Thuyết Minh Về Lạng Sơn [34+ Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay]

Thuyết Minh Về Lạng Sơn ❤️️ 34+ Bài Giới Thiệu Lạng Sơn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Và Khám Phá Về Vùng Đất Đông Bắc Của Nước Ta.

Giới Thiệu Về Lạng Sơn Ngắn Gọn – Bài 1

Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Lạng Sơn Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn giúp các em có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc, Lạng Sơn là nơi có khá nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên; có đường biên giới giáp với Quảng Tây – Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới.

Lạng Sơn còn có các quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 và tuyến đường sắt liên vận quốc tế chạy qua; có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá, di tích lịch sử, như động Nhị Thanh, chùa Tam Thanh, núi Tô Thị, Chùa Tiên, khu du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, hệ thống các hang động ở Hữu Lũng, Chi Lăng, Bình Gia và Bắc Sơn,…

Lạng Sơn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống, là sự hoà nhập của cộng đồng, những tập quán sinh hoạt, những phong tục hội hè, những phiên chợ vùng cao, những ngày hội Lồng thồng, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, cũng như những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn …. đều say đắm lòng người.

Ngoài ra quê hương Xứ Lạng còn có những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc mang đậm những phong vị riêng như: phở chua, vịt quay, khau nhục, xá xíu, thịt lạp, xôi ngũ sắc, bánh cuốn, bánh phồng, măng ớt, khẩu Shi …

Cùng với các món ăn đó, các loại hoa quả tại vùng quê Xứ Lạng cũng đa dạng phong phú như: mơ, lê Tràng Định, mận Bình Gia, quýt Bắc Sơn, hồng không hạt Bảo Lâm, na Chi Lăng, đào Mẫu Sơn… Sự phong phú, đa dạng và độc đáo của các sản phẩm ẩm thực của Lạng Sơn sẽ là ấn tượng sâu sắc đối với du khách sau mỗi lần đến thăm, tìm hiểu và thưởng thức.

Vị trí của Lạng Sơn trở nên quan trọng cho ngành du lịch của tỉnh nhà và cho ngành du lịch cả nước. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối chính sách đổi mới và hội nhập, các hệ thống trung tâm thương mại, các khu kinh tế cửa khẩu và chợ biên giới tại Lạng Sơn được xây dựng và nâng cấp, cùng với các thủ tục hành chính được cải cách thuận tiện….

Nên việc giao lưu buôn bán và tham quan du lịch ngày càng diễn ra sôi động, từng bước đưa Lạng Sơn trở thành một trong những trung tâm giao lưu buôn bán, tham quan quan du lịch với các loại hình như: du lịch mua sắm, du lịch tâm linh, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch biên giới và sang nước bạn Trung Quốc.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Tỉnh Lạng Sơn Hay Nhất – Bài 2

Bài văn Thuyết Minh Về Tỉnh Lạng Sơn Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới.

Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…

Địa hình ở Lạng Sơn chủ yếu là đồi, núi thấp, độ cao trung bình là 252 m so với mực nước biển, nơi thấp nhất là 20 m, cao nhất là đỉnh Phia Mè thuộc khối núi Mẫu Sơn 1.541 m.

Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp, tạo nên nhiều mái núi có độ dốc trên 350), vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn – Văn Quan – Chi Lăng – Hữu Lũng có nhiều hang động sườn dốc đứng và nhiều đỉnh cao trên 550 m), vùng đồi, núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 10 – 250…

Nền nhiệt không quá cao là nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh, lượng mưa trung bình năm là 1.400 – 1.500 mm, với số ngày mưa là 135 ngày trong năm. Nền địa hình cao trung bình là 251 m, do vậy tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới.

Độ ẩm cao (trên 82%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới, và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ…

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hòa giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hóa Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn.

Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hóa làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Thành Phố Lạng Sơn – Bài 3

Bài Giới Thiệu Về Thành Phố Lạng Sơn sẽ giúp bạn đọc khám phá những nét đặc trưng của vùng đất này, cùng tham khảo ngay nhé!

Thành phố Lạng Sơn – vùng đất đã trải qua thời kỳ Châu lỵ, Trấn lỵ và đến năm 1925 được thành lập, trở thành thị xã tỉnh lỵ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Tỉnh.

Đây là nơi có nhiều hang động, di tích lịch sử nổi tiếng như quần thể hang động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Nàng Tô Thị, Thành Nhà Mạc, Chùa Tiên, Giếng Tiên… cùng các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc đã từng hấp dẫn khách bốn phương từ ngàn xưa. Sự hội tụ của các điều kiện địa lý, thiên nhiên, hoàn cảnh lịch sử và con người đã tạo cho Thành phố Lạng Sơn thế mạnh phát triển đô thị, trở thành trung tâm Chính trị – Kinh tế – Văn hoá của tỉnh Lạng Sơn và vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Thành phố Lạng Sơn thuộc loại hình đô thị thương mại ra đời từ khá sớm, được hình thành theo phương thức “Thị” có trước ” đô ” có sau. Đây là nơi có những địa danh nổi tiếng đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam với những lời ca mượt mà, tha thiết:

” Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò “

Ngày nay Thành phố Lạng Sơn là một Thành phố trẻ, Thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu Kinh tế – Văn hoá của cả nước với đất nước Trung Quốc và các nước Đông Âu, là địa bàn quan trọng có mối quan hệ mật thiết với vùng tam giác kinh tế trọng điểm của miền bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Du Lịch Lạng Sơn Đặc Sắc – Bài 4

Bài thuyết minh Giới Thiệu Về Du Lịch Lạng Sơn Đặc Sắc là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc để ôn tập thật tốt.

Lạng Sơn là vùng đất địa đầu của Tổ quốc với nhiều di tích lịch sử cùng phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình. 17 địa điểm du lịch Lạng Sơn thú vị nhất dưới đây sẽ giúp bạn chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tuyệt mỹ nhưng không kém phần phóng khoáng của mảnh đất này. Lạng Sơn không chỉ có những khu chợ giao thương sầm uất mà còn có những địa điểm du lịch Lạng Sơn với cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp.

Các địa điểm du lịch Lạng Sơn gắn liền với lịch sử:

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Đây là những câu mở đầu bài ca dao quen thuộc mà trong số chúng ta, ai cũng ít nhất đã từng nghe qua một lần. Chỉ bằng 2 câu đã gợi lên nét đẹp quyến rũ, kỳ thú của xứ Lạng, khiến du khách nào cũng muốn một lần được ghé thăm vùng đất với các địa điểm du lịch Lạng Sơn nổi tiếng trong những trang sách sử và trong những câu ca truyền miệng.

Lạng Sơn nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với nhiều di tích lịch sử cùng cảnh quan tuyệt đẹp mà thiên nhiên ưu ái ban tặng. Nơi đây còn là mảnh đất linh thiêng, hội tụ “Trấn doanh bát cảnh” với 7 con sông và 8 di tích cổ.

Thành nhà Mạc là quần thể kiến trúc quân sự được xây dựng vào thế kỉ XVI, dưới thời phong kiến Việt Nam, dùng để chắn con đường độc đạo từ Ải Bắc xuống phía Nam. Hiện nay, thành nhà Mạc chỉ còn lại đoạn tường dài 300m với những khối đá lớn phủ đầy rong rêu.

Đứng trên cổng thành nhuốm màu thăng trầm lịch sử, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Lạng Sơn xinh đẹp. Vượt đoạn đường gồm nhiều bậc thang từ chân đồi lên đến đỉnh, bạn sẽ được chiêm ngưỡng núi non trùng điệp, phố phường sầm uất và tận hưởng bầu không khí thoáng đãng, trong lành nơi đây.

Thành cổ Lạng Sơn nằm tại phường Chi Lăng, Lạng Sơn và là một trong những di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nơi đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Lạng Sơn với các hoạt động giao thương sôi nổi.

Thành cổ Lạng Sơn được xây theo hình chữ nhật với 4 cửa ứng với 4 hướng, được gọi là “Tứ trấn”. Hiện tại, chỉ còn 2 cổng thành phía Tây và phía Nam là còn nguyên vẹn. Thành cổ được xây dựng bằng những khối bản lề và những viên đá lớn chạm trổ rất công phu. Đi du lịch Lạng Sơn, bạn đừng bỏ qua di tích thành cổ Lạng Sơn. Hãy đến đây để được ngắm nhìn và khám phá một phần lịch sử của đất nước.

Núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu nằm ở xã Tam Thanh, Lạng Sơn. Tương truyền ngày xưa, có sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đi đánh giặc trở về. Chờ mãi không thấy bóng dáng chồng, hai mẹ con nàng hoá đá. Ngày nay trên đỉnh núi Tô Thị có một tảng đá tự nhiên với hình dạng khá giống người phụ nữ bế con, nên được người đời đặt tên là núi Vọng Phu như một biểu tượng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của phụ nữ Việt.

Nằm ngay cạnh quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, núi Tô Thị là cảnh đẹp Lạng Sơn nổi tiếng bậc nhất và cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật qua bao nhiêu thế hệ. Bất cứ ai đặt chân đến xứ Lạng đều mong muốn được một lần chiêm ngưỡng thắng cảnh này.

Lạng Sơn có gì khiến du khách phải mê đắm đến thế? Hãy thử một lần du lịch Chi Lăng, Lạng Sơn để tìm kiếm câu trả lời. Ải Chi Lăng là cửa ải lịch sử tiêu biểu của Lạng Sơn, nằm tại xã Chi Lăng. Xưa kia, khu vực này được coi là tường chắn của Thăng Long để ngăn chặn những cuộc viễn chinh phương Bắc.

Ải Chi Lăng có quy mô rất hoành tráng với chiều dài lên tới 20km, nối liền Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là chứng tích lịch sử của nhiều cuộc chiến vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Phía Tây được bao bọc bởi núi Kai Kinh, hai đầu ải là những núi đá cao chót vót, tạo thành thế hiểm trở, góp phần làm nên chiến thắng chống quân Minh và đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.

Có rất nhiều địa điểm du lịch Lạng Sơn cần khám phá. Vì vậy theo kinh nghiệm của mình, du lịch Lạng Sơn 1 ngày là chưa đủ, bạn nên sắp xếp thời gian để có những chuyến du lịch Lạng Sơn 2 ngày 1 đêm, tham quan trọn vẹn những cảnh đẹp vùng đất này.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Lạng Sơn – Bài 5

Thuyết Minh Về Lễ Hội Ở Lạng Sơn, cùng đón đọc bài văn ngắn viết về lễ hội đền Kỳ Cùng nổi tiếng sau đây.

Lễ hội đền Kỳ Cùng là một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc ở Lạng Sơn. Đây là dịp để người dân các dân tộc gặp gỡ, vui chơi, ca hát, thực hiện những nghi lễ cầu cúng, mong đạt được những ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp, may mắn cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hàng năm tại đền Tả Phủ. Sáng 5/3, nghi lễ rước diễn ra sôi động một vùng thành phố.

Đoàn kiệu rước trang hoàng lộng lẫy. Thanh niên trai tráng ăn mặc chỉnh tề được gọi là “Đồng nam” khiêng kiệu. Một tốp thiếu niên gọi là “đồng tử” khiêng đỉnh hoàng trầm cùng đội sư tử Kỳ Lừa múa một vòng rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng. Hội Kỳ Cùng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các vị khai quốc công thần hiển thánh trong phong tục thờ Đạo Mẫu.

Tại lễ hội du khách có thể chứng kiến các nam thanh niên trong trang phục các Chầu, Chúa hay Cô Bé – biểu trưng cho những người được nhân dân tôn thờ vì có công khai khẩn đất đai hay dạy nghề cho bà con các dân tộc. Các em nhỏ tham gia lễ hội trong trang phục dân tộc sặc sỡ. Lễ hội Kỳ Cùng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hội Kỳ Cùng còn được biết đến với cái tên Hội Liên gia. Những ngày này còn là dịp họp mặt các chi họ và các hộ dân trong khu dân phố cùng nhau dựng rạp làm cỗ và sinh hoạt văn nghệ. Các gia đình có điều kiện thì tổ chức mời bạn bè khắp nơi tới tham dự khám phá nét văn hóa xứ Lạng. Trên quãng đường đoàn kiệu rước đi qua, các gia đình đều bầy biện mâm lễ cúng xôi, gà, hoa quả để nghênh đón và cầu may, cầu tài lộc…

Các mâm lễ vật dâng cúng không thể thiếu vật phẩm lợn quay, đặc sản của Lạng Sơn. Các Liên gia tề tựu đông đủ để cung đón đoàn rước đi qua. Họ sẽ rất phấn khởi khi được các đoàn lân sư ghé vào chúc tài lộc. Các tuyến phố nơi đoàn rước đi qua chật kín người dân và du khách

Mỗi khi đoàn rước đi qua người dân hai bên đường bái lạy bài vị các khai quốc, công thần. Ngoài nghi thức rước kiệu, lễ hội còn nhiều trò vui chơi khác thu hút du khách như múa sư tử, diễn xướng dân gian, hát Sli, hát lượn…

Lễ hội đền Kỳ Cùng, Tả Phủ – hội đầu pháo – hội Liên gia là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động, rực rỡ sắc màu, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm.

Chia Sẻ Bài 🌹Thuyết Minh Về Đà Nẵng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Đà Nẵng Hay

Thuyết Minh Về Cây Hồi Lạng Sơn Ngắn Hay – Bài 6

Thuyết Minh Về Cây Hồi Lạng Sơn Ngắn Hay, một loài cây rất quen thuộc và nổi tiếng tại vùng đất xứ Lạng này.

Nằm ở nơi địa đầu Tổ quốc, tỉnh Lạng Sơn không chỉ được biết đến với những hoạt động thương mại sầm uất tại các cửa khẩu, với những danh thắng đã đi vào ca dao: “Đổng Đãng có phố Ki Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh” mà còn được biết đến là mảnh đất thiên đường của nhiều loài cây hữu ích như quýt Bắc Sơn ngọt lành, na Hữu Lũng thơm ngon và đặc biệt là những rừng hồi bạt ngàn và quý giá.

Cây hồi vốn không chỉ có ở Lạng Sơn mà còn phân bố rộng rãi ở cả vùng Đông Á, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Philippin và Jamaica. Ở nước ta, hổi được trồng nhiều tại Cao Bằng, Bắc Thái, Quảng Ninh nhưng riêng diện tích hồi ở tỉnh Lạng Sơn đã chiếm hơn 70% của cả nước. Cây hổi là biểu tượng của mảnh đất xứ Lạng, sinh sống ở hầu khắp các huyện, xã của tỉnh như Văn Quan, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, thành phố Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định… do thích hợp về thổ nhưỡng, địa hình và khí hậu.

Cây hồi xứ Lạng là cây gỗ lâu năm họ Hổi (Illiciaceae), thuộc nhóm Đại hồi. Hồi sống tại các rừng có độ cao 200m – 600m, nhiệt độ trung bình khoảng 8 – 22 độ c. Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ PH 5-8, đặc biệt là đất Feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Cây hổi xứ Lạng là cây gỗ lâu năm họ Hồi (Illiciaceae), thuộc nhóm Đại hồi. Hổi sống tại các rừng có độ cao 200m – 600m, nhiệt độ trung bình khoảng 8 – 22 độ c.

Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ PH 5-8, đặc biệt là đất Feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch. Cây hổi cũng ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cẩn được che bóng.

Hồi Lạng Sơn cũng là loài cây mạnh khi phải đương đẩu với gió mùa Đông Bắc và sương muối trong ba đến bốn tháng của năm. về kích thước, cây thuộc dạng nhỡ có thể cao từ 6m đến l0 m, phát triển chiều cao nhanh trong giai đoạn sinh trưởng đẩu. Đến 5-6 năm tuổi, cây có thể cao tới 9 – lOm. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám.

Trên từng cành hồi, lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, nhẵn bóng, hình mác hoặc trứng thuôn. Nhưng đẹp nhất phải nói đến những bông hoa hồi, khi trổ bông, hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp hai đến ba bông. Mỗi bông có năm đến sáu cánh hoa đều nhau màu hổng thẫm. Hổi đơm hoa khoảng tháng ba đến tháng năm, kết trái khoảng tháng sáu đến tháng chín.

Quả hồi thuộc nhóm quả kép, gồm sáu đến tám đại hoặc nhiều hơn, xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm. Quả hồi khi còn non màu lục và khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hồi hình trứng, nhẵn, bóng. Bởi hình dáng đặc biệt ấy, vừa xòe nhiều cánh như bông hoa lại có hương thơm nên hầu hết mọi người gọi quả hổi là hoa hổi.

Cây hồi trở thành biểu tượng của tỉnh Lạng Sơn bởi nó chứa đựng nhiều giá trị phong phú và quý giá. Cây hổi có mặt trên thị trường kinh tế lâm nghiệp, trong y học, trong ẩm thực, trong các chuyến du lịch và trong cả lời ca tiếng hát cùng các hoạt động văn hóa đẹp đẽ nơi đây.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cần Thơ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Cần Thơ Hay

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Lạng Sơn – Bài 7

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Lạng Sơn, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về Thành Nhà Mạc, toàn thành cổ hiếm hoi còn xót lại.

Thành Nhà Mạc Lạng Sơn nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo nhằm phục vụ khách du lịch và người dân quanh vùng tham quan, vãn cảnh.

Dấu tích của thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, từ chân núi dẫn lên cổng thành hơn 100 bậc tam cấp được xây dựng để tạo thuận lợi cho du khách lên tham quan.

Vào tới trong thành là một khu đất trống rộng hàng trăm m2; bao xung quanh ngoài những đoạn tường thành có 3 đỉnh núi cao hàng chục mét. Để du khách lên các đỉnh núi thăm quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn, do vậy đây là một địa điểm lý tưởng để cho du khách và người dân tham quan, vãn cảnh.

Vào những ngày lễ, tết, ngày nghỉ lượng du khách về đây tham quan tương đối đông, một phần do vị trí của di tích thuận tiện nằm trong quần thể Di tích núi Tô Thị, Động Tam Thanh, Nhị Thanh, một phần vì sự độc đáo của danh thắng này nên không chỉ du khách phương xa mà các bạn trẻ trong vùng và người dân sinh sống xung quanh danh thắng cũng chọn nơi đây là điểm dã ngoại, tập thể dục để được thưởng thức không khí trong lành.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay

Thuyết Minh Về Ải Chi Lăng Lạng Sơn – Bài 8

Thuyết Minh Về Ải Chi Lăng Lạng Sơn , cùng khám phá vẻ đẹp và lịch sử của di tích nổi tiếng này qua bài viết sau đây nhé!

Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước. Huyện Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn nổi tiếng bởi có Ải Chi Lăng với khung cảnh núi non hùng vĩ gắn với những chiến công vang dội hào hùng của dân tộc.

Khu di tích Ải Chi Lăng nằm cách thành phố Hà Nội khoảng 150km, thuộc huyện Chi Lăng. Xưa kia nơi đây là cửa ải thuộc trấn Khâu Ôn, Lạng Sơn và ghi dấu rất nhiều trận chiến lịch sử, lưu giữ nhiều chiến công oai hùng cho đất nước. Nay ải có quy mô dài 20km, chiều rộng 3km và là điểm nối giữa hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của Lạng Sơn.

Ải Chi Lăng không chỉ là một địa danh đẹp đứng sừng sững giữa đất trời mà ẩn sâu trong đó còn là sức sống mãnh liệt một thời của hào khí Đông A. Xưa kia, chính nhờ địa hình độc đáo với những dãy núi cao, cây cối bao phủ, Ải Chi Lăng tạo nên một trận đồ hiểm yếu và trở thành bức tường thành bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa trước những cuộc xâm lược của quân giặc phương Bắc. Lịch sử của vùng biên ải này gắn liền với nhiều anh hùng hào kiệt như Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Hoàng Đại Huề…

Chi Lăng ghi dấu những chiến thắng hào hùng của dân tộc với tầng tầng lịch sử, lớp lớp chiến công của cha ông ta với 2 lần chống quân Tống xâm lược (năm 981 và 1077), 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (năm 1285 và 1287), cuộc chống quân xâm lược Mãn Thanh (năm 1788 – 1789), đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ những năm 1882 – 1888.

Trong lịch sử, vùng biên ải này là nơi liên tục diễn ra các trận đánh mang tính chiến lược trong lịch sử quân sự Việt Nam, mà đỉnh cao là chiến thắng Chi Lăng (10/10/1427) quân và dân ta đã lập nên một chiến công vang dội triệt hạ đạo quân tiếp viện hơn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy, góp phần kết thúc trường kỳ kháng chiến, lật đổ ách đô hộ của Nhà Minh giành lại trọn vẹn non sông, đất nước.

Có thể nói các chiến thắng Ải Chi Lăng Lạng Sơn đã khẳng định ý chí chiến đấu bảo vệ non sông của người dân nước Nam và đập tan ý đồ xâm lược của mọi kẻ thù.

Ngày nay, Ải Chi Lăng trở thành một khu di tích lịch sử có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thu hút nhiều du khách. Đến thăm Ải Chi Lăng, du khách sẽ được chứng kiến cảnh sông Thương hiền hòa và núi non trùng điệp nương tựa vào nhau tựa như một bức tranh sơn thủy hữu tình, vừa oai nghiêm, hùng vĩ vừa thơ mộng.

Quần thể Ải Chi Lăng được gọi là “Bảo tàng lịch sử ngoài trời lớn nhất” với 52 điểm di tích (bao gồm cả các di tích, dấu tích, địa danh hiện còn và các câu chuyện truyền miệng trong dân gian). Tuy nhiên hiện chỉ còn chính thức 46 điểm di tích, địa điểm còn được ghi nhận còn 6 điểm khác đã mất dấu tích.

Trải khắp thung lũng và ven đường cái quan còn rải rác nhiều ngọn núi thấp như: Mã Yên, Hàm Quỷ, Kỳ Lân, Phượng Hoàng, Nà Nông, Nà Sản…

Ải Chi Lăng có 2 cửa: phía Bắc là Quỷ môn quan và phía Nam là Ngõ Thề (Lũy Ngõ Thề). Cách Ải Chi Lăng khoảng chừng 100m là ngọn núi với cái tên rất độc đáo: núi Mặt Quỷ. Sở dĩ được đặt tên vậy bởi trên vách núi có những hõm vách đá tạo thành hình dáng khuôn mặt được người dân cho rằng giống mặt quỷ. Điều thú vị là người dân địa phương không coi núi là biểu tượng của cái ác, nỗi sợ mà ngược lại như một vị thần hộ mệnh, bảo vệ cuộc sống bình yên nơi đây.

Đến thăm Ải Chi Lăng – Quỷ Môn Quan, du khách có thể đăng ký nghe thuyết minh viên của Nhà trưng bày chiến thắng Chi Lăng để biết thêm về lịch sử, lòng quả cảm của quân dân Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm dựng và giữ nước.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Thuyết Minh Về Chùa Tiên Lạng Sơn – Bài 9

Tham khảo bài văn hay Thuyết Minh Về Chùa Tiên Lạng Sơn để có thêm nhiều thông tin hay và hữu ích.

Chùa Tiên còn được gọi là chùa Song Tiên, toạ lạc tại tuyến phố Hoàng Hoa Thám, phường Chi Lăng, tp Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chùa nằm tại lưng chừng núi Đại Tượng,, quả núi đá hình tượng một con voi nằm về phía Nam tp Lang Sơn, cách cầu Kỳ tầm 500m, trên đường đi Mai Pha.

Trong lòng núi này có một động lớn, trong động có chùa Tiên được xây dựng vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Du khách khi đặt chân vào chùa sẽ thấy một nhũ đá to tựa hình người ngồi trên bệ đá. Theo truyền thuyết thì đó là tiên ông từ thượng giới xuống trần dẫm chân xuống biến thành giếng nước để giúp dân chống hạn.

Người dân trong vùng gọi giếng nước này là giếng Tiên vì màu nước trong vắt và đầy quanh năm. Từ đó người dân lập bàn thờ tiên ông và tôn thành thần nông và hàng năm đến ngày 18 tháng giêng âm lịch người ta mở lễ hội cúng thần Nông để nhớ ơn.

Theo sử sách, chùa trước đây là một miếu nhỏ cạnh giếng Tiên trên sườn núi Đèo Ngan – Văn Vỉ. Sau đó, giữ thế kỷ 18 xuống cấp, chùa được chuyển vào động Song Tiên.

Khi thăm quan chùa, du khách sẽ thấy được hệ thống 13 bia Ma Nhai. Đây được xem là nguồn sử liệu quan trọng về di tích có giá trị văn hoá nghệ thuật do các văn nhân thi sỹ, quan lại, bật kỳ tài trong thời đại phong kiến nước ta lưu lại.

Nội dung bia là ca ngợi vẻ đẹp của núi Đại Tượng, ghi lại những lần trùng tu tôn tạo di tích người xưa. Nơi đây nằm trong top 8 cảnh đẹp do Ngô Thì Sỹ miêu tả trong bài thơ “Trấn Doanh bát cảnh” được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Ngày nay, chùa Tiên không chỉ là di tích thắng cảnh thu hút du khách thăm quan mà còn là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, nơi thờ tổ tiên, thánh phật, các vị có công với đất nước. Trong chùa có cung tam bảo, hệ thống tương phật bài trí khá công phu, có cung thờ thánh Mẫu, cung đức thánh Trần,…

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Thuyết Minh Về Nhà Thành Mạc Lạng Sơn – Bài 10

Thuyết Minh Về Nhà Thành Mạc Lạng Sơn là một trong những thông tin hay để các em có thêm nhiều kiến thức lịch sử hơn.

Thành Nhà Mạc Lạng Sơn – là di tích lịch sử khu căn cứ quân sự kiên cố phản ánh lại kiến trúc phản ánh thời kỳ phong kiến, chống lại xâm lược của ông cha ta vào thế kỷ 17 -18. Nơi đây không chỉ ghi lại những dấu ấn lịch sử kiên cường, bất khuất của dân tộc ta mà còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình, ngắm nhìn thành phố Lạng Sơn từ trên cao tuyệt đẹp.

Thành nhà Mạc Lạng Sơn có địa chỉ tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn – đây là di tích lịch sử còn sót lại với nét hoang sơ, cổ kính phản ánh kiến trúc quân sự thời phong kiến. Nằm ở vị thế khá quan trọng với thế 3 năm dựa lưng vào 3 ngọn núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung cao tới hàng chục mét. Từng bức tường thành được xây kiên cố, lên cao vây kín một khoảng đất trống bằng phẳng hàng nghìn m2.

Thành nhà Mạc Lạng Sơn có địa thế hiểm trở cùng những ngọn núi cao hùng vĩ, điểm căn cứ quân sự quan trọng chắn ngang con đường độc đáo từ Ải Bắc xuống phía Nam. Vì vậy để di chuyển được tới đây bạn cần leo lên một ngọn đồi với hơn 100 bậc tam cấp dọc theo sườn núi. Bạn sẽ phải trầm trồ ngạc nhiên với khung cảnh từ phía xa nhìn lại, tòa thành hiện lên hào hùng bất khuất cùng những ngọn núi cao kỳ vĩ.

Đến với thành nhà Mạc Lạng Sơn, khi di chuyển từ chân đồi lên tới cổng thành, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của những dãy núi non trùng điệp hiện ra trước mắt. Không khí trong lành, mát mẻ, tiếng chim hót rảnh rang khiến bạn cảm thấy nhẹ bâng, tâm hồn được thư giãn, xóa tan mọi ưu phiền.

Đứng từ trên cao từ những tường thành kiên cố theo năm tháng đưa mắt ra xa, nhìn thành phố Lạng Sơn hiện ra với một vẻ đẹp tự nhiên tuyệt đẹp. Phía dưới thung lũng là những ngôi nhà cao tầng tăm tắp, bốn bể được vây quanh bởi những dãy núi hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh nên thơ trữ tình.

Lịch sử hào hùng đã qua đi, tới nay di tích thành nhà Mạc Lạng Sơn chỉ còn khoảng 300m 2 đoạn tường được xây dựng kiên cố bằng những khối đá lớn giữa núi. Bức tường phía Tây Bắc có chiều 65m, chiều cao 4m bao gồm cửa công, lỗ châu mai và cửa ra vào được xây bằng đá hộc miết mạch có độ vững chắc tuyệt đối.

Bức tường phía Đông cũng có kiến trúc tương tự với chiều dài 75m, 15 lỗ châu mai và có tới 7 cửa công được làm bằng những khối đá hộc miết mạch cực lớn gắn liền bằng mật mía và mật ong. Khi tới thành nhà Mạc Lạng Sơn bạn sẽ hiểu sâu hơn về công trình phản ánh kiến trúc của nền phong kiến Việt Nam vào thế kỷ 16-17.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Lạng Sơn Ấn Tượng – Bài 11

Thuyết Minh Về Đặc Sản Lạng Sơn Ấn Tượng, cùng khám phá những món ăn đặc sản của núi rừng Đông Bắc qua bài viết sau đây.

Đến với xứ Lạng, du khách không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được thưởng thức các đặc sản Lạng Sơn ngon nức tiếng, là những món ăn ngon mang đậm hương vị của núi rừng Đông Bắc.

Phở chua là món ngon Lạng Sơn được nhiều du khách yêu thích, có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn bao gồm 2 phần chính là phần khô và phần nước. Phần khô gồm bánh phở dẻo, dai, xá xíu, dưa chuột, lạc rang, khoai lang chiên, hành khô, các loại rau thơm; Phần nước gồm nước báng tỏi, dấm, đường. 2 phần được trộn đều cho hương vị thanh thanh, ngọt ngọt ăn mà không cảm thấy ngấy.

Bánh cuốn trứng là đặc sản ở thành phố Lạng Sơn, khác bánh cuốn ở các nơi khác ở phần nhân bánh và nước dùng, người làm sẽ đập một quả trứng vào giữa nồi hấp, đậy nắp đợi trứng chín mới dùng que tre lấy bánh lại và cho ra đĩa, rắc chút thịt băm thơm ngon lên trên.

Bánh áp chao đặc sản Lạng Sơn với phần nhân là thịt vịt, khi chấm ăn với nước mắm đu đủ pha giấm ớt cho hương vị độc đáo. Cắn miếng áp chao có thể cảm nhận được hương vị dẻo của bột nếp, vị ngọt hấp dẫn của thịt vịt.

Ẩm thực Lạng Sơn đa dạng, phong phú, trong đó phải kể đến món nem nướng Hữu Lũng, được làm từ thịt lợn và bì lợn thái nhỏ, đem trộn với thính và gói lại bằng lá chuối tươi. Sau khi thịt lên men thì được đem nướng trên bếp than cho hương vị thơm nồng khi nướng lên.

Đặc sản lợn quay Lạng Sơn và vịt quay Lạng Sơn đã trở thành thương hiệu ẩm thực nổi tiếng, mang hương vị đặc trưng riêng do được chế biến cùng lá mắc mật. Cắn miếng thịt sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt được tẩm ướp đậm đà, vị thơm của lá mắc mật.

Khâu nhục là món đặc sản Lạng Sơn ngày tết không thể thiếu, chế biến khá cầu kỳ với các nguyên liệu là thịt ba chỉ ướp kỹ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu… đem hấp cách thủy cùng khoai môn, lá tàu soi cho đến khi thịt chín, mềm nhừ.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Thuyết Mình Về Món Lợn Quay Lạng Sơn – Bài 12

Thuyết Mình Về Món Lợn Quay Lạng Sơn , món ăn đặc sản Xứ Lạng níu chân nhiều du khách khi có dịp trải nghiệm nơi đây.

Lợn quay, một món ăn không có gì xa lạ với người Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, nhắc đến món lợn quay thì đầu tiên chúng ta phải nghĩ ngay tới đó là món lợn quay Lạng Sơn. Đây cũng được coi là món ăn truyền thống và mang nhiều nét đặc trưng của Xứ Lạng.

Để có món lợn quay thơm ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn lợn. Lợn phải chọn những con có lông mượt, dày và dài và có trọng lượng từ 25 – 40kg. Chọn được lợn rồi là công đoạn chế biến và tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu tẩm ướp chính gồm lá mắc mật tươi, quả mắc mật, đậu phụ nhự và tàu choong Đây là một loại tương đậu nành làm theo công thức của người Tày.

Ngay cả mật ong để đánh màu cũng phải là loại tốt, nếu không con lợn không thể lên màu đều và đẹp. Lợn quay Lạng Sơn được quay nguyên con, có màu vàng rộm. Khi ăn sẽ cảm thấy được vị ngọt của thịt, giòn của da lợn, đặc biệt là mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của quả và lá mác mật.

Lợn quay Lạng Sơn được quay nguyên con. Tạo màu cho lợn quay là một trong những bước quan trọng nhất tạo nên độ bắt mặt cho món lợn quay Lạng Sơn. Để da của lợn quay nổi rộp thì người thợ cần dùng một cây kim dài, vừa quay vừa châm vào da, đồng thời phết mật ong và quay đều tay cho đến khi con lợn xuất hiện màu nâu cánh gián.

Trước đây, người Tày thường quay lợn trực tiếp trên ngọn lửa than củi núi đá mất khoảng 2-3 tiếng. Hiện nay, bà con cải tiến bằng lò quay chạy tự động nhanh hơn rất nhiều, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của người dân. Mỗi một con lợn ngon được ra lò phụ thuộc vào tay nghề của người thợ cũng như bí quyết quay của từng gia đình.

Thịt lợn quay Lạng Sơn không chỉ là món đặc sản của riêng nơi đây. Món ăn này ngày càng nhiều người biết đến và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, được nhiều người yêu thích và nhớ đến như một nét đẹp gắn với phong tục tập quán của người dân Xứ Lạng. Dù đi đâu, khi đặt chân đến Lạng Sơn, thịt lợn quay là món ăn du khách không thể bỏ qua.

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hà Giang ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Hà Giang Hay

Thuyết Minh Về Món Vịt Quay Lạng Sơn – Bài 13

Tham khảo bài văn hay Thuyết Minh Về Món Vịt Quay Lạng Sơn , một món ăn đặc sản nổi tiếng tại nơi đây khiến nhiều thực khách quên lối về.

Lạng Sơn được nhiều du khách biết đến với những địa danh nổi tiếng như: chùa Tam Thanh, Nhị Thanh, hòn Vọng Phu, phố Kỳ Lừa… Không những thế, Lạng sơn còn là địa điểm hấp dẫn bằng các món ẩm thực rất nổi tiếng như lợn quay, măng ớt, bánh ngải… và đặc biệt nhất là món đặc sản vịt quay Lạng Sơn.

Nếu như ở Hà Nội có đặc sản vịt cỏ Vân Đình dường như đã trở thành một thương hiệu lớn, thì Lạng Sơn có đặc sản vịt Thất Khê, thịt dày mềm, xương nhỏ. Vịt được chọn để quay vừa lớn tới, không già quá mà cũng không quá non. Người dân nơi đây có những bí quyết đặc trưng và truyền thống mà không phải món vịt quay ở nơi nào cũng có được.

Ngay từ khi lựa chọn, vịt phải đúng tầm và ưng ý, người ta vặt lông vịt một cách chớp nhoáng tránh ngâm lâu trong nước sẽ bị nhạt thịt và bị tanh. Họ lấy hết ruột gan vịt rồi thổi cho da dẻ con vịt căng phồng lên bằng cách lấy ống của lá đu đủ thổi rửa qua rượu tránh vịt có mùi tanh. Vịt được để ráo nước rồi nhúng nhanh vào nồi nước sôi sùng sục cho thịt se lại.

Sau đó phết ra ngoài và cả trong bụng vịt một loại nước sền sệt, trong đó bao gồm mật ong, ít xì dầu, đường mạch nha… tạo nên một màu nước quánh, nâu vàng.Nhưng chọn vịt chỉ mới là khâu đầu. Còn để thịt quay ngon, nằm ở khâu tẩm ướp.

Người dân địa phương dùng nhiều loại lá rừng có vị thơm, trong đó không thể thiếu lá mắc mật, quả mắc mật, mật ong, hắc xì dầu, sả, ớt, tiêu đen, dầu đậu nành, gừng, hạt nêm, chanh hoặc giấm, tỏi, mạch nha. Nghe thì có vẻ rất đơn giản, nhưng người dân nơi đây có những bí quyết đặc trưng và truyền thống mà không phải món vịt quay ở nơi nào cũng có được.

Bụng vịt được nhồi nhiều thứ gia vị hái được trong rừng, trong đó đặc sắc nhất là lá mắc mật rồi khâu lại, để khoảng 2 đến 3 tiếng để thịt vịt ngấm gia vị rồi mang nướng nhẹ trên lò than hồng cho đến khi màu da vịt chuyển từ vàng sang nâu sẫm mới cho vào chảo mỡ đã phi xả, ớt, gừng… hay dầu lạc nóng già đều tay lật con vịt qua lại.

Đến với Lạng Sơn, nhâm nhi miếng vịt quay bên bình rượu Bảo Sơn – cũng là một đặc sản không thể bỏ qua của mảnh đất xứ Lạng, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị thơm ngon đậm đà có một không hai của món đặc sản này. Đơn giản, dân dã, bình dị mà vương vấn mãi trong lòng thực khách.Khi ăn vịt quay, dân địa phương không bao giờ dùng nước mắm hay xì dầu.

Họ có một loại nước chấm tự mình pha chế. Đó là thứ nước sóng sánh lấy từ bụng con vịt đã được quay chín cùng với một vài vị độc chiêu “bí truyền”. Vịt được chặt ra từng miếng, hoặc dùng tay mà xé, béo mà không ngấy, ngọt mặn và có chút gì như nhân nhẩn chát, đắng của lá rừng.

Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Gia Lai ❤️️ 14 Bài Hay

Thuyết Minh Về Món Khâu Nhục Lạng Sơn – Bài 14

Thuyết Minh Về Món Khâu Nhục Lạng Sơn – món ăn làm nên nét đặc trưng của ẩm thực tại vùng đất Đông Bắc này.

Khâu nhục là món ăn không thể thiếu ở các dịp lễ Tết, nhà mới, đám cưới… của người Nùng, Tày ở Lạng Sơn. Khâu Nhục là một món ăn mà thường được thấy trong những dịp lễ Tết hoặc những sự kiện được diễn ra hàng ngày như đám cưới đám hỏi hoặc ma chay của người dân tộc vùng cao được làm từ thịt lợn nhưng lại mang cho bạn một hương vị thật khác. Một số nơi còn gọi là nằm khâu.

Đây là món gia truyền, truyền thống của người Nùng, Tày nên ai cũng biết nấu.

Khâu nhục là tiếng hoa đánh vần lại chữ viết tiếng Việt, phát âm tiếng Hoa là khâu nhục. “Khâu” có nghĩa- hấp đến mềm gục, “Nhục” có nghĩa- thịt, nếu dịch đúng nghĩa là thịt gục, hoặc thịt hấp gục. Tùy từng địa phương, món ăn này còn có các tên gọi khác như: “khau nhục”, “khổ nhục”, “nằm khau”. Ngoài ra, tên gọi của chúng còn được bắt nguồn từ chính cách thức xếp trên đĩa và hình dáng giống như một mỏm đồi nhỏ, đang vươn lên, nên người dân tộc Nùng gọi là “khâu” tức đồi.

Đây là món gần giống như thịt kho nhưng được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị, ướp càng lâu càng ngon. Để có món khâu nhục chuẩn, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng. Món này có nguồn gốc từ người Hoa làm, xuất hiện ở hầu hết các vùng núi phía Bắc.

Nguyên liệu để làm món khâu nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.

Miếng thịt vừa vớt ra khỏi chảo được ngâm ngay vào nước lạnh, cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm rồi tẩm các loại gia vị cho thật đều. Sau đó xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị được ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa đến khi thịt mềm nhũn thì bỏ ra ăn.

Bên dưới bát khâu nhục bày các loại gia vị như: rau xanh, mộc nhĩ, ớt. Khi chín khau nhục có màu vàng đều, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng lôi cuốn người ăn và ăn khi còn nóng.

Khâu nhục xuất hiện trong bữa cơm đãi khách và không thể thiếu trong mâm cỗ cưới, giỗ chạp, mừng thọ… của người Sán Dìu. Thế nên mới có chuyện, người con gái, con trai Sán Dìu ở đất Sơn Dương, dù đi lấy chồng đất khách, tiệc cưới có tổ chức trong những nhà hàng sang trọng, người nhà vẫn phải chuẩn bị cho đủ số bát khâu nhục, tương ứng với số mâm cỗ nếu không muốn người làng chê cười.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Giới Thiệu Về Lạng Sơn Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Tham khảo bài văn Giới Thiệu Về Lạng Sơn Bằng Tiếng Anh giúp các em nâng cao khả năng ngoại ngữ và kĩ năng viết của mình.

Lang Son is a northern province of Vietnam which borders Cao Bang Province to the North, Sung Ta Province (China) to the northeast, Bac Giang Province to the south, Quang Ninh Province to the east, Bac Kan Province to the West and Thai Nguyen Province to the southwest. With two international border gates, Dong Dang and Huu Nghi, Lang Son holds an important position in Vietnam economy. In addition to the two gates, the province also possesses 7 markets along its border with China.

In general, about 80% of the province’s area is mountains. The most popular terrain is low mountains and hills, which usually have an average height of 252m above the sea level. The lowest point in the province is 20m high; it is in the area of Huu Lung district. In contrast, with a height of 1541m, Mau Son Mountain is considered the highest peak in Lang Son.

The most mountainous part of the province is Mau Son, which is 30km away to the East of Lang Son City. Mau Son is famous for its spectacular terrain made of many mountains of various sizes. Sometimes, you can even find snow there, a quite rare phenomena in a tropical country like Vietnam.

The seasonal climate of Lang Son is similar to that of other provinces in northern Vietnam. In different seasons, the temperature is distributed pretty disproportionally because of the complex terrain. However, the annual average temperature is still about 17-22oC and the annual average precipitation is 1200-1600mm. The annual average humidity is from 80 to 85%.

Nowadays, Lang Son is considered one of the most potential provinces of Vietnam in term of agriculture development, natural resources, trading, and especially tourism.

Tạm dịch

Lạng Sơn là một tỉnh phía bắc của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp tỉnh Sùng Tả (Trung Quốc), phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên phía Tây Nam. Với hai cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng và Hữu Nghị, Lạng Sơn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài hai cửa khẩu, tỉnh còn có 7 chợ dọc biên giới với Trung Quốc.

Nhìn chung, khoảng 80% diện tích của tỉnh là núi. Địa hình phổ biến nhất là đồi núi thấp, thường có độ cao trung bình 252m so với mực nước biển. Điểm thấp nhất tỉnh cao 20m; nó thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng. Ngược lại, với độ cao 1541m, núi Mẫu Sơn được coi là đỉnh núi cao nhất ở Lạng Sơn.

Vùng núi cao nhất của tỉnh là Mẫu Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông. Mẫu Sơn nổi tiếng với địa hình kỳ vĩ được tạo nên từ nhiều ngọn núi lớn nhỏ khác nhau. Đôi khi, bạn còn có thể tìm thấy tuyết ở đó, một hiện tượng khá hiếm gặp ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam.

Khí hậu theo mùa của Lạng Sơn tương tự như các tỉnh khác ở miền Bắc Việt Nam. Trong các mùa khác nhau, nhiệt độ phân bố khá không cân đối do địa hình phức tạp. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình hàng năm vẫn khoảng 17-22oC và lượng mưa trung bình hàng năm là 1200-1600mm. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 – 85%.

Ngày nay, Lạng Sơn được đánh giá là một trong những tỉnh giàu tiềm năng nhất của Việt Nam về phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, giao thương và đặc biệt là du lịch.

Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận