Thuyết Minh Về Mì Quảng: 36+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Mì Quảng ❤️️ 36+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Món Ăn Đặc Sản Nổi Tiếng Của Mảnh Đất Xứ Quảng.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Mì Quảng

Để giúp các em học sinh dễ dàng phân tích đề và định hướng làm bài, tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về mì quảng chi tiết dưới đây:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu ẩm thực phong phú, đặc trưng của miền Trung đầy nắng và gió: Cơm Hến, bánh tráng cuốn thịt heo, cao lầu,…
  • Giới thiệu món ăn để lại ấn tượng sâu sắc nhất: Món mỳ Quảng, món ăn trứ danh của vùng đất Quảng Nam.

II. Thân bài:

-Nguồn gốc: Mỳ Quảng vốn là món ăn của vùng đất Quảng Nam, thuộc miền Trung nước ta

-Các loại mỳ Quảng: Mỳ gà, mỳ tôm thịt, mỳ bò, mỳ sứa, mỳ Quảng ếch, mỳ Quảng chay

-Cách làm mỳ Quảng:

Công đoạn làm sợi mỳ:

  • Yêu cầu thành phẩm: Sợi mỳ vừa trắng vừa mềm mượt lại không bị chua hay nồng mùi bột; khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời, ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong, sáng lấp lánh, hấp dẫn
  • Cách làm: Chuẩn bị ít bột gạo; quấy tan bột; hấp từng lớp bột mỏng cho chín; cắt từng phên bánh bột thành từng sợi, mỗi sợi rộng 1 phân

Công đoạn làm nước dùng:

  • Chọn thịt theo sở thích rồi sơ chế, đảo ướp trong 15 phút, xào thịt cùng với hành phi cho thơm
  • Khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp; nêm nếm gia vị cho vừa miệng; thêm rau mùi, hành hoa cho thơm.

-Cách thưởng thức:

  • Soạn một chút mì vào bát, thêm rau thơm ăn kèm, bỏ thêm ít lạc rang
  • Chan nước dùng, kèm thịt

-Khi ăn: Cảm nhận được vị thanh đạm của bột gạo, vị tươi mát của các loại rau sống; vị thơm bùi của lạc rang; vị ngọt thơm, đậm đà của thịt. Món ăn giản dị nhưng chứa đựng nhiều tinh tế như tấm lòng của người dân xứ Quảng.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại giá trị của món mì Quảng trong nền văn hóa ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung
  • Nêu suy nghĩ, cảm xúc riêng của bản thân đối với món ăn.

Viết Đoạn Văn Thuyết Minh Về Mì Quảng

Khi viết đoạn văn thuyết minh về mì quảng cần có cách hành văn súc tích, ngắn gọn và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng, Việt Nam. Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn với nước từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì rộng khoảng 5 -10mm.

Dưới lớp mì là các loại rau sống, Trên mì là thịt lợn, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phộng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Món Ăn Mà Em Yêu Thích 🍀 17 Mẫu Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Món Ăn Mì Quảng – Mẫu 1

Văn mẫu thuyết minh về món ăn mì quảng sẽ giúp bạn đọc khám phá cụ thể hơn về món ăn đặc sản nổi tiếng của mảnh đất miền Trung.

Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Nó là “tiếng nói chung, sở thích chung” mà ông cha đã để lại cho con cháu. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.

Đến với vùng văn hóa của miền Trung, ghé thăm Quảng Nam. Chúng ta sẽ biết đến một đặc sản nổi tiếng là mì quảng và gà ta Tam Kỳ. Ở Quảng Nam, chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều quán bán mì quảng. Một lần nọ, khi có dịp ghé thăm Quảng Nam, tôi đã có dịp thưởng thức món ăn này. Khi thưởng thức một món ăn ngon, cần phải từ tốn và nhẹ nhàng mới cảm nhận được hết hương vị của nó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, cối đá đã thay bằng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi cắt thành từng cọng như cọng phở.

Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là “nhân”, gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu.

Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau.

Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì… Mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả chín phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê.

Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng “soạt”, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay.

Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt… Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số “biến tấu” trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị. Nhưng đây vẫn là một món ăn mang đậm hương vị của Quảng Nam.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Thuyết Minh Về Mì Quảng Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc bài thuyết minh về mì quảng hay nhất với những thông tin thú vị về món ăn đặc biệt này.

Miền Trung nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn, đậm đà hương vị, từ cơm Hến của xứ Huế mộng mơ, đến Đà Nẵng thì phải nếm thử Bánh tráng cuốn thịt heo, tạt qua Hội An cổ kính cũng phải nếm thử bát Cao lầu cho biết. Ấy vậy mà cho dù đã đi khá nhiều nơi ăn nhiều món ngon tuyệt, nhưng có lẽ để lại trong tôi nhiều dấu ấn nhất vẫn là Mì Quảng, món ăn trứ danh vùng đất Quảng Nam yêu dấu.

Sống và làm việc tại Đà Nẵng đã lâu, tôi đã quen với những món ăn của miền Trung đầy nắng và gió. Mì Quảng vốn là món ăn của Quảng Nam, và thành phố Đà Nẵng lại chính là một phần của tỉnh Quảng Nam cũ, chính vì thế đến Đà Nẵng mà ăn mỳ Quảng đã trở thành một điều hiển nhiên. Và ngay chính bản thân tôi, cũng đã gắn bó với mỳ Quảng được gần 4 năm trời, có lúc là bữa sáng, có lúc là bữa tối, cứ luân phiên như vậy, chẳng biết họ có bỏ thêm thứ gia vị gì gây nghiện không mà tôi cứ ăn chẳng biết chán.

Mỳ Quảng cũng có nhiều loại, không đơn thuần là một kiểu nhàm chán, nếu ăn chán mỳ gà ta có thể đổi sang các loại mỳ khác như mì tôm thịt, mì bò, mì sứa, mì quảng ếch, người ăn chay thì lại có mỳ Quảng chay, ăn cũng rất ngon, quả là đa dạng phong phú, khiến du khách phải trầm trồ thích thú.

Tôi đã từng thử lần mò học cách làm mỳ Quảng để thỏa lòng ăn uống, thì phát hiện ra món ăn mỹ vị này cũng không khó làm lắm. Có lẽ khó nhất là công đoạn làm sợi mỳ, làm sao cho sợi mỳ vừa trắng, vừa mềm mượt, lại không bị chua hay nồng mùi bột, khi gắp sợi mỳ soi dưới ánh nắng mặt trời ta còn có thể thấy sợi mỳ hơi trong sáng lấp lánh, nhìn càng ngon miệng hơn.

Đầu tiên ta chuẩn bị một ít bột gạo mới, thơm dịu, thêm một chút muối cho sợi mỳ thêm đậm đà, rồi đổ nước vào quấy cho tan, có thể cho thêm một ít bột nghệ để sợi mỳ có màu vàng đẹp mắt. Sau khi bột tan hết, để bột nghỉ khoảng 30 phút, trong thời gian ấy ta nấu sẵn một nồi nước sôi, dùng loại nồi hấp 2 tầng là tốt nhất.

Dùng một cái khuôn đáy phẳng miệng rộng, có thể bỏ lọt tầng trên của nồi hấp, hấp chín từng lớp bột mỏng, rồi đổ chúng sang một cái đĩa phẳng hết lớp này đến lớp khác, mỗi lần như thế lại phết lên trên từng tấm bánh một chút dầu cho khỏi dính. Sau khi bột chín thành bánh hết, thì ta lấy dao cắt bột thành từng sợi, mỗi sợi có độ rộng khoảng 1 phân là đẹp nhất. Xong công đoạn làm sợi mỳ, chúng ta chuyển sang công đoạn làm nước dùng để trộn mỳ, đây là phần rất quan trọng quyết định độ ngon dở của cả tô mỳ.

Tùy sở thích của mỗi người mà chọn loại thịt cho phù hợp, sau khi sơ chế, ta đem ướp với muối, bột ngọt, đường, tiêu, nước mắm, cùng hành củ đập giập, đảo đều rồi ướp trong vòng 15 phút. Dùng chảo nóng, phi hành cho thơm, rồi cho thịt vào đảo cho săn, thêm chút nước màu hoặc đường để tạo màu cho đẹp mắt, sau khi thịt chín tới, thêm nước xăm xắp, rồi nếm lại cho vừa ăn, thêm chút rau mùi và hành hoa để cho thơm.

Lúc ăn, ta soạn mỳ vào bát, thêm một chút rau ăn kèm như các loại xà lách, diếp cá, húng chanh, rau sam, bỏ thêm một ít lạc rang, rồi chan nước dùng, kèm thịt thế là ta có một bát mỳ ngon tuyệt. Mỳ Quảng tuy chế biến vô cùng đơn giản, nhưng hương vị rất tinh tế, ăn vào vừa cảm giác được vị thanh đạm của bột gạo, lại thấy vị tươi mát từ các loại rau sống, nhai từng hạt lạc rang thơm phức, bùi bùi, cắn một miếng thịt được nêm nếm đậm đà, cảm giác như hương vị của trời đất đang quyện vào làm một vậy.

Quả là mỹ vị, trong đơn giản chứa đựng nhiều tinh tế, như tấm lòng của người dân xứ Quảng, giản dị, mà thấm đẫm ân tình miền Trung.

Mỳ Quảng là một trong những dấu ấn, kỷ niệm của tôi gắn bó với mảnh đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Có lẽ dù sau này phải rời xa mảnh đất này, tôi vẫn sẽ nhớ mãi không quên những buổi sáng lang thang, ăn mỳ Quảng ở quán nhỏ trước trường, không quên được những con người hiền hòa, thấm đẫm ân tình mộc mạc, không quên được một Đà Nẵng rực rỡ, một Hội An lung linh, một Quảng Nam ngọt ngào chân quê.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Món Ăn Đặc Sản Hay

Bài Văn Thuyết Minh Mì Quảng Ngắn Gọn – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh mì quảng ngắn gọn với cách hành văn hàm súc sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hoàn thành tốt bài viết của mình.

Người Quảng Nam thường mời bạn phương xa một bát mì lớn để bày tỏ tấm lòng hiếu khách và để giới thiệu về món ăn đặc sản quê hương mình.

‘Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mỳ Quảng cho anh vui lòng’

Mì Quảng cũng giống biết bao món mì khác, được làm từ gạo và nguyên liệu dân gian dễ kiếm. Nhưng người thưởng thức dễ dàng nhận ra sự khác biệt của nó bởi mùi thơm của rau, mùi béo của thịt, của dầu, hương thơm của đậu phụng, chất giòn béo của bánh tráng, vị cay của ớt. Trong bát mì chứa đựng cả vị nồng nàn của nắng, của gió và của những tấm lòng người dân đất Quảng.

Những hạt gạo ngon, trắng nõn qua nhiều công đoạn chế biến trở thành sợi mì dẻo dai. Nước dùng là thứ cầu kỳ nhất vì quyết định hương vị của món mì. Để tạo màu cho nồi nước dùng người ta xào hạt điều lên thành thứ nước vàng sóng sánh. Đợi khi nước dùng sôi già mới cho gà đã đươc tẩm ướp kỹ vào và đun lên. Bát mì Quảng được xếp đặt với rau sống được thái nhỏ và hoa chuối.Người Quảng Nam cho rằng một món ăn ngon không phải chỉ từ vị giác mà phải mang được tấm lòng của người chế biến và sự cầu kỳ của từng công đoạn. Những nguyên liệu phải được lấy từ chính đất Quảng Nam.

Sau đó cho những sợi mì lên trên cùng với những miếng thịt gà, thịt heo hay tôm béo ngậy, rắc thơm hạt điều, lạc rang rồi chan thứ nước dùng đã được ninh từ xương gà lên. Một bát mì Quảng được trình bày với nhiều hương vị tuỳ theo sở thích của người chế biến và yêu cầu của người thưởng thức.

Người Quảng Nam ăn rất cay, có thể là do thời tiết nắng nóng nên người ta phải ăn cay làm tăng nhiệt độ cơ thể cho phù hợp với thời tiết bên ngoài. Nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến hương vị của món mì mà trái lại càng làm tăng thêm hương vị riêng biệt của tô mì Quảng. Đưa đũa mì lên miệng nếu là người không quen ăn cay bạn sẽ phải xuýt xoa nhưng dần dần càng ăn càng cảm thấy thú vị. Cùng với vị ngọt của nước, vị ngậy của thịt, vị thơm của rau sống là vị cay của ớt..

Ngày nay đi bất kỳ đâu trên đất Quảng cũng có thể thưởng thức món mì này, từ những quán sang trọng đến quán nhỏ liêu xiêu nằm trên các con phố. Món mì Quảng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của đất Quảng Nam nhiều nắng và thừa gió.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Mì Quảng Đà Nẵng – Mẫu 4

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về mì quảng Đà Nẵng với những nét đặc trưng độc đáo riêng có mà món ăn này mang lại.

Mỳ Quảng Đà Nẵng gần như là món ăn mọi người nghĩ đến ngay khi nói về đặc trưng ẩm thực của miền đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Dù món ăn này có thể tìm thấy ở rải rác khắp các tỉnh thành khác của tổ quốc, xong chỉ có ăn Mì Quảng ở Đà Nẵng, người ta mới cảm nhận hết cái đậm đà của món này.

Được xác định ngay từ tên gọi, mì quảng Đà Nẵng là món ăn được bắt nguồn từ Quảng Nam – Đà Nẵng xưa. Còn từ mỳ ý nói đến chất liệu bột để làm nên sợi, nhưng thực chất sợi mỳ lại làm từ bột gạo. Sở dĩ có tên gọi như vậy, theo nhiều tài liệu, mỳ quảng được ra đời từ sự giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Tàu.

Vào thế kỷ 16, dưới thời chúa Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán ngoại thương đông đúc với thương nhân nước ngoài, và với sự trù phú ở đây, người Tàu đã du nhập vào Quảng Nam- Đà Nẵng xưa khá nhiều, mang theo cả những món ăn đặc sản của họ, trong đó có những món ăn làm từ bột mỳ kha khá giống với món mỳ Quảng bây giờ.

Mì quảng có khá nhiều phiên bản khác nhau như mỳ gà, mỳ cá lóc, mỳ tôm thịt, mỳ bò; hay gần đây còn có sự xuất hiện của mỳ ếch. Mỳ quảng không phải là món khó nấu, nhưng lại cầu kỳ bởi nhiều công đoạn. Một tô mỳ quảng ngon phải đầy đủ màu sắc với các thành phần nguyên liệu tôm, thịt, trứng; ngoài ra còn có nước lèo, rau sống 9 vị, thêm cả đậu phụng rang, bánh tráng mè và nước chấm, đồ gia vị chanh, ớt.

Sợi mỳ ngon phải vàng tươi, mềm mại mà lại dẻo dai. Ăn mỳ quảng Đà Nẵng phải ăn với loại ớt xanh, to mới ngon đúng điệu. Mùi vị đậm đà cộng chút vị ớt the cay đặc trưng tạo nên một món ngon tuyệt hảo. Ngoài ra, mỳ còn được dùng kèm với bánh tráng mè. Có thể chấm bánh tráng với nước lèo hoặc một số người thì thích bẻ vụn bánh trộn chung trong tô mỳ.

Mỳ quảng quê phải ăn kèm với rau sống, mà phải là 9 vị rau sống sau thì mới tạo nên hương vị nồng nàn đặc trưng được, đó là: húng, quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng.

Một tô mỳ nóng bốc khói dậy mùi, thêm tí chanh, tí ớt, bánh tráng mè và rau sống nữa là bạn đã được thưởng thức một trong những món đặc sản ngon nhất miền Trung rồi.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Cách Làm Mì Quảng – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về cách làm mì quảng sẽ giúp bạn đọc có được góc nhìn cụ thể nhất để học hỏi cách thực hiện thành công món ăn này.

“Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng”

Đó có thể là lời mời gọi đẩy đưa của cô bán hàng, nhưng thực sự mì Quảng cũng sẽ không làm cho bạn thất vọng. Cũng như phở, bún hay hủ tiếu, mì Quảng cũng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng biệt. Bắt đầu từ khâu chọn gạo cho đến nước dùng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng. Gạo là loại không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chồng lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hày còn gọi là dầu lạc) phi với củ nén đập dập chín thơm thoa lên bề mặt của bánh.

Nước dùng cho mì Quảng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy theo loại mì mà thực khách muốn dùng. Mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tự nhiên và thịt heo tươi. Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để nguyên con thì được ướp cùng với thịt, một ít tôm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên. Nguyên liệu sau khi ướp thì được tao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng.

Trong khi nấu nước dùng thì người chế biến chuẩn bị rau và các loại phụ liệu khác. Rau dùng cho mì Quảng là những loại rau có mùi vị đặc biệt. Người Quảng khi làm mì thì dùng rau Trà Quế gồm cải con (tức là cải vừa nhú mầm), rau húng lủi, rau quế xanh (chứ không phải loại quế cọng đỏ dùng cho phở), xà lách, và đặc biệt là phải có hoa chuối thái mỏng. ngoài ra còn có các loại phụ liệu không thể thiếu là hành lá, ớt xanh, bánh tráng gạo mè, chanh, nước mắm ớt được làm từ cá cơm (dùng để nêm thêm cho vừa khẩu vị của từng người) và đậu phụng rang giã nhỏ.

Nếu là mì gà hoặc mì cá lóc, thì nguyên liệu phải được thái vừa phải, tách xương riêng để nấu nước dùng, ướp thịt và nấu như mì truyền thống. Gà phải là loại gà ta, nuôi thả, cá lóc phải là loại cá sống trong môi trường tự nhiên, tất cả làm xong là chế biến ngay để đảm bảo độ tươi, ngọt của nguyên liệu.

Trình bày của mì Quảng cũng có nét riêng biệt. Đầu tiên cho vào tô là rau sống với đủ loại rau như trên, tiếp đến là mì sợi và chang nước dùng, sau đó cho hành và ngò lá xanh, đậu phụng rải đều, bánh tráng và 1 quả ớt xanh kèm với 1 lát chanh mỏng. Không như phở, nước dùng của mì có độ đậm đặc của tôm giã nhuyễn và những nguyên liệu đặc trưng vừa đủ độ béo, đậm và ngọt, vì vậy lượng nước chang cho mì rất ít, không bao giờ ngập lên sợi mì, bố cục đẹp mắt… Để một tô mì Quảng đúng chất và ngon, phải theo quy trình chế biến từ lá mì cho đến khâu chế biến, cũng như các loại gia vị đi kèm, và phải dùng lúc còn nóng…

Mì Quảng là một món ăn đặc trưng và phổ biến bậc nhất ở Quảng Nam. Không một khu phố, làng mạc, chợ búa, ngóc ngách nào ở Quảng Nam là không bán mì Quảng. Chỉ cần ra ngoài chợ mua vài lá mì, ít rau sống, ít tôm thịt, miếng bánh tráng, rang thêm lên mấy hột đậu phộng là có ngay một tô mì Quảng nóng hổi và thơm phức cho cả nhà xì xụp. Mì Quảng là “món ăn bình dân nhất, dễ nấu bậc nhất”, bởi nó được xem là món ăn thích nghi với mọi hoàn cảnh, điều kiện. Thông thường thì mì Quảng là tôm và thịt heo, lúc tìm không ra thịt heo, thì người miền biển bắt cua, bắt cá, người miền núi bắt gà và bắt vịt làm nhưng, ăn vẫn thấy ngon, vẫn ra hương vị mì Quảng.

Mì Quảng là một món ăn của người bình dân, vì vậy không khép mình vào những đòi hỏi khắt khe như những món ăn dành cho giới thượng lưu. Và chính nhờ vậy, mì Quảng có một sức sống mạnh mẽ, nó tồn tại và phổ biến ở mọi thủy thổ…

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món Ăn 🌟 23 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Mì Quảng Đặc Sắc – Mẫu 6

Bài văn thuyết minh về món mì quảng đặc sắc sẽ là một trong những tài liệu tham khảo không thể bỏ qua khi tìm hiểu về món ăn này.

“Anh về nơi xứ Quảng thăm người em phố Hội.
Sông Thu Bồn con nước lững lờ trôi.
Đường chùa Cầu mưa buồn giăng ngập lối.
Rừng thông xanh mưa thấm ướt bờ môi”

Nhắc đến miền đất Quảng Nam, người ta không chỉ nhớ đến mảnh đất từng một thời anh hùng trong chiến đấu, mảnh đất của bạt ngàn những rừng keo xanh mướt, nhớ đến một Hội An cổ kính rực rỡ đèn lồng, là chỗ dừng chân lý thú của nhiều du khách trong và nước. Mà người ta còn nhớ lắm Quảng Nam với một nền ẩm thực đặc sắc và đậm đà tình cảm giống hệt những con người nơi đây. Nếu như Hà Nội có phở, có cốm, Huế có cơm hến, bún bò, thì Quảng Nam cũng không thua kém với bánh tráng cuốn thịt heo và mì quảng. Trong đó tôi vẫn ấn tượng nhất với vùng đất Đà Nẵng – Quảng Nam ở món mì Quảng này, sợi gần như phở, nhưng hương vị thì quả thực khác xa.

Có thể nói rằng mì Quảng chính là linh hồn của ẩm thực xứ Quảng, người ta đến với vùng đất này thì khó có thể bỏ qua một món ăn có nhiều thanh sắc vị, lại rất bình dân thân thiện này được. Không ai biết được rằng mì Quảng đã bắt đầu trở thành một món ăn hấp dẫn và bầu bạn với những người con miền Trung từ thuở nào, chỉ có một số tài liệu còn chép lại thì có mì Quảng bắt nguồn từ sự giao thoa văn hóa Việt – Trung.

Trung Quốc vốn là một đất nước có nền ẩm thực phong phú, đặc biệt là với các nguyên liệu từ lúa gạo người ta có thể biến tấu ra hàng trăm món khác nhau, mà các món mì lại càng chiếm ưu thế. Khi người Trung Quốc vào thành phố Hội An bởi các công việc giao thương, họ đã mang sang cả một chút ẩm thực dân tộc, mà người Việt ta thì chẳng bao giờ thôi không sáng tạo. Từ món mì truyền thống của họ ta cũng làm món mì của ta, nhưng hương sắc vị thì lại khác hẳn, ngon và hợp khẩu vị của dân tộc mình và sau nhiều đời thêm bớt, phát triển, ngày nay ta đã có một món ăn thật đặc sắc và đáng để nghiên cứu thưởng thức.

Tôi đã ăn mì Quảng nhiều lần, dường như nó đã từng một thời trở thành bữa ăn sáng nề nếp. Cái hương vị nồng nàn ấy cho dù đến sau này tôi hiếm còn có dịp ăn lại nữa thì vẫn khó mà có thể quên được. Một bát mì Quảng ngon, cũng giống như một bát phở ngon vậy, hai thứ quan trọng là nước lèo và sợi mì thì nhất thiết phải chỉn chu và kỹ lưỡng. Nước lèo phải có màu vàng nâu, óng ánh mỡ, vị hòa quyện của tôm, thịt ba chỉ và trứng cút nấu chung, nếm vào phải thấy hơi mặn, độ ngọt vừa phải, thêm một chút cay cay của ớt đỏ là ổn.

Còn sợi mì bắt buộc phải trắng ngần, mỡ màng và sáng, không bị đứt gãy nhiều hay nát và cũng không dính chặt vào nhau. Bên cạnh hai thứ chính như vậy thì mì Quảng cổ truyền nhất thiết phải có thịt heo và trứng cút làm chủ, thêm vào đó là các gia vị phụ liệu mà tương truyền phải có đủ chín vị thì mới ngon bao gồm: Húng quế, xà lách tươi, rau cải non, giá đỗ, ngò rí, rau răm, hành hoa thái nhỏ, bụp chuối lát mỏng. Ngoài ra người nấu còn bày sẵn ớt, chanh và nước mắm để thực khách có thể thêm vào nếu thích.

Ngày nay mì Quảng đã có nhiều biến thể để phục vụ nhu cầu của khách tứ xứ, mà thứ thay đổi chủ yếu chính là phần thịt trong mì Quảng, người ta có thể đổi thịt heo thành thịt gà, thịt ếch, tôm, cá lóc và thậm chí là cả thịt bò cho thêm phần phong phú. Đồng thời bớt đi một số món rau ăn kèm. Không giống như phở Hà Nội cái sự “cải lương” này của mì Quảng lại dễ khiến người dân nơi đây thích ứng và chào đón nhiệt liệt, hệt như cái cách mà họ đón khách từ tứ xứ tới làm ăn vậy.

Về cách làm thú thực mì Quảng là một món khá dễ chế biến, không quá cầu kỳ như khi nấu phở, nấu bún nhưng để có được một tô mì Quảng ngon lành thì người nấu ắt phải lành nghề và có nhiều kinh nghiệm nêm nếm nước lèo. Muốn nấu ngon thì công đoạn chọn nguyên liệu phải thật kỹ càng, sườn non chọn loại ngon, sụn không quá cứng hoặc quá mềm, chặt nhỏ, đem ướp bằng các gia vị như hành tím băm nhỏ, muối, ớt, tiêu, mì chính, nước mắm ngon, nước màu trong vòng 20 phút.

Tôm chọn loại cỡ vừa sơ chế, rút chỉ đất ở lưng rồi ướp tương tự như sườn non. Sau khi ướp cho lên bếp xào cho thịt thăn lại, rồi chế thêm một ít nước, nấu sôi, sao cho sườn vừa chín tới, nước lèo đậm đà là được. Tôm được xào sau, khi vừa chín thì đổ chung với nồi thịt và trộn đều. Ngoài ra người ta còn luộc trứng cút, bóc vỏ sẵn sau đó khi nồi thịt tôm gần được thì cho vào, để món mì Quảng thêm đậm đà. Với sợi mì Quảng, thường các hàng quán sẽ đặt làm số lượng lớn ở các cơ sở chuyên sản xuất. Sợi mì được làm bằng bột gạo tẻ, khi tráng bánh và cắt sợi người ta còn thêm một ít dầu vừng, dầu lạc để sợi mì được mượt và đỡ dính lại thơm.

Khi thực khách gọi món, người bán sẽ nhanh chóng xếp rau sống vào một cái bát to, sau đó xếp mì quảng lên trên, múc vào một ít thịt, tôm tùy thích, rồi chan nước lèo chồng lên. Lưu ý rằng mì Quảng không phải là các món bún phở thông thường lúc nào cũng phải xăm xắp nước, mà mì Quảng chỉ cần một chút nước lót đáy cho thêm đậm đà. Sau khi chan nước lèo, người bán thêm chút đậu phộng rang giòn cho dậy mùi, một chút bánh phồng tôm hoặc bánh đa, để làm cho món ăn thêm phong phú, dồi dào hơn.

Có thể nói rằng mì Quảng không hẳn gọi là cao lương mĩ vị, cũng không phải món cần người sành ăn thưởng thức, mà nó thực sự là một món ăn dân dã và gần gũi với cộng đồng vô cùng. Ai cũng có thể ăn được nó như thế dần dà nó đã đi vào nếp sống của người dân miền trung như một người bạn đậm đà và thân mến. Trở thành một nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực Đà Nẵng – Quảng Nam. Nói là mì Quảng nhưng thực tế đến Đà Nẵng ta thậm chí còn ăn được nhiều món mì Quảng ngon tuyệt vời hơn cả quê hương của nó nữa.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống 💧 15 Mẫu Hay

Bài Văn Giới Thiệu Về Mì Quảng Chọn Lọc – Mẫu 7

Bài văn giới thiệu về mì quảng chọn lọc sẽ mang đến  cho bạn đọc những ý văn hay và góc nhìn sâu sắc về giá trị của món mỳ quảng trong đời sống của người Quảng Nam.

Mì Quảng là món ăn đặc hữu quá phổ thông, quen thuộc không những với người địa phương mà còn cả khách vãng lai đã có lần ghé qua Đà Nẵng.

Thành phần cơ bản của mì Quảng gồm: mì, thịt (heo, bò, gà, vịt…), tôm, cá (lóc, thu, nhám…), trứng (gà, vịt, cút), đậu phộng rang, bánh tráng (đa), ớt, chanh, hành, tỏi… và đặc biệt không thể thiếu các loại rau ăn kèm (xà lách, cải con, giá sống, bắp hoặc thân chuối sứ…).

Tất cả thành phần này thường có đầy đủ trong một quán mì Quảng “bậc trung”, và tùy theo sở thích khách ăn sẽ được phục vụ nhiều hay ít các món trong cùng một tô mì. Hai điểm độc đáo của mì Quảng là chỉ dùng nước mắm nguyên không pha thêm chanh, tỏi, đường… và ớt xanh nguyên trái không thái lát mỏng.

Phân tích về dinh dưỡng học cho thấy tô mì Quảng đúng là cả một khẩu phần ăn hợp lý được thu nhỏ lại. Trong tô mì đầy đủ bốn thành tố của bữa ăn tốt: chất bột (mì, bánh tráng), chất đạm (thịt, cá) chất béo (dầu, mỡ, trứng) chất khoáng và vitamin (các loại rau ăn kèm).

Về tính bắt mắt và khẩu vị, mì Quảng cũng thuộc loại “xuất sắc”. Chúng ta sẽ thưởng thức món mì Quảng bằng cả ngũ quan. Mắt nhìn nhiều màu sắc: trắng của mì, đỏ của ớt, cà chua, xanh tươi của rau. Mũi ngửi được hương thơm của thịt, đậu phộng rang… Lưỡi nếm lắm mùi vị: ngọt, bùi, béo, cay, chua…. Miệng nhai thấy mềm, cứng, dai, dẻo. Tai nghe nhiều âm vui: tiếng bẻ bánh tráng gãy giòn tan, tiếng vỡ sào sạo của đậu phộng.

Ưu điểm lớn nhất của mì Quảng là tính phổ biến và dân dã của nó; hầu như tất cả mọi nơi, các bà nội trợ vùng Quảng Nam, Đà Nẵng đều biết và đã từng nấu được món mì Quảng cho bữa ăn gia đình. Thuận lợi thứ hai của mì Quảng là tính linh hoạt, tùy thực phẩm kèm theo có được có thể chế biến nhiều loại mì khác nhau: mì Quảng gà, mì Quảng bò, mì Quảng sứa… và cả mì Quảng chay dùng cho ngày rằm, đầu tháng.

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Mì Quảng Đạt Điểm Cao – Mẫu 8

Để làm bài văn thuyết minh về mì quảng đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Bất cứ ai khi nhắc về đất Quảng cũng sẽ nhớ ngay đến món mì Quảng trứ danh. Đây là một món ăn mà người dân xứ Quảng dùng để tỏ lòng hiếu khách cũng như giới thiệu đặc sản của quê mình.

Nếu ai đã một lần đến với Quảng Nam cũng không thể quên được nắng cháy mưa dầm, gió Lào cát trắng và nhất là món mì Quảng đậm đà hương vị dân dã. Từ thành phố đến miền quê, đâu đâu trên đất Quảng cũng có thể tìm những quán bán mì nho nhỏ, thơm phức và hấp dẫn đến lạ kỳ.

Không ai biết cái tên mì Quảng có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết nó đã hiện diện ở vùng đất Quảng Nam từ lâu lắm rồi. Ban đầu, món ăn bình dị này chỉ dùng để phục vụ cho những người Quảng xa quê, ăn cho đỡ nhớ nhà nhưng theo thời gian, món ăn này ngày càng được yêu thích và phổ biến.

Vì sự mộc mạc và bình dị nên mì quảng có cách chế biến khá đơn giản. Tuy nhiên, để chế biến ra được hương vị thơm ngon đúng điệu của món ăn này, người nấu cần phải có sự khéo léo và tinh tế. Gạo làm sợi mì phải là loại gạo ngon, đem ngâm rồi xay mịn, sau đó mới tráng thành bánh. Ngày xưa công đoạn này tốn rất nhiều công sức vì phải dùng cối đá để xay nhưng bây giờ nhờ có các máy móc hiện đại nên người làm đỡ cực và cũng nhanh hơn.

Bột sẽ được tráng lên một miếng vải căng trên nồi nước sôi lớn rồi phết lên một lớp dầu phộng đã khử chín. Cuối cùng, cắt bánh ra thành những sợi nhỏ như sợi phở là đã có được những cọng mì ngon lành. Riêng phần nước dùng phải được nấu bằng xương cho ngọt nước rồi thêm một ít dầu hạt điều để có màu sắc hấp dẫn hơn.

Quan trọng nhất khi làm mì Quảng chính là phần nhân. Người Quảng thường dùng thịt bò, thịt gà, sườn heo non và tôm để làm nhân cho món ăn. Những nguyên liệu này sẽ được xào cùng với dứa cắt nhỏ, tạo nên hương vị rất đặc trưng. Khi ăn, sợi mì sẽ được trụng trong nước nóng rồi bỏ vào tô, xếp nhân lên trên sao cho thật đẹp mắt rồi chan nước dùng vào. Cuối cùng là rắc thêm một ít đậu phộng để ăn kèm và tăng thêm hương vị cho món ăn.

Đối với món mì Quảng này thì già đậu phộng cũng đòi hỏi rất cao ở sự khéo léo. Đậu không được đâm quá nhuyễn mà phải làm sao để tách ra làm đôi, khi ăn sẽ nhai cùng với bánh tráng, phát ra âm thanh thú vị. Mà riêng bánh tráng ăn kèm với mì cũng phải là loại bánh được làm từ gạo miền Trung và nướng trên than hồng mới ngon đúng điệu. Bên cạnh đó, ăn mì Quảng cũng không thể thiếu được các loại rau trộn với nhau như: húng lủi, húng cây, xà lách và chuối cây xắt nhỏ. Nếu muốn ăn giá sống thì bạn cúng có thể cho vào một ít.

Hương vị của món mì Quảng này rất đặc biệt, vừa đậm đà vị của nước lèo, vừa thơm mùi hành ngò, sợi mì không quá dẻo cũng không quá tơi, thật sự rất hấp dẫn. Món ăn này phải được dùng ngay khi còn nóng mới ngon, không nên để nguội vì rau sống sẽ héo đi, sợi mì bị tơi ra, đậu không còn giòn…

Ngày nay, mặc dù có nhiều biến tấu, nhưng món mì Quảng chính thống của người Quảng Nam vẫn là đặc sản tạo nên nét hấp dẫn riêng của vùng đất nơi đây:

“Thương nhau múc chén chè xanh
Làm tô mì Quảng để anh ăn cùng”

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Phở, Món Phở 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Mì Quảng Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Bài văn thuyết minh về mì quảng học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài viết của mình.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng, đó là món mì đặc trưng của xứ này: mì Quảng.

Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên những cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị…Tuy vậy, mì quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.

Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi:

“Mì em mới trắng còn tươi
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy…”

Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không hề làm cho bạn thất vọng.

Với một nguyên tắc chung là sợi mì bằng bột gạo – gạo trong cho sợi mì màu trắng, gạo đỏ cho sợi mì màu nâu, có khi cho tí nghệ để có loại mì vàng, cùng được chấp nhận hết – và một loại nhưn nhị cô đặc làm bằng bất cứ thực phẩm nào cũng được, ta thấy rằng mì Quảng là một món biến hóa khôn lường, và đó chính là điều làm nổi bật tính cách dân gian của nó, dễ dãi tùy theo sản phẩm mà địa phương hoặc gia đình có được mà tô mì sẽ có một hương vị như thế nào.

So với những thứ khác cùng loại, mì Quảng (loại truyền thống) có vẻ quê mùa. Các cọng mì xắt to hơi thô và cứng, rau sống ghém thường có bắp chuối hoặc chuối cây, món nhưn ít nước rải lên trên thêm đậu phộng giã và bánh tráng nướng bẻ vụn, khi trộn lên trông tô mì lổn nhổn, không có được sự mềm mại của bánh phở trắng tinh, uyển chuyển trong làn nước dùng trong veo, hoặc quyến rũ với miếng giò heo và màu đỏ cay của tô bún bò.

Nhưng phở hay bún bò có cái hấp dẫn của sự tinh tế, còn mì Quảng có cái ngon lành của sự mộc mạc. Sợi mì to, chất nhưn rất đậm và ngậy béo cho ta một cảm giác ngon hơi phàm nhưng mạnh mẽ, kích thích. Người ta không ăn mì Quảng một cách nhỏ nhẻ mà phải “lua ào ào” mới ngon. Nếu ăn trong khung cảnh đơn sơ của thôn quê thì càng hay. Vì nếu xét theo sự hiện diện và tính chất của nó thì có thể kết luận chắc chắn mì Quảng phát nguyên trước hết ở nông thôn mà kẻ thưởng thức là những người làm lụng cực nhọc trên đồng ruộng.

Với câu “hãy nói cho tôi biết anh ăn cái gì và ăn như thế nào, tôi sẽ nói anh là người ra sao” thì món mì Quảng cũng nói lên được bản chất của người Quảng Nam nhiều lắm. Không màu mè kiểu cách, hơi thô thiển nhưng chân thật, rất vững vàng trong nguyên tắc nhưng cũng biết uyển chuyển trong ứng xử, mặc dầu uyển chuyển một cách hơi cứng nhắc. Rõ ràng mì làm sao thì người làm vậy.Tại các làng quê xa của nước ta khách lỡ độ đường thường khó kiếm được quán ăn, nhưng nếu là ở Quảng Nam thì khỏi lo điều ấy, vì làng nào hầu như cũng có ít nhất là một quán mì, và mì Quảng luôn luôn là loại thức ăn rẻ tiền và chắc bụng.

Quán mì là một điểm rất đặc biệt của thôn quê Quảng Nam. Tất cả dân làng đều có dịp ghé ăn ở đó, không có tiền mặt trả ngay thì tới mùa đong lúa trả cũng được. Nhà có khách bất ngờ không nấu nướng kịp thì chạy ra quán mì mua một vài tô đặc biệt về đãi khách. Ngày mùa nhà nào có kêu thợ gặt có thể đặt làm một gánh mì gánh ra đồng đãi thợ “ăn uống nước nửa buổi.” Món mì gắn chặt với đời sống hằng ngày của mọi người, và hai tiếng “ăn mì” rất phổ biến đối với người dân quê Quảng Nam, nói lên một sinh hoạt ăn uống không xa xỉ hoang phí lắm nhưng cũng vượt một tí khỏi mức bình thường.

Này nhé, những người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hội đủ các thứ sau đây: Mì được thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhân (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Ô.

Mì Quảng – ngay từ bản thân nó đã không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số ” biến tấu” trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị chẳng hạn như vài cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôi.

Mỳ Quảng mang theo nét chất phát, giản dị mà đậm đà tình nghĩa của con người nơi mảnh đất miền Trung nắng gió.

Gợi ý cho bạn 💕 Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo, Cách Làm Bánh Xèo 💕 những bài văn hay nhất

Thuyết Minh Về Mì Quảng Ngắn Hay – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh về mì quảng ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.

Trong các món ăn đặc sản của vùng đất miền Trung, Quảng Nam – Đà Nẵng là Mỳ Quảng. Cùng với thời gian và theo đặc trưng các vùng miền, Mỳ Quảng đã được chế biến theo nhiều kiểu khác nhau những vẫn giữ được nét đặc trưng… Thịt gà cùng với hương thơm nồng của rau, vị béo của thịt, hương thơm của đậu phụng và bánh tráng giòn… đã tạo nên sự tinh túy trong món Mỳ Quảng.

Đã từ rất lâu, Mỳ Quảng đã là một món ăn đầy nghệ thuật ẩm thực của vùng đất xứ Quảng. Hiện nay, nhiều nơi đã có quán ăn mì Quảng, Từ xưa, theo đôi chân những người gốc Quảng Nam đi tha hương, Mỳ Quảng đã có mặt tại nhiều nơi như hiện nay và là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc gặp gỡ của người con đất Quảng xa xứ.

Cũng như hầu hết các món ăn truyền thống của người Việt, Mỳ Quảng cũng được chế biến từ gạo với hương vị riêng đặc biệt. Gạo được xay nhuyễn, tráng lên vải đặt dưới nồi nước đun sôi để hấp chín, sau đó thái thành sợi. Nhân mì được chế biến từ tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… Nhân dù được chế biến như thế nào thì Mỳ Quảng luôn ăn kèm với bánh tráng nướng, ớt xanh, đậu phộng rang và cùng với rau sống và chanh. Rau ăn kèm với Mỳ Quảng thường rau muống được chẻ nhỏ hay cải con trộn với búp chuối non cắt mỏng, rau thơm, rau quế…

Dọc trên tuyến đường quốc lộ 1A, du khách đến Quảng Nam, Đà Nẵng rất dễ dàng nhìn thấy nhiều quán ăn Mỳ Quảng luôn đông đúc khách: quán Bình Nguyên ở huyện Thăng Bình, quán Kỳ Lý tại thành phố Tam Kỳ, quán my tôm cua Cây Trâm – huyện Núi Thành, quán mì bò Cẩm Hà… Du khách phương xa có dịp ghé chân đển mảnh đất xứ Quảng thì quả thật thiếu sót nếu chưa thưởng thức hương vị dân dã mà đậm đã của món mì đặc sản nơi đây:

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Món Mì Quảng Lớp 8 – Mẫu 11

Tham khảo bài văn thuyết minh về món mì quảng lớp 8 với những gợi ý thú vị để giúp các em học sinh thực hiện bài viết của mình.

Mì Quảng là đặc sản nổi danh không chỉ ở vùng đất Quảng Nam mà còn phổ biến ở cả khu vực miền Trung. Đến với Quảng Nam, đâu đâu du khách cũng đều có thể dễ dàng tìm đuợc một quán mì Quảng. Có những quán vách nứa mái tranh bên sườn núi, có quán nằm yên ả bên những cánh đồng xanh mướt, có quán lại lọt thỏm giữa phố thị ồn ào.

Mì Quảng có nhiều loại khác nhau như mì gà, tôm, thịt, trứng, bò, sứa, cá lóc…, mỗi loại mang một hương vị đặc trưng riêng, không lẫn vào đâu. Hòa quyện cùng sợi mì trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn quen gọi là nước lèo hay nước nhưng.

Sợi mì Quảng làm từ loại gạo không dẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính. Gạo được ngâm ít nhất trong vòng 1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chồng lên nhau và thái sợi. Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phụng (hay còn gọi là dầu lạc) phi thơm với củ nén đập dập thoa lên bề mặt của lá mì.

Nước lèo được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau tùy từng loại mì. Với mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm và thịt heo tươi. Tôm sau khi bỏ đầu, làm sạch thì được ướp cùng với thịt. Một ít tôm được để riêng, giã nát rồi cho vào nước lèo tạo vị ngọt tự nhiên. Tôm và thịt sau khi ướp sẽ được chao bằng dầu phụng cho đủ độ thấm và nấu với nước lèo.

Nếu là mì gà thì để có một nồi nước lèo ngon, phải lọc thịt nạc của gà để ướp rồi đem xào. Xương và những phần còn lại của gà cho vào nồi nước ninh kỹ. Để tạo váng màu đỏ sóng sánh cho nước lèo, người ta xào hạt điều với mỡ rồi cho vào nồi nước, chờ khi nước sôi già mới đổ thịt gà đã xào vào và nêm gia vị vừa ăn.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị rau sống và các loại phụ liệu khác cũng là một công đoạn không thể thiếu. Rau dùng cho mì Quảng bao gồm 9 loại là cải non, xà lách tươi, húng lủi, quế xanh, giá trắng, rau răm, ngò rí, hành hoa và hoa chuối thái mỏng. Đặc biệt, đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn sẽ làm tăng thêm hương vị độc đáo cho mì Quảng. Bên cạnh bát mì còn có một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt để nêm cho vừa ăn.

Mì Quảng hiện diện trong bữa ăn của người dân địa phương như là một thói quen cũng như là thứ đặc sản dùng để tiếp đãi khách và bạn bè phương xa. Chính điều này là một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.

Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá ☔ 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Mì Quảng Lớp 8 Luyện Viết – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về mì quảng lớp 8 luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn khám phá thêm những thông tin thú vị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người.

Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Nhìn qua thì món mỳ Quảng cũng giống như nhiều món ăn khác. Sợi mỳ cũng được làm từ bột gạo, trong tô có cả rau, thịt, tôm, đậu phụng và các loại gia vị đi kèm quen thuộc. Ấy thế nhưng nếu ai đã nếm thử qua hẳn sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt. Vị béo ngậy từ thịt và dầu, đậm đà từ tôm, bùi bùi của đậu phộng lại hòa quyện với các loại gia vị như nước mắm tỏi ớt, dư vị cay cay đặc trưng, ăn cùng với các loại rau sống, rau thơm, đã tạo nên hương vị rất thú vị và lôi cuốn.

Món ăn được bày ra trước mắt thực khách tưởng chừng đơn giản nhưng lại cầu kỳ và công phu đến lạ. Trong mỗi tô mì Quảng còn chất chứa cả nắng, cả gió và cả tấm lòng của người dân xứ Quảng. Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hỏi, chiêu đãi bạn bè…mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đổi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quảng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam.

“Thương nhau múc chén chè xanh
Ăn tô mì Quảng để anh ăn cùng”.

Mỳ Quảng được xem là món ăn đặc trưng của Quảng Nam – Đà Nẵng và là món đặc sản mà bất cứ du khách nào cũng muốn được thưởng thức khi đặt chân đến vùng đất này.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu 🌟21 Bài Thịt Kho Hột Vịt

Thuyết Minh Về Mì Quảng Lớp 9 – Mẫu 13

Để hoàn thành tốt bài văn thuyết minh về mì quảng lớp 9, các em học sinh cần nắm được những thông tin cơ bản về món ăn và có cách hành văn khéo léo, hấp dẫn người đọc.

Ẩm thực miền Trung nổi tiếng khắp cả nước bởi nhiều món ăn ngon có thể kể đến như cơm gà Tam Kỳ, bún bò Huế, hến xúc bánh đa… Trong đó, mì Quảng là món ăn được xem như linh hồn của ẩm thực xứ Quảng.

Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng

Có thể nói, mì Quảng chính là món ăn do người dân Quảng Nam sáng tạo nên và sau này khi những người con nơi đây đi các vùng miền khác để lập nghiệp thì đâu đó trong bữa cơm thường ngày hay trong các dịp lễ họ đều thích thưởng thức mì Quảng. Thế nên, nó không chỉ đơn thuần là món ăn mà trong nó còn chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa của người dân Quảng Nam.

Dù tên gọi là mì nhưng sợi bánh lại làm từ bột gạo với quy trình làm từ công đoạn ngâm, xay mịn, tráng thành lá mì, chồng lên nhau đến thái sợi. Thường thì người ta hay dùng dầu phụng để những sợi mì không bị dính lại nhau. Thế nhưng, sau này dầu phụng lại trở thành điểm nhấn để mọi người có thể phân biệt được đâu là một tô mì Quảng chuẩn vị. Mùi thơm đặc trưng của loại dầu này khác hẳn với dầu sản xuất công nghiệp. Thế nên, nhà văn Vũ Đức Sao Biển cũng đã từng chia sẻ trên báo Quảng Nam rằng, “Phi phụng du bất thành Quảng mì”, tức không có dầu phụng thì không ra hồn vía của món mì Quảng.

Nếu như trước đây, nồi nước nhưn (hay còn gọi là nước lèo) nguyên bản chỉ dùng thịt ba chỉ heo và tôm để nấu thì ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách thì nhiều nơi còn dùng thịt bò, gà, vịt, cá, ếch để nấu món ăn. Dù là biến tấu, thế nhưng, cách nấu của người Quảng Nam nói chung vẫn là hạn chế sử dụng đường.

Nhắc về rau ăn kèm thì cũng lắm công phu. Người Quảng Nam khi làm mì Quảng hay dùng rau từ làng rau Trà Quế gồm có cải con, húng lủi, quế xanh, xà lách và không thể thiếu là hoa chuối thái mỏng. Dọn kèm đĩa rau là phần gia vị gồm hành lá, ớt xanh, nước mắm, đậu phộng rang giã nhuyễn và bánh tráng gạo mè. Khác với cách thưởng thức hủ tiếu hay phở với nước lèo được chan gần đầy tô thì ở mì Quảng nước lèo được nấu sắc lại và chan gần xâm xấp sợi mì. Chính sự đặc biệt này mà nơi nào bán mì Quảng với nước lèo chan đầy tô thì ắt hẳn không còn là chuẩn vị.

Có dịp ghé thăm Quảng Nam thăm thú cảnh đẹp chắn chắn du khách phải dùng qua mì Quảng để cảm nhận trọn vẹn nét văn hóa của vùng đất này.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Mì Quảng Lớp 10 – Mẫu 14

Dưới đây là bài văn thuyết minh về mì quảng lớp 10 để bạn đọc và các  em học sinh cùng tham khảo và tìm hiểu nét đặc trưng của món ăn đặc sản đậm chất miền Trung.

Không hiểu vì sao miền Trung có “ngũ Quảng” nhưng món mì Quảng lại chỉ định danh riêng cho xứ Quảng Nam. Thức quà dân dã của miền đất khó ấy giờ đã “vinh dự” được xếp vào 12 món ăn Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực châu Á.

Khi những cánh đồng vàng chỉ còn trơ gốc rạ, cây rơm “ngạo nghễ” đón nắng, gió góc vườn và lúa vàng khô đã yên vị trong những chum, mái trong nhà là lúc người làng mở hội vui bằng những tô mì gạo mới. Không hiểu “tô mì gạo mới” ấy có gì mà “ám ảnh” những người Quảng tha hương đến vậy? Mẹ tôi kể, ngày ấy, cứ đến mùa, những người tản cư lại theo xe lam ba bánh hay xe Daihatsu về quê mua gạo mới làm mì, bởi họ quan niệm những thứ gạo ở thành phố không thể cho ra một tô mì “đúng chất Quảng Nam”. Sau giải phóng, trở về quê cũ dựng nhà, ba tôi, đã xây một lò tráng mì… để mưu sinh.

Năm tháng ấy, đến mùa gặt hay mùng 5.5 âm lịch mỗi năm, nhà tôi đã phải chong đèn suốt đêm mới tráng xong những chồng mì cho người quê gửi. Ba tôi kể, xưa, người làng chọn lúa lốc, lúa trì, lúa cang cũ ngâm gạo và xay bột để cho một tô mì thơm ngon. Còn bây giờ, người ta đã thôi không làm ra những lá mì màu củ dền nhạt, phơn phớt hồng nâu của giống lúa cũ và thay bằng những lá mì khác, nhưng phải là loại gạo nở mềm và cũng không quá dẻo cơm.

Xưa, tráng bằng nồi đất, loại lớn có rút nhiệt tốt, giờ dùng nồi đồng 10 hay chảo gang. Bột ướt là sản phẩm của cối xay bột hai thớt, thấp thoáng bóng dáng Yoni- Linga (sinh thực khí) của nền văn minh Phù Nam. Khuôn tráng thường làm bằng vải láng, khổ rộng hơn 40cm, căng trên miệng nồi với phần thân nồi đặt lút sâu giữa lò xây bằng gạch và đất sét chung quanh để giữ nhiệt. Khi nước sôi, người tráng khuấy bột đều bằng chính chiếc gáo lường làm bằng nửa sọ dừa, đít mài nhẵn bóng, có dùi lỗ tra cán tre thật khít, múc bột đổ lên khuôn, láng đều và đậy nắp.

Lá mì được tráng hai lần. Bánh chín, dỡ nắp, dùng thanh tre vót dẹp bản rộng xuyên qua giữa lớp vải khuôn với lớp bánh và vớt bánh bày trên vỉ, chồng lên liên tục cho đến khi hết thau bột. Chất lượng tô mì phụ thuộc rất nhiều thứ nhưng quan trọng hơn cả vẫn là công đoạn tráng bánh. Không có một công thức chung cho việc gia, giảm lượng nước pha bột để tráng mà thuộc về tay nghề “bí truyền” của mỗi gia đình.

Những lá mì được xếp chồng lên nhau, để nguội, thoa dầu (tốt nhất là dầu phụng khử chín) và gấp lại. Khi ấy, những đôi bàn tay cầm nắm cả đầu và cán dao lướt đi trên lá mì đã gấp. Người có óc tưởng tượng sẽ hình dung giống đôi bàn tay “ma thuật” đi qua mặt gỗ và… rổ mì sợi trắng đục màu gạo ấy… đã sẵn sàng cho một bữa tiệc quê vui vẻ.

Mì Quảng ngon là nhờ nồi nước nhưn nóng hổi, vàng ươm với nhiều cách chế biến từ tôm, heo, gà, cá…, và không thể thiếu vị mùi cải con, húng, quế, tía tô, bắp chuối sứ xắt nhỏ, vài lát chanh tươi, muỗng dầu béo ngậy, thêm một chút đậu phụng rang vàng giã dập, kẹp miếng bánh tráng bóp nhỏ, rắc cùng hành ngò… lên tô mì. Có vậy thôi, nhưng không hiểu sao, mỗi khi cắn miếng ớt xanh cay tê đầu lưỡi… thì dẫu có ăn đủ của ngon vật lạ, tận trong thẳm sâu tiềm thức người Quảng tha hương hay hoài cổ vẫn không thể quên món mì Quảng.

Những người nhà quê nói món mì Quảng có đủ… âm dương, ngũ hành, bát quái, càn khôn… Ai cũng đều có thể thưởng thức, tìm kiếm cái no bụng, ngon lành hoặc… giá trị văn hóa, khoa học trong một tô mì. Xét về mặt dinh dưỡng, món ăn với thực phẩm tươi non, cân đối dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất của nhiều loại rau hợp vệ sinh, thân thiện với môi trường, không gây ra các bệnh do ăn uống,… là một công thức lý tưởng.

Dưới cái nhìn phương Đông, mì Quảng có sự hòa hợp khí chất âm dương. Không nóng quá, cũng không làm lạnh tỳ vị. Hầu hết rau ăn (bắp chuối, chuối cây, rau muống, rau thơm (húng, é, nén, hành hương, rau đắng, diếp cá…), gia vị (nghệ, hạt điều) đều có dược tính kích thích tiêu hóa, phòng nhiều bệnh đường ruột…. Và đó là món ăn có những âm thanh, màu sắc riêng.

Xét cho cùng, nghệ thuật Quảng Nam mà đặc sản là mì Quảng phản ánh được truyền thống văn hóa lâu đời của người gieo trồng trên đất khó. Mỗi thứ dụng cụ, gia vị… cho thấy sự tích lũy kinh nghiệm, sự sáng tạo để thích nghi với mùa vụ và tính khí khắc nghiệt của trời đất. Món ăn của miền đất khó ấy đã bước vào căn nhà ẩm thực danh giá châu Á, có thể là niềm vui của không ít nhà kinh doanh lữ hành hay nhà hàng, nhưng với người Quảng, cũng là chuyện bình thường. Bởi, món mì ấy đã như “một thứ tín ngưỡng”, “một thứ tôn giáo” của riêng người Quảng Nam.

Có thể, trong suốt cuộc đời mình, chưa được ăn phở, miến hay bún bò Huế…, nhưng chắc chắn không một người Quảng nào lại chưa được ăn một tô mì Quảng.

Vậy nên:

Thương nhau múc bát chè xanh
Làm tô mì Quảng mời anh xơi cùng…

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Cơm Lam, Cơm Tấm ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Mì Quảng Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Bài mẫu thuyết minh về mì quảng bằng tiếng Anh dưới đây sẽ mang sự hấp dẫn và độc đáo của món ăn này đến với bạn bè quốc tế.

Tiếng Anh

Mi quang may be available at most restaurants in Vietnam, but it actually originates from Da Nang. Easily distinguished by its yellow-coloured rice noodles, this dish is a hearty mix of bone broth seasoned with fish sauce, black pepper, shallot, and garlic, as well as meaty ingredients such as river shrimp, boiled quails eggs, and roast pork.

As with most Vietnamese dishes, mi quang also comes with a variety of herbs, including basil, peanuts, coriander, lettuce, sliced banana flowers, and sesame rice crackers. There is no correct way to cook Mi Quang – it really depends on your tastes and preferences. To most of Danangians, the best Mi Quang is home-made by their mothers or grandmothers, attached with love and memories.

Mi Quang brings out the feeling of genuineness and simplicity just like the people in Central Vietnam, one that is hard to come across in the modern dishes.

Tiếng Việt

Mì quảng có thể xuất hiện ở hầu hết các quán ăn tại Việt Nam, nhưng món ăn này thực tế xuất xứ từ Đà Nẵng. Được phân biệt rõ ràng nhờ sợi mỳ gạo màu vàng, món ăn này là sự kết hợp xiêu lòng từ nước dùng từ xương được nêm nếm bởi nước mắm, tiêu đen, củ hẹ, và tỏi, cùng với các nguyên liệu từ thịt khác như tôm sông, trứng cút luộc, và thịt lợn nướng.

Như hầu hết các món ăn Việt Nam, Mì Quảng cũng ăn cùng với nhiều loại rau sống khác nhau, bao gồm húng quế, lạc, rau mùi, xà lách, hoa chuối thái mỏng, và bánh đa mè. Không có công thức cố định nào cho Mì Quảng – nó tùy thuộc vào khẩu vị và sở thích của từng người. Với hầu hết dân Đà Nẵng, Mì Quảng ngon nhất là được làm tại nhà bởi mẹ hoặc bà của họ, cùng với tình yêu và những kỷ niệm.

Mì Quảng đã đem đến cảm giác chân thực và giản dị như con người xứ miền Trung Việt Nam, điều mà khó có thể thấy ở những món ăn hiện đại.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Bánh Chưng 🌺 20 Bài Hay Nhất

Viết một bình luận