Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình [23+ Bài Hay]

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình ❤️️ 23+ Bài Hay ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Những Danh Thắng Nổi Tiếng.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình

Tham khảo dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình giúp các em học sinh định hướng làm bài với một bố cục cụ thể, từ đó dễ dàng triển khai bài viết của mình.

a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về vùng đất Ninh Bình, đề cập đến danh lam thắng cảnh được thuyết minh.

b. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình

  • Nguồn gốc, lịch sử hình thành nên danh lam thắng cảnh.
  • Đặc điểm của danh lam thắng cảnh đó.
  • Những sự kiện, danh nhân gắn liền với danh lam thắng cảnh đó nếu có.
  • Ý nghĩa, giá trị lịch sử và văn hoá của địa danh đó.
  • Những biện pháp để trùng tu, tôn tạo và phát triển danh lam thắng cảnh đó

c. Kết luận: Nêu cảm nhận về danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình – Mẫu 1

Để hoàn thành tốt bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý giới thiệu về Vườn quốc gia Cúc Phương trong bài văn mẫu dưới đây:

Nằm trên địa bàn 15 xã giáp ranh thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình, Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương nổi lên như một “hòn ngọc xanh” giữa một vùng dân cư đông đúc bao bọc xung quanh. Vườn quốc gia Cúc Phương – nơi còn lưu giữ được một hệ sinh thái với quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, với những giá trị văn hóa lịch sử, độc đáo của cộng đồng người Mường bản địa, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ. Nhờ đó, từ lâu Cúc Phương là điểm đến nổi tiếng được du khách trong nước và quốc tế lựa chọn.

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập năm 1962, là Vườn đầu tiên trong hệ thống các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Trong suốt quá trình thành lập và phát triển VQG Cúc Phương, người dân xã Cúc Phương nói riêng và đồng bào các xã giáp ranh nói chung luôn sát cánh cùng VQG Cúc Phương để bảo vệ rừng, bảo vệ “kho báu” của tổ quốc, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa bản địa. Cộng đồng các dân tộc 14 xã vùng đệm rừng Cúc Phương có đến 86% là đồng bào dân tộc Mường, với nét văn hóa mang đậm bản sắc, gắn liền với nền văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hàng ngàn năm.

Việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc đó chính là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Nhờ thế mà Cúc Phương tiếp tục xứng đáng với danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu châu á” hai năm liền (2019, 2020) do World Travel Awards (Giải thưởng du lịch Thế giới) bình chọn.

Những du khách ưa vận động di chuyển, chọn tuyến đi bộ xuyên rừng, vượt qua, những dốc đá, những cây đại thụ ngàn năm tham quan các bản làng Mường sinh sống quanh vùng đệm của Vườn quốc gia. Tuyến ngủ lại bản Mường, du khách sẽ có buổi tối tìm hiểu nét văn hóa bản địa, chương trình văn nghệ dân tộc, thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng cùng men rượu nồng của dân tộc Mường,…sẽ đưa du khách chìm vào giấc ngủ êm đềm trên ngôi nhà sàn truyền thống.

Còn những du khách yêu thích động vật hoang dã thì có tuyến tìm hiểu công tác cứu hộ, bảo tồn, chăm sóc các loài linh trưởng quý hiếm; các loài rùa cạn và rùa nước ngọt; các loài hươu, nai, chim; các loài thú ăn thịt và tê tê. Yêu thích lịch sử văn hóa có tuyến tham quan đình Quèn lá, đình Mống – di tích lịch sử, nơi thành lập Đại Đoàn đồng bằng.

Tháng tư, tháng năm cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm khi về với rừng đại ngàn Cúc Phương. Bởi, đây là giai đoạn bướm thôi ngủ đông, chợt tỉnh giấc sau những cơn mưa, hàng vạn vạn con bướm đủ màu sắc đồng loạt bay ra đón những tia nắng đầu mùa hạ. Chúng thoải thê thêu dệt lên những cành cây, đám lá, quấy quyện lên tóc, lên vai các du khách. Đến chiều tối, du khách lại được chiêm ngưỡng không gian đẹp ảo diệu, đầy mê bởi hàng triệu con đom đóm thi nhau khoe sắc, nhảy múa…

Mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ, hùng vĩ mà mẹ thiên nhiên ban tặng, vẻ đẹp Cúc Phương có sức hấp dẫn mời gọi khách du lịch. Nhờ đó, hàng năm, Vườn quốc gia Cúc Phương đón từ 100 đến 120 nghìn lượt du khách, học sinh, sinh viên các nhà khoa học tới du lịch, học tập nghiên cứu.

Cúc Phương tự hào là một trong những Vườn quốc gia có truyền thống và thành tích hàng đầu trong khối các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, phấn đấu giữ vững danh hiệu “Vườn quốc gia hàng đầu châu á” đã được Giải thưởng du lịch Thế giới trao tặng.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Tràng An Ninh Bình – Mẫu 2

Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh Tràng An  Ninh Bình để khám phá một trong những địa điểm nổi tiếng và thu hút du khách bật nhất vùng đất này.

Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng, trong số đó, khu du lịch Tràng An đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những cảnh đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.

Cách thủ đô không xa, khoảng gần 100 km, Tràng An là điểm đến hấp dẫn, được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố lý tưởng như vị trí gần, phong cảnh đẹp, thiên nhiên mát mẻ. Xuất phát từ Hà Nội lúc 5h, chạy qua cung đường quốc lộ 1A rộng, đẹp, sạch sẽ, mất khoảng gần 2 tiếng. Tới đây, bạn có thể nghỉ ngơi, lang thang vài cung đường trong khu quần thể danh thắng Tràng An để chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đầy màu xanh, mát mẻ, trong lành.

Sau đó, bạn mua vé để lên thuyền ngắm cảnh, tham quan các hang động. Hành trình trên chiếc thuyền chèo tay sẽ đưa du khách đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng với trùng điệp đỉnh núi đá vôi sừng sững, những cánh đồng lúa mênh mông hai bên bờ sông, hồ sen thơm ngát… Khung cảnh này như càng đẹp hơn dưới ánh ban mai tươi mới trong những sớm bình minh mát lành. Tạo hóa đã ban tặng cho Ninh Bình cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo mà bạn khó có thể thấy được ở thành phố.

Trong hành trình trên sông nước, du khách sẽ được nghe cô lái thuyền kể về những di tích, đền thờ cùng những câu chuyện thú vị gắn liền với mảnh đất thiêng liêng này. Xuôi theo dòng sông, du khách sẽ được ghé vào các di tích văn hóa và đền thờ nổi tiếng như đền Trình, đền Trần, đền Tứ Trụ, hành cung Vũ Lâm, phủ Khống… Tràng An sở hữu các hang động ấn tượng với bề dày lịch sử, nổi bật là Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Khống…

Vào mùa hè thời tiết tuy nắng nóng nhưng trời đẹp, trong xanh, ít mưa và hoa sen nở rộ thơm phức. Bạn nên đi vào sáng sớm để tránh nắng và tận hưởng thiên nhiên đẹp, không gian trong lành, mát mẻ nhất trong ngày. Nơi đây cũng có tuyến đường đi bộ dài 1,6 km cho những người muốn leo núi, trekking để ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm.

Không thể phủ nhận Tràng An chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên – truyền thống này của dân tộc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Tam Cốc Ninh Bình – Mẫu 3

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Tam Cốc Ninh Bình sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu về những cảnh đẹp không thể bỏ qua nơi kinh đô xưa.

Nắng nhẹ trải dài trên những thửa ruộng vàng óng khiến cả vùng núi Tam Cốc sáng bừng lên một vẻ thơ mộng, khiến con người ta không chỉ ‘no mắt’ mà còn cảm thấy khoan khoái tất thảy các giác quan. Tại đây, những cánh đồng lúa sẽ chín rộ vào dịp cuối tháng 5, đầu tháng 6 trong khoảng thời gian hai tuần. Đó là thời điểm du khách sẽ được ngắm ‘sắc vàng mê hồn’ nhất trong năm ở cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những thửa ruộng bậc thang chín vàng giữa trời Tây Bắc hay ngắm nhìn núi non trùng điệp ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S. Nhưng để kiếm tìm một nơi có núi, có sông và những thửa ruộng trải dài hai bên bờ thơ mộng thì chỉ có một nơi đặc biệt như Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình).

Với du khách, mùa hè cũng là thời điểm tuyệt nhất để đến Tam Cốc, vừa để tránh cái nóng oi bức, vừa để thư giãn, hòa mình cùng thiên nhiên chốn đồng quê yên tĩnh. Đi Tam Cốc mùa này, dù ngồi thuyền hay đi dạo trên bộ, bạn sẽ như lạc vào những thảm sắc màu khi nhìn qua những cánh đồng lúa xanh xen lẫn lúa chín vàng. Ruộng thì chỗ đang gặt, chỗ chờ gặt, tạo nên những mảng màu thiên nhiên thơm mát, nhẹ nhàng và tuyệt đẹp.

Tam Cốc nằm trong quần thể danh thắng Tràng An nổi tiếng. Được ví như là “Hạ Long trên cạn”, Tam Cốc – Bích Động mang vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi trùng điệp, nằm yên bình giữa dòng sông quê hương yên bình miền Bắc Bộ, lẫn chút mùi bùn của 2 dải ruộng khiến cho nơi đây trở lên rất đỗi thân quen nhưng lại cảm giác vô cùng mới lạ, đặc biệt.

Từ bến thuyền Văn Lâm, du khách ngao du phong cảnh quanh Tam Cốc, ngắm nhìn các ngôi nhà nhỏ nằm dọc theo tuyến sông và hang động. Cái tên Tam Cốc có nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng chảy của sông bào mòn vì núi đá vùng này là núi đá vôi. Đặc biệt, hang Cả dài 127m, xuyên qua một phần núi lớn, cửa hang rộng trên 20m. Trong hang khí hậu mát ẩm và có nhiều nhũ đá rủ xuống với rất nhiều hình dạng.

Tham quan Tam Cốc chỉ có một con đường duy nhất là đi bằng thuyền, đường bộ chỉ có thể đi được khoảng 1/4 đường và chỉ đi loanh quanh bên ngoài. Sau khi đi qua hang thứ nhất là không còn đường bộ nào nữa. Xuôi theo mái chèo, trên dòng Ngô Đồng, hai bên là đồng lúa chín, bao quanh đan xen những ngọn núi xanh biếc tại Tam Cốc – Bích Động khiến cho người ta có cảm giác như đang lạc vào trốn bồng lai thơ mộng.

Sẽ thật đáng tiếc cho những ai ưa thích thưởng ngoạn, du lịch mà bỏ qua Tam Cốc mùa lúa chín. Chẳng tự yên mà người ta nói nơi đây đẹp nhất vào mùa vàng, bởi cái phong cảnh vốn đã lên thơ, hữu tình của sông núi Ninh Bình được điểm tô màu vàng óng của những thửa ruộng lúa chín khiến con người ta không khỏi nao lòng.

Cảnh sắc nơi đây vào vụ lúa chín mang đến một cảm giác thư thái nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm tưởng có thể tạm buông bỏ hết bộn bề cuộc sống, hít thở khí trời tươi mới. Tất cả sự kết hợp hoàn mỹ của tạo hóa khiến cho Tam Cốc như khoác lên mình một màu vàng kiêu hãnh, làm nổi bật bên mảnh xanh tươi giữa núi non trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Năm 2015, Tam Cốc đã từng lọt top 15 địa danh “tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến” do tờ Telegraph (Anh) bình chọn. Hình ảnh dòng sông Ngô Đồng như dải lụa mềm mại, nhẹ nhàng vắt lên thảm lúa vàng óng, uốn lượn quanh những ngọn núi ở Tam Cốc đã xuất hiện trên tạp chí Business Insider khi đứng đầu danh sách 50 điểm đến hấp dẫn nhất năm 2018. Vì thế điểm du lịch này mỗi năm đón hàng triệu lượt du khách quốc tế đến tham quan.

Gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Ninh Bình 🌳 16 Bài Giới Thiệu Ninh Bình Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Bái Đính Ninh Bình – Mẫu 4

Chùa Bái Đính là một trong những địa điểm tâm linh và thu hút du khách đến hành hương và chiêm bái. Dưới đây là bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình để bạn đọc cùng tham khảo.

“Ai là con cháu Rồng Tiên
Tháng hai nhớ hội Trường Yên mà về
Về thăm đất cũ Đinh, Lê
Non xanh nước biếc bốn bề như xưa”

Ninh Bình, miền đất cố đô Hoa Lư ngày trước, nổi tiếng với nhiều nét đẹp văn hóa, thiên nhiên đặc sắc, lưu giữ những giá trị lịch sử trường tồn như khu di tích cố đô Hoa Lư, di sản văn hóa thiên nhiên Tràng An,…. Một trong số đó phải kể đến chùa Bái Đính.

Chùa Bái Đính là một quần thể du lịch tâm linh của doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An và là ngôi chùa lớn nhất, xác lập nhiều kỷ lục Châu Á và Việt Nam. Chùa được ra đời trong khoảng thời gian từ triều Đinh đến triều Lý bởi ở giai đoạn này nhà nước vô cùng quan tâm đến Phật giáo, đưa Phật giáo lên làm quốc sách, xây dựng nhiều công trình chùa chiền, kiến trúc mang hơi hướng Phật giáo, trong đó có chùa Bái Đính.

Điểm đặc biệt làm nên vẻ đẹp Bái Đính nằm ở nét kiến trúc đặc sắc, độc đáo, chùa gồm hai khu: khu chùa cổ và khu chùa mới. Khu chùa cổ nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới 800m về phía Nam, mặt chùa quay về hướng chính Tây, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn – vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm, là một trong ba đền thờ thần của Hoa Lư tứ trấn ra đời dưới triều Đinh, ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.

Chùa cổ Bái Đính có lịch sử hình thành từ thời Đinh nhưng những chi tiết kiến trúc, di vật cổ lại mang đậm dấu ấn thời Lý. Nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian: đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Đặc biệt phải kể đến đền thờ thánh Nguyễn – người sáng lập chùa Bái Đính Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không, đền nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng.

Nguyễn Minh Không là một thiền sư, pháp sư tài danh, đóng góp nhiều công lao cho nhà Lý.Theo các tài liệu sử học, ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra hang động đẹp, liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Ngoài ra còn có giếng ngọc được xác nhận là giếng lớn nhất Việt Nam, tương truyền Nguyễn Minh Không đã lấy nước nơi đây để chữa bệnh cho dân và cho vua Lý Thần Tông.

Tiếp đến là khu chùa mời, được xây dựng vào năm 2003, nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng, sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương (đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết), ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Đặc biệt chùa mới có vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng tạo nên sự khác biệt với mái vòm thẳng thô của chùa Trung Quốc.

Các chi tiết kiến trúc nơi đây mang dấu ấn của những làng nghề truyền thống Việt Nam bởi chúng là sản phẩm của 500 nghệ nhân gồm rất nhiều tổ thợ đến từ những làng nghề nổi tiếng như mộc Phúc Lộc, chạm khắc đá Ninh Vân, đúc đồng Ý Yên, thêu ren Văn Lâm, sơn mài Cát Đằng, trạm bạc Đồng Xâm… các nghệ nhân này được sử dụng các vật liệu địa phương như gỗ lim, đá xanh Ninh Bình, ngói men Bát Tràng… tạo nên vẻ đẹp thuần Việt cho chùa mới.

Chùa gồm cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông Thiện và ông Ác), hành lang La Hán với 500 tượng đá mang những vẻ mặt khác nhau, các điện chính như điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, tháp chuông, đây là nơi thờ Phật. Ngoài ra còn có tượng Di Lặc – tượng lớn nhất Việt Nam nằm trên một ngọn đồi của chùa và Bảo Tháp trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện.

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Lệ hội nơi đây gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian, tham quan hang động, thưởng thức những làn điệu Chèo, Xẩm.

Có thể nói chùa Bái Đính là sự kết hợp vô cùng hài hòa giữa xưa và nay, giữa cổ điển và hiện đại, có nhiều giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa tâm linh. Đến với nơi đây, tâm hồn ta như được giải tỏa, thư thái, nhẹ nhõm, những nỗi phiền lo, căng thẳng bị gác lại để hòa vào không khí linh thiêng, trầm lắng. Chùa Bái Đính chính là niềm tự hào của người dân cố đô Hoa Lư cũng như của bao người con đất Việt.

Về với vùng đất Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, ngoài những nét đẹp về kiến trúc đồ sộ, độc đáo, nơi đây còn có những giá trị đặc sắc về lịch sử phong kiến xưa, là một trong những điểm đến cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Tràng An 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Hang Múa Ninh Bình – Mẫu 5

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hang Múa Ninh Bình sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm và góc nhìn tuyệt đẹp về danh thắng này.

Đến với Ninh Bình, sẽ rất đáng tiếc nếu du khách chưa thể đến điểm du lịch Hang Múa vì đây là địa điểm vô cùng độc đáo để ngắm toàn cảnh Tam Cốc từ trên cao với nhiều nét đặc sắc, được mệnh danh là ”tiểu Vạn Lý Trường Thành” ở Việt Nam.

Hang Múa là điểm du lịch nằm trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc địa phận thôn Khê Đầu Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thành phố Ninh Bình khoảng 10km, cách thành phố Hà Nội hơn 90km. Sở dĩ có tên gọi Hang Múa là do tích sử từ thời Trần để lại. Truyền thuyết kể rằng, khi vua Trần chọn vùng đất Hoa Lư làm Am Thái Vi đã thường xuyên đến đây để nghe các cung tần, mỹ nữ múa hát. Từ đó, người dân truyền tai nhau về tên gọi Hang Múa để nhớ lại điển tích năm xưa.

Hang Múa có đặc điểm địa chất, địa mạo đặc trưng của vùng núi đá vôi có tuổi đời lên đến hàng triệu năm. Điểm nhấn của khu du lịch Hang Múa là núi Múa và các công trình có kiến trúc độc đáo. Đầu tiên có thể kể đến là con đường dẫn lên đỉnh núi Múa với hai bên bậc thang là những tượng đá được điêu khắc đẹp mắt bằng nhiều hình thù nghệ thuật đặc sắc như hình tượng rồng, phượng oai phong, lẫm liệt. Trong văn hóa dân gian của người Việt thì đây là những con vật thiêng, thường xuyên được chạm khắc tại các công trình kiến trúc cổ để tăng thêm vượng khí.

Vượt qua 486 bậc thang đá sẽ đến với đỉnh núi, nơi chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của khu vực Tam Cốc với những cánh đồng lúa bạt ngàn, xanh mướt, những dãy núi trùng điệp, những con thuyền xuôi dòng Ngô Đồng, khung cảnh thật quá đỗi bình yên, xanh mát. Hang Múa dù đã được đầu tư khai thác du lịch từ năm 2000 nhưng hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của nơi này vẫn được bảo vệ và đảm bảo giữ gìn môi trường tự nhiên. Hang Múa trở thành điểm du lịch sinh thái kết hợp thể thao, leo núi của Ninh Bình.

Được mệnh danh là “nàng thơ của Tam Cốc”, thời điểm đẹp nhất để tham quan Hang Múa là vào tháng 5, tháng 6 vào mùa lúa chín. Khi ấy cả vùng nổi bật bởi sắc vàng óng ả, cảnh sắc thiên nhiên hiện ra như một bức tranh hài hòa sắc thái. Tuy nhiên, do sở hữu vẻ đẹp tựa tiên cảnh nên dù không đi vào giai đoạn mùa lúa chín thì sắc xanh của núi rừng nơi đây cũng đủ làm du khách choáng ngợp đến xuyến xao.

Ngoài ra, trên đỉnh núi Múa còn nhiều hạng mục thú vị khác như hình tượng rồng chầu phía sau tượng Phật bà Quan Âm. Đây cũng là tượng con rồng “cao nhất” Ninh Bình. Hay ngọn tháp chọc trời nằm tại vị trí cao nhất của đỉnh núi được xây dựng theo kiến trúc bảo tháp Phật giáo. Ngọn tháp này chính là địa điểm chụp ảnh siêu đẹp khiến không ít du khách phải xếp hàng để được ghi hình tại đây mỗi khi vào mùa cao điểm.

Để đáp ứng cho nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách, hiện nay, khu vực hang Múa và Tam Cốc đã có nhiều khu nghỉ dưỡng, homestay đẹp và tiện nghi với giá cả phải chăng, từ bình dân đến sang trọng. Và khi đến với hang Múa, để tăng thêm trải nghiệm cho chuyến đi, du khách nên kết hợp tham quan những điểm đến khác của Ninh Bình như Tràng An – Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, Thung Nham, Vân Long… Đây đều là những điểm đến hấp dẫn, đặc sắc của Ninh Bình.

Và cũng đừng quên thưởng thức những món ăn đã làm nên hương vị đặc trưng của đất cố đô như cơm cháy, thịt dê, rượu Kim Sơn…

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Bình Hay Nhất – Mẫu 6

Đón đọc bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình hay nhất với những thông tin giới thiệu về chùa Bái Đính, nơi lưu giữ những giá trị văn hoá và tâm linh.

Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.

Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân – Thiện – Mỹ.

Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.

Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.

Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng.

Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng.

Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vượng bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế.

Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:

“Bổng bồng bông, tập tầm vông
Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”

Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.

Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.

Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.

Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang.

Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước.

Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.

Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ thú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động 🌹 12 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Của Ninh Bình Ngắn Gọn – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh của Ninh Bình ngắn gọn dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc danh thắng núi Non Nước bằng những ý văn súc tích và giàu hình ảnh.

Núi Non Nước hay được gọi với cái tên là “Dục Thúy Sơn” do Trương Hán Siêu đặt lại vào đời Trần. Là một ngọn núi đẹp nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình, phía Nam cầu Non Nước, ngay trên ngã ba sông Vân và sông Đáy.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một ngọn núi nằm vị trí rất trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sông Đáy, sông Vân. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát.

Núi Non Nước là một trong số rất ít những ngọn núi ở Việt Nam được mệnh danh là “Núi thơ” – một cuốn sách đá lưu giữ hàng trăm bài thơ vào loại kiệt tác của các tao nhân mặc khách nổi tiếng như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Thiệu Trị, Tự Đức, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà…

Qua 100 bậc đá, du khách được chiêm ngưỡng cảnh sông nước bao la, mây trời rộng mở giúp xua tan đi cái mệt mỏi thường ngày. Cây cối nơi đây nhiều và xanh mát, thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn. Ngay lối lên đỉnh núi là tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy- người thanh niên cộng sản trẻ tuổi đã dũng cảm vượt qua bom đạn cắm ngọn cờ búa liềm trên núi.

Từng được ví là “Cảnh tiên nơi cõi tục” từ lâu Dục Thúy Sơn đã là đề tài hấp dẫn của thi ca. Hiếm có ngọn núi nào có hơn 40 bài thơ văn khắc vào vách núi như núi Thúy và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại: Trần Anh Tông, Phạm Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn khuyến…được xếp vào di tích lịch sử quốc gia từ năm 1962.

Núi Non Nước gắn với nhiều sự kiện lịch sử của đất nước qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, đó là sự kiện Dương Thái hậu trao áo long bào cho Lê Hoàn trên bến sông Vân, dưới chân núi Non Nước, thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê; Thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt, núi Non Nước là trạm tiền tiêu của kinh thành Hoa Lư xưa.

Trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, Núi Non nước là nơi để hiệu triệu tinh thần đấu tranh của nhân dân chống giặc ngoại xâm… Dọc đường lên núi vẫn còn lô cốt với vết tích của bom đạn thời chiến tranh. Trên núi có tượng anh hùng Lương Văn Tụy, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi đã dũng cảm vượt qua bom đạn cắm ngọn cờ búa liềm trên núi. Cũng trên núi này, thượng tá Giáp Văn Khương đã liều mình nhảy xuống sông Đáy để trốn thoát khỏi sự truy bắt của quân Pháp trong chiến dịch Quang Trung của quân đội nhân dân Việt Nam mở năm 1951…

Đến đây du khách có thể tham quan Chùa Non Nước, đền thờ Trương Hán Siêu, công viên Thúy Sơn nằm ngay dưới chân núi. Những địa điểm này cùng với núi Non Nước là điểm đến du lịch nổi tiếng về văn hóa tâm linh ở thành phố Ninh Bình.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc

Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Chọn Lọc – Mẫu 8

Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ninh Bình chọn lọc giới thiệu về động Am Tiên dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Giữa mảnh đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), có một nơi được mệnh danh là “thiên đường nơi hạ giới” và được giới trẻ gọi là “Tuyệt Tình Cốc” Việt Nam.

Tuyệt tình cốc là địa danh được nhắc đến đầu tiên trong tác phẩm võ hiệp Thần điêu hiệp lữ của nhà văn Kim Dung. Tại Việt Nam, có nhiều thắng cảnh nổi tiếng cũng được dân phượt mệnh danh là Tuyệt tình cốc như Tuyệt tình cốc ở Đà Lạt, Hải Phòng, Ninh Bình, Vũng Tàu… Tuyệt tình cốc Ninh Bình là tên gọi mà giới du lịch dành cho danh thắng Động Am Tiên, nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng xây dựng pháp trường, nuôi hổ báo, Thái hậu Dương Vân Nga tu hành những năm tháng cuối đời.

Khu du lịch động Am Tiên gắn liến với giai thoại tình yêu của chàng phò mã Trương Quán Sơn và công chúa Phù Dung (con vua Đinh Tiên Hoàng). Từ năm 2011, nơi đây đã nhanh chóng trở thành điểm đến hấp dẫn được giới trẻ gọi là Tuyệt tình cốc. Ngày nay, Tuyệt tình cốc Ninh Bình được xem là chốn Bồng lai tiên cảnh của vùng đất cố đô. Động Am Tiên nằm trong quần thể danh thắng Tràng An ở Ninh Bình. Đây là là vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận ở địa phương này như: Như khu lịch sinh thái Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư…

Với phong cảnh kỳ bí, địa hình đặc biệt đậm chất kiếm hiệp, động Am Tiên như một thế giới riêng biệt ẩn chứa nhiều màu sắc lịch sử thu hút bất kỳ du khách nào ghé thăm. Động Am Tiên nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tương truyền đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng từng xây pháp trường, trừng trị kẻ có tội và có ngôi chùa mà Thái hậu Dương Vân Nga tu hành cuối đời.

Động Am Tiên ở lưng chừng núi, đường đi đến đây khá hiểm trở, phải leo qua 205 bậc đá qua vách núi mới được động. Từ xa, động có hình dạng giống như miệng con rồng nên còn được gọi là hang rồng. Nhiều nhũ đá có hình cây thóc, cây tiền, trái phật thủ, nụ hoa sen rủ xuống cùng những giọt nước. Bậc thang đá lên động chùa được bao phủ bởi cây xanh, quanh năm mát mẻ.

Phần lớn khu vực động Am Tiên là thung lũng ngập nước, được bao bọc xung quanh bởi vách núi đá. Để vào được động, sau khi qua cổng, du khách phải đi xuống một lối đi bên phía tay trái, cạnh hồ nước rộng được thả sen, súng, cá rô và rùa. Động Am Tiên nằm quay mặt về hướng tây. Từ cửa động phóng tầm mắt về mặt trời lặn là hồ nước rộng lớn mà dân gian gọi là Ao Giải, nơi nhà vua nuôi giải để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt. Nước tại ao đặc biệt trong vắt, có thể nhìn thấu đáy. Các loài tảo, sinh vật nước phát triển mạnh mẽ, càng làm khung cảnh thêm huyền bí và thơ mộng.

Ngôi chùa Am Tiên cổ kính nằm lặng lẽ trong “Tuyệt Tình Cốc”. Đây là nơi những năm cuối cuộc đời, Thái hậu Dương Vân Nga xuất gia tu hành. Chùa động Am Tiên được bao quanh 4 bề là núi, tạo ra một thế giới riêng biệt. Phong cảnh nơi đây hùng vĩ, nên thơ nhưng ám một màu u buồn, huyền bí như còn lưu dấn ấn tàn dư của pháp trường năm xưa.

Không chỉ mang ý nghĩa về mặt lịch sử, tâm linh mà với địa thế hiểm trở ở nơi thâm sơn cùng cốc, chùa động Am Tiên còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khiến ai một lần đến với mảnh đất cố đô đều muốn tìm hiểu, khám phá.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Bình Đạt Điểm Cao – Mẫu 9

Để viết bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý thuyết minh về cố đô Hoa Lư dưới đây:

Cố đô Hoa Lư là một cái tên đã quá quen thuộc và nổi tiếng đối với những người con đất Việt như chúng ta. Nơi đây là một trong những khu di tích lịch sử, mang những nét kiến trúc nghệ thuật vô cùng độc đáo của một kinh đô cổ. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử cùng với những sự kiện lớn nhỏ khác nhau, Cố đô Hoa Lư vẫn giữ cho mình những dấu ấn văn hóa và dấu tích lịch sử lâu đời của đất nước ta.

Những di tích, hiện vật mang đậm những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam thời xưa vẫn còn được lưu giữ tại nơi này. Khi có dịp đến đây, chắc chắn bạn sẽ say mê nhìn ngắm những dấu ấn đậm nét văn hóa, nghệ thuật và lịch sử ở đây.

Một Cố đô hoàn toàn được bao trọn trong lòng núi hiểm trở, non sông tráng lệ. Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước. Nơi đây cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Nơi đây có những hiện vật là hiện thân của lịch sử, với các dấu ấn không thể nào quên.

Cố đô Hoa Lư được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong suốt 42 năm. Trong khoảng thời gian đóng đô không dài nhưng mảnh đất nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến vận mệnh của đất nước, dân tộc. Đây cũng là thành trì của quân sự vững chắc của ba triều đại liên tiếp trong lịch sử: Nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý. Được tính từ đời vua Đinh Tiên Hoàng đến vua Lý Thái Tông.

Theo sử sách thì cố đô Hoa Lư và đôi câu đối đền Vua Đinh thì ta thấy rằng: Hoa Lư xưa là 1 cung điện nguy nga, tráng lệ không kém gì Thành Trường An “ Cồ Việt Quốc Đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư Đô Thị Hán Trường An ”… Nếu nhìn về mặt địa lý ta sẽ hiểu vì sao khi lên Ngôi Vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô. Đó là do những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự.

Trải qua gần 10 thế kỷ, Cố đô Hoa Lư vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc với hơn 30 di tích. Trong đó, có hai di tích quan trọng nhất. Đó là đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và đền thờ vua Lê Đại Hành. Xung quanh khu vực tham quan còn có một số đình, chùa cổ có niên đại hàng nghìn năm tuổi. Những ngôi chùa này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các du khách trong và ngoài nước.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Đền thờ này tọa lạc tại vị trí cách chân núi Mã Yên khoảng vài trăm mét. Trải qua hơn bốn thế kỷ, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính. Nơi đây còn có các hạng mục công trình tinh xảo: Ngọ môn quan, nghi môn nội, nghi môn ngoại… Trước cửa đền chính có đặt Long Sàng làm bằng đá xanh nguyên khối. Đặc biệt là đá này được chạm chổ hoa văn rất tinh xảo.

Cách đền vua Đinh không xa là đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn). Lê Hoàn là một tướng lĩnh giỏi dưới triều đại nhà Đinh. Ông là người có công dẹp loạn, thống nhất đất nước. Do đó được vua Đinh phong là “Thập đạo tướng quân”. Ông lên ngôi sau khi vua Đinh băng hà, mở đầu vương triều nhà Tiền Lê. Trong cung điện vua Lê là một không khí vô cùng cổ kính. Tại đây có ba pho tượng thờ hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi trên ngai. Tiếp đến là hoàng hậu Dương Vân Nga gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải.

Đền thờ vua Lê hiện còn lưu giữ được nhiều dấu ấn kiến trúc cổ công phu, điêu luyện. Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di tích nền cung điện cũ. Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện vật gốm sứ có niên đại gần chục thế kỷ. Những hiện vật này hiện đang được lưu giữ và bảo tồn trong bảo tàng ở khu đền. Về Cố đô Hoa Lư, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc bốn mặt núi đá bao quanh mà còn được chiêm ngưỡng những di tích mang đậm dấu ấn lịch sử của vùng đất cố đô xưa. Từ đó, du khách được mở mang tầm hiểu hiểu biết. Đồng thời bày tỏ lòng trân quý của bản thân đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Cố đô Hoa Lư không chỉ là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng mà nó còn là một trong ba khu vực hợp thành quần thể danh thắng Tràng An. Đây là địa danh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa – thiên nhiên thế giới. Chính vì vậy mà nơi đây cũng được xem là “di sản kép” đầu tiên ở Việt Nam.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Nghệ An 🔥 19 Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Sinh Động – Mẫu 10

Tham khảo bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình sinh động cùng những ý văn hay và giàu ý nghĩa biểu đạt viết về đền Thái Vi.

Nằm ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đền Thái Vi giống như một nét chấm phá giữa không gian yên bình của miền quê đồng bằng Bắc Bộ. Đến đây, du khách không chỉ thắp hương lắng mình cầu nguyện mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều di sản văn hóa giá trị.

Khung cảnh của vùng đất Ninh Hải, huyện Hoa Lư, nơi có ngôi đền linh thiêng Thái Vi tọa lạc là một vùng non xanh cẩm tú, với núi non trùng điệp, cùng với những hang động ảo huyền đã quyến rũ biết bao tao nhân mặc khách từ hàng ngàn đời nay. Đền Thái Vi nằm trong khu rừng Ô Lâm, thuộc tổng Vũ Lâm xưa, ngày nay thuộc thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Ngôi đền nằm dựa lưng vào núi Cấm Sơn, mặt hướng ra sông Ngô Đồng trong một không gian tĩnh mịch, thanh bình.

Tương truyền, ngôi đền được người dân cho xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thờ các vị vua đầu của triều đại nhà Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, các vị tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải và hoàng hậu Thuận Thiên. Ngôi đền được xây trên chính nên của hành cung Vũ Lâm, một cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai năm 1258 của nhà Trần. Ngày nay, để đến được Đền Thái Vi, có thể đi theo lối đường sông, xuôi thuyền vào Tam Cốc, đến lối lên bờ thì dừng chân ở đầu con đường nhỏ đi bộ vào đền hoặc đi theo đường bộ, qua bến đò Văn Lâm rẽ phải vào con đường song hành với dòng Ngô Đồng để vào đền.

Giữa không gian mênh mông của núi rừng, đền Thái Vi hiện lên như một di tích lịch sử quý giá, bởi ngôi đền là một công trình cổ với lối kiến trúc truyền thống “nội công ngoại quốc”, nghĩa là ba tòa nhà chính gồm bái đường, thiêu hương và chính cung tạo thành hình chữ “công”, tường thành bao quanh khu đền tạo thành chữ “quốc” với đường nét trang trí tinh tế sắc sảo. Điều làm nên giá trị lịch sử của ngôi đền chính là toàn bộ kiến trúc chính của đền xây bằng đá, ngay cả những ban thờ, đồ thờ, bát nhang đều được làm từ đá xanh nguyên khối. Nhờ đó đã tạo cho ngôi đền có dáng vẻ nguy nga, kiên cố, vững chãi.

Đặc biệt, trên các cột đá bên trong đền, các nhang án, bệ thờ được tạc nhiều hình trang trí uyển chuyển, thanh tú như tùng, cúc, trúc, mai, bầu rượu, túi thơ, cầm – kỳ – thi – họa, Ngũ đại môn (5 cửa lớn) có 6 hàng cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi long vương chầu vào chính diện, mặt ngoài các cột đá đều chạm khắc các câu đối bằng chữ Hán, các xà hiên cũng làm bằng đá, chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt. Sự hòa quyện giữa đôi tay tài hoa của nghệ nhân cùng với nền văn hóa mỹ thuật cổ của dân tộc thế kỷ thứ 13 đã tạo nên những giá trị to lớn cho ngôi đền.

Cũng chính tại nơi đây, hàng năm vào ngày 17/3 âm lịch, người dân làng Văn Lâm, Ninh Hải tưng bừng mở Lễ hội đền Thái Vi để tưởng nhớ công lao các vua đời đầu nhà Trần trên mảnh đất Hoa Lư.

Nằm giữa một vùng non nước hữu tình nên thơ, đền Thái Vi không chỉ là là một ngôi đền cổ linh thiêng từ ngàn xưa, mà đây còn là di tích lịch sử, thắng cảnh vô cùng quý báu, gắn liền với lịch sử triều đại nhà Trần trên vùng đất cố đô Hoa Lư.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Nam Định 🌳 15 Bài Giới Thiệu Nam Định Hay

Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Học Sinh Giỏi – Mẫu 11

Đón đọc văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình học sinh giỏi và tìm hiểu về những giá trị lịch sử, văn hoá của dân tộc qua khu di tích, thắng cảnh đền thờ vua Đinh và đền thờ vua Lê.

Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Trải qua trên 1000 năm lịch sử, Cố đô Hoa Lư là nơi lưu giữ các di tích lịch sử ba triều đại Đinh- Tiền Lê- Lý. Điển hình là đền thờ Vua Đinh và đền thờ Vua Lê là những công trình có giá trị văn hóa, lịch sử để người dân và du khách đến chiêm bái và tham quan, học tập.

Đền thờ Vua Đinh thuộc làng Yên Thượng, xã Trường Yên được tọa lạc trên khuôn viên với diện tích khoảng 5ha, lấy núi Mã Yên làm án, đền quay hướng Đông. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở nơi chính điện Kinh đô Hoa Lư ngày xưa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, nghĩa là bên trong kiến trúc theo kiểu chữ công (Hán tự), bên ngoài kiến trúc theo kiểu chữ quốc. Đường đi trong đền theo hình chữ vương. Các công trình kiến trúc đối xứng nhau theo đường chính đạo.

Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân vào đến lớp thứ hai là nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim theo kiến trúc 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn có xây bốn chân cột trụ cao. Đinh hết chính đạo, qua hai trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xanh, xuang quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m.

Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối. Đây là một long sàng đá đẹp nhất, có giá trị nhất ở nước ta với nghệ thuật chạm khắc đá điêu luyện. Vào những ngày trời mưa rồi tạnh, nhìn mặt long sàng bóng nước, vảy rồng được chạm khắc nổi trên mặt long sàng lấp lánh như dát bạc. Con rồng như đang uốn lượn bơi trong bể nước, in bóng mây trời tuyệt đẹp.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ba toà: Bái đường, Thiêu hương và Chính Cung. Từ sân rồng bước lên là Bái đường gồm 5 gian, kiến trúc độc đáo, thờ công đồng… Ở gian giữa có tấm biển đề ba chữ Hán lớn được sơn son thếp vàng lộng lẫy: “Chính thống thuỷ” (mở nền chính thống). Hai cột có treo câu đối “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo; Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (tạm dịch là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nhà Tống đời Khai Bảo; Kinh đô Hoa Lư như Kinh đô Tràng An của nhà Hán).

Tiếp đến là Thiêu hương theo kiểu kiến trúc ống muống, nơi thờ tự tứ trụ triều đình của nhà gồm: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú và Lưu Cơ. Cuối cùng là Chính cung 5 gian: Gian giữa thờ tượng Vua Đinh được đúc bằng đồng nhưng được sơn son thếp vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, mặc áo Long Cổn, ngồi trong ngai, đặt trên sập rồng đá bằng đã xanh nguyên khối, dáng rất uy nghi, đường bệ. Hai bên có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa.

Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn (hai con thứ của Vua Đinh) đều quay mặt về phía Bắc. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía Nam là con trưởng của Vua Đinh Tiên Hoàng. Đền thờ Vua Vua Đinh Tiên Hoàng là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sỹ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19. Cố đô Hoa Lư được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt năm 2012.

Đền thờ Vua Lê Đại Hành cách đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng khoảng 300m về phía Bắc. Đền năm trên địa phận thôn Trường Yên Hạ, xã Trường Yên nên còn gọi là đền Hạ. Đền được xây dựng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, quay hướng Đông, lấy núi Đèn làm án sau lưng là núi Đìa. Đền thờ Vua Lê Đại Hành nhìn chung có kiến trúc gần giống như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn đền Đinh Tiên Hoàng, đền cũng xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc”.

Quan nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Phía bên phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ “hổ phục” gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng “voi quỳ” được khắc hai chữ Hán “Bất di”.

Qua nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian theo chính đạo kiến trúc đăng đối là là hai dãy nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có 2 hòn non bộ “Phượng ấp”, bên trái là hòn non bộ “Long mã”. Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá còn giữ nguyên được lối kiến trúc và điêu khắc ở thời kỳ Hậu Lê. Đền thờ Vua Lê Đại Hành cũng có ba toà: Bái đường, Thiêu hương và Chính cung. Tất cả các xà, cột, cũng được sơn son thếp vàng.

Đền thờ Vua Lê Đại Hành thấp, có nhiều bức đại tự sơn son thếp vàng nên tạo cảm giác tráng lệ hơn, tối hơn và mang tính huyền ảo hơn. Bái đường có 5 gian, có ba tấm biển lớn sơn son thếp vàng. Tấm biển ở gian giữa đề bốn chữ Hán: “Trường Xuân Linh Tích”. Tấm biển gian bên phải đề ba chữ Hán: “Dương Thần Vũ”. Tấm biển gian bên trái đề ba chữ Hán: “Xuất Thánh Minh”.

Tiếp theo Bái đường là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống. Trong Thiêu hương thờ (Phạm Cự Lượng (người có công với Vua Lê Đại Hành) và Chính cung, năm gian. Gian giữa của Chính cung trên bệ đá đặt tượng Vua Lê Đại Hành, ngồi trong ngai vàng, đầu đội mũ Bình Thiên, nét mặt quắc thước. Gian bên trái tượng Vua Lê Đại Hành là tượng Hoàng hậu Dương Vân Nga còn gọi là tượng Bảo Quang Hoàng thái hậu. Gian bên phải tượng Vua Lê Đại Hành đặt trên bệ đá tượng Lê Long Đĩnh (Lê Ngoạ Triều) là con thứ 5 của Vua Lê Đại Hành và là đời Vua thứ 3 của nhà Tiền Lê.

Đền thờ Vua Lê Đại Hành và đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Hai đền thờ mãi mãi là biểu tượng cho sự tôn kính, biết ơn của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Ninh Bình nói riêng đối với hai ông Vua đã có công lớn trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ 10.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Bài Văn Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Đặc Sắc – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ninh Bình đặc sắc sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị về nhà thờ đá Phát Diệm, một trong những công trình nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm là quần thể nhà thờ Công giáo được các chuyên gia đánh giá đẹp nhất Việt Nam. Công trình là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc đình, chùa phương Đông với lối kiến trúc Gôtic của phương Tây. Công trình còn đặc sắc bởi sự hài hòa âm dương trong từng phiến đá.

Công trình tọa lạc trên diện tích 22 ha ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình). “Kim Sơn” có nghĩa là núi vàng, “Phát Diệm” là tỏa ra vẻ đẹp. Sau khi nghiên cứu kỹ về lịch sử, vị thế của vùng đất, linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu) quyết định chọn Kim Sơn là nơi xây dựng công trình giành cho người Công giáo. Năm 1875, công trình chính thức được khởi công, năm 1898 cơ bản hoàn thành, đến năm 1899, linh mục Trần Lục qua đời.

Theo các tài liệu ghi chép lại, quá trình xây dựng nhà thờ rất khó khăn và được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Nguyên liệu xây dựng chủ yếu bằng đá và gỗ lim được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây… Đá được lấy từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, lấy từ núi Nhồi cách 60 km. Có những cây gỗ nặng 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn nhưng đều được vận chuyển bằng sức người. Tuy khó khăn là vậy nhưng quá trình vận chuyển không xảy ra bất cứ tai nạn nào.

Trong số 11 công trình trong quần thể di tích nhà thờ đá Phát Diệm, công trình Phương Đình, nhà thờ chính tòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) và nhà thờ đá (nhà nguyện trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ) là 3 công trình độc đáo, tinh xảo nhất.

Xung quanh tòa Phương Đình là các cây cổ thụ lớn tạo cho du kháchcảm giác gần gũi, thân quen như hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Phương Đình gồm 3 tầng được dựng lên bởi những phiến đá lớn, có kết cấu tam quan thường thấy trong kiến trúc của người Việt. Tầng dưới lớn nhất được xây dựng bằng đá xanh vuông vắn, chia thành 3 lòng, trong mỗi lòng có một sập đá. Phía trên là những vòm đá được xây dựng kiên cố vừa tượng trưng cho vòm trời, vừa tạo cảm giác thanh thoát.

Giữa Phương Đình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu bằng đa chạm khắc hình ảnh Chúa Jesus và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ 2 treo một chiếc trống lớn. Tầng 3 treo một quả chuông cao 1,4 m, đường kính 1,1 m, nặng gần 2 tấn, xung quanh chuông có 4 nút chuông, tương ứng với 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Chuông được đánh bằng rùi gỗ và đánh theo mùa thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây.

Nhà thờ được khởi công xây dựng hoàn toàn bằng đá, từ nền, tường, chấn song… Bước chân vào nhà thờ đá mọi người sẽ có cảm giác từ trường phát ra từ những phiến đá để cân bằng âm dương có thể chữa bệnh. Phía ngoài nhà thờ là hai ngọn tháp tựa như ngọn Tháp Bút ở hồ Hoàn Kiếm, điểm khác ở đây hình tượng thánh giá thay chỗ cho cây bút. Ngọn tháp ở giữa được chạm trổ rất đẹp, có bức phù điêu với hình trái tim bị đâm xuyên qua là biểu tượng cho trái tim vô nhiễm nguyên tội của Đức Mẹ. Đức Mẹ chứng kiến Chúa Jesu chết nhưng mẹ không khóc bởi vì trái tim mẹ ôm chọn tình yêu thương của mỗi chúng ta.

Bàn thờ Đức Mẹ trong nhà thờ được làm bằng đá và được đánh bóng bằng lá chuối khô. Dưới đôi bàn tay điêu khắc tài hoa của các nghệ nhân, đá biến hóa thành muôn hình vạn trạng, trở nên mềm mại, uyển chuyển. Trên các phiến đá lớn có thể bắt gặp hình ảnh chim phượng, bông sen, ở bức thông phong còn có hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam.

Trung tâm và cũng là điểm nhấn của quần thể là nhà thờ chính tòa. Nhà thờ chính tòa được khởi công xây dựng năm 1891 với tên chính thức là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Bên trong nhà thờ lớn có 52 cột đỡ, sắp xếp thành 6 hàng, chia không gian nhà thờ thành 9 gian. Lối vào nhà thờ và lòng nhà thờ cao vút theo kiến trúc trúc phương Tây, còn kiến trúc phương Đông thể hiện qua cách bố trí cột kèo, các họa tiết chạm trổ hoa văn uyển chuyển, nhẹ nhàng, tinh tế. Điều linh thiêng trong nhà thờ chính tòa là trong nhà thờ đặt 6 phiến đá chìm trên sàn là 6 ngôi mộ của 6 vị giám mục chôn cất bên dưới.

Nhà thờ đá Phát Diệm không chỉ là nơi giáo dân đến cầu nguyện mà còn là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Hàng năm, nhà thờ đá Phát Diệm thu hút số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, khám phá. Nhà thờ đá Phát Diệm là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây

Giới thiệu cùng bạn 15 Bài 🍀 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Hà Nội 🍀 Văn Mẫu Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Ngắn Hay – Mẫu 13

Tham khảo cách hành văn súc tích và sinh động trong bài viết thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình ngắn hay giới thiệu địa danh động Thiên Hà dưới đây:

Động Thiên Hà là một danh thắng nằm ở xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Động Thiên Hà là một di sản thiên nhiên trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Động nằm ẩn mình trong dải núi Tướng, một ngọn núi thuộc dãy núi Tràng An.

Để di chuyển đến động Thiên Hà, du khách có thể từ bản Mường Thổ Hà, xã Sơn Hà sang bến sông Bến Đang đi thuyền rẽ vào dòng kênh nhỏ có chiều dài chừng 1 km. Sau đó tiếp tục bộ hành trên con đường đá dài 500m ven chân núi Tướng để tới cửa động. Khung cảnh sông nước ven đường đi cũng đủ làm cho du khách phải rung động trước vẻ đẹp thanh tĩnh đó.

Núi Tướng có độ cao gần 200m. Ở thế kỷ X, dãy núi này đóng vai trò là bức tường thành thiên nhiên vững chắc bao bọc, bảo vệ kinh thành Hoa Lư, gắn liền với những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa một thời như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, Thửa Ruộng Đấu Lính…đầy oai hùng. Theo truyền thuyết, vua Lê đã triệu tập binh lính ở đây và phong tướng lĩnh, từ đó, núi có tên gọi là núi Tướng.

Vào sâu trong động Thiên Hà, đi qua cửa động cao khoảng 3-4m du khách sẽ được khám phá một hang động có chiều dài 700m bao gồm động khô dài 200m và động nước dài 500m với những hình thù độc đáo, lạ mắt khác nhau khiến du khách không thể không bỡ ngỡ. Động khô tuy không dài nhưng cũng đã làm du khách phải động lòng trước vẻ đẹp như một cung điện dát bạc, dát vàng ẩn mình trong núi đá. Có được vẻ đẹp này là do động Thiên Hà có một khoảng không như giếng trời ở trên mặt động, giúp cho ánh sáng mặt trời có thể chiếu sáng, phảng phất ánh sáng huyền ảo của thạch nhũ ẩn chứa nhiều màu sắc lung linh huyền ảo, thu hút người nhìn.

Ở trong động khô còn có cửa thông lên sườn núi phía nam, được gọi là Giếng trời. Giếng trời rộng và cao khoảng 2,5-3m đổ ánh sáng tự nhiên xuống tận đáy khiến không gian rộng mở và thoáng gió. Vào những ngày nắng vàng, ánh sáng ấy phản chiếu vào các khối nhũ đá, tỏa ra những ánh màu rất huyền ảo và bắt mắt. Khu Giếng trời này còn lưu lại nhiều dấu tích của người Việt cổ, sống cách đây khoảng 7500 – 10000 năm. Tại đây, các nhà khoa học tìm thấy vết tích của nhuyễn thể, công cụ ghè đẽo, mảnh tước của nhóm mắc ma, xương động vật trên cạn… Cư dân ở đây sống và khai thác trọn vẹn trong môi trường biển tiến.

Tầng văn hóa được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong động Thiên Hà cho thấy một bức tranh sinh động về cuộc sống của người Việt cổ với sự thích ứng và sáng tạo của cư dân văn hóa trước và sau biển tiến qua thời kỳ biển thoái trong thời đại Đá mới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, động Thiên Hà là một quần thể hang động sống. Bởi sự phát triển của các lớp địa chất nơi đây vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ. Hệ thống hang động nơi đây hầu như còn giữ nguyên vẹn vẻ hoang sơ với hàng vạn con dơi sinh sống.

Với vẻ đẹp huyền ảo, tráng lệ, khu du lịch sinh thái động Thiên Hà thực sự là “dải ngân hà trong lòng núi” – một điểm nhấn của du lịch hang động ở Ninh Bình để du khách cùng khám phá và chiêm ngưỡng.

Gửi đến bạn 🍃 Giới Thiệu Về Thành Phố Hồ Chí Minh Bằng Tiếng Anh 🍃 10 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Luyện Viết – Mẫu 14

Cùng khám phá một trong bốn ngôn đề linh thiêng của vùng đất kinh đô xưa – chùa, động Thiên Tôn trong bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình luyện viết sau đây:

Chùa, động Thiên Tôn – một trong bốn ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở vùng đất cố đô Hoa Lư, có lịch sử gắn bó ngàn năm với kinh thành Hoa Lư xưa, tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và nằm trong không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn.

Chùa, động Thiên Tôn là một trong bốn “Hoa Lư tứ trấn” ra đời từ rất sớm, được phát hiện vào thời Hùng Vương, Động thờ thần Thiên Tôn, vị thần trong truyền thuyết ở Hoa Lư thế kỷ 10. Đến thời nhà Đường đô hộ, đạo sỹ Cao Biền đã cho xây dựng đền thờ Trấn Vũ Thiên Tôn hòng trấn long mạch đế vương sẽ phát tại vùng này.

Chùa, động Thiên Tôn nằm quay về hướng nam, đây là một trong bốn công trình được xây dựng nhằm trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất cố đô Hoa Lư. Đó là: Đền Thần Thiên Tôn ở phía Đông, Đền Thần Cao Sơn ở phía Tây, Đền Đức Thánh Nguyễn ở phía Bắc và Đền Thần Quý Minh ở phía Nam.

Chùa, động Thiên Tôn thuộc khu vực núi Dũng Đương, thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, cách thành phố Ninh Bình 7km về phía bắc. “Dũng Đương sơn” hay “Vũ Đương sơn” có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh từ trên chảy xuống. Ba chữ “Dũng Đương sơn” cũng được viết dưới cổng vào trong động thờ thánh Trấn Vũ Thiên Tôn. Trấn Vũ Thiên Tôn hay Chân Vũ Đế Quân chính là Huyền Thiên Thượng đế Kim Thuyết hóa thân, với vai trò tổng chỉ huy thiên binh, thiên tướng, được cử xuống trần để trừ yêu, dẹp loạn.

Thiên Tôn là vùng đất “tú thủy kỳ sơn”, địa thế núi sông hòa phối, công thủ vững vàng nên hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã lấy động này làm tiền đồn, vọng gác tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư và là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi vào kinh đô.

Tương truyền, trước khi đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã mang lễ vật vào tế lễ trong động để mong được thần giúp đỡ đánh tan các sứ quân khác. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tập quyền độc lập đầu tiên ở nước ta. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Bộ Lĩnh đã cho sửa đền, tô tượng, sắc phong cho thần là “An Quốc Tôn Thần”, xây dựng nhà Tiền Tế và Kính Thiên Đài là nơi tiếp đón các sứ thần nước ngoài trước khi cho vào bệ kiến nhà vua.

Sau này, khi dời đô ra Đại La, vua Lý Thái Tổ vẫn cho xây dựng ở nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn. Đến thời Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo khu vực này đều được chú ý xây dựng, tôn tạo. Trong động Thiên Tôn hiện vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật thờ tự có giá trị văn hóa, lịch sử như 18 tượng la hán, hệ thống nhang án, bệ thờ bằng đá với các hoa văn “lưỡng long chầu nguyệt”, hình chim phượng, hoa lá… được chạm khắc rất công phu, tinh xảo. Đặc biệt, còn có quả chuông kích thước khá lớn, có bốn núm, phát ra bốn kiểu âm thanh khác nhau, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786).

Chùa và động Thiên Tôn còn là nơi gắn liền với những sự kiện lớn của đất nước. Vào những năm 1930 – 1945, động Thiên Tôn là nơi trú chân của các chiến sỹ cách mạng ở các vùng lân cận như Nho Quan, Gia Viễn, Gia Khánh. Tại đây quân và dân Ninh Bình đã giương cao ngọn cờ, khởi nghĩa chiếm lại chính quyền ở tỉnh lỵ Ninh Bình từ tay phát xít Nhật.

Với giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, tâm linh, năm 1962, quần thể di tích chùa và động Thiên Tôn đã được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử tâm linh cấp quốc gia.

Lễ hội chùa, động Thiên Tôn được tổ chức vào ngày 6 đến 8/3 âm lịch hàng năm.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình Đơn Giản – Mẫu 15

Hồ Đồng Thái sẽ mang đến cho du khách cảm giác bình yên và thư giãn khi đến với nơi đây. Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Ninh Bình đơn giản dưới đây sẽ đưa bạn đọc trải nghiệm địa danh này.

Du lịch Ninh Bình sở hữu nhiều hồ nước mang vẻ đẹp yên bình, lãng mạn. Trong đó phải kể đến khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, nơi có cảnh quan hoang sơ, tự nhiên đem đến một cảm giác yên bình, thoải mái, thư giãn khi có dịp chèo thuyền vãn cảnh nơi đây.

Hồ Đồng Thái là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm trên địa phận xã Yên Đồng, Yên Thái, huyện Yên Mô và một phần thuộc xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Hồ nước nằm ngay bên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ cùng với đó là khá nhiều loại động, thực vật quý hiếm.

Một trong những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến đây đó là chèo thuyền vãn cảnh. Ngồi trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng nước mênh mông, vài gợn sóng khẽ va vào thuyền, tự do tự tại ngắm nhìn không gian thơ mộng, những ngọn núi và mây lãng đãng soi mình trên mặt nước, thả hồn theo gió mát sẽ thấy tâm hồn thật thư thái. Bờ hồ uốn lượn tạo ra những bán đảo với nhiều thung lũng đẹp thơ mộng.

Hồ Đồng Thái mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, bởi không chỉ có làn nước xanh như ngọc, phẳng lặng đầy nên thơ, trữ tình, nơi đây còn có những ngọn núi, quả đồi nhỏ với cây cối rợp bóng. Du thuyền men theo những triền núi sẽ nghe được tiếng chim thánh thót vang lên giữa một khu rừng sinh thái nguyên sơ, như phá tan cả một không gian yên tĩnh của núi rừng, mở ra một thế giới đầy huyền bí.

Khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái là điểm đến lý tưởng cho những ngày nghỉ cuối tuần của du khách, nó quyến rũ người ta bằng nhiều loại hình du lịch thú vị như du thuyền, đua thuyền, cắm trại, săn bắn, du lịch văn hóa – lịch sử,…

Nơi đây xứng đáng trở thành địa điểm thư giãn cuối tuần đầy bổ ích và lý thú.

Tham khảo văn mẫu 🌟 Thuyết Minh Về Lào Cai 🌟 5 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay

Viết một bình luận