Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái [Bài Cúng, Mâm Lễ Cúng Đầy Đủ Nhất]

Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái ❤️️ Bài Cúng, Mâm Lễ Cúng ✅ Cách Chuẩn Bị Và Thực Hiện Nghi Thức Cúng Thôi Nôi Đúng Chuẩn Cho Con Gái Của Bạn.

Cúng Thôi Nôi Là Gì

Thôi nôi là chính là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Những bữa tiệc thôi nôi được tổ chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng mang lại sự an lành cho bé. Để tìm hiểu rõ hơn Cúng Thôi Nôi Là Gì? Ý nghĩa tổ chức tiệc thôi nôi cho trẻ nhỏ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Thôi nôi là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt, “thôi nôi” tức là khi em bé đủ 12 tháng sẽ không nằm nôi nữa và lễ này cũng nhằm cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé. Phong tục cúng bái, làm lễ thay đổi tùy theo tập quán của mỗi vùng. Đây là một phong tục tốt đẹp của người Việt không những để cảm ơn các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật đã che trở cho đứa bé và đồng thời cũng cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa bé.

Khác với một bữa tiệc sinh nhật thông thường, đơn giản chỉ với hoa quả, bánh kem, lễ thôi nôi cho bé theo truyền thống Việt Nam thường sẽ bao gồm mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông. Dĩ nhiên, không thể thiếu mâm đồ chơi cho bé bốc, một thủ tục khá thú vị để ba mẹ “tiên đoán” tương lai sau này của con.

Ý Nghĩa Việc Cúng Thôi Nôi

Ý Nghĩa Việc Cúng Thôi Nôi là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, không những để cảm ơn các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật đã che trở, bảo vệ cho đứa bé. Đồng thời, cũng cầu xin sự an lành, bình yên cho đứa bé.

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ thôi nôi cho trẻ nhỏ như sau:

  • Là bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé yêu tròn 1 tuổi
  • Nhằm cảm ơn các bà mụ và các đức ông đã nặn ra bé và bảo vệ bé khỏe mạnh suốt những ngày qua để có các nền tảng lớn không và phát triển về sau.
  • Lễ này còn có một ý nghĩa là để cho cha mẹ và những người thân cầu mong những điều tốt đẹp cho bé.
  • Từ thôi nôi chính là từ thể hiện ý nghĩa sâu sắc. Trước đây trẻ sinh ra được nằm trong nôi ngủ khi lớn sẽ được chuyển lên giường. Theo nghĩa bóng để muốn nói rằng trẻ đã bắt đầu lớn không và phát triển toàn diện như một các thể độc lập.
  • Tiệc thôi nôi còn thể hiện được niềm vui và những kỳ vọng của ba mẹ dành cho trẻ nhỏ.
  • Là dịp xum vầy gắn kết cầu chúc những điều may mắn trong cuộc sống.

Ngoài Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, giới thiệu với bạn 🌨 Cúng Đầy Tháng Bé Gái Miền Nam 🌨 Bài Cúng, Lễ Vật Chuẩn

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Ngày Nào

Thôi nôi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong những năm đầu đời của trẻ. Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu được Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Ngày Nào để có thể tổ chức được một buổi thôi nôi cho bé thật thành công và tràn đầy ý nghĩa.

Theo truyền thống của dân gian thì cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái thường theo ngày âm. Ông bà ta thường có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”, vì vậy nếu là bé gái thì các ba mẹ cứ lùi 2 ngày để tổ chức nghi lễ thôi nôi cho bé, Ví dụ bé gái sinh ngày 13/6 Âm Lịch thì cúng thôi thôi cho bé vào ngày 11/6 Âm Lịch.

Nếu bé gái sinh vào năm nhuận thì cách tính ngày thôi nôi sẽ lùi lại một tháng, và tính bằng ngày âm. Ví dụ bé sinh vào ngày 15/1/2020 thì ngày cúng Thôi nôi cho bé gái sẽ là 13/12/2020.

Nhưng cũng không phải ai cũng theo phong tục của ông bà ta xưa hay dùng để tính ngày thôi nôi. Ngày nay, cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé gái hay bé trai đơn giản hơn nhiều, đó là cúng đúng và ngày sinh của bé (tính theo lịch âm) là làm lễ cúng thôi nôi. Giả dụ: Bé sinh ngày 28/2 âm lịch năm nay thì đúng vào ngày 28/2 năm sau là gia đình tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé luôn.

Tuy nhiên với cuộc sống hiện đại thời nay, các ông bố bà mẹ thường chọn ngày cúng cho bé vào ngày dương. Bởi nó vừa thuận tiện, dễ nhớ, phù hợp với cho công việc của các thành việc trong gia đình.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Đồ Cúng Thôi Nôi 🌟

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Lùi Mấy Ngày

Cúng thôi nôi cho bé là dịp mà người lớn cùng đến và dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho bé trên chặng đường phía trước. Thôi nôi đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên trong đời của bé. Vậy theo đúng nghi thức thì Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Lùi Mấy Ngày?

Với các bậc phụ huynh lần đầu tổ chức lễ cúng cho bé, chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm tổ chức. Khác hẳn với các ngày sinh nhật bình thường sẽ được tổ chức đúng vào ngày chào đời. Thì lễ cúng thôi nôi sẽ có những điểm khác biệt.

Theo phong tục từ xưa để lại là cách tính ngày cúng thôi nôi bé gái cũng theo âm lịch và thụt lùi lại 2 ngày so với ngày của bé. Nhắc đến mọi người cứ nhớ 1 câu: “Gái thì thụt 2, trai thì thụt 1”. Giả dụ bé sinh vào ngày 03/09 (theo âm lịch) năm nay thì lễ cúng thôi nôi của bé sẽ vào ngày 01/09 năm sau.

Tùy theo phong tục văn hóa của mỗi vùng miền sẽ có các cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé khác nhau. Ở các tỉnh miền Tây sẽ có quan niệm “Nam trồi, nữ sụt”. Ngày cúng thôi nôi của bé gái có thể trừ đi 2 ngày so với ngày sinh.

Mời bạn đọc nhiều hơn 🔥 Vàng Mã Cúng Ông Táo 🔥 Danh Sách Vàng Mã Đầy Đủ Nhất

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Vào Giờ Nào

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Vào Giờ Nào? Đối với quan niệm của người xưa việc cúng kính rất quan trọng, phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, xem giờ lành, giờ tốt để được hưởng đầy đủ phúc lộc của thần linh, trời đất.

Cúng thôi nôi cho bé trước 12 giờ trưa: Cúng thôi nôi thường được tổ chức vào buổi sáng từ 9 giờ đến 12 giờ trưa, đặc biệt là khoảng 9 giờ đến 10 giờ sáng. Sau khi làm lễ xong, các gia đình có thể quay quần bên nhau để ăn uống, họp mặt gia đình, gắn kết tình thân.

Cúng theo giờ, ngày sinh của bé: Cách tính giờ theo ngày sinh của bé chủ yếu dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính. Bạn có thể cúng thôi nôi vào giờ tam hợp với giờ sinh của bé nhà bạn. Cụ thể như sau:

  • Trong tam hợp được chia ra thành:
    Tam hợp Hỏa cục: Dần, Ngọ, Tuất (cùng âm)
    Tam hợp Mộc cục: Hợi, Mão, Mùi (cùng dương)
    Tam hợp Thủy cục: Thân, Tý, Thìn (cùng âm)
    Tam hợp Kim cục: Tỵ, Dậu, Sửu (cùng dương)
  • Giờ được tính theo 12 con giáp được chia như sau:
    Giờ Tý (23 giờ – 1 giờ).
    Giờ Sửu (1 giờ – 3 giờ).
    Giờ Dần (3 giờ – 5 giờ).
    Giờ Mẹo (5 giờ – 7 giờ).
    Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ).
    Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ).
    Giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ).
    Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ).
    Giờ Thân (15 giờ – 17 giờ).
    Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ).
    Giờ Tuất (19 giờ – 21 giờ).
    Giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ).

Hoặc nếu muốn chính xác và kỹ lưỡng hơn bạn có thể đến chùa hoặc tìm một cư sĩ có đạo đức để xin ngày giờ đẹp. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo giờ tốt theo ngày được ghi cụ thể trên các tờ lịch, thông thường sẽ cung cấp đầy đủ 6 giờ hoàng đạo tốt mỗi ngày. Bạn chỉ cần căn cứ vào đó mà lựa chọn giờ cho phù hợp.

Tuy nhiên, hiện nay ai cũng phải lo toan cho cuộc sống, có khi cả gia đình không thể rãnh cùng một giờ được. Thế nên giờ cúng thôi nôi của bé có thể được gia đình sắp xếp lúc thuận tiện để mọi người trong gia đình đều có thể tham gia.

Cùng với Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, SCR.VN tặng bạn 💧 Đũa Hoa Cúng Mụ 💧 Hình Ảnh, Cách Làm Đũa Cúng Đầy Tháng

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Gà Trống Hay Gà Mái

Lễ cúng đầy tháng cho bé đặc biệt quan trọng. Việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái không thể thiếu lễ gà luộc. Tuy nhiên chính xác thì Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Gà Trống Hay Gà Mái?

Khi tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé gái thì người ta sẽ cúng một con gà hoặc cúng một con vịt. Việc cúng thôi nôi cúng gà hay vịt trong thôi nôi của bé gái còn tùy thuộc rất nhiều vào văn hóa của vùng miền. Thông thường thì các tỉnh miền Bắc miền Trung và các tỉnh miền Đông Nam Bộ sẽ cúng gà trống tiệc thôi nôi của bé gái. Nhiều nơi còn lựa chọn gà mái để cúng thôi nôi cho bé gái.

Cúng vịt trong mâm cúng thôi nôi của bé gái là văn hóa vùng miền của các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tùy theo tỉnh có thể cúng một con hoặc cúng một cặp vịt trong mâm cúng thôi nôi.

Nếu như theo phong tục địa phương sử dụng gà trên mâm cúng thì cũng tuỳ theo tập quá nơi địa phương đó là dùng gà trống hay gà mái. Đa phần theo quan niệm dân gian thì gà trống là con vật biểu tượng cho thần mặt trời – vị thần quan trọng nhất, gà trống gáy báo hiệu mặt trời lên, đồng thời màu đỏ đặc trưng của gà mang lại cảm giác tràn đầy sức sống. Tuy nhiên ơi một số địa phương có phong tục gà cúng trong lễ thôi nôi của bé trai là gà trống và gà cúng trong lễ thôi nôi của bé gái là gà mái.

Bên cạnh Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, mời bạn đón đọc 🌜 Vàng Mã Cúng Giao Thừa 🌜 Đầy Đủ Nhất.

Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái

Cúng thôi nôi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt nhằm gửi gắm hy vọng một tương lai đứa trẻ của mình khỏe mạnh và hạnh phúc. Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái cũng cần được chuẩn bị theo đúng phong tục để không bị thiếu sót với thần linh.

Trong ngày sinh nhật 1 tuổi của bé thì phần mâm cúng gồm có các mâm cúng cho gia tiên, cúng mụ bà, nếu gia đình có thờ thần tài có thể cúng thần tài trong ngày này luôn cũng được.

Mâm cúng gia tiên: Tùy theo gia đình có bàn thờ cúng gia tiên hay không, có thể cúng gia tiên đơn giản với bình bông, đĩa trái cây là được.

Mâm cúng mụ bà: Quan trọng nhất cho đám cúng thôi nôi bé trai chính là mâm cúng mụ bà. Mâm này sẽ cúng Bà chúa thai sanh và Thập nhị tiên nương. Vì có 12 bà mụ và bà mụ chúa nên các phần lễ cúng đều được chia thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn. Theo phong tục mỗi vùng miền mà lễ vật trong mâm cúng có thể thay đổi không hoàn toàn giống nhau.

Mâm cúng Thần Tài: Nếu cúng Thần Tài bạn chỉ cần chuẩn bị thêm 1 bình hoa tươi và một đĩa trái cây là được.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lễ Vật Cúng Động Thổ 🌹 Bài Cúng Chuẩn

Lễ Vật Cúng Thôi Nôi Bé Gái

Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình, các ông bố bà mẹ có thể chuẩn bị những mâm lễ vật cúng khác nhau. Thế nhưng với những món Lễ Vật Cúng Thôi Nôi Bé Gái cần thiết thì không thể bỏ sót. Vậy mâm cúng thôi nôi cơ bản cho bé gái cần những gì?

Mâm cúng cho bàn thờ gia tiên:

Lễ vật mà chúng ta chuẩn bị cho mâm cúng bàn thờ gia tiên cũng đơn giản chỉ cần một đĩa trái cây và một bình hoa. Ngoài ra chúng ta cũng có thể chuẩn bị thêm một chén chè và một đĩa xôi để đi kèm.

Mâm cúng Ông Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo: Lễ vật cần chuẩn bị như sau:

1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc.
1 chén chè đậu xanh.
1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc.
1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm (hoặc cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng).
3 ly nước, hoa, hương để thắp.

Mâm cúng cúng 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông: Các món cúng thôi nôi theo truyền thống cho bé chi tiết như sau:

  • 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận. Lưu ý đặt gà lên đĩa với thế đàng hoàng, đầu ngẩng cao.
  • Trầu têm cánh phượng.
  • Heo quay, bánh hỏi.
  • 1 đĩa trái cây.
  • 1 bình hoa.
  • 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
  • 12 chén chè (con gái chọn chè xôi nước, con trai chọn chè đậu trắng) kèm 1 tô chè lớn.
  • 12 chén cháo kèm 1 tô cháo lớn.
  • 12 chung nước hoặc rượu trắng.
  • 12 cây nến và hương để thắp.
  • Bộ giấy tiền cúng thôi nôi; chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Mụ Bà thích dùng đũa này.

Cùng với Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng

Cách Bày Mâm Cúng Thôi Nôi

Mâm đồ bốc trong thôi nôi là một phần rất được chú ý trong lễ thôi nôi. Đây là một phong tục, nghi lễ truyền thống rất được coi trọng. Cách Bày Mâm Cúng Thôi Nôi sẽ được chuẩn bị kỹ càng, mang lên sau khi cúng bái xong. Các vật cúng thôi nôi cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng. Mỗi món đồ sẽ mang ý nghĩa riêng, thể hiện cầu mong của cha mẹ với đứa trẻ.

Các món đồ trong mâm bốc thôi nôi dù chỉ mang tính chất tham khảo, nhưng các gia đình vẫn rất hào hứng với nghi thức bốc thôi nôi. Những đồ vật này sẽ mang đến sự vui vẻ, vỡ òa cho gia đình. Các đồ vật trong mâm bốc thôi nôi thường sẽ bao gồm các đồ vật thân thuộc. Dùng chung cho cả bé trai, bé gái là bút, đồ chơi bác sĩ, viết, cục đất, cục xôi, sách, tiền,.. Đồ bốc dành cho bé gái có thể bổ sung gương, lược, đồ chơi thời trang,..

Mỗi một món đồ sẽ biểu thị một nghề nghiệp khác nhau trong tương lai. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện cuộc sống của các bé trong tương lai. Bé có thể bốc 1,2 hoặc bốc đồng thời 2,3 món. Tùy vào sở thích của bé, nên bạn cũng không cần bắt buộc bé chọn gì.

Trong mâm bốc thôi nôi, cục xôi, cục đất, cục vàng, tiền là những vật luôn có. Thôi nôi bốc cục xôi, cục đất, cục vàng, bốc tiền có ý nghĩa gì là điều mà mọi người thắc mắc. Đây là những món đồ có ý nghĩa riêng biệt, nó liên quan đến tài sản.

  • Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt. Cục xôi xuất hiện trong mâm bốc thôi nôi cầu mong cho bé có cuộc sống đủ ăn, đủ mặc trong tương lai. Theo ông bà xưa, cục xôi ngụ ý tương lai làm nghề liên quan ăn uống, có thể là kinh doanh quán ăn. Bé sẽ có cuộc sống “dư ăn” không lo khó khăn, cực khổ.
  • Bốc cục đất chính là dự đoán tương lai bé có tài sản đất đai. Ngoài ra, đây còn là thể hiện bé có thể làm nghề liên quan bất động sản, kinh doanh nhà đất,.. Cuộc sống của bé sẽ sung túc, đầy tiền tài.
  • Bốc cục vàng, bốc tiền mang theo ý nghĩa rất đặc biệt. Các bé bốc tiền, vàng được ông bà rất ủng hộ. Vì điều này thể hiện sự giàu có của bé trong tương lai. Hoặc bé có thể làm việc liên quan đến tiền tài sản như thủ quỹ, ngân hàng, tiệm vàng,..

Mỗi một món đồ bốc thôi nôi đều mang ý nghĩa riêng. Tuy nó không quyết định đến tương lai các bé. Nhưng cũng khiến gia đình thêm niềm tin và sự vui vẻ.

Bên cạnh Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼

Cách Bày Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái

Cách Bày Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái như thế nào chắc hẳn là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Qua những thông tin dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu và chia sẻ những kiến thức về ngày cúng mụ đầy năm cho bé gái bạn nhé.

Các lễ vật này được sắp đặt theo truyền thống trên bàn. Gà luộc sẽ được đặt chính giữa nếu là bàn tròn, đặt ở đầu bàn nếu là bàn chữ nhật. Khi bày biện xong, đến giờ tốt thì người nhà thực hiện nghi lễ cúng. Sau khi nghi lễ chính kết thúc thì mâm bốc thôi nôi sẽ được bày ra.

Sau khi lễ cúng mụ xong là thực hiện nghi thức “chọn nghề cho tương lai” của trẻ. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trên bộ ván, trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền, kéo, đất…và sau đó, đặt đứa trẻ ngồi trước các vật dụng để trẻ tự chọn lựa. Dĩ nhiên là đứa trẻ sẽ bò đến và nhặt lấy những thứ mà nó thích.

Trong dân gian tin tưởng là vật nào được trẻ chọn trước (cầm trước) đó chính là sự chọn lựa nghề nghiệp tương lai của trẻ. Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, dòng họ nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và hôn trẻ với tình yêu thương chân tình.

Không chỉ có Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀

Nghi Thức Cúng Thôi Nôi

Nghi Thức Cúng Thôi Nôi được nhiều rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu. Cách Thức Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái được tiến hành như thế nào theo đúng phong tục, mời các bạn cùng tìm hiểu dưới đây.

Thông thường trong lễ thôi nôi sẽ có hai nghi lễ. Đầu tiên là lễ cúng thôi nôi và nghi thức bốc đồ vật. Đối với nghi thức cúng thôi nôi, gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ đầy đủ để cúng. Mâm bốc thôi nôi phải được chuẩn bị trước, chỉ cần đến giờ là có thể đem ra. Trình tự thực hiện nghi thức cúng thôi nôi như sau:

  • Đầu tiên gia đình cần phải cúng trên bàn thờ tổ tiên trong nhà như bàn thờ ông bà, ông địa, tất cả các lễ vật được bày cúng phải được chuẩn bị một cách chu đáo, đầy đủ, có sự cân đối trên bàn trước khi cúng.
  • Sau đó tiến hành đốt nhang, đèn và châm rượu, trà để bắt đầu cúng mụ và đức ông, đọc bài văn tế, trong lúc cúng nên ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của bé.
  • Gia đình bế bé lại chỗ cúng mụ và đức ông cho bé thực hiện chắp tay vái 3 cái.
  • Cho bé bốc 3 món bất kì trong mâm, những món đồ vật cho trẻ bốc thể hiện cho nghề nghiệp tương lai của trẻ sau này, sau đó trả lễ, lúc này người thân trong gia đình có thể đến lì xì và gửi lời chúc mừng đến bé.
  • Cuối cùng khi nhang tàn thì tiến hành đốt giấy tiền vàng bạc, rượu nước và trà rưới xung quanh tàn tro vừa đốt.

Nghi thức khai hoa:

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cúng Đầy Tháng Bé Trai Miền Nam 🍀 Bài Cúng, Lễ Vật Chuẩn

Hướng Dẫn Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Đơn Giản

Mời bạn đọc cùng theo dõi Hướng Dẫn Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Đơn Giản được chia sẻ dưới đây với nhiều thông tin hữu ích.

  • Bước 1: Gia đình tụ tập để thống nhất và chọn ngày cúng thôi nôi cho bé gái. Ngày này thường được tính toán kỹ lưỡng dựa trên lịch âm lịch và các yếu tố tâm linh.
  • Bước 2: Mẹ sẽ thực hiện việc chọn lựa lễ vật cần mua cho bé gái. Đây bao gồm các vật phẩm linh thiêng và ý nghĩa cần thiết cho lễ cúng.
  • Bước 3: Ba sẽ chịu trách nhiệm chọn hướng đặt bàn cúng thôi nôi. Hướng đặt bàn thường được xác định theo các quy tắc tâm linh và truyền thống gia đình.
  • Bước 4: Gia đình sẽ thảo luận và chọn người đại diện để đốt nhang và tiến hành cúng thôi nôi. Người này thường là người già trong gia đình, có uy tín và lòng tin tâm linh.
  • Bước 5: Người đại diện sẽ đốt nhang và đọc bài khấn cầu mong những điều tốt đẹp cho bé gái. Bài khấn thường chứa đựng những lời chúc phúc, sức khỏe và may mắn cho bé trong giai đoạn phát triển mới.

Bên cạnh Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Lễ Vật Cúng Thần Tài ☀️

Cách Vái Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái

Đứa con sinh ra là tài sản vô giá của bậc làm cha làm mẹ, chúng ta đã vất vả chờ đợi 9 tháng 10 ngày để có thể thấy mặt con và trải qua 12 tháng nhìn thấy con khôn lớn từng ngày, hãy chuẩn bị thật tốt Cách Vái Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái để cầu mong mọi điều tốt đẹp và may mắn sẽ đến với con.

Đồ lễ cúng thôi nôi cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bài trên và bàn dưới cách nhau 10 phân. Trong quá trình thực hiện nghi thức cúng thôi nôi thì bạn nên để ý đến việc chọn hoa cúng, cách vái lạy hay văn khấn.

Một lưu ý bạn cần nhớ khi chọn hoa cúng là bạn nên chọn những loại hoa có màu sắc rực rỡ, vui tươi thay vì những hoa quá trang nghiêm. Ngoài ra, mỗi loài hoa cũng có ý nghĩa khác nhau nên bạn nên tìm hiểu kỹ về chúng như là một cách để gửi gắm ước mong của cha mẹ vào bé con nhà mình.

Khi cắm hoa vào bình thì bạn cũng không được cắt cành quá thấp, đồng thời thì bình sử dụng để cắm hoa cũng nên là bình cao. Cành hoa được sử dụng để cúng thì không nghiêng ngả, không dập nát, vẫn còn tươi và hoa không nên nở quá to.

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, việc bạn cần làm là chuẩn bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, thắp hương cúng, tiến hành thắp ba nén hương khấn nguyện và đọc lời văn khấn cúng thôi nôi cho bé để cầu mong thần linh và tiên tổ phù hộ cho đứa trẻ được phát triển khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi và gặp nhiều điều may mắn.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋

Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Bắc

Tùy theo văn hóa phong tục tập quán của mỗi vùng miền Bắc – Trung – Nam sẽ có các vật lễ và nghi thức cúng thôi nôi cho bé khác nhau. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng quá lo lắng hãy cùng tìm hiểu ngay Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Bắc dưới đây nhé.

Theo nghi lễ cúng thôi nôi miền Bắc truyền thống cho bé gái, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh, Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Theo phong tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện.

Trên mâm cúng sẽ bày biện các lễ vật như:

  • 12 chén chè trôi nước, chè đậu trắng.
  • 12 đĩa xôi đậu.
  • 1 đĩa trái cây (5 loại quả khác nhau tùy chọn).
  • 1 bình hoa.
  • 1 tô cháo lớn và 3 chén cháo nhỏ.
  • 12 ly nước, rượu trắng nhỏ.
  • 12 miếng trầu têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau.
  • 1 bộ đồ hình nam (nữ).
  • 12 đôi hài xanh, nén vàng màu xanh, váy áo quay, 1 đôi đũa hoa.
  • 2 cây đèn cầy + 3 cây nhang.

Bên cạnh đó, tùy vào phong tục cúng của mỗi nhà có thể xếp thêm các vật cúng lễ như heo quay, hải sản, trứng, bánh kẹo…

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Mâm Cúng Rước Ông Bà 🔥 bạn nhé!

Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Trung

Lễ cúng thôi nôi là một nghi thức mang nét văn hóa đẹp của người dân tộc Việt Nam chúng ta, nó được truyền lại từ bao thế hệ nay. Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Trung cũng tương đồng so với phong tục phổ biến hiện nay.

Mỗi vùng miền có phong tục và các nghi lễ khác nhau, nhưng đa phần lễ vật cúng thôi nôi đều giống nhau và ở miền Trung cũng vậy. Lễ cúng thôi nôi gồm các mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, ông táo, thần tài thổ địa… Nhà có nhiều bàn thời thì phải cúng đầy đủ. Trong mâm cúng thôi nôi gồm có các lễ vật sau đây:

  • Một đĩa trái cây (ngũ quả)
  • 1 con gà luộc (gà trống)
  • 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn (chè trôi nước đối với bé gái và chè đậu trắng đối với bé trai)
  • 12 dĩa xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn
  • 12 chén cháo trắng nhỏ và 1 chén cháo trắng lớn
  • 1 bình hoa cát tường tươi
  • 2 cây đèn cầy cúng sao
  • 3 cây nhang
  • 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau
  • 1 bộ đồ hình nữ thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé
  • Bộ lễ cúng thôi nôi gồm 12 đôi hài xanh, váy áo xanh, trầu cánh phượng…

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, việc bạn cần làm là chuẩn bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù hộ cho gia đình ấm no hạnh phúc.

Ngoài Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn

Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Nam

Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Nam và 2 miền còn lại có những nét tương đồng nhưng cũng có chút khác biệt theo phong tục.

Cách cúng thôi nôi miền Nam nghiêng về các mẹ đỡ đầu, với mong muốn con mình nhiều sức khỏe và may mắn. Trong đám thôi nôi, ngoài lễ vật chè-xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông còn có heo quay cúng đất đai thiên địa, thổ công và thổ chủ. Mâm cúng được bày ngoài sân, đầu hướng ra ngoài đi kèm với heo quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn và rượu, trà, hoa quả trên lưng lợn quay gắn một con dao bén.

Đồ cúng thôi nôi cho bé gái phổ biến ở miền Nam như sau:

  • 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt luộc bẻ cánh tiên + Cháo + Gỏi
  • 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn (thường xôi gấc 3 tầng, màu đỏ của gấc mang lại may mắn)
  • 12 chén chè + 1 tô chè lớn (bé gái cúng chè trôi nước)
  • Bộ tam sên (Cua hoặc tôm luộc, thịt heo 3 rọi luộc, trứng vịt luộc)
  • Mâm trái cây ngũ quả (gồm 5 loại trái cây)
  • Bình hoa tươi thật đẹp
  • Trầu tem cánh phượng
  • Cau tươi
  • 1 bộ đồ hình thế (ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu được may mắn cho bé)
  • Vàng mã, nhang thơm, đèn cầy, trà, rượu, gạo, muối, lư cắm nhang, ly sành đựng rượu trà

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới

Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Sinh Đôi

Gia đình bạn may mắn sinh được 2 bé nhưng chưa biết chuẩn bị mâm lễ cúng như thế nào cho đầy đủ? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các cha mẹ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Sinh Đôi thật đầy đủ và thịnh soạn.

Việc chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng có sự khác biệt so với 1 bé. Điểm khác biệt rõ nhất là yêu cầu về số lượng của từng lễ vật. Ví dụ như đối với 1 bé thì cần sắm 12 chén chè, 12 đĩa xôi còn đối với 2 bé sinh đôi thì cần chuẩn bị 24 chén chè, 24 đĩa xôi,…

Sau khi chuẩn bị xong tất cả lễ vật thì ta bày trí thành 2 bàn hoặc chung 1 bàn lớn, cách bày trí sao cho hài hòa, ngăn nắp, không bị rối, nhìn trật tự và đẹp mắt. Số lượng và thành phần các vật phẩm trên bàn cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi gồm thành phần và số lượng như sau:

  • 2 con gà luộc ( có thể là vịt luộc).
  • 2 bộ tam sên gồm: 1 con tôm, 1 trứng vịt luộc, 1 miếng thịt heo luộc.
  • 24 miếng trầu, cau tươi.
  • 2 bộ giấy và 2 bộ đồ thế ghi tên, tuổi 2 bé, tiền vàng mã.
  • 24 đôi hài bằng giấy vàng mã.
  • 24 đĩa xôi ( xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi vò, xôi đỗ xanh,…)
  • 24 chén chè ( nếu là bé gái thì cúng chè trôi nước, bé trai thì cúng chè đậu trắng).
  • 2 đĩa xôi lớn.
  • 2 tô chè lớn.
  • 2 đĩa trái cây gồm 5 loại quả (thanh long, xoài, cam, táo, lê,…)
  • 2 bình hoa tươi (thường là hoa cát tường , lay ơn ,…)
  • Rượu , trà , nước lọc
  • 2 hủ muối , 2 hủ gạo , nhang ,đèn cầy , đũa hoa,…
  • 2 lư nhang

Không chỉ có Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, đọc nhiều hơn 🌻 Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu 🌻 Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn

Cách Khấn Vái Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái

Trong quá trình làm lễ cúng thôi nôi thì không thể thiếu Cách Khấn Vái Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái. Dưới đây là một bài văn khấn cúng thôi nôi phổ biến nhất, bố mẹ có thể in ra để đọc trong lúc làm lễ.

Bài văn khấn cúng thôi nôi đầy đủ cho bé:

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay là ngày…..tháng….. năm……

Vợ chồng con là ………………….. sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..
Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nay nhân ngày đầy năm (đầy cữ, đầy tháng) chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Tiếp sau Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Bài Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Cho Bé Gái

Lễ cúng thôi nôi cho bé là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Dân gian vẫn gọi đây là “ngày bé có tuổi”. Trong lễ cúng quan trọng này ngoài mâm cúng đầy đủ thì Bài Cúng Thôi Nôi Đơn Giản Cho Bé Gái là điều không thể thiếu.

Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái đơn giản:

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa!
Con kính lạy Đệ Nhị thiên đế đại tiên chúa!
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa!
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương!
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương!
Con kính lạy các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch!
Con kính lạy ông bà tổ tiên nội ngoại!

Hôm nay ngày …………. tháng ………. năm ….…. (âm lịch).
Tức ngày: ……… tháng ……… năm …….. (dương lịch).

Vợ chồng con tên: ……………..
Sống tại (Xóm)thôn:……(Xã)phường:…………(huyện)Quận:…………..(tỉnh)tp :…..

Sinh bé tên: ………….vào ngày ….. tháng ………năm ………

Hôm nay nhân ngày thôi nôi, chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa lễ vật và đồ cúng dâng bày lên trước án để cảm tạ các Ngài.

Nhờ ơn các Ngài mà sinh ra cháu………………. được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin các Ngài chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cháu ăn ngon ngủ yên, chóng lớn, vô bệnh vô tật, phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được bình an, thịnh vượng.

Chúng con thành kính cảm tạ các Ngài!

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Viết một bình luận