Thuyết Minh Về Nam Định ❤️️ 27+ Bài Giới Thiệu Nam Định Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Đồng Bằng Bắc Bộ Giàu Bản Sắc Văn Hoá.
Bài Giới Thiệu Về Nam Định Hay Nhất – Mẫu 1
Đón đọc bài giới thiệu về Nam Định hay nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được góc nhìn bao quát về vùng đất này.
Nằm ở phía Đông Nam vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định đang bảo tồn và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, làng nghề, di tích lịch sử văn hóa… Ngoài các giá trị di sản văn hóa ấy Nam Định còn có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch biển. Vùng đất này luôn mời gọi, chào đón du khách gần xa về khám phá và trải nghiệm.
Nam Định cách Hà Nội khoảng 100 km. Cung đường từ Hà Nội về Nam Định đẹp, thuận lợi và hiện đại, nên du khách có thể đi bằng tàu hỏa, ô tô hay xe gắn máy. Nam định là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống. Nam Định hiện có gần 4.000 di tích lịch sử văn hóa. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như: Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa Lương, cột cờ Nam Định.
Ngoài ra, còn có các di tích lịch sử văn hóa gắn với các danh nhân như: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà thơ Tú Xương, nhà lưu niệm Nguyễn Bính, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh…Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, Nam Định còn có trên 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩm truyền thống như nghề chạm khảm gỗ, sơn mài, đúc đồng, mây tre đan, trồng cây cảnh.
Nam Định còn bảo tồn được những di sản văn hóa, tiêu biểu gắn với hơn 100 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm, nhiều lễ hội với nét độc đáo riêng, có sức hút du khách gần xa về dự hội như: Lễ hội Phủ Dầy, lễ hội Đền Trần, lễ khai ấn đầu năm, hội chợ Viềng…
Về di sản ở Nam Định, đặc trưng là di sản văn hóa và thế mạnh là du lịch tâm linh. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, những cái đọng lại cảu tỉnh nam Định là những di sản về văn hóa, giống như dòng sông chở phù sa, bồi đắp lại và hiện tại tích tụ tại Nam Định có nhiều công trình văn hóa có giá trị đặc biệt là những di tích thời Lý, Trần, Lê. Hiện tại với những người nghiên cứu thì những di sản này có giá trị to lớn. Trong tương lai, nếu di sản đó được khai thác sẽ có tác động lớn vè văn hóa xã hội của tỉnh.
Nổi bật ở Nam Định là những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của nhà Trần đã tạo nên cho vùng đất này loại hình du lịch văn hóa tâm linh vô cùng phong phú. Gắn với vùng đất Thành Nam còn phải kể tới các lễ hội và các làng nghề đặc trưng.
Nam Định là quê hương của nhà Trần. 750 năm trước đây, nhà Trần đã dấy nghiệp và phát tích ở vùng đất Thành Nam. Trên vùng đất cổ của Nam Định mang trong mình nguồn tài nguyên du lịch văn hóa vô cùng đa dạng phong phú. Trên địa bàn tỉnh có nhiều lễ hội gắn với di tích, lễ hội đầu xuân, lễ hội làng..Về lễ hội ở Nam Định, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của người dân đã sân khấu hóa cuộc sống sông nước ví dụ như múa rối nước, lễ hội bắt vịt…Về với Nam Định du khách còn được tham quan các làng nghề truyền thống.
Nam Định có 72 km bờ biển với những bãi biển được khai thác, xây dựng thành các khu du lịch biển hấp dẫn như Thịnh Long , huyện Hải Hậu, Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ. Đặc biệt, Vườn quốc gia Xuân Thủy với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của Việt nam và khu vực Đông Nam Á cũng là điểm đến được du khách yêu thích.
Vùng đồng bằng, làng quê trù phú, phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng của Nam Định thích hợp với loại hình du lịch “du khảo đồng quê”. Du khách thảnh thơi ngồi nghỉ trên cây cầu lợp mái ngói được dựng từ cách đây hàng mấy thế kỷ, ngắm nhìn những cánh đồng lúa ngút ngàn, ngắm cây đa đầu làng, mái đình cổ kính và lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân nga sau luỹ tre làng.
Đến với Nam Định, du khách đến với vùng văn hoá ẩm thực đặc trưng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng làm nên thương hiệu cho vùng đất Thành Nam như phở Nam Định, bánh cuốn làng Kênh, bánh gai bà Thi, Kẹo lạc Sìu Châu, nem nắm Giao Thuỷ, gạo tám xoan Xuân Đài, huyện Xuân Trường… Nam Định còn nhiều điều thú vị đang chờ đón du khách đến trải nghiệm.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Quê Hương Nam Định Ngắn Gọn – Mẫu 2
Tham khảo thuyết minh về quê hương Nam Định ngắn gọn với cách diễn đạt cô đọng, súc tích giúp bạn dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng nhất.
Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận.
Vùng ven biển Nam Định có bờ biển dài, địa hình khá bằng phẳng. Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng). Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Ngoài ra có sông Đào nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Với dải đồng bằng cổ xưa, nơi lưu giữ các phong tục tập quán đặc sắc tại những làng mạc trù phú, Nam Định là vùng đất mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng, thích hợp với các loại hình du lịch đồng quê, khảo sát, nghiên cứu văn hóa, tâm linh, sinh thái. Còn lưu giữ trọn vẹn tại đây chứng tích của triều Trần, triều đại phong kiến với những chiến công rực rỡ trong lịch sử, cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền phong kiến Việt Nam.
Phía sau nhịp sống bình lặng, Nam Định luôn tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa dân tộc chưa hề phai nhạt theo thời gian. Lễ hội Đền Trần với hình ảnh 14 vị vua cùng Đức Thánh Trần Hưng Đạo luôn là nguồn cội để mọi người dân Việt hướng về tinh thần đoàn kết dân tộc. Tại Khu di tích lịch sử văn hóa Trần hiện hữu 45 di tích gắn liền với lịch sử Vương triều hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Xưa kia, nơi đây vốn là hành cung Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai của đất nước, cho tới nay luôn có sức thu hút với du khách trong nước và quốc tế.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Nam Định – Mẫu 3
Bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Nam Định dưới đây sẽ đưa bạn đọc khám phá những địa điểm nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt) là nơi cư trú của những loài chim nước-Ramsar, Iran, vào năm 1989.
Năm 2004, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận đây là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vườn quốc gia Xuân Thủy là một điểm du lịch sinh thái lý thú cho những ai thích tìm hiểu đời sống những loài chim di trú và sống với thiên nhiên hoang dã.
Cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định nổi tiếng bởi điều kiện tự nhiên và nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật, động vật quý. Vuờn Quốc gia Xuân Thủy có đặc trưng nhất là vườn quốc gia đất ngập nước cửa sông ven biển, có hệ sinh thái đặc thù là hệ sinh thái miền Bắc Việt Nam ven biển. Vườn bao gồm cánh rừng ngập mặn, bãi giang triều, các lạch, phá, các cồn cát…
Vườn quốc gia Xuân Thủy có tổng diện tích là 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Riêng diện tích vùng lõi 7.100 ha, là nơi sinh sống của 120 loài thực vật, hơn 500 loài động vật và 30 loài bò sát và lưỡng cư. Sự kết hợp phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.
Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc chọn vườn quốc gia Xuân Thủy để dừng chân, kiếm ăn. Trong số hơn 200 loài chim có mặt tại vườn quốc gia, có nhiều loài chim có tên trong sách đỏ quốc tế. Có nhiều thời điểm, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi trú ngụ của hơn 40 ngàn loài chim. Ngoài ra khu rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái cá… Dưới nước là các loại tôm, cá, cua, rắn, ngao, sò… là nguồn thức ăn phong phú của các loài chim. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm tỏa mát là dịp hội tụ của những đàn ong mật.
Đến Xuân Thủy du khách được sống trong không gian bao la của đất trời, mây nước; hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn giang sơn của những đàn chim trời: sếu, cò, giang, bồ nông, ngỗng, vịt trời và nhiều loài chim khác đang cần mẫn kiếm mồi hoặc bay lượn tung tăng. Mỗi mùa ở Xuân Thủy đem lại những trải nghiệm khác nhau. Mùa hè và mùa thu đến Xuân Thủy để tận hưởng những con gió mát từ biển và vẫn có thể xem những loài chim di trú tránh nóng đến từ Nam Bộ và Campuchia như Giang Sen, Bồ nông. Đến Xuân Thủy mùa đông thì sẽ tận mắt chứng kiến rợp trời các loài chim, những đôi cánh trắng chao nghiêng trên nền trời xanh biếc.
Không còn gì thú vị hơn khi được đi giữa vùng Ramsar. Ngoài việc quan sát nhiều loài chim quý hiếm được ghi vào sách Đỏ, bạn còn được đắm chìm trong không gian biển trời mênh mông, với rừng ngập mặn bạt ngàn, rừng phi lao xanh ngắt và phủ xanh mặt đất là loài rau muống biển nở rộ hoa màu tím đơn sơ mà đằm thắm của miền quê Giao Thủy, Nam Định.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Nam Định – Mẫu 4
Cùng tìm hiểu về ngôi chùa Phổ Minh với một lịch sử lâu đời và những giá trị tâm linh sâu sắc trong bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Nam Định dưới đây:
Hơn 7 thế kỷ đã trôi qua, Tháp Phổ Minh – dấu tích còn lại của Hào khí Đông A, dù ố màu thời gian nhưng vẫn hiên ngang, sừng sững thách thức cùng thời gian. Hình ảnh Tháp Phổ Minh cũng được in trên tờ tiền mệnh giá 100 đồng in năm 1991. Tháp Phổ Minh là một công trình trong khuôn viên chùa Tháp – một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc, nằm ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Năm 2012, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần và chùa Phổ Minh được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Theo sử sách ghi lại, vào năm 1308, Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử ( theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, kỷ Anh Tông). Sau đó ít lâu, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi xây tháp Phổ Minh lên trên.
Tháp Phổ Minh được xây dựng hình vuông, gồm 14 tầng, cao 19,5 m. Hai tầng dưới làm bằng đá mỗi chiều dài 5,2 m. Các tầng còn lại xây bằng gạch bắt mạch để trần. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng – Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần. Sau đó, một thương nhân giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên các mặt tháp.
Tháp nằm ngay trước cửa Tam Bảo. Dưới chân tháp còn có những dấu mốc bằng đá. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng rất lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí (gồm tháp Báo Thiên, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh, chuông Quy Điền). Những dấu mốc bằng đá này chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau đó quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta.
Hơn 7 thế kỷ đã trôi qua, qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần, một dấu tích quan trọng một thời của Hào khí Đông A – Nhà Trần. Theo tính toán của các nhà khoa học, tháp nặng tới 700 tấn. Tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. Vua Trần Nhân Tông đã ca ngợi vẻ đẹp của tháp Phổ Minh bằng bốn câu thơ:
“Sư về trong viện câu kinh vắng
Quán ở bên sông bóng nguyệt treo
Ba chục cung tiên cây tháp đặt
Trăm ngàn cõi Phật tiếng triều reo”.
Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, theo tư liệu còn để lại, có từ thời Lý. Chùa nằm trong khu vực Hành Cung Thiên Trường sau này là nơi các Thái Thượng Hoàng nhà Trần thường lui về sau khi đã nhường ngôi. Năm 1262, thượng hoàng Trần Thái Tông cho tu bổ lại chùa với quy mô lớn hơn. Chùa Phổ Minh cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tu hành khi mới xuất gia.
Bên cạnh Tháp cổ Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh còn có nhiều hiện vật có giá trị. Trước đây chùa có 120 pho tượng, nhưng do thời gian, chiến tranh hủy hoại, nay chỉ còn hơn 50 pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng đẹp về hình thể, cân đối về tỷ lệ, mang tính nghệ thuật cao. Ít người biết rằng, hình ảnh được in trên tờ tiền mệnh giá 100 đồng chính là hình ảnh Tháp Phổ Minh. Tháp Phổ Minh cũng được xác lập là ngôi tháp chùa bằng gạch cao nhất Việt Nam do Trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam đã xác lập.
Chùa Phổ Minh đóng một vai trò lớn không chỉ trong thời kỳ phong kiến Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những những giá trị văn hóa cho đến ngày nay. Đây chính là nơi tu thiền, thuyết pháp của các vị vua, các vương phi, công chúa sau khi lui từ kinh đô Thăng Long về phủ Thiên Trường, trở thànhmột phần trong lịch sử hình thành Thiền phái Trúc Lâm – dòng Thiền của Đại Việt. Với những trầm tích văn hóa vẫn còn lắng lại và lưu giữ qua các thời kỳ lịch sử chùa Phổ Minh thực sự đã trở thành dấu ấn quan trọng lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Nam Định, chia sẻ 🍀 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình 🍀 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Cột Cờ Nam Định – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về Cột Cờ Nam Định sẽ giới thiệu đến bạn đọc một trong những minh chứng cho bề dày lịch sử và phát triển của vùng đất này.
Nam Định là một trong những vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời bậc nhất của nước ta. Nơi đây còn bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nền văn minh lúa nước với ẩm thực đặc trưng, các làng nghề, lễ hội, đình, chùa, thánh đường. Đặc biệt, nơi đây, vào đời nhà Nguyễn đã xây dựng một kỳ đài (cột cờ). Đây là một trong bốn cột cờ cổ xưa nhất ở nước ta.
Cột cờ Nam Định được khởi dựng từ năm Gia Long 11 (1812) đến năm Quý Mão (1843) hoàn thành. Đây là công trình quan trọng của Thành cổ Nam Định, nằm ở phía nam nội thành, trước điện Kính Thiên (Chùa Vọng Cung). Trong 2 lần thực dân Pháp đánh chiếm Thành Nam vào các năm 1873, 1883, Cột cờ là nơi diễn ra những trận chiến đấu kiên cường của quân và dân Thành Nam; nhiều người con quê hương đã anh dũng hy sinh để bảo vệ vùng đất này. Năm 1945, Cột cờ Nam Định là nơi cắm lá cờ đỏ sao vàng, khẳng định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trên quê hương Nam Định.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Cột cờ Nam Định là trạm quan sát và trực chiến của dân quân tự vệ Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Vào 12 giờ 45 phút ngày 11-6-1972, trong đợt oanh kích, bắn phá thành phố, không quân Mỹ đã rải bom làm sập toàn bộ công trình kiến trúc Cột cờ. Đến năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng thành phố Nam Định (1954-1997), Cột cờ Nam Định đã được phục dựng lại tại vị trí cũ theo đúng nguyên trạng.
Cột cờ tọa lạc trong khuôn viên diện tích rộng 1.800m2 thuộc Bảo tàng tỉnh; trong đó diện tích xây dựng là 299m2. Cột cờ cao 23,84m, gồm ba phần chính là chân đế (phần bệ), thân cột (thân dài) và vọng canh (vọng lâu). Chân đế Cột cờ gồm hai bệ hình vuông. Bệ trên thu nhỏ lại so với bệ dưới. Xung quanh phía ngoài của hai mặt bệ đều xây lan can. Bệ dưới mỗi cạnh dài 16,33m; cao 2,40m. Từ bệ dưới lên bệ trên đều có bậc lên xuống. Bệ trên mỗi cạnh dài 11,42m; cao 3,10m. Bốn mặt bệ đều xây lan can và trổ bốn cửa.
Trên mặt bệ thứ hai, có cửa đi vào thân Cột cờ (thân đài). Trên cửa phía đông có hai chữ “Nghênh húc” (đón ánh ban mai); cửa phía nam có hai chữ “Hướng quang” (hướng theo đức sáng). Dưới bệ có Đền thờ Bà chúa Cột cờ – Giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh – liệt nữ đầu tiên, hy sinh trong trận quân xâm lược Pháp đánh chiếm thành Nam Định ngày 11-12-1873 (phát hiện khảo cổ học năm 2002 – Viện khảo cổ học Việt Nam – Lê Bá Ngọc).
Cửa đi vào trong thân Cột cờ nằm ở phía nam; trên cửa gắn bia đá khắc chữ Hán “Kỳ Đài” và “Thiệu Trị tam niên phụng tạo”. Trước cửa đặt 2 khẩu súng thần công; phía đông đặt lư hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cột cờ và Thành cổ Nam Định. Trong thân Cột cờ có cầu thang gồm 54 bậc xoáy ốc đi lên vọng lâu, trên thân là 32 ô cửa sổ thông gió hình hoa thị. Phần vọng lâu xây hình trụ tròn 4 cửa vòm quay 4 hướng: đông, tây, nam, bắc. Đứng trên đỉnh Cột cờ có thể nhìn thấy toàn cảnh trung tâm thành phố Nam Định.
Thân cột cờ cao 12,65m thu nhỏ dần về phía trên với hai phần: Phần dưới xây hình trụ bát giác, mỗi cạnh 2,20m, phần trên xây hình tròn đường kính đáy 3,25m. Trong thân cột cờ có cầu thang xoáy trôn ốc, gồm 54 bậc đi lên vọng canh, được chiếu sáng bằng 32 ô cửa sổ hình hoa thị của tám mặt thân cột cờ. Phần vọng canh xây hình trụ tròn có hàng lan can, 4 cửa vòm và 8 ô cửa sổ nhỏ. Từ mặt vọng canh có thang sắt nhỏ lên đỉnh Cột cờ.
Cột cờ xây bằng gạch nung già, màu đỏ sẫm có kích thước 0,30m x 0,14m x 0,07m. Các góc vuông của hai tầng bệ xây bằng một loại gạch chuyên một đầu vát 450, còn các góc 1200 của thân cột trụ bát giác là một loại gạch riêng. Gạch lát nền kích thước 0,28m x 0,28m x 0,07m, màu nâu đen.
Cột cờ Thành Nam gắn liền với nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Ngày 27/3/1883, tàu chiến của Pháp từ sông Đào bắn phá vào trong Thành. Tại cột cờ, ở độ cao 11m, về phía Nam còn một vết đạn cắm sâu vào 4cm, đường kính 6cm. Thời kỳ hoạt động bí mật, nhiều cán bộ, Đảng viên vẫn lấy Cột cờ làm nơi liên lạc và sinh hoạt để bàn kế chỉ đạo phong trào. Năm 1967, Nam Định bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Đỉnh Cột cờ là nơi tổ quan sát máy bay do đồng chí La Vĩnh Hào – tự vệ nhà máy Dệt chỉ huy làm nhiệm vụ viễn tiêu.
Ngày 11-6-1972, máy bay Mỹ lao vào đánh phá thành phố Dệt. Vào hồi 10 giờ 10 phút sáng, chúng đã bắn rocket và ném bom trúng vào khu vực Cột cờ làm sập toàn bộ công trình kiến trúc cổ kính này. Năm 1997, kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng thành phố Nam Định, Cột cờ đã được phục dựng lại nguyên dạng.
Gần hai thế kỷ qua, cột cờ Thành Nam đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, sự đổi thay của đất nước, quê hương. Đây là một công trình kiến trúc cổ, có giá trị lịch sử và văn hóa và còn là biểu tượng khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, ý thức tự hào, quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền, độc lập, tự do của Tổ quốc. Hàng năm, nơi đây đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và thắp hương tưởng nhớ Bà chúa Cột cờ. Năm 1962, Cột cờ Nam Định đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Nghệ An 🔥 19 Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay
Thuyết Minh Về Tượng Đài Trần Hưng Đạo Nam Định – Mẫu 6
Trần Hưng Đạo là một bậc anh hùng được nhân dân muôn đời tôn kính. Tham khảo bài văn thuyết minh về tượng đài Trần Hưng Đạo Nam Định dưới đây:
Ở thành phố Nam Định có tượng đài Trần Hưng Đạo đặt giữa quảng trường, phía trước là một lư hương. Người dân vừa xem đây là nhân vật lịch sử, tưởng niệm vào những ngày có sự kiện lịch sử hoặc ngày giỗ, ngày sinh, ngày mất của vị anh hùng dân tộc này; vừa tôn thờ là thánh để cầu nguyện mỗi ngày. Tượng Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở TP Nam Định là nơi nhiều người dân tới chụp hình lưu niệm trong các dịp lễ tết và các sự kiện quan trọng của họ.
Tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng uy nghiêm, với lư hương đặt phía trước để người dân bày tỏ lòng thành kính với vị Quốc công tiết chế có công lớn với dân tộc Việt Nam. Đức thánh Trần là minh chứng tiêu biểu về liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và dân gian, là huyền thoại hóa cuộc đời và chiến công của các anh hùng lịch sử.
Theo đó, Trần Hưng Đạo được cả đương thời và hậu thế nhìn nhận là người tiêu biểu cho truyền thống kiên cường, bất khuất, tinh thần quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc Đại Việt. Là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, đại nghĩa dân tộc; là biểu tượng sáng ngời của tinh thần “Trung quân, ái quốc”, là nhà tư tưởng kiệt xuất, nhà quân sự thiên tài, nhà chiến lược quân sự tài ba về chiến tranh nhân dân, người đặt nền tảng hình thành binh pháp Việt Nam.
Ông còn được đương thời và hậu thế nhìn nhận là người hết lòng chăm lo và trọng dụng người tài; coi việc đồng tâm hòa mục vua tôi, anh em, quân sỹ là đại nghĩa cao thượng; chủ động dẹp nỗi bất hòa, giữ tấm lòng trung son sắt vì vua, vì nước, vì dân… Ông để lại cho hậu thế nhiều kiệt tác như Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Hịch tướng sĩ…, tất cả đều toát lên tư tưởng “Chí trung đại nghĩa”, an dân, lấy dân làm gốc làm kế sách giữ nước.
Trong 30 năm, 3 lần chỉ huy quân dân Đại Việt kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, Trần Hưng Đạo luôn là hạt nhân quy tụ quân và dân Đại Việt, đồng lòng “Sát Thát”, lập nên những đại chiến công, hiển hách như: Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp…, mãi mãi được sử sách lưu danh. Trên hết, ông được nhân dân tôn thờ, suy tôn là bậc “Thánh”, thường được gọi là “Đức Thánh Trần”.
Đến thăm Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở thành phố Nam Định, du khách thành kính dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, người đã có công lao to lớn trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giới Thiệu Về Đền Trần Nam Định – Mẫu 7
Để có thể giới thiệu về đền trần Nam Định, các em học sinh cần phải có được những thông tin chính xác và đầy đủ về địa danh này. Bài thuyết minh về đền trần Nam Định lớp 8 dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị.
Khu di tích Đền Trần Nam Định thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương về dự, tri ân công đức các vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp.
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông ra lệnh thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống” tại kinh thành Thăng Long và rút lui về phủ Thiên Trường để huy động sức mạnh toàn dân.
Về sau đã đánh bại quân Nguyên Mông. Năm đó, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường, vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và phong tước cho các quan, quân có công đánh giặc. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” cúng tế tổ tiên trời đất, khen thưởng ban lộc những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của chính quyền nhà Trần.
Đến thế kỷ 15, Phủ Thiên Trường đã bị quân Minh phá hủy. Sau này, tại nền phủ xưa đã được xây dựng lại Khu di tích Đền Trần Nam Định, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ các vua Trần có công bảo vệ đất nước. Khu di tích Đền Trần Nam Định bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là: đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa, có kiểu dáng chung và quy mô ngang nhau. Phía trước có cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là đền Thiên Trường.
Đền Thiên Trường thường gọi Đền Thượng, tọa lạc ở vị trí trung tâm của khu di tích Đền Trần Nam Định. Đền được xây trên nền Thái Miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ tộc của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Kiến trúc Đền Thiên Trường hiện nay gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Khung đền được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường gồm 5 gian, dài 13m, có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất cả được đặt trên bệ bằng đá hình cánh sen vốn là chân cột cung Trùng Quang cũ. Bên trong là ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Trung đường đặt bài vị của 14 hoàng đế nhà Trần, trước cửa có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Chính tẩm có 3 gian, thờ tự 4 vị thủy tổ họ Trần, và các phu nhân chính thất ở gian giữa, hoàng phi ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (kinh đàn) đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, võ.
Đền Cố Trạch thường gọi là Đền Hạ, nằm ở mặt Đông của khu di tích Đền Trần Nam Định tức bên phải Đền Thiên Trường. Văn bia ghi lại, năm 21 đời Tự Đức (1868), người ta đào thấy ở phía Đông một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch. Do đó khi xây dựng vào năm 1894 và hoàn thành năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ tức là đền nhà cũ, làm nơi thờ tự Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng.
Tiền đường đặt bài vị 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa. Trung đường thờ bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, 4 người con trai, Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Chính tẩm đặt bài vị cha mẹ, Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), 4 con trai và 4 con dâu, con gái và con rể.
Đền Trùng Hoa nằm ở mặt Tây của khu di tích Đền Trần Nam Định, tức bên trái Đền Thiên Trường. Đền được xây dựng mới từ năm 2000, trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Hàng năm, tại khu di tích Đền Trần Nam Định sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn, đó là Lễ khai ấn Đền Trần đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám, thu hút đông đảo người dân địa phương cùng du khách thập phương về dự, tri ân công đức của 14 vị vua Trần và cầu mong những điều tốt đẹp. Lễ khai ấn Đền Trần Nam Định diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Tối ngày 14, bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý… sau đó khách thập phương vào đền tế lễ, xin lá ấn với mong muốn năm mới thành đạt và phát tài.
Hội Đền Trần Nam Định diễn ra từ ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Phần lễ bắt đầu với các lễ rước từ đình, đền xung quanh về dâng hương ở đền Thiên Trường. Phần hội sẽ có các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như: diễn võ 5 thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa Bài Bông…
“Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình hai con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương.” “Trần miếu tự điển” mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.
Đền Trần là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng. Nét đẹp cổ kính, sự linh thiêng của đền Trần vẫn luôn được những du khách hành nhương ghi nhớ mãi.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Lào Cai 🌟 5 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay
Thuyết Minh Về Chùa Keo Nam Định – Mẫu 8
Bài thuyết minh về chùa Keo Nam Định sẽ đưa bạn đọc khám phá một trong những địa điểm tâm linh được thờ phụng lâu đời với hơn 500 năm tồn tại.
Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ.
Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự), là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo hơn 400 năm tuổi. Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Không Lộ xây dựng ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời vua Lý Thánh Tông.
Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 đổi thành Thần Quang tự. Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên làm ngập chùa. Một bộ phận cư dân dời sang phía nam sông Hồng lập thành làng Hành Thiện và xây dựng ngôi chùa Keo mới (gọi là Keo Hạ). Một bộ phận dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, dựng chùa Keo (gọi là Keo Thượng).
Kiến trúc chùa Keo tỉnh Nam Định rất giống với chùa Keo tỉnh Thái Bình. Phía trước chùa có hồ bán nguyệt, nước trong xanh. Không gian chùa là cả một khối kiến trúc cổ đồ sộ, trầm mặc với 13 tòa rộng gồm 121 gian nối tiếp nhau. Tuy không có gác chuông chồng diêm ba tầng 12 mái như chùa Keo Thái Bình, nhưng gác chuông chùa Keo Nam Định cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội năm gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7,50 m với dáng thanh thoát, bờ cánh kẻ bảy uốn lượn.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều chuông, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo. Sự tồn tại của chùa Keo cùng với Chùa Diên Phúc, sau đổi tên là Viên Quang (xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường) và chùa Tháp Chương Sơn (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) cho thấy dưới thời Lý, Nam Định là một trung tâm tôn giáo lớn của cả nước.
Hằng năm, Lễ hội chùa Keo tỉnh Nam Định diễn ra từ mồng 10 đến 16-9 âm lịch. Nét độc đáo tại đây làm môn đua thuyền gồm 10 người mà dân làng Hành Thiện gọi là “trải”, nhưng là bơi chải đứng giống như chèo đò diễn ra trên con sông bao quanh làng. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày 12 và 15-9 âm lịch. Song song là rước kiệu trong Lễ Phụng Nghinh, một nghi thức quan trọng nhất của lễ hội.
Đặc biệt ở Lễ hội có môn Đua thuyền là một trong những môn thi cổ truyền và độc đáo nhất (mà không giống bất cứ môn thi của Lễ hội nào khác trên đất nước Việt Nam) Môn thi này gồm 10 người trên một chiếc thuyền mà dân làng Hành Thiện gọi là “trải”, điều khác biệt là Bơi Trải đứng (như chèo đò) gồm 9 người chèo và 1 người lái, có 15 trải như thế. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày Lễ hội chính: ngày 12 và 15 tháng 9 âm lịch. Song song với Bơi Trải là Phụng Nghinh, một trong những nghi thức quan trọng nhất của Lễ hội.
Keo Nam Định đã trở thành Di tích quốc gia đặc biệt, điều này góp phần nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của ngôi chùa cổ ven sông Hồng này. Nơi đây hàng năm đã đón nhiều đoàn khách và nhân dân khắp nơi về thăm quan, văn cảnh.
Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Chùa Keo ☔ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mẫu 9
Nam Định là vùng đất với nhiều địa danh tâm linh nổi tiếng bậc nhất cả nước. Bài văn thuyết minh về chùa Cổ Lễ Nam Định dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về ngôi chùa linh thiêng này.
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khổng chỉ của tỉnh Nam Định mà còn của cả nước. Được xây dựng từ thời Lý với tên tự là “Thần Quang”, chùa Cổ Lễ, thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh (Nam Định) là một quần thể kiến trúc phật giáo độc đáo nổi tiếng của Việt Nam.
Theo văn bia chùa Cổ Lễ ghi lại, chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XII thời Lý Thần Tông, trên một nền đất vuông, rộng gần 10 mẫu bắc bộ, cảnh quan sơn thủy hữu tình, xung quanh có sông nhỏ và hồ bao quanh. Ngôi chùa linh thiêng này ngoài thờ Phật, còn thờ Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không, người có công lớn trong việc xây dựng chùa. Năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, một Thiền sư có đạo đức cao cả, một trí thức uyên bác, có biệt tài về kiến trúc chùa tháp được giao về trụ trì chùa. Ông đã dốc tâm huyết kêu gọi các tín đồ, thập phương bỏ công, của để xây dựng lại ngôi chùa.
Trong khoảng thời gian sau đó, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đã kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa thành những nhóm kiến trúc có giá trị nghệ thuật riêng biệt, nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan, mang phong cách cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, kiến trúc cổ kính phương Đông kết hợp với kiến trúc gô-tích phương Tây. Tương truyền rằng nhà sư Phạm Quang Tuyên không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng nên ngôi chùa có kiến trúc vô cùng độc đáo, vừa hiện đại vừa cổ kính…
Đó chính là lý do giải thích vì sao ngôi chùa Cổ Lễ vừa mang vẻ uy nghiêm trầm mặc của một cổ tự hàng ngàn năm lịch sử, vừa mang dáng dấp hiện đại của một thánh đường Gia tô giáo với lối kiến trúc gô-tích (Gothic) của châu Âu. Nhìn từ xa chùa có dáng như một nhà thờ nhưng nhìn kỹ thì lại là một ngôi chùa bởi đôi rồng chầu rất lớn ở phía trước và các họa tiết trang trí khác.
Ngoài ra chùa Cổ Lễ ngay nay còn được du khách gần xa biết tới là một trong những quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm cho du khách có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực. Niềm tự hào lớn của chùa Cổ Lễ là quả chuông cao 4,2m, nặng 9 tấn, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước. Nhiều người dân nơi đây kể lại rằng vào năm 1936, trong lúc nấu đồng đúc chuông, một số người dân đã tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo thả vào dòng kim loại nóng chảy.
Nét độc đáo khác của chùa Cổ Lễ là chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có tám mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo. Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.
Từ trên đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy những cánh đồng lúa như tấm lụa xanh dài vô tận. Thấp thoáng phía đằng xa, thành Nam nhỏ bé như bàn tay. Một chiếc cầu cong ba nhịp nối liền khu tháp với một tòa kiến trúc mái vòm cao là Phật giáo hội quán. Bên trái hội quán là dãy nhà thờ Trần Hưng Đạo, gần đó là đền thờ Bà Liễu Hạnh. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng mõ đều đều, tiếng đọc kinh ngân nga văng vẳng. Do đó, nơi đây được coi là điểm đến lý thú không chỉ dành riêng cho những người mộ đạo.
Hội chùa Cổ Lễ một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người…, phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa, để hình dung sự gắn bó của Thánh với đồng đất, kênh rạch nơi đây…
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương Nam Định gắn với những huyền tích trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Chùa Cổ Lễ vẫn mang dáng vẻ, sắc thái riêng biệt với yếu tố “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp với phương Tây”.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Phủ Dầy Nam Định – Mẫu 10
Là vùng đất được xem là trung tâm của tín ngưỡng và tôn giáo của đồng bằng Bắc Bộ, chính vì vậy Phủ mà Dầy Nam Định được xem lại nơi linh thiêng và tôn kính nhất. Đón đọc bài thuyết minh về Phủ Dầy Nam Định dưới đây:
Ở Việt Nam, Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó Phủ Dầy là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này.
Phủ Dầy là tên gọi của quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng. Phủ Dầy trước có tên cổ là Kẻ Giầy – xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi về thượng giới.
Dân gian còn lưu truyền huyền thoại: Vua đi ngang qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giày nên đã lập nơi thờ tự gọi là Phủ Giầy. Còn khi gọi là Phủ Dầy vì chính nơi này có món bánh dày nổi tiếng, lại có người cho rằng, Kẻ Giầy xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dày trước cửa phủ. Cho tới khi Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn là mẫu nghi Thiên hạ thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Dầy.
Trong tổng số 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy, có 3 công trình liên quan chặt chẽ tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Phủ chính Tiên Hương là một công trình đẹp. Trước phủ là một giếng tròn giữa có cột cờ rồi đến một sân rộng nối với hệ thống nghi môn trụ, trên đỉnh đắp chim phượng và lân. Tiếp đến là 3 tòa nhà ngang: nhà bia, nhà trống, nhà chiêng. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và 2 cầu vượt đều bằng đá. Điện thờ chính thờ các vị Thánh Mẫu.
Phủ Vân Cát cách phủ chính không xa, phía trước là hồ bán nguyệt, rồi tới ngũ môn uy nghi, trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu. Khu vực bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. Phủ nằm giữa đền làng và chùa Long Vân cùng chung một sân lớn, tạo thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu – Thần – Phật.
Qua một số tư liệu trên thì Phủ chính Tiên Hương chính là ngôi phủ tại làng An Thái được xây dựng từ giữa thế kỷ 17 và là nơi thờ chính Mẫu Liễu Hạnh, được các triều đình phong kiến công nhận và nhiều triều đã phong thần cho chủ thần của phủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Vân Cát là phủ xây sau và cũng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lăng Chúa Liễu ở bên cạnh phủ chính chiếm một khu vực riêng hình chữ nhật. Toàn bộ công trình đều xây bằng đá, chạm trổ đẹp. Giữa lăng là một ngôi mộ hình bát giác, mỗi cạnh chừng 1 mét.
Năm 1975, Phủ Dầy đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng Di tích Văn hóa Lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại có Quyết định công nhận nghi lễ chầu văn – hầu đồng ở tỉnh Nam Định và Hà Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ cúng ở nhiều nơi nhưng lễ hội Phủ Dầy là lớn hơn cả và độc đáo hơn cả. Lễ hội kéo dài nhiều ngày và có nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì lễ hội Phủ Dầy là một thành phần quan trọng tạo nên ‘bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh’.
Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt thể hiện đậm nét ở Lễ hội Phủ Dầy là hoạt động văn hóa dân gian độc đáo có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và của nhân loại. Quần thể Di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy, nhất là vào Lễ hội Phủ Dầy, luôn là điểm đến hàng năm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Nam Định, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Đà Lạt 🌹 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất
Giới Thiệu Về Hồ Vị Xuyên Nam Định – Mẫu 11
Khi giới thiệu về hồ Vị Xuyên Nam Định, chắc hẳn các em học sinh cần tham khảo những tài liệu hay để mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng viết. Dưới đây là bài văn thuyết minh về hồ Vị Xuyên Nam Định với những ý văn đặc sắc.
Đất nước ta có rất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Có thể kể đến như Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng nhất trong em có lẽ là Hồ Vị Xuyên ở Nam Định.
Hồ Vị Xuyên là một công viên đẹp bao gồm hồ nước, cây xanh và nhiều di tích khác, là một biểu tượng của thành Nam thuộc phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Hồ Vị Xuyên còn là dấu tích của con sông Vị Hoàng xưa kia chảy qua lòng thành phố.
Nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố Nam Định, hồ Vị Xuyên là một công viên đẹp và hiện đại bao gồm hồ nước, cây xanh và nhiều di tích khác. Hồ là một biểu tượng của thành Nam thuộc phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Những năm gần đây, cùng với nhà thờ Khoái Đồng, tòa bộ công viên đã được tu sửa, nâng cấp lên thành một công viên đô thị loại I.
Đặc biệt, từ năm 1913, sau khi đã có con sông Đào mới mở thay thế chức năng vận chuyển và lưu thông, người Pháp lấy đất ở Hậu Đồng lấp đoạn sông Vị ở phố Hàng Nâu, Hàng Mâm, Hàng Song. Năm 1916, 1917, lấp đoạn sông Bến Ngự, năm 1920 lấp đoạn sông phía trường Nguyễn Khuyến hiện nay. Dần dần sông Vị mất hẳn. Sau đó một phần làng Khoái Đồng đã đào thành hồ từ những năm 1930. Nhưng công trình đã bị bỏ dở suốt cả cuộc khánh chiến chống Pháp (1946 – 1954). Và mãi đến năm 1956, hồ tiếp tục được đào tạo nên khu công viên Vị Xuyên như ngày nay.
Chưa dừng lại ở đó, tại đây, du khách còn có thể viếng mộ cụ Trần Tế Xương được xây vào cuối năm 1977, do Công ty xây lắp công nghiệp tỉnh Hà Nam Ninh tài trợ. Kiến trúc ngôi mộ do họa sỹ Vũ Dũng, Ty Văn hóa Hà Nam Ninh (cũ) vẽ cũng như trực tiếp giám sát việc tạc bia và đài hương. Bia là một tấm đá đặt nằm nghiêng trên mặt mộ, khắc tên nhà thơ.
Nếu một lần đặt chân đến Nam Định, bạn nên đến Hồ Vị Xuyên để được ngắm khung cảnh yên bình hòa với thiên nhiên, thăm Tượng đài tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương, viếng mộ cụ Trần Tế Xương và được ngắm hoa gạo đặc trưng của Nam Định mà bạn chỉ có thể nhìn thấy ở một vài nơi trong đó có Hồ Vị Xuyên.
Tham khảo văn mẫu ☔ Thuyết Minh Về Hà Nam ☔ 15 Bài Giới Thiệu Hà Nam Hay
Thuyết Minh Về Núi Ngăm Nam Định – Mẫu 12
Đến với khu du lịch Núi Ngăm du khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ du lịch hấp dẫn. Bài thuyết minh về núi Ngăm Nam Định sẽ mang đến cho bạn đọc những ý văn phong phú.
Nằm cách trung tâm thành phố Nam Định hơn 10km, Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm thuộc địa phận xã Minh Tân (Vụ Bản) với không gian xanh, thoáng đãng dần trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ ngơi, tổ chức các chương trình sự kiện và hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn.
Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm có tổng diện tích 15ha, tọa lạc một vị trí đắc địa, có địa hình mang tính đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ với rừng thông xanh ngút ngàn, phía trước là dòng sông Sắt (một nhánh sông Đáy) nước chảy êm đềm… Tất cả tạo nên khung cảnh sơn thủy hữu tình, thiên nhiên khoáng đạt, bầu không khí trong lành đem đến cho du khách những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Nơi đây từng là khu nghỉ dưỡng của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Từ năm 2005 đơn vị tiếp nhận lại, từng bước cải tạo xây dựng hạ tầng như: nạo vét sông Sắt, làm đường dẫn lên núi, các tuyến đường nội bộ, tạo thung lũng hoa… hướng tới khu du lịch sinh thái có không gian gần gũi thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Những năm gần đây, khu du lịch đã đầu tư hàng tỉ đồng vào các hạng mục cảnh quan, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng lưu trú, cửa hàng lưu niệm, khu trải nghiệm giáo dục, khu bể bơi, khu vui chơi giải trí, hồ bơi sân bóng đá, lửa trại….
Trong đó, chú trọng hoàn thiện khu vực dành cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Khu du lịch hiện có 4 khu nhà nghỉ; trong đó có khu nhà riêng biệt thích hợp với hộ gia đình với tổng số 25 phòng nghỉ tiện nghi, sang trọng; hệ thống nhà nghỉ có khả năng phục vụ khách đoàn gần 500 người. Khu ăn uống có thể đáp ứng khoảng 700 người cùng lúc. Khu dịch vụ vui chơi giải trí như xe đạp nước, bơi thuyền nan, các trò chơi dân gian; tái tạo hình ảnh vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ xưa với lều vó, thuyền nan…
Ngoài ra, du khách có những trải nghiệm thú vị tại khu công viên sinh thái hay hòa mình vào không gian ấm áp của khu vực chợ quê và thưởng thức những món ăn dân dã độc đáo. Không chỉ có tiềm năng về du lịch sinh thái, nơi đây còn là một điểm du lịch tâm linh. Trên núi Ngăm có thờ thần Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh. Dưới chân núi có đền thờ Xuân Hoa công chúa – con gái Vua Lê Thế Tông. Ngoài ra, nơi đây còn có đền Quan Lớn và miếu Sơn Thần. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên, sông nước hữu tình và yếu tố tâm linh đã hấp dẫn khách du lịch.
Điểm “nhấn” ở Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm là loại hình du lịch giáo dục trải nghiệm được triển khai từ năm 2016. Đây là điểm du lịch giáo dục trải nghiệm đầu tiên tại tỉnh ta, là sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và giáo dục theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Khu du lịch với nhiều hạng mục công trình như: Hội trường đa năng, nhà ăn, nhà nghỉ, khu học tập trải nghiệm, khu trò chơi, bể bơi…, đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của học sinh. Loại hình du lịch giáo dục trải nghiệm phát huy hiệu quả, khai thác tiềm năng sẵn có, từng bước đáp ứng nhu cầu của hoạt động giáo dục trải nghiệm tại địa phương và các tỉnh trong khu vực.
Hoạt động du lịch gắn với giáo dục trải nghiệm tại khu du lịch núi Ngăm chắc chắn sẽ mang đến niềm vui tuổi thơ, những trải nghiệm tự nhiên quý báu, bồi dưỡng thêm kiến thức về thiên nhiên, rèn luyện kỹ năng sống, trau dồi tình yêu thương bằng các hoạt động vui chơi gần gũi nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc…Tất cả tạo nên một điểm đến vui tươi, an lành chào đón du khách tới khám phá và trải nghiệm.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Bánh Gai Nam Định – Mẫu 13
Một trong những đặc sản khiến du khách phải lưu luyến mãi chính là món bánh gai Bà Thi, bài thuyết minh về bánh gai Nam Định dưới đây sẽ giải mã phần nào sức hấp dẫn của món bánh bình dị này.
Tên gọi Bánh Gai Bà Thi có từ cuối năm 1978 trở lại đây và là loại bánh ngọt phổ biến tại Nam Định.
Bà Thi là người Nam Định nhưng sống ở Sài Gòn, cho tới ngày đất nước giải phóng, bà trở lại Thành Nam mang theo công thức làm bánh gai từ Sài Gòn ra. Bà Thi không trực tiếp làm bánh gai mà truyền công thức cho anh Bình “xoăn” ở phố Hoàng Ngân – anh là người quen cũ của bà, rồi bà nhận bánh ở đây đi bán trên đường Trần Hưng Đạo. Thương hiệu Bánh Gai Bà Thi cũng có từ đó.
Bánh Gai bà Thi cái tên đó bắt nguồn từ đâu? Nghe các cụ kể lại rằng: Những ngày đầu trên đường Trần Hưng Đạo xuất hiện một hàng bánh gai, người bán hàng đứng tuổi với gương mặt phúc hậu xếp những khay đựng bánh gai đặt trong đôi quang gánh bằng mây niềm nở bán hàng. Đó là hàng bánh gai Bà Thi. Những ai đã từng ăn bánh của bà thì không thể nào quên được cách tiếp khách niềm nở sự ân cần của bà khi chỉ cho khách cách bóc bánh sao cho khỏi dính lá, cách ăn bánh sao cho khỏi rơi nhân. Bà Thi không trực tiếp làm bánh, nhưng nhờ cái duyên bán hàng mà bánh Gai của bà bán rất chạy và lâu dần người dân quen gọi là bánh Gai Bà Thi.
Thậm chí cho đến bây giờ cái tên gọi đó vẫn quen thuộc không chỉ với người dân Thành Nam mà còn trên cả nước, thậm chí còn theo chân những du khách và nhất là Việt Kiều vượt khỏi biên giới quốc ga. Có người cho rằng, Bánh Gai Hải Dương cũng nổi tiếng không kém. Nhưng Bánh Gai Nam Định- Bánh Gai Bà Thi vẫn giữ được hương vị riêng truyền thống. Lá gai có nhiều nơi trồng, nhưng lá gai ít chát có độ ngậy và thơm hơn cả là lá gai Trực Ninh, Xuân Trường.
Bột gạo nếp xay mịn trộn với lá gai giã nhỏ, nhân làm bằng đỗ xanh đồ trộn với đường trắng, điểm thêm vài hạt mứt sen, một ít cùi dừa nạo nhỏ, vài ba miếng mỡ thái khổ, lần ngoài bánh rắc ít vừng rang thơm. Những viên mỡ trong veo long lanh hoà quyện với dừa và hạt sen ẩn mình bên trong lớp đậu xanh, khiến cho người ăn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Bánh gói bằng lá chuối khô sạch đặc biệt là lá chuối ngự mua ở xã Nhân Hậu, Nhân Tiến, Lý Nhân- Hà Nam. Lá chuối ngự thường mềm và dai, có chất lụa gói đẹp. Nếu dùng lá chuối goòng (chuối tây) gói thường bị gãy và có chất chát ngấm vào bánh, làm giảm chất lượng bánh. Sau đó buộc bằng một sợi lạt giang nhuộm đỏ, buộc thành từng sâu 5 cái một.
Do chế biến như thế, bánh Gai vừa có độ thơm, dẻo của gạo nếp, vừa có độ ngọt của đường, độ béo ngậy của mỡ, bùi bùi của đỗ xanh và dừa nạo, mà khi nhai thì nghe cứ sần sật. Bánh gai Nam Định đặc biệt là bánh Gai Bà Thi thì dù có để lâu vẫn giữ được độ thơm, độ mềm dẻo, và béo ngậy. Bánh Gai người ta không ăn lấy no mà chỉ ăn cho đỡ thèm.
Ngày nay, về Nam Định đi dọc phố Trần Hưng Đạo ta có thể bắt gặp rất nhiều cửa hàng bày bán bánh Gai Bà Thi. nhu cầu của người dân thì cũng xuất hiện thêm nhiều tuyến phố bày bán bánh Gai Bà Thi trong đó phải kể đến đường Điện Biên từ dưới Bến xe lên đến tận cầu ốc. Bên cạnh các nghề thủ công truyền thống thì nghề làm bánh Gai và bán Bánh Gai đã giải quyết số lượng lớn lao động trên địa bàn thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Bánh gai sau khi hoàn thành để trong 4 ngày bánh vẫn còn dẻo và thơm ngon. sau đó nếu các bạn muốn để lâu hơn thì cho vào ngăn mát của tủ lạnh. Với cách này các bạn có thể để 1 tháng. Khi các bạn lấy ra ăn hãy loại bỏ 1 lớp lá bên ngoài và cho vào nồi hấp lại. Các bạn có thể dùng bình thường tuy nhiên bánh gai sẽ không được dẻo và thơm như ban đầu.
Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc
Giới Thiệu Về Phở Bò Nam Định – Mẫu 14
Bài giới thiệu về phở bò Nam Định không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết mà còn lan toả một giá trị ẩm thực và văn hoá độc đáo. Đón đọc trọn vẹn bài thuyết minh về phở Nam Định dưới đây:
Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với “ngón” phở bò gia truyền và trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ trên quê hương Nam Định mà còn ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài. Phở Nam Định có nguồn gốc, xuất xứ và đặc trưng riêng không thể lẫn với phở của vùng khác.
Vào những năm 1955-1956, người dân ở làng Giao Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực (cách TP Nam Định 14km) đã có phở gánh hay phở xe tới những phố phường của Hà Nội và chiếm được lòng tin của khách hàng. Phở bò Nam Định có nguồn gốc từ mảnh đất họ Cồ, làng Giao Cù với kinh nghiệm làm bánh phở lâu năm.
Phở bò Nam Định cũng giống vùng khác gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị nhưng đặc biệt ở chỗ bánh phở Cồ sợi nhỏ ngon, mềm không khô cứng và nồng như ở nơi khác. Bánh phở Giao Cù được làm từ gạo chiêm của vụ trước để hết nhựa mới đem nghiền bằng cối xay đá rồi tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi nên trắng, dai và thơm nục. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt ra ngay ăn mềm vẫn giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng của thịt. Có người nói “nước trong, bánh dẻo, thịt mềm… ắt là phở ngon”.
Công đoạn pha chế nước dùng của phở Nam Định là quan trọng nhất, đó là bí quyết gia truyền của những người thợ làm phở. Nước phở được ninh từ xương ống của bò cùng một số gia vị như thảo quả, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn, sá sùng…Xương rửa sạch, cạo hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh.
Nước đầu tiên đổ đi để khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò vào nước dùng, nước lần sau mới làm nước dùng cho thêm gừng và hành củ nướng vào. Để lửa lớn cho nước sôi sau đó giảm bớt lửa vớt bọt cho thêm ít nước lạnh đun sôi rồi vớt bọt cho đến khi nào nước trong và không còn bọt nữa, cho ít gia vị và điều chỉnh lửa để nước sôi lăn tăn không bị đục và có vị ngọt của xương. Nước dùng ngon là do các loại gia vị theo bí quyết “gia truyền” của dòng họ Cồ.
Trong lòng bát men sứ trắng tinh những sợi phở trắng mềm như lụa cùng vài miếng thịt bò thái mỏng, nhúng thêm cọng hành lá và ít rau thơm thái nhỏ, vài cánh mùi xanh mướt mỏng manh chan chút nước dùng trong vắt là du khách có thể thưởng thức ngay món phở “gia truyền” mà chỉ ở Thành Nam mới có hương vị ngon ngọt của xương ấy.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc
Giới Thiệu Về Nam Định Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài giới thiệu về Nam Định bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những từ vựng mới và luyện tập cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp chính xác.
Tiếng Anh:
Nam Dinh is a province south of the Red River Delta. It borders Ha Nam and Thai Binh in the north and northeast, Ninh Binh in the west, and the East Sea in the southeast with a 72km long coastline. The province has many handicraft villages, diverse and rich tourism potential with many historical and cultural relics; many tourist attractions.
Nam Dinh is a province with a rich history and culture, where the remains of the Tran dynasty, the most flourishing dynasty in Vietnam’s feudal history, with monuments such as the Tran Dynasty relic, Thap pagoda , Co Le Pagoda, Keo Hanh Thien Pagoda, Phu Day… Nam Dinh is also the hometown of heroic martial generals, as well as the hometown of many famous writers and poets such as Tu Xuong, Nguyen Binh…
Located in the Red River Delta, Nam Dinh has a rich cultural tradition. This cultural treasure originates from the lives of residents, is handed down and developed in various forms and activities such as cheo singing, literature singing, water puppetry, Xam singing, etc, many ancient festivals traditional, many folk fun such as boating, serving ball…
With the characteristics of natural conditions and rich history and culture, Nam Dinh is an attractive destination on the tourist map of Vietnam, which will bring visitors rich and interesting experiences.
Tiếng Việt:
Nam Định là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông với bờ biển dài 72km. Tỉnh có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch.
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày…Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính…
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm…nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi thuyền, hầu bóng…
Với đặc trưng về điều kiện tự nhiên và bề dày về lịch sử và văn hoá, Nam Định là một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam, nơi đây sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm phong phú và thú vị.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone