cây nhãn, chanh đào và đu đủ với ngô, sắn để làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Cùng với trồng cây ăn quả, chị còn đầu tư trang trại nuôi lợn, gà. Hiện nay, trang trại của gia đình chị có 4 con lợn nái, 25 lợn thịt, 15 lợn con và đàn gà với khoảng 300 con, cho thu nhập bình quân khoảng 450.000.000đ/năm. Tận dụng chất thải từ chăn nuôi, gia đình chị đã đầu tư xây hầm bioga, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và lại là nguồn khí đốt an toàn.
Không chỉ chăm chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị đã hỗ trợ chị em trong thôn về giống, kĩ thuật chăn nuôi. Chị là điển hình của phụ nữ huyện Lạc Thủy trong phong trào xóa đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu và tích cực tham gia xây dựng phong trào phát triển nông thôn mới.
Ví Dụ Về Chăm Chỉ Nổi Bật – Mẫu 9
Tao Văn Phùm, sinh năm 2001 tại bản Nà Tăm 1, xã Nậm Tăm (Sìn Hồ, Lai Châu) là một trong những người con ưu tú của dân tộc Lự. Là anh cả trong gia đình có 3 anh em, bố mẹ quanh năm gắn bó với ruộng đồng. Thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, lại thương các em nên từ ngày đi học, Phùm đã là một cậu học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. Trong thời gian học phổ thông, năm nào Phùm cũng đạt thành tích khá giỏi.
Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng ngọn lửa khao khát về tri thức của Phùm chưa bao giờ hết cháy. Em đã tích cực học hỏi, tìm tòi và yêu thích những tri thức mới, đặc biệt là về khoa học công nghệ.
Phùm cho biết từ nhỏ, vì thường xuyên theo bố mẹ ra đồng, em đã yêu thích ngắm nhìn những chiếc máy cày, máy bừa. Từ đó đã nhen nhóm trong em tình yêu với máy móc. Chính vì thế, em đã quyết định thi vào Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Được biết, mặc dù mới là sinh viên năm nhất, nhưng Phùm vẫn luôn ý thức được sự quan trọng của việc cần cù, chịu khó. Ngoài thời gian trên giảng đường, em thường xuyên đến thư viện đọc thêm sách báo, tài liệu. Cùng với đó, Phùm còn tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường như văn hóa, văn nghệ và hiến máu nhân đạo…
Nói về những dự định trong tương lai của mình, Phùm chia sẻ: “Trong thời gian tới, em sẽ tích cực học tập, rèn luyện để không phụ lòng bố mẹ, thầy cô. Ngoài ra, việc tích lũy kiến thức cũng giúp em hoàn thiện ước mơ của mình là trở thành một kỹ sư ô tô”.
Dẫn Chứng Về Chăm Chỉ Chi Tiết – Mẫu 10
Một minh chứng đáng tự hào chính là sự cần cù, chăm chỉ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh bại hai kẻ thù lớn của dân tộc. Thắng lợi ấy đến từ sự kiên trì và cần cù chịu khó suốt hơn một trăm năm không lúc nào ngừng nghỉ.
Còn nhớ những ngày người dân miền Bắc hừng hực khí thế thực hiện phong trào tăng gia sản xuất phục vụ miền Nam kháng chiến. Biết bao gian khó khổ cực nếm mật nằm gai nhưng cha ông ta vẫn anh dũng vượt qua, đánh bại mọi kẻ thù.
Đón đọc thêm 🌼 Dẫn Chứng Về Lòng Kiên Trì 🌼 cụ thể