Thuyết Minh Về Núi Tà Cú ❤️️33+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
Dàn Bài Thuyết Minh Về Núi Tà Cú
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Bài Thuyết Minh Về Núi Tà Cú giúp các em có thể tham khảo và triển khai bài văn logic.
- Mở bài
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Núi Tà Cú
- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.
- Thân bài
- Giới thiệu khái quát: vị trí địa lí, địa chỉ, diện tích, phương tiện di chuyển đến đó,..
- Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật: cấu trúc nhìn từ xa, chi tiết về cảnh vật, ..
- Khí hậu tại nơi đây
- Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của núi Tà Cú
- Kết bài
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Mẫu Sơn ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận – Bài 1
Bài văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
Ngồi ca-bin cáp treo, lướt trên những ngọn cây dong hoa đỏ rực, du khách cảm thấy thật thư giãn và dễ chịu. Sau khi vượt qua đỉnh ngọn núi nhỏ và khu rừng già nguyên sinh, trước mặt du khách là biển Hàm Thuận Nam, bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng có hơn 100 tuổi, hằng ngày vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu, thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn. Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm Thuận Nam), cách TP Phan Thiết 30km.
Khu du lịch rộng hơn 250.000 m2 có rừng, núi và biển với quần thể sinh thái phong phú. Vừa qua hệ thống cáp treo hiện đại đã được lắp đặt tại đây. Tuyến cáp dài 1.600m, cao 505m với 35 ca-bin đóng mở tự động có thể phục vụ 1.000 khách/giờ. Có hai nhà ga: nhà ga cáp dưới, nhà ga cáp trên, một quảng trường và những khu phụ trợ rộng rãi, khang trang cùng lúc có thể phục vụ hàng nghìn khách du lịch…
Kiến trúc toàn bộ khu du lịch cáp treo Núi Tà Cú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên, hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Ði cáp treo, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên, hương rừng, gió biển và ngắm nhìn những cánh rừng và đồng lúa.
Theo con đường mòn độ vài trăm mét, khách tham quan sẽ nhìn thấy một quần thể: chùa, tháp, tượng Phật và hang động. Ðáng lưu ý nhất là di tích “Song Lâm Thị Tịch” với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m và nhóm Tam Thế Phật đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Leo lên hàng trăm bậc đá, vãn cảnh chùa, thăm hang động, du khách còn thấy những giò lan rừng nở đầy hoa, thơm ngát, vắt vẻo trên những cây dầu, cây bằng lăng… trong rừng nguyên sinh. Khuôn viên nhà chùa trên núi vừa rộng, vừa mát có nhiều ghế đá, ghế gỗ là nơi ngồi để tận hưởng ngọn gió trong lành từ biển. Khách có thể rửa mặt từ những vòi nước trong vắt, mát rượi từ núi chảy ra và nghỉ ngơi ở đây. Khi theo cáp treo đi xuống cũng rất thú vị.
Từ trên cao, khách thấy những vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, khách sẽ ngạc nhiên và thú vị được chiêm ngưỡng ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình cây đàn nhị và cây đàn ghi-ta khổng lồ nối với nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn. Khi du khách đi vào, xe điện êm ru chạy vòng theo nửa của hai cây đàn, lúc ra đi theo nửa còn lại.
Cái cổng lợp ngói âm dương kiểu cổ là nơi đón và tiễn chân du khách, tạm khép lại một chuyến tham quan thú vị. Anh Vũ Đức Phương, Phó Giám đốc khu du lịch Tà Cú cho biết, khu du lịch Núi Tà Cú chính thức được đưa vào sử dụng, khai thác từ giữa tháng 9/2003. Chỉ mới nửa năm mà nơi đây đã được đông đảo khách du lịch trong, ngoài nước biết đến.
Khu du lịch sinh thái Núi Tà Cú phát triển đã thúc đẩy các mặt kinh tế – xã hội khu vực thị trấn Thuận Nam phát triển, biến nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của du khách.
Thuyết Minh Giới Thiệu Về Núi Tà Cú Chi Tiết – Bài 2
Thuyết Minh Giới Thiệu Về Núi Tà Cú Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều tài liệu về địa danh nổi tiếng sau đây.
Người dân Phan Thiết thường giới thiệu về quê hương của mình bằng 2 câu thơ:
“Quê tôi nằm giữa hai TÀ
Nam thì TÀ CÚ, Bắc thì TÀ ZÔN”
Bên phải chúng ta là dãy núi TÀ CÚ năm ở phía Nam thành phố Phan Thiết.
Cao 649 m, nằm ven Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam là một thắng cảnh kỳ thú và là một điểm leo núi hấp dẫn của tỉnh Bình Thuận.
Quanh năm không khí ở Tà Cú trong lành, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22°C. Xưa kia đây là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur, trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc… rất tốt cho những người bệnh gan hoặc bệnh ngoài da.
Để lên tới đỉnh ngọn núi nằm trong khu rừng cấm, du khách có thể cần 2 giờ để vượt qua 2.290 m đường dốc cheo leo, khúc khuỷu với những bậc đá có từ vài chục năm trước. Dọc ngang lối đi vô số những thân, rễ cây bò xuôi ngược. Bằng Lăng là đoạn dốc cao nhất, nghiêng 45°.
Du khách sẽ rất vất vả để leo qua đoạn đường này, nhưng bù lại có thể ngắm nhìn những thân bằng lăng cổ thụ rải đầy hoa tím lẫn với một loài hoa cánh trắng, trôi dạt trên dòng nước chảy men theo sườn núi. Cách đỉnh 1.250 m, đường đi đã dễ dàng hơn. Lúc này du khách có thể chiêm ngưỡng trời xanh thoắt ẩn thoắt hiện qua tán rừng và thung lũng mờ ảo bên dưới.
Tà Cú có phong cảnh hữu tình với những phiến đã muôn hình vạn trạng, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng khí hậu trong lành, thanh tịnh. Hoặc du khách có thể ngồi 10 phút trong cabin “bay” theo đoạn dây cáp dài 1.600 m ở độ cao 500m, ngắm nhìn khu rừng xanh bao la.
Nằm ở độ cao 563 m (chưa tới đỉnh) là hai ngôi chùa: Chùa Trên (Linh Sơn Trường Thọ) và chùa Dưới (Long Đoàn), cùng bậc thang đá cao và những ngọn tháp. Ở đây có bức tượng Phật Thích Ca nằm, làm bằng bê tông, quét vôi trắng dài 49 m nằm giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển xanh. Đây là bức tượng lớn nhất Đông Nam Á, lớn hơn tượng Phật nằm, dài 45 m trong chùa Wat Po ở Bangkok.
Khi đã đứng trên đỉnh núi, du khách có thể thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên xung quanh đẹp như một bức tranh thủy mặc. Phía xa là bờ biển Hàm Tân trãi dài với một màu xanh biên biếc, những cây cổ thụ đứng trầm lặng dưới những áng mây. Ở trên cao, về phía Quốc lộ 1A, nhà cửa, ruộng vườn đan xen nhau thành từng vuông vức. Ngay từ 5 giờ chiều sương mù đã bắt đầu bảng lảng khắp thung lũng. Đêm xuống, những tảng sương dày đặc, bao phủ khắp núi rừng.
Vào giữa thế kỷ 19 nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch, Linh Sơn (Tuy Phong), Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý.
Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều.
Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là “Đại lão hòa thượng”. Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m, cao 7 m là pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963.
Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Núi Tà Cú Đặc Sắc – Bài 3
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Núi Tà Cú Đặc Sắc sẽ mang đến cho các em nhiều ý tưởng thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Tại thị trấn Thuận Nam huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, có một ngọn núi luôn nổi bật trên nền trời xanh ngắt, giữa những vườn thanh long sai trĩu quả, đó là núi Tà Cú – một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á.
Khu du lịch núi Tà Cú lâu nay vốn là nơi có khí hậu lý tưởng, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng với tổng diện tích hơn 250.000m2, bao gồm cả rừng, núi và biển trong quần thể sinh thái phong phú, đa dạng. Từ năm 2003 đến nay, núi Tà Cú còn nổi tiếng với hệ thống cáp treo, giúp du khách có thể vừa ngắm cảnh một vùng đồng bằng cực Nam Trung Bộ vừa tận hưởng không khí trong lành của vùng rừng nguyên sinh ngay bên dưới.
Cả tuyến cáp treo có 25 -35 cabin, đóng mở tự động, mỗi cabin chở được 6 người, di chuyển trên đường cáp dài 1.600m và cao 500m. Công suất tải khách lên xuống trong vòng 1 giờ có thể lên đến 1.000 lượt khách, chỉ mất từ 7-10 phút để đến ga trên.
Từ cổng khu du lịch, xe điện chở thẳng du khách đến trạm ga lên núi, cách đó khoảng vài trăm mét. Chọn cho mình và bạn đồng hành một cabin, du khách sẽ bắt đầu cuộc hành trình, bỏ lại phía sau không gian rộng lớn. Phía dưới chân là những ngọn cây cổ thụ với dây leo mọc um tùm, hoang sơ, gợi cho du khách cảm giác thật thư thái, dễ chịu. Đi lên cao nữa, trước mặt du khách sẽ là biển Hàm Thuận Nam, còn bên trái là ngọn hải đăng Kê Gà nổi tiếng, hơn 100 tuổi, bên những bãi đá tuyệt đẹp đang dập dềnh sóng vỗ.
Xuống trạm ga trên, không khí trở nên mát hẳn. Tiếp tục theo con đường mòn, rồi đi thêm hơn 100 bậc thang nữa, du khách ngỡ ngàng trước một tổng thể kiến trúc tượng Phật, tháp mộ, miếu thờ của di tích chùa Linh Sơn Trường Thọ nằm ngay trên đỉnh núi trong khi phía dưới và xung quanh, trời đất như đang ôm trọn lấy.
Đầu tiên là cảnh tịnh độ nhân gian với ba pho tượng Phật Di Đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, hiện là một trong bảy cấp của cảnh tịnh độ đạo tràng theo Quán kinh và Kinh Di Đà do sư trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo từ năm 1960. Màu vôi trắng toát của các pho tượng giữa màu xanh cây rừng tạo nên cảnh hùng vĩ siêu nhiên.
Tất cả được hình thành dựa theo thế núi nên chùa Trên, chùa Dưới đều quay mặt về hướng Đông Nam với đặc trưng kiến trúc chùa theo phái Bắc Tông, dù qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét riêng cổ kính, mái cong lợp ngói, lưỡng long chầu nguyệt đang nhuốm màu rêu phong. Gặp buổi sớm, khi những đám sương mù còn bao phủ lẫn vào lớp đá hoa cương thì khung cảnh này rất dễ đưa du khách phiêu bồng, ngỡ đây là cõi mộng của trần gian.
Tuy vậy, công trình mang tính đồ sộ và độc đáo nhất vẫn là di tích “Song Lâm Thị Tịch” với pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất Ðông Nam Á, dài 49m, cao 11m, trong tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay. Tượng được khởi công xây dựng từ năm 1962 và gần 4 năm sau mới hoàn thành. Từ đó đến nay, hàng triệu lượt du khách, Phật tử đã hành hương về đây viếng thăm, thắp hương cầu Phật trong khung cảnh hùng vĩ, oai nghiêm trên đỉnh núi Tà Cú.
Không chỉ là thắng cảnh du lịch, núi Tà Cú còn được biết đến là Khu rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia, có thảm động, thực vật phong phú với hơn chục loài quý hiếm, có tên trong sách Đỏ của thế giới như: thằn lằn đá Gekko takouensis sp. nov Ngô & Gamble, thằn lằn chân ngón Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen…, các loại cây quý như: Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana… và trên 150 loại cây thuốc.
Đến đây vào mỗi độ Xuân về du khách thỏa thích ngắm hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng. Đặc biệt, dòng nước suối trong vắt tuôn ra từ những tảng đá trên núi mát lạnh, có vị ngọt lịm, vốc một hụm nước đưa lên miệng thưởng thức, cứ ngỡ đang tận hưởng nguồn nước Cam lộ, vốn chỉ có trong truyền thuyết…
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Điểm 10 – Bài 4
Bài Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn, sáng tạo.
Núi Tà Cú nằm ven quốc lộ 1A tại thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 28km về phía Nam, là một địa điểm leo núi, một thắng cảnh kỳ thú của tỉnh Bình Thuận có đỉnh cao 649m so với mặt nước biển. Khung cảnh nơi đây hoang sơ, kỳ vỹ với núi non trùng điệp, thấp thoáng mái chùa cổ kính ẩn sau rừng cây.
Khí hậu ở Tà Cú quanh năm trong lành mát mẻ. Đến đây vào mỗi độ xuân về, du khách thỏa thích ngắm hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng. Nhiều loại cây như trắc, giáng hương, bằng lăng rợp cả ngọn núi. Đặc biệt, dòng nước suối trong vắt tuôn ra từ những khe đá trên núi mát lạnh, trong veo càng làm cho khung cảnh thiên nhiên trở nên kỳ thú.
Cách thứ 2 chỉ mất 15 phút đã có mặt trên đỉnh vừa nhanh lại vừa tiện là cáp treo. Ngồi trên cáp treo, ngoài việc không phải tiêu tốn bất kỳ giọt mồ hôi nào, du khách còn được tận hưởng cảm giác lướt trên những ngọn cây cổ thụ xanh um, cây vông nở hoa đỏ rực… ngắm nhìn khu rừng xanh bao la.
Trên đỉnh núi Tà Cú có 2 ngôi chùa nổi tiếng là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long Đoàn, tại đây có tượng Phật Thích Ca, Phật Niết Bàn trong tư thế nằm nghiêng, đầu gối lên tay, lưng tựa vào núi. Pho tượng Phật nằm này được đánh giá là một trong những pho tượng có kích thước lớn nhất Đông Nam Á và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Đứng trên đỉnh núi cao, nhìn những đám mây lững lờ trôi trong cái không khí lành lạnh tưởng chừng như đang đứng dưới trời Đà Lạt, dường như những mệt mỏi đều tan biến.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Ngắn Gọn – Bài 5
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.
Một ngọn núi thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được biết đến như một thắng cảnh quốc gia với hệ thực vật phong phú, đồng thời, nơi đây cũng là chốn linh thiêng đối với khách mộ đạo. Nơi đây không chỉ có thạch thất thông với mạch nước ngầm – nơi nhà sư khai sơn tu tập mà còn là nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc tượng Phật nổi tiếng, trong đó có tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á…
Chùa thiêng trên ngọn núi thiêng
Năm 1872, Nhà sư Trần Hữu Đức (1812-1887) lên núi Tà Cú lập tịnh thất tọa thiền trong một hang đá. Nhờ công chữa bệnh cho hoàng thái hậu, vua Tự Đức đã ban 4 chữ Linh Sơn Trường Thọ cho ngôi chùa trên núi Tà Cú, nơi nhà sư tu tập.
Khi nhà sư viên tịch (ngày 5-10 Âm lịch năm 1887), ngôi chùa bên dưới Linh Sơn Trường Thọ, gọi là Linh Sơn Long Đoàn (chùa Dưới) được thành lập như một nơi để thờ cúng và ghi nhớ công ơn của người khai sơn.
Tương truyền, khi tọa thiền tại thạch thất (nay gọi là Hang Tổ), nhà sư dùng mạch nước ngầm thông với thạch thất để sinh hoạt hàng ngày, ăn rau rừng và không hề xuất sơn. Chính vì vậy, núi Tà Cú đến nay được xem là ngọn núi thiêng, có nhiều loại thuốc nam quý hiếm, là thắng cảnh của tỉnh Bình Thuận và danh lam thắng cảnh lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Khách thập phương đến đây để tận hưởng không khí trong lành, thanh tịnh của núi rừng, đồng thời, nơi đây cũng là “điểm hẹn” quen thuộc của khách hành hương.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận Hay – Bài 6
Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận Hay nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi đến mọi người cùng biết.
Có rất nhiều cách để chinh phục và khám phá núi Tà Cú. Tùy vào sở thích và sức khỏe của mỗi người mà tận hưởng cảnh vật, khí trời thiên nhiên theo cách riêng của bản thân. Đối với những người khỏe mạnh, thích phiêu lưu thì leo bộ lên đỉnh Tà Cú là một trong những lựa chọn vô cùng tuyệt vời.
Bằng cách này, bạn có thể tận được hưởng bầu không khí núi rừng trong lành, mát nẻ, cùng với thảm thực vật phong phú. Trên con đường bộ để lên núi, thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể bắt gặp những loài động vật vô cùng độc đáo, nghe được tiếng chim hót líu lo hiền hòa…
Ngoài ra, nhìn toàn cảnh khu rừng già nguyên sinh bằng cách đi cáp treo cũng là một trong những lựa chọn được nhiều du khách hướng tới. Khi ngắm núi Tà Cú từ trên cao xuống, bạn sẽ có một cảm giác thích thú trước sự hòa quyện tuyệt vời giữa khung cảnh núi rừng và biển trời xanh thẳm, những tán cây to với nhiều hình hài khác nhau tiếp nối nhau giữa lưng chừng núi, những cổ thụ khổ lồ cao thẳng, sừng sững, hiên ngang giữa trời…
Du lịch núi Tà Cú không chỉ nổi tiếng nhờ hệ sinh thái mà còn có cả du lịch tâm linh. Chùa Linh Sơn Trường Thọ tọa lạc tại đây là một trong những danh lam thú hút rất đông lượng khách đến thăm hàng năm. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1870 – 1880 do Tổ sư Trần Hữu Đức thành lập. Ai đến tham chùa Linh Sơn Trường Thọ cũng tỏ ra vô cùng ngạc nhiên bởi lối kiến trúc độc đáo, thêm vào đó là những câu chuyện và truyền thuyết vô cùng thú vị gắn liền với ngôi chùa này.
Sau khi đi hết một đoạn đường núi bằng đường bộ hoặc cáp treo, du khách sẽ phải bước qua rất nhiều bậc thang cao mới tới được cổng chùa. Tại đây, khí trời thanh sạch của núi, mát lành của gió biển sẽ kích thích toàn bộ giác quan, giúp tâm hồn và cơ thể bạn trở nên vô cùng thư giãn và sản khoái. Nghỉ mệt một chút, bạn sẽ vào ngồi chùa khấn niệm và tham quan.
Đi tiếp đến những bậc tam cấp là nhóm tượng Tam Thế Phật được xếp hàng ngang nhưng độ cao thấp không giống nhau. Đây là một trong bảy cấp của cảnh tịnh độ đạo tràng theo Quán Kinh và Kinh Di Đà do sư trụ trì Thích Vĩnh Thọ phác thảo từ năm 1960: Phật Di Đà cao 7m, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cao 6,5m.
Đi theo con đường mòn và những bậc thang lên núi, du khách được chiêm ngưỡng công trình đồ sợ và độc đáo, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn có chiều dài 49m, cao 11m nằm nghiêng, lưng tựa vào núi, gối đầu lên tay. Đây là tượng Phật niết bàn lớn nhất Đông Nam Á được khởi công xây dựng từ năm 1962 và hoàn thành năm 1966.
Rời bức tượng Phật, theo phía chân tượng phật nằm, ven bãi đá ngổn ngang mọc đầy những cây thuốc quí là một hang đá chứa đựng biết bao điều bí ẩn với câu chuyện huyền thoại về người khai sáng. Đó là hang Tổ được kết cấu bởi khá nhiều khối đá, và dẫn sâu xuống dưới khoảng 100m, ăn thông ra với các ngọn núi khác.
Khu du lịch núi Tà Cú sẽ để lại trong lòng du khách những cảm xúc thật khó quên. Đây là điểm leo núi hấp dẫn, một thắng cảnh kỳ thú, hữu tình cũng là nơi du lịch tâm linh quyến rũ.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Núi Tà Cú Hay Nhất – Bài 7
Thuyết Minh Về Khu Du Lịch Núi Tà Cú Hay Nhất sẽ giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.
Núi Tà Cú nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Cách thành phố Phan Thiết 28km về phía Nam. Ngọn núi mang vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ với núi non trùng điệp, thấp thoáng bóng dáng mái chùa Linh Sơn Trường Thọ cổ kính lâu đời. Núi Tà Cú là dãy núi dài nhất châu Á với đỉnh cao 649 mét, đá núi đủ hình dạng, bao bọc là trăm ngàn loại cây rừng lưu niên. Từ cảnh trí thiên nhiên đến những truyền thuyết như hòa quyện vào nhau để Tà Cú càng thêm bí ẩn và quyến rũ.
May mắn được thiên nhiên ưu ái, núi Tà Cú có khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ từ 18 đến 20 độ C. Đặc biệt, du khách đến tham quan Tà Cú vào mỗi độ xuân về sẽ được tận hưởng tiết trời se lạnh xen vào những tia nắng đầu xuân ấm áp, mai vàng, hoa vông đỏ nở rực, thơm nức cả cánh rừng. Đặc biệt, dòng nước suối trong vắt tuôn ra từ những khe đá mát lạnh, trong veo càng làm cho khung cảnh thiên nhiên trở nên tuyệt mỹ.
Thứ nhất, từ dưới chân núi du khách sẽ đi bộ theo lối mòn với hơn 1000 bậc thang ngoằn ngoèo, băng xuyên qua cánh rừng già. Bạn sẽ mất khoảng 1 ngày mới leo đến được đỉnh núi. Hình thức này chỉ phù hợp với những bạn thích mạo hiểm, phiêu lưu và có sức khỏe bền bỉ.
Cách thứ hai được nhiều du khách lựa chọn hơn, đó chính là cáp treo. Với hình thức này bạn chỉ mất 15 phút để lên tới đỉnh núi Tà Cú, vừa nhanh, vừa tiện lợi. Ngồi trên cáp treo, ngoài việc không phải tiêu tốn bất kỳ giọt mồ hôi nào, du khách còn được tận hưởng cảm giác lướt trên những ngọn cây cổ thụ xanh um, cây vong nở hoa đỏ rực,… Ngắm nhìn toàn cảnh khu rừng xanh bao la.
Trên đỉnh núi Tà Cú gồm có 2 ngôi chùa nổi tiếng là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long Đoàn. Nơi đây rất phù hợp với các du khách có tín ngưỡng tâm linh, muốn thành tâm khấn Phật. Tại đây có pho tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn với chiều dài 49 mét, có thể coi là pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á và mang giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Rời bức tượng Phật tiến về phía Đông đỉnh núi, du khách sẽ bắt gặp một hang núi sâu thăm thẳm chứa đựng bao điều bí ẩn về huyền thoại người khai sáng đã tịnh độ nơi đây, hang Tổ.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Tà Cú – Bài 8
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Tà Cú được SCR.VN chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Núi Tà Cú là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia, là địa điểm du lịch, thắng cảnh kỳ thú thu hút khách tham quan của Bình Thuận.
Với khung cảnh hoang sơ, núi non trùng điệp cùng mái chùa cổ thấp thoáng sau rừng cây, đến với Tà Cú, du khách không chỉ được thưởng ngoạn không gian thiên nhiên kỳ vĩ mà còn được đắm mình vào hành trình tâm linh nơi đất Phật.
Với độ cao 649m so với mặt nước biển, du khách đến Tà Cú có thể lên núi bằng cáp treo để ngắm nhìn toàn cảnh từ trên cao của cả ngọn núi, với xa xa là con đường quốc lộ 1A quanh co, nhộn nhịp xe cộ hay những vườn thanh long trái chín đỏ được trồng từng hàng thẳng tắp.
Hệ thống cáp treo tự động hiện đại theo công nghệ châu Âu được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2003. Mỗi cabin có sức chứa lên đến 6 người và chỉ mất khoảng 10 phút để đưa du khách đến đỉnh núi.
Nếu có nhiều thời gian hơn và muốn thử thách bản thân, du khách có thể lên núi bằng đường bộ với lộ trình hơn hai tiếng, trải qua hàng nghìn bậc đá quanh co và những con dốc cao. Du khách sẽ có dịp khám phá thảm động thực vật phong phú tại Tà Cú với hơn chục loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của thế giới như thằn lằn đá, thằn lằn chân ngón, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen,… các loại cây thuốc, cây cổ thụ quý hiếm.
Điểm thu hút khách thập phương đến với Tà Cú chính là nơi đây có 2 ngôi chùa linh thiêng Linh Sơn Trường Thọ và Linh Sơn Long Đoàn. Trong đó, chùa Linh Sơn Trường Thọ được vua Tự Đức ban tên do tổ sư Trần Hữu Đức đã có công khai sơn và chữa bệnh cho Hoàng thái hậu Từ Dụ vào năm 1880.
Còn Linh Sơn Long Đoàn là nơi các đệ tử của tổ sư Trần Hữu Đức lập ra để tri ân công đức của người. Đến đây, khách thập phương có thể viếng cảnh chùa, thưởng thức cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và hoàn toàn quên đi những muộn phiền thường nhật.
Tiếp tục hành trình với hàng trăm bậc thang, du khách sẽ đi qua quần thể Tam Thế Phật bao gồm A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát để đến với tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m với tư thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, an nhiên gối đầu lên tay vừa thanh thoát uy nghiêm, vừa gần gũi, hiền hòa với không gian núi rừng. Tượng Phật nằm được xây dựng từ năm 1963 bởi điêu khắc gia Trương Đình Ý, được làm bằng xi măng cốt thép và quét vôi trắng bên ngoài.
49m chiều dài tượng Phật tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Thích ca thành đạo thuyết pháp độ đời đến khi nhập diệt. Đến bây giờ, câu hỏi về phương tiện thô sơ, sức người có hạn khi đó làm sao có thể vận chuyển hàng ngàn tấn thép, xi măng để hoàn thành tuyệt tác tượng Phật vẫn còn là điều bí ẩn. Vào năm 2013, tượng Phật này đã được tổ chức Sách kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục “Tượng Phật dài nhất trên đỉnh núi”.
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Đơn Giản – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Đơn Giản giúp các em có thể học hỏi và có thêm cho mình những ý văn đặc sắc.
Núi Tà Cú nằm ven Quốc lộ 1A thuộc Huyện Hàm Thuận Nam , cao 649 m , trên ngọn có chùa Linh Sơn Trường Thọ mà thường gọi là Chùa Núi. Vào năm 1872 , một nhà sư lên đây lúc còn hoang sơ để tu hành trong một hang đá, nay gọi là Hang Tổ mà du khách hay ghé đến thắp nhang . Nhà sư này tu hành suốt đời không bao giờ xuống núi cho tới khi lâm chung. Phía lưng chừng núi về phía Tây Bắc có ngôi chùa gọi là Chùa Hố Dầu.
Ngày nay, du khách và tín đồ viếng chùa không còn phải đi bộ chinh phục núi như xưa mà sử dụng cáp treo rất thuận tiện. Bên cạnh đó, trên đỉnh núi của Chùa còn có tượng phật nằm dài 49m toạ lạc hoang vu giữa núi rừng, nhờ đó Núi Tà Cú trở thành điểm tham quan kết hợp với tín ngưỡng hấp dẫn nhất Bình Thuận.
Thuyết Minh Về Chùa Núi Tà Cú Đặc Sắc – Bài 10
Thuyết Minh Về Chùa Núi Tà Cú Đặc Sắc là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm như ý.
Chùa núi Tà Cú ngụ trên đỉnh núi Tà Cú với cảnh sắc thiên nhiên,núi rừng hùng vỹ, bao la trầm mặc.Chùa Núi Tà Cú được lập dựng vào khoảng năm 1878-1880. Sư Tổ Trần Hữu Đức, húy hiệu Thông Ân, người ở xã An Dân,huyện Tuy An, Phú Yên, là người nuôi chí thoát trần, đến thiền tu ở hang động trên ngọn núi cao 694 mét này. Sư Tổ thiền tu, bốc thốc chữa bệnh cứu người. Non cao nơi đại ngàn Tà Cú thật là hùng vĩ, thơ mộng giữa rừng cây cồ thụ đại ngàn, xanh thẵm, quanh năm bốn mùa sương phủ. Nhiệt độ ở đây trong lành mát mẻ, từ 16-20 độ C. Với da dạng cảnh sắc thiên nhiên phong phú, động thực vật quý hiếm.
Chùa Núi Tà Cú, bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng, Khu bảo tồn thiên nhiên ở Hàm Thuận Nam. Đến Tà Cú là đến với thế giới cõi phập trầm mặc, từ bi, đức độ, ưu ái trần gian. Với vị thế yên tĩnh, Chùa Núi Tà Cú ẩn mình trong rừng cây trùng điệp, mặt chùa hướng ra biển đông, không gian khoảng đảng, thanh tĩnh. Ngôi Chùa cổ này, hoà quyện vào cảnh sắc thiên nhiên, nơi lâm sơn, thị tịch. Bên tả, hữu của chùa là hai dòng suối nhỏ uốn quanh, nước trong vắt, chảy ra từ lòng núi, mang hương vị ngọt mát, của hương sắc núi rừng.
Tương truyền, thửa xưa, nơi Sư Tổ thiền tu là một hang sâu thăm thẵm, có nhiều mỏm đá hoa cương tuyệt đẹp, hang động trên đại ngàn có ngõ ngách, thông ra biển Kê Gà. Hang Tổ huyền bí trên núi ngàn Tà Cú, vẫn còn bí ẩn hàng trăm năm nay chưa được khám phá.
Phong cảnh “song lâm thị tịch, tịnh độ nhân gian” của ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ là cảnh sắc độc đáo ở vùng non cao thăm thẵm. Giỗ Tổ khai sơn ở chùa, hàng năm được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 âm lịch, để ghi nhớ công lao lập dựng ngôi chùa cổ này của Sư Tổ trên vùng núi cao, địa linh nhân kiệt.
Huyền thoại về Sư Tổ khai sơn xa xưa là người thiên tu huyền bí, quanh năm Ngài chỉ ăn hoa quả, hương hoa cây rừng, để tu hành nơi chốn cõi Phật. Sư Tổ từ bi đức độ, có tài bốc thưốc chữa bệnh, cứu người bằng lá cây rừng trên núi cao Tà Cú. Tương truyền niên hiệu Tự Đức thứ 33, vào khoảng năm 1848-1883, Hoàng Thái Hậu, tức bà Từ Cung, mẹ Vua Tự Đức, tại cung đình Huế lâm bệnh nặng, Vua ra chiếu cho quân thần và ban dân trong nước, nếu ai chữa trị thuốc thang, cứu được Hoàng Thái Hậu thì sẽ được Triều Đình trọng thưởng.
Sư Tổ Trần Hữu Đức bèn cho các vị sư, mang linh dược quý về chuẩn y, “cảm ứng đạo giao nang tư nghì”, cho Hoàng Thái Hậu uống. Được uống thuốc của Sư Tổ chữa trị bà khỏe hẳn. Vua Tự Đức ghi ơn, ân tứ cho Sư Tổ bằng việc ban tặng cho ngôi chùa cổ trên núi Tà Cú bằng cái tên quý giá “Linh Sơn Trường Thọ”. Ngôi Chùa cổ độc đáo này được mang tên linh thiêng của Vua ban từ đó.
Chùa Linh Sơn Trường Thọ xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Phật giáo phương Đông, chùa cổ có nhiều cột, kèo, xuyên, trếng, được chạm trồ hoạ tiết tứ linh, “long, lân, quy, phượng” mái chùa lợp ngói âm dương, theo bảy góc uốm lượn hình rồng. Thề hiện sự thanh thoát trần gian, an hoà trong thế gian trầm mặc. Bằng kỹ xão điêu luỵện, bàn tay khéo léo của nghệ nhân cổ xưa, đã kiến tạo, ngôi chùa cổ Linh Sơn Trường Thọ, là kiệt tác về kiến trúc cổ độc đáo của Phật giáo còn lưu lại đến ngày nay.
Đặc biệt, nét độc đáo nhất của ngôi chùa cổ này là pho tựơng Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, nằm nghiêng, gối đầu lên tay, dài 49 mét, cao 11 mét, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra biển đông, được xây dựng vào những năm 1960, thế kỹ XX, do kiến trúc sư Dương Đình ý, (người Việt Nam) kiến tạo.
Thích Nữ Ba La – Trụ trì Chùa Linh Sơn Trường Thọ cho biết: “Tựợng phật, là công trình kiến trúc đồ sộ, bao dung, nơi chốn sơn lâm tịnh mịch, an tư. Tượng trưng đủ hình tứ lục và bảy chúng Phật tử theo triết lý đạo Phật. Tượng Thích Ca nhập niết bàn dài 49 mét, ở chốn sơn lâm, tĩnh mịch, hoà quyện vào cảnh sắc thiên an hoà, là tâm linh của Phật giáo, luôn tĩnh tâm, hướng thiện”…
Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, bằng nhiều công sức lao động, sáng tạo của dân chúng Phật tử. Họ vận chuyển thủ công bằng khuân vác, quang gánh, kéo dây để đưa hàng trăm tấn cát, xi năng, sắt thép, lên đỉnh núi cao Tà Cú, hoà trộn với đá hoa cương trên núi để sáng tạo nên công trình nghệ thuật tuyệt trần, tượng Phật Thích Ca Mô Ni nhập niết bàn, mang đậm bản sắc văn hoá, kiến trúc xây dựng của Phật giáo còn lưu lại cho muôn đời sau.
Anh Uzo igo – Du khách Nga nói: “Cảm nhận của tôi về tượng phận dài 49 mét này rất ấn tượng và độc đáo; bề thế về hình dạng và kiến trúc.Thể hiện bàn tay và khối óc của người Việt Nam đối với tâm linh Phật giáo”…
Thắng cảnh Chùa Linh Sơn Trường Thọ còn nổi tiếng với cụm tượng Tam Thế Phật độc đáo theo lối kiến trúc kỹ xảo, nằm phía dưới, cách tượng Phập Bà 100 mét.
Đó là pho tượng A-Di-Đà cao 7 mét, độ lượng bao dung, ưu ái trần gian; tượng Quan Âm và Thế Chí cao 6 mét được kiến tạo bằng chất liệu đá hoa cương và xi măng bê tông, nổi bật lên những đường nét kiến trúc tinh xão, trên một nền trắng tinh khiết, giữa phong cảnh núi rừng, xanh ngắt, trùng điệp đại ngàn. Quan Âm, Thế Chí là biểu tượng của lòng từ bi, đưa tâm linh con người hướng thiện,cầu siêu cho con người trần ai, đau khổ về thế giới hạnh phúc, an lành.
Để bảo tồn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cổ kính của Chùa Núi Tà Cú và di sản lịch sử-văn hoá quý giá này, hiện nay Chùa Linh Sơn Trường Thọ được Sư Thích Nữ Ba La, trụ trì trùng tu, xây dựng lại theo hướng bảo tồn tái tạo vóc dáng, đường nét độc đáo của ngôi chùa cổ ngày xưa.
Chùa có dáng vẻ uy nghi hơn song vẫn bảo tồn được những vẻ đẹp cổ kính của nét son Linh Sơn Trường Thọ Tự ban đầu. Phần chánh điện,tháp sen, mái chùa, nơi tôn thờ Phật Tổ, cầu kinh, niệm phật được xây dựng lại theo lối kiến trúc cổ, chạm trổ hình rồng “tứ linh” tạo thêm vẻ tôn nghiêm cổ kính. Những nghệ nhân khéo léo từ Huế vào thi công, xây dựng.
Đặc biệt hiện nay Chùa Linh Sơn Trương Thọ có thêm nét mới là những pho tượng Phật Tổ Thích Ca, tượng Sư Tổ, các vị tăng ni được tái tạo lại bằng những tuyệt tác điêu khắc bằng đá hoa cương trên núi Tà Cú. Những tảng đá hoa cương tuyệt đẹp trên núi ngàn, được bàn tay khéo léo của nghệ nhân từ Hội An, đến đây phục chế. Chùa Núi Tà Cú.
Đón Đọc Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Ấn Tượng – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Ấn Tượng được các bạn đọc yêu thích và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Núi Tà Cú là rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia có thảm động vật, thực vật phong phú với hơn chục loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của thế giới như thằn lằn đá Gekko takouensis sp. nov. Ngô & Gamble, thằn lằn chân ngón Cyrtodactylus takouensis Ngô & Bauer, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen…
Các loại cây rất quý phải kể như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana…và trên 150 loại cây thuốc. Cứ mỗi độ xuân về hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng, triền núi có nhiều dòng suối tuôn nước trong ngần như vắt ra từ tảng đá và vị ngọt lịm của nước làm cho khách hành hương cứ tưởng là được uống nước Cam lồ trong truyền thuyết.
Địa chỉ: Thôn Nam Thành, Thị trấn Thuận Nam, Huyện Hàm Thuận Nam, Tỉnh Bình Thuận.
Từ thành phố Hồ Chí Minh dọc theo quốc lộ 1A vượt một đoạn đường khoảng 170km và dừng ở cây số 28 tính từ Phan Thiết vào có con đường rẽ về hướng biển chừng hơn 2 km là đến chân núi Tà Cú, một địa danh gắn liền với di tích lịch sử văn hóa Chùa Linh Sơn Trường Thọ mang đậm sắc cổ kính, nằm giữa khung cảnh rừng núi chập chùng lẫn khuất bóng mây. Du khách sẽ ngỡ ngàng khi đứng trước cảnh chùa cổ kính, tượng Phật trầm tư và dấu thiêng của Tổ sư từ buổi khai sơn cách đây trên 130 năm.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Núi Voi ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận Ngắn Hay – Bài 12
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Bình Thuận Ngắn Hay là chủ đề rất quen thuộc trong chương trình học của các em, thường xuất hiện trong các kì thi.
Núi Tà Cú cao 649m so với mực nước biển, xưa kia là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur, trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc… rất tốt để chữa một số bệnh.
Núi Tà Cú được biết là rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia có thảm động thực vật phong phú với hơn chục loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của thế giới như thằn lằn đá, thằn lằn chân ngón, gà gô, diều núi, voọc bạc Trường Sơn, chà vá chân đen… các loại cây quý như Afzelia xylocarpa, Irvingia malayana…và trên 150 loại cây thuốc.
Núi Tà Cú là một địa điểm leo núi với khung cảnh hoang sơ, thấp thoáng mái chùa cổ kính ẩn sau rừng cây. Khí hậu ở núi Tà Cú quanh năm trong lành mát mẻ. Đến đây vào mỗi dịp xuân về, du khách thỏa thích ngắm hoa mai vàng, hoa vông đỏ nở thơm nức cả cánh rừng, cây trắc, giáng hương, bằng lăng rợp cả ngọn núi và đặc biệt là dòng suối trong vắt tuôn ra từ những khe đá trên núi mát lạnh càng làm khung cảnh thiên nhiên trở nên kỳ thú.
Đường lên chùa Núi dài hơn 2500m, qua nhiều dốc cao với nhiều địa danh ấn tượng: đá Bàn Hạ, đá Bàn thượng, dốc Bằng Lăng hoa nở tím ngắt một góc rừng, dốc Yên Ngựa với khối đá lớn mặt phẳng như bộ phản nằm nghiêng bên khe suối… Tiến sâu hơn vào đỉnh núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng loạt bức tượng phật, ấn tượng nhất là bức tượng phật nằm “Thích ca nhập niết bàn” dài 49m, cao 7m được xây dựng từ năm 1963 bởi điêu khắc gia Trương Đình Ý.
Đi về phía Đông của đỉnh núi, du khách sẽ đến một hang núi sâu thẳm chứa đựng biết bao điều bí ẩn với huyền thoại về người khai sáng đã tịnh độ ở đây được gọi là hang Tổ. Hang Tổ được kết cấu bởi khá nhiều khối đá, khá tối, lòng hang hẹp, thấp, mỗi bậc đá dẫn xuống hang cao non 1m và dẫn sâu xuống dưới khoảng 100m, ăn thông ra ngọn núi đằng sau.
Muốn chinh phục hang, mỗi nhóm phải có ít nhất 2 người để thay phiên nhau cầm đèn cầy, đèn pin. Bóng tối, những tảng đá trơn trượt, cảm giác không biết khi đặt chân xuống bậc đá thấp hơn có chạm phải con vật nào đó khiến nhiều du khách bỏ cuộc.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Lớp 8 – Bài 13
Thuyết Minh Về Núi Tà Cú Lớp 8 giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập và đạt được hiệu quả cao.
Núi Tà Cú ở Bình Thuận là một quần thể du lịch sinh thái tâm linh nổi tiếng, nơi có bức tượng Phật niết bàn lớn nhất châu Á. Sẽ là điểm dừng chân lý thú trên hành trình về với Bình Thuận – Về với nắng gió, cát, và những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp. Nhắc đến Bình Thuận, người ta sẽ nghĩ ngay đến Mũi Né – một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng nhất nước ta. Nhưng ở đó không chỉ có biển mà còn rất nhiều nguồn tiềm năng du lịch khác như núi, đồi cát…
Vì thế, nếu du lịch Phan Thiết – Mũi Né Bình Thuận mà không ghé qua khu du lịch núi Tà Cú – Một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thì sẽ là một thiếu sót lớn.
Núi Tà Cú cao 649m thuộc Thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 30km về phía nam.
Từ lâu, ngọn núi này đã được xem là kì quan ở khu vực phía nam Bình Thuận. Đây là một dãy núi trẻ, án ngữ về phía đông là Quốc lộ 1A. Xưa kia, núi Tà Cú là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có vàng sa khoáng và sulfur. Trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc… rất tốt để chữa một số bệnh.
Đường lên núi tuy khó khăn, trắc trở nhưng sắc màu tươi mát và hương vị ngọt ngào. Âm thanh chốn rừng du dương, mây mờ huyền ảo, cảnh vật nên thơ sẽ làm bạn quên đi mệt nhóc, lòng tràn ngập hưng phấn khi đến viếng cảnh chùa. Toàn bộ cảnh chùa nằm trên một thung lũng. Nhìn từ phía Bắc, Đông Tây đều là núi đá và rừng cây ngút ngàn, tạo nên địa thế thiên nhiên hùng vĩ…
Đêm về, khi cảnh vật chìm sâu vào yên lặng, từ trên núi nhìn ra biển Đông ta thấy một rừng đèn câu nhấp nháy làm cho thành phố trở nên bồng bềnh, huyền ảo. Ngọn hải đăng trên núi Khe Gà tỏa sáng, định hướng cho một vùng biển mênh mông. Buổi sáng, khi nắng ban mai rực rỡ dưới đồng bằng thì chùa núi vẫn còn đắm mình trong sương mù. Ở nơi đây, cây cối rất phong phú và đa dạng. Nhiều loại như dừa, cam, mít, cau, bưởi, thanh long… quanh năm sai trái và có vị ngọt thanh hơn loại quả ở dưới đồng bằng.
Quanh sân chùa và tượng Phật, hàng trăm chậu kiểng trồng đủ loại hoa và cây cảnh quanh năm thay đổi màu sắc. Đặc biệt, khí hậu nơi đây rất thích hợp cho các loài hoa cúc, hồng, huệ, bất tử. Ngắm màu sắc hoa và cây cảnh đa dạng ở chùa núi, du khách cứ ngỡ mình đang du ngoạn ở xứ hoa Đà Lạt.
Trên núi Tà Cú còn có hoa rừng rất phong phú, phong lan, địa lan, dạ lan đua nhau cho hương sắc bốn mùa. Xuân đến mai vàng nở khắp cả cánh rừng. Đặc sắc nhất là giống mai có 12 tầng 6 cánh. Đất rừng Tà cú còn nuôi sống nhiều loại gỗ quý hiếm: giáng hương, cẩm lai, gõ, sến, xà cừ, căm xe, căm liên bằng lăng. Và nhiều loại thú như nai, kỳ đà, rắn, khỉ… ẩn mình sinh sống nơi rừng núi nguyên sinh này.
Mỗi lần du khách đến đây sẽ không khỏi ngỡ ngàng với cảm giác như đang bồng bềnh trên bồng lai tiên cảnh, bên hành trình về với nắng, gió, cát và những bãi biển dài tuyệt đẹp.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất