Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu ❤️️ 24+ Mẫu Hay ✅ Chia Sẻ Những Mẫu Sơ Đồ Chi Tiết Được SCR.VN Chọn Lọc Và Gợi Ý Dưới Đây.
Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyễn Đình Chiểu Chọn Lọc – Mẫu 1
Giới thiệu đến bạn đọc mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyễn Đình Chiểu Chọn Lọc để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 2
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu, đây là một trong những chủ đề rất quen thuộc mỗi khi chuẩn bị ôn tập cho kì thi.
Tham khảo 🌼 Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu ❤️️10 Bài Hay Nhất
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Về Nguyễn Đình Chiểu Đơn Giản – Mẫu 3
Dưới đây là mẫu vẽ sơ đồ đơn giản được SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc để có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các ý chính.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Đầy Đủ – Mẫu 4
Tham khảo mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Đầy Đủ giúp ích rất nhiều trong quá trình ôn tập của mình.
Đón đọc 🌹 Thơ Nguyễn Đình Chiểu ❤️️ Những Bài Thơ Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Chi Tiết – Mẫu 5
Gợi ý đến bạn đọc mẫu sơ đồ phân tích về sự nghiệp thơ văn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu chi tiết sau đây.
Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu Ngắn Gọn – Mẫu 6
Cùng tham khảo mẫu sơ đồ tóm tắt tiểu sử về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ngắn gọn nhất sau đây.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Mới Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Về Cuộc Đời Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 7
Sau đây là mẫu Sơ Đồ Tư Duy Về Cuộc Đời Nguyễn Đình Chiểu, cùng theo dõi ngay nhé!
Sơ Đồ Tư Duy Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 8
Sơ Đồ Tư Duy Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nguyễn Đình Chiểu, một trong những vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm đến khi bắt đầu ôn tập cho kì thi của mình.
Xem Thêm 🌼Sơ Đồ Tư Duy Về Tác Giả Tố Hữu ❤️️ 7 Mẫu Tóm Tắt Hay
Giới Thiệu Đôi Nét Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu
Dưới đây là bài Giới Thiệu Đôi Nét Về Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi sau đây.
Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Cha ông tên Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, TT-Huế), là thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định.
Tuổi niên thiếu, Nguyễn Đình Chiểu từng chứng kiến cảnh loạn lạc của xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi tại Gia Định. Cuộc nổi dậy này đã khiến cha ông bỏ trốn ra Huế rồi bị cách chức. Năm 1833 cha ông trở vào Nam, đem ông ra gửi cho một người bạn ở Huế để tiếp tục việc học. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế từ 12 đến 19 tuổi. Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, đúng vào năm 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.
Năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn (1849). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc. Đui mù, mất mẹ, hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút… ông đóng cửa chịu tang cho đến năm 1851, ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.
Năm 1854, một người học trò tên là Lê Tăng Quýnh vì cảm phục và mến thương ông, nên đã xin gia đình gả cô em gái thứ năm của mình tên là Lê Thị Điền (1835 – 1886), người Cần Giuộc (Long An), cho thầy… Kể từ đó, gần chục năm sau, ngoài đôi việc trên ông còn sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu, để gửi gắm tình ý cùng hoài bão của mình.
Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định. Ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Cũng tại nơi đây, ông đã sáng tác Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhiều người đánh giá cao.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng bị chiếm đóng, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Tại đây, ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và các lực lượng kháng chiến; từ chối trước mọi cám dỗ của đối phương.
Thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, tiếc thương những đồng bào, bạn bè, nghĩa sĩ đã mất. Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. Người ta kể lại rằng ngày đưa đi an táng, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những người mến mộ ông.
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.
Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Các tác phẩm chính: chủ yếu bằng chữ Nôm
- Truyện thơ dài: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử – Hà Mậu được sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Một số tác phẩm mang nội dung tư tưởng tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau khi Pháp xâm lược.
Nội dung thơ văn:
- Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa: Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế.
- Lòng yêu nước thương dân: Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,… Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
- Nghệ thuật thơ văn: Bút pháp trữ tình nồng đậm hơi thở cuộc sống, đậm đà sắc thái Nam Bộ, lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.
Tham khảo nhiều hơn 🌼Sơ Đồ Tư Duy Việt Bắc, Bức Tranh Tứ Bình ❤️️ 18 Mẫu Ngắn Hay