Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị ❤️️ 21+ Bài Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Điểm Đến Nổi Tiếng Của Vùng Đất Quảng Trị.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị
Với dàn ý thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị dưới đây, các em học sinh có thể định hướng làm bài với một bố cục cụ thể, từ đó dễ dàng triển khai và hoàn thành tốt bài viết của mình.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh – di tích thánh địa La Vang.
- Cảm nghĩ khái quát của em về thánh địa La Vang.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát về thánh địa La Vang:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành thánh địa La Vang:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian xây dựng
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở thánh địa La Vang:
- Đặc điểm kiến trúc của thánh địa La Vang
- Chi tiết cảnh quan của thánh địa La Vang
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của thánh địa La Vang:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Lưu giữ giá trị văn hoá
- Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của thánh địa La Vang.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về thánh địa La Vang.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị – Mẫu 1
Tham khảo bài văn thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị và cùng tìm hiểu những câu chuyện thú vị xoay quanh địa danh tôn giáo nổi tiếng này.
Miền đất lửa Quảng Trị không chỉ có nhiều di tích gắn với lịch sử giải phóng dân tộc, mà còn nổi tiếng với Thánh địa La Vang linh thiêng. Thánh địa La Vang tọa lạc tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là một địa chỉ văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng, đặc biệt đối với đồng bào Công giáo Việt Nam.
Từ lâu, thánh địa La Vang không chỉ là nơi hành hương của các tín đồ, mà còn là nơi tôn phong sự hiển linh cho đức tin của đồng bào Công giáo. Nơi đây còn được gọi là “Tiểu vương cung thánh đường La Vang”. Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, thời gian, đến nay Thánh địa La Vang dường như tỏa hết nét đẹp cổ kính của mình dưới một góc trời Hải Lăng – Quảng Trị.
Kiến trúc của nhà thờ ở đây tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống của các công trình xây dựng nhà thờ Công giáo. Tuy nhiên, màu rêu phong của nhà thờ đã chấm phá nên nét riêng biệt khiến ai nhìn thấy lần đầu tiên cũng dễ dàng liên tưởng ngay đến sự thăng trầm của lịch sử, không chỉ riêng mỗi thánh địa mà còn cả một khoảng thời gian đầy sự kiện trong quá khứ.
Thánh địa La Vang luôn chứng minh được sức hút của mình với tín đồ Công giáo cả trong tỉnh lẫn các tỉnh, thành trên cả nước. Vì thế, để phục vụ cho các hoạt động tín ngưỡng của đồng bào Công giáo tại đây, vào năm 2008 chính quyền địa phương cũng tiến hành cấp thêm diện tích đất cho thánh địa. Đến năm 2012, thánh địa cũng đã hoàn thành việc xây mới Vương cung Thánh đường, từ đó mở rộng quy mô sức chứa lên hơn 5.000 tín đồ trong cùng diện tích thánh địa.
Tuy nhiên, điều làm nên tầm vóc của Thánh địa La Vang không chỉ nằm ở quy mô, hay khối kiến trúc độc đáo mà đó chính là sự linh hiển của La Vang trong đức tin của người Công giáo. Tương truyền, trước kia, vào năm 1798, dưới triều Vua Cảnh Thịnh, lệnh cấm đạo Công giáo được ban hành. Bấy giờ, để tạm lánh, các tín đồ Công giáo phải lánh mặt tận khu núi rừng La Vang.
Những tháng ngày sống trong rừng rậm, hiểm nguy, các tín đồ Công giáo phải chịu nhiều vất vả nhưng vẫn kiên trì bám trụ với niềm tin đức Chúa. Tại khu vực núi non hiểm trở này, đồng bào Công giáo thường quy tụ dưới gốc cây cổ thụ để cầu Đức Mẹ ban phước lành. Rồi một ngày nọ, họ nhìn thấy Đức Mẹ hiển linh, Đức Mẹ còn giúp đồng bào tín hữu vượt qua các căn bệnh nơi rừng thiêng nước độc. Vì thế, sau này người ta xây dựng nhà thờ La Vang ngay dưới gốc cây cổ thụ và tin tưởng tuyệt đối vào sự linh thiêng nơi thánh địa.
Hàng năm, ngày 15/8 là thời điểm các con chiên ngoan đạo và du khách hành hương từ mọi nơi tụ hội về Thánh địa La Vang. Thời điểm này là rực rỡ nhất và sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai về một địa chỉ du lịch mang giá trị văn hóa tôn giáo đặc biệt, mà không phải ở địa phương nào cũng có.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Ngắn Gọn – Mẫu 2
Bài văn thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.
Nhà thờ Thiên chúa giáo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất kỳ ai. Bởi vậy mà không ít nhà thờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá điểm đến. Trong đó phải kể đến các vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.
Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma. Phần lớn vương cung thánh đường là nhà thờ chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường.
Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.
Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Hay Nhất – Mẫu 3
Bài văn mẫu thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Cùng với Mẹ Lộ Đức, Mẹ Fatima…Mẹ La Vang là một danh xưng đã quá đỗi quen thuộc với mỗi người công giáo chúng ta. La Vang ngày nay là một Thánh địa và là nơi hành hương quang trọng, lớn nhất của Giáo Hội Công giáo Việt Nam; nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế.
Năm 1798, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh, nhiều chiếu chỉ cấm đạo đã được ban hành. Một số giáo dân ở gần đồi Dinh Cát đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Một hôm, đang khi cùng nhau cầu nguyện, Mẹ đã hiện ra hiện ra để an ủi, chở che họ trong cơn nguy khó, lầm than. Mẹ bảo họ hái lá cây xung quanh, đem nấu với nước uống sẽ lành bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Sau đó Mẹ còn hiện ra với họ nhiều lần nữa.
Năm 1886, Đức Cha Gaspar Lộc đã cho xây một nhà thờ bằng gạch và khánh thành ngày 06 tháng 08 năm 1901, ấn định ba năm một lần tổ chức Đại Hội Tam nhật để kính Đức Mẹ tại linh địa La Vang. Năm 1923, Đức Cha Allys Lý quyết định xây một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn và được khánh thành vào tháng 8 năm 1928. Ngôi nhà thờ này đã bị tàn phá, chỉ còn lại phần cuối đổ nát với tháp chuông như chúng ta thấy ngày nay.
Trong hai năm 1961 – 1962, Đức Tổng Giáo mục Ngô Đình Thục đã cho xây dựng công trường Mân Côi bằng đá cẩm thạch, hồ Tịnh Tâm và đài Đức Mẹ La Vang với ba cây đa bằng xi măng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Điều lạ lùng là ba Cây Đa tại linh đài Mẹ La Vang vẫn đứng yên suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong khi từng mét vuông đất đều bị cày xới. Từ 1995 đến nay, nhiều công trình như: Tháp chuông, nhà nguyện Đức Mẹ, nhà nguyện Thánh Thể, quãng trường Mân Côi, nhà Hành Hương, Lễ đài, Linh đài, bức phù điêu các Thánh tử đạo Việt Nam, ba Cây Đa…đã được trùng tu hay xây mới.
Trong dịp Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh 2010 và Đại Hội Hành Hương lần thứ 29, pho tượng Đức Mẹ La Vang bằng chất liệu đá quý màu đã được vị Đặc Sứ Tòa Thánh – Đức Hồng Y Ivan Dias làm phép. Ngày 15 tháng 8 năm 2012, đã diễn ra lễ đặt viên đã đầu tiên xây dựng Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ La Vang – Trung Tâm Hành Hương Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hàng năm, cứ vào dịp lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời (15-8), đông đảo giáo dân từ mọi miền đất nước và hải ngoại hành hương về bên Mẹ. Chương trình hành hương thường tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15.8; và cứ 3 năm thì tổ chức Đại hội một lần. Đồng thời, ngày ngày Trung Tâm hành hương Đức Mẹ La Vang vẫn đón rất nhiều khách hành hương về viếng Mẹ và xin ơn.
Khám phá thêm 🌹 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Đặc Sắc – Mẫu 4
Đón đọc bài thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị đặc sắc cùng những ý văn hay và cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn người đọc.
Thánh Địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Lăng, tỉnh Quảng trị. Cách thành phố Đông Hà 20km về phía Nam cách thành phố Huế 60km về phía bắc. La vang hiện nay là một thánh địa và là trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam, thuộc tổng giáo phận Huế.
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế – 1998, khi một số các tín hữu đang ẩn trốn ở nơi núi rừng La Vang, vào một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, Đức Mẹ Maria hiện thân bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ.
Theo truyền thuyết thì ngày trước trong lúc lánh nạn tại vùng núi hẻo lánh tỉnh Quảng Trị. Nơi đây rừng thiêng nước độc và vô cùng heo hút, mọi người khi muốn gọi nhau hoặc cảnh báo có thú giữ. Thì người ta “la” lớn lên từ đó tạo ra các tiếng “vang” từ đó ra đời tên “La Vang”. Cũng có câu chuyện kể lại rằng lúc người dân vừa chạy trốn đến vùng này thì bị dịch bệnh. Lúc này đức mẹ hiển linh và chỉ cho giáo dân loại cây “Lá Vằng” sẽ chữa khỏi bệnh. Cái tên “La Vang” bắt nguồn từ đó.
Nơi Đức Mẹ hiện ra, một Thánh đường đã được xây kính Mẹ, nhưng bị tàn phá vì chiến tranh năm 1972. Chỉ còn lại di tích tháp chuông của vương cung thánh đường, phía trước tháp chuông là một quảng trường rộng. Trong khuôn viên thánh địa được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Ngoài ra còn có giếng nước Đức Mẹ Lang vang, mỗi tín đồ khi đến đây đều uống một ngụm. Thứ nhất là để tỏ lòng thành kính, và mọi người tin rằng nước có thể chữa mọi bệnh tật trong cơ thể. Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa với Đức Mẹ La Vang ở chính giữa. Và Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa.
Mãi đến ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15/8/12, Lễ Đặt Viện Đá Xây Vương Cung Thánh Đường theo kiến trúc Á Đông mới được thực hiện. Đây là công trình độc đáo và lớn nhất của giáo hội Việt nam từ trước đến nay.
Thánh địa La Vang là địa điểm không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Quảng Trị. Đến đây bạn dường như quên hết mọi lo ưu, muộn phiền trong cuộc sống. Cảm nhận sự yên bình đến dịu dàng như trong vòng tay mẹ.
Gợi ý cho bạn 🌼 Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi 🌼 10 Bài Hay Nhất
Văn Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Đạt Điểm Cao – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị đạt điểm cao sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài thuyết minh về một địa danh cụ thể.
Thánh địa La Vang-trung tâm hành hương lớn nhất của người theo đạo Công giáo Việt Nam
Mỗi dịp 15/8 hàng năm, có hàng ngàn tín đồ Công giáo, du khách thập phương đến Thánh địa La Vang (Quảng Trị) để hành hương, tham quan. Người hành hương tin rằng, đến với Đức mẹ La Vang là đến bến bờ bình an trong tâm hồn…
Thánh địa La Vang, Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang hay còn được gọi là “Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang” nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát. Sở dĩ gọi là Dinh Cát bởi vào đời chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi gọi là Cát Dinh. Ngày nay Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
Thánh địa La Vang cách Thành Cổ Quảng Trị chừng 6km và cách TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) khoảng 60km. Thánh Địa La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Mỗi năm có hàng ngàn cho đến hàng triệu tín đồ đạo Công giáo về hành hương. Có nhiều truyền thuyết về tên gọi La Vang, trong đó có 2 truyền thuyết được lưu truyền cho tới ngày nay.
Dưới thời vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải “la” lớn, mà “la” lớn thì “vang”. Cái tên La Vang ra đời từ đó. Một cách giải thích nhuốm màu truyền thuyết khác là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh. Lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết “lá vằng” không dấu thành La Vang.
Theo tư liệu đặt ở khu vực Thánh địa La Vang, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) khi đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặt áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó.
Đức Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn xung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: “Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện”. Sau đó, Đức Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay truyền thuyết về câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi. Và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Mẹ đều được ơn theo ý nguyện. Đức Mẹ La Vang thường được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài…
Với các tín đồ đạo Công Giáo, đến Thánh địa La Vang người ta cảm thấy như đến được bến bờ của bình an trong tâm hồn, vơi đi những khó khăn trong cuộc sống. Ở Thánh địa La Vang còn một khu vực gọi là tháp chuông của đền thờ Đức mẹ La Vang được khởi công xây dựng từ năm 1925, khánh thành năm 1928. Năm 1961, đền thờ này được sắc chỉ nâng lên bậc Vương cung Thánh đường. Mùa hè năm 1972, Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang bị hư hại do chiến tranh, chỉ còn lại di tích tháp chuông. Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang mới.
Về kích cỡ, đây là công trình lớn nhất của Giáo Hội Công giáo Việt Nam từ trước đến nay. Ngôi thánh đường được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa lên đến 5.000 người. Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài hoành tráng đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở chính giữa. Đức Mẹ thường được thể hiện bằng hình ảnh một phụ nữ mặc áo dài bế đứa bé cũng mặc trang phục áo dài.
Ngoài ra, trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ. Hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường có tổ chức lễ hội hành hương, gọi là “Kiệu” (cứ 3 năm lại có một “Kiệu” lớn, gọi là “Đại hội La Vang”).
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Mẫu Giới Thiệu Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Chọn Lọc – Mẫu 6
Bài văn mẫu giới thiệu về thánh địa La Vang Quảng Trị chọn lọc sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết liên quan đến địa danh này.
Thánh Địa La Vang là nơi quan trọng và lớn nhất của người Công giáo Việt Nam. Mỗi năm có hàng triệu người về hành hương kính Đức Mẹ ở nơi linh thiêng này.
Nguồn gốc từ La Vang thì có 2 truyền thuyết. Giả thuyết thứ nhất là từ “lá vằng”, viết không dấu thành La Vang. Loại lá này ở đây rất nhiều. Khi giáo dân cùng nhau chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ cho họ đi tìm một loại lá có tên gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Đây là một loại lá nấu uống rất tốt cho sức khỏe nên ngày nay rất nhiều người hái hoặc mua về uống.
Theo chiều dài lịch sử Thánh Địa La Vang thì trước đây các linh mục đã xây dựng một vài nhà nguyện nhỏ để giáo dân dự lễ và tôn kính Đức Mẹ La Vang. Nhưng mãi đến ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11.02.1924, cha sở Cổ Vưu Morineau Trung phát hiệu lệnh khởi công xây dựng một nhà thờ lớn trong Thánh Địa La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier, với mức kinh phí dự trù tối thiểu phải hai mươi ngàn đồng bạc. Sau bốn năm xây dựng, đến năm 1928, công trình Đền Thánh La Vang vĩ đại đã hoàn thành ngoại trừ phần tháp chuông chưa xong.
Thánh địa La Vang Quảng Trị bây giờ không còn là một vùng hoang vu như cách đây hơn 200 năm mà đã trở thành trung tâm hành hương Công giáo với nhiều công trình được xây dựng kiên cố rất đẹp để tôn kính Đức Mẹ La Vang và là nơi để giáo dân có thể đến và ở lại nhiều ngày bên Mẹ.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Quảng Ninh 🌟 15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Bài Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Tham khảo bài thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị học sinh giỏi sẽ giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn và cách quan sát độc đáo, thú vị.
Nhà thờ La Vang nằm ở ngoại ô thị xã Quảng Trị. Trong ký ức của của người dân nơi đây vẫn còn in đậm hình ảnh khu nhà thờ này đổ nát điêu tàn trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bây giờ, ngoài tháp chuông cũ bị đạn bom tàn phá còn lại như một dấu tích thời gian, trên nền đất ấy, một quần thể kiến trúc mới đã mọc lên.
Tiểu vương cung thánh đường La Vang là một địa chỉ hành hương nổi tiếng của người theo đạo Thiên chúa, gắn với câu chuyện Đức Mẹ hiện hình tại đây vào năm 1798 để an ủi, nâng đỡ đức tin cho những giáo dân bị xô dạt trong hoàn cảnh rất khó khăn, khổ cực. Tên gọi La Vang, theo một số nhà nghiên cứu, có gốc có từ chữ Lá Vằng, loại cây mọc nhiều ở đây khi người dân đến khai khẩn làm ăn. Phường Lá Vằng thuộc làng Cổ Vưu có từ thời Lê. Họ đạo ở đây có từ thế kỷ 17. Khi dân cư đông đúc, sản xuất phát triển, tên gọi đổi thành La Vang.
Nhà thờ La Vang lúc đầu được xây là nhà thờ ngói, khánh thành vào năm 1901, bên trong thiết kế theo kiểu kiến trúc cổ Việt Nam có sức chứa vài trăm người; mặt tiền thì theo kiến trúc phương Tây, phía trước có hai tháp hai bên. Nhà thờ được mở rộng quy mô vào năm 1928, với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng.
Vào các 1955, 1961 và sau đó, nhà thờ tiếp tục được nâng cấp, có thêm các công trình mới như quảng trường, hồ tịnh tâm, nhà tu viện, 15 pho tượng thánh bằng đá, các ban thờ, nhà cho khách đến viếng và một số hạng mục khác. Năm 1961, nhà thờ La Vang được chính thức công nhận là Tiểu vương cung thánh đường theo một sắc chỉ của tòa thánh La Mã. Năm 1972, trong chiến dịch Quảng Trị, nằm ở vùng giao tranh ác liệt kéo dài, vương cung thánh đường La Vang bị phá hủy, chỉ còn lại tháp chuông mang dấu vết đạn bom như chứng tích của một thời.
Sau chiến tranh, vào các thời điểm khác nhau, một số công trình ở La Vang được xây dựng lại như tháp chuông, nhà nguyện, nhà hành hương… Năm 2008, được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp đất và tạo điều kiện, Hội đồng giám mục Việt Nam đã quyết định xây dựng lại nhà thờ La Vang; tổ chức cuộc thi kiến trúc để tìm phương án thiết kế tốt nhất.
Năm 2011 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường mới. Công trình được xây dựng trên một mặt bằng có diện tích trên 13 ngàn mét vuông. Chiều dài công trình 132m, ngang 102m, có sức chứa 5.000 người. Vương cung thánh đường có phong cách kiến trúc Việt mang hình dáng ngôi đình Việt. Nhiều công trình khác cũng đã được xây dựng cùng với khu nhà chính tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa.
Lễ hành hương ở Vương cung thánh đường La Vang hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người về dự. Đây còn là một địa chỉ hấp dẫn khách du lịch gần xa.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Nam 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Bài Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Chi Tiết Nhất – Mẫu 8
Bài thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị chi tiết nhất sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Thời xa xưa La Vang là nơi rừng rú hẻo lánh có nhiều cây “Lá Vằng”, và thú dữ, nằm về phía tây Ðồn Dinh Cát về sau là tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 5 cây số và nằm về phía Bắc của Phú Xuân tức Kinh đô Huế khoảng 58 cây số. Do nơi đây có nhiều Lá Vằng, từ Lá Vằng đã bị đọc trại thành La Vang. Cũng có người cho rằng gọi là La Vang vì ngày xưa nơi rừng rú này có cọp beo và nhiều thú dữ khác nên mỗi lần các toán người đi làm củi ngang qua phải la vang lên để thú dữ tránh đi.
Còn việc Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang trong trường hợp nào thì theo truyền thuyết một số giáo dân trốn ẩn nơi núi rừng La Vang mỗi đêm thường họp nhau lại để đọc kinh lần chuỗi. Bỗng nhiên vào một đêm họ cùng nhìn thấy một người đàn bà đẹp, tay bồng cháu bé xuất hiện dưới gốc cây đa cổ thụ, có hai vị cầm đèn chầu. Họ nhận ra đó là Ðức Mẹ bồng Chúa Hài Ðồng, có hai thiên thần đứng chầu hai bên. Ðức Mẹ ngõ lời an ủi họ, bảo họ hái lá cây xung quanh mà uống sẽ được lành bệnh. Và hứa rằng ai đến cầu khẩn tại chốn này Ngài sẽ ban ơn. Sau đó Ðức Mẹ còn hiện ra với họ nhiều lần nữa.
Năm 1802, Vua Gia Long thống nhất Sơn Hà. Việc Ðạo tạm yên. Sự tích Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang được truyền miệng khắp các xứ Ðạo vùng Dinh Cát (Quảng Trị). Từ đó, La Vang một danh xưng bắt đầu quen thuộc và trìu mến của Giáo phận Huế, rồi nhanh chóng vang danh khắp Việt Nam. Lịch sử nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một miếu thờ Bà (có thể là Phật Bà Quan Âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng, nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1798 được nhường cho giáo dân để xây một nơi tôn kính Mẹ Maria.
Cũng theo khẩu truyền thì trước năm 1885, La Vang đã có một nhà thờ tranh kính Ðức Mẹ, nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 1885, cha con ông Mẹo dựa thế Văn Thân phóng hỏa đốt cháy. Năm 1886 Ðức Cha Gaspar (Lộc) cho xây đền thờ và sau 15 năm mới hoàn tất. Ðại Hội đầu tiên được diễn ra vào ngày 8 tháng 8 năm 1901.
Bổn mạng của Thánh Ðường La Vang là: “Ðức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Ðức Giám Mục qui định cứ 3 năm mở Ðại Hội một lần, ba ngày trong tuần lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Tục lệ này vẫn được tôn trọng và thi hành cho đến ngày hôm nay. Ðại Hội lần thứ 24 đã diễn ra tháng 8 năm 1996 và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã kỷ niệm 200 năm Ðức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998)
Dựa theo lời truyền tụng “Đức Mẹ hiện ra trên đám cỏ, dưới gốc cây đa”, ban kiến thiết Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang, đứng đầu là Đức TGM Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã chấp thuận đồ án linh đài ba cây đa nhân tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đó là công trình mới lạ, tân kỳ, tái tạo quang cảnh nơi Đức Mẹ hiện ra với ba cây đa bằng bê tông cất thép cao từ 16,50 đến 21,00 mét, vươn mình trên một đồi đá hình đa giác, với những bậc thềm to nhỏ, rộng hẹp, cao thấp khác nhau.
Chính giữa là bàn thờ bằng đá cẩm thạch Ngũ Hánh Sơn. Thánh tượng Đức Mẹ La Vang, mẫu tượng Đức Bà Xuống ơn ngự trên cao, chính điện, trên một khối đá cẩm thạch vuông vắn khác. Đây là bức thánh tượng thứ ba được tôn kính tại La Vang, mẫu tượng mới với chủ đề hoàn toàn khác với hai mẫu tượng cũ Đức Bà Chiến Thắng.
Năm 1903, khi lên chăm sóc vườn Mẹ, cha phó Cổ Vưu Giuse Nguyễn Xuân Cảnh đã cho đào một giếng đất ngay trước nhà thờ ngói. Giáo dân quen gọi là GIẾNG ĐỨC MẸ. Nước giếng Đức Mẹ không trong lắm nhưng có vị ngọt và mát, không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài nên có thể uống ngay, không cần nấu chín. Vẫn biết nước giếng Đức Mẹ là nước uống bình thường không mang dược tính gì cả, nhưng từ truyền khẩu ngày xưa đến thực tế ngày nay nhiều bệnh nhân uống nước giếng Đức Mẹ mà được lành các bệnh tật là do bởi lòng thành kính cậy tin quyền phép Đức Mẹ được Mẹ ban ơn lành theo ý nguyện mà thôi.
Ngày nay, hơn một thế kỷ trôi qua, giếng Đức Mẹ vẫn được bảo quản sạch đẹp, vệ sinh làm tăng vẻ mỹ quan vườn Mẹ, nhưng trên hết giếng Mẹ là một bảo chứng tình yêu tuyệt vời đối với con cái Mẹ. Từ mạch tự nhiên này, biết bao ơn lành hồn xác Đức Mẹ đã đổ xuống cho con cái Người. Hiện nay, nước giếng Đức Mẹ được bơm trực tiếp lên bồn và mọi người lấy nước qua hệ thống vòi phía sau Linh Đài.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Ngắn Hay – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị ngắn hay sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt súc tích và giàu hình ảnh.
La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường La Vang từ năm 1961. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam hiện nay công nhận.
Lễ hội hành hương là một lễ hội lớn và khá độc đáo ở Quảng Trị, không chỉ của riêng Công giáo địa phương mà còn có nhiều tín đồ Công giáo các nơi tới tham dự. Từ khi nhà thờ ngói được dựng, hàng năm vào ngày 15 tháng 8 tại La Vang thường tổ chức lễ hội hành hương, gọi là “Kiệu” (cứ 3 năm lại có một “Kiệu” lớn, gọi là “Đại hội La Vang”). Vào những năm chẵn, tổ chức “kiệu” to hơn tổ chức “kiệu” năm lẻ và cứ ba năm một lần gọi là “kiệu đại hội” và kiệu 100 năm lớn hơn kiệu 50 năm, 40 năm.
Người hành hương về nơi này có thể mua được lá cây vằng, một loại lá thường dùng sắc thuốc hoặc uống mát, lành và có khả năng kháng khuẩn, rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở. Không những thế, khách thập phương đến đây là để hành hương và cầu xin những ơn lành mà người Công giáo tin rằng Đức Bà sẽ ban ơn như ý.
La Vang đã trở thành thánh địa hành hương quan trọng nhất của người Công giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người về hành hương.
Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên 💕 15 Bài Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị Bằng Tiếng Anh – Mẫu 10
Tham khảo bài thuyết minh về thánh địa La Vang Quảng Trị bằng tiếng Anh với những câu văn cơ bản để các em học sinh luyện tập cách viết đúng ngữ pháp và học thêm những từ vựng mới.
Tiếng Anh:
La Vang Holy Land is located in Hai Lang district, Quang Tri province, belonging to the Archdiocese of Hue, about 6km south of Quang Tri Citadel and 60km north of Hue city. It is known that La Vang Holy Land is an important pilgrimage place for Vietnamese Catholics. The faithful believe that the Virgin Mary appeared in this area in 1798. A church was built near three banyan trees, where they believe Our Lady appeared and was declared a Emirate of the Holy See La Vang Cathedral. Every year, millions of people make pilgrimages to Our Lady in this sacred place.
Tiếng Việt:
Thánh địa La Vang nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế, nơi đây cách Thành Cổ Quảng Trị chừng 6km về phía nam và cách thành phố Huế 60km về phía bắc. Được biết, Thánh địa La Vang là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu vương cung thánh đường La Vang. Mỗi năm có hàng triệu người về hành hương kính Đức Mẹ ở nơi linh thiêng này.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone