Văn Khấn Rằm Tháng 7: Bài Cúng Cô Hồn Tháng 7, Lễ Vật

Văn Khấn Rằm Tháng 7 ❤️️ Bài Cúng Cô Hồn Tháng 7, Lễ Vật ✅ Rằm Tháng Bảy Hằng Năm Là Một Dịp Lễ Lớn Theo Quan Niệm Tâm Linh Của Người Việt.

Mâm Cúng Rằm Tháng 7

Làm sao để có thể chuẩn bị được Mâm Cúng Rằm Tháng 7 đầy đủ và chỉn chu nhất? Cùng tham khảo một vài gợi ý sau đây để giúp gia chủ có thể tổ chức lễ cúng cô hồn vào Rằm Tháng 7 thành tâm và không bị thiếu sót.

Rằm tháng 7 là một trong hai ngày Rằm lớn trong năm của người Việt với ý nghĩa xá tội vong nhân và báo hiếu công ơn sinh thành. Ngày Rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng và cúng Rằm thông thường cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày đó. Tuy nhiên, cúng Rằm tháng 7 không nhất thiết phải đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch miễn là trước ngày 15/7.

Trong dịp Rằm tháng Bảy, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm cỗ để cúng và mời linh hồn người thân đã khuất về để dùng cơm. Đồng thời đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa. Mâm cổ cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.

Cúng bàn Phật

Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thờ ở mỗi nhà. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật. Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.

Cúng trong nhà

Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.

Mâm cúng mặn thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Cúng ngoài trời

Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa.

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Lễ Vật Cúng Cô Hồn Tháng 7

Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7 Âm lịch, chúng ta lại nhắc nhiều tới lễ cúng cô hồn. Vậy cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào? Lễ Vật Cúng Cô Hồn Tháng 7 cần chuẩn bị những gì? Bạn hãy tham khảo ngay dưới đây để có được lời giải đáp nhé.

Theo dân gian, người ta thường cúng Rằm tháng 7 trong các ngày từ 2-14/7 âm lịch. Không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần ngày cúng có thời gian và khi cúng phải thành tâm là được. Việc cúng như vậy là do quan niệm từ ngày 2-14/7 âm lịch, Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thọ hưởng những đồ vật mà người dân cúng tế.

Việc cúng cô hồn nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15 tháng 7. Tuy nhiên, có một lưu ý là tháng 7 âm lịch còn có lễ Vu Lan báo hiếu, vì vậy trước khi tiến hành lễ cúng cô hồn thì các gia đình phải làm lễ cúng Phật, cúng thần linh, gia tiên trước

Bên cạnh mâm cơm cúng tổ tiên, thì mâm cúng chúng sinh cũng rất quan trọng. Theo quan điểm nhiều người, nếu cúng không đúng thì có thể phản tác dụng và dễ gặp xui xẻo hơn. Gia chủ nên chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn bằng những lễ vật sau:

  • Ngũ quả: mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dừa,… Ngũ quả tính đúng khi dựa vào số loại quả chứ không tính số lượng.
  • 1 đĩa muối, gạo.
  • 12 chén nhỏ cháo trắng nấu lỏng.
  • 3 hoặc 5 bát cơm vắt.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
  • Mía (để nguyên vỏ hoặc chặt từng khúc nhỏ có độ tầm 15cm).
  • Bánh, kẹo.
  • Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá, và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ).
  • 3 ly nước nhỏ.
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc.
  • 3 cây nhang.
  • 2 ngọn nến nhỏ.
  • Hoa đĩa tươi, trầu cau.

Gửi tặng bạn 💕 Bài Cúng Phật Tại Nhà 💕 Cách Cúng, Lễ Vật

Cách Cúng Rằm Tháng 7

Đối với người Việt, rằm tháng 7 là một trong những dịp rất đặc biệt. Tìm hiểu ngay Cách Cúng Rằm Tháng 7 sao cho đúng với những thông tin hữu ích dành cho các gia chủ dưới đây.

Về cách bày biện mâm cỗ cúng rằm tháng 7, không có quy định cụ thể về mâm cỗ cúng, bởi mỗi mâm cỗ sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu.

Để buổi cúng lễ được diễn ra đúng chuẩn với cách cúng rằm tháng 7 nhất từ trước tới nay thì lễ cúng Phật và Gia tiên cần được thực hiện trong nhà, lễ cúng Phật (Lễ Vu Lan báo hiếu) cũng có thể tổ chức tại chùa, miếu, … Còn lễ cúng cô hồn cần được tổ chức ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể tổ chức tại chùa tùy tâm.

Sau khi cúng chúng sinh sẽ có tục tung muối và gạo để trừ tà, đuổi vong hồn, gạo và muối sau lễ cúng sẽ được tung ra ngoài nhà tức là nên đứng ở trong nhà và tung ra ngoài đường chứ tuyệt đối không nên tung ngược lại (việc tung ngược lại được quan niện là rước các vong hồn lang thang vào nhà, việc làm như vậy bị cấm kỵ, không tốt cho chủ nhà).

Thêm nữa, nếu gia đình nào thờ Phật thì cần lưu ý đến vị trí các mâm cúng cho phải phép: vị trí cao nhất là mâm cúng Phật, vị trí thấp hơn là mâm cúng thần linh, vị trí thấp hơn nữa là mâm cúng Tổ tiên và mâm cúng ở vị trí thấp nhất là mâm cúng những người trong nhà đã qua đời nhưng chưa được “cải mộ”.

Để tránh bỏ sót những người bạn muốn cúng tế hay không bị nhầm lẫn khi mời linh hồn về mâm cúng gia tiên, hãy ghi rõ tên những người cần cúng tế lên giấy, đồng thời đọc văn khấn thần linh thổ địa trước rồi mới đọc to rõ ràng tên của các hương hồn trên giấy.

Bài Cúng Cô Hồn Tháng 7

Khi thực hiện nghi thức cúng cô hồn dịp Rằm tháng 7, gia chủ không chỉ cần sắm đồ lễ tươm tất mà còn phải chuẩn bị Bài Cúng Cô Hồn Tháng 7 sao cho phù hợp, chuẩn xác với phong tục và tập quán tâm linh.

Đồ cúng cô hồn luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn… Đặc biệt, món cháo loãng không thể thiếu trong trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh, nhưng khi xong nghi lễ không biết mời đi, nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ. Vì vậy, sau khi nghi lễ cúng xong, các gia đình nhất định phải làm những việc như sau:

  • Vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã.
  • Tục giật cô hồn: tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được các cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.

Theo quan niệm dân gian, bài cúng chính là phương tiện, là cách để con người giao tiếp, kết nối với thế giới tâm linh. Một bài cúng cô hồn chuẩn là rất quan trọng vì nó giúp gia chủ bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ, dâng hương trước các vị vô hình linh thiêng… Một bài văn khấn thường sẽ trình bày chi tiết về ngày, tháng, năm, nơi ở, mục đích của buổi cúng lễ, tên những người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Chuẩn Nhất

Người Việt rất coi trọng các nghi lễ cúng bái với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Lễ cúng cô hồn cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn được tiến hành một cách cẩn thận và trang nghiêm. Trong đó, không thể thiếu một Văn Khấn Rằm Tháng 7 Chuẩn Nhất.

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả
Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…

Tín chủ con là:…. Ngụ tại số nhà…, phố…, phường…, quận…, thành phố (tỉnh)…

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Mời bạn khám phá thêm 💕 Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 💕 Cách Cúng, Văn Khấn

Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà

Cúng rằm tháng 7 là một truyền thống lâu đời của người Việt. Tuy nhiên, Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà sao cho đúng thì ít người biết.

Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà
Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà

Gửi tặng bạn 💕 Mâm Ngũ Quả Đẹp 💕 Top 5 Loại Trái Cây Cúng Tốt Nhất

Bài Khấn Rằm Tháng 7 Trong Nhà

Rằm tháng 7 là một ngày lễ tiết quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Bạn có thể tham khảo Bài Khấn Rằm Tháng 7 Trong Nhà cúng Gia tiên dưới đây. Một Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Trong Nhà theo đúng nghi thức sẽ giúp gia chủ thể hiện sự thành tâm của mình với các đấng linh thiêng.

Văn tế khấn tổ tiên trong nhà ngày Rằm tháng 7

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Kính lạy đức Bản gia Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Kính lạy chư vị Tổ tiên
Kính lạy chư vị Hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm …. (Âm lịch)

Tín chủ con là…. cùng toàn gia quyến.

Nhân tiết Trung nguyên động lòng nhớ tới công đức rộng lớn của Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, dạy dỗ chúng con nên người.

Quả là đức cù lao khôn báo, công trời biển khó đền.

Trước linh toạ cúi xin lượng trên thương xót. Linh thiêng giáng lâm chứng giám tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật cùng với kim ngân minh y. Phù hộ độ trì cho con con, cháu cháu được đắc tài, đắc lộc, mọi việc hanh thông, sở cầu như ý, gia đạo hưng long.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất trên đất này, nhân lễ Vu Lan cùng về hâm hưởng.

Kính mong chư vị chấp lễ chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Đồng lai giám cách.

Kính cẩn dâng lời.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cách Đặt Gà Cúng Đúng 🍀 Gà Cúng Quay Đầu Vào Hay Ra

Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Ngoài Trời

Cúng cô hồn, cúng chúng sinh là sự chia sẻ đau khổ cho các cô hồn chúng sanh thiện phước, không siêu thoát. Dưới đây là Bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Ngoài Trời. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài văn khấn chúng sinh Rằm tháng Bảy ngoài trời

Kính lễ mười phương Tam bảo chứng minh.

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..
Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình ,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh:

Cô hồn xuất tại côn lôn.
Ở tam kì nghiệp,cô hồn vô số.
Những là mãn giả hằng hà.
Đàn ông,đàn bà,già trẻ lớn nhỏ.
Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi.
Sống đã chịu một đời phiền não.
Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.
Thương thay cũng phận người ta.
Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu.
Đàn cúng thí vâng lời phật dạy.
Của có chi,bát nước nén nhang.
Cũng là manh áo thoi vàng.
Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại.
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều.
Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh.
Phật hữu tình từ bi tế độ.
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng.
Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa,phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng (3 lần).

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Giới thiệu với bạn 🌨 Bài Cúng Rằm Hàng Tháng 🌨 Văn Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Thần Tài

Rằm tháng 7, các doanh nghiệp, công ty vẫn hay sắm sửa đồ lễ để cúng ban thần tài. Tuy nhiên, Văn Khấn Rằm Tháng 7 Thần Tài như thế nào cho đúng thì không hẳn chủ doanh nghiệp nào cũng biết.

Văn khấn thần tài Rằm tháng bảy

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy năm……………..

Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Chia sẻ cùng bạn 🍀 Mâm Cúng Cô Hồn 🍀 Thực Đơn, Cách Bày Đúng

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Chùa

Cũng giống như những ngày rằm hàng tháng, người đi chùa vào Rằm tháng 7 cũng cần chuẩn bị một bài văn khấn chi tiết, chuẩn xác. Người đi chùa sẽ khấn lần lượt từ ban thờ Đức Ông cho đến Tam Bảo, sau đó là các ban cảu Bái Đường. Dưới đây là gợi ý về Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Chùa , mời bạn đọc cùng tham khảo.

Văn khấn Đức Ông tại chùa vào Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.

Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.

Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn Đức Thánh Hiền tại chùa vào Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.

Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn ở ban Tam Bảo tại chùa vào Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là………………………………………………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ………………………. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Giới thiệu với bạn 🌨 Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên 🌨 Cách Trình Bày Đúng

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà Thờ Họ

Mỗi khi nhà thờ họ có giỗ chạp hay các dịp lễ Tết hoặc đơn giản như ngày rằm, trong đó quan trọng nhất là rằm tháng 7 tại từ đường thường được tổ chức các lễ cúng khá long trọng và đúng lễ nghĩa. Do vậy, khi cúng tế nhà thờ họ, Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Nhà Thờ Họ được chuẩn bị khá chu đáo và bài bản ngay từ đầu.

Văn khấn rằm tháng 7 âm lịch tại nhà thờ họ

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.
Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.
Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …
Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ…

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:
Đang cư ngụ tại địa chỉ:
Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ ….… : Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Mâm Cơm Cúng Ngày Tết 🌟 Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cơ Quan

Cúng lễ Rằm tháng 7 không chỉ là một lễ cúng quan trọng tại tư gia mà ngay cả các cơ quan cũng tiến hành làm lễ cúng Rằm tháng 7 rất trang trọng mong gặp nhiều may mắn tài lộc. Sau đây là bài Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cơ Quan, xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

Văn khấn cúng Rằm tháng 7 tại cơ quan

Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và Chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ……………

Tín chủ chúng con tên là: ……………………………….Là giám đốc công ty (hoặc chức danh khác)………………………..có địa chỉ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật

SCR.VN tặng bạn 💧 Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên 💧 Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Công Ty

Với mong muốn công việc làm ăn buôn bán được thuận buồm xuôi gió, lộc tài tăng tiến, hàng năm các chủ kinh doanh thường chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 7 tại cửa hàng, công ty. Tuy nhiên, Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Công Ty thế nào cho đúng vẫn là trăn trở của rất nhiều người.

VĂN KHẤN RẰM THÁNG 7 TẠI CÔNG TY

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho công ty chúng con.

Đệ tử con tên là… ở tại… chức danh:… thuộc (tên công ty, cửa hàng)… cùng các thành viên (thành phần tham dự buổi lễ)… đại diện cho công ty (cửa hàng)…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhân tiết tháng Bảy – Xá tội vong nhân, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, công ty (cửa hàng) chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng cúng chư Phật, chư Bồ Tát Thánh Hiền chứng minh, dâng lên hiến cúng cho chư Thiên, chư Thần chứng giám và xin hiến cúng cho các vong linh.

Đệ tử con chân thật tu học dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ và chư Tăng chùa Ba Vàng (tu ở chùa nào thì đọc tên chùa đó), với sự chân thật nương tựa Tam Bảo, con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con xin thỉnh mời các vong linh có duyên tại các phần đất thuộc sở hữu của công ty (cơ quan, cửa hàng,…) chúng con.

Các vong linh oan gia trái chủ, đang cản trở công việc của công ty (cơ quan, cửa hàng,…) chúng con, mà do kiếp xưa chúng con đã vô tình hoặc cố tình hại họ; vong linh quỷ Thần liên quan tới các công việc hiện tại và sự phát triển của công ty (cơ quan, cửa hàng,…) chúng con, nguyện mong các vong linh từ nơi tâm chân thật của chúng con, mà được nương năng lực của Tam Bảo, mà vân tập về tại nơi đây, dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của công ty (cơ quan, cửa hàng,…) chúng con. Chúng con nhất tâm mời thỉnh.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cửa Hàng

Theo quan niệm, rằm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục. Các linh hồn, vong nhân có thể trở lại dương gian để được xá tội, nhận hương hoa, lễ lạt trước khi về âm phủ. Không chỉ có gia đình, Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cửa Hàng cũng thực hiện chu đáo, đúng nghi lễ cầu mong may mắn, tài lộc, thịnh vượng.

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cửa Hàng
Văn Khấn Rằm Tháng 7 Tại Cửa Hàng

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Viết một bình luận