Thuyết Minh Về Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam ❤️️ 26+ Bài ✅ Một Trong Những Danh Lam Thắng Cảnh Nổi Tiếng Tại Vùng Đất An Giang.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Sam
Tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Sam để giúp các em triển khai bài văn logic và hấp dẫn nhất.
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về Núi Sam
Núi Sam là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng. Tại đây có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
- Thân bài: Tổng quát về địa danh: Núi Sam.
– Vị trí: Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc.
– Đặc điểm chung: địa hình, tên gọi. Núi Sam còn được gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn với độ cao 284m, chu vi 5.200m.
– Ý nghĩa lịch sử
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của núi Sam.
Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch Núi Sam. Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Núi Tà Cú ❤️️ 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Sam An Giang Đặc Sắc – Bài 1
Thuyết Minh Về Núi Sam An Giang Đặc Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi đến mọi người sau đây.
Núi Sam mang tên khác Vĩnh Tế Sơn tốt Ngọc Lãnh Sơn cao 284 m bao gồm chu vi 5.200m, là 1 trong những núi phía trong vùng Bảy núi, ở trong làng Vĩnh Tế, Phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh giấc An Giang
Núi Sam ngơi nghỉ Châu Đốc nói một cách khác là Vĩnh Tế Sơn tốt Học Lãnh Sơn, núi cao 284m, bao che diện tích khoảng 280ha, rợp non cây cối… có hình dáng nhỏng một bé Sam nằm giữa cánh đồng trải rộng lớn mênh mông. Núi Sam không những hấp dẫn do cảnh quan hữu tình, nhưng mà tại trên đây còn có khá nhiều di tích lịch sử bản vẽ xây dựng, văn hóa đang tương khắc sâu vào tâm linh bạn dân An Giang với đồng bằng Nam Bộ.
Núi Sam tất cả mặt đường nhựa lâu năm khoảng chừng 5km uốn lượn trên sườn núi, rất có thể chạy xe pháo lên tận đỉnh, bao quanh cũng có rất nhiều mặt đường mòn, những ngả tăng lên giảm xuống. Bên đường là đầy đủ vạt tầm vông đông đảo tắp, trang trí dung nhan hồng mộng mơ của loại hoa tigôn.
Trên đỉnh Núi Sam vẫn còn đó dấu tích một bệ đá trầm tích màu xanh Đen, khu vực tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đưa về miếu. Hình như, còn tồn tại một pháo đài được tạo ra từ thời Pháp, với một ngôi miếu bé dại thờ Trương Gia Mô (1866-1929) là một trong nho sĩ của trào lưu Duy Tân.
Theo truyền thuyết dân gian, Núi Sam linch hiển yêu cầu nhiều ca dua thờ Phật vẫn dựng lên tại đây ngay gần 2 chũm kỷ. Có đến 200 ngôi thường, cvào hùa, am, miếu nằm rải rác rưởi ở chân núi, sườn núi với cả trên đỉnh.
Trong số đó lừng danh độc nhất là miếu Bà Chúa Xứ, ca tòng Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, ca dua Phước Điền (nói một cách khác chùa Hang) đã có công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hàng năm, khác nước ngoài tự khắp vị trí hành mùi hương về trên đây cúng lễ rất nhiều. Trong khi, vào Khu du ngoạn núi Sam còn có những win chình ảnh đẹp nhất như đồi Bạch Vân, sân vườn Tao Ngộ…
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Núi Mẫu Sơn ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Sam Ngắn – Bài 2
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Sam Ngắn gọn giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay và giúp ích cho các em trong quá trình làm bài.
Du lịch An Giang không chỉ thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp hoang sơ đầy mê hoặc mà ở đây còn có rất địa điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó có khu du lịch Núi Sam ở thành phố Châu Đốc với nhiều thắng cảnh nổi danh, đặc biệt là Miếu Bà chúa Xứ núi Sam nổi tiếng linh thiêng. Nếu bạn muốn đi du lịch tâm lịch để cầu bình an, sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng thì một chuyến du lịch Núi Sam – Châu Đốc sẽ rất phù hợp đấy.
Núi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc. Nếu bạn đang ở Sài Gòn thì có thể bắt xe xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi đi theo các tuyến đường sau.
Từ thành phố Long Xuyên, các bạn đi dọc theo tuyến quốc lộ 91 tới thành phố Châu Đốc, rồi đi thêm vài km nữa là đến với Khu du lịch Núi Sam. Từ thành phố Châu Đốc, các bạn cũng đi theo quốc lộ 91 cũ khoảng 6km là đến Khu du lịch Núi Sam.
Nằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh gồm: Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền… Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
Ngoài tên gọi là núi Sam, ngọn núi này được nhiều người biết tới với những tên khác như Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp.
Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt. Núi Sam gây ấn tượng với tầm nhìn rộng đến các vùng đồng bằng trong khu vực và đặc biệt là biên giới, giúp du khách thỏa sức ngắm phong cảnh trùng điệp, non nước hữu tình ở An Giang.
Thuyết Minh Về Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Bài 3
Chia sẻ bài văn Thuyết Minh Về Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được SCR.VN chọn lọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức vào cuối tháng 4 âm lịch hằng năm thu hút hàng triệu lượt người đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại miếu Bà Chúa Xứ, thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Sau khi xây dựng, miếu được một người trông nom cai quản gọi là Từ. Ban đầu, các hoạt động cúng bái còn khá lẻ tẻ và đơn sơ, tuy nhiên sau năm 1870, khi miếu được trùng tu khang trang đã thu hút người dân thập phương nên Lễ hội Bà Chúa Xứ từ đó cũng trở nên phổ biến. Lễ hội được bắt đầu từ đêm 23/4 đến ngày 27/4 âm lịch, ngày chính vía là 25/4 âm lịch, là ngày tượng Bà an vị sau khi khiêng xuống núi.
Các nghi thức cúng bái sẽ được các hương chức trong làng thực hiện theo nghi thức cổ truyền. Trước khi cử hành các nghi thức, vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm, Ban quản trị miếu bầu ra chủ lễ với các tiêu chí như ngoài 60 tuổi và vẫn khỏe mạnh, còn đủ vợ đủ chồng, con cái đông đủ cả trai cả gái và đạo đức tốt.
Vào đêm 23/4, rạng sáng 24/4, Lễ tắm Bà được tiến hành theo nghi thức trang trọng. Tượng Bà sẽ được lau bằng nước thơm, thay y phục mới, còn y phục cũ sẽ được cắt nhỏ và ban cho khách trẩy hội như một hình thức cầu an, cầu may.
Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà được tiến hành lúc 15h ngày 24/4 âm lịch. Tương truyền, Thoại Ngọc Hầu là một danh tướng lẫy lừng thời Nguyễn, từng là trấn thủ trấn Vĩnh Thanh, người có công lớn trong công cuộc khẩn hoang lập ấp, đào kênh đắp đường, xây dựng và bảo vệ vùng đất mới. Một trong những đóng góp to lớn nhất của Thoại Ngọc Hầu chính là lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km, xây dựng từ năm 1826 đến 1827, huy động gần 4500 nhân công.
Sau khi hoàn thành, ông cho khắc bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 để kỷ niệm. Ngày nay, tấm bia không còn nhưng còn văn bia trong sử sách. Các bô lão trong làng và Ban quản trị miếu mặc lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu làm Lễ thỉnh sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để tỏ lòng biết ơn người có công khai phá vùng đất hoang vu này.
Lễ Túc Yết được tổ chức vào đêm 25, rạng sáng 26/4 âm lịch. Lễ được tiến hành theo trình tự: dâng hương, chúc tửu, hiến trà, đọc văn tế. Cuối cùng, văn tế được hóa cùng một ít giấy vàng mã. Tiếp ngay sau Lễ Túc Yết là đến Lễ Xây Chầu – Hát Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong Ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
Lễ Chánh tế được diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26/4 và cuối cùng, chiều ngày 27/4 sẽ đưa sắc Thoại Ngọc Hầu về lăng. Phần hội diễn ra rất sôi nổi đan xen với phần lễ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén… thu hút sự chú ý và tham gia của du khách thập phương.
Lễ khai hội thường tổ chức vào trước đêm Lễ tắm Bà, tức là phần trước lễ truyền thống. Chương trình khai hội khá đặc sắc, phong phú với các tiết mục được sân khấu hóa như biểu diễn lân sư rồng, diễu hành xe hoa hay ca múa nhạc dân tộc Khmer. Sau đó, Lễ phục hiện sẽ được tiến hành với ý nghĩa tái hiện bối cảnh rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam theo truyền thuyết.
Hàng năm, miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng nghìn khách thập phương đến hành hương chiêm bái, đóng góp cho việc tôn tạo miếu. Ngoài việc trùng tu miếu, Ban quản lý sử dụng một phần số tiền đóng góp để làm phúc lợi xã hội.
Nhờ có Lễ Bà Chúa Xứ, hàng năm, những người tham gia lễ hội đã giúp tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đời sống dần trở nên ổn định hơn.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn luôn là nét văn hóa cộng đồng đặc sắc của các dân tộc, nét hành hương tâm linh đặc trưng của Nam bộ. Ý nghĩa của Lễ hội không chỉ dừng lại ở văn hóa tâm linh mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc với những trang sử vẻ vang chói lọi cũng như các đóng góp cho xã hội. Du khách đến với Lễ hội không chỉ là tham gia một nét văn hóa vùng miền, mà còn tận mắt chứng kiến các chứng tích lịch sử mà ông cha ta đã dày công xây dựng và giữ gìn.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Núi Sam – Bài 4
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Núi Sam là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.
Núi Sam có tên khác Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn cao 284 m có chu vi 5.200m, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Trước đây, núi Sam có nhiều cây phượng vĩ và huỳnh mai mọc từ các hốc núi. Vào mùa trổ bông, cảnh núi toàn một màu đỏ thắm rất tươi đẹp và rực rỡ.
Trên đỉnh, còn dấu tích một bệ đá, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu. Bệ đá có chiều ngang 1,60 m; dài 0,3 m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34 m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn. Gần tháp cao của Pháo Đài, cũng là nơi Trương Gia Mô (1866-1929), một nho sĩ của phong trào Duy Tân, đã gieo mình xuống vực sâu, tự kết liễu một cuộc đời bế tắc vào một đêm cuối năm 1929.
Trên và quanh núi Sam có rất nhiều chùa miếu, trong đó nổi tiếng nhất là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền (còn gọi Chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Đá ở núi Sam chủ yếu là đá hoa cương, nên từ năm 1890, người Pháp đã cho khai thác để làm đường. Sau năm 1975, để bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch, chính quyền tỉnh đã cấm việc khai thác đá.
Núi Sam là một điểm cao chiến lược. Ở đỉnh có thể quan sát, kiểm soát cả một vùng biên giới rộng lớn từ thành phố Châu Đốc đến tận tuyến Tịnh Biên, từ cánh đồng Bảy Núi qua huyện Châu Phú. Do vậy, trước 1975, trên đỉnh núi có một đồn lính, tên gọi là Pháo đài. Sau này, người ta đã cho xây dựng ở gần đó, một trạm tiếp sóng các đài thuộc Đài truyền hình Việt Nam.
Ngoài ra, bên chân núi còn có tuyến quốc lộ 91 chạy qua dài 8 km, thuận lợi cho việc giao thông và phát triển kinh tế vùng.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Hay – Bài 5
Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Hay nhất giúp các em có thể học hỏi và nâng cao kĩ năng viết của mình.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là địa điểm hành hương nổi danh ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ nổi tiếng là linh thiêng cầu gì được nấy. Nên hằng năm nơi đây thu hút hơn hàng triệu người đến thăm viếng Bà. Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là những công trình tôn giáo, văn hóa tôn nghiêm và tín ngưỡng lâu đời của mảnh đất An Giang này.
Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích lịch sử tâm linh vô cùng quan trọng của An Giang. Nơi đây còn là một công trình tôn giáo đẹp và tôn nghiêm của miền Tây. Từ ngôi nhà gỗ vách lá ngày xưa, đến nay đã trở thành một ngôi miếu lộng lẫy với nét kiến trúc mang đậm nét văn hóa phương Đông. Mỗi năm, chùa Bà thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, kể cả những du khách nước ngoài đến khám phá.
Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở chân núi Sam, phường Núi Sam, TP. Châu Đốc, An Giang, Việt Nam. Miếu Bà nằm cách trung tâm Châu Đốc khoảng 9km, Châu Đốc là điểm bạn nên đặt chân đến trước khi đi Miếu Bà Chúa Xứ. Nơi đây có rất nhiều truyền thuyết huyền bí được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tượng Bà được xem là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam” và “có áo phụng cúng nhiều nhất” theo sách kỷ lục của An Giang 2009. Theo nhà khảo cổ người Pháp – Malleret nghiên cứu năm 1941, thì tượng Bà thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Với tạc dáng người nghĩ ngợi, cao quý, được làm bằng đá son và giá trị nghệ thuật rất cao. Tượng bà được tạc vào cuối TKVI và có thể đây là hiện vật của nền văn hóa Óc Eo.
Nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: tượng Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Sau này được người Việt đem về, tân trang lại với nước sơn, mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Hiện nay, Bà Chúa Xứ rất được nhiều nơi thờ cúng và lập miếu, bởi sự linh thiêng của tượng. Thường những dịp lễ, tết thì có rất nhiều người đến cầu nguyện và mua đồ để cúng.
Ban đầu Miếu Bà được ông Thoại Ngọc Hầu cho khởi xây, được làm đa số bằng gỗ và khá đơn sơ. Đến năm 1870, được người dân quyên góp xây dựng lên một ngôi miếu khang trang và có kiến trúc đẹp.
Các văn hoa ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Đến năm 1976, Miếu Bà Chúa Xứ chính thức hoàn thành việc xây dựng. Kiến trúc của miếu có hình chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp 3 tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh. Các hoa văn ở cổ lầu chính điện mang thiên hướng nghệ thuật của Ấn Độ. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc tinh xảo và lộng lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Chánh điện bao gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên thánh của Bà. Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân.
Bên phải tượng Bà là một linga bằng đá đặt trên một hương án thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam Ngắn Gọn – Bài 6
Thuyết Minh Về Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam Ngắn Gọn là một trong những chủ đề rất thường hay gặp trong các đề ôn tập cùng như đề thi.
Ngày nay, du lịch là một loại hình nghỉ dưỡng, ăn chơi, tham quan, cúng viếng,…đã không còn xa lạ với con người bởi những địa điểm du lịch về sinh thái hay tâm linh đều được rất nhiều người quan tâm.
Nếu nói về du lịch sinh thái, ta không còn quá xa lạ với những cái tên như vườn Quốc gia Ba Vì ở Hà Nội, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh,…nhưng đối với loại hình du lịch về tâm linh, chùa Một Cột, khu du lịch tâm linh núi Bà Đen, chùa Hương,..lại được rất nhiều du khách viếng thăm. Trong đó, không thể không kể đến miếu Bà Chúa Xứ núi Sam với kiến trúc, các lễ hội và câu chuyện tâm linh nơi đây.
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đến và để cầu nguyện, chúc phúc, cầu bình an, tài lộc,…của con người ngày nay và miếu Bà Chúa Sứ ở núi Sam cũng là một trong những địa điểm du lịch tâm linh được nhiều khách du lịch đến viếng thăm. Miếu Bà là một công trình kiến trúc đẹp và vô cùng trang nghiêm ngự trị ở chân núi Sam, thuộc phường núi Sam ( trước thuộc xã Vĩnh Tế ), huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đươc ngự trị tại An Giang, vốn là một vùng đất có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, bồi đắp phù sa với những câu chuyện kì bí, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đã thu hút khoảng hơn hai triệu khách du lịch đến tham quan hằng năm. Tại ngôi miếu này, tượng thờ chính là Bà Chúa Xứ.
Bà được xem như là thần, là phật ban phúc lợi, bình an cho người dân nơi đây nhưng truyền thuyết về Bà và ngôi miếu này được xây dựng khi nào thì còn là một điều bí ẩn dù đã có nhiều sử sách ghi lại việc người dân phát hiện ra Bà và cho lập miếu thờ nhưng mỗi sách lại nói về những câu chuyện truyền thuyết khác nhau. Tương truyền rằng vào những năm 1820-1825, quân Xiêm thường xuyên qua nước ta cướp bốc, bốc lột tài sản của nhân dân ta.
Trong một lần chúng đang đi trên ngọn núi Sam – trước đó núi Sam chỉ là một ngọn núi hoang vu, vắng vẻ với nhiều thú dữ – thì phát hiện một pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Thấy thế, chúng nỗi lòng tham, tìm đủ mọi cách xeo nại, nhấc bỗng,..nhưng không làm cho pho tượng dịch chuyển. Sau vài giờ cố gắng mang pho tượng đi, chúng trở nên tức giận, cáu gắt và trong sự nỗi giân nhất thời, chúng đánh gãy cánh tay trái của pho tượng và rời đi.
Cùng lúc đó ở một ngôi làng có một cô bé đang nô đùa bỗng đứng lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư và tự xưng là ” Chúa Xứ Thánh Mẫu ” , nói với các bô lão rằng tượng Bà đang ở trên núi Sam, bị giặc Xiêm tàn phá, bảo mọi người lên đó mang Bà xuống. Nghe thế, bô lão cùng với mọi người leo lên núi Sam và phát hiện tượng Bà quả thật đang nằm trên núi Sam. Bô lão liền gọi các anh chàng thanh niên to con, khỏe mạnh vác tượng Bà đi nhưng không sao cử động dù tượng Bà rất nhẹ.
Tưởng như còn việc gì khiến Bà chưa hài lòng, bô lão liền sai người cầu khẩn và lời cầu đã linh nghiệm khi Bà lại nhập vào cô bé hôm nọ bảo rằng ” Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem bà xuống núi “. Đúng như lời Bà bảo, bô lão liền chọn chín cô gái đồng trinh mang tượng Bà xuống núi nhưng không ngờ khi họ nâng tượng Bà thì pho tượng lại vô cùng nhẹ.
Khi xuống chân núi thì pho tượng bỗng nặng trịch như Bà muốn tọa lạc tại chỗ này. Hiểu được ý đồ, bô lão liền cùng người dân xây một miếu thờ để cúng, thờ Bà, mong Bà phù hộ cho người dân nơi đây làm ăn thuận lợi, hạnh phúc, sống trong cuộc sống yên vui, ấm no. Lúc đầu , miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng bằng tre lá đơn sơ, nằm trên một mãnh đất trũng, lưng hướng về vách núi còn chánh điện thì hướng về nơi cánh đồng xanh ngắt như phù hộ cho con dân làm ăn thuận lợi, thuận buồm xuôi gió.
Đến năm 1870, miếu được xây dựng lại bằng đá miếng và lợp ngói. Vào năm 1972, miếu lại được trùng tu, xây dựng mới hơn theo lối phương đông cổ kính với dãy đông lang, tây lang, chánh điện và nhà khách nhưng nữa chừng thì bị dang dở, mãi đến năm 1995 mới được xây dựng phần còn lại.
Ngày nay, miếu Bà được xây dựng khang trang, uy nghiêm hơn với hình dạng chữ Quốc được xây bằng gạch có bốn ngói hình vuông, hình khối tháp dạng hoa sen nở với mái tam cấp ba tầng lầu. Nóc miếu được lợp bằng ống ngói màu xanh, bên trong còn giữ lại tấm vách đá dài khoảng mười mét.
Ngóc mái vuốt cao, hai bên vách được xây bằng đá cẩm thạch có nguồn gốc từ Ý, Nhật, Đài Loan. Nhìn từ xa, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam như một cung điện nguy nga, tráng lệ nhưng vẫn hiện lên nét trang trọng, tôn nghiêm của nơi thờ thần, thờ phật. Tại miếu, tượng của Bà Chúa Xứ núi Sam được đặt trước chánh điện với áo bào thêu rồng phụng, lấp lánh và chiếc mão sặc sỡ.
Miếu Bà ( sau này người dân thường gọi miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ) không những thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan bởi công trình kiến trúc, truyền thuyết hình thành nên miếu Bà mà còn là bởi những lễ hội đặc sắc, náo nhiệt nơi đây từ 23 – 27 tháng tư âm lịch ( còn gọi là lễ ” vía Bà Chúa Xứ núi Sam” ).
Đến với miếu Bà Chúa Xứ, khách du lịch trong quá trình tham gia lễ hội sẽ được hòa nhập vào cuộc sống và con người nơi đây, thưởng thức một lễ hội vui vẻ, độc đáo, náo nhiệt và cũng không kém phần trang nghiêm ở nơi chốn tâm linh này.
Năm 2001, lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là lễ hội cấp Quốc gia và cũng bởi lẽ đó, hằng năm, nơi đây hội tụ khoảng hơn hai triệu người từ gần đến xa, từ trong nước đến ngoài nước viếng thăm. Hãy dành ra chút ít thời gian để đến nơi đây, tôi chắc rằng bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích miếu bà Chúa Xứ núi Sam của xứ người An Giang.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Chi Tiết – Bài 7
Thuyết Minh Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Chi Tiết để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối diễn đạt câu văn ấn tượng và đặc sắc.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của khu vực.
Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.
Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế…
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Ở thời điểm năm 2009, thì miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là “ngôi miếu lớn nhất Việt Nam.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất
Giới Thiệu Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Văn Mẫu – Bài 8
Giới Thiệu Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Văn Mẫu được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Ngày nay khi điều kiện đi lại đã thuận tiện hơn, du lịch được đầu tư phát triển nhiều hơn, Miếu Bà Chúa Xứ hiển nhiên trở thành địa điểm tham quan ở Châu Đốc không thể thiếu trong bất cứ một hành trình nào của du khách khi đến miền đất này. Nằm ngay dưới chân núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ khi mới hình thành cũng như nhiều miếu, đình, đền khác, chỉ là mái lá đơn sơ. Năm 1870, miếu được xây dựng lại kiên cố hơn bằng gạch hồ ô dước.
Năm 1962, miếu được tu sửa với đá miếng và lợp ngói. Nhà khách được mở rộng và hàng rào chính điện của miếu được xây dựng năm 1965. Năm 1976, quá trình tái thiết miếu quy mô lớn hoàn thành sau 4 năm với nhà khách được nới rộng để có không gian đủ lớn, đón khách đến viếng Miếu Bà ngày càng đông và chính điện có thêm hàng rào.
Sau lần tái thiết này, Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam Châu Đốc trở thành một công trình kiến trúc khá hoàn thiện với hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói lợp màu xanh, bốn góc mái cong tạo sự mềm mại và rất nghệ thuật cho miếu. Bố cục trong miếu cũng theo lối thiết kế đình đền truyền thống gồm chính điện, võ ca và phòng khách, ngoài ra còn có phòng của Ban quý tế cùng công trình phụ khác. Nghệ thuật trang trí trong miếu khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son.
Quá trình tái thiết đã mang một diện mạo hoàn hảo cho miếu, du khách đến thăm cảm nhận sự chỉn chu kỹ lưỡng trong việc xây dựng và kiến thiết miếu nhưng vẫn thấy rõ những giá trị nguyên gốc được giữ nguyên vẹn, thể hiện ngay ở bốn cây cột cổ lầu trước chính điện vẫn còn đó không thay đổi.
Ngày nay, Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam Châu Đốc không chỉ là nơi hành hương linh thiêng mà còn là điểm tham quan rất hấp dẫn du khách. Trong bầu khí nhộn nhịp thẫm đẫm niềm tin tin ngưỡng ở đây là những quang cảnh tuyệt vời từ núi Sam sừng sững, mang lại những làn gió thanh mát làm tâm hồn người người thêm tươi mới và dư tràn an vui.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Đạt Điểm Cao – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Đạt Điểm Cao sẽ mang đến cho các em nhiều ý tưởng mới thú vị để hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất.
Núi Sam còn được gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn với độ cao 284m, chu vi 5.200m. Hiện ngọn núi kì bí này thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Vĩnh Tế Sơn: được nhà Vua Minh Mạng đặt tên để ghi nhớ công ơn của Thoại Ngọc Hầu khi hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế huyền thoại (1819–1824). Ngọc Lãnh Sơn: Ngọc nghĩa là con sam, sơn nghĩa là núi. Có nhiều giả thuyết cho rằng người dân gọi núi Sam vì hình thù của ngọn núi giống như con sam, đầu quay về hướng Tịnh Biên.
Cũng có tài liệu khác cho rằng thuở xa xưa, khi quanh ngọn núi này vẫn còn là biển cả, các loài sam biển tập trung sống ở nơi đây. Núi Sam không thuộc dãy Thất Sơn bao gồm Núi Cấm, Núi Dài Năm Giếng, Núi Cô Tô, Núi Dài, Núi Tượng, Núi Két, Núi Nước.
Núi Sam cách Châu Đốc chỉ vài km về phía Tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng Tây Bắc. Nếu bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đi xe đò xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên.
Còn gì tuyệt vời hơn khi được chinh phục đỉnh Núi Sam với độ cao khoảng 284m. Thật thú vị khi bạn đi theo con đường quanh co theo sườn núi, hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng. Trên đường lên núi bạn sẽ thấy rất nhiều hoa tigon rực rỡ sắc màu và quý phái. Bên cạnh đó, bạn còn có thể viếng nhiều ngôi chùa linh thiêng dọc theo sườn núi nên bạn có thể cúng bái trên đường đi. Bạn sẽ có được những bức ảnh check-in sống ảo cực đẹp, “triệu like” khi đi dọc theo đường mòn, đặc biệt là trên đỉnh núi.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam – Bài 10
Văn Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Bà Chúa Xứ là nhân vật truyền thuyết được thờ tự ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc. Hàng năm thu hút gần hai triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ núi Sam có công đức giúp bà con sống an bình. Vì thế hàng trăm năm nay người An Giang đã lập miếu Bà Chúa Xứ, thờ tự Bà như thần. Mỗi năm vào ngày vía bà (từ tháng 4 âm lịch kéo dài cho đến đầu tháng 6), rất đông khách hành hương từ các nơi về cúng bái, cầu may, xin phúc, vay tiền làm ăn.
Theo truyền tụng trong dân gian thì tượng “Bà” đã có lâu đời. Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.
Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận, đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.
Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: “Tượng Bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng với mục đích gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá nặng.
Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”. Dân làng mừng rỡ tuyển chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng.
Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi này nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.
Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn.
Năm 1870, ông Giáo Gia đề xướng xây cất lại thành ngôi miếu ngói và sau đó còn trùng tu nhiều lần, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.. Kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế…
Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ khính phương Đông. và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng.Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừa uy nghi vừa ấm cúng.
Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách… Bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995. Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thàng nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.
Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khánh hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão không sử dụng hết, có cái được đặt may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.
Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh…
Đón Đọc Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Ấn Tượng – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Ấn Tượng được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Nằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam là một trong những địa điểm du lịch ở An Giang nổi tiếng. Tại đây có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
Ngoài tên gọi là núi Sam, nơi này được nhiều người biết tới với những tên khác như Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Núi thuộc địa phận xã Vĩnh Tế, nay là phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đặc biệt, với những người yêu du lịch An Giang đều biết tới “Thất Núi” nhưng núi Sam lại không nằm trong dãy Thất Sơn này.
Cách trung tâm TP Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc. Nếu bạn đang ở Sài Gòn thì có thể bắt xe xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi đi theo các tuyến đường sau.
Ngày trước, tại núi Sam có rất nhiều cây phượng vĩ và huỳnh mai mọc từ các hốc núi. Cứ mỗi mùa hoa nở, khung cảnh núi thay đổi một cách rõ rệt, một màu đỏ thắm rất tươi đẹp và rực rỡ. Ngoài ra, ở trên đỉnh núi vẫn còn có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp và dấu tích bệ đá nơi tượng bà chúa Xứ lúc chưa đưa về miếu. Du khách có thể lên tới đây tham quan và chiêm ngưỡng.
Như đã nói ở trên, có rất nhiều đền thờ, miếu, chùa nằm rải rác trên núi. Trong đó, nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất vẫn là Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền. Những địa điểm này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia cần được bảo tồn và phát triển.
Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp. Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt.
Nhìn từ xa, ngọn núi có dáng dấp giống như một con Sam đang nằm trải mình giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Đặc biệt, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách du lịch nên đã hình thành khu du lịch Núi Sam. Không chỉ sở hữu những cảnh quan hữu tình mà còn có rất nhiều những di tích có kiến trúc, văn hóa đẹp mắt đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Núi Voi ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Sam Sinh Động – Bài 12
Thuyết Minh Về Núi Sam Sinh Động giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay và đặc sắc.
An Giang với những hàng cây thốt nốt và phong cảnh bình yên thu hút khách du lịch khắp nơi. Không những thế ở đây còn làm du khách ngây ngất với những mùa lúa chín đẹp. Vì thế mà du lịch An Giang lúc nào củng được nhiều du khách tìm đến khi quyết định khám phá miền tây. Trong danh sách tìm kiếm, có một khu du lịch tâm linh ở An Giang mà bất kỳ du khách nào củng ghé qua cầu nguyện.
Khu du lịch Núi Sam ở Châu Đốc An Giang là điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách tìm đến nhất. Nơi đây nổi danh nhất vẫn là chùa Bà Chúa Xứ. Ngôi chùa này nằm trên núi Sam Châu Đốc và rất nổi tiếng là linh thiêng. Nơi đây là điểm du khách hàng năm đi du lịch đến đây để cầu bình an, sức khỏe và phát tài phát lộc.
Khu du lịch Núi Sam có độ cao so với mặt nước biển là 284m và có chu vu 5.200m. Núi Sam là một ngọn núi rất nởi tiếng với 200 ngôi đền, chùa, am, miếu. Tất cả nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tận trên đỉnh. Những ngôi đền, chùa ở đây nổi tiếng rất linh thiêng, và hút rất nhiều du khách về đây hành hương, cúng viếng.. Nơi đây nổi danh với tên gọi Thất Núi, nhưng Khu du lịch Núi Sam lại không nằm trong khu vực Thất Sơn này.
Núi Sam được dân địa phương hay gọi với cái tên Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Trên núi Sam và xung quanh núi có rất nhiều chùa với miếu. Nhưng thu hút khách du lịch đến nhiều nhất vẫn là Miếu Bà chúa Xứ. Còn Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Hang là những hạng mục trong khu di tích lịch sử văn hoá núi Sam. Những điểm tham quan này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Nói về hai cái tên mới của Núi Sam, mỗi cái đều có một nguồn góc lịch sử riêng. Ví dụ như Vĩnh Tế Sơn là do Vua Minh Mạng đặt cho. Cái tên này nhằm ghi công của Thoại Ngọc Hầu đã hoàn thành việc đào kênh Vĩnh Tế vào năm 1819 đến 1824. Còn tên Ngọc Lãnh Sơn: Ngọc nghĩa là con sam, sơn nghĩa là núi.
Theo truyền miệng từ bà con khu vực này thì cái tên núi Sam được đặt là vì hình thù của núi giống như con sam. Con Sam với cái đầu quay về hướng Tịnh Biên. Củng có 1 truyền thuyết khác nói rằng là ngọn núi này nhiều con Sam sinh sống nên nó mới có tên là núi Sam.
Giới Thiệu Bài 💦Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Đơn Giản – Bài 13
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Sam Đơn Giản giúp các em có thể học hỏi cách diễn đạt câu văn ấn tượng và súc tích nhất.
Núi Sam cao 284m, là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang. Núi Sam nổi tiếng linh thiêng nên du khách khắp cả nước thường tìm về đây hành hương cúng bái. Khu vực núi Sam có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp. Núi Sam nằm trong vùng Bảy núi, thuộc xã Vĩnh Tế – nay là phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Trên đỉnh núi Sam còn có dấu tích bệ đá nơi tượng bà chúa Xứ lúc chưa đưa về miếu. Sau này, tượng bà chúa Xứ được di chuyển xuống miếu và hiện miếu này nằm ở chân núi Sam. Ngoài miếu bà chúa Xứ thì khu vực núi Sam còn có chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (chùa Hang) là những hạng mục trong Khu di tích lịch sử – Văn hoá núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia. Đứng trên đỉnh núi Sam du khách có thể nhìn toàn cảnh châu đốc và kênh Vĩnh Tế.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Động Thiên Đường ❤️️ 12 Bài Văn Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Núi Sam Chọn Lọc – Bài 14
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Núi Sam Chọn Lọc được nhiều người quan tâm với lối diễn đạt câu văn hấp dẫn, từ ngữ sử dụng linh hoạt và sáng tạo.
Núi Sam ở Châu Đốc còn được gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn, núi cao 284m, bao phủ diện tích khoảng 280ha, rợp mát cây xanh… có dáng dấp như một con Sam nằm giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Núi Sam không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan hữu tình, mà tại đây còn có nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang và đồng bằng Nam Bộ.
Núi Sam có đường nhựa dài khoảng 5km uốn lượn trên sườn núi, có thể chạy xe lên tận đỉnh, xung quanh cũng có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống. Bên đường là những vạt tầm vông đều tắp, tô điểm sắc hồng mơ mộng của loài hoa tigôn. Trên đỉnh Núi Sam vẫn còn dấu tích một bệ đá trầm tích màu xanh đen, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu. Ngoài ra, còn có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp, và một ngôi miếu nhỏ thờ Trương Gia Mô (1866-1929) là một nho sĩ của phong trào Duy Tân.
Theo truyền thuyết dân gian, Núi Sam linh hiển nên nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên ở đây gần 2 thế kỷ. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi chùa Hang) đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Hàng năm, du khách từ khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Ngoài ra, trong Khu du lịch núi Sam còn có các thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Động Phong Nha Kẻ Bàng ❤️️15 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Lớp 8 – Bài 15
Thuyết Minh Về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Lớp 8 giúp các em có thể quan sát cụ thể bố cục và phương pháp làm bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.
Châu Đốc, một địa danh gắn liền với sự linh thiêng với thế phong thủy tiền tam giang, hậu thất sơn và huyền bí cùng nhiều tín ngưỡng tôn giáo tồn tại từ lâu đời. Nhắc tới mảnh đất này, người ta không thể không nhớ tới Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ ở miền Tây Nam Bộ, mà ngay cả người Việt ở nước ngoài vẫn biết đến.
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.
Theo truyền thuyết kẻ lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu. Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ ông dẹp yên giặc, gìn giữ xóm làng bình yên. Để tạ ơn những điều linh nghiệm, ông Thọai Ngọc Hầu cho thỉnh Bà từ trên đỉnh núi Sam về xây một ngôi miếu khang trang dưới chân núi và chọn ngày 24.4 là ngày cúng lễ Bà.
Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.
Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.
Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Về nguồn gốc tượng Bà Chúa Xứ có nhiều truyền thuyết khác nhau. Theo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất