Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn [27+ Bài Văn Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 27+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Di Tích Nổi Tiếng Của Vùng Đất Quảng Nam.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn

Với dàn ý thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn được biên soạn chi tiết dưới đây, các em học sinh sẽ nhanh chóng phân tích đề với bố cục và nội dung cơ bản, từ đó dễ dàng triển khai bài viết của mình.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu đối tượng thuyết minh – di tích thánh địa Mỹ Sơn.
  • Cảm nghĩ khái quát của em về thánh địa Mỹ Sơn.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát về thánh địa Mỹ Sơn:

  • Vị trí địa lí, địa chỉ
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành thánh địa Mỹ Sơn:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian xây dựng

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở thánh địa Mỹ Sơn

  • Đặc điểm kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn
  • Chi tiết cảnh quan của thánh địa Mỹ Sơn

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của thánh địa Mỹ Sơn:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Lưu giữ giá trị văn hoá
  • Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của thánh địa Mỹ Sơn.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về thánh địa Mỹ Sơn.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam – Mẫu 1

Bài văn mẫu thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về lịch sử và đặc điểm của khu di tích nổi tiếng này.

Nhắc đến Quảng Nam, ta lại nhớ đến một vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn. Nếu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vì đây là nơi có sự kết hợp của các nền văn hóa qua các thời kỳ thì Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nhờ vào những nghệ thuật kiến trúc ấn độ giáo và thể hiện được rõ nét nền văn hóa của vương quốc Chăm Pa một thời.

Từ nghìn năm xưa, vương quốc Chăm Pa có thể nói là trung tâm trồng trọt và đánh bắt hải sản, vượt qua cả Angkor của Campuchia, dựa vào sự thịnh vượng của ngành nông sản ( lúa nước ) một thời, Chăm Pa đã giao lưu, trao đổi thương mại với Ấn Độ từ những thế kỉ trước công nguyên và cũng nhờ đó, tiếp cận và chịu ảnh hưởng nhiều từ Ấn Độ và Ấn Độ giáo, Thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng.

Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng núi phía tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Là một công trình kiến trúc nghệ thuật tinh vi và đặc sắc của vương quốc Chăm Pa từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ VIII. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km và cách Trà Kiệu 10 km, Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, bao vây bởi nhiều dãy núi hùng vĩ. Mĩ Sơn có tổng cộng 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp, cho đến ngày nay, dù bị mưa bom bão đạn tàn phá những vẫn giữ nguyên nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đến nền văn hóa của người Chăm sau khi trãi qua nghìn năm vẫn còn tồn tại.

Đến với Mỹ Sơn, ta không thể nào không tự hỏi kiến trúc của khu di tích này được xây dựng như thế nào và được dùng bằng vật liệu xây nào mà trải qua hàng nghìn năm lịch sử, giờ đây vẫn còn tồn tại. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng với kiến trúc dạng quần thể, được bố trí theo hai hoặc nhiều tháp có đường đi nối liền với nhau. Mỹ Sơn có một ngôi đền chính và những ngôi tháp nhỏ và những công trình phụ để tiếp đón khách du lịch đến tham quan, ăn uống, nghĩ ngơi,… hoặc làm kho chứa lễ vật, đặt bể nước thánh tẩy,….

Và hơn hết, khi khách du lịch đến tham quan, họ sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc từ vật liệu đến những nét chạm khắc tinh tế đến vô cũng tinh vi dù đã bị bom đạn tàn phá theo thời gian. Đến với Mỹ Sơn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những viên gạch vẫn còn giữ được nguyên vẹn màu sắc của chúng dù đã trải qua trên dưới một nghìn năm nhưng không bị phai màu. Ta có thể thấy được màu đỏ hồng của gạch nung vẫn còn đó trên những bức tường.

Ở những bức tường ta không thấy được màu đỏ hồng của gạch nung mà là màu đen thì đó là do có sự can thiệp từ bàn tay con người từ những năm 1984. Quan sát kĩ, ta sẽ thấy rằng những bức tường có sự can thiệp từ bàn tay con người sẽ có riêu mọc lên xung quanh và ở những bức tường nguyên gốc, sẽ không có dấu chân cúa chúng. Ngoài ra, chúng ta khi đến đây có thể thấy giữa những viên gạch có một lớp vữa có độ mỏng dày khác nhau. Lý do cho sự khác biệt này là do yêu cầu về kiến trúc xây dựng chứ không phải ngẫu hứng.

Đến với một địa điểm khác cảu di tích Mỹ Sơn, ta sẽ tìm thấy được vật liệu xây dựng thứ hai tồn tại tại nơi đây. Nó được gọi là đá Cát Kết hay còn gọi là đá Sa Thạch. Nguồn gốc của loại đá này được hình thành từ những hạt cát dính chặt lại với nhau. Là loại đá trầm tích mềm, dễ chạm khắc nhưng khi đến với Mỹ Sơn ta sẽ thấy được vẫn còn những cây cột được làm bằng loại đá vẫn còn nguyên, nằm lăn lóc trên mặt đất hay những bia đá được khắc chữ Phạn, dù trãi qua hơn trên dưới một nghìn năm nhưng vẫn còn rõ nét và đẹp như vừa mới chạm gần đây.

Bước chân đi tham quan trong khu di tích, ta sẽ bắt gặp được bộ Linga – Zoni và cũng chính tượng thờ của của những người Chăm Pa thời xưa. Theo nghi thức, những người muốn vào hành lễ ở đền thờ trước hết phải đi qua khu nhà tĩnh tâm. Sau khi tĩnh tâm, họ sẽ đứng trước khu đền thờ và trong quá trình làm lễ, các giáo sĩ sẽ đổ nước từ đầu Linga (Linga là biểu thị của đàn ông và của thần Siva) chảy xuống chân Zoni (biểu thị của đàn bà) và hứng nước đó đem cho các tín đồ và những người ở bên ngoài.

Tiếp đó, khách du lịch sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong đền thờ. Nó không rộng và thoáng như chúng ta thường nghĩ mà không gian của nó hẹp và thiếu ánh sáng bởi chỉ có các tín đồ và giáo sĩ mới được bước chân vào, theo người xưa, dù đó có là vua, người có nhiều quyền lực, vũ khí cũng sẽ không được phép bước vào.

Có thể nói, theo hiểu biết và nhận thức của những người đi trước, con người chúng ta được sinh ra ở hướng đông – nơi bình minh xuất hiện và hướng tây – nơi hoàng hôn lặng xuống- cũng tức là nơi con người đi đến cõi vĩnh hằng, trở về với thần linh. Điều đó ta có thể dễ dàng tìm thấy khu đền tháp nào ở hướng tây sẽ là đền thờ, nơi có các vị thần linh ngự trị.

Ngoài ra, nếu như quan sát kĩ, ta có nhận thấy được ý đồ kiến trúc của người Chăm Pa thời xưa, họ đã xây dựng nên Thánh địa Mỹ Sơn tựa như một búp sen và đó cũng chính là cách chấp tay vái lạy của con dân đối với thần linh. Đó cũng chính là cách thể hiện lòng thành của con dân đối với thần linh. Đến với Mỹ Sơn, ta không chỉ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của nghệ thuât điêu khắc của người Chăm mà ta còn tiếp thêm cho mình những kiến thức vô cũng tinh túy về nền văn hóa và tính ngưỡng của người Chăm. ở Mỹ Sơn, khách du lịch sẽ bắt gặp 3 tượng Linga – Zoni trong khu di tích. Ở mỗi bức tượng là những câu chuyện khác nhau.

Trong quá trình tham quan, khách du lịch sẽ bắt gặp một trong 3 bức tượng thờ có xuất hiện hình ảnh con rắn. Trong Hindu giáo, có hai con rắn, một là rắn thần và hai là thủy quái. Rắn thần sẽ có một đầu hoặc hai đầu, ba đầu, bốn đầu hoặc chín đầu và điều đặc biệt là rắn thần có bao nhiêu đầu thì con sông chủ chính của nền văn hóa đó có bấy nhiêu cửa đổ ra biển.

Đến với Mỹ Sơn, khách du lịch sẽ nhận ra một điều rằng rắn thần được treo trên mình tượng thần linh còn thủy quái lại bị tượng thần đạp dưới chân nhưng dù là rắn thần hay thủy quái thì cũng đều là gắn bó với tượng thần linh. Điều đó cũng như con người, bên trong mỗi người đều tồn tại một phần ác, điều quan trọng khiến người hơn người là khống chế con quỷ đó như thế nào.

Trở lại với di tích Mỹ Sơn, khách du lịch bước đầu sẽ bước vào nhà trưng bày Mỹ Sơn để tìm hiểu về nguồn gốc, kiến trúc, nền văn hóa của người Chăm Pa thời xưa qua các hình ảnh sống động, bắt mắt khiến khách du lịch dễ tiếp cận. Sau đó họ sẽ được đi vòng quanh khu di tích và bước vào chuyến tham quan với những ngọn núi bao quanh hùng vĩ.

Ngoài ra, khách du lịch sẽ được tận mắt tận hưởng những điệu múa của người Chăm Pa thời xưa và các tiết mục ca hát, ca ngợi thần linh,…hơn nữa, ở đây khách du lịch sẽ được nghe đến những câu chuyện kỳ bí của vương quốc Chăm Pa mà đến ngày nay khoa học vẫn chưa giải đáp ra và sẽ có chỗ ăn, ở, nghĩ ngơi cho khách du lịch nếu muốn ở lại qua đêm.

Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999 và nơi đây đã từng tiếp chân hàng nghìn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Nếu bạn vẫn chưa đến đây, hãy dành ra một ngày hoặc hai ngày để đến Thánh địa Mỹ Sơn tham quan. Tôi tin rằng bạn sẽ cảm thấy vô cũng tuyệt với khi đến nơi đây, chiêm ngưỡng di sản văn hóa thế giới – Thánh địa Mỹ Sơn.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Hay Nhất – Mẫu 2

Tham khảo bài thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn hay nhất sẽ giúp bạn đọc có thêm những ý tưởng thú vị để thực hiện bài viết của mình.

Nếu Việt Nam chúng ta tự hào với mảnh đất trải dài bên bờ biển đông lộng gió, nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới thì quê hương Quảng Nam càng tự hào hơn khi trên một diện tích không lớn lắm đã có hai trong năm di sản thế giới của quốc gia: khu đền tháp Mĩ Sơn và phố cổ Hội An. Nhắc đến Mĩ Sơn ta có thể không nhắc đến những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ rêu phong và không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính này.


Thánh địa Mĩ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km tính theo đường chim bay về hướng Tây Nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về hướng Tây, trong một thung lũng hẹp.Toàn bộ khu đền tháp này nằm trong lòng xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, là nơi thờ cúng tế lễ của ngươi Cham- pa xưa (dân tộc Chăm ngày nay).

Đây là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 24 tháng 9 năm 1979 Bộ Văn Hóa thông tin đã ra quyết định công nhận Mĩ Sơn là di tích kiến trúc nghệ thuật và hiện tại đã được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới.

Theo một số nhà nghiên cứu, sở dĩ người Chăm chon Mĩ Sơn làm thánh địa là xuất phát từ quan niệm tâm linh phồn thưc. Địa lí tự nhiên ở đây có cấu hình như một bộ sinh thực khí với ngọn núi Răng Mèo là hình ảnh của một dương vật thiêng (Lin-ga), bồn địa Mĩ Sơn là hình ảnh của một âm vật thiêng (Yony), dòng suối Khe Thẻ là được xem là kẽ của Yony. Hình ảnh những bộ sinh thực khí như thế được tạc bằng đá ta bắt gặp rất nhiều ở khu kiến quần thể di tích này.

Đến với Mĩ Sơn du khách không khỏi ngạc nhiên bởi nghệ thuật kiến trúc nơi này. Tổng thể các đền tháp đều được xây dựng theo lối Ấn độ gồm một ngôi đền chính, xung quanh là những ngôi tháp nhỏ và các công trình phụ dùng làm nhà tiếp đón khách, kho chứa lễ vật hoặc đặt bể chứa nước dùng làm lễ thánh tẩy.

Các tháp Chăm không rộng lắm. Thông thường bên trong chỉ thờ một bộ Linga tượng trưng cho thần Siva chiếm gần hết diện tích, còn lại là một lối hẹp đủ để người hành lễ xếp hàng một đi vòng quanh. Đền thờ được xây dựng rất kín, không có cửa sổ nên bên trong thường thiếu ánh sáng. Vì thế mà trên ba vách tường đều có những ô nhỏ hình tam giác để đặt đèn. Đền bao giờ cũng xây về hướng đông, hướng mặt trời mọc, nơi trú ngụ của thần linh.

Nét đặc biệt nhất dề nhận ra ở tháp Chăm là vật liệu xây tháp. Tháp được xây bằng gạch nung ghép với những mảng trang trí bằng đá. Kĩ thuật xây gạch của người Chăm tinh vi và tuyệt diệu đến mức ngày nay người ta vẫn chưa kết luận được vì sao những ngôi tháp xây bằng gạch không có mạch hồ đã đững vững hàng ngàn năm với sương gió, mưa nắng và cát bụi. Thời gian chỉ có thể làm mòn dần đi chứ không thể bóc rời các viên gạch ấy ra khỏi nhau.

Rêu phong là nét đặc trưng của các công trình cổ, nhưng với các tháp Chăm thì màu vàng tươi của gạch nung vẫn sáng mãi, dù nó đã đứng đó qua hàng ngàn năm mưa nắng. Nếu không có những vết mòn do gió cát để lại trên tường gạnh và những cây tầm gửi trên các nét hoa văn thì ta cứ ngỡ như tháp vừa xây xong cách đây không lâu. Có lẽ vì thế mà trong sách cổ Trung Hoa đã ca ngợi người Chăm là “Bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”.

Về nghệ thuật điêu khắc, ở Mĩ Sơn ta bắt gặp một phong cách sáng tác rất tinh tế duyên dáng và thanh thoát nhưng vẫn giữ được sức sống một cách hài hòa và hấp dẫn. Dường như sự yên bình và thịnh vượng của vương quốc đã làm nên tâm trạng của người nghệ sĩ Chăm và họ đã thổi hồn cho các bức tượng, khiến chúng sống động hẳn lên trong vẻ đẹp duyên dáng mang đầy chất sáng tạo và huyền bí.

Trong số các tác phẩm điêu khắc nơi đây, tượng thần Skanda đứng trên lưng con công là tác phẩm kì lạ nhất. Những chi tiết trên toàn bộ thân hình con công được chạm lên một cách hoàn mĩ. Đuôi chim dựng lên cao, ở đó từng sợi lông chim được diễn tả bằng một thủ pháp sắc sảo, chúng xếp lại với nhau trên cái đuôi xòe rộng, rồi đến đôi cánh, đôi chân và mình chim cũng được tạc lên từng chi tiết nhỏ rất hoàn chỉnh. Tiếc thay đầu công đã bị gãy nên ta không thấy hết được vẻ đẹp tinh thần của nó.

Thần Skanda dựa lưng vào một tấm bia hình chữ U đảo ngược, gắn liền vào đuôi công, đầu đội một chiếc gia ta có tám đóa hoa, tóc búi ngược thành năm lọn nhỏ, tay phải cầm một lưỡi tầm sét hình thoi đặt trước ngực, tay trái buông dài xuống đùi trong tư thế sẵn sàng ra trận của vị thần trẻ tuổi đã tiêu diệt được ác quỷ Tẩka đem lại yên vui cho cõi đời….

Đứng trước Mĩ Sơn ta như sống lại cũng các nghệ nhân Chăm với sự tài hoa, lao động sáng tạo tuyệt vời tiềm ẩn trong từng đường kiến trúc, từng nét hoa văn. Càng tự hào về Mĩ Sơn bao nhiêu ta càng tìm cách giữ gìn và phát huy giá trị của di sản bấy nhiêu

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Ngắn Gọn – Mẫu 3

Đón đọc bài văn thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn ngắn gọn và tham khảo cách hành văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu).

Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc 🌹 14 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Ngắn Nhất – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Khu di tích Chăm Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70km về hướng Tây – Tây Nam, cách Trà Kiệu- kinh thành cũ của vương quốc Chămpa xưa 20km về phía Tây.

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho kiến trúc tôn giáo Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (Ấn Độ).

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ chính vị thần vua của mình. Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua tượng Linga. Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (Mỹ Sơn E1).

Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.

Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.

Gợi ý cho bạn 🌼 Thuyết Minh Về Tràng An 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Đặc Sắc – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn đặc sắc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp , mỗi nơi đều mang theo một vẻ đẹp cho riêng mình nhưng đối với tỉnh Quảng Nam thì có thể nói đó là thánh địa Mĩ Sơn.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn là một minh chứng điển hình nhất cho một nền văn hóa Champa phát triển rực rỡ trong quá khứ – Mỹ Sơn đã được UNESSCO công nhận là DSVHTG năm 1999. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ ba vị là Brahma – Visnu – Siva, trong đó Siva được tôn sùng hơn cả. Ngoài ra Phật giáo cũng là tôn giáo của người Chăm. Chính hai tôn giáo này có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc đền tháp của người Chăm nói chung và khu đèn tháp Mỹ sơn nói riêng.

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn nay thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km, là tổ hợp gần 70 công trình lớn nhỏ, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Ban đầu, vào thế kỉ thứ IV đền tháp Mỹ Sơn được xây dựng bằng gỗ để thờ thần Siva. nhưng vào thế kỉ VII, đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn còn tồn tại đến ngày nay.

Để có một cái nhìn khái quát hơn về thánh địa mỹ sơn mời các bạn cùng nhìn vào sơ đồ tổng quát trên đây. Các công trình kiến trúc Mỹ Sơn được chia ra làm các nhóm chính để tiện trong việc nghiên cứu. Do điều kiện thời gian, hôm nay chúng ta tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm pa tại khu C và khu B.

Nhưng trước đề cập đến các đối tượng cụ thể, HDV xin điểm lại những nét kiến trức đặc trưng chung của thánh địa Mỹ Sơn. Mỹ Sơn có các công trình đại diện cho các phong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm pa phát triển liên tục từ thế kỷ thứ 7 – 13 bao gồm: phong cách Mỹ sơn E1, phong cách Hoà Lai, phong cách Đông Dương, phong cách Mỹ Sơn A1, phong cách Bình Định.

Đền tháp Chăm thường có cửa quay về hướng đông – hướng của thần Siva ngự trị. Nhưng tại Mỹ sơn vẫn có một vài ngôi tháp quay về hướng tây hoặc có cả 2 cửa trổ về 2 hướng đông tây biểu hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của những vị vua sau khi chết đựơc phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Mỗi khu đền tháp đều có một tháp chính và các tháp nhỏ xung. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru- trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của thần linh. Mỗi tháp có 3 phần: chân tháp, mình tháp và đỉnh tháp, tượng trưng cho 3 vị thần: Brahma, Vishnu, Siva tương ứng với 3 thế giới: thế giới trần tục, thế giới tâm linh và thế giới thần linh.

Nhìn chung, các công trình kiến trúc nơi đây đều được xây dựng bằng gạch nung và có thể là đá sa thạch. Những viên gạch được chồng khít lên nhau mà không thấy một lớp vôi vữa nào. Hiện có rất nhiều giả thuyết về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm: xây dựng bằng gạch chưa nung hoặc dùng vữa bằng bột đất sét nơi gạch được xây dựng để xây tháp hoặc xây tháp bằng phương pháp mài,.. Tuy nhiên, cho đến ngày nay thì kỹ thuật xây dựng tháp vẫn là một điều bí ẩn.

Trong thánh địa Mỹ Sơn thì khu C là tiêu biểu nhất cả về diện tích, cảnh quan, số lượng, chất lượng của đền tháp, bia kí. Các tác phẩm điêu khắc ở đây vô cùng phong phú đa dạng. Trong nhóm đền tháp C, tháp C1 là ngôi điện thờ chính. Cấu trúc gồm 2 phần tiền sảnh và thân tháp đều có mái cong giống nhau – mái cong hình yên ngựa.

Hai bên các cửa giả quanh thân tháp, có 6 cặp trụ ốp ghép; giữa hai trụ ốp có hình người đứng chắp tay dưới vòm cuốn. Những tượng người được thể hiện quanh tháp đều có khuôn mặt thanh tú và trang phục truyền thống của người Chăm. Nếu C1 đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Mỹ sơn A1 (TK10) thì tháp B1 đại diện cho phong cách Bình Định (TK12-13). Đây cũng là ngôi tháp duy nhất tại Mỹ sơn được xây dựng bằng đá.

Sau khi đã đi hết các khu vực tham quan ở đây cũng như được nghe giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ được trải nghiệm nét văn hóa của người Chăm pa cổ qua những chương trình biểu diễn nghệ thuật như thổi kèn, múa. Những vũ điệu Siva đầy uyển chuyển, cuốn hút sẽ để lại những ấn tượng thật khó phai.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Thánh Địa Mỹ Sơn Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết thuyết minh thánh địa Mỹ Sơn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý trong bài văn mẫu dưới đây:

Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể như khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn là hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp, có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau, ở giữa là đền thờ chính.

Trước mặt đền thờ chính (KaLan) là một tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau (một cửa hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính); tiếp nối thường là gian nhà dài (Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi làm nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh. Xung quanh ngôi đền chính là các ngôi đền nhỏ hoặc các công trình phụ…

Kiến trúc khu đền tháp Mỹ Sơn thể hiện sự đa dạng các phong cách khác nhau nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru, nơi cư ngụ của các vị thần và là trung tâm của vũ trụ. Hầu hết các công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại Ấn Giáo. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự hiện hữu của các kỹ xảo Chăm điêu luyện, trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu tượng của đền tháp ẩn chứa nội dung các giai đoạn chính trị và tôn giáo Chămpa.

Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, dựa vào thiên nhiên để dựng nên một Thánh địa Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết được. Đến tham quan Thánh địa Mỹ Sơn, sau khi mua vé ở cổng, đón bước du khách là Nhà trưng bày Mỹ Sơn, nơi cung cấp nhiều thông tin, kiến thức về Mỹ Sơn qua các panô, mô hình minh họa, nội dung hình ảnh cô đọng và cuốn hút, giúp du khách dễ dàng tìm hiểu về Thánh địa Mỹ Sơn, và có một cảm thụ tổng quan về quá trình phát triển cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của khu di tích quan trọng này.

Sau đó, khách du lịch Mỹ Sơn sẽ được thong thả ngoạn cảnh bằng xe điện, qua đoạn đường 2km vòng theo những triền dốc quanh co, uốn lượn giữa hai hàng cây rợp mát, bên dưới là suối Khe Thẻ nước chảy róc rách… Để rồi, du khách sẽ bước chân vào một thế giới khác, xứ sở Chămpa mở ra phía trước là tổ hợp nhiều đền tháp rêu phong cổ kính, vươn cao sừng sững giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Chầm chậm dạo bước quanh khu đền tháp, tai nghe thuyết minh về Thánh địa Mỹ Sơn, tận mắt chiêm ngưỡng những đường nét kiến trúc độc đáo, ngắm nhìn những họa tiết mô tả hình người, động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động và uyển chuyển, thi thoảng lại bắt gặp hình chạm khắc những vũ nữ say sưa múa… tất cả như đang kể cho du khách những câu chuyện huyền bí về một thời rực rỡ của vương quốc Chămpa.

Chuyến khám phá Thánh địa Mỹ Sơn có gì hay nữa, tại đây du khách sẽ có dịp thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật Chăm đặc sắc, những vũ điệu duyên dáng làm say lòng người được tái hiện qua những trích đoạn lễ hội Chăm, múa đội nước, múa apsara, múa cắn lửa…, trình tấu nhạc cụ Chăm như trống paranưng, ginăng, kèn saranai, đàn kaní…, hay các tiết mục hát khấn, tụng, ca ngợi các vị thần linh…

Ngoài ra, trong khuôn viên khu di tích Mỹ Sơn còn có nhà hàng Mỹ Sơn, phục vụ du khách những món ăn dân dã của vùng đất phía Tây Quảng Nam với những cọng rau, con cá, trái cà, hay món Mỳ Quảng trứ danh… Và nếu muốn qua đêm tại Mỹ Sơn, thì bên đập Thạch Bàn là khu nhà nghỉ khách sạn Ganesa với không gian hữu tình, lý tưởng để nghỉ dưỡng; hay ở Homestay trong làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, với những căn nhà mái bằng đậm chất quê, trải nghiệm một ngày làm nông dân, đạp xe, đi thuyền trên mặt hồ Thạch Bàn thơ mộng…

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Mỹ Sơn Chọn Lọc – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về Mỹ Sơn chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu hay giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt khéo léo, hấp dẫn người đọc.

Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995. Thánh địa Mỹ Sơn nằm ẩn mình sâu trong thung lũng với núi non trùng điệp bao quanh. Xa xưa, nơi đây từng là địa điểm dùng để cúng tế cũng như đặt các lăng mộ của các các vị vua Chăm Pa xưa.

Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể di sản mang kiến trúc của người Chăm Pa cổ thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu vực này có đường kính rộng khoảng 2km với hơn 70 ngôi đền tháp khác nhau mang nhiều nét kiến trúc lịch sử tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của Chăm Pa cổ. Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại từ khoảng thế kỷ IV dưới thời đại vua Phạm Hồ Đạt, là nơi dùng để thờ cúng thần Linga và Shiva. Sau hai thế kỷ tiếp theo, ngôi đền bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Và tới thế kỷ VII, vua Phạm Phạn Chi đã cho xây lại các ngôi đền – di tích còn tồn tại đến ngày nay.

Kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn với thiết kế độc đáo, tinh xảo, mang đậm dấu ấn được chia làm 6 loại đặc trưng: phong cách cổ, Hòa Lai, Mỹ Sơn, Ponagar, Đồng Dương và phong cách của người dân Bình Định. Khi đi du lịch thánh địa Mỹ Sơn, du khách sẽ thấy đặc điểm của dạng kiến trúc này đó là các tượng khắc bằng đá, tượng thần Siva, tượng khắc các vũ nữ đang múa theo phong cách Chăm Pa. Trải qua thời gian, khu di tích cũng bị tàn phá một phần bởi các cuộc rải bom của quân đội Mỹ trút xuống Việt Nam. Tuy vậy, nơi đây vẫn còn rất nhiều tòa tháp nguyên vẹn cùng lối kiến trúc độc đáo hấp dẫn du khách.

Thánh địa Mỹ Sơn với hơn 70 ngôi đền được chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ mang nhiều dòng chữ quan trọng bằng tiếng Phạn và tiếng Chăm. Di tích này đã bị quên lãng cho đến năm 1898, một người Pháp cùng đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra khu di tích nằm ẩn mình trong rừng, giữa lòng thung lũng xung quanh được 2 ngọn núi hùng vĩ che chở.

Ngoài ra, ấn tượng đặc biệt khác khiến thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng đó chính là phần gạch dùng để xây nên các tòa tháp cổ. Những viên gạch được nung và cắt khối, sau đó xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà không hề sử dụng bất kỳ các loại chất kết dính nào. Trải qua nhiều thế kỷ, công trình thánh địa Mỹ Sơn không bị phong hóa mà chỉ bị nứt một phần rất nhỏ.

Con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu du sản. Con đường cổ có chiều rộng tới 8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.

Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo. Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.

Nơi đây có điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được điêu khắc Apsara. Đây được xem là điệu múa mượt mà, uyển chuyển với tựa đề “Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp. Điệu múa này hiện được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới tham quan thánh địa Mỹ Sơn.

Bạn sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách muôn phần say đắm.

Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm thường được diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Nếu lịch trình du lịch của bạn gặp đúng dịp lễ hội Katê, không chỉ được tham quan di sản độc đáo, bạn còn được hòa mình cùng các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước nước… Tại lễ hội sẽ có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc kết hợp cùng đạo cụ truyền thống và các điệu múa uyển chuyển của các nghệ sĩ khiến bạn khó có thể rời mắt được.

Thời tiết Quảng Nam có 2 mùa là mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) và mùa khô (tháng 2 đến tháng 8). Thông thường khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan thánh địa Mỹ Sơn là từ tháng 2 tới tháng 4, lúc này thời tiết sẽ khá mát mẻ và không có nắng gắt.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Sông Hương 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Hay Về Thánh Địa Mỹ Sơn – Mẫu 8

Bài văn mẫu thuyết minh hay về thánh địa Mỹ Sơn sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay và cách hành văn ấn tượng.

Tồn tại hơn 1.000 năm với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian, thế nhưng, các ngôi đền vẫn còn tồn tại sự độc đáo của riêng mình, khiến khu di tích trở nên huyền bí và thiêng liêng với những điều thú vị không phải ai cũng biết.

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 – 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Các đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Khu thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể những đền tháp có hình tứ giác. Nghệ thuật kiến trúc mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ bao gồm nhiều cụm tháp, mỗi cụm đều có một tháp chính ở giữa và nhiều tháp phụ thấp hơn nằm xung quanh, cổng tháp quay về hướng mặt trời – hướng Đông.

Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp có điêu khắc, trang trí với nhiều hoa văn đẹp mắt khắc nhau như họa tiết hoa lá, động vật, hình tượng Kala – Makara, hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công… tất cả đều rất sinh động và uyển chuyển.

Theo nghiên cứu cho thấy, dường như có 1 quy tắc bắt buộc khi xây dựng các đền tháp Chămpa là dù ở bất cứ vị trí nào, trên đỉnh đồi hay vùng đất bằng thì cửa chính của ngôi đền tháp đều phải quay về hướng chính đông để đón ánh mặt trời buổi sáng. Vì ánh mặt trời là biểu tượng của sinh lực, của nguồn gốc sự sống mà thần Siva mang lại. Thế nhưng, trong thánh địa Mỹ Sơn hiện nay có đến 5 cụm tháp có cửa chính bị lệch về hướng đông nam là: cụm H; cụm E, F; cụm G; cụm A, A’ và cụm B, C, D.

Chính xác mà nói thì các khu đất mà các cụm đền tháp đã xây dựng trên đó bị xoay. Điều này không có gì khó hiểu theo nguyên lý Kiến tạo Trượt (Wrench Tectonic), một phương pháp Địa chất học của hệ phương pháp nghiên cứu Biến vị Nội mảng (Intraplate Deformation). Theo nguyên lý này, khối thạch quyển nằm kẹp giữa hai đứt gãy trượt trái (Sinistral) bao giờ cũng bị vỡ thành các khối nhỏ; các khối nhỏ này luôn bị xoay theo chiều kim đồng hồ do ngẫu lực mà 2 đứt gãy trượt trái tạo ra.

Khu di tích Mỹ Sơn quả thật là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Thuyết Minh Về Di Tích Thánh Địa Mỹ Sơn Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Đón đọc bài thuyết minh về di tích thánh địa Mỹ Sơn học sinh giỏi sẽ giúp bạn đọc nắm vững được phương pháp thuyết minh, giới thiệu về một địa danh cụ thể.

Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1999, là một quần thể đền tháp đã tồn tại nghìn năm, ghi dấu quá khứ vàng son của vương quốc Chămpa cổ, trở thành điểm tham quan rất giá trị.

Xưa, vương quốc Chămpa là trung tâm trồng trọt và đánh bắt thủy sản trong khu vực có thể sánh ngang với Angkor (Campuchia), thậm chí vượt qua Angkor về tài nguyên và thương mại. Với sự thịnh vượng nhờ vào lâm sản, nông sản (lúa nước) và thủy hải sản, vương triều Chămpa đã phát triển thế lực và ảnh hưởng, giao thương với Ấn Độ từ những kỷ nguyên đầu tiên sau Công nguyên. Tiếp nhận ảnh hưởng của Ấn Giáo, nhiều đền tháp đã được xây dựng để thờ các vị thần như Brama và Vishnu, nhưng Shiva giữ vai trò ngự trị toàn vùng.

Theo lịch sử, Thánh địa Mỹ Sơn được hình thành từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII, là trung tâm tôn giáo tập trung vương quyền và thần quyền của vương quốc Chămpa gần 1000 năm, khoảng thời gian mà các vị vua đã dâng lên thần linh những đền tháp tuyệt mỹ, cũng là cách để ghi công đức của mình. Trải qua chiến tranh Thế giới lần thứ 2, chiến tranh Đông dương lần thứ 1, đặc biệt chiến tranh Đông dương lần thứ 2, nhiều đền tháp đã bị phá hủy, tuy nhiên những đền tháp còn lại đã được bảo tồn tốt, hé mở bí ẩn về nền văn minh Chămpa cổ xưa.

Giá trị của đền tháp Mỹ Sơn đã được các nhà khảo cổ, các sử gia và các học giả đánh giá là tuyệt tác về xây dựng của thời đại, cả về phương diện kỹ thuật và điêu khắc. Đây là những công trình độc đáo có một không hai ở Đông Nam Á, là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa cùng những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật và kiến trúc từ lục địa Ấn Độ. Khu thánh địa Mỹ Sơn còn phản ánh sinh động vai trò của vương quốc Chămpa trong lịch sử văn hóa và chính trị của khu vực Đông Nam Á.

Thuộc vùng núi phía Tây của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ngày nay, khu di tích đền tháp Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km được bao bọc bởi các dãy núi hùng vĩ, có một dòng suối nhỏ chảy ngang qua, sau đó đổ vào sông Thu Bồn, rồi xuôi ra biển qua cảng thị cổ Hội An. Bao gồm 13 nhóm công trình với hơn 70 kiến trúc đền tháp có liên hệ mật thiết với nhau, những di tích hiện hữu và phế tích trong các nhóm đã thể hiện một lịch sử kiến trúc liên tục suốt gần 10 thế kỷ tồn tại của vương quốc Chămpa.

Chămpa là một dân tộc sinh sống lâu đời trên dải đất miền Trung Việt Nam. Trong lịch sử phát triển, với văn hóa bản địa đặc sắc của mình cùng với mối giao lưu rộng rãi đa chiều với nhiều nền văn hóa khác nhau người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hoá đa dạng và độc đáo. Họ đã để lại cho chúng ta một quần thể kiến trúc đền tháp đồ sộ và những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao.

Thoạt đầu ngôi đền được xây dựng bằng gạch, sau đó do biến cố lịch sử nó đã bị sụp đổ. Đến thế kỷ XIII, nó được xây dựng lại bằng đá Sa Thạch, nhưng vì một lý do nào đó mà ngôi tháp này đã không được hoàn thành, hiện chỉ còn các chân đế, trụ đá với các họa tiết hoa sen cùng với các bi ký trên đá bằng chữ phạn còn rất rõ nét. Hiện mỗi cạnh của tháp B1 dài hơn 10m và như vậy, nếu xây dựng hoàn chỉnh có lẽ B1 đã trở thành ngôi tháp lớn nhất Mỹ Sơn.

Còn đây là bệ thờ Linga – Yoni lớn trong Kalan B1, thờ vua thần Sivana-Bhadresvara, vị thần bảo hộ cho Thánh địa Mỹ Sơn. Theo Ấn độ giáo thì linga (tức sinh thực khí nam) kết hợp với yoni (sinh thực khí nữ) được coi là sự hòa nhập âm dương là nguồn gốc sản sinh ra vạn vật. Vì vậy, việc thờ linga và yoni là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Chăm.

Khu đền tháp Mỹ sơn là một kiệt tác về tài năng sáng tạo của con người, là bằng chứng sống động và độc đáo về truyền thống văn hóa của nền văn minh Chăm pa. Nó thể hiện sự tài tình của người Chăm pa trong kiến trúc, xây dựng và điêu khắc không thể bắt chước hay sao chép. Vì vậy, việc gìn giữ bảo vệ ngày càng trở nên cấp thiết và hy vọng rằng trong số chúng ta sẽ đóng góp một phần công sức trong tương lai.

Để tìm hiểu thêm về nghệ thuật điêu khắc Chăm pa, quý khách có thể đến tham quan và nghiên cứu tại Bảo tàng điêu khắc Chăm tại Đà nẵng. Bây giờ, quý khách có 40ph để tiếp tục tham quan, chụp ảnh và thưởng thức nghệ thuật múa chăm.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Đền Hùng 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Ngắn Hay – Mẫu 10

Bài văn mẫu thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn ngắn hay sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn cô đọng mà vẫn giàu hình ảnh.

Năm 1898, một người Pháp tên là M.C Paris đã phát hiện khu đền tháp Mỹ Sơn nằm kín đáo trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm rạp. Sau đó không lâu, những nhà khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã đến nghiên cứu các bia ký và công trình kiến trúc, điêu khắc ở Mỹ Sơn. Cũng chính họ đã vén lên bức màn bí mật về Mỹ Sơn và cho thấy đây là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặc trưng nhất của người Chămpa, xây dựng liên tục trong suốt hơn 1000 năm.

Được khởi công từ thế kỷ IV bởi vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361) và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân), Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.

Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Các đền tháp phần lớn quay về hướng đông-phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh; ngoại trừ một vài tháp quay về hướng tây hoặc cả hai hướng đông-tây, thể hiện tư tưởng hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.

Bị chiến tranh tàn phá, đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn lại 32 công trình, trong đó khoảng 20 công trình còn giữ được dáng vẻ ban đầu. Đáng tiếc công trình lớn nhất là tháp A1 cao 24m, có 6 tháp phụ chung quanh, tháp này được đánh giá là kiệt tác của kiến trúc Chămpa đã bị bom Mỹ đánh đổ vào cuối năm 1969.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva-Đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào thế kỷ IV kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần-vua và tổ tiên hoàng tộc.

Toàn bộ di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực: A, B, C, bạn đừng lo vì du khách sẽ được hướng dẫn tham quan theo từng khu vực như vậy. Điểm nổi bật dễ nhận thấy ở đây là những kiến trúc Chăm pa cổ dường như vẫn còn nguyên vẹn như tượng thần Siva, bia đá, các linh vật cùng hệ thống đền tháp xưa.

Khu vực là điểm đến đầu tiên mà bạn sẽ tới, từ đây du khách có thể quan sát và bao quát hết các khu vực B, C,. Di tích chủ yếu ở đây chính là các đền tháp đang trong quá trình trùng tu, rất đáng để tìm hiểu. Khu vực B sẽ là đồi phía tây, nơi tập trung 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu vực C là đồi phía nam, là khu vực nổi bật nhất ở thánh địa Mỹ Sơn với rất nhiều các bia ký, đền tháp, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cực kỳ đa dạng, phong phú.

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Thánh địa Mỹ Sơn vẫn còn là một di tích có giá trị văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc độc đáo của nhân loại, nó kết tinh của trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ. Khu di tích Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Bằng Tiếng Anh – Mẫu 11

Trau dồi vốn từ vựng phong phú và các cấu trúc ngữ pháp với bài văn thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn bằng tiếng Anh như sau:

Tiếng Anh:

The Mỹ Sơn temple complex is regarded one of the foremost Hindu temple complexes in Southeast Asia and is the foremost heritage site of this nature in Vietnam. At Mỹ Sơn, King Bhadravarman established a linga called Bhadresvara, whose name was a combination of the king’s own name and that of the Hindu god of gods Shiva. In fact, local people are still wary of the area surrounding the My Son ruins because of the still unexploded bombs and land mines.

Tiếng Việt:

Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của tại Việt Nam. Ở thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Trên thực tế, những người dân địa phương bây giờ vẫn phải cẩn thận với những khu vực xung quanh thánh địa Mỹ Sơn, bởi ở đó còn rất nhiều những quả bom chìm và mìn sâu dưới lòng đất.

Tìm hiểu nhiều hơn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận