Cách Đặt Gà Cúng Đúng [Gà Cúng Quay Đầu Vào Hay Ra]

Cách Đặt Gà Cúng Đúng ❤️️ Gà Cúng Quay Đầu Vào Hay Ra ✅ Hướng Dẫn Đặt Gà Sao Cho Chuẩn Trên Bài Thờ, Mâm Cúng Giỗ, Cúng Đầu Năm, Tất Niên…

Cách Đặt Gà Cúng

Trong văn hóa người Việt, gà là một trong những vật nuôi thân thuộc với cuộc sống. Đây cũng là con vật trở thành món ăn dâng cúng tổ tiên thần linh mỗi dịp lễ, Tết. Mặc dù đã quá quen thuộc nhưng nhiều người, nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng như thế nào cho đúng.

Gà cúng là con vật linh thiêng dùng để hiến tế các quan, gia tiên, người đã khuất. Việc bày gà cúng hướng ra ngoài hay vào trong là tùy vào tâm của chúng ta. Nhưng theo lý thuyết, bạn có thể áp dụng theo các sau đây.

  • Khi thắp hương mùng 1, ngày rằm, lễ tết,…gia chủ nên để nguyên con gà như vậy sẽ thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt. Còn gà mái có thể chặt miếng nhưng không đẹp bằng.
  • Sau khi thắp hương gà xong, bạn nên để gà nguội mới nên chặt sẽ giúp thịt săn chắc, không bị nát và méo mó. Chặt gà theo đúng quy trình không to và cũng không nhỏ quá. Đảm bảo đĩa gà bày lên mâm đẹp mắt và muốn ăn.
  • Lưu ý không nên thắp hương gà rán hoặc quay. Vì hình thức này không đẹp mắt và làm mất đi sự nghiêm cẩn, phong tụng thắp hương gà luộc truyền thống nhiều năm nay.
  • Gà luộc thắp hương cho mâm cơm tất niên khác với gà đêm giao thừa. Gà cúng giao thừa cần chọn con gà trống non, gà trống thiên con khỏe khoắn, nhanh nhạy.
  • Gà luộc cho mâm cơm tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Hướng đặt gà cúng chuẩn xác còn phụ thuộc vào mâm cỗ cúng gì. Để biết được chính xác hơn, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết từng trường hợp cụ thể.

Cùng với Cách Đặt Gà Cúng Đúng, gửi tặng bạn 💕 Bài Cúng Phật Tại Nhà 💕 Cách Cúng, Lễ Vật

Hướng Đặt Gà Cúng

Hướng Đặt Gà Cúng như thế nào, gà cúng nên hướng quay đầu ra ngoài hay quay vào trong? Có rất nhiều ý kiến trái chiều về cách bày gà trên mâm cơm thắp hương thổ công, gia tiên vào dịp lễ tết, mùng 1, rằm,…

Với văn hoá của người Việt, con gà vừa là loại vật nuôi gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Gà cũng là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Việc đặt gà thế nào trong mâm lễ cúng ngày Tết được nhiều người quan niệm rằng đặt gà quay đầu ra để đón những ông quan Hành khiển mới đến nhà . Còn khi cùng gia tiên thì đặt gà quay đầu vào trong bát hương theo tư thế hả miệng, chân quỳ, cảnh duỗi tự nhiên để “chầu” gia tiên. Nhưng cũng có người lại chặt gà ra thành miếng bày đĩa trên mâm cỗ cúng.

Tuy nhiên thực chất việc đặt gà quay ra hay quay vào không có gì quan trọng. Việc quan niệm gà quay vào để tỏ lòng thành kính với tổ tiên là mê tín dị đoan. Từ xa xưa, trong văn hoá thờ cúng thần linh, người ta chỉ cần đặt một miếng thịt trong mâm cỗ cúng là đủ. Khi cuộc sống con người có điều kiện hơn, người ta mới cùng cả con gà.

Còn tuỳ theo thói quen của mỗi người, đặt gà quay ra hay quay vào đều được. Chúng ta nên tôn trọng cách mà họ thể hiện cái tâm với thần linh, ông bà tổ tiên.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cúng Đầy Tháng Bé Trai Miền Nam 🍀 Bài Cúng, Lễ Vật Chuẩn

Thắp Hương Gà Quay Đầu Vào Hay Ra

Gà là một lễ vật tượng trưng cho cuộc sống dân giã của người dân Việt. Một con loài cần cù và siêng năng, luôn thức sớm để báo thức cho mọi người. Thắp Hương Gà Quay Đầu Vào Hay Ra là câu hỏi được rất nhiều người băn khoăn.

Con gà trống trong dân gian được coi là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Đầu năm, một số dân tộc như Mông, Tày… thường đặt gà trống cúng trước bàn thờ, cắt tiết, thả ra xem lúc giãy chết đầu gà sẽ quay về hướng nào để đoán định công việc làm ăn trong năm ấy thất hay phát.

Nếu lúc giãy chết đầu gà quay về nơi thờ ma nhà hoặc buồng chủ nhà thì năm đó gia đình sẽ làm ăn phát đạt. Nếu đầu gà quay ra cửa thì năm đó làm ăn khó khăn, hao tiền tốn của. Họ sẽ bắt con gà khác cúng lại, nếu vẫn như thế thì phải mời thầy cúng về hóa giải…

Còn với người Kinh thì lựa chọn gà cúng đơn giản hơn. Tuy nhiên, gà cúng đêm giao thừa phải là gà trống hoa, trống mới le te gáy, không khuyết tật, màu lông đỏ hay vàng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng… và quan trọng là chưa đạp mái (có ý nghĩa khỏe mạnh, tinh khiết) thì lời thỉnh cầu mới linh nghiệm.

SCR.VN tặng bạn 💧 Đũa Hoa Cúng Mụ 💧 Hình Ảnh, Cách Làm Đũa Cúng Đầy Tháng

Cách Đặt Gà Cúng Trên Bàn Thờ

Mặt dù câu chuyện đặt gà cúng đã quá quen thuộc với các gia đình tuy nhiên Cách Đặt Gà Cúng Lên Bàn Thờ như thế nào mới là đúng phong tục, đúng cách để tránh thất lễ với tổ tiên thì không phải ai cũng biết. Dưới đây hướng dẫn cho bạn Cách Đặt Gà Cúng Trên Bàn Thờ chuẩn xác nhất.

Khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức, chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Đồ Cúng Thôi Nôi 🌟

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên

Cúng tất niên là là phong tục của Việt Nam để tưởng nhớ đến tổ tiên, trời đất, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua. Vậy Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên như thế nào là chính xác nhất.

Ngày xưa người ta lựa chọn gà trống là vật tế lễ cho các vị thần linh, bởi người dân hy vọng rằng tiếng gáy của gà trống có thể đánh thức mặt trời, mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng vì vậy mà bội thu. Đồng thời gà trống được đánh giá với vẻ ngoài đẹp, thông minh, khỏe mạnh.

Vậy gà cúng tất niên quay hướng nào? Đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Bởi nhiều người cho rằng phải quay đầu gà ra ngoài mới đẹp mắt. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì và cúng tất niên gà quay ra hay quay vô phụ thuộc vào mâm lễ nhà bạn ở trong nhà hay ngoài trời:

  • Cúng ngoài trời: Gà phải đặt đầu quay ra đường, đặt gà như vậy với ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Mong muốn năm mới gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhận được nhiều tài lộc.
  • Cúng trong nhà: Lúc này đầu gà lại phải quay vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế miệng mở, ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa, chân quỳ, cánh duỗi ra. Như vậy như thể hiện con gà đang chầu, thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đến các vị gia tiên. Việc để gà quay đầu vào trong không đẹp mắt về mặt thẩm mỹ nhưng thể hiện được lòng thành kính và mang ý nghĩa tâm linh.

Mời bạn đọc nhiều hơn 🔥 Vàng Mã Cúng Ông Táo 🔥 Danh Sách Vàng Mã Đầy Đủ Nhất

Cách Đặt Gà Cúng Giao Thừa

Cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Dưới đây chia sẻ cho bạn Cách Đặt Gà Cúng Giao Thừa chuẩn nhất!

Theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới. Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới. Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa ngày tết, bạn cần đặt gà cúng thắp hương lên 1 chiếc đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ.

Lễ cúng đêm giao thừa theo tín ngưỡng dân gian là lễ trừ tịch. Mục đích là để tiễn các ông quan Hành khiển, Hành binh cũ để đón các ông quan Hành Khiển , Hành binh mới. Theo quan niệm, cử hết một năm, vị Hành khiến cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Gà Cúng Giao Thừa Quay Đầu Ra Hay Vào

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết Gà Cúng Giao Thừa Quay Đầu Ra Hay Vào thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích cho mình dưới đây nhé!

Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Và mâm lễ cũng Giao thừa được sắp bày với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì công việc bàn giao diễn ra rất nhanh, các ông quan này chỉ có thể đi ngang qua nhà, ăn vội hoặc mang theo đi, cũng có khi chỉ cần nhìn thấy lòng thành của gia chủ là đủ.

Trong trường hợp này, bạn nên đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Ngoài Cách Đặt Gà Cúng Đúng, giới thiệu với bạn 🌨 Cúng Đầy Tháng Bé Gái Miền Nam 🌨 Bài Cúng, Lễ Vật Chuẩn

Cách Đặt Gà Cúng Ngoài Sân

Mâm cúng giao thừa ngoài trời được ví như một buổi tiệc để tiễn đưa các vị quan hành khiển và phán quan năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Để biết được Cách Đặt Gà Cúng Ngoài Sân như thế nào là đúng, mời bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích bên dưới.

Theo quan niệm dân gian, cần đặc biệt chú ý tới cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời và sắm đầy đủ lễ vật. Đặt mâm lễ theo hướng Bắc, hoặc hướng Đông tùy theo từng gia đình (hướng Bắc để cúng Thượng Đế, hướng Đông để cúng Thiên Tử là Vua).

Khi cúng giao thừa ngoài sân thì bạn hãy để gà nguyên con và chọn gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn cũng như đẹp mắt. Bạn hãy chọn gà trống khỏe mạnh, chân cao, mỏ vàng, chân vàng, mào đỏ và chưa đạp mái để làm mâm cỗ cúng.

Khi luộc gà bạn hãy khứa nhẹ phần chân gà sau đó nhẹ nhàng bẻ chân gà về phía sau và nhét vào bụng. Để dáng gà được đẹp thì trước khi luộc bạn hãy dùng lạt cố định chân, cánh và đặt gà nghiêng trong nồi, khi đun không đậy nắp, luộc gà với lửa nhỏ.

Còn thêm những nội dung chuẩn có trong bài viết ☘ Lễ Vật Cúng Khai Trương Đơn Giản

Cách Đặt Gà Cúng Đầu Năm

Cúng đầu năm mới là một nghi lễ quan trọng trong ngày Tết cổ truyền. Và Cách Đặt Gà Cúng Đầu Năm cũng rất quan trọng.

Đối với mâm cỗ cúng đầu năm, gia chủ nên cúng gà luộc nguyên con. Như vậy gia chủ mới bày tỏ hết lòng thành kính, nghiêng cẩn và đẹp mắt. Gia chủ có thể chọn gà trống hoặc gà mái tùy ý. Đặc biệt với ngày mùng 3 tết (ngày ra mắt đầu năm), gia chủ cần cúng cặp gà vừa trống vừa mái. Tuyệt đối không chặt nhỏ thịt gà cúng, điều này thiếu sự trang nghiêm và thành kính với gia tiên.

Chuẩn bị mâm lễ cúng đầu năm gồm các thứ cúng chay và cúng mặn như cúng Tất niên. Lễ mặn có thể là con gà luộc, thường là gà trống, hay chân giò luộc, hoặc có thể cúng một mâm cỗ, thêm quần áo giày mũ cho ngài Thiên quan đương niên hành khiển và các Thần linh, Thần Long mạch, mỗi vị 1 bộ.

Tất cả đặt trên bàn ngoài trời, hoặc trên bàn thờ trong nhà. Cúng vào giờ Tý giao thừa (23- 1h) nhưng tốt nhất là nên cúng trong khoảng 23- 24h. Ba ngày tết thắp hương nến liên tục (dùng hương vòng). Cứ mỗi sáng lại một lần thay nước và thắp 1 nén hương cho mỗi bát hương. Sau ngày mồng 3 tết thì hoá vàng. Đến đây là hết lễ đầu năm mới.

Bên cạnh Cách Đặt Gà Cúng, mời bạn đón đọc 🌜 Vàng Mã Cúng Giao Thừa 🌜 Đầy Đủ Nhất.

Cách Đặt Gà Cúng Ông Địa

Tuy là lễ vật khá quen thuộc của người Việt nhưng vẫn có nhiều người thực hiện sai Cách Đặt Gà Cúng Ông Địa. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa tâm linh phong thủy.

Cách bày gà cúng trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa cũng khá giống với cách bày gà cúng trên bàn thờ gia tiên. Sau khi luộc/ quay gà cúng, gia chủ đặt gà nguyên con lên đĩa to. (Nếu gà cúng đang buộc dây thì hãy nhớ tháo ra.)

Hãy bày gà nguyên con ngay ngắn chính giữa đĩa, sau đó cho tiết lòng đặt phía dưới bụng gà. Miệng gà thì hãy cho ngậm một bông hoa hồng đỏ, điều này tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng.

Lưu ý: Đầu gà cúng nên quay ra hướng cửa chính, hướng đón quan Hành. Trong phong thủy, hướng đặt gà cúng này có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu sáng vào ngôi nhà của gia chủ. Mang lại tài lộc và may mắn vào nhà.

Gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng

Cách Đặt Gà Cúng Giỗ

Cúng giỗ gia tiên thể hiện đạo hiếu, thể hiện tấm lòng thủy chung thương tiếc của người đang sống với người đã khuất. Tìm hiểu Cách Đặt Gà Cúng Giỗ chuẩn xác để thể hiện lòng thành của mình bạn nhé!

Gà cúng giỗ sẽ khác với gà ăn thường ngày của chúng ta. Bởi vậy, việc chọn gà để dâng lên gia tiên vào ngày này cần phải thể hiện được sự nghiêm cẩn, trang trọng. Không chỉ vào dịp giỗ mà ngay cả lễ, Tết, giao thừa, người ta đa phần chỉ chọn gà trống để tế chứ không ưu tiên gà mái.

Trước khi dâng lên gia tiên, bạn phải chuẩn bị một chiếc đĩa to (vừa với thân gà), đặt gà lên đĩa, nội tạng bên dưới bụng gà ngay ngắn. Nhiều gia đình đặt gà lên đĩa xôi tròn và bạn cũng có thể áp dụng cách làm này. Để tăng thêm sự thành kính, thẩm mỹ cho mâm cỗ, bạn có thể cho gà ngậm bông hoa hồng đỏ.

Trên thực tế thì cách đặt gà cúng giỗ theo hướng nào không quan trọng. Miễn sao bạn bày biện, sắp đặt gà một cách ngay ngắn, gọn gàng, thể hiện được lòng thành kính gia tiên là được. Điều quan trọng nhất vẫn là tâm mình hướng về nguồn cội, luôn tôn kính, nghiêm cẩn, ghi nhớ công ơn của ông bà tổ tiên thì ắt may mắn, tiền tài sẽ đến.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Vật Cúng Xe Mới Mua 🌹 Mâm Cúng, Bài Cúng Ô Tô, Xe Máy

Cách Đặt Gà Cúng Đất

Dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn biết Cách Đặt Gà Cúng Đất và thông tin cần thiết về lễ cúng Thổ Công.

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ trông giữ vùng đất ngự trong quan điểm của người châu Á nói chung. Khi làm bất cứ công việc nào có liên quan đến đất đai, người ta thường làm lễ cúng đất đai để công việc được tiến hành thuận lợi, hanh thông hơn rất nhiều.

Không chỉ vậy, quá trình xây dựng nhà cửa cũng trở nên thuận lợi và đảm bảo an toàn cho gia chủ. Để làm bất cứ lễ nào đó, bạn cần phải khấn xin Thổ Công, xin phép tổ tiên quy họp trong ngày lễ tết. Ở mỗi vùng miền khác nhau, lễ cúng Thổ Công sẽ không giống nhau.

Nhìn chung bạn có thể đặt gà cúng đất hướng nào cũng đều được. Không có bất cứ quy định bắt buộc nào yêu cầu bạn phải đặt gà theo hướng này, hướng kia. Với các lễ cúng đất, bạn nên đặt gà hướng vào hướng đất để mong muốn xây dựng thuận lợi, làm ăn phát tài.

Lễ cúng đất đai (Lễ cúng Thổ Công) là một nghi lễ quan trọng hàng năm theo quan điểm của người phương Đông. Các nước theo tín đồ đạo Phật đặc biệt rất để tâm đến vấn đề này. Ý nghĩa của lễ cúng này chính là báo cáo với các vị thần cai quản đất đai những công việc năm qua bạn đã làm được trong năm vừa qua.

Bên cạnh Cách Đặt Gà Cúng Đúng, có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼

Cách Đặt Gà Cúng Xe

Qua những thông tin về Cách Đặt Gà Cúng Xe và cách cúng xe mới như xe máy, xe ô tô mới mua về bên dưới. Hi vọng chủ phương tiện lẫn phương tiện (xe máy, xe ô tô) luôn bình an và gặp nhiều may mắn trên mọi nẻo đường.

Sau khi mua xe mới về nhà, gia chủ nên chuẩn bị mâm cơm cùng lễ vật để cúng xe. Nhằm cầu xe mới được bền bỉ với thời gian, ít hư vặt. Luôn cùng đồng hành với gia chủ trên mọi nẻo đường. Việc cúng xe này sẽ giúp chủ sở hữu và phương tiện được bình an và may mắn trên mọi nẻo đường. Cầu phương tiện được bền bỉ với thời gian, ít hư hỏng. Nhất là người điều khiển được bình an, tránh những tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra trên đường.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Lễ Vật Cúng Xe Hàng Tháng 🌠

Cách Đặt Gà Cúng Khai Trương

Ngày khai trương là một trong những ngày khá quan trọng, nó mở đầu cho cả một chặn đường dài về sau của bạn. Thế nên, trong ngày trọng đại này, người ta thường sẽ làm lễ cúng để hy vọng sẽ thành công trong tương lai. Dưới đây là Cách Đặt Gà Cúng Khai Trương chuẩn nhất giúp bạn cầu được tài lộc.

Mục đích của lễ cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm nhằm khai báo với các vị thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực. Vì vậy , bạn cũng khai trương thường được đặt ở ngoài sân, vị trí trước cửa chính của cửa hàng, công ty. Ngoài ra, nơi đặt mâm cúng cũng dựa vào hướng tốt đối với tuổi mệnh của người chủ để mang lại sự thuận lợi, may mắn nhất, gà cúng cũng thường được đặt quay ra ngoài về hướng đó.

Gà cúng khai trương không phải đơn thuần là con nào cũng được. Bạn cần phải chọn gà cúng đẹp để cầu mong nhiều điều tốt đẹp về sau sẽ đến. Gà chúng ta phải chọn có màu đỏ tươi, nhú lên đều nhau, phần da căng và ức đầy, có khối lượng khoảng từ 1.2 đến 1.4 kg là vừa. Bởi khi chọn một chú gà quá to sẽ rườm rà khó bày trí đẹp. Nếu chọn gà sống và mần tại nhà thì trước khi mần nên thả vào chuồng để cho gà hoạt động và sau khi giết thì sẽ không có hiện tượng máu tụ dưới chân.

Không chỉ có Cách Đặt Gà Cúng, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀

Viết một bình luận