Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông [22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Một Trong Những Địa Danh Lịch Sử Nổi Tiếng Tại Quảng Ninh.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông

Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông sẽ gợi ý cho các em có thể triển khai bài văn logic và đầy đủ ý nhất.

Mở bài

– Giới thiệu về di tích lịch sử đã tìm hiểu, lựa chọn để thuyết minh

– Đưa ra một vài nhận xét chung về di tích đó: là cụm di tích lịch sử – kiến trúc nổi tiếng.

Thân bài

– Vị trí, địa điểm di tích:

– Vai trò của khu di tích:

  • Lưu giữ, thể hiện truyền thống của dân tộc
  • Nơi đến tham quan của du khách trong và ngoài nước.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ khu di tích là nơi tôn nghiêm, là một nét đẹp văn hóa, kiến trúc của dân tộc.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ngắn – Bài 1

Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ngắn là chủ đề rất quen thuộc và thường gặp trong các đề kiểm tra.

Đền Cửa Ông Cẩm Phả nằm trên đồi khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Vị trí đền cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 40km. Đền Cửa Ông là 1 trong 3 ngôi đền nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi “gặp gỡ” của núi non, rừng già và biển cả, được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vị trí đắc địa.

Nơi đây thờ Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt – Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Trần Hưng Đạo). Ông là người có công lao to lớn trong việc trấn giữ vùng Đông Bắc của Tổ Quốc. Ngoài ra, nơi đây còn thờ đầy đủ các tướng sĩ nhà Trần và gia thất: Trần Quốc Tuấn, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu,…

Qua sử sách ghi chép lại, Đền Cửa Ông – Quảng Ninh được khởi dựng và tồn tại đã qua hơn 700 năm với nhiều cuộc đại trùng tu. Lúc khởi dựng, ngôi đền chỉ là một thảo am nhỏ, được làm từ tranh, tre, nứa… Vào khoảng năm 1907 – 1916, đền được trùng tu tại. Đến năm 1916, khu di tích xây dựng thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa.

Trong những năm sau, đền tiếp tục được tu bổ và tôn tạo. Vào năm 2014, quy hoạch tổng thể khu di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được phê duyệt với diện tích lên tới 18,125ha. Đến năm 2017, đền Trung được xây dựng và hoàn công vào năm 2017.

Theo giới thiệu Đền Cửa Ông, nơi đây ban đầu chỉ thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng. Sau khi xây dựng thêm các khu đền, chùa thì thờ tự thêm nhiều danh nhân. Cụ thể:

Đền Hạ: Gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu; Đền Trung: Thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần và Sơn thần, Thủy thần; Đền Thượng: Gồm đền Thượng, đền Quan Chánh, đền Quan Châu, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng; Đền Cặp Tiên: Thờ một vị tiểu thư – con gái Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh, các vị nhân thần, Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tiên Thiên Thánh Mẫu.

Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông – Bài 2

Làm Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông giúp các em rèn luyện thêm cho mình những kĩ năng viết hay nhất.

Đền Cửa Ông là một trong 3 ngôi đền, chùa nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Ninh, bao gồm Thiền viện trúc lâm Yên Tử, chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông. Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, trực thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Vị thần chính được thờ ở đền Cửa Ông là Đức Ông Đệ Tam cửa suốt hay là Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo, tước Hưng Nhượng Vương. Ông có tài chiến đấu, nhưng là người có cá tính riêng, đã làm cho cha phải bất bình, đày ông ra Cửa Suốt, tỉnh Quảng Ninh, làm vị trấn thủ giữ bến cảng. Ông đã giữ vững vùng đất này, yên định được dân tình, ngăn những mưu mô xâm lấn của giặc Nguyên. Người dân ở đây tôn kính ông, gọi ông là Đức Ông, và đền thờ cũng gọi là đền Đức Ông.

Ngoài thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông còn là nơi thờ đầy đủ gia thất của tướng Trần Quốc Tuấn, bao gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,…

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Cửa Ông – Bài 3

Cùng tham khảo bài văn hay Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Đền Cửa Ông được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.

Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long.

Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…

Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo.

Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây.

Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế.

Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên.

Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung…

Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.

Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…

Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.

Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Chi Tiết – Bài 4

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Chi Tiết giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay về di tích lịch sử này.

Quảng Ninh thu hút khách du lịch không chỉ bởi vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long mà còn bởi nơi đây có đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn), người có công giữ yên bờ cõi phía Đông Bắc tổ quốc cách đây hơn 600 năm.

Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc tổ quốc.

Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị lịch sử to lớn, mà còn có giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc. Toàn cảnh khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi không cao lắm, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…

Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí ngôi Đền đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.

Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh…

Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…

Hàng năm, khách thập phương đến viếng thăm thắng cảnh Đền Cửa Ông, dưới mái Đền cổ kính, tán cây cổ thụ tĩnh lặng, ai cũng kính cẩn trước các vị Nhân Thần nhà Trần, họ không những ngưỡng mộ nhân tài, khí phách của các vị anh hùng hào kiệt, mà còn nguyện làm việc tốt để xứng đáng với ông cha.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Quảng Ninh Sinh Động – Bài 5

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Quảng Ninh Sinh Động là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập thật tốt cho kì thi.

Đền Cửa Ông thuộc địa phân phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền tọa lạc trên một đỉnh núi nhìn ra Vịnh Bái Tử Long. Phong cảnh tại đây thì tuyệt đẹp.

Đền Cửa Ông cách vịnh Bái Tử Long 100m và được thiết kế như bao ngôi đền khác gồm: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Do ảnh hưởng của bom Mỹ nên đền Hạ và đền Trung bị hỏng. Đến nay đã được tu bổ rất nhiều lần song vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của ngôi đền. Hai bên đền được bao bọc bởi hai ngọn đồi nhỏ, hai bên đồi là hai ngọn Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ.

Đằng sau đền là dãy núi chạy qua Cẩm Phả và Mông Dương. Đằng trước đền Thương là tam quan, đằng sau là lăng Trần Quốc Tảng, bên phải là một ngôi chùa, bên trái là nơi cho du khách thập phương đến nghỉ ngơi và vào lễ tế.

Nơi đây thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Trần Hưng Đạo.

Sự hình thành: Vào lúc đất nước ta bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm, tướng lĩnh Trần Quốc Tảng là người đã có nhiều công lao trong việc dẹp lũ cướp nước này. Cùng với đó, ông và các binh sẽ nhà Trần đã đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông và lãnh hải Đông Bắc để không những bảo vệ biên giới mà còn đem lại bình yên cho người dân nơi đây.

Năm 1313, Trần Quốc Tảng mất. Sau đó, theo lời người dân truyền lại thì ông đã hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (ngày nay là Đền Cửa Ông), nên người dân đã tâu lên với vua Trần Anh Tông. Vua đã chấp thuận và chu cấp tiền bạc cho người dân lập nên Đền Cửa Ông ngày nay.

Khác với các ngôi đền khác thì trước khi thờ tướng lĩnh Trần Quốc Tảng thì đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế. Ngôi miếu này thờ Hoàng Cần. Hoàng Cần là một người dân có nhiều công đánh giặc nên được vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.

Đền Cửa Ông không những linh thiêng mà còn là ngôi đền duy nhất thờ toàn bộ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Nơi đây có đầy đủ 34 pho tượng quý, đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Khánh Dư, Trần Anh Tông, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung,…Các pho tượng trên đều có giá trị nghệ thuật rất cao, được các nghệ nhân tạc tượng trạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ngắn Hay – Bài 6

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ngắn Hay sẽ giúp các em có thêm nhiều tư liệu hay để hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất.

Du khách ở mọi miền đất nước khi đến TP. Cẩm Phả- Quảng Ninh, không ai không biết địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng, đó là: Đền Cửa Ông – một ngôi Đền đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Đền Cửa Ông nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, toạ lạc trên quả đồi không cao lắm, ngay bờ vịnh Bái Tử Long. Nơi đây tạo nên sự giao hoà giữa núi non, rừng, biển, một cảnh đẹp tuyệt vời của vùng Đông Bắc tổ quốc.

Đến nay, đã hơn 700 năm hiển thánh của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – một vị tướng tài ba nhà Trần có công lao to lớn trấn ải vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Hàng năm vào dịp đầu xuân Đền mở hội: Lễ xin mở hội tại Đền Thượng; Lễ Cầu siêu, Lễ xin ở cửa Đền và dâng hương rước Đức Ông; đại lễ tưởng niệm và cuối cùng là rước Đức Ông hồi cung an vị; cùng nhiều trò chơi dân gian…

Cửa Ông – một vùng lợi thế: Địa hình Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xa xưa, con đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc và ngược lại. Cửa Ông như là cái yết hầu nối miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giầu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh.

Các cuộc chinh phạt xâm lược của phương Bắc, hay các cuộc điều binh của các triều đại phong kiến Việt Nam ra miền biên giới Đông Bắc đều đi qua Cửa Ông. Xưa kia, các triều đại phong kiến đều đặt ở Cửa Ông – Cẩm Phả một đồn binh để chốt giữ nơi “yết hầu” này. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long không chỉ là một cảnh đẹp nổi tiếng, một vùng biển trù phú các giống loài hải sản mà còn tạo cho Cửa Ông một lợi thế về cảng biển.

Vùng vịnh phía Nam Cửa Ông nước sâu, lượng phù sa bồi hàng năm không đáng kể. Cách bờ từ 1 đến 2km là dãy đảo đá nhấp nhô tạo hình vòng cung chắn sóng gió, khiến cho vùng biển luôn luôn tĩnh lặng, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu. Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, từ xa xưa, nơi đây đã là một bến thuyền giao thương trên con đường thủy từ đồng bằng sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc.

Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt…Hiện tại, Ban quản lý khu di tích đền Cửa Ông đang cùng với các ngành liên quan đang hoàn hiện đề án quy hoạch khu di tích đền Cửa Ông (quy hoạch tổng thể từ đường giao thông, các phân khu như dịch vụ ăn uống, để xe, nghỉ ngơi cho khách, đúc chuông, dịch chuyển vị trí tượng…)

Ngôi đền này có tên trùng với địa phận ở đó tức phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Ngôi đền này thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Sau khi ông mất, nhân dân tôn kính và lập đền thờ ông tại chính nơi đây. Trước đó, chính nơi đây là một cái miếu thờ một vị tướng có công với triều đình: Hoàng Cần.

Ngày trước, đền Cửa Ông cũng có thiết kế như bao ngôi đền khác gồm có đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Sau đó không lâu, bom Mỹ dội làm hai ngôi đền Hạ và đền Trung bị hỏng chỉ còn duy nhất đền Thượng. Ngôi đền này nằm cách vĩnh Bái Tử Long nhìn từ trên xuống là 100m, nằm ở phía nam. Hai bên đền là hai ngọn đồi nhỏ bảo vệ và ôm lấy khu đền chính.

Hai bên đồi là hai ngọn Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, đúng theo kiến trúc cổ tự. Đằng sau đền là dãy nũi chạy dào qua Cẩm Phả, Mông Dương. Đằng trước đền Thượng là tam quan, bên trái là ngôi nhà dành cho khách thập phương đến nghỉ ngơi và vào lễ đền. Bên phải là một ngôi chùa, đằng sau là lăng Trần Quốc Tảng.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Đặc Sắc – Bài 7

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Đặc Sắc giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức lịch sử về địa danh này.

Đền Cửa Ông được mệnh danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất tại Quảng Ninh. Cứ vào dịp đầu năm, nhân dân lại nô nức hành hương đến đền Cửa Ông dâng lễ vật cúng bái cầu lộc, cầu tài, cầu bình an năm mới.

Đền Cửa Ông là nơi thờ Đệ Tam Ông Cửa Suốt Hưng Nhượng Trần Quốc Tảng – một vị tướng tài ba đời nhà Trần, người con thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngoài ra, đền Cửa Ông cũng là nơi thờ đầy đủ gia thất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn gồm Đức Thánh Trần, Thánh Mẫu (vợ ông), 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu,…

Vị trí đền Cửa Ông: Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 100m. Đây là vị trí cầu nối giữa miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh. Xưa kia, đền Cửa Ông còn thuộc vị trí án ngữ quan trọng mang tính chiến lược quân sự bởi các cuộc chinh phạt của quân phương Bắc vào Việt Nam đều phải đi qua Cửa Ông. Do đó, các triều đại phong kiến đều đặt đồn binh tại đây để trấn giữ cửa biển quan trọng này của tổ quốc.

Đền Cửa Ông được xây dựng với hướng nhìn ra Vịnh Bái Tử Long xanh ngát, rộng lớn. Vùng vịnh này không chỉ nổi tiếng là một kỳ quan đẹp mà còn là vùng trù phú với các giống hải sản tươi ngon, bổ dưỡng. Các chuyên gia đánh giá, đền có thể “Tọa Sơn Hướng Hải”, hội tụ nhiều lợi thế phong thủy cực tốt.

Đặc sắc kiến trúc đền Cửa Ông: Cuối năm 2017, khu di tích đền Cửa Ông đã được chính phủ xếp hạng là khu di tích quốc gia đặc biệt không chỉ bởi những giá trị lịch sử quý giá mà nó đang lưu giữ mà còn bởi những nét kiến trúc đậm chất Trần Triều vô cùng đặc sắc.

Đền được xây dựng bởi các loại vật liệu như đá đúc, bát tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung. Các công trình kiến trúc bên ngoài đền được trang trí theo các điển tích Long, Ly, Quy, Phụng. Các phần bên trong đền được được xây dựng bởi các loại gỗ quý như đinh, lim, trắc gụ với hoa văn độc đáo hơi hướng truyền thống, cổ xưa sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Lễ hội đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh: Lễ hội đền Cửa Ông là lễ hội nổi tiếng tại thành phố Cẩm Phả Quảng Ninh được tổ chức mỗi năm vào mùng 2 tháng 3 âm lịch nhằm ghi nhớ công ơn của Đệ Tam Đức Thánh Ông Cửa Suốt Cửa Đông.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Chọn Lọc – Bài 8

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Chọn Lọc từ SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra Vịnh Bái Tử Long, có cảnh quan tuyệt đẹp, thuộc phưòng Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long hơn 40km về phía đông bắc. Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay với 34 pho tượng lớn nhỏ được chạm trổ công phu tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật cao.

Đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích thắng cảnh. Đền Cửa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền chính lúc đầu thờ Hoàng Cần, người anh hùng đia phương, sau thờ Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Quốc Tuấn, có công trấn ải vùng Cửa Suốt.

Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay với 34 pho tượng lớn nhỏ được chạm trổ công phu tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật cao. Đó là các tượng của Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,… và một số câu đối, đồ thờ tự khác.

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn núi thấp nhìn thẳng ra biển, cảnh quan rất ngoạn mục có thể thu vào trong tầm mắt toàn bộ cảnh đẹp của vùng than Cẩm Phả và Vịnh Bái Tử Long. Từ lâu, đền Cửa ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân Quảng Ninh, mà nhân dân các tỉnh trong nước cũng tìm đến dâng hương, trẩy hội. Lễ hội đền Cửa Ông diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Điểm 10 – Bài 9

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Điểm 10 sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Đền Cửa Ông được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 gồm 3 khu vực chính: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đây là đền độc nhất thờ đầy đủ thất gia Trần Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến hiện tại với 34 pho tượng lớn nhỏ được trạm trổ công phu tận tường, có giá trị nghệ thuật cao thể hiện rõ nét những vị tướng đã có công xây dựng nước.

Đó là các tượng của Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,… và một số câu đối, đồ thờ cúng khác.

Đền ban đầu gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, một người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”, sau thờ Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Quốc Tuấn, có công trấn ải vùng Cửa Suốt.

Về thăm Đền Cửa Ông, du khách được nghe chuyện xưa: Vì mối hận riêng với vua Trần nên An Sinh Vương Trần Liễu từng trăng trối với Trần Quốc Tuấn là phải lấy được thiên hạ. Sau Trần Quốc Tuấn đem hỏi gia tướng và các con ý này, mọi người đều can ngăn. Riêng Trần Quốc Tảng lại bảo: “Tống Thái Tổ là một ông lão làm ruộng mà thừa cơ dấy vận có được thiên hạ”.

Trần Quốc Tuấn giận, rút gươm định chém, nhờ Quốc Nghiễn xin tha mới thôi…Trong sử sách có ý kiến cho Trần Quốc Tảng vì thế bị “đày” ra trấn ải vùng Cửa Suốt. Có người bàn là do Trần Hưng Đạo có “lòng thương muốn tránh tai họa cho con và gia quyến, sau lập công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông nên đã nhận được sự tin tưởng trở lại”.

Thế nhưng có nhà nghiên cứu cho rằng: Cửa Suốt là khu vực trọng yếu mà lại rất xa, nếu bất trung mà đuổi ra đây thì không xác tín, mà phải rất tin tưởng mới cử ra, lại phải tài, đại tài nữa! Trong hội thảo về thân thế – sự nghiệp Hưng Nhượng Đại Vương vừa qua, nhiều ý kiến đồng tình hướng này với lý do Trần Quốc Tảng từng được phong tước, thưởng rất trọng.

Sinh thời, khi định công dẹp giặc Nguyên, ông được phong làm Tiết độ sứ, chức quan võ rất to; con gái trưởng được lập làm phi cho thái tử, sau trở thành hoàng hậu của vua Trần Anh Tông. Sau khi mất, ông được truy tặng làm Thái úy (vương triều Trần chỉ có 5 người được phong chức này). Ông cũng từng được phong Đại tướng – tước vị cao nhất dành cho tôn thất nhà Trần, sau khi ông không quản “tuổi cao, sức yếu” cầm quân dẹp phản loạn.

Như vậy cho thấy ông có vị trí đặc biệt trong triều đình nhà Trần từ đời vua Trần Anh Tông trở về sau. Điều này cũng không phải không có lý khi chính sử kể: sau 3 lần chiến thắng quân Nguyên, năm 1330 khi lâm bệnh, Trần Quốc Tuấn mới hỏi gia nô thân tín và các con về việc giành lấy ngai vàng theo lời căn dặn xưa của cha. Thời điểm này, Trần Quốc Tuấn lâm chung nên không có chuyện Trần Quốc Tảng bị đày ra vùng biên viễn.

Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Hay Nhất – Bài 10

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Hay Nhất giúp các em có thể học hỏi cho mình cách diễn đạt câu văn hay và cách sử dụng từ ngữ sáng tạo.

Thuộc địa phận phường Cửa Ông, TP. Cẩm Phả, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (con trai thứ ba của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn) – người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100m nhìn xuống vịnh Bái Tử Long, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Nơi đây có sự hòa quyện giữa núi non, rừng, biển tạo nên cảnh quan hữu tình, hùng tráng nhưng cũng đầy trang nghiêm, tĩnh mịch.

Đền Cửa Ông được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, đất sét nung. Phần trong nhà đền sử dụng các loại gỗ đinh, lim, trắc, gụ. Kiến trúc đền được trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng cùng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Đền Cửa Ông gồm hai cụm kiến trúc là đền Hạ thờ Mẫu và đền Thượng thờ Trần Quốc Tảng cùng gia thất và cận thần. Hiện nay, đền còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ có niên đại khá sớm, được tạo tác bằng chất liệu quý, mang giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Từ ngày 3/2 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra Lễ hội đền Cửa Ông với nhiều nghi lễ trang trọng và hoạt động văn hóa đặc sắc. Lễ hội đền Cửa Ông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.

Cách đền Cửa Ông khoảng 2km là đền Cặp Tiên (còn gọi là đền Cô Bé Cửa Suốt) thuộc quần thể di tích đền Cửa Ông, tương truyền thờ vị tiểu thư là con gái Trần Quốc Tảng. Ngôi đền này có vị trí đắc địa, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, tạo nên một không gian yên tĩnh, thơ mộng, linh thiêng.

Đền có 3 gian đại bái nằm theo kiểu bậc thang trên vách núi, ẩn mình dưới những tán đại thụ có từ lâu đời. Đến đây, ngoài vãn cảnh, hành lễ tại đền chính, du khách còn có dịp tham quan giếng Tiên, nằm trong khuôn viên của đền. Đây là một giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển.

Điều đáng nói, khi thủy triều lên, dù giếng có bị ngập mặn nhưng ngay sau đó lại ngọt trở lại và quanh năm không bao giờ cạn nước. Tương truyền, nếu ai dùng nước giếng Tiên sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Chính vì thế, khi đến tham quan khu di tích này, du khách thường không bỏ qua cơ hội dừng chân ghé vào giếng Tiên lấy nước để rửa mặt và mang về để cầu may.

Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, khoảng từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, đền Cặp Tiên lại thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến tham quan, lễ bái.

Chia Sẻ Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ấn Tượng – Bài 11

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Ấn Tượng thể hiện qua từng câu văn, cách diễn đạt bài văn logic và sáng tạo.

Đền Thượng Lào Cai được xây trên đất thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, tỉnh Hưng Hóa nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai gần 500m.

Đền Thượng được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Là nơi thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non song đất nước. Một Danh nhân lịch sử vĩ đại, vị Thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam.

Tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh với độ cao 1200m so với mực nước biển. Đền Thượng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ hình chữ Công (I), tuân theo thuyết phong thủy vừa đường bệ mà lại rất trang nghiêm. Khu vực đền Thượng có cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống với nét văn hóa bản địa, tạo cho ngôi đền mang dáng vẻ uy nghi lộng lẫy.

Soi mình bên dòng sông Nậm Thi, nơi đây xưa có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phòng thủ chống quân xâm lược. Ngày nay, gần cửa ngõ giao thương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), vùng đất linh thiêng nơi địa đầu Tổ quốc này mỗi năm đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước thăm viếng, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc.

Ngay từ khi bước chân đến cổng đền, du khách đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa 300 năm tuổi đang vươn cành trổ tán, dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh). Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam, ghi công ơn bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa xum xuê cành lá.

Tại khu vực đền chính, bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trước Nghi môn, hai bên có hai câu đối: “Việt khí linh đài hoành không lập, Đông A hào khí vạn cổ tồn”, nghĩa là: “Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời, Nhà Trần hào khí còn muôn thủa”. Mặt sau Nghi môn nội có dòng chữ “Quốc thái dân an” với hai câu đối: “Thiên địa dịu y, thiên địa cựu; Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền” nghĩa là: “Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ; Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa”.

Đền Thượng được xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng… và các ban thờ phía Tả Vu – Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền… tất cả đều được sắp đặt theo trình tự.

Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích “Đức Thánh Trần”. Nơi đây trước kia là nơi nghỉ chân của các quan quân đi tuần, ngày nay, là rừng sinh thái với đủ các loại cây trồng bảo vệ môi trường, phục vụ du khách tham quan, nghỉ chân thưởng thức khí hậu trong lành.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Đạt Điểm Cao – Bài 12

Bài Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Đạt Điểm Cao được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học.

Không chỉ là một trong những ngôi đền đẹp nhất Việt Nam, Đền Cửa Ông ở phía Đông Bắc thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) còn là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất với những huyền thoại, truyền thuyết bí ẩn được người dân ở đây truyền miệng, thu hút hàng ngàn khách thập phương từ khắp nơi đổ về.

Theo truyền thuyết, có lần tại biển Cửa Suốt, tự nhiên trời mưa to gió lớn sấm sét nổi lên ầm ầm. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đang đi tuần trên biển, thấy có một phiến đá to nổi lên, liền ngang nhiên ngồi lên trên đá. Sóng nổi cuồn cuộn, mực nước dâng lên cao nhưng phiến đá vẫn nổi trên mặt nước, chở che ông đi, đè đầu những ngọn sóng.

Khi mưa gió yên, dân chúng không thấy ông đâu nữa, mà trên phiến đá chỉ có một cái mũ, liền rước về thờ, lập miếu và tâu lên triều đình. Đó là ngày 16 tháng 8 năm 1311, từ đó ngày này được xem là ngày hóa của ông.

Nhà vua phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần Ông và được xem là vị chủ thần ở ở Đền Cửa Ông. Trong đền có tượng ông và đôi câu đối, hàm ý nghĩa trân trọng và thông cảm với ông giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh lừng Đất Bắc. Để dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự gửi trời Nam. Được gia nhập vào điện thần Tứ phủ, vị thần Đệ Tam cửa Suốt cũng rất linh thiêng.

Đền Cửa Ông (Đền cửa Suốt) không chỉ thờ Trần Quốc Tảng, mà gần như đủ hệ thống Trần Triều không nơi nào có. Bởi lẽ trong đền vẫn còn đủ 30 pho tượng bày thành mười hàng ngang, đều là những người trong gia thất và là tướng tá dưới trướng Trần Hưng Đạo.

Những giá trị lịch sử to lớn: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông tọa lạc trên một quả đồi hướng ra bờ vịnh Bái Tử Long. Địa hình Cửa Ông là một dải thung lũng hẹp dọc theo quốc lộ 18 nơi giao thoa giữa núi non, rừng, biển một cảnh đẹp tuyệt vời của vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Đến với Đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần, tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay.

Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao, được chạm khắc công phu…

Ngôi đền với những giá trị văn hóa đặc sắC. Cùng với những giá trị lịch sử to lớn, Đền Cửa Ông còn mang giá trị về nghệ thuật, văn hoá dân tộc đặc sắc và trở thành điểm du lịch hấp dẫn được đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.

Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, sự chung tay của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân, Đền Cửa Ông đã được tôn tạo, mở rộng không gian ngôi đền với tổng số tiền lên đến hơn 800 tỷ đồng. Lễ hội đền Cửa Ông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đền Cửa Ông được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt.

Không chỉ vậy, Đền Cửa Ông còn được xây bằng các loại vật liệu như: Đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng. Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ… Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ… trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy…

Khu Đền được bố trí trên các ngọn đồi thoải, đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm. Trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển… Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí ngôi Đền đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ❤️️15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Lớp 8 Đơn Giản – Bài 13

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Lớp 8 Đơn Giản và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh chân thực và sinh động.

Nằm trong quần thể Khu di tích Đền Cửa Ông – Đền Cặp Tiên, Đền Cửa Ông (phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả) hằng năm đều thu hút rất đông người dân, du khách tới chiêm bái, tham quan. Đây là một trong những di tích tâm linh nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Với những giá trị về lịch sử, văn hoá và tâm linh, Đền đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt từ năm 2017.

Đền Cửa Ông toạ lạc trên một dãy núi cao gần 100m, nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, là một trong những di tích lịch sử văn hóa nhà Trần nổi tiếng, nơi thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, người có công trấn ải vùng Đông Bắc, đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Đền còn là nơi thờ khá đầy đủ gia thất Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các dũng tướng tài ba đời Trần, như: Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão,…

Đối với người dân Quảng Ninh cũng như nhiều du khách, đây là ngôi đền rất thiêng, có thể cầu may mắn, bình an, cầu tài, cầu lộc. Bởi vậy, không chỉ trong dịp lễ hội, ngày đầu xuân, ngày rằm, mùng 1, mà trong những khoảng thời gian khác, Đền thu hút rất đông người dân, du khách. Rất nhiều người ở các tỉnh, trong các chuyến hành hương, xuất hành đầu xuân đến Quảng Ninh nhất định phải đến Đền Cửa Ông để thắp hương, lễ bái.

Đền Cửa Ông không chỉ mang lại giá trị to lớn về mặt lịch sử, tâm linh, mà còn có nhiều giá trị đặc sắc về nghệ thuật, văn hoá dân tộc. Từ dưới chân núi lên trên, du khách sẽ tới lần lượt 3 khu vực thờ tự là: Đền Hạ, đền Trung và đền Thượng với nhiều công trình khác nhau.

Đặc biệt, hệ thống tượng thờ trong Đền là một kho tàng di sản vô giá, trong đó có 34 pho tượng có niên đại hàng trăm năm được chạm trổ công phu, có giá trị nghệ thuật cao. Du khách còn được tham quan tượng đài Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng cao 10m, nặng 40 tấn, nằm ở vị trí cao nhất trong quần thể Khu di tích.

Xen lẫn các công trình kiến trúc thờ là rất nhiều cây cổ thụ, cây tiểu cảnh, hoa được chăm sóc thường xuyên, tạo nên khung cảnh vừa trang nghiêm, thành kính, vừa có cảm giác thư thái, trong lành đối với du khách. Có lẽ vì vậy, mặc dù để tham quan, chiêm bái hết toàn cảnh Khu di tích rộng khoảng 180.000m2 mất tới nửa ngày, nhưng không tạo cảm giác mệt mỏi cho du khách.

Khuôn viên di dích Đền Cửa Ông là nơi tổ chức Lễ hội Đền Cửa Ông (được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016). Lễ hội được mở hằng năm vào chính hội mùng 3 và mùng 4/2 âm lịch, để hướng về cội nguồn với một vùng đất địa linh nhân kiệt, gắn với những nhân vật lịch sử đã hóa thần và trở thành tâm thức của người Việt.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Văn 8 – Bài 14

Cùng tham khảo bài văn hay Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Văn 8 giúp các em học tập tốt, cùng đón đọc ngay nhé!

Đền Cửa Ông là một trong những khu du lịch tâm linh nổi tiếng trong hệ thống đền chùa linh thiêng của vùng đất mỏ Quảng Ninh. Với địa thế và cảnh quan đẹp mắt, nơi đây không chỉ là điểm tham quan thu hút khách du lịch mà còn là địa điểm tâm linh để bạn tìm thấy những phút giây thư giãn trong lòng mình.

Là một ngôi đền tọa lạc trên một ngọn núi không quá cao với mặt trước hướng biển, đền Cửa Ông tọa lạc tại phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Biết đến đền Cửa Ông như một danh thắng tâm linh nổi tiếng của vùng đất Quảng Ninh, vậy bạn có biết nơi đây thờ ai hay chưa? Đền Cửa Ông được xây dựng để thờ cúng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng – người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo.

Vị tướng Trần Quốc Tảng vốn là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông của nước ta. Trong những năm tháng chiến đấu với giặc ngoài, ông cùng các binh sĩ nhà Trần đã đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc. Cuộc sống người dân khi ấy được bảo vệ trong sự an toàn và bình yên.

Ngôi đền Cửa Ông có sự tích khá đặc biệt, trước kia nơi đây có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần. Ông là một người dân địa phương đã có nhiều công trạng trong việc đánh phá giặc cướp vì thế được các triều vua phong cho danh hiệu “”Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”. Vào năm 1313 tướng Trần Quốc Tảng mất nhân dân truyền lại thấy ông hiển thánh nên biểu tâu lên vua Trần Anh Tông về việc lập miếu tế lễ và được chấp thuận. Từ đó tên gọi đền Cửa Ông tồn tại cho tới ngày nay.

Đền Cửa Ông không chỉ mang ý nghĩa lịch sử dân tộc mà còn mang những giá trị nghệ thuật và truyền thống sâu sắc. Toàn bộ khuôn viên khu đền được thiết kế trên một ngọn đồi có cảnh sắc vừa cổ kính lại hùng tráng, hoa mỹ. Phía trước ngôi đền hướng ra vịnh Bái Tử Long mở ra một không gian thoáng đạt, có hương sắc của đất trời, sơn thủy hội tụ.

Vì tuổi đời cũng khá lâu nên nơi đây thấp thoáng bóng dáng những cây cổ thụ hàng vài trăm năm tuổi. Dù trải qua nhiều lần trùng tu nhưng những nét đẹp cổ xưa của đền vẫn được gìn giữ và bảo tồn.

Vật liệu xây dựng các công trình tại đền Cửa Ông chủ yếu được xây bằng các loại chất liệu như đá đúc, gạch Bát Tràng, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung… và áp dụng triệt để các họa tiết long, ly, quy, phượng.

Nội thất bên trong ngôi đền chủ yếu sử dụng các loại gỗ bền, đẹp như gỗ đinh, gỗ lim,… và khung nhà được dựng theo lối kèo, cầu, dường, trụ… Nét kiến trúc vô cùng độc đáo và nổi bật cùng những bức phù điêu, câu đối. Khu di tích đền Cửa Ông chia làm 3 khu vực chính bao gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng được phân bố ở ba vị trí khác nhau và lên cao dần. Đền Hạ là nơi có điện thờ mẫu, nằm phía dưới và bên trái tính từ quảng trường khu di tích.

Khu đền thượng có đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh. Đây là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Nếu có dịp đến tham quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng 34 pho tượng lớn nhỏ còn lưu giữ được trạm trổ vô cùng tinh xảo và mang giá trị nghệ thuật cao.

Những bức tượng mang giá trị nghệ thuật cao bao bao gồm tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu – phu nhân Trần Hưng Đạo, hai công chúa – con gái Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Khắc Chung…

Và theo thông tin mới đây thành phố Cẩm Phả đã quy hoạch lại toàn diện không gian kiến trúc của ngôi đền. Đáng chú ý nhất là bức tượng toàn thân Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng nặng trên 10 tấn đã được đưa lên mỏm đồi cao 62m cách 400m so với vị trí cũ.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Văn Miếu Quốc Tử Giám ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Văn 10 – Bài 15

Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông Văn 10 giúp các em có thể trau dồi thêm nhiều ý văn hay và sáng tạo.

Đền Cửa Ông (còn gọi là Đông Hải linh từ hay đền Đức Ông) nằm trên địa bàn phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài.

Qua sử sách ghi chép có thể khẳng định đền Cửa Ông được khởi dựng, tồn tại qua hơn 100 năm. Lúc khởi dựng, đền chỉ là một thảo am nhỏ làm bằng tranh, tre, lứa lá; năm 1907 – 1916, đền được trùng tu lại; năm 1916, xây thêm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, chùa; năm 1946, đền Hạ, đền Thượng tiếp tục được tu bổ, tôn tạo; năm 2014, quy hoạch tổng thể khu di tích Đền Cửa Ông được phê duyệt với diện tích 18,125 ha; đến năm 2016, đền Trung được xây dựng và hoàn thành vào năm 2017.

Ngoài ra, còn có đền Cặp Tiên (nhân dân gọi là đền “Cô bé Cửa Suốt”) được tạo dựng vào thời Nguyễn. Đền Cửa Ông lúc đầu khởi dựng chỉ thờ Trần Quốc Tảng, sau khi xây thêm các khu đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, chùa Cẩm Sơn… cụ thể như sau:

Khu vực đền Hạ: gồm đền Mẫu và đền Trung Thiên Long Mẫu

Đền Mẫu: thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng thiên, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thoải phủ), Ngọc hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tứ vị chầu bà, Ngũ vị tôn ông, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy.

Đền Trung Thiên Long Mẫu: thờ Trung Thiên Long Mẫu và phối thờ ba cô, cậu bé Cửa Suốt, cô bé Cửa Suốt (hai vị giống như Kim Đồng, Ngọc Nữ, tượng trưng cho âm và dương luôn theo hầu bảo hộ mẫu, bảo vệ vùng đất, vùng biển Cửa Suốt, bảo vệ ngôi đền mà Trung Thiên Long Mẫu tọa lạc).

Hiện, đền Cửa Ông còn lưu giữ đạo sắc phong cho xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên, phụng thờ Trung Thiên Long Mẫu tôn thần, ghi ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (1917). Bia đá ở đền Hạ dựng vào năm Mậu Tý (1948).

Khu vực đền Trung: thờ Khâm Sai Đông Đạo Tiết Chế Hoàng Cần, người có công dẹp giặc ngoại xâm phương Bắc, trấn giữ vùng biển Đông. Tại đây, còn thờ Sơn thần, Thủy thần vì đền Trung nằm trên dãy núi Cẩm Sơn, phía trước là biển Đông, người dân ở khu vực cửa biển cũng như thuyền bè qua lại đều cầu mong sự phù trợ, giúp sức của các vị Sơn thần, Thủy thần.

Khu vực đền Thượng: gồm đền Thượng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh, chùa và lăng mộ Trần Quốc Tảng.

Đền Thượng: thờ thần chủ là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, ngoài ra còn phối thờ Cửu Thiên Vũ Đế Quốc Phụ Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương cùng gia thất và các tướng lĩnh của Ngài. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313)

Ông là vị anh hùng dân tộc, con trai thứ 3 của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hiện nay, một số sắc phong cho Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng vẫn còn được lưu giữ tại đền khẳng định công trạng của Ông, cũng như lịch sử hình thành, tồn tại của đền Cửa Ông.

Ngoài thần tích, thần sắc, sắc phong ghi chép về Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, tại đền Cửa Ông còn lưu giữ được bia đá, biển gỗ, hoành phi, câu đối mà qua đó đã xác định được thần chủ chính của đền là Quốc Khảo Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Đồng thời, tại đền Thượng còn phối thờ các nhân vật lịch sử như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo Đại Vương sau khi giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược, trừ đại họa cho dân tộc, được nhân dân sùng kính, sau khi mất trở thành Thượng Tiên Cửu Thiên Vũ Đế.

Tướng công Phạm Ngũ Lão; Dã Tượng; Yết Kiêu; Nguyễn Khoái; Huyền Du; Cao Mang; Đỗ Hành; Hưng Vũ vương Nghiễn, Hưng Trí vương Hiện, Hưng Hiến vương Uất; Trần Bình Trọng; Phạm Ngộ; Trần Thì Kiến; Trần Quang Triều; Trần Quốc Toản; Hà Đặc; Trương Hán Siêu; Lê Phụ Trần; Nguyễn Địa Lô; Trần Khánh Dư; Đỗ Khắc Chung; Vi Hùng Thắng; Nguyễn Chế Nghĩa; Thánh Mẫu Thiên Thành (Nguyên Từ Quốc Mẫu); Quyên Thanh công chúa (Vương Cô Đệ Nhất); Đại Hoàng công chúa; Thuận Thánh (Bảo từ Hoàng hậu)

Đền Quan Chánh: thờ Quan Chánh, Quan Tuần Tranh và Quan Giám Sát.

Đền Quan Châu: thờ Quan Tri Châu cai quản khu vực châu Cẩm Phả.

Lăng Mộ: căn cứ vào thần tích, thần sắc làng Cẩm Phả, tổng Cẩm Phả, huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên, chép vào năm 1938, thì lăng mộ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng chỉ mang tính tượng trưng, là nơi thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Ngài, cũng như của người con đối với người cha.

Chùa: thờ Phật, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu,Quan Âm Tống Tử, Tuệ Trung thượng sĩ, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Hiền…như các ngôi chùa truyền thống khác của Việt Nam.

Đền Cặp Tiên: thờ một vị tiểu thư – con gái của Trần Quốc Tảng (còn gọi là “Cô bé Cửa Suốt”), quan Chánh và các vị nhân thần, sau đó lại thờ thêm Phật, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Tiên Thiên Thánh Mẫu.

Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần còn được lưu giữ tại đền Cửa Ông trở thành kho tư liệu lịch sử quý giá cho các thế hệ con cháu tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Khu di tích đền Cửa Ông đã trải qua các cuộc chiến tranh và thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn bảo lưu được nhiều kiến trúc cổ kính (tường hồi hai bên ống muống và Hậu cung) và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận