Thuyết Minh Về Nghệ An: 28+ Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay

Thuyết Minh Về Nghệ An ❤️️ 28+ Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Miền Trung Xứ Nghệ Với Nhiều Danh Thắng.

Bài Văn Thuyết Minh Về Nghệ An Hay Nhất – Mẫu 1

Bài văn thuyết minh về Nghệ An hay nhất với những thông tin đầy đủ và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc muốn tìm hiểu về vùng đất này.

Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa. Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước.

Nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ.

Nghệ An là một vùng đất có lịch sử định cư lâu đời. Các di chỉ thuộc Văn hóa Quỳnh Văn thuộc thời kỳ đồ đá mới được phát hiện tại Quỳnh Lưu vào những năm 1930 cho thấy khu vực này đã được định cư bởi nhóm cư dân ven biển biết làm đồ gốm, thuần dưỡng súc vật cách đây khoảng 6000 năm. Giai đoạn hậu đồ đá mới có cách di chỉ như Hang Thẩm Hoi, hang Đồng Trương… Nghệ An cũng là địa bàn sinh sống của cư dân Đông Sơn với di chỉ Làng Vạc. Tại đây vào năm 1991, phát hiện được tổng cộng 347 ngôi mộ. Làng Vạc là khu mộ táng lớn nhất, có mật độ cao nhất trong văn hóa Đông Sơn.

Với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú về địa hình, Nghệ An có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Phía Tây Nghệ An là các khu du lịch gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, Pù Huống, hoặc các danh thắng tự nhiên như thác Sao Va, thác Khe Kèm…

Phía Đông Nghệ An là một loạt các bãi tắm đẹp trải dài từ bãi Quỳnh Phương – Quỳnh Lưu đến Diễn Thành – Diễn Châu, Cửa Hiền – Nghi Lộc và nổi tiếng hơn cả là bãi biển Cửa Lò. Một số khu du lịch mới hình thành, có chất lượng cao và được nhiều du khách biết đến như khu resort Bãi Lữ (tai xã Nghi Yên – huyện Nghi Lộc) hoặc khu du lịch biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu) đang tiếp tục phát triển và khẳng định uy tín.

Trong tâm thức của người dân cả nước, Nam Đàn là vùng “địa linh nhân kiệt”- cái nôi của phong trào yêu nước, quê hương của Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Chủ tịch Hồ Chí Minh… và là vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời.

Ở Nam Đàn hầu hết các di tích – danh thắng trên địa bàn huyện đều gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Bến Sa Nam; Đền thờ, Mộ vua Mai; Nhà lưu niệm Cụ Phan Bội Châu; Dấu tích của thành Lục Niên; Khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp; Núi Chung…

Và đặc biệt là quê Bác – Khu di tích Kim Liên – nơi tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện qua các di tích lưu niệm về Người. Tất cả các di sản đã phần nào nói được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Lam Hồng và của đất nước Việt Nam.

Thành phố Vinh hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ như: Quảng trường Hồ Chí Minh; lâm viên núi Quyết, rừng Bần Tràm chim Hưng Hoà; Bảo tàng Xô viết-Nghệ Tĩnh, Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Tổng hợp Nghệ An; Công viên Nguyễn Tất Thành, Công viên Trung tâm, Khu vui chơi giải trí du lịch Hồ Cửa Nam; Ngoài ra còn có vùng du lịch phụ cận với những điểm đến như: Đài liệt sỹ Xô Viết-Nghệ Tĩnh (Thái Lão), Nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong; đền Hồng Sơn; chùa Cần Linh; Đền thờ vua Quang Trung; Đền thờ và mộ Ông Hoàng Mười, núi Hồng và sông Lam…

Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Số người Nghệ Tĩnh đậu đại khoa thời phong kiến (tiến sĩ trở lên) xếp thứ 4 toàn quốc (sau Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội).

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Quê Hương Em Nghệ An – Mẫu 2

Tham khảo bài thuyết minh về quê hương em Nghệ An với những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc về vùng đất và con người xứ Nghệ.

Sử sách ghi nhận danh xưng Nghệ An, vùng đất sông Lam núi Hồng, sơn thủy hữu tình, con người cần kiệm, anh hùng, giỏi giang, tình nghĩa… Miền đất ấy có danh xưng tính đến nay đã gần tròn 1000 năm, với biết bao thăng trầm.

Sử cũ chép lại rằng, thời Hồng Bàng (2879 – 258 tr.CN), nước ta gọi là Văn Lang và được chia thành 15 bộ. Vùng đất Nghệ An thời bấy giờ là một trong 15 bộ đó, có tên gọi là Hoài Hoan (vùng đất Hà Tĩnh cạnh đó gọi là bộ Cửu Đức)… Sau nhiều lần thay đổi tên gọi hành chính, năm 1030 (năm Thiên Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông), vùng đất này bắt đầu có tên gọi Châu Nghệ An với việc đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An Châu trại. Danh xưng Nghệ An chính thức bắt đầu từ đó.

Từ miền đất thân thương này, không rõ có từ bao giờ mà câu dân ca xứ Nghệ ăm ắp ân tình vẫn vọng mãi đến tận ngày nay:

“À ơi… Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục
Thì biết cuộc đời răng là nhục là vinh
Thuyền em lên thác xuống ghềnh
Nước non là nghĩa là tình ai ơi…”.

Trong sâu thẳm lời ca ấy là con người Nghệ An, là “non xanh nước biếc” Nghệ An, đã hòa quyện để tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp của miền quê thấm đẫm nghĩa đất tình người. Người Nghệ An từ bao đời nay có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, hiếu học và yêu nước, văn hóa và cách mạng. Điều đáng trân trọng nhất ấy đã trở thành “tài sản” tinh thần vô giá của người xứ Nghệ; dù cho vật đổi sao dời, phẩm chất ấy vẫn trường tồn.

Cũng từ cuộc sống có phần lam lũ của con người mà mảnh đất “gió Lào cát trắng” này đã là cái nôi của những điệu hò, câu ví được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; càng làm cho văn hóa nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng trường tồn, phát triển bền vững trong lòng dân tộc và nhân loại.

Xưa nay, người Nghệ An hiếu học, tôn sư trọng đạo, biết tôn vinh người có công với làng với nước, biết quý trọng người hiền tài… Đó là những giá trị nhân văn cao đẹp. Nhưng không chỉ có vậy, người Nghệ An còn có những phẩm chất đặc trưng khác nữa; như GS. Phong Lê – nguyên Viện trưởng Viện Văn học, người lớn lên từ mảnh đất xứ Nghệ, có nhận xét rất mạnh bạo rằng: “Đặc trưng nhất của người Nghệ là hiếu học, là gàn, là ngông, dựa trên nền tảng tài năng và sự tử tế” – Sự tử tế làm nên tính cách bao trùm của người Nghệ An; Còn cái ngông, cái gàn của người đất Nghệ là cái ngông, cái gàn của kẻ sĩ, của người có học!

Có phải cũng nhờ “sự tử tế, cái ngông, cái gàn” ấy mà từ bao đời nay, người Nghệ An đã vun đắp cho mình một nền văn hóa bản địa độc đáo, đủ sức đề kháng với các yếu tố văn hóa bị xem là xa lạ, ngoại lai, độc hại? Trong suy nghĩ của riêng tôi, không có chỗ để phủ nhận điều đáng trân trọng ấy. Thế nên người đời thường nói, Nghệ An là nơi Đất học sinh hào kiệt, Thiên nhiên tôi cốt cách là vậy.

Người Nghệ An, dù ở miền đất nào trong số 21 đơn vị hành chính của tỉnh cũng đều mang phẩm chất của người xứ Nghệ bên cạnh cái riêng có của mỗi vùng, miền. Đó là Nam Đàn- một miền “địa linh nhân kiệt”; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh –Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; nơi có Làng Sen quê nội của Bác, tên chữ là Kim Liên (sen vàng), và Làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) – quê ngoại của Bác Hồ, và cũng là nơi Người cất tiếng khóc chào đời.

Hay như huyện Thanh Chương, cũng là miền quê có nhiều dòng họ nổi danh trong việc học hành, với 25 vị đỗ đại khoa thời phong kiến (trên tổng số 150 người cả tỉnh)… Hoặc quê lúa Yên Thành lại nổi tiếng về văn chương khoa bảng đứng đầu một phủ: Trạng nguyên Bạch Liêu – người mở đầu cho truyền thống khoa bảng huyện Yên Thành và cả xứ Nghệ vào khoảng giữa thế kỷ XIII, đời vua Trần Thánh Tông….

Trở ra nơi địa đầu xứ Nghệ – Quỳnh Lưu, nơi có làng Quỳnh Đôi nổi tiếng trong ngoài về truyền thống hiếu học, học giỏi. Thế nên mới có ông Hồ Sĩ Dương, nhà nghèo lắm, bữa ăn bữa nhịn… nhưng vẫn quyết chí học hành và ông đã đỗ đầu khoa thi Hương (1651), lại đỗ đầu khoa Đông Các (1659), trở thành một trong 2 người Việt Nam đỗ lưỡng quốc Trạng nguyên (người còn lại là Mạc Đĩnh Chi).

Gần 1000 năm qua trên Đất và Người Nghệ An – đó là một hành trình lịch sử dài lâu với biết bao thăng – trầm, biết bao sự kiện đã diễn ra với vùng đất và con người Nghệ An, để các thế hệ hôm nay được đón nhận, được tiếp nối và vô cùng tự hào về truyền thống quê hương, về đặc sắc văn hóa và về đặc trưng tính cách con người xứ Nghệ.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Thành Phố Vinh – Mẫu 3

Tỉnh Nghệ An có thủ phủ là thành phố Vinh, một trung tâm văn hoá và kinh tế lớn của khu vực Bắc Trung Bộ, tham khảo bài giới thiệu về thành phố Vinh dưới đây:

Vinh là thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế và văn hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và là đầu mối quan trọng trong cửa ngõ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Thành phố Vinh nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.

Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt. Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam.

Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này. Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng… nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều… Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và là một điểm đến quan trọng trong tuyến du lịch con đường di sản miền Trung. Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.

Với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên – quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò – một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giới Thiệu Về Du Lịch Nghệ An – Mẫu 4

Bài giới thiệu về du lịch Nghệ An sẽ đưa bạn đọc khám phá những địa danh nổi tiếng đã ghi dấu vùng đất này trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Du lịch Nghệ An luôn hấp dẫn du khách bởi những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp, bên cạnh đó còn có nhiều món ăn ngon, địa điểm vui chơi thú vị.

Nếu bất kỳ du khách nào có câu hỏi du lịch Nghệ An nên đi đâu? Thì câu trả lời chắc chắn là bãi biển Cửa Lò. Đây được xem là địa điểm du lịch Nghệ An Hà Tĩnh nổi tiếng nhất. Du khách có thể tắm biển, thưởng thức hải sản, đạp xe đạp dạo quanh bờ biển hay sống ảo tại đây cũng rất đẹp.

Bãi Lữ là một trong những tọa độ được nhiều du khách check in nhất tại Nghệ An. Nơi đây sở hữu khung cảnh hoang sơ có cả núi, biển, bãi cát trắng trải dài tuyệt đẹp. Khi đến Bãi Lữ, du khách sẽ cảm thấy thực sự thanh bình, vắng vẻ và có chút lãng mạn.

Khu di tích lịch sử Kim Liên quê Bác cũng là địa điểm bạn không nên bỏ lỡ trong tour du lịch Nghệ An. Khu di tích lịch sử này nằm ở làng Sen hay làng Kim Liên là nơi mà bác Hồ đã được sinh ra và lớn lên. Căn nhà lá 5 gian đơn sơ, mộc mạc cùng nhiều kỉ vật của gia đình Bác như chiếc rương, chiếc tủ, mâm gỗ cho đến cả chiếc án thư, bộ phản, nghiên mực… vẫn đều được giữ nguyên vẹn qua thời gian.

Vườn quốc gia Pù Mát là nơi bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm tại Việt Nam. Với diện tích tự nhiên 194.000 ha, trong đó vùng bảo tồn 94.000 ha và vùng đệm 100.000 ha, các du khách khi đến đây có thể thỏa thích khám phá nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Hang Thẩm Ồm được xem là nơi đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống từ hơn 20 vạn năm trước. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các mẫu vật làm bằng đồng, đá, hóa thạch cổ đại minh chứng cho sự xuất hiện sự sống của loài người tại đây. Ngoài ra, Thẩm Ồm cũng là một hang động đá tự nhiên đẹp, rộng lớn.

Thành cổ Vinh được xây bằng đất từ năm 1804 dưới thời vua Gia Long cho đến năm Minh Mạng thứ 12 thì mới được xây lại bằng đá. Đây được xem là một di tích lịch sử đầy tự hào của người dân Nghệ An. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, bị tàn phá nhưng thành cổ Vinh vẫn hiên ngang cho tới tận ngày nay và là một nhân chứng lịch sử chứng kiến sự thăng trầm của của đất nước.

Đồi chè Thanh Chương nằm ở phía tây Nghệ An. Đây là một trong những địa điểm check-in hot nhất khi du lịch Nghệ An. Những đồi chè xanh mướt được trồng trên những ngọn đồi san sát tạo nên một khung cảnh thực sự tuyệt vời. Hãy diện những trang phục thật đẹp để có thể có cho mình bộ ảnh thật đẹp tại đây.

Đảo Lan Châu đích thị là đảo đẹp nhất Cửa Lò với phảng phất sự cổ kính, hoài niệm, rất tĩnh lặng và nên thơ. Đảo Lan Châu còn sở hữu con đường đá cùng ngọn hải đăng Lan Châu lộng lẫy khiến khung cảnh bình yên nơi đây càng mê đắm lòng người.

Mặc dù không được khai thác du lịch nhiều như biển Cửa Lò nhưng đây vẫn sẽ là một điểm đến thú vị trong chuyến đi của bạn. Cửa Hội sở hữu nét đẹp bình dị, bãi biển tại đây khá hoang sơ và không có nhiều du khách ghé thăm. Tuy nhiên, đây lại là một điểm lợi thế nếu như bạn đang muốn có cho mình một bộ ảnh chụp cùng biển đẹp, vắng người. Đặc biệt hơn nữa là Cửa Hội có hải sản tuyệt ngon, không thua kém gì những nơi khác.

Cách thành phố Vinh khoảng 40km, khi đi dọc trục đường Quốc Lộ 1A, du khách sẽ đến được bãi Diễn Thành. Đây một bãi tắm rộng, cát thoai thoải, sóng nhẹ, nước không sâu, có khi lội cả trăm mét cũng chỉ xâm xấp bụng người. Nếu bạn đang tìm kiếm một bãi tắm vắng vẻ, hoang sơ và yên bình thì đừng bỏ qua biển Diễn Thành khi du lịch Nghệ An.

Thác Xao Va cách thành phố Vinh khoảng 170km về phía tây bắc Nghệ An, thuộc địa phận huyện Quế Phong. Thác Xao Va có chiều cao khoảng 30m, chiều rộng 35m. Khung cảnh nơi đây rất hùng vĩ với hai bên là rừng rậm, ở giữa là ngọn thác cao chót vót thực sự sẽ khiến bạn phải wow khi ngắm nhìn nó.

Đền Cuông thuộc huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh khoảng 30km về phía bắc. Nơi đây thờ vị vua An Dương Vương và là một ngôi đền linh thiêng gắn với nhiều sự tích, câu chuyện kì bí.

Khu du lịch sinh thái kết hợp văn hóa – tâm linh núi Quyết và đền thờ Quang Trung cũng là một trong những địa điểm du lịch được nhiều du khách biết đến. Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm nhận được sự linh thiêng, uy nghiêm của không gian nơi đây. Ngoài ra, từ khu du lịch sinh thái, bạn còn chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố Vinh.

Cánh đồng hoa hướng dương Nghĩa Đàn với diện tích lên tới 100ha được xem là một trong những cánh đồng hoa lớn nhất tại Việt Nam. Vào thời điểm tháng 3-4 và tháng 11-12 hoa nở, lúc nào nơi đây cũng trong tình trạng kín chỗ du khách tới chụp ảnh. Thậm chí, một vài MV ca nhạc nổi tiếng cũng đã từng quay tại đây.

Khu du lịch Con Cuông là địa điểm được nhiều gia đình yêu thích. Nơi đây bao gồm 4 bản làng xây dựng theo mô hình du lịch cộng đồng gồm: Bản Nưa (xã Yên Khê), bản Khe Rạn (xã Bồng Khê), bản Xiềng (xã Môn Sơn) và bản Nà Pha (xã Yên Khê). Khi đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về văn hóa, lối sống sinh hoạt của người dân các đồng bào dân tộc thiểu số.

Khi du lịch Nghệ An, du khách cũng không nên bỏ qua Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh. Bảo tàng được thành lập từ những năm 1960, là chi nhánh của bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tọa lạc tại số 10 đường Đào Tấn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nơi đây từng là địa điểm giam cầm hàng trăm chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp thời xưa.

Bản đồ du lịch Nghệ An là một bức tranh đa màu sắc với nhiều điều thú vị. Các điểm du lịch ở Nghệ An sở hữu một nét đẹp riêng biệt, không trộn lẫn.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình 🍀 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Cảnh Đẹp Nghệ An – Mẫu 5

Đón đọc bài thuyết minh về cảnh đẹp Nghệ An với những ý văn ngắn gọn giới thiệu về đảo Lan Châu với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hấp dẫn.

Với nét đẹp yên bình, hoang sơ, đảo Lan Châu Cửa Lò thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Đảo là nơi thích hợp để bạn đắm mình trong làn nước xanh mát cùng cát trắng dịu êm và thư giãn với các hoạt động vui chơi thú vị. Nếu tìm một nơi dừng chân trong ngày hè nóng bức để chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp thì đảo Lan Châu Cửa Lò là sự lựa chọn tuyệt vời

Bán đảo Lan Châu nằm ở phía Bắc bãi tắm Cửa Lò. Nếu như, chỉ đứng từ bãi tắm ngắm nhìn đảo chúng ta chỉ thấy một bán đảo nhỏ xinh, nằm gọn gàng bên mép biển… Nhưng nếu như bạn có chút phiêu lưu thì có thể đi men theo rìa bán đảo để ra khám phá và trải nghiệm nơi bán đảo ra phía biển…

Đảo Lan Châu còn có tên gọi khác là đảo Rú Cóc do có hình dáng tựa như một con cóc khổng lồ đang vươn mình ra biển khơi bao la. Phía tây đảo nối với đất liền, phía đông là những vách đá trải dài ra biển với những hình thù kỳ thú. Trên đỉnh cao của đảo có một ngọn hải đăng và lầu Nghinh Phong của vua Bảo Đại. Nơi đây, bạn có thể quan sát toàn cảnh thị xã Cửa Lò và ngắm nhìn biển khơi bao la, rộng lớn.

Đảo Lan Châu Cửa Lò có khí hậu đặc trưng của vùng đất miền Trung đầy nắng, thời tiết thuận tiện cho hoạt động du lịch quanh năm. Bạn có thể đến đảo vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 để ngắm cảnh biển trong xanh và thỏa thích tham gia các hoạt động tắm biển, câu cá… Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 11 đến tháng 12 là mùa cánh đồng hoa hướng dương nở rộ. Đây cũng là dịp thích hợp để bạn đi đảo Lan Châu Cửa Lò ngắm cảnh và thu về những bức ảnh tuyệt đẹp.

Trên đảo có nhà hàng Lan Châu. Nhà hàng tọa lạc trên đỉnh núi với tầm nhìn hướng biển khoáng đạt và không gian sang trọng, hiện đại. Thực đơn nhà hàng khá phong phú với nguồn nguyên liệu tươi ngon như: mực nhảy, bề bề, ốc, cá… tươi ngon được đánh bắt trực tiếp từ vùng biển Nghệ An trù phú.

Du lịch đảo Lan Châu Cửa Lò là hành trình thực sự thú vị để bạn tạm rời xa những ồn ào phố thị và có những khoảnh khắc hòa mình cùng thiên nhiên, trời biển. Hòn đảo xinh đẹp hoang sơ này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về Nghệ An, đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Lạng Sơn 🌻 15 Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Nghệ An – Mẫu 6

Với đề văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Nghệ An, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý hay giới thiệu về khu di tích Làng Sen, quê hương của Bác Hồ vĩ đại.

Nghệ An vốn từ ngàn đời nay vẫn nổi danh là vùng đất của những người con hiếu học và tài năng, trong thế kỷ XX đầy biến động của đất nước vùng đất xứ Nghệ lại trở thành cái nôi của Cách mạng, là khởi thủy của phong trào cách mạng vô sản với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Đồng thời miền đất này cũng là nơi sinh ra vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, người đã có công lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi bằng cả cuộc đời mình. Chính vì thế khi về với Nghệ An, hầu hết những người con tứ xứ đều mong muốn được một lần ghé thăm khu di tích Kim Liên, thường gọi chung là làng Sen, nơi gắn bó với tuổi thơ của Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Làng Sen là tên thường gọi, còn tên chính thức của ngôi làng mà Bác sinh sống khi ấu thơ là làng Kim Liên, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là quê cha của Bác. Ngôi làng cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 16 km về phía Tây, nằm gần hai ngọn núi Chung và núi Đại Huệ.

Quy mô của khu di tích nằm trong khoảng 205 ha, với các điểm di tích cách nhau từ 2-10km. Làng Sen hiện nay được xem là một trong 4 khu di tích quan trọng bậc nhất trong gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh, được thủ tướng chính phủ xếp vào một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt, cần giữ gìn và bảo tồn chặt chẽ.

Sở dĩ được gọi là làng Sen bởi nơi đây ngoài khung cảnh quen thuộc như bến nước, gốc đa, sân đình, lũy tre làng như bất cứ làng quê nào ở Việt Nam, thì làng Sen còn đặc biệt nổi bật với những hồ Sen, đầm Sen dày đặc, không chỉ là sinh kế gắn liền với cuộc sống của con người nơi đây. Mà còn trở thành một dạng cảnh quan đặc biệt, với những bông sen hồng bung nở khi vào mùa, tỏa hương thơm thoang thoảng cả một vùng, khí tiết thanh bình như chốn ở của tiên của phật.

Đối với những du khách từ xa tới, đi du lịch vừa muốn được ngắm sen nở, vừa muốn tham quan cụm di tích gắn liền với Bác, thì nên cân nhắc thời gian đi. Xét theo mùa sen nở rộ thì thời điểm tháng 5 ngay vừa lúc giữa mùa hạ, chính là lúc hoa nở nhiều và đẹp nhất. Khi di chuyển đến làng Sen chúng ta sẽ không phải mất nhiều thì giờ tìm kiếm đầm sen bởi nó nằm ở ngay đầu làng, nếu đi đúng dịp thì đó quả thực là một khung cảnh tuyệt vời, đủ nét nên thơ trữ tình, khiến du khách không khỏi trầm trồ, thán phục.

Đi qua hồ Sen là tới giếng Cốc, là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng, thuở thơ ấu cậu bé Nguyễn Sinh Cung cũng từng nhiều lần vâng lệnh cha đi gánh nước về sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi thuở nhỏ Bác vui chơi đùa nghịch với bạn bè cùng trang lứa. Đi một đoạn không xa nước, ta thấy thấp thoáng sau lũy tre già xanh mát ấy chính là ngôi nhà đơn sơ, giản dị của gia đình Bác, nơi Bác từng có khoảng thời gian 5 năm gắn bó.

Phía trước căn nhà là một lối đi nhỏ hai bên được trang trí bằng hàng râm bụt cắt tỉa gọn gàng, mùa nào cũng cho những đóa hoa đỏ hồng rực rỡ, đầy sức sống. Tiến vào trong sân một không gian làng quê, cổ kính lập tức hiện ra trước mắt ta với một gian nhà 5 gian lợp mái tranh, vách nứa của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Ngôi nhà này vốn là món quà thưởng do dân làng Sen dựng lên bằng tiền công quỹ, để mừng cụ đỗ đạt, mang lại vinh dự cho làng, với tấm lòng trân trọng, mến mộ tài năng thân phụ của Bác.

Ngôi nhà được cụ phó bảng dành ra hai gian, một gian đặt bàn thờ người vợ mất sớm là bà Hoàng Thị Loan, gian còn lại để tiếp khách khứa. Một gian dành cho bà Nguyễn Thị Thanh – con gái cả của cụ, một gian để cụ đặt án thư dạy học cho các con, và kê thêm một chiếc phản gỗ lớn để cụ nghỉ ngơi, cũng như là nơi quây quần bà con trong những buổi uống trà nói chuyện. Gian cuối cùng là nơi ở của Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung, tức hai con trai của cụ phó bảng.

Ngoài 5 gian nhà chính thì bên cạnh còn một gian nhà ngang, ấy là nơi nấu nướng. Tuy là người đỗ đạt, có vai vế thế nhưng nếp sống và nếp sinh hoạt của cả nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc hết sức giản dị đơn sơ, từ cái bàn thờ làm bằng liếp tre, trên có mảnh chiếu nhỏ, bát hương với đôi nến và một tấm bài vị bằng gỗ, cho đến những chiếc chõng tre, chum vại mộc mạc được dân làng yêu mến biếu tặng.

Tất cả đều bộc lộ một nếp sống đơn sơ, giản dị, gắn bó với làng quê của cả gia đình người lãnh tụ vĩ đại. Và cũng có lẽ rằng sự gắn bó và am hiểu nhân dân ấy đã sớm rèn rũa cho Bác một đức tính cần kiệm, liêm khiết, một lòng vì nhân dân phục vụ.

Ngoài hồ sen và gian nhà của Bác, thì mộ của cụ Hoàng Thị Loan, mẹ ruột Bác cũng là một trong những điểm đáng chú ý của cụm di tích Kim Liên. Ngôi mộ nằm trên lưng núi Động Tranh, thuộc dãy núi Đại Huệ, được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Với phần mái che cách điệu trông giống hình chiếc khung cửi, vật vẫn gắn bó với bà thuở sinh thời, làm kế sinh nhai để bà nuôi các con thơ, bên trên phần mộ hiện nay được phủ bởi hoa giấy, trông rất nhẹ nhàng, yên bình.

Khu di tích làng Sen (Kim Liên) là một trong những khu di tích quan trọng, mỗi năm hấp dẫn hàng triệu lượt du khách về thăm không chỉ bởi vẻ đẹp sự yên bình của làng Sen. Mà nơi đâu còn in dấu những ký ức đầu đời của vị lãnh tụ kính yêu, vĩ đại bậc nhất của dân tộc, cho những người con đất Việt được một chút lòng tưởng nhớ, thương yêu về người cha già của dân tộc dựa trên những chứng tích còn sót lại từ văn thư, đồ dùng, tất cả đều có hơi thở của Hồ Chí Minh.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Nghệ An – Mẫu 7

Tham khảo bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Nghệ An giới thiệu về thác mưa Thanh Chương, một trong những địa điểm đẹp nằm ở vùng rừng già phía tây xứ Nghệ.

Rừng nguyên sinh ở miền Tây xứ Nghệ không chỉ làm dịu những cơn gió Lào thiêu đốt mà còn ôm trong mình nhiều suối, thác hoang sơ có thể giúp bạn gột rửa muộn phiền phố thị. Thác Mưa Thanh Chương là địa danh tuyệt mỹ nằm giữa rừng già xứ Nghệ. Du khách đến đây có thể hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp, chơi đùa cùng làn nước trong xanh và tận hưởng không khí trong lành.

Nằm cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 25 km, nằm trên dãy núi cao thuộc bản Chà Luôn, xã Ngọc Lâm (Thanh Chương), thác Mưa đổ xuống thượng nguồn suối Vàng ở vùng tái định cư đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách dịp cuối tuần, nghỉ lễ.

Đường vào thác Mưa không hề dễ dàng, tuy nhiên, nhiều du khách vẫn quyết tâm chinh phục. Sau khi đi ô tô hoặc xe máy từ đường Hồ Chí Minh, vượt qua chặng đường gần 20 km, du khách sẽ phải để xe giữa rừng và đi bộ theo con suối có nhiều đá trơn trượt dài hơn 1km nữa mới tới thác Mưa. Khung cảnh ở thác Mưa tuyệt đẹp vô cùng. Chiều cao của thác khoảng 80m, nước chảy ầm ào tung bọt trắng xóa xuống những vách đá phủ rêu phong, tầng tầng lớp lớp, khiến bao du khách không khỏi say đắm trước vẻ đẹp này.

Trong hành trình đến với thác Mưa, du khách sẽ có một trải nghiệm lý thú khi qua suối đá. Đôi chân như được thư giãn bởi làn nước mát lạnh và các viên đá cuội gồ ghề giúp du khách cảm thấy sảng khoái và thư thái nơi tâm hồn. Ghé thăm thác Mưa mà không một lần tắm thác thì quả thực là thiếu sót. Còn gì tuyệt vời hơn khi sau chặng đường dài vượt thác, được đắm mình vào dòng suối trong vắt, lắng nghe tiếng chim hót líu lo, thả hồn vào bầu không khí trong lành thoáng đãng, mọi phiền muộn cuộc sống lúc này đều như tan biến.

Từ mỏm núi cao khoảng 70-80 m, dòng nước trắng xóa ào ào đổ xuống qua nhiều vách đá rêu phong, tạo thành nhiều tầng thác. Rồi con nước đổ xuống chân thác xoáy vào lòng đất qua hàng ngàn năm, tạo thành chiếc hồ nhỏ trong vắt. Kẻ cởi xiêm y lao mình xuống dòng nước, người leo trèo khám phá các tầng thác.

Thác Mưa Thanh Chương Nghệ An sở hữu dòng suối mát lạnh, thiên nhiên tươi mát là điểm đến lý tưởng giải nhiệt vào những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, ghé thăm nơi đây, du khách có thể đến với vô vàn địa điểm du lịch nổi tiếng và tận hưởng hương vị ẩm thực đặc trưng của miền đất này.

Người Thái bao đời nay đã định cư ở những cánh rừng sâu tít giáp vùng biên giới này. Dân bản địa coi con suối, dòng thác là khởi nguồn của sự sống. Thác như cơn mưa tuôn rơi suốt bốn mùa, để già trẻ, gái trai của bản được tắm mát mỗi chiều, cho nương lúa xanh tươi, cho chum nước luôn đầy…

Hãy bắt đầu chuyến du lịch Nghệ An bằng hành trình chinh phục điểm đến sinh thái đầy thú vị tại thác Mưa Thanh Chương. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ mà còn mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Nam Định 🌳 15 Bài Giới Thiệu Nam Định Hay

Thuyết Minh Về Cửa Lò Nghệ An – Mẫu 8

Biển Cửa Lò từ lâu đã nổi tiếng với du khách trong nước và quốc tế và là một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta. Đón đọc bài thuyết minh về Cửa Lò Nghệ An dưới đây:

Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta. Cửa Lò đang tiến dần đến “công nghiệp du lịch” nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ. Bãi tắm Cửa Lò dài đến 10 km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn được viền bởi những rặng phi lao bạt ngàn. Rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lí thú. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa Lò nằm biệt lập với thành phố Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18 km từ thành phố ra biển.

Mùa hè là lúc gió tây nam vượt Trường Giang đổ về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Như vậy, trong một ngày du khách ở Cửa Lò sẽ được đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau. Cửa Lò rộng dài, là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước.

Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cả cát .Nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải, thật thích hợp để tắm và bơi lội. Trong cái oi bức cuối ngày, được xắn quần đi dọc những bờ sóng rì rào mát lạnh để con sóng mát-xa đôi bàn chân, quả thật không gì dễ chịu bằng. Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiều thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi.

Cửa Lò về đêm mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Du khách có thể bắt một chiếc thuyền thúng và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. Mùa hè, sóng nhẹ, lũ mực thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh nên có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều, cảm giác thật là thú vị.Hoặc chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thuyền thúng vào bờ là có thể đến xem những giã tôm cá còn tươi rói, nháy búng lách tách.

Nhiều ngựời thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực nháy (loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ có những đốm sáng màu tím), tôm càng, cá mú,… với giá rẻ bất ngờ. Cửa Lò càng vế đêm càng sống động với một thế giới đa dạng, vừa mang diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và nhiều thú vui ấn tượng.

Khi đêm về, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, khiến cho mặt biển mang một vê đẹp long lanh, huyền ảo. Du khách có thể ngồi uống nước, tán gẫu, đi dạo trên bãi biển hoặc nằm trên chiếu ở bờ biển lộng gió và nghe trên lưng mình những tiếng roàm roạp điệu nghệ của mấy cậu bé tẩm quất lành nghề, chắc chắn sẽ cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu.

Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Khu sinh thái không xây nhà cao tầng mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn thoáng mát. Phía đông bắc là đảo Lan Châu như một án sơn trước cảng biển. Xa Xa là Hòn Ngư, Hòn Mắt. Dọc bãi tắm, du khách thường thấy những chiếc thuyền máy phục vụ dã ngoại Đảo Ngư. Đảo Ngư cách bờ khoảng 2, 3 đảo lí, đi thuyền hết khoáng 25 phút là ra tới nơi.

Tại đây, bên cạnh việc viếng thăm chùa Đảo Ngư, du khách còn có cơ hội tham quan phong cảnh của đảo, khu nuôi các giò giữa biển và muốn tắm biển thì du khách có thể đi ra “bãi tắm Tiên” nước trong biếc một màu xanh; đồng thời dược thưởng thức món cá giò 7 món cùng Song Ngư tửu – thứ ruợu được trưng cất từ nguồn nước ở giếng Thần.

Đến Cửa Lò, ít ai bỏ lỡ chuyến đi thăm Làng Sen quê Bác, ngắm ngôi nhà Bác đơn sơ, ngăn nắp, ngắm cảnh vườn, sân nhà, những vật dụng giản dị,…nhưng đem lại cảm xúc bồi hồi, xúc động có khi đến nghẹn ngào. Cửa Lò hiện nay được đánh giá là một trong những điểm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở miền Bắc Việt Nam.

Gợi ý cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Biển Cửa Lò ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bãi Lữ Nghệ An – Mẫu 9

Bãi Lữ được mệnh danh là thiên đường trên biển với một cách sắc thiên nhiên thơ mộng, bài thuyết minh về bãi Lữ Nghệ An dưới đây sẽ đưa bạn đọc trải nghiệm địa danh này.

Đến với mảnh đất Nghệ An, nơi đây không chỉ là quê hương của những anh hùng hào kiệt mà còn là điểm đến đầy hấp dẫn đối với những ai yêu thích thiên nhiên và du lịch khám phá. Du khách tới nơi đây, chắc hẳn không thể bỏ qua địa danh Bãi Lữ – vẻ đẹp được mệnh danh là thiên đường trên biển của Nghệ An.

Bãi Lữ có diện tích gần 160 ha, nằm ở phía Đông Bắc của huyện Nghi Lộc, thuộc địa phận của 2 xã Nghi Yên và Nghi Tiến, nằm trong vòng cung biển Đông Nam Lạch Vạn – Cửa Hiền – Cửa Xá của tỉnh Nghệ An. Một vùng sông núi dày đặc, trời biển mênh mông với biết bao sự tích, huyền thoại và sự kiện lịch sử sống động. Cảnh quan hùng vĩ hòa quyện với thiên nhiên thơ mộng đã tạo nên một Bãi Lữ đầy bí ẩn và đậm chất thi ca:

Ai về Bãi Lữ thử xem
Nơi núi xen biển, biển xen mây trời
Màu xanh mọc dưới tay người
Đất cằn, cát mặn đã ngời sắc xuân
Biển xanh tung sóng, trắng ngần
Hòa cùng tiếng gió sắc xuân rì rào
Thiên đường mặt đất đây sao ?
Nhà xanh, mái đỏ khác nào cảnh tiên !

Khác với một Cửa Lò sống động và náo nhiệt, Bãi Lữ hiện lên không ồn ào mà vô cùng yên bình và giản dị. Nơi đây là sự kết tinh hoàn hảo giữa biển, đá và núi rừng. Vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn của vùng đất nhiều huyền thoại đã tạo nên một sự cuốn hút đến kỳ lạ, làm say lòng ngay cả những du khách khó tính nhất.

Tên gọi Bãi Lữ có nguồn gốc từ tên của dãy núi Lữ Sơn với một truyền thuyết tình yêu đầy lãng mạn. Truyện kể về mối tình của chàng lữ khách si tình với nàng tiên cá xinh đẹp. Bằng tiếng hát và vẻ đẹp thiên thần, nàng đã làm chàng say đắm. Để tìm được nàng, chàng đã đi theo tiếng hát ra biển cả và dừng chân bên chùa dâng hương cầu phật để tiếp thêm sức mạnh cho tình yêu, rồi đứng chôn chân thẫn thờ ngoài biển, hóa thân thành nũi Lữ. Bãi biển dưới chân núi đó chính là Bãi Lữ bây giờ.

Khung cảnh Bãi Lữ được che chở, bao bọc bởi những ngọn núi cao hùng dũng, hiên ngang với những hàng thông xanh mướt bao quanh. Đây là nơi biển khơi ăn sâu vào đất liền. Nơi núi và biển gặp nhau là những vách đá, sóng vỗ trắng ngần, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ khó tả.

Nhìn từ phía biển khơi (Đông – Nam) thấy rõ Song Ngư, Đảo Mắt, Lan Châu và gần hơn nữa vào đất liền là Hùng Lĩnh, Lan Châu, Núi Rồng, Núi Lò, Núi Cờ, Núi Kiếm, Chuồng Gà, Núi Mão, Tượng Sơn (Núi Voi), Quyết Sơn. Phía Bắc, dọc theo biển là núi Đầu Rồng (Long Thủ), Hòn Thè, Hòn Câu, Dạ Sơn, Cấm Sơn. Phía Tây là Đại Vạc, Thần Vũ, Lèn Hai Vai, Đại Hải, Đại Bàn, Đại Tứ, Đại Huệ, Thiên Nhẫn, Lam Thành Sơn… Và sông Cấm nước xanh trong một dải xuôi về biển Cửa Lò bên hữu Bãi Lữ đã tôn thêm vẻ đẹp bức tranh Cổng Trời – sóng biển khơi Bãi Lữ.

Nước biển Bãi Lữ xanh biếc có thể nhìn rõ từng viên sỏi nhỏ, những bãi cát dài như dải lụa uốn lượn bên đường viền con sóng tạo cho Bãi Lữ vẻ mềm mại, e ấp của người thiếu nữ. Cảnh vật hữu tình hòa quyện với âm thanh của đất trời và biển cả tạo nên những bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng ở đây cũng “dịu dàng” hơn những bãi biển khác, sóng không quá lớn, chỉ nhẹ nhàng gối lên nhau đùa giỡn tạo nên những âm hưởng du dương, êm đềm.

Tuyệt vời hơn nữa khi được ngắm Bãi Lữ vào lúc bình minh. Khi mặt trời nhô lên khỏi biển, một khung cảnh rạng ngời hiện ra trước mắt du khách đó là một “vùng trời đỏ” điểm xuyết những cánh buồm trắng trong ánh ban mai cùng với những âm thanh rền rền của khoang máy, tiếng sóng biển, gió biển rì rào trên những hàng thông lan toả tạo nên “khúc nhạc” của biển khơi. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên huyền ảo, lung linh và rực rỡ hơn bao giờ hết.

Không chỉ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, Bãi Lữ còn nằm trong vùng đất Xứ Nghệ nổi tiếng giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bởi vậy, ngoài việc được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên tại Bãi Lữ, du khách còn được thăm quan nhiều điểm đến thú vị xung quanh.

Trước hết là núi Lữ đứng sừng sững ngàn năm ngay sát biển. Chạy vòng lên đỉnh núi Lữ, bạn có thể thấy rõ phía xa là đảo Song Ngư, Đảo Mắt, Lan Châu, gần hơn nữa vào đất liền là Hùng Lĩnh, Núi Rồng, Núi Lò, Núi Cờ, Núi Kiếm… Bên cạnh đó, Kênh Sắt cũng là một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách trên đường vào Bãi Lữ. Ngoài màu nước xanh ngắt nhuộm bởi quặng sắt ở núi Thiết Sơn, nơi đây còn có Đền thờ Sơn Thần và Thánh Mẫu, nguyên là Đền Nẻ gắn với truyền thuyết Hồ Quý Ly và Bạch Y công chúa.

Với những cảnh đẹp thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng, Bãi Lữ xứng danh với cái tên “Thiên đường trên biển” của Nghệ An, là điểm đến tuyệt vời cho những du khách thích thưởng ngoạn.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Núi Quyết Nghệ An – Mẫu 10

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh, tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về núi Quyết Nghệ An được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:

Nếu núi Quyết Nghệ An từng được ví như “yết hầu” của con đường xuyên Việt khi vua Quang Trung tại vị, thì ngày nay, nơi đây đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng xa gần. Núi Quyết Vinh là địa danh lịch sử nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên đẹp hút hồn mà du khách không thể bỏ qua khi khi du lịch Nghệ An.

Thuộc địa bàn phường Trung Đô, núi Quyết nằm cách trung tâm thành phố Vinh 5km về phía nam. Trong hành trình khám phá mảnh đất Nghệ An, nếu đi qua phà Bến Thủy du khách sẽ nhìn thấy ngay một rừng thông ngút ngàn. Đây chính là núi Quyết hay còn gọi là núi Dũng Quyết, cũng là nơi nổi tiếng với cảnh đẹp hữu tình và ghi dấu ấn lịch sử lâu đời.

Ngọn núi này có tổng diện tích 160ha, nằm trọn trong khu quần thể Lâm viên núi Quyết của phường Trung Đô, thành phố Vinh, Nghệ An. Bởi chiếm ưu thế về vị trí nên từ ngày 3/9 năm Mậu Thân (1/10/1788), vị vua Quang Trung đã xuống chiếu cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và Trần Thủ Thận tiến hành tổ chức xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở khu vực núi Quyết và núi Kỳ Lân. Điều này cho thấy vua Quang Trung đã chính thức xem ngọn núi Dũng Quyết như “yết hầu” của con đường xuyên Việt. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành căn cứ địa quan trọng mang tính quân sự thời bấy giờ. Trải qua hơn 2 thế kỷ, khu căn cứ hôm nào giờ đã là địa điểm du lịch Nghệ An được nhiều du khách ghé thăm.

Quả thực xứng đáng là nơi vua Quang Trung đã từng chọn làm căn cứ quan trọng. Từ trên cao nhìn xuống, hình ảnh ngọn núi này chẳng khác nào một con rồng đang cuộn mình và chuẩn bị bay lên. Dọc theo chân núi, du khách sẽ được ngắm nhìn và cảm nhận sự êm ả của hồ nước trong veo. Cảnh đẹp Sơn – Thủy hữu tình này đã “đốn tim” không ít du khách ngay từ lần đầu được chiêm ngưỡng. Chưa kể, ngôi làng bao quanh núi cũng có nét cổ kính vô cùng đặc biệt.

Khu vực trung tâm của núi Quyết được bao trọn bởi khu rừng thông bạt ngàn chính là đền thờ vua Quang Trung. Vị trí này cao khoảng 97m so với mực nước biển. Nhằm tưởng nhớ công lao to lớn và tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của ông, người dân thường ghé thăm, dâng hương và chăm sóc khu di tích này. Đến núi Quyết, bạn đừng quên đi dạo xung quanh hồ, nơi có một con đường mòn thơ mộng. Đây chính là “thiên đường” chụp ảnh của giới trẻ, đặc biệt là vào những ngày trời nắng khi nước hồ trở nên xanh trong vô cùng bắt mắt.

Núi Quyết không chỉ là nơi thích hợp để du sơn ngoạn thủy mà còn là nơi thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc với vị vua anh minh Quang Trung – Nguyễn Huệ. Chính vì thế, nếu đã đến với xứ Nghệ bạn hãy ghé thăm nơi đây dù chỉ một lần. Chắc chắn những trải nghiệm tại đây sẽ khiến bạn có ấn tượng khó quên.

Tham khảo văn mẫu ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Thành Cổ Nghệ An – Mẫu 11

Thành cổ Nghệ An còn được gọi là thành cổ Vinh, một trong những điểm đến với kiến trúc cổ kính và độc đáo, dưới đây là bài thuyết minh về Thành Cổ Nghệ An để bạn đọc cùng tham khảo:

Thành cổ Vinh Nghệ An là nhân chứng lịch sử hàng trăm năm tại mảnh đất miền Trung. Qua thời gian, thành cổ không còn được nguyên vẹn, nhưng đây vẫn là điểm tham quan văn hóa nổi tiếng tại Nghệ An. Thành cổ Vinh từng là địa điểm được vua Quang Trung chọn làm nơi xây dựng kinh đô. Đây là công trình có kiến trúc cổ kính, độc đáo, gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử của mảnh đất Nghệ Tĩnh.

Thành cổ Vinh nằm ở phía Tây Nam Cửa Lò Nghệ An. Đây là công trình kiến trúc độc đáo dưới thời Nguyễn, được xây dựng vào năm 1831. Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, công trình không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Hiện nay chỉ còn lại 3 cổng thành tại địa phận của ba phường trên địa bàn TP. Vinh đó là: Cửa Nam, Quang Trung, Đội Cung.

Với những du khách yêu thích lịch sử, thích khám phá những công trình văn hóa lâu đời thì thành cổ tại Vinh thật sự là một điểm đến không nên bỏ lỡ. Công trình này gắn liền với nhiều mốc lịch sử của mảnh đất Nghệ An nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Thành cổ Vinh là một di tích lịch sử ở Nghệ An thu hút nhiều khách du lịch tham quan hằng năm. Đây cũng là công trình có giá trị nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kiến trúc của thời xa xưa.

Khi bắt đầu xây dựng thành cổ ở Vinh, vì muốn xóa dấu vết của Triều Tây Sơn, Gia Long đã quyết định không xây ở núi Dũng Quyết mà xây ở xã Vĩnh Yên. Đến nay, dấu tích của công trình này vẫn còn được lưu giữ. Di tích lịch sử thành phố Vinh được xây dựng bởi 1000 lính Thanh Hóa, 4000 lính Nghệ An. Vật liệu ban đầu được xây dựng là đất, sau đó được đổi thành đá óng và về sau được nâng cấp thêm đá sò. Tổng kinh phí xây dựng hào thành cổ Vinh lên tới 3.688 quan tiền – số tiền này được xem là “khổng lồ” lúc bấy giờ.

Thành cổ Vinh Nghệ An có cấu tạo thiết kế theo hình lục giác, tổng diện tích là 420.000 m2, có chu vi là 2.520m. Công trình được xây dựng với 2 vòng thành là bên trong và bên ngoài. Bên cạnh đó còn có thêm hệ thống hào sâu hay còn được gọi là thành cao. Ba cửa ra vào chính của thành cổ là: cửa Hữu, cửa Tả, cửa Tiền.

Cửa Tiền: là cửa chính hướng về kinh đô Huế, phía Nam. Đây cũng là cửa vua ngự giá. Nhà vua và các quan quân triều đình đều được nghênh đón tại đây. Cửa Tả hướng về phía Đông, trên cửa khắc dòng chữ “Tả môn”. Từ năm 1990, khi đường xung quanh được rải nhựa thì công trình này cũng bị lấp đi phần móng. Cửa Hữu mở về hướng Tây, so với hai cửa còn lại thì cửa Hữu vẫn còn nguyên vẹn hơn cả.

Thành cổ Vinh là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử của dân tộc. Ghé thăm điểm du lịch này, du khách sẽ có cơ hội được khám phá kiến trúc độc đáo của thành cổ, lắng nghe lại nhiều câu chuyện lịch sử ý nghĩa.

Khám phá thêm 🌹 Thuyết Minh Về Đà Lạt 🌹 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Gám Nghệ An – Mẫu 12

Đến với Nghệ An, chùa Gám sẽ là một địa danh tâm linh và văn hoá nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua. Bài thuyết minh về chùa Gám Nghệ An dưới đây sẽ giúp bạn đọc khám phá cụ thể nét độc đáo của ngôi chùa linh thiêng này.

Chùa Gám (tên chữ là Chí Linh tự) tọa lạc tại xóm 6 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chùa nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sông Dinh – Rú Gám, là một biểu tượng về niềm tự hào của dân vùng quê lúa Yên Thành.

Đền – chùa Gám nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái rú Gám – xã Xuân Thành, đây là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo. Chùa được xây dựng vào thời Trần, thuộc phái Trúc Lâm – dòng thiền do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và được xem là Phật giáo chính thức của Đại Việt xưa. Đền Gám là nơi thờ các vị thần có công bảo quốc hộ dân như: Cao Sơn, Cao Các, Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn, Uy minh vương Lý Nhật Quang, Tứ vị thánh nương và Lý Thiên Cương.

Sở dĩ tên chùa Gám, là lấy tên của làng Kẻ Gám thời xưa mà đặt tên cho chùa. Theo truyền thuyết kể lại, đất Nghệ An xưa có hai làng nổi tiếng: Nho Lâm (Diễn Châu) hiếu học đỗ đạt cao, và Kẻ Gám (Đông Thành) dân đông xã rộng. Khi được thành lập huyện Yên Thành, có câu ca: điền Hộ Độ, hộ Xuân Nguyên – đất rộng có làng Hộ Độ (xã Đô Thành), người đông có làng Xuân Nguyên (tức Kẻ Gám). Nhưng điều kiện canh tác lúc đó còn lạc hậu, chủ phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều năm hạn hán lớn, dân làng vào núi Phượng Sơn gần đó để đào củ hoài sơn, hái quả rừng mà ăn.

Trong núi có cây thân leo gọi là cây gắm quả chùm, hình quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay lương thực. Vào những năm mất mùa, dân làng và các nơi vào núi hái quả gắm đem về ninh nhừ ăn để qua lúc bần hàn. Những vụ sai quả, nhân dân lại hái về phơi khô dự trữ như: ngô, khoai, sắn. Để nhớ ơn làng, ơn núi cho cây cho quả cứu người lúc đói kém, giáp hạt, người dân trong vùng đã đặt tên núi, tên làng là làng Gắm, núi Gắm. Nhưng trong quá trình Hán hoá và phiên âm lệch đi thành Gám. Cũng có ý kiến cho rằng: để tránh tên huý cây thiêng, nên từ Gắm đã đổi sang thành Gám, và chùa Gám cũng có tên từ đó.

Cũng theo sự ghi nhận, chùa có từ rất lâu, có thể có mãi từ những thập niên 40, 50 thế kỷ thứ 6 thuộc Tiền Lý do Lý Thiên Cương trong cuộc chạy loạn đã về vùng đất này lập trang sinh sống. Mãi đến thời thịnh của nhà Lý, nhà Trần là hai triều đại hoàng kim của Phật giáo Đại Việt thì chắc chắn chùa lại càng được mở rộng và phát triển. Xung quanh Rú Gám là một quần thể di tích lịch sử, văn hoá, bao gồm khoảng 200 di tích và danh thắng, trong đó có 17 di tích cấp Tỉnh và 17 di tích cấp Quốc gia.

Xung quanh Rú Gám còn là một quần thể danh thắng: Sông Dinh (Văn Thành, Hoa Thành, Thị trấn), Nhà thờ đá, núi đá Bảo Nham (Bảo Thành), hang Mặt trăng (Minh Thành), hang núi lèn Vũ Kỳ dài 2 km là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, một số danh thắng nhân tạo như kênh Vách Bắc, đập Vệ Vừng, Mả Tổ, Quận Hài, Nhà trò…

Ở chùa Gám vẫn còn có đôi câu đối như một lời sấm:

“Dinh thuỷ đông hồi nhiêu quang vụ
Phượng Sơn tây phục hướng minh đường”

Có thể hiểu, phía Đông có sông Dinh là long mạch làm cho mùa màng tươi tốt, bội thu, phía Tây có núi Phượng Sơn (tiếng địa phương là Rú Gám) với thế long chầu hổ phục tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình. Từ đó cũng có thể hiểu rằng Rú Gám là nơi mở ra hướng phát triển tươi sáng cho huyện lúa Yên Thành. Và hiện nay, nếu đến thăm chùa Gám, chúng ta sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi theo từng ngày của nó, ngôi chùa như đã được khoác lên mình một bộ đồ thật mới mẻ và đẹp đẽ nhưng vẫn giữ được tính chất linh thiêng bấy lâu trong tiềm thức của người dân nơi đây.

Lễ hội đền, chùa Gám hàng năm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 2 âm lịch. Điểm nhấn của lễ hội là nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước thần, lễ đại tế, lễ hoa đăng tri ân với các bậc tiền nhân và cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội đền – chùa Gám là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa dân tộc, là dịp để thể hiện niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân đối với công đức của các vị thần linh, đức Phật và các bậc tiền nhân, đồng thời quảng bá giới thiệu hình ảnh quê lúa Yên Thành trong phát triển du lịch tâm linh sinh thái.

Hy vọng sắp tới chùa sẽ là điểm đến cũng là điểm tựa tâm linh vững chắc cho khắp vùng để mọi người quy hướng, xứng đáng ngôi phạm vũ uy nghiêm đóng góp cho Phật sự xứ Nghệ ngày càng phát triển.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Đền Cuông Nghệ An – Mẫu 13

Bài thuyết minh về đền Cuông Nghệ An sẽ nhắc nhớ những giai thoại lịch sử đã gắn liền với vùng đất này, và đưa bạn đọc khám phá những nét đặc trưng về kiến trúc, bản sắc truyền thống.

Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước – nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây.

Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó…

Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “… Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).

Hằng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này.

Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…

Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu… cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi…

Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…

Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)… Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.

Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Dòng Sông Lam Nghệ An – Mẫu 14

Bài viết thuyết minh về dòng sông Lam Nghệ An sẽ đưa bạn đọc đến với cội nguồn của văn hoá và con người bản địa. Đón đọc trọn vẹn những ý văn hay thuyết minh về dòng sông Lam- Nghệ An dưới đây:

Trải dài trên không gian địa lý của xứ Nghệ từ thuở khai thiên lập địa, sông Lam chảy mãi trong tâm tưởng của người dân xứ sở gió Lào và kết đọng thành dòng chảy lịch sử của một vùng quê văn hiến.

Sông Lam bắt nguồn trên lãnh thổ nước bạn Lào, chảy qua nội địa nước ta với chiều dài hơn 360 km. “Nhập tịch” vào Việt Nam, hai dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ gặp nhau ở ngã ba Cửa Rào thuộc xã Xá Lượng (Tương Dương) để khai sinh nên sông Cả (tên gọi khác của sông Lam). Qua hàng nghìn năm, dòng Lam là huyết mạch của xứ Nghệ, góp phần hình thành, vun đắp truyền thống lịch sử và văn hóa vùng quê giàu bản sắc. Vì thế, nó gắn liền với số phận và từng bước đi thăng trầm của quê hương xứ Nghệ suốt dòng chảy thời gian. Mỗi khúc sông, bến nước đều chứa đựng một câu chuyện lịch sử và số phận của một làng quê.

Dòng sông Lam đã ghi dấu bao chiến công của người xưa trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Từ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đến triều Trần với chiến công của Thượng hoàng Trần Minh Tông, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trong cuộc chiến chống giặc Ai Lao. Dấu tích chiến công vẫn còn được lưu dấu bằng “Ma Nhai kỷ công bi văn” (bia Ma Nhai) ở trên núi Trầm Hương thuộc xã Chi Khê (Con Cuông). Dọc đôi bờ vẫn còn dấu vết của thành quách năm nào, là những điểm diễn ra bao trận chiến khốc liệt, vừa có chiến công, vừa có đau thương, mất mát.

Đó là thành Vạn An (nay thuộc xã Vân Diên – Nam Đàn) – kinh thành của đất nước Vạn Xuân do Mai Hắc Đế dựng nên sau cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường. Đặc biệt là thành Trà Lân ở huyện Con Cuông và thành Nghệ An (Lam Thành) ở huyện Hưng Nguyên do quân xâm lược nhà Minh dựng nên bị nghĩa quân Lam Sơn đánh cho tan tác, mở đường cho những thắng lợi quyết định về sau.

Hoàn thành sự nghiệp bình Ngô, nhà Hậu Lê ra sức củng cố nền độc lập cho quốc gia Đại Việt, phong Thái úy – Quận công Nguyễn Sư Hồi làm Trấn thủ thập nhị hải môn (cai quản 12 cửa biển từ Sầm Sơn đến Cửa Tùng). Nguyễn Sư Hồi đã chọn Cửa Hội – nơi dòng Lam đổ ra biển lớn, cũng là chốn quê cha đất tổ để lập đại bản doanh thủy quân, đề phòng những mối nguy đến từ phía biển…

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dòng sông Lam cũng ghi dấu những chiến công với những địa danh nổi tiếng một thời: Bến Thủy (thị xã Vinh), Vạn Rú (Nam Đàn), bến phà Đô Lương… Dưới làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù, từng đoàn quân trùng trùng điệp điệp vượt sông để vào tuyến lửa, những con đò vẫn kiên cường, nhẫn nại qua sông vì chiến trường miền Nam đang vẫy gọi.

Với hành trình hơn 360 cây số dọc mảnh đất xứ Nghệ, dòng Lam giang đã bồi đắp phù sa, tưới tắm cho những cánh đồng thêm màu mỡ, cho ngô lúa xanh tươi, làng mạc thêm trù phú. Nếu dòng sông Cầu cho vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh) làn Quan Họ; sông Hương cho kinh thành Huế điệu Nam Ai, Nam Bình; dòng Cửu Long cho vùng miền Tây làn điệu cải lương thì dòng Lam cho xứ Nghệ câu hò Ví, Giặm.

Các làn điệu dân ca xứ Nghệ không mượt mà, bay bổng mà mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần sâu lắng, thiết tha như khí chất của con người nơi đây. Nói cách khác, làn điệu ấy đã phản ánh đậm nét đời sống tâm hồn và tính cách của cư dân xứ Nghệ, một vùng quê thiên nhiên khắc nghiệt, con người nơi đây phải gồng mình lên để chống chọi và mưu sinh. Vì thế, người xứ Nghệ đã không giấu được niềm tự hào khi làn điệu dân ca quê hương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Gửi đến bạn 🍃 Giới Thiệu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Tiếng Anh 🍃 10 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Đồi Hoa Hướng Dương Ở Nghệ An – Mẫu 15

Một điểm đến mới thu hút đông đảo du khách đến tham quan và trải nghiệm chính là cánh đồng hoa hương dương, tham khảo bài thuyết minh về đồi hoa hướng dương ở Nghệ An sau đây:

Cánh đồng hoa hướng dương Nghệ An thời gian qua đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm. Nhắc tới những địa điểm du lịch Nghệ An đẹp nhất, không thể bỏ qua cánh đồng hoa hướng dương Nghệ An nở rộ rực rỡ cả một vùng. Mở cửa đón khách đầu tiên vào ngày 15/12/2016, nơi đây đã trở thành điểm hấp dẫn để du khách ghi lại những tấm ảnh, thước phim đẹp.

Cánh đồng hoa hướng dương nghệ An có diện tích gần 100ha, địa chỉ tại nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, cách trung tâm Tp. Vinh khoảng 100km về phía Bắc. Ban đầu, hoa hướng dương trong khuôn viên trang trại nuôi bò sữa được trồng để làm nguồn thức ăn cho đàn bò hơn 45.000 con. Tuy nhiên, sau đó một thời gian ngắn, vẻ đẹp rực rỡ của cánh đồng hoa hướng dương này đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan trải nghiệm. Một điều đặc biệt là khi tới đây tham quan, du khách sẽ không phải mất bất cứ một khoản phí nào.

Khi tới đây, bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên với khung cảnh rực rỡ, lộng lẫy của những đồi hoa hướng dương nhuộm vàng cả một vùng. Từng bông hoa bung nở, hướng về phía mặt trời, vươn mình kiêu hãnh gọi chào bao du khách. Một bên là cánh đồng hoa hướng dương bát ngát trải dài ngút ngàn, một bên là những dãy núi trùng điệp hùng vĩ, bên cạnh có dòng sông Sào mênh mông yên bình. Tất cả tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, say đắm bao du khách ghé thăm.

Đồi hoa hướng dương Nghệ An 1 năm nở 2 lần vào tháng 3 – 4 và tháng 11 – 12. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng hoa hướng dương xứ Nghệ với tiết trời mát mẻ dễ chịu, không khí trong lành. Không chỉ là nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất, cánh đồng hoa hướng dương này còn tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp, chan hòa với thiên nhiên cho vùng đất miền núi Nghĩa Đàn.

Cánh đồng hoa hướng dương Nghệ An là điểm đến thú vị nhất bạn không nên bỏ lỡ trong lịch trình khám phá xứ Nghệ.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Đặc Sản Nghệ An – Mẫu 16

Không chỉ có những địa điểm hấp dẫn, du khách đến với xứ Nghệ sẽ còn lưu luyến rất nhiều với ẩm thực nơi đây, tham khảo bài văn thuyết minh về đặc sản Nghệ An giới thiệu món ăn dân dã nhút Thanh Chương.

“Nhút Thanh Chương-tương Nam Đàn” hai thức ăn quê dân dã của xứ Nghệ đã gắn bó bao đời với cư dân vùng gió Lào cát trắng, trở thành “huyền thoại” về đặc sản xứ Nghệ. Mỗi người con của Thanh Chương, tự hào và thân thương giới thiệu đến từ “đất Nhút”…

Người dân Thanh Chương (Nghệ An) sinh ra, lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, nắng cháy lửa, rét cắt da. Bởi vậy, họ chỉ mong một cuộc sống có ăn, có mặc, còn với “cơm no, mắm mặn” là một điều ước. Mắm theo nghĩa thông thường là thực phẩm do cá, tôm, tép muối mà thành. Nhưng mắm của người dân quê đất Thanh Chương mang nội dung khá rộng, bao gồm nhiều thứ đem muối, trong đó có cả cá, tôm, dưa, cà, nhút…

Bởi vùng đất nghèo khó, nên trong cơ cấu bữa ăn các gia đình ở làng quê xưa rất đạm bạc, thịt trở nên hiếm hoi, chỉ có được vào những dịp lễ tết, ngày giỗ. Còn quanh năm bốn mùa, người dân quen những thức ăn lấy từ ruộng đồng, nương bãi, vườn tược với:

“Cơm độn ăn nhút chấm tương
Không chê nghèo khó thì thương nhau cùng”

Cái ăn người xưa là như vậy, đạm bạc, giản tiện nhưng cốt ở sự đậm đà mà tinh khiết, thanh cao. Ai đi về vùng quê Nghệ An hay từ quê đi muôn ngả dặm đường vẫn nhơ đến món ăn truyền thống “Nhút Thanh Chương”. Nương vườn mỗi nhà ở quê thường rộng lớn, đất lại rất hợp với cây mít. Bởi vậy, những cây mít lớn rất nhanh, mỗi mùa cho trái trĩu cành. Thế là, cha ông thuở trước đã sáng chế ra món nhút – món ăn nuôi lớn bao thế hệ dân làng.

Nhút là một vại mắm tổng hợp với nguyên liệu chính, chủ yếu từ quả mít xanh. Làm được nhút là cả một quá trình, tuy không khó khăn nhưng cũng không phải dễ làm. Các bà, các mẹ mỗi độ gần hè thường chọn, để dành những quả mít to, tròn, suôn để làm nhút. Làm nhút thường từ loại mít bở, có vỏ xanh mởn thì mới ngon. Mít được chọn làm không được non quá, cũng không được già quá. Bởi non thì không muối được, còn già thì ăn cứng, dai, các cụ già không dùng được.

Khi chọn được vài quả mít chất lượng, các mẹ lại đóng một cọc dài vào cuống mít, để dưới vòi nước chảy mà gọt sạch vỏ gai bên ngoài. Quả mít gọt sạch vỏ, rồi ngâm nước muối, nước gạo để khử mét. Khoảng 1, 2 tiếng sau thì đưa ruột mít trắng rửa sạch rồi thái nhỏ thành sợi. Việc này tùy vào sự khéo tay của mỗi người, thái càng nhỏ càng tốt nhưng phải thành sợi, không được vụn hay nát. Thái thành từng sợi rồi lại đem phơi nắng khoảng 1 tiếng. Chính cái nắng gắt của miền Trung giúp cho những sợi mít khô và se lại và khi làm nhút sẽ ngon hơn.

Tiếp đó, các mẹ lại cho sợi mít vào vại làm bằng sứ, ngâm với nước muối pha với nồng độ vừa phải. Cho thêm một vài quả ớt, củ tỏi, lát gừng… thái nhỏ để tăng vị nồng khi thành nhút. Dùng vỉ đan bằng tre với hòn đá cuội sạch làm hòn đằn để nén chặt nhút trong vại. Độ khoảng hơn 1 tuần sau, sợi mít trở nên vàng rộm, có mùi thơm đặc trưng, như vậy là đã thành nhút. Việc dùng vỉ tre với hòn đằn bằng đá cuội rất quan trọng. Các bà, các mẹ bảo rằng để kín gió trong thời gian ủ thành nhút.

Mỗi khi lấy nhút để chế biến, phải đậy kín, nén chặt vại nhút lại kẻo gió vào làm cho sợi nhút thành màu đen. Hơn nữa, để gió vào nhút dễ phát sinh các loại vi khuẩn, sinh vậy có hại. Các bà, các mẹ thường muối nhút để ăn quanh năm, tựa như món dưa muối của người miền Bắc, hay món kim chi của xứ Hàn Quốc vậy. Tùy từng mùa mà chế biến nhút thành những món ăn khác nhau.

Người dân quê thường lấy nhút làm thức ăn hàng ngày cùng với cơm, ít lạc rang. Những ngày màu mưa lũ tháng 7, tháng 8, nhút là món ăn cứu đói cho cả làng tôi. Nhà nào làm được hũ nhút từ tháng 4, tháng 5 cất trữ đến mùa lũ thì không lo đói. Mùa mưa lũ thường đi lại rất khó khăn vì nước ngập, phần vì mưa gió, chợ thì khó mở, mà hiếm người bán hàng. Dân làng có hũ nhút chia sẻ nhau những lúc như thế mà tình nghĩa thêm gắn kết, đậm đà.

Thuở đó, nhút được chế biến rất đơn giản, có thể vắt ráo nước rồi chấm nước mắm tỏi, nước tương ăn kèm rau kinh giới. Cũng có thể làm nhút xào với dầu mỡ, một ít đường (Vì nhút có vị hơi mặn khi ngâm với muối để cất trữ được lâu ngày). Có thời gian thì làm món nhút nộm với nguyên liệu chính là nhút, thêm lạc, bánh đa, lá canh, lộc quế… nhà có điều kiện hơn thì thêm một ít thịt lợn. Món nhút nấu canh cá chua hay canh lạc ăn vừa bùi, vừa chua, vừa thơm rất lạ miệng.

Ai xa quê, nghĩ đến nhút lại thấy nhớ về quê hương, nhơ mẹ cha, gia đình với những năm tháng tuổi thơ lớn lên nhờ món nhút. Nó là một phần trong tâm hồn, tâm thức người Thanh Chương, đưa người dân nơi đây vượt qua khó khăn của cái đói, cái nghèo, của những mùa mưa lũ dầm dề…

“Đừng khinh dưa nhút, tương cà
Tuy không lịch lãm nhưng mà sạch trong!”

Nhút quê hương giản dị mà đậm đà nghĩa tình vậy đó. Nó đã nuôi lớn bao thế hệ người Thanh Chương, với biết bao anh hùng, quan tướng, thầy thuốc, nhà giáo, nhà yêu nước cách mạng như: tướng Nguyễn Sỹ Xung, Trần Tấn, nhà yêu nước Đặng Thúc Hứa, nhà cách mạng Nguyễn Sỹ Sách, giáo sư Đặng Thai Mai… Họ đã đóng góp bao chiến công cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Những năm gần đây, nhút Thanh Chương còn là một sản phẩm đặc trưng để bán cho khách du lịch đến nơi đây lỡ “phải lòng” món ăn dân dã mà đậm đà này. Có dịp ghé về vùng đất Thanh Chương, các bạn hãy thưởng thức một bữa cơm quê dân dã cùng những món nhút quê để hiểu hơn về con người, cảm nhận sâu sắc hơn những yêu thương đậm đà nơi thôn dã.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Lạng Sơn 💧 15 Bài Văn Mẫu Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Cháo Lươn Nghệ An – Mẫu 17

Bài văn thuyết minh về cháo lươn Nghệ An sẽ mang đến cho bạn đọc những hương vị trọn vẹn của món ăn này được giới thiệu qua những ý văn hay.

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng là vùng đất lươn với loại lươn đồng mình thon, thịt chắc, “hai vành” vàng bụng đen hơn hẳn lươn ở xứ khác. Lươn đã được chế biến khéo léo dưới những bàn tay tài hoa của người đầu bếp để thành bát cháo lươn đặc biệt mà “ không nơi mô có được”.

Lươn ở đây không mổ bằng dao mà dùng cật tre để rọc thịt lươn. Khâu chế biến tưởng chừng như đơn giản mà rất kỳ công. Thịt lươn bao giờ cũng đi liền với lươn là nghệ. Màu vàng tươi của nghệ không chỉ đem lại cho thịt lươn vẻ hấp dẫn đặc biệt mà hương vị của nghệ còn làm cho thịt lươn thêm đậm đà, thơm, ngọt. Nghệ đã góp phần xua tan đi cái vị tanh cố hữu của lươn. Thịt lươn sau khi luộc chín được xào với nghệ, ớt băm nhỏ, hành phi, hạt tiêu và nhất là không thể thiếu được những cọng hành tăm chỉ mọc ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.

Cũng như nghệ, thứ hành tăm lá nhỏ xíu chỉ có ở vùng đất xứ Nghệ này không chỉ “làm đẹp” cho bát cháo sánh ngọt với màu xanh rất ngon mắt mà còn tạo cho cháo lươn Nghệ An có hương vị đặc biệt riêng bởi vị ngọt thơm, cay nồng rất đặc trưng. Miếng thịt lươn được lọc to bản, vuông vức, khi xào xong vẫn mềm, ngọt, thấm đẫm vị thơm cay của hành, ớt, tiêu, óng ánh sắc vàng của nghệ, điểm màu xanh của lá hành tăm, lá răm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy hấp dẫn. Hành tăm-thứ gia vị đặc biệt của cháo lươn xứ Nghệ.

Cháo cũng được nấu rất kỳ công, và đặc biệt. Người ta đạp đạp hoặc băm nhuyễn xương sống của con lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Nhờ có nước ngọt nấu từ chính xương sống của con lươn nên cháo lươn Nghệ An có vị ngọt rất riêng: đậm nhưng lại rất thanh, không thấy vị béo của mỡ, khác hẳn với vị ngọt của cháo nấu từ thịt gà hay xương lợn. Gạo để nấu cháo cũng được chọn kỹ lưỡng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn.

Sự kỳ công của công đoạn ninh cháo thể hiện ở chỗ gạo phải được rắc từ từ để cháo không vón cục và người nấu tuyệt đối không được dùng đũ để cháo không bị nát hay bị nồng. Đặc biệt hơn nữa, người xứ Nghệ để nguyên hạt gạo mà ninh cháo chứ không giã nhỏ hay xay gạo thành bột. Cháo ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung mà không nát, cháo sánh đều, không đặc cũng không loãng. Loại gạo tẻ nào ngon nhất mới được người Nghệ An chọn để nấu cháo lươn

Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút hành, răm và những mảnh hạt tiêu bắc li ti nhỏ mịn. Cháo lươn Nghệ An ăn với bánh mỳ rán giòn vàng ươm hay bánh mướt lạ miệng.

Món cháo lươn xứ Nghệ dù rất giản dị, chân phương bởi được nấu từ những sản vật gần gũi của đồng đất Nghệ An nhưng trở thành nét văn hoá đặc trưng cho vùng đất này, thành niềm nhớ, niềm thương của những người con xứ Nghệ khi xa quê để rồi mỗi khi trở về chưa thưởng thức được bát cháo lươn nóng hổi đậm đà với miếng bánh mỳ giòn tan là chưa trọn vẹn nỗi nhớ quê đau đáu. Và cháo lươn cũng để lại ấn tượng khó phai của người khách có dịp ghé qua miền Nghệ An nắng gió mà khi trở lại phải tìm ăn cháo lươn cho bằng được mà thôi.

Xứ Nghệ vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản được rất nhiều người ưa thích như cà pháo Nghi Lộc, nước mắn Diễn Châu, cam Xạ Đoài, “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”…. và tất nhiên không thể không nhắc đến món cháo lươn, một đặc sản và là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Để nấu được một nồi cháo lươn đậm đà thơm ngon là cả một kì công của người vào bếp. Đầu tiên là khâu chọn lươn, để cháo ngon và không bị ngầy, lươn được chọn phải là loại lươn đồng, thịt lươn săn chắc, có hai sọc vàng ở bụng, đen ở lưng. Những con lươn này được người dân bản xứ đánh bắt ngoài đồng bằng trúm, một công cụ bắt lươn của người dân địa phương.

Người Nghệ xưa vốn là những tâm hồn dung dị, giản đơn song những gì họ đã dựng xây không hề nhỏ bé chút nào,Ngày nay, người ta vẫn còn tương truyền về một câu chuyện “cá gỗ” nhưng nó không còn mang nghĩa châm biếm mà đơn giản chỉ như một câu chuyện hài với nhiều hàm ý súc tích.

Đó cũng chính là thành quả của sự sáng tạo không ngừng. Món ăn Nghệ đã được biết đến và bước đầu khẳng định được thương hiệu riêng. Người dân Nghệ đã đưa được nét văn hóa của quê nhà tới khoe sắc với các vùng miền khác. Đặc biệt điển hình cho văn hóa vùng đất này là món cháo lươn. Nó là nơi hội tụ của nhiều ý nét đẹp truyền thống làng quê Việt Nam.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kon Tum 🔥 15 Bài Hay Nhất

Giới Thiệu Về Nghệ An Bằng Tiếng Anh – Mẫu 18

Bài giới thiệu về Nghệ An bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn đọc luyện tập cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trau dồi vốn từ vựng phong phú.

Tiếng Anh:

Nghe An is located in the middle of Vietnam, Nghe An in particular and central provinces in general, every year, is under the influence of severity of climate namely floods, droughts, hot and dry wind,… Nevertheless, people in Nghe An are always unyielding to overcome.

Not only are Nghe An’s people steadfast but they are also famous about traditional fondness for learning. In addition, honesty and hospitality are two of the most outstanding virtues when talking about people in Nghe An. Besides, Nghe An has a lot of tourist attraction and historical monuments. There are many glorious and ancient scenes such as Bai Lu beach, Cua Lo beach, Uncle Ho’s house,… If anyone visit Nghe An, they will not forget to try some local specialities.

People in Nghe An often have a saying about specialities that: Doai orange, Da pancake in Do Luong, Nhut in Thanh Chuong, soybean jam in Nam Dan, eels in Vinh. Besides, when going to Nghe An, visitor also try Muot pie. It’s delicious!

Tiếng Việt:

Nghệ An nằm ở miền Trung Việt Nam, Nghệ An nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, hàng năm chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán, gió khô nóng,… Tuy nhiên, người dân Nghệ An luôn kiên cường vượt qua.

Người Nghệ An không chỉ kiên trung mà còn nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Ngoài ra, trung thực và hiếu khách là hai đức tính nổi bật nhất khi nói về con người xứ Nghệ. Bên cạnh đó, Nghệ An có rất nhiều địa điểm thu hút khách du lịch và các di tích lịch sử. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp và cổ kính như bãi biển Bãi Lữ, biển Cửa Lò, nhà Bác Hồ,… Nếu ai đến thăm Nghệ An, sẽ không quên thử một số đặc sản địa phương.

Người dân Nghệ An thường có câu nói về các đặc sản: cam Đoài, bánh đa Đô Lương, bánh tẻ Thanh Chương, mứt đậu nành Nam Đàn, cá chình ở Vinh. Ngoài ra, khi đến Nghệ An, du khách cũng nên thử món bánh mướt đặc sản nơi đây.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hà Tiên 🌹 15 Bài Về Danh Lam Thắng Cảnh Hay

Giới Thiệu Về Nghệ An Bằng Tiếng Nhật – Mẫu 19

Tham khảo bài giới thiệu về Nghệ An bằng tiếng Nhật sẽ là tài liệu học ngoại ngữ hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Tiếng Nhật:

ゲアン省はベトナム中北部の中心にあり、ベトナム最大の省です。 ゲアンについて話すことは「絵のように緑と青」の土地について話すことです。 西は雄大な山々に依存し、東は海に伸びています。

ゲアン省は、歴史的遺物や文化遺産と組み合わされた多くの有名な景勝地が自然に恵まれており、素晴らしい、壮観で興味深い観光の可能性を生み出しています。

ゲアンについて話すことは、タイ、トー、コームー、モン、オードゥ、キンなどの民族グループとの文化的多様性の伝説的な土地についても話します。 各民族グループは、民話や魅惑的な民謡の宝庫で、非常にユニークな文化的価値観を持っています。

Tiếng Việt:

Nghệ An ở trung tâm Bắc Trung Bộ, đây là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam. Nói tới Nghệ An là nói tới một miền đất “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Phía tây dựa vào núi non hùng vĩ, phía đông vươn dài ra biển cả.

Nghệ An được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khá nhiều những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, kết hợp với các di tích lịch sử và di sản văn hóa tạo nên những tiềm năng du lịch to lớn, ngoạn mục, kỳ thú.

Nói tới Nghệ An cũng là nói tới miền đất huyền thoại của đa dạng văn hóa với các tộc người: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu và Kinh. Mỗi tộc người đã và đang sở hữu những giá trị văn hóa hết sức độc đáo với kho tàng truyện kể dân gian hoặc các làn điệu dân ca say đắm lòng người

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Nghệ An, có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Nha Trang 🌼 15 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Viết một bình luận