Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn [31+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️ 31+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn

Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn để giúp các em có thể diễn đạt câu văn logic và đầy đủ ý.

Mở bài: Giới thiệu di tích lịch sử đó là gì: Đền Ngọc Sơn

  • Nêu cảm nhận khái quát của bản thân về di tích đó: Đây là một di tích lịch sử vô cùng tiêu biểu, độc đáo của thủ đô Hà Nội, chứng tích của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Thân bài

Giới thiệu khái quát

  • Đền Ngọc Sơn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của nhà nước ta (9/12/2013), đồng thời là địa điểm du lịch không thể thiếu khi đến thăm Hà Nội.
  • Vị trí tọa lạc: Trên gò đất cao về phía Đông Bắc Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm).
  • Phương tiện di chuyển đến đó: Nếu gần có thể đi bộ hoặc đạp xe, nếu xa có thể đi xe máy, ô tô.
  • Khung cảnh bao quát: Đền hướng về phía Nam, xung quanh trồng nhiều cây cổ thụ soi bóng xuống mặt hồ Gươm, phong cảnh vừa gợi vẻ cổ kính vừa nên thơ hữu tình.

Nguồn gốc lịch sử, tên gọi

  • Thời gian xây dựng: Thế kỉ XIX
  • Lịch sử hình thành và rất nhiều lần đổi tên gọi khác nhau của đền Ngọc Sơn:
  • Ban đầu, gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn, thờ thần cai quản văn chương khoa cử Văn Xương Đế Quân và Hưng Đạo Đại Vương.
  • Khi rời đô ra thành Thăng Long năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã đặt tên lại là Ngọc Tượng.
  • Thời Trần, đền được đổi tên là đền Ngọc Sơn. Mục đích: Thờ các anh hùng liệt sĩ có công đánh thắng quân Mông Nguyên. Nhưng cuối cùng đền bị sụp đổ do lâu năm không được tu bổ.
  • Thời vua Lê, chúa Trịnh, trên nền đền Ngọc Sơn cũ được xây dựng thành cung Thụy Khánh, tuy nhiên, sau đó cũng bị phá hủy.
  • Một nhà từ thiện cuối thời Lê tên là Tín Trai đã xây dựng chùa Ngọc Sơn trên nền đất cũ của cung Thụy Khánh, được ít năm chuyển giao cho một hội từ thiện khác tu sửa, cải tạo thành đền thờ Văn Xương Đế Quân, xây dựng từ mùa đông năm Tân Sửu và hoàn thành vào mùa thu năm Nhâm Dần.
  • Năm 1865, Nguyễn Siêu (thần Siêu, thánh Quát) tu sửa, cải tạo lại ngồi đền bằng cách đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây thêm đình Trần Ba, cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên, Tháp Bút. Đền Ngọc Sơn hiện giờ ngoài Văn Xương Đế Quân, Trần Hưng Đạo, còn thờ thêm Lã Tổ (vị thần chữa bệnh), Quan Vân Trường và cả Phật A Di Đà.

Kiến trúc đền Ngọc Sơn

  • Kiểu kiến trúc: Hình chữ Tam, có nhiều câu đối, hoành phi, các vật bài trí linh thiêng.
  • Gồm 2 đền thờ chính nối liền nhau:
    • Phía Bắc, thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở hậu cung có tượng Trần Hưng Đạo và thần Văn Xương bằng đá, đứng trên bệ cao gần 1 mét, tay cầm bút.
    • Phía Nam, đình Trấn Ba hình vuông, 8 mái, mái 2 tầng có 8 chiếc cột đỡ, một nửa số cột ngoài bằng đá, còn lại cột bên trong bằng gỗ.
  • Các kiến trúc tiêu biểu xung quanh đền Ngọc Sơn:
    • Cầu Thê Húc: Màu đỏ son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Ý nghĩa tên Thê Húc chính là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.
    • Tháp Bút: Trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có hình ngọn bút lông hướng lên trời xanh, thân tháp có khắc “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh).
    • Đài Nghiên: Nghiên mực hình nửa quả đào bổ đôi bằng đá, phía dưới có ba con ếch đội đài nghiên, trên nghiên là bài giới thiệu về công dụng của nghiên mực.
  • Tháp Rùa: Đứng trên cầu Thê Húc, phóng tầm mắt ra xa là tháp Rùa cổ kính.

Giá trị về văn hóa, lịch sử:

  • Đền Ngọc Sơn tiêu biểu cho kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất (sự kết hợp hài hòa giữa đền và hồ), gợi cảm giác hòa hợp giữa con người với thiên nhiên.
  • Chứng tích của Hà Nội xưa, là di tích lịch sừ và tham quan du lịch tiêu biểu của thủ đô.
  • Đền thờ linh thiêng là nơi lui tới của các sĩ tử mỗi mùa thi đến, cầu mong kì thi đạt kết quả cao.

Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của di tích lịch sử này đối với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
  • Nêu cảm nghĩ của em về đền Ngọc Sơn.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Chọn Lọc – Bài 1

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Chọn Lọc từ SCR.VN chia sẻ đến những bạn đọc quan tâm.

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”

Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này. Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.

Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn. Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.

Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị. Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.

Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh.

Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.

Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.

Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ. Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.

Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc. Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế. Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.

Đền nằm trong cụm di tích lịch sử lâu đời, văn hóa cấp Quốc Gia gồm tháp Rùa và đền Ngọc Sơn vừa nên thơ, vừa hữu tình.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Đền Ngọc Sơn Chi Tiết Nhất – Bài 2

Thuyết Minh Đền Ngọc Sơn Chi Tiết Nhất là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất và được điểm như ý.

Khi nhắc đến du lịch Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng liên tưởng đến những nét cổ xưa, những truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Đền Ngọc Sơn như một biểu tượng minh chứng lịch sử gắn liền với bao thăng trầm của thủ đô Hà Nội. Cho đến ngày nay, di tích Đền Ngọc Sơn trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi ghé thăm Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn nằm ngay trung tâm Hà Nội, không chỉ là một địa điểm quen thuộc của người dân nơi đây mà còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Ngọc Sơn là một ngôi đền nổi tiếng nằm trên đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Di tích Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ và có từ thời nhà Lý. Ngay cổng Đền Ngọc Sơn là ngọn Tháp Bút khắc ba chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Lối dẫn du khách qua đảo Ngọc thăm Đền Ngọc Sơn là cây Cầu Thê Húc cũng là điểm nhấn thu hút du khách mỗi khi đến với địa điểm này.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành Đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo.

Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì đến cuối cùng vào năm 1865 nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền, ông còn cho xây them đình Trấn Ba, bắc một câu cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái ông cho xây dựng Đài Nghiêng, và phía đông ông xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật. Cho đến nay, trải qua bao nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, Đền Ngọc Sơn vẫn uy nghi và là điểm thu hút khách du lịch giữa lòng thủ đô.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình của đền có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho Đền Ngọc Sơn. Người dân thủ đô thường xuyên đến đây dâng hương cầu nguyện và những du khách khi có dịp ghé đến đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

Trước khi vào tham quan Đền Ngọc Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng Đài Nghiêng và Tháp Bút bên bờ đông. Tháp Bút được dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có hình bút lông dựng ngược. Trên Đài Nghiêng có một cái nghiêng mực hình nửa quả đào bằng đá được đội trên mình ba con ếch, trên đài có khắc một bài thuyết minh nói về công dụng của nghiêng mực.

Để qua đảo Ngọc bạn phải đi qua cây Cầu Thê Húc, cây cầu gắn liền với di tích Đền Ngọc Sơn đã đi vào những áng thơ ca Việt Nam rất nhiều vì hình ảnh vô cùng nên thơ. Cây cầu nổi bật với màu son đỏ, nhìn từ xa như một dải lụa đào vắt ngang qua mặt Hồ Gươm xanh biếc như ngọc. Tên của cầu có nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Đứng trên cầu nhìn cảnh vật vô cùng hữu tình xung quanh bạn sẽ chìm đắm trong không gian yên bình nhẹ nhàng của Hà Nội và đừng mãi ngắm cảnh mà quên chụp những bức hình thật đẹp nhé.

Ghé thăm Đền Ngọc Sơn, du khách sẽ cảm nhận được một không gian yên bình, tĩnh lặng giữa lòng thủ đô đông đúc, tấp nập. Không chỉ là địa điểm tâm linh của người dân và khách du lịch đến dâng hương cầu an mà nơi đây còn trở thành biểu tượng và là nơi để thư giãn, cảm nhận cuộc sống tại Hà Nội.

Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đặc Sắc – Bài 3

Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đặc Sắc giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay về địa danh lịch sử nổi tiếng này.

Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hà Nội. Không chỉ là một di tích Quốc gia đặc biệt mà đền Ngọc Sơn còn là một địa điểm du khách không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng khoảng vào thế kỷ 19. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hà Nội. Đền Ngọc Sơn không chỉ là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi mang đến cho du khách trong và ngoài nước những trải nghiệm ấn tượng. Các sĩ tử Hà Nội cũng thường đến đây cầu nguyện để việc thi cử gặp nhiều may mắn.

Xưa kia, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, ngôi đền có tên là Ngọc Sơn. Đền thờ này được xây dựng để thờ những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Do lâu ngày không tu sửa nên ngôi đền sớm sụp đổ.

Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh trên nền đất đền Ngọc Sơn cũ. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị phá hủy. Ông Tín Trai – một nhà từ thiện thời đó đã dùng nền cung Thụy Khánh cũ, lập ra một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Ngọc Sơn.

Chùa được xây quay mặt về hướng Nam, phía trước dựng một gác chuông, phong cảnh nên thơ hữu tình nên được nhiều người lui tới. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa bị đổ nát. Ít năm sau, con trai của ông Tín Trai nhượng lại chùa cho một hội từ thiện.

Hội tiến hành tu sửa, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân (Văn Xương là vị thần ở Trung Quốc, được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân). Đền được khởi công xây dựng từ mùa Đông năm Tân Sửu đến mùa Thu năm Nhâm Dần thì hoàn thành.

Năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh. Ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào đền, gọi là cầu Thê Húc. Bên trái của đền ông cho dựng Đài Nghiên. Phía Đông trên núi Ngọc Bội ông cho xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật.

Sau khi đền được xây dựng hoàn thành, trong đền thờ thêm Lã Tổ (thần coi về thuốc chữa bệnh) và thờ Trần Hưng Đạo, một vị tướng có công với nhân dân vào đời Trần. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử nhưng ngày nay, đền Ngọc Sơn vẫn lộng lẫy, uy nghi giữa lòng thành phố Thủ đô.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc này khi ghé thăm đền Ngọc Sơn.

Đền chính là hai ngôi nối liền nhau, bên trong thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân. Ngoài ra, trong đền còn thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Lối thờ phụng này thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo của người Việt Nam. Tượng của Trần Hưng Đạo được đặt trên một bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá. Du khách có thể chụp hình bên cạnh tượng Trần Hưng Đạo. Tượng của Văn Xương dựng đứng uy nghiêm, trên tay ông cầm bút, thể hiện dáng vẻ thư thái, nho nhã.

Mái đình của đền Ngọc Sơn hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Hệ thống bốn cột ngoài của đền được làm bằng đá và bốn cột trong bằng gỗ. Sự kết hợp độc đáo này đã tăng thêm vẻ đẹp tôn nghiêm nhưng không kém sức hút cho đền Ngọc Sơn.

Vào mỗi mùa thi cử, học sinh ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thường tìm đến đền Ngọc Sơn để cầu nguyện có một mùa thi tốt. Du khách gần xa khi ghé thăm Hà Nội cũng thường tìm đến đền Ngọc Sơn, trước là để tham quan ngắm cảnh sau là thắp hương tưởng nhớ các đức thánh nhân.

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ngắn Gọn – Bài 4

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua bố cục bài văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.

Tọa lạc trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm trong xanh, đền Ngọc Sơn là một trong những điểm du lịch thu hút du khách và là biểu tượng riêng có của thủ đô Hà Nội. Cùng với hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn đã hợp lại với nhau thành một quần thể hoàn chỉnh. Chẳng thế mà có câu thơ:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Dấu vết thời gian của nghìn năm lịch sử như in đậm trên từng bờ tường, mái ngói, trên cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến danh thắng này vừa cổ kính lại vừa lộng lẫy, vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội từ những năm xưa cũ. Vì lý do đó, đền Ngọc Sơn là một trong những di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, đền Ngọc Sơn Hà Nội còn nổi tiếng bởi kiến trúc và không gian đặc biệt.

Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn Hà Nội chủ yếu thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp tôn giáo.

Một trong những điểm nhấn kiến trúc của đền Ngọc Sơn là cầu Thê Húc màu sơn như dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cầu Thê Húc được xây dựng thêm trong lần tu sửa năm 1865. Tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”.

Phía nam đền Ngọc Sơn là trấn Ba Đình (cũng được xây dựng cùng thời với cầu Thê Húc) là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Vào thời bấy giờ, việc xây dựng trấn Ba Đình mang ngụ ý: chắn những làn sóng văn hóa độc hại vào nước Nam.

Đền Ngọc Sơn giữa hồ trong xanh giống như nơi hội tụ linh khí giữa trời đất, là nơi linh thiêng nên xưa kia các sĩ tử Bắc Hà thường đến đây để cầu xin việc học hành. Trải qua bao thăng trầm bể dâu của thời gian, quần thể di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả nước.

Sự dung hòa của Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà cả trong kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn. Nói đến diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay không thể không nhắc đến công lao của danh nhân văn hóa Nguyễn Văn Siêu. Năm 1864, ông chủ trì việc sửa sang cảnh trí trong đền, đồng thời cho xây Đài Nghiên và Tháp Bút.

pháp Bút có hình bút lông, trên thân tháp tạc 3 chứ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh”. Còn Đài Nghiên được đặt trên cửa cuốn tạc đá hình 3 con ếch há miệng khắc nguyên tảng đội nửa quả đào như đang cùng kề, cùng nói điều hân hoan sau những ngày ngậm miệng.

Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Điểm 10 – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Theo lời của hướng dẫn viên du lịch thì đền Ngọc Sơn là một công trình văn hóa đến nay vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ độc đáo của thời Nguyễn (thê kỉ XIX). Qủa đúng như vậy? Đi qua cổng lớn đầu tiên, ta đã thấy ngay Tháp Bút sừng sững, tôn nghiêm, hướng ngòi bút thẳng lên trời xanh như lột tả khí khái ngay thẳng của những nhà nho chân chính xưa.

Đi tiếp đến cổng cuốn phía trước, ta sẽ thấy hai bên tả – hữu có hai bức phù hiệu hình hổ và rồng. Phía trên cửa cuốn là Đài Nghiên bằng đá. Cổng này mở lối dẫn vào cầu Thê Húc. Cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son tạo cho ta ấn tượng về sức “nóng” của nó, như đang đứng trên mặt trời mọc vào buổi ban mai. Qua hết cầu Thê Húc, ta mới chình thấy đền Ngọc Sơn.

Cổng đền có hai bức phù điêu chạm khắc, một là hình rùa ngậm kiếm giữa hồ sen, hai là hình rồng đang uốn mình giữa biển cả. Kiến trúc cổng đền khá đặc biệt. Cổng có hai tầng, tầng một là cổng vào đền, tầng hai là ngôi lầu vuông với bốn cửa sổ tròn quay bốn phía, mái lầu lợp ngói nhô lên cong cong ở hai đầu. Đó là lầu Đắc Nguyệt.

Không đặc biệt sao, khi cầu được mặt trời chiếu sáng, còn lầu được mặt trăng chiếu sáng! Bước vào cổng, ta có thể cảm nhận ngay vẻ cổ kính xa xưa của một ngôi đền bởi tường gạch rêu phong, mái đền cong và những bóng cây xanh rậm rì bao trùm quanh đền. Để đến sân đền, có thể theo hai lối men theo tường gạch nện dẫn vào. Đền gồm ba gian thờ. Gian đầu tiên là Bái Đường với ban thờ lớn ở chính giữa, sơn son thiếp vàng rực rỡ, uy nghi.

Phía bên trái thờ thi hài cụ Rùa, người ta tìm thấy năm 1986. Thi hài cụ nặng 200 ki-lô-gam, dài 2,1 mét, rộng 1,2 mét, được đặt trong hòm kính. Mọi khách tham quan đều kính cẩn chiêm bái. Theo lối bên phải ban thờ, ta sẽ tới gian thờ thứ hai. Trên ban thờ đặt ba pho tượng theo thứ tự từ dưới lên: Quan Công, Lã Tổ và pho lớn nhất là Văn Xương Đế Quân – Vị thần chủ về khoa cử và văn chương. Đến gian thứ ba là nơi thờ Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).

Đi hết gian này có cửa ra phía sau, ta gặp ngay cây đa chắc đã ngàn năm tuổi. Nghe nói có lần giông bão lớn đã làm “cụ” đa bật rễ, đổ nghiêng. Nhưng người ta nâng “cụ” lên, đỡ bằng giàn giáo vững chắc, “cụ” lại hồi sinh. Nay “cụ” lại sum suê, che rợp cả sân đền. Men theo những hang cây xanh mát quay lại, ta bước tới trấn Ba Đình, một ngôi đình vuông, chân đình dạt dào sóng hồ, trên thềm lộng gió bốn phương. Khách tha hồ nghỉ ngơi, chụp ảnh. Đứng trước đình nhìn ra hồ Hoàn Kiếm thấy phía xa là Tháp Rùa cổ kính nổi giữa hồ.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Hay Nhất – Bài 6

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Hay Nhất Được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn cho mọi người cùng tham khảo.

“…Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê…”. Đó là những hình ảnh trong bài tập đọc lớp 1 có lẽ đã quá thân quen với bao lớp người Việt. Cứ như thế, hình ảnh đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc chẳng biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đến nỗi, có khi chưa một lần đặt chân đến đất thủ đô, nhưng hễ nghe nhắc đến hồ Hoàn Kiếm, người ta lại thấy thấp thoáng đâu đó bóng chiếc cầu son, ngôi đền cổ ẩn hiện trong tâm hồn…

Tương truyền, trên hồ Tả Vọng (nay là Hoàn Kiếm) có gò đất cao, nơi các tiên nữ thường về đây ca hát. Xưa kia gọi đây là Ngọc Tượng Sơn, vua Lý Thái Tổ khi dời đô ra Thăng Long đặt tên cho ngôi chùa đã có tại đây là Ngọc Tượng. Do tồn tại lâu ngày, ngôi chùa bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735-1739), chúa Trịnh Giang đã cho dựng cung Thuỵ Khánh, đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Tượng gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội.

Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương Đế Quân – ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và đức Trần Hưng Đạo – vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 vào thờ, đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Đền Ngọc Sơn được mệnh danh là nơi dung hòa của ba tôn giáo: Đạo giáp, Phật giáo và Nho giáo, không chỉ thể hiện ở việc thờ cúng, mà còn biểu lộ đậm nét trong kiến trúc, xây dựng cho đến hệ thống các câu đối, hoành phi, vật bài trí.

Khu vực chính của đền Ngọc Sơn có ba phần, phía trước là trấn ba đình (tức đình chắn sóng); ở giữa là điện thờ chính, sau cùng là hậu cung. Điện thờ chính là nơi thờ Văn Xương Đế Quân cùng chư vị thần tiên, màu sắc Đạo giáo ở khu vực này đặc biệt rõ nét.

Phần hậu cung là nơi thờ đức Trần Hưng Đạo. Tượng Đức Thánh Trần được đặt ở bàn thờ chính giữa, một bên là bàn thờ Phật có tượng Quan Âm Bồ Tát và Thiện Tài Đồng Tử (Thiện Tài Đồng Tử xuất hiện trong Phật giáo, Đạo giáo và những câu chuyện dân gian, là một tiểu đồng hầu cận của Bồ tát Quán Thế Âm), bên còn lại là bàn thờ Sơn Thần, Thổ địa (các vị Chánh Thần cai quản rừng núi, đất đai..).

Bức tường trước hậu cung thể hiện rõ sự dung hòa giữa Đạo giáo và Nho giáo, giữa hai chữ Trung – Nghĩa là hình Bát quái. Sự hoà hợp Tam giáo cũng được thể hiện ở những sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ngọc Sơn. Dù trước điện thờ Văn Xương Đế Quân, bàn thờ Phật, hay bàn thờ Đức Thánh Trần thì câu khấn đầu tiên sẽ là: “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”, hoặc “Nam mô A di đà Phật”. Tất cả đều được thể hiện một cách rất tự nhiên, hòa hợp.

Nhắc đến đền Ngọc Sơn mà không nhắc đến cầu Thê Húc thì quả là một thiếu sót lớn. Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Phương đình Nguyễn Văn Siêu – nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thế kỷ 19 đã đứng ra vận động xây dựng và tu bổ đền Ngọc Sơn thành một biểu tượng văn hóa của “kẻ sĩ Bắc Hà”, đồng thời xây dựng thêm một vài công trình, trong đó tiêu biểu là cầu Thê Húc nối liền giữa bờ và đền Ngọc Sơn.

Cầu Thê Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Xưa kia, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ và làm bằng gỗ rất thô sơ. Tuy nhiên, sau sự cố gãy cầu năm 1952, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cây cầu cũ, xây dựng lại một cây cầu mới dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm.

Cầu vẫn được thiết kế theo dáng vòng cung, nhưng có độ cong lớn hơn cây cầu cũ và vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc. Tuy các dầm ngang và dọc đã được đúc bằng bê tông nhưng mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ.

Ngày nay, cầu Thê Húc vẫn được người dân thủ đô xem là biểu tượng của mặt trời, sự sống và hạnh phúc không chỉ bởi sắc đỏ rực rỡ mà còn bởi cầu hướng về phía Đông, nơi mặt trời mọc để đón nhận toàn bộ sinh khí tươi sáng của một ngày mới. Cụm di tích đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc hiện nay được xem là một trong những điểm đến rất thu hút khách du lịch khi có dịp ghé thăm đất thủ đô Hà Nội , một không gian cổ kính, trầm mặc hương khói cho ta được thư thái, tĩnh tâm.

Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày, náo nhiệt, nhộn nhịp và phát triển hơn với những toà cao ốc mọc lên khắp nơi. Nhưng nép mình đâu đó, vẫn là một Hà Nội luôn cần mẫn bảo tồn những kiến trúc cổ xưa, những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Mấy trăm năm đã trôi qua và những lời nhắn gửi từ vùng đất cố đô vẫn ngày ngày lan toả đến muôn phương:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

(Ca dao)

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ấn Tượng – Bài 7

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ấn Tượng giúp các em có thể học hỏi cách dùng từ sinh động và sáng tạo.

Đền Ngọc Sơn bên hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài nước. Ngọc Sơn là tên ngôi đền nổi tiếng nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Đền nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc hồ, tên cũ từ thời vua Lý là Ngọc Tượng sơn.

Ngay gần đền Ngọc Sơn là ngọn tháp Bút khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “viết lên trời xanh” do nhà nho lỗi lạc Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng. Từ đó dẫn ra đảo Ngọc đến đền Ngọc Sơn là cây cầu Thê Húc màu son như dải lụa vắt qua làn nước xanh rất hữu tình. Xa một chút ra hồ là tháp Rùa với tường rêu phong cổ kính. Phía Nam có trấn Ba Đình, tên gọi này xét theo ngụ ý sâu xa nghĩa là chắn những làn sóng văn hóa độc hại xâm nhập vào nước Nam thời đó.

Đã từ lâu đối với người dân Việt Nam khi nói đến Hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc, và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng. Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX, là một trong những công trình kiến trúc đại diện cho nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

Đền chính là hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền đầu tiên ở phía Bắc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Văn Xương Đế Quân – ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử. Đến với ngôi đền thứ nhất này du khách sẽ được ngắm nhìn bức tượng độc đáo của Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng của Trần Hưng Đạo được đặt ở hậu cung trên một bệ đá cao 1m, hai bên là là hai cầu thang bằng đá. Tượng của Văn Xương là tượng đứng tay cầm bút viết dáng vẻ thư thái, thanh tao.

Đình đền Ngọc Sơn Hà Nội hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Hệ thống bốn cột ngoài làm bằng đá và bốn cột trong bằng gỗ vô cùng kỳ lạ đã tăng thêm vẻ đẹp tôn nghiêm nhưng không kém sức hút cho ngôi đền này. Công trình kiến trúc độc đáo tọa lạc trên hồ Hoàn Kiếm có làn nước trong xanh êm đềm được xem là nơi hội tụ linh khí giữa đất trời. Điểm xuyết trong vẻ đẹp đó là màu đỏ son của cây cầu Thê Húc cong cong bắc qua khiến cho ngôi đền càng thêm cổ kính và lộng lẫy giữa lòng Hà Nội.

Kiến trúc hài hòa độc đáo được kết hợp với văn hóa tôn giáo qua hàng nghìn năm văn hiến sẽ là điểm đến thú vị mà du khách khó lòng bỏ qua được mỗi khi đến Thủ đô. Ghé thăm đền Ngọc Sơn, người ta dễ dàng cảm nhận được không khí tĩnh lặng, bình yên lạ kỳ giữa thành phố tấp nập, ồn ào. Ngôi đền này không chỉ là điểm tâm linh để dâng hương cầu mong bình an và sức khỏe mà cũng là nơi để thả lỏng, để cảm nhận cuộc sống; để lưu lại những bức hình đẹp và khám phá những nét độc đáo của văn hóa Thủ đô…

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đơn Giản – Bài 8

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đơn Giản được chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Đền Ngọc Sơn nằm ở đảo Ngọc ngay trong lòng hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 19. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp những điều ác. Sau nơi này được đổi thành chùa thờ Phật, cuối cùng lại được tu sửa thành ngôi đền như ngày nay.

Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền Ngọc Sơn là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường.

Qua đó thể hiện rất rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp tôn giáo. Sự hòa hợp của các tôn giáo này không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà còn trong cả kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền Ngọc Sơn.

Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc 3 chữ là “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”

Sau khi mua vé xong, các bạn sẽ phải đi qua cầu Thê Húc để đi được vào đền. Cây cầu có màu đỏ phần chân được tạo nên từ những chiếc trụ lớn. Tên của cầu là Thê Húc mang ý nghĩa “Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”

Đi vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan 2 khu đền chính ở đây. 2 khu đền thờ 2 vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Hai ngôi đền mang đặc trưng của phong cách kiến trúc của những ngôi chùa ở Bắc Bộ. Trong 2 ngôi đền là 2 bức tượng lớn. Bức tượng đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1 mét, và tượng thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.

Bên cạnh khu đền thờ 2 vị thần, một nơi đặc biệt mà du khách khi đến đây cũng phải trầm trồ đó là khu vực đặt tủ kính giữ tiêu bản của rùa Hồ Gươm. Hình ảnh cụ rùa trang nghiêm với tầm vóc to lớn kì lạ khiến cho khách du lịch khi tới nơi đây phải tò mò.

Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà cho đền và hồ, gợi nên cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người dân Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Sinh Động – Bài 9

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Sinh Động để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với hình ảnh miêu tả sinh động nhất.

Với thế hệ trẻ ngày nay, ít ai biết rằng, đền Ngọc Sơn từng trải qua bao thăng trầm, biến thiên, để rồi đứng vững vàng, lộng lẫy giữa lòng Hà Nội như ngày nay. Nổi bật giữa Hồ Gươm trong xanh, đền Ngọc Sơn được xây dựng trên một đảo nhỏ nằm về phía Bắc của hồ mang vẻ đẹp cổ kính và sang trọng hiếm có.

Sách cổ còn ghi, khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến chống Nguyên Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735-1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn.

Bài kí trên văn bia chữ Hán Ngọc Sơn Đế Quân từ ký, do Tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm1843còn ghi được sự kiện này như sau: “…Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía Bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn…”.

Vậy thì trong lịch sử, trong khu vực đền Ngọc Sơn ngày nay vốn có ngôi chùa tên là chùa Ngọc Sơn. Chùa quay mặt hướng Nam, phía trước dựng gác chuông, phong cảnh nhờ thế càng thêm khởi sắc. Tuy nhiên, trải tháng năm lâu ngày, ngôi chùa bị đổ nát, tưởng chừng chùa cũng muốn đi theo người.

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội gồm những người xuất thân khoa mục tham gia. Khi mới thành lập, mục đích của hội chủ yếu là khuyến khích làm việc thiện. Hội thờ Văn Xương Đế Quân nhưng chưa có đền thờ. Những người con của ông Tín Trai có quan hệ mật thiết với hội nên đã tình nguyện nhượng lại chùa này cho hội. Toàn hội đến làm lễ trước ngài Văn Xương Đế Quân, xin được quẻ bói viết rằng:

Bảo kiếm tân ma bách hiện quang,
Tứ phương chiếu diện nhậm hành tàng.
Tòng tiền tự hữu căn cơ tại
Nhuận sắc tăng huy thanh bá dương.

Nghĩa là:

Gươm báu mới mài ánh sáng choang,
Bốn phương chiếu rọi mặc hành tàng.
Từ xưa nền tảng còn nguyên đó
Nhuận sắc khang trang nức tiếng vang.

Theo đó, hội tiến hành tu bổ đền thờ, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân. Đền được khởi công từ mùa Đông năm Tân Sửu (1841) đến mùa Thu năm Nhâm Dần (1842) thì hoàn thành.

Năm Tự Đức thứ 18 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Trong văn bia Trùng tu Văn Xương miếu bi ký, do Án sát sứ tỉnh Hà Nội là Đặng Lương Hiên soạn vào khoảng thời gian sau khi tu sửa lại đền, ghi lại rằng: “…

Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía Đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía Đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật. Qua ba bốn năm, dựa vào tiền quyên góp mới làm xong…”.

Với các văn nhân ở Hà Nội lúc bấy giờ, việc hướng thiện và chấn hưng giáo dục rất được đề cao. Khi dựng lại đền Ngọc Sơn, ngụ ý của các nhà trí thức là muốn nêu cao nền giáo hóa mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Vì thế trong bài ký, Án sát sứ Đặng Lương Hiên nhấn mạnh rằng: “Miếu thờ Văn Xương ở khắp thiên hạ, để dạy mọi người làm điều thiện mà thôi. Nhưng người ta làm điều thiện không gì quan trọng bằng ngăn lòng dục của người mà bảo tồn lẽ phải của trời, chẳng cầu phúc mà tự nhiên được phúc”.

Thành Thăng Long xưa là một nơi lễ giáo, trải qua bao phen biến đổi, danh thắng hoang tàn. Cảm nhớ dấu xưa mà các trí thức văn nhân đã sửa sang phục hồi, đủ khiến non sông thêm vẻ đẹp. Về sau, đền thờ thêm Lã Tổ (thần coi về thuốc chữa bệnh) và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng đời Trần, tương truyền đã cho tập trận thủy quân tại hồ này (vì thế Hồ Gươm trước đó có tên là hồ Thủy Quân).

Trải qua nhiều sự thay đổi, như một nhân duyên định mệnh, đền Ngọc Sơn vốn là ngôi đền, rồi xây chùa, rồi dỡ chùa dựng lại đền và đền trở thành đền Ngọc Sơn tồn tại cho đến ngày nay và mãi về sau. Một không gian đẹp nên thơ giữa Hồ Gươm trong xanh, nổi bật trên nền trời là ngọn tháp bút vòi vọi tạo nên không khí thanh bình yên ả, mà lại đầy hào khí văn chương chữ nghĩa của Hà Nội dấu yêu.

Cũng vì nơi đây là nơi văn nhân Hà Nội và bạn bè tứ phương thường hay tới, nên mỗi dấu ấn ở đây đều mang ý nghĩa văn chương tao nhã mà sâu sắc. Chẳng hạn ngay cổng ngoài đã có những dòng chữ Hán mang ý nghĩa triết tự rất ý nghĩa như: Ngọc ư tư (nghĩa là: Ngọc ở đây); Sơn ngưỡng chỉ (nghĩa là: Ngửa trông núi).

Quả đúng như lời ứng nghiệm của quẻ bói năm nào, đền Ngọc Sơn trở thành một nơi nhuận sắc khang trang nức tiếng vang. Bạn bè thế giới và nhân dân khắp đất nước, mỗi khi tới Hà Nội đều đến thăm đền Ngọc Sơn xinh đẹp.

Ngày nay, sĩ tử trước ngày đi thi thường dập dìu ghé qua đền Ngọc Sơn thành tâm cầu khấn, mong muốn được ngôi sao văn chương phù hộ cho đỗ đạt khoa trường. Đúng như lời Tiến sĩ Vũ Tông Phan viết trong văn bia Ngọc Sơn Đế Quân từ kí: “Kể từ nay việc thờ thần có nơi có chốn, các bậc sĩ phu cùng nhau hẹn ước đi về. Người mến cảnh càng thêm yêu cả cái danh. Trong hội, ai ẩn dật tu hành, ai muốn du ngoạn, nghỉ ngơi đều đã có nơi có chốn. Hứng vui ngắm trăng dưới nước, hứng vui hóng gió trên non, có thể giúp nhiều cho điều thiện, đâu chỉ riêng mình được hưởng”.

Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đơn Giản – Bài 10

Bài Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đơn Giản sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình thật tốt.

Trong cụm di tích hồ Gươm nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, người ta vẫn thường nhắc tới Đền Ngọc Sơn như một nơi liêng thiêng và luôn đồng hành cùng mọi sự thăng trầm của thủ đô Hà Nội. Chính vì lẽ đó, không có vị khách nào tới Hà Nội mà không ghé thăm quần thể kiến trúc độc đáo này.

Đền nằm trên đảo Ngọc (còn gọi là Ngọc Sơn), một gò đất nổi giữa Hồ Gươm, cách Tháp Rùa một quãng không xa. Theo văn bia của đền ghi lại, đền Ngọc Sơn được khởi xây vào mùa thu năm 1841. Ngôi đền được tu sửa công phu nhất vào năm 1865, do Nguyễn Văn Siêu – nhà nho lỗi lạc của đất Thăng Long đứng ra lo liệu. Nhiều công trình ý nghĩa cũng được hình thành vào lần tu sửa này tạo nên bộ mặt hài hòa của kiến trúc đền Ngọc Sơn gồm: đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên.

Tháp Bút được xây bằng đá, trên có tạc 3 chữ “tả thanh thiên” (viết lên trời xanh), trên đỉnh là hình ngọn bút lông vươn lên trời cao. Đài Nghiên là một nghiên mực bằng đá được đội lên bởi 3 con cóc. Nếu Văn Miếu – Quốc Tử Giám nổi tiếng với hình ảnh rùa đội bia thì kiến trúc cóc đội nghiên này mang lại một nét đặc sắc khá thú vị cho khu đền Ngọc Sơn.

Tháp Bút – đài Nghiên từ xưa vẫn luôn được coi như biểu tượng linh thiêng gắn liền với văn chương, thi cử. Nhiều sĩ tử tìm đến đây cầu một chút may mắn để vững tâm hơn trong con đường học hành của mình.

Cầu Thê Húc, cây cầu với cái tên mang ý nghĩa là đón những ánh nắng ban mai đã trở thành hình ảnh tiêu biểu của quần thể kiến trúc Hồ Gươm nói chung và đền Ngọc Sơn nói riêng. Cây cầu bằng gỗ sơn son với 15 nhịp, 32 chân cột tròn nổi bật trên nền nước xanh ngăn ngắt của Hồ Gươm, nối liền từ đường cái quan đến cổng đền.

Cổng đền có tên là Đắc Nguyệt Lâu với lối kiến trúc hai tầng đẹp mắt vẫn còn giữ nguyên nét cổ kính cho tới ngày nay. Bên trong là đền chính gồm hai khu nối nhau. Khu thứ nhất hướng về phía Bắc thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo và Đức Văn Xương Đế Quân. Phía Nam là đình Trấn Ba có kiến trúc thanh thoát và đậm chất thơ.

Ngoài ra, trong đền Ngọc Sơn còn thờ cả đức Phật A Di Đà. Điều này vừa thể hiện đời sống tâm linh phong phú của người dân vừa là minh chứng rõ nét cho sự chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo trên cùng một đất nước Việt Nam. Cùng với quần thể Hồ Gươm, Tháp Rùa; đền Ngọc Sơn là một di tích văn hóa – lịch sử độc đáo, một điểm du lịch đặc sắc của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến

Gợi Ý Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đạt Điểm Cao – Bài 11

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Đạt Điểm Cao giúp ích rất nhiều trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của các em học sinh.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn” là những câu thơ gợi lên không khí náo nức của du khách thập phương đến thăm hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn được vẽ nên như điểm nhấn trong bức tranh tuyệt đẹp về Hồ Gươm, là những thành tố không thể không nhắc tới trong cảnh quan chung nơi đây. Đặc biệt, đền Ngọc Sơn với sự tổng hòa của tam giáo đã góp phần tạo nên không gian văn hóa tâm linh.

Đền Ngọc Sơn có sức hút đặc biệt với du khách, điều đó được tạo ra bởi vị trí đắc địa của nó khi tọa lạc trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là đền thờ Quan Đế để trấn áp cái ác, sau chuyển sang thờ Phật, cuối cùng được tu sửa lại giống như ngày nay. Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, du khách sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của tháp Bút.

Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội (trước kia là núi Độc Tôn) vào năm 1865 theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên tháp được khắc 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh).

Để vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ đi qua cầu Thê Húc. Cây cầu có màu đỏ phần chân được tạo nên từ những chiếc trụ lớn. Tên của cầu mang ý nghĩa “Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”.

Bước qua cổng đền Ngọc Sơn là đến đền chính gồm 2 ngôi nối liền nhau thờ Văn Xương Đế Quân và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Đền mang đặc trưng phong cách kiến trúc đền chùa Bắc bộ. Bên trong là 2 pho tượng lớn, pho Đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1m, pho thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.

Phía Nam của đền Ngọc Sơn còn có đình Trấn Ba (hay còn gọi là đình Chắn Sóng, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa những thay đổi thời thế). Đình Trấn Ba có hình vuông, bao gồm 8 mái, mái 2 tầng có 8 cột chống đỡ, 4 cột ngoài bằng đá, 4 cột trong bằng gỗ đầy uy thế. Ngoài ra, đền Ngọc Sơn cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường… nhằm thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo.

Kiến trúc tổng quan của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo và văn hiến qua nghìn năm lịch sử. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo hình chữ Tam, bên trong có các câu đối, hoành phi và bài trí linh thiêng. Cùng với tháp Bút, đài Nghiên bên hồ Hoàn Kiếm, trước cửa đền Ngọc Sơn cũng đều là những biểu tượng văn hóa, những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng của Thăng Long từ nhiều đời nay. Dấu vết của nghìn năm lịch sử văn hiến Việt Nam như được in đậm trên từng bờ tường, từng mái ngói nơi đây.

Cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến di tích danh thắng này vừa cổ kính, lộng lẫy, lại vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội những năm xưa cũ. Toàn bộ quần thể công trình được xem là nơi hội tụ linh khí giữa đất trời, trải qua bao thăng trầm của thời gian, đây vẫn là hình ảnh đáng tự hào của người dân đất Kinh kỳ xưa và nay.

Chia Sẻ Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ngắn Hay – Bài 12

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Ngắn Hay sẽ mang đến cho các bạn đọc những thông tin thú vị về địa danh nổi tiếng này.

Đền Ngọc Sơn luôn là niềm tự hào của người dân Hà thành. Ngôi đền này không chỉ mang nét đẹp cổ kính mà còn có ý nghĩa tâm linh rất lớn với người dân Hà Nội. Cứ mỗi khi kỳ thi cử đến là nơi đây lại chật ních học sinh, sinh viên đến thắp nhang, mong được đỗ đạt. Ngoài ra đây còn là địa điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đặt chân đến thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Ngôi đền này được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Ban đầu, đền là nơi thờ Quan đế giúp trấn áp những điều ác, sau này đổi sang thờ Phật và cuối cùng chuyển sang thờ vị anh hùng Trần Hưng Đạo, người có công đánh giặc Nguyên – Mông và Văn Xương Đế Quân (ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử).

Không chỉ là địa điểm tâm linh đơn thuần, ngôi đền này còn là địa điểm tham quan rất nổi tiếng của Hà Nội, thu hút khách du lịch nước ngoài bởi sự cổ kính, trầm mặc, oai nghiêm và mang đậm nét văn hóa kiến trúc xưa cũ còn lưu giữ được đến ngày nay.

Lịch sử đền Ngọc Sơn gắn liền với câu chuyện về vua Lý Thái Tổ. Khi dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền đã có tại đây tên là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, đền được đổi tên thành Ngọc Sơn thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Do lâu ngày không được trùng tu nên đền bị sụp hỏng.

Đến triều nhà Lê, dưới thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang đã cho dựng cung Thụy Khánh trên nền đền Ngọc Sơn cũ và cho đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông, đối diện đền Ngọc Sơn và đặt tên là núi Đào Tai, Ngọc Bội. Cuối triều nhà Lê, Lê Chiêu Thống đã cho người phá hủy cung Thụy Khánh. Sau đó, một nhà từ thiện tên Tín Trai đã lập lên một ngôi đền trên nền cũ của cung Thụy Khánh và đặt tên là chùa Ngọc Sơn để thờ Phật.

Chùa được xây dựng quay mặt về hướng Nam, phía trước có dựng một gác chuông tạo nên phong cảnh nên thơ trữ tình và được rất nhiều người ghé qua. Dưới sự tàn phá của thời gian, ngôi chùa đã dần bị đổ nát. Một thời gian sau, con trai của ông Tín Trai đã nhượng lại ngôi chùa cho một hội từ thiện. Họ đã tiến hành dỡ bỏ gác chuông và cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân, vị thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

Đền Ngọc Sơn là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa các tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử. Ngôi đền này còn thể hiện rõ nét quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt, mang ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo. Cụ thể, nơi đây không chỉ thờ Văn Xương Đế Quân, Trần Hưng Đạo mà còn thờ Phật A di đà, Quan Vân Trường và Lã Động Tân.

Ngoài ra, nơi đây còn là một kiệt tác nghệ thuật giữa lòng thủ đô hiện đại, mang đậm nét kiến trúc đền chùa vùng Bắc Bộ. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam. Đền chính được thiết kế bởi hai ngôi nối liền nhau. Tượng Trần Quốc Tuấn được đặt trên bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương Đế Quân được dựng đứng uy nghi, trên tay cầm bút thư thái, nho nhã.

Đền Ngọc Sơn có mái hình vuông, tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Ngoài ra, bốn cột bên ngoài của đền được làm bằng đá, bốn cột bên trong được làm bằng gỗ quý hiếm. Sự kết hợp giữa chất liệu như vậy tạo nên sự độc đáo cho ngôi đền, tăng thêm sự tôn nghiêm và sức thu hút cho ngôi đền đồng thời cho thấy cái tài của người thiết kế.

Ngoài ra, xung quanh đền có một loạt các công trình độc đáo khác như: cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên, đình Trấn Ba. Cầu Thê Húc là cây cầu dẫn du khách vào đền. Cầu được sơn màu đỏ, có phần chân được tạo bởi các trụ lớn vô cùng đẹp mắt. Tên của cây cầu này mang ý nghĩa rất độc đáo “Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm” hoặc bạn cũng có thể hiểu là “Ngưng tụ hào quang”.

Tháp Bút nằm ở ngay cổng vào đền, trước cầu Thê Húc. Tháp được xây dựng vào năm 1865, trên núi Ngọc Bội, dựa theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Tháp được xây dựng bằng đá, đỉnh tháp có hình ngọn bút lông dựng ngược, trên thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” tức là viết lên trời xanh.

Đài Nghiên chính là cửa cuốn phía trước đền. Phía trên cửa có đặt một nghiên mực bằng đá, hình nửa quả đào được bổ đôi theo chiều dọc, phía dưới có ba con ếch đội nghiên mực. Phía trên của nghiên có khắc một bài minh, nội dung nói về công dụng của nghiên mực dựa trên góc độ của triết học.

Phía Nam của đền có đình Trấn Ba, dịch là đình chắn sóng, cái tên này mang ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hóa đương thời. Đình được thiết kế hình vuông, có tám mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ, bốn cột trong bằng gỗ, bốn cột ngoài bằng đá, trên cột có câu đối “Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy/ Văn long đại khối thọ như sơn”.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Và Hồ Hoàn Kiếm – Bài 13

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Và Hồ Hoàn Kiếm giúp các em có thể tham khảo và trau dồi thêm nhiều kĩ năng hay.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt. Cảnh quan khu vực Hồ Hoàn Kiếm với trung tâm tín ngưỡng là đền Ngọc Sơn đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa đặc biệt của Thủ đô.

Hồ Hoàn Kiếm: ở giữa lòng thành phố, có diện tích khoảng 12ha, được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1.800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha bóng rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh. Hồ là dấu tích của một khúc sông Nhị Hà; từng có tên gọi là Hồ Lục Thủy vì nước có màu xanh quanh năm.

Hồ Hoàn Kiếm có nghĩa là hồ trả gươm, dân gian gọi tắt là Hồ Gươm. Tên gọi đó xuất hiện từ một truyền thuyết thời vua Lê Thái Tổ, thế kỷ XV. Tương truyền rằng, nhà vua trước đây đã được trời ban cho thanh gươm báu để giúp đánh thắng giặc Minh giải phóng non sông đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần.

Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Rùa vàng nhô đầu lên cao, tiến về phía thuyền vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Tháp Rùa: là một công trình kiến trúc được coi là dấu ấn đặc trưng của hồ Gươm. Tháp có tên chữ là: Quy Sơn tháp, tức là Tháp Núi Rùa (vì là đảo đất tự nhiên, vào ngày hè rùa thường lên đây phơi nắng và đẻ trứng). Xưa kia, từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-18), chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời Nguyễn thì không còn dấu tích.

Tháp Rùa được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1884-1886. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Tháp Rùa đã trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người dân Hà Nội và du khách thập phương. Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, là sự kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.

Đền Ngọc Sơn toạ lạc trên đảo Ngọc trong Hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn là di tích văn hoá tín ngưỡng tôn giáo, nơi thờ Thánh Trần Hưng Đạo và Quan Vũ Đế cùng hai vị võ tướng được xếp vào hàng “Thánh” và cũng là nơi chứng kiến những buổi tập thuỷ chiến của quân đội Đại Việt.

Năm 1864, nhà nho yêu nước là Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại toàn cảnh. Trong đền, ông đề cao việc thờ thần Văn Xương, vị sao chủ trông nom khoa cử theo tín ngưỡng Đạo giáo. Ông cho xây kè đá ở chân đảo, dựng đình Trấn Ba ngay trước đền và trông thẳng ra đảo Rùa.

Kiến trúc hiện nay của đền Ngọc Sơn về cơ bản vẫn giữ được quy mô, kiểu dáng từ thời Nguyễn Văn Siêu tu sửa. Từ ngoài vào, các công trình kiến trúc gồm: Nghi Môn ngoại, Tháp Bút, Nghi Môn nội, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, nhà Tiền Tế, Trung đường, Hậu cung, Tả hữu vu, nhà Kính thư, nhà Hậu (phòng Rùa).

Cầu Thê Húc: Dẫn vào đền Ngọc Sơn có hệ thống cổng và một cây cầu có tên là “Thê Húc” nối đảo Ngọc với bờ Đông của Hồ Hoàn Kiếm. Thê Húc nghĩa là “Nơi đậu ánh nắng ban mai”, tên cầu đã gợi lên bao điều thơ mộng.

SCR.VN Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 10 ❤️️15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Lớp 8 – Bài 14

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Lớp 8 được các bạn đọc quan tâm và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Đến với Hà Nội – Thủ đô nghìn năm văn hiến, ta có thể kể đến rất nhiều những thắng cảnh, điểm đến hấp dẫn, nhưng có một nơi mà bạn nhất định phải đến, một nơi quy tụ được nhiều thứ cả về vẻ đẹp kiến trúc cả về vẻ đẹp văn hóa tâm linh, đó chính là đền Ngọc Sơn.

Đền Ngọc Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ 19, là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Quan Vân Trường, Lã Động Tân. Qua đó, nhìn rõ được quan niệm “tam giáo đồng nguyên” – ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo tất cả vùng miền đất nước của dân tộc Việt Nam.

Đền Ngọc Sơn được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng cho nền văn hoá dân tộc cổ truyền. Ngôi đền trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội . Nhiều khách du lịch khi đặt chân đến mảnh đất thủ đô đều mong muốn ghé thăm ngôi đền Ngọc Sơn cổ kính thiêng liêng này. Nổi tiếng với cụm di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên”.

Bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ rất ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút – ngọn tháp đá 5 tầng. Phần ngọn tháp như một cây bút lông được dựng ngược, thân tháp có khắc 3 chữ là Tả Thanh Thiên nghĩa là “Viết lên trời xanh”. Tuy tháp không nguy nga hay đồ sộ, không lộng lẫy lầu son gác tía nhưng lại vĩ đại, vang bóng một thời. Tòa tháp ấy dẫu nhỏ bé nép mình bên hồ Hoàn Kiếm, nhưng lại mang trong mình một hoài bão thật lớn lao thể hiện cái hùng tâm tráng chí của các bậc sĩ phu yêu nước thời bấy giờ.

Tiếp đến là đài Nghiên – một cái cửa cuốn, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá tạc theo hình nửa quả đào được đặt trên một trụ khối hình hộp, có hình ba con ếch đội và khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực do tác giả Trần Văn Siêu soạn. Người đời sau ca ngợi là: Nhất đài Phương Đình bút.

Ở cổng ngoài đi vài bước chân vào có hai bức tường với một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, khắc 2 câu đối của nhà nho lỗi lạc với ý nghĩa nêu tên những người tài thi đỗ, nhằm cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Các bạn sẽ đi qua Cầu Thê Húc để đi được vào đền. Cây cầu mang tên Thê Húc với ý nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cây cầu nổi bật với màu đỏ rực giữa cảnh sắc thiên nhiên đẹp lung linh và xao xuyến lòng người.

Qua cầu là Đắc Nguyệt Lâu với ý nghĩa là lầu hứng trăng với thiết kế mái vòm có 2 tầng mái ngói cong với phù điêu gợn mây tại 4 góc cùng họa tiết tinh xảo, đặc biệt là hai bức tranh đắp nổi, bên phải là bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ, phía trái là bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư.

Vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan 2 khu đền chính đó là 2 khu đền thờ 2 vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo được dựng 2 bức tượng lớn với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.

Phía Nam có Trấn Ba Đình một kiến trúc thanh thoát và đậm chất thơ. Đình hình vuông, hai tầng mái được đỡ lấy bởi bốn cây cột ngoài bằng đá, bốn cây cột trong bằng gỗ. Một nơi đặc biệt mà khi đến đây du khách không khỏi tò mò và trầm trồ đó là khu vực tủ kính giữ tiêu bản của rùa Hồ Gươm với dáng vẻ trang nghiêm và tầm vóc to lớn.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể học hỏi và nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.

Ngoc Son Temple is a famous temple in Hanoi. Ngoc Son Temple is located in the northeast of Sword Lake. To enter, visitors need to cross a red bridge – The Huc Bridge. Ngoc Son Temple was built in the 19th century and has existed until now. The temple has a harmonious structure.

The roof of the temple is square, with 8 large columns supporting the two roofs. The design of four columns is made of stone, four columns are made of wood, very unique. In the heart of the bustling capital is a quiet and solemn Ngoc Son temple, this is a destination that many people want.

When coming here, people can temporarily forget about the hustle and bustle of life outside to sincerely think about what they want, think about the beautiful life that they want to lead. Every Vietnamese wants to visit and save memories with this place once.

Tạm dịch

Đền Ngọc Sơn là ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nội. Đền Ngọc Sơn nằm ử phía Đông Bắc của hồ Gươm. Để vào người, khách tham quan cần đ qua một chiếc cầu màu đỏ – cầu Thê Húc. Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX và tồn tại đến tận bây giờ. Đền có cấu trúc hài hòa.

Mái đền hình vuông, Có 8 cột lớn chống đỡ hai tầng mái. Thiết kế bốn cột được làm bằng đá, bốn cột được làm bằng gỗ rất độc đáo. Giữa lòng thủ đô tấp nập là một đền Ngọc Sơn trang nghiêm tĩnh lặng, đây là điểm đến mà nhiều người mong muốn.

Khi đến nơi đây người ta có thể tạm quên đi cuộc sống xô bồ ngoài kia để thành tâm suy nghĩ về những điều mình mong muốn, nghĩ về cuộc sống tươi đẹp mà mình muốn hướng đến. Mỗi người dân Việt Nam đều muốn một lần đến thăm và lưu lại những hình ảnh kỷ niệm với nơi đây.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận