Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đỉnh Núi Langbiang Đã Níu Chân Bao Du Khách Khi Đến Với Vùng Đất Đà Lạt Mộng Mơ.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Langbiang
Tham khảo dàn ý thuyết minh về núi Langbiang chi tiết dưới đây với hệ thống những ý chính rõ ràng giúp các em học sinh nắm được bố cục và định hướng làm bài.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh núi Langbiang.
- Cảm nghĩ khái quát về núi Langbiang.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu tổng quan về núi Langbiang:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Bao quát khung cảnh chung
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành núi Langbiang:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian phát hiện
c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở núi Langbiang:
- Đặc điểm tự nhiên của núi Langbiang
- Chi tiết cảnh quan của núi Langbiang
d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của núi Langbiang:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Là danh lam thắng cảnh đáng tự hào của đất nước.
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của núi Langbiang.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về núi Langbiang.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Bài Thuyết Minh Về Núi Langbiang – Mẫu 1
Bài thuyết minh về núi Langbiang sẽ đưa bạn đọc khám phá về một trong những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến với thành phố sương mù Đà Lạt.
Một địa điểm mà mọi du khách nên cân nhắc cho chuyến du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng của mình đó là thành phố Đà Lạt – thành phố ngàn hoa. Nơi đây có bầu không khí trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho việc nghỉ dưỡng sau khi làm việc vất vả.
Đỉnh Lang Biang ở Đà Lạt được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Núi Lang Biang thực chất là gồm hai núi là núi Ông và núi Bà. Núi Ông cao 2.124m so với mặt nước biển, núi Bà cao 2.167m so với mặt nước biển. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu một ngọn đồi Ra-đa cao 1.929m. Nếu nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt thì bạn sẽ thấy núi Ông nằm bên phải và núi Bà nằm bên trái.
Có hai cách để lý giải về cái tên Lang Biang. Thứ nhất là tại vì trước kia dân tộc K’Ho gọi núi Ông là Biêng và núi Bà là Klăng. Và hai từ này được người Pháp phiên âm là Lang và Biang. Sau này, người Kinh phiên âm thành Lâm Viên. Và từ đó khi nhắc đến nơi này người ta thường gọi là cao nguyên Lâm Viên hay cao nguyên Lang Biang.
Cách lý giải thứ hai là liên quan đến một câu chuyện tình buồn giữa hai người thuộc hai bộ tộc mạnh lúc bấy giờ ở vùng La Ngư Thượng (Đà Lạt ngày nay) là bộ tộc Lát và Sré. Chàng trai tên là K’Lang, con trai của tù trưởng bộ tộc Lát. Còn cô gái tên là H’Biang, là con gái của tù trưởng bộ tộc Sré. Trong một lần lên rừng hái quả, họ đã tình cờ gặp nhau. Lúc ấy, H’Biang gặp nạn, chàng K’Lang đã dũng cảm cứu cô. Và sau lần đó, dù chỉ mới gặp nhau một lần nhưng họ đã phải lòng nhau và yêu nhau. Tuy nhiên, do lễ giáo hà khắc đã ngăn không cho họ đến với nhau. Và để giữ trọn tình thì hai người họ đã quyết định chọn cái chết.
Trước cái chết của con trai mình, cha của K’Lang vô cùng hối hận và thống nhất các bộ tộc lại thành bộ tộc K’Ho để cho các cặp trai gái có thể dễ dàng yêu nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Khi đến với khu du lịch Lang Biang bạn sẽ thấy nơi đỗ xe của những chiếc xe jeep nằm bên tay trái khi bước vào cổng, còn bên tay phải các bạn sẽ là nơi để mua vé đi xe jeep để lên đỉnh núi. Và để lên đỉnh núi bạn có hai cách để lên. Bên cạnh dó bạn có thể sử dụng xe jeep để lên đỉnh núi. Bởi vì trên đường đi có chút gồ ghề cùng với tốc độ của xe sẽ tạo cho bạn cảm giác mạo hiểm vô cùng thú vị.
Nếu bạn không thích đi xe jeep và thích khám phá, bạn có thể thử loại hình leo núi, một loại hình đang được nhiều bạn trẻ ưu chuộng hiện nay. Khi tham gia bạn sẽ leo núi, đi bộ qua con đường mòn để lên đỉnh núi. Trên đường đi bạn có thể tận hưởng cảm giác đang khám phá trong một khu rừng thông già, cây cổ thụ vô cùng hoang sơ với một bầu không khí trong lành như bạn đang thực hiện một chuyến phiêu lưu thật sự trong rừng. Khi lên đến đỉnh núi các bạn có thể nhìn toàn cảnh Đà Lạt, có thể nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên vô cùng hung vĩ như kết hợp với sương mù nơi đây đã làm cho khung cảnh trở nên huyền ảo như chốn bồng lai.
Ngoài ra tại đỉnh đồi, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh đồi còn có vườn hoa, tượng chàng K’Lang và nàng H’Biang, khu bán hàng lưu niệm,… Nếu bạn thích giao lưu, tìm hiểu hiểu các nên văn hóa của các dân tộc thì bạn nên tham gia chương trình giao lưu, đốt lửa trại và uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Đó chắc chắn sẽ là một kỉ niệm khó quên đối với bạn.
Trong thời gian gần đây, đỉnh Lang Biang đang mở ra trò chơi cảm giác mạnh – dù lượn. Khi tham gia bạn sẽ được đi dù lượn từ đỉnh núi xuống chân núi. Lúc này bạn sẽ có cảm giác như là một chú chim đang tự do vươn đôi cánh của mình để bay đi khắp nơi, một cảm giác thật tuyệt vời. Nếu được bạn hãy cắm trại tại đỉnh núi Lang Biang. Khi màn đêm buông xuống, và đó sẽ là lúc những vì sao tỏa sáng trên bầu trời đêm vô cùng huyền ảo. Và khi bình minh ló dạng bạn vô cùng ngạc nhiên bởi vẻ đẹp thiên nhiên. Lúc này quanh những ngọn núi là sương sớm cùng với ánh mặt trời làm cho khung cảnh trở nên vô cùng “ảo” như trên thiên đàng vậy.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Núi Langbiang Đà Lạt – Mẫu 2
Đón đọc bài giới thiệu về núi Langbiang Đà Lạt và cùng tìm hiểu về ngọn núi gắn liền với vùng đất lãng mạn và thơ mộng này.
Núi Lang Bian nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km về phía bắc. Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du khách yêu văn hoá truyền thống đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam Tây Nguyên.
Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao 2.167m. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết – chàng K’lang và nàng Hơ Bian. Do lời nguyền thù hằn của hai bộ tộc mà hai người đã phải chia lìa. Nàng sau khi chết đã hóa thân thành dãy núi mà người dân tộc Hơ Ho-lạch gọi là Núi Mẹ và sữa từ bộ ngực của nàng đã tuôn tràn thành những dòng suối, dòng thác tươi mát cho đời. Từ đó hai ngọn núi được đặt tên là Lang Bian.
Tỉnh Lâm Ðồng có địa hình không bằng phẳng với 3 cao nguyên: Lang Bian-Ðà Lạt, Ðran-Liên Khương, Blao-Di Linh và một bình nguyên Ðạ Huai-Cát Tiên. Cao nguyên Lang Bian vào đầu thế kỷ 19 vẫn còn là một vùng đất thưa dân, hiểm trở. Người bản địa tập trung trong một số làng, đông nhất là Dankia. Qua một thế kỷ, diện mạo của cao nguyên Lang Bian thay đổi nhiều, trừ một vài nơi như vùng đồi Cù chống hạn. Từ trung tâm thành phố Ðà Lạt, sau 15 phút đi bằng xe máy hoặc xe ôtô, du khách đã có thể đến chân núi Lang Bian huyền thoại nơi có những bản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên như: dân tộc Lát, Chil (Cơ Ho)…
Ngày nay người Lạch đến định cư ở đây nên buôn làng gắn bó với ngọn núi này. Từ tháng 11/1999, khu vực này đã được giao cho Công ty du lịch tỉnh Lâm Ðồng, với tên gọi là khu du lịch Lang Bian. Ðịa hình của Lang Bian rất thích hợp cho kiểu du lịch dã ngoại để tìm một chút hơi lạnh của miền sơn cước.
Tại chân núi có nhiều khu đón khách. Ngoài những cơ sở nghỉ ngơi cao cấp, còn có khu cắm trại và nhiều dịch vụ cần thiết cho du khách. Họ dừng lại đây để nghỉ dưỡng tham quan thắng cảnh. Một số cắm trại qua đêm, quây quần bên ánh lửa với ché rượu cần, nghe những khúc hát cùng những âm thanh của nhạc cụ cổ truyền người Lạch. Họ ăn uống, ca hát, nhảy múa suốt đêm. Ban ngày xem các cô gái Lạch ngồi dệt thổ cẩm, du khách có thể mua những đặc sản của họ như chiếc gùi, những vóc thổ cẩm nhiều màu sắc.
Một số đoàn gồm những thanh niên trẻ, khỏe, thích những trò chơi mới lạ, leo núi, chinh phục đỉnh Lang Bian, dù lượn… Ðối với họ, chuyến đi còn là một thử thách của những người tham gia để vượt qua chính mình. Có ba cách lên tới đỉnh-nơi đặt logo Du lịch Ðà Lạt: đi xe Uoát, đi bộ hoặc leo bằng dây. Ngoài ra còn có một đường xuyên rừng khoảng 2km cũng lên tới đỉnh. Vài năm gần đây, trên đỉnh Lang Bian có loại hình dù lượn, xuống núi bằng dây.
Cảm giác thú vị nhất của du khách là được ngự trị trên đỉnh đồi Rađa cao hơn 2.000m, thả hồn theo những đám mây đang bồng bềnh trôi. Ðứng ở đây có thể ngắm trọn vẹn thành phố Ðà Lạt mộng mơ, hiện ra như một bức tranh thủy mặc, phía tây là hồ Dankia-Suối Vàng trông như một tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi.
Núi Langbiang là một trong những cái tên rất quen thuộc núi chân mỗi du khách đến thăm vùng đất Đà Lạt, một xứ sở mộng mơ, trữ tình.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Langbiang – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Langbiang sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin chi tiết về một danh thắng nổi tiếng của cao nguyên Lâm Đồng.
Cao Nguyên Lang Biang hay cao nguyên Lâm Viên, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km về phía Bắc, là điểm đến mà nhiều du khách không thể bỏ qua trong hành trình đến với thành phố Đà Lạt.
Đặt chân đến Lang Biang, bạn dạo bước trên những triền dốc, đi qua rừng thông bạt ngàn và hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên vô cùng lãng mạn. Trên đỉnh núi Lang Biang, thành phố Đà Lạt bồng bềnh trong sương sẽ thu vào tầm mắt của bạn.
Cao nguyên Lang Biang không chỉ là một thắng cảnh mà còn là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới được UNESCO công nhận năm 2015. Lang Biang cũng là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới đầu tiên tại miền đất Tây Nguyên hùng vĩ. Lang Biang có diện tích 275.439 ha nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi lưu giữ những giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiện hòa quyện với những nét văn hoá đặc sắc của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, nơi được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt của Lang Biang, đây là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách khi đến với Đà Lạt.
Khi du khách đến với Đà lạt ngoài được trải nghiệm khí hậu nghỉ dưỡng mà còn được đi thăm quan một số những điểm hết sức lý thú. Trong đó chúng ta được trải nghiệm lý thú trên đỉnh Lang Biang với độ cao gần 2000m so với mặt nước biển và du khách sẽ được trải nghiệm một bầu không khí trong lành,một tầm nhìn như cảm giác chúng ta sống trên những tầng mây. Trên đỉnh núi này chúng ta tường tận nhìn được hết các phong cảnh của Đà Lạt nói chung và toàn bộ thị trấn. Chúng ta được thưởng thức và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên, cụ thể là những dân tộc hiện nay đang sống ở chân núi Lang Biang.
Từ chân núi Lang Biang, nơi xuất phát du khách có dịp chinh phục hai đỉnh núi thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang với quãng đường khoảng 14km. Lang Biang có hai đỉnh núi để chinh phục, với đỉnh cao 1.950 mét, nhiều du khách thường chọn cách đi bộ, len lỏi men theo đường mòn trong rừng thông để thỏa sức ngắm nhìn hồ Dan Kia có làn nước trong veo.
Còn để lên đỉnh cao 2.169 mét, cái thú là được đi bộ trong khu rừng già nguyên sinh, càng lên cao, cái lạnh càng thấm sâu theo mỗi bước chân. Càng lên cao đường đi càng khó khăn và thu hẹp lại, vài trở ngại nhỏ bắt đầu xuất hiện với những gốc cây mục, dây leo chằng chịt, các tảng đá to lớn, đường dốc khúc khuỷu. Anh Hồng Quân, người con của xứ sương mù này, cho biết: “Khi nhắc tới Đà Lạt là nhắc tới xứ sở Langbiang. Lang Biang là ngọn núi, nơi có rất nhiều câu chuyện tình yêu của người dân sống ở chân núi Lang Biang”.
Khi bạn vào làng Lang Biang, đến chân núi và leo lên đỉnh núi. Cảm giác leo lên đỉnh núi là cảm giác dành cho người trẻ, khi chuẩn bị tinh thần leo núi đó là sự trẻ trung và đầy năng lượng để leo núi.
Với những người thích thử sức và khám phá thiên nhiên thì thường chọn cách đi bộ, tuy nhiên còn có hai phương tiện lên đỉnh núi Lang Biang là đi xe ngựa và xe zeep. Tuy nhiên xe Zeep sẽ đi an toàn và nhanh hơn. Chỉ mất khoảng 10 phút du khách có thể lên tới đỉnh núi. Trên đường đi bạn được trải nghiệm những cảm giác rất là thích thú khi mà đi xuyên qua những rừng thông, bên cạnh đó bạn được đi trên con đường ngoằn nghèo và chứng kiến tay lái rất là lụa sẽ đưa chúng ta hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những trải nghiệm mang cảm giác mạnh.
Lên tới đỉnh núi Lang Biang, trên độ cao 1950m so với mực nước biển vào lúc hoàng hôn, du khách như được đắm mình giữa một biển mây. Đứng trên đây, phóng tầm mắt ra xa, du khách thấy toàn cảnh thành phố Ðà Lạt hiện ra như một bức tranh thủy mặc, cùng với hồ Đan Kia và Suối Vàng trông như tấm lụa đào khổng lồ nổi bật giữa màu xanh bạt ngàn của núi đồi. Chị Chị Mai Lan, khách du lịch ở Đồng Nai, chia sẻ: “Hôm nay chúng em đi hưởng tuần trăng mật. trên đường đi rất là mệt nhưng khi lên đến đỉnh núi Lang Biang này, chúng em thấy hết mệt rồi. Em thấy thật sảng khoái và mát mẻ”.
Khi đến Đà lạt thì đừng nên bỏ qua cao nguyên Lang Biang. Ngoài việc tham quan, ngắm cảnh đẹp, chụp hình lưu lại những khoảnh khắc đẹp nhất thì du khách còn được nghe những câu chuyện tình lãng mạn gắn liền với vùng đất cao nguyên huyền thoại này.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về núi Langbiang, xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Núi Bà Rá 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Langbiang Hay Nhất – Mẫu 4
Tham khảo bài thuyết minh về Langbiang hay nhất với những ý văn đặc sắc và cách diễn đạt khéo léo, cuốn hút người đọc.
Cách trung tâm Đà Lạt 12 km về phía Bắc, thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Lang Biang được đánh giá là khu du lịch sinh thái mang vẻ đẹp hoang sơ thuần khiết nhất của vùng sơn cước, đồng thời cũng được người ta ví như nóc nhà của Đà Lạt, không chỉ vì độ cao trên 2000m so với mặt nước biển của nó mà còn bởi những cảnh đẹp tuyệt diệu nơi đây.
Tại vị trí này, Langbiang cũng vô cùng thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình. Trong không khí tuyệt đẹp của đất trời nơi đây, bạn có thể ngắm cảnh dòng suối vàng uốn lượn như một dải lụa mềm dưới thung lũng, ngắm thành phố Đà Lạt nhấp nhô bảng màu mái ngói. Đà Lạt hấp dẫn du khách không chỉ bởi khí hậu thiên nhiên ôn hòa, không chỉ bởi khung cảnh bát ngát khi trời trong veo và mây trắng bềnh bồng. Đà Lạt ấn tượng và hấp dẫn du khách bởi những con phố mờ sương giăng, quyến luyến, nhớ thương bước chân người lữ khách bởi những câu chuyện tình yêu bồng bềnh, lãng mạn.
Đó có thể là những câu chuyện tình yêu có thật của những đôi trai gái trong thời chiến, gắn liền với những địa danh như Đồi thông hai mộ, Hồ Than thở,…. Nếu là một người đam mê những đoạn tình yêu bay bổng, ưa thích khám phá thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua câu chuyện tình đẹp đẽ, đớn đau tương truyền qua lời kể của dân gian về đỉnh Langbiang khi đến với Đà Lạt.
LangBiang, vốn là hai ngọn núi, là núi Ông và núi Bà. Từ trung tâm Đà Lạt nhìn lại thì có thể thấy bên phải là núi Ông còn bên trái là núi Bà. Hai ngọn núi gắn liền với một câu chuyện tình cảm động, đẹp đẽ nhưng đầy đau đớn của một chàng trai tên Lang và cô gái tên Biang. Họ đã làm nên huyền thoại và gắn mình với câu chuyện của núi rừng Tây Nguyên, của tình yêu nơi cao nguyên, của truyền thuyết về cái tên Langbiang mà ngày nay mọi người vẫn thường gọi.
Ngày xưa, tại vùng La Ngư Thượng (tức Đà Lạt bây giờ) đất đai rất màu mỡ, khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây có nhiều bộ tộc sinh sống, trong đó hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, hùng tráng với một sức mạnh phi thường, có thể hạ gục hàng ngàn con thú dữ. Chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê lại có một người con gái vô cùng xinh đẹp, đến nỗi nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì sắc đẹp tuyệt trần đó, nên trong rừng có hai con rắn hồ tinh đem lòng ghen ghét và tìm mọi cách hãm hại nàng.
Một hôm, nàng vào rừng hái quả thì bọn chúng bất ngờ tấn công. Ngay lúc ấy, chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn liền chạy đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng. Cảm thương trước tấm lòng hào hiệp của chàng trai trẻ, nàng cho biết tên là Biang. Từ đó, chàng Lang và nàng Biang đem lòng yêu nhau. Tình yêu của họ nảy nở như hoa rừng, dịu thơm thoảng những miền đồi núi.
Nhưng tình yêu đẹp đẽ và đắm say ấy lại chẳng thể bình yên và viên mãn như người ta vẫn tưởng. Tin hai người yêu nhau nhanh chóng được lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian. Ông không thể chấp nhận mối tình của con gái với chàng Lang, mặc dù Biang khóc lóc, van xin rất thảm thiết. Nhưng ông vẫn kiên quyết, vì trước đây người Lạch và Srê có thù oán với nhau, nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục, ông Bạp không có quyền thay đổi. Biang tuyệt vọng cho mối tình với chàng Lang, vì thế nàng kiên quyết không bắt ai làm chồng và thề rằng sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang.
Ngày hôm sau, vì quá nhớ thương Lang, Biang vượt qua nhiều cánh rừng để tìm gặp chàng và báo tin cho chàng biết. Họ đau khổ khôn cùng. Biang khóc, nước mắt nàng hòa vào con thác, khiến nó gầm rú suốt ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Biang ngồi suốt ngày này qua ngày khác, mặc cho nắng gió sương đêm. Họ nguyện bên nhau đến khi trút hơi thở cuối cùng. Một ngày kia, cả hai hóa thành tượng. Tình yêu của họ vì thế mà cũng trở nên bất tử.
Tuy nhiên vì là huyền thoại nên mọi người vẫn truyền tai nhau về một diễn biến khác của câu chuyện. Theo đó, vì lời nguyền giữa hai tộc người Lạch và Srê đã khiến họ phải bứt mình ra khỏi lễ giáo khe khắt, rời bỏ làng quê lên miền núi sinh sống. Bình yên cố gắng vun đắp chẳng mấy lại rời đi khi nàng Biang bị bệnh và chàng Lang trở về để đi tìm người giúp.
Mối tình trở nên ai oán hơn khi nàng Biang chết để đỡ mũi tên độc từ người làng nhắm vào người mình yêu thương. Trước nỗi mất mát to lớn khôn cùng, Lang đã đau đớn và khóc ròng rã đến nỗi trút hơn thở cuối cùng, nước mắt chàng chảy thành sông. Nỗi tuyệt vọng và cái chết của hai người là minh chứng về một tình yêu đẹp đẽ, éo le đã khiến cha nàng Biang hối hận vô cùng. Ông đã đứng ra thống nhất các tộc người lại thành dân tộc K’Ho và xóa bỏ lời nguyền để trai gái yêu nhau không phải khổ ải vì nhau tới chết.
Mộ của Lang và Biang dược đặt trên hai ngọn núi, đó chính là núi Ông và núi Bà ngày nay. Người ta cũng lấy tên của hai người ghép thành tên chung cho vùng cao nguyên ấy, chính là Langbiang mà chúng ta vẫn thường gọi nhắc. Hiện nay trên đỉnh khu du lịch Langbiang vẫn còn pho tượng của chàng Lang và nàng Biang để gợi nhắc mọi người nhớ về câu chuyện tình Langbiang. Phải chăng cũng chính bởi thế mà người ta thường ca tụng Đà Lạt là thành phố của tình yêu và Langbiang thì chính là nơi mà những yêu thương dạt dào nhất.
Trên đỉnh núi, không biết có phải do nàng Biang xa xưa gieo hạt hay không, nay ta sẽ thấy một rừng hoa Đỗ Quyên với màu sắc hồng, trắng, tím mà người Lát đã đặt tên là hoa Lang Biang. Bên cạnh hoa Đỗ Quyên là có muôn loài thảo mộc, trong đó chúng ta sẽ gặp rất nhiều loại “phong lan”, nữ chúa của các loài hoa ở đây.
Rừng Lang Biang rất phong phú về chủng loại, trong đó rừng lá rộng, rừng thông, và các loại tre thân nhỏ và những bụi trúc xum xuê. Đặc biệt, trong không gian ấy ta lại được nghe những âm thanh của các loài chim rừng hót vang triền đồi núi. Theo tài liệu sưu khảo người ta ước đoán có trên một trăm loài chim, trong đó có một số loài chim rừng tên gọi được lấy từ tên đỉnh núi Lang Biang, núi của huyền thoại, núi của tình yêu bao đời nay vẫn tồn tại như một giá trị truyền thống của quê hương. Lang Biang còn là biểu tượng ngàn đời của vùng cao La Ngư Thượng.”
Huyền thoại về tình yêu sắt son của chàng Lang và nàng Biang đến nay vẫn còn được lưu truyền. Tình yêu của họ gắn liền với Đà Lạt. Huyền thoại về núi Lang Biang gây cảm hứng cho nhiều người viết văn và làm thơ. Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn khi viết bài “Thơ về Đà Lạt” cũng đã nhắc đến chuyện tình này:
“Mây đi lạc xuống ven hồ cẩm thạch
Là hoang vu tà áo gọi bâng khuâng
Em mong manh tay cầm nhánh hoa hồng
Bước hờ hững dưới pha lê mưa bụi.
Vuông cửa kính lạnh hoen mờ tiếc nuối
Bàn tay lau nghe giá buốt tâm hao
Nhưng thấy em, ta hái đóa chiêm bao
Bỗng nghe tiếng ta gọi em: Đà Lạt!
Có những buổi trăng về từ suối bạc
Đem phong lan trang điểm một trời hương
Đà Lạt của ta trong thần thoại hoang đường
Lang tình tứ đã gặp Biang e ấp.
Anh đã gặp em một lần duy nhất
Đà Lạt em, Đà Lạt vẫn của anh
Tình yêu đẹp như bức tranh thủy mặc.”
Gợi ý cho bạn 🌼 Thuyết Minh Về Núi Cấm 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Langbiang Ngắn Gọn – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về núi Langbiang ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Nếu đến TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, du khách không thể bỏ qua ngọn núi Langbiang huyền thoại, một điểm tham quan hấp dẫn, được ví như nóc nhà của thành phố này.
Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré…thành chung một dân tộc K’Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau. Mộ hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.
Mang vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên, nằm trong lòng thung lũng Lâm Viên, núi Langbiang là sự hiện hữu kỳ vĩ và thu hút đối với những du khách đam mê thám hiểm và chinh phục độ cao. Langbiang là ngọn núi hùng vĩ cao 2169m, được ví như nóc nhà của thành phố Đà Lạt. Núi Langbiang chạy dài với ba ngọn núi chính gồm: núi Ông Khổng lồ K’yut, núi Ông Lâm Viên và núi Bà (Bidup).
Từ thung lũng, du khách có thể đi bộ hoặc đi bằng xe U oát để tận hưởng những phút giây giao hòa tuyệt diệu của thiên nhiên trời đất. Đừng từ trên đỉnh núi nhìn xuống du khách có thể nhìn thấy khung cảnh của toàn thành phố Đà Lạt. Với độ cao như chọc thủng cả vòm trời xanh, núi Langbiang đã trở thành điểm tham quan, du lịch dã ngoại đầy lý thú của khách du lịch.
Khung cảnh thiên nhiên trong lành, rộng lớn và kỳ vỹ tại đây đã khiến mọi du khách đến với LangBiang đều mê mẩn.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Núi Langbiang Chọn Lọc – Mẫu 6
Bài văn mẫu thuyết minh về núi Langbiang chọn lọc sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Cách thành phố Đà Lạt. 12 km về phía Bắc, nằm ở độ cao 2.167m so với mặt biển, núi Lang Biang thuộc địa phận xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, nơi ẩn chứa nhiều truyền thuyết khác nhau của các dân tộc, nhưng ấn tượng nhất là truyền thuyết về một tình yêu say đắm của chàng K’Lang và nàng H’Biang. Họ đã vượt qua các luật tục khắt khe của bộ tộc để được ở bên nhau trọn đời. Lang Biang còn là biểu tượng cho sự hòa hợp, thống nhất giữa các tộc dân vùng cao nguyên này.
Lang Biang là một trong 3 dãy núi cao của Cao nguyên Lâm Viên, ngày nay không nằm trong địa phận thành phố, nhưng lịch sử của nó luôn gắn liền với lịch sử phát triển của Đà Lạt và đồng bào các dân tộc thiểu số của vùng cao nguyên nơi đây. Lang Biang là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’Lang và nàng H’Biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho . Chuyện kể rằng: Ngày xưa, vùng La Ngư Thượng tức Đà Lạt bây giờ đất đai phì nhiêu, cây cỏ tốt tươi, quanh năm khí hậu mát mẻ. Thuở ấy, các bộ tộc ít người còn sống riêng lẻ nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra những cuộc tranh chấp về lãnh địa và phong tục.
Trên vùng Cao nguyên này có 2 bộ tộc mạnh nhất là Lát và Chil. Bộ tộc Lát có một tù trưởng khỏe mạnh, đẹp trai, giàu lòng thương người và có tài chinh phục thú rừng, đó là chàng K’Lang, nhưng đã 20 tuổi mà vẫn chưa có vợ vì không có một thiếu nữ nào trong buôn cảm thấy xứng đáng bắt chàng về làm chồng. Trong một lần vào rừng đi săn, khi đến thác Đankia thấy nàng H’Biang gặp nạn, chàng K’Lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Từ đó, cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Chỉ mấy lần trăng tròn, mà tin con gái của tù trưởng K’Zềnh thuộc bộ tộc Chil sẽ bắt chồng là tù trưởng của bộ tộc Lát đã được lan truyền tới các bộ tộc khác trong vùng.
Thế nhưng, do giữa 2 bộ tộc có mối thù truyền kiếp nên H’Biang không thể lấy K’lang làm chồng. Để phản đối luật tục khắc khe của bộ tộc, nàng Biang đã tìm gặp chàng K’Lang rồi thề nguyền ở bên nhau trọn đời. Hai người ngồi lặng lẽ bên nhau trên đỉnh núi, hết ngày này sang tháng khác. Thế rồi, sau một đêm trời mưa to gió lớn cả hai đã qua đời. Cái chết của chàng K’Lang và nàng Biang khiến các bộ tộc đều xót thương, riêng tù trưởng K’Zềnh vô cùng hối hận, bèn đứng ra kêu gọi bộ tộc Lát, Chil, Sré hợp nhất thành dân tộc K’Ho, xóa bỏ mọi hiềm khích trước đây và cho phép con trai, con gái giữa các tộc được lấy nhau.
Ngọn núi cao nơi chàng K’Lang và nàng H’Biang chết được đặt lên là Lang Biang, tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thủy chung của họ. Từ đó, mỗi năm các bộ tộc lại tụ họp về đây để cúng tế ăn trâu, uống rượu cần và đắp mộ cho hai người. Do đó, ngọn Lang Biang mỗi ngày một cao thêm và là biểu tượng cho sự hòa hợp, thống nhất giữa các tộc dân vùng cao nguyên này.
Cũng có một truyền thuyết khác kể rằng: Để phản đối luật tục, hai người quyết tâm đến với nhau trở thành vợ chồng rồi đi đến một nơi trên đỉnh núi sinh sống. Khi H’Biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng K’Lang đành quay về báo cho buôn làng tìm cách cứu nàng. Người dân của bộ tộc Chil đã lần theo dấu vết để truy sát K’Lang. Kết thúc câu chuyện, H’Biang chết do đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm vào K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đa Nhim (suối khóc) và gục chết bên nàng.
Theo những tài liệu được ghi lại của bác sĩ A. Yersin, người khám phá cao nguyên Lang Biang và khai sinh tiền thân thành phố Đà Lạt ngày nay, từ hàng trăm năm trước, những người Lát, Chil là chủ nhân của vùng Lâm Viên này. Với truyền thống văn hóa lâu đời cộng với điều kiện giao lưu, hòa nhập cùng văn hóa của người Việt, người Pháp, cư dân K’Ho có thêm điều kiện phát huy những nét văn hóa riêng của mình mà không thể pha lẫn với vùng khác. Đây là nét đặc trưng thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, nhà báo, văn nghệ sĩ cũng như hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.
Lang Biang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao; hay cho những ai thích tìm hiểu nét văn hóa cuộc sống của cộng đồng dân tộc nơi đây. Muốn chinh phục đỉnh núi du khách có thể đi bộ theo con đường nhựa, hoặc đường mòn xuyên qua những cánh rừng thông để tận hưởng cảm giác của các vận động viên leo núi, hoặc ngồi xe Jeep – một dịch vụ của khu du lịch đưa khách lên đỉnh khá thú vị với con đường uốn lượn ngoằn ngoèo, như hình trôn ốc men theo triền núi len qua những nóc nhà sàn nhấp nhô bên gốc thông già…
Từ trên đỉnh núi này, bạn có thể thưởng thức cảm giác giao hòa với thiên nhiên và ngắm Đà Lạt từ trên cao. Nhìn về phía Tây, khu Suối Vàng với nhiều nhánh uốn mình như những dải lụa mềm mại giữa màu xanh của rừng thông và những thửa ruộng. Đó còn là nguồn nước tưới cung cấp cho nhiều hộ dân trồng rau dưới chân núi. Đặc biệt trên đỉnh Lang Biang, du khách có thể ngắm nhìn Đà Lạt qua các ống kính thiên văn với những ngôi nhà thấp thoáng trong sương mờ, hay những ngôi biệt thự cổ kính nằm ẩn mình bên những đồi thông thơ mộng, yên tĩnh như một bức tranh sơn thủy hữu tình, tạo cho cho du khách cảm giác như mình đang lạc vào chốn tiên cảnh.
Ngoài ra, hàng đêm dưới chân núi Lang Biang, du khách có thể thưởng thức rượu cần, nhâm nhi đặc sản heo rừng (loại heo nhà) nhưng nuôi thả trong rừng vừa thưởng thức nhiều nhịp chiêng khác nhau, từ tiếng chiêng mừng ngày hội đến chiêng Proh gọi bầy, chiêng Dênh gọi mưa; hát đối đáp dêh kô, dêh reng; đánh đàn T’rưng, thổi sáo, độc tấu khèn bầu, nghe họ kể những câu chuyện và văn hóa của dân tộc.
Người K’Ho tin rằng chính ngọn núi đã phù trợ cho con người sinh sống trong vùng Lâm Viên này cuộc sống no ấm và sức khỏe. Vào ngày đẹp trời, từ thành phố, bạn có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau. Hai đỉnh núi đó còn được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang nằm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tròn sức sống. Lang Biang không chỉ là dãy núi hùng vĩ, nơi bác sĩ A.Yersin khám phá ra Đà Lạt mà còn là xứ sở của những câu chuyện huyền bí và những phong tục lạ.
Với nhiều nét độc đáo của vùng đất nơi đây, Núi Lang Biang đã được xếp hạng di tích Quốc gia.
Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Chùa Keo ☔ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Langbiang Đặc Sắc – Mẫu 7
Bài văn thuyết minh về núi Langbiang đặc sắc đã khắc hoạ được vẻ đẹp của ngọn núi thơ mộng đã níu chân du khách đến với Đà Lạt mộng mơ.
Langbiang – hay núi Langbiang, hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi: Núi Ông và Núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Núi Bà cao 2.167 m so với mặt nước biển, núi Ông cao 2.124 m so với mặt nước biển. Ngoài ra trong khu du lịch còn có ngọn đồi Ra-đa cao 1.929 m, ngọn đồi này cũng là một địa điểm quen thuộc đối với du khách. Nhìn từ trung tâm thành phố Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải. Langbiang được ví như”nóc nhà”của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.
Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H’biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho. Câu chuyện tình của chàng K’lang (người Lát, một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái tên H’biang (người Chil, một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây. Nhà K’lang và H’biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H’biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ.
Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H’biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau.
Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H’biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H’biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc).
Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho.[1] Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Lạc Dương, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Từ dưới chân núi, Langbiang có đầy đủ các dịch vụ du lịch: như nhà hàng, quán ăn, hang lưu niệm.
Đặc biệt, tại đây có dịch vụ xe Jeep đưa khách lên đỉnh khá thú vị. Ngay dưới chân núi, có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí.
Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà ở của dân tộc nơi đây.
Núi Langbiang ột trong những địa điểm du lịch mà mỗi du khách khi tới thành phố Đà Lạt không thể bỏ qua.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Núi Tà Cú 🌟 13 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Núi Langbiang Đạt Điểm Cao – Mẫu 8
Để viết bài thuyết minh về núi Langbiang đạt điểm cao, các em học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài và trau chuốt cho mình những ý văn hay.
Khu du lịch Langbiang nằm về hướng Bắc, cách Tp. Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Lang Biang là tên gọi phổ biến nhất mà mọi người dùng để chỉ hai ngọn núi hùng vĩ với độ cao 2.167m và 2.064m so với mặt biển. Khu du lịch Lang Biang được chia ra làm 5 khu vực: Khu vực đón tiếp, Thung lũng trăm năm, bãi Mimosa, đồi Đankia và đỉnh Lang Biang.
Tương truyền cái tên Lang Biang bắt nguồn từ câu truyện tình của chàng K’lang (tù trưởng bộ tộc Lát) và người con gái tên H’biang (con gái tù trưởng bộ tộc Chil) làm xúc động bao du khách đặt chân đến đây. Do khác bộ tộc nên nàng H’biang không cưới được chàng K’lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi K’lang và H’biang mất, cha của H’biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré… thành chung một dân tộc K’Ho. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Tại Lang Biang, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc. Nơi đây còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh đồi Ra-đa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những ngôi nhà của người dân tộc nơi đây.
Tại đỉnh đồi Ra-đa, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh đồi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,… Từ đây, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây.
Năm 2015, khu dự trữ sinh quyển Lang Biang đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm một vùng rừng nguyên sinh rộng lớn với vùng lõi là Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, nơi được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang được UNESCO công nhận là tiền đề để Lâm Đồng phát triển bền vững thông qua việc khai thác các giá trị tổng hợp của dịch vụ hệ sinh thái mà trọng tâm là phát triển du lịch và dịch vụ, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch, đào tạo, nghiên cứu khoa học về rừng nhiệt đới.
Langbiang là vùng đất cao nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí trời trong mát và đất đai trù phú để lại nhiều lưu luyến đối với mỗi du khách từng đến với nơi đây.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Văn Thuyết Minh Về Núi Langbiang Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về núi Langbiang học sinh giỏi sẽ là tư liệu văn mẫu hay giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Khi loài cỏ hồng hoang dại bắt đầu “pha màu”, cao nguyên Lang Biang bước vào mùa hội.
Cỏ hồng là loài cỏ hoang dại có sắc hồng pha tím, chỉ “pha màu” một lần trong năm vào dịp cuối thu đầu đông. Những năm gần đây, khi nhiều nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên cao nguyên Lang Biang ghi lại những góc ảnh cỏ hồng và chia sẻ qua nhiều kênh thông tin, khiến nhiều du khách trong nước và quốc tế ước muốn tìm về, để được trải nghiệm, chụp hình trên cao nguyên thảo hồng lãng mạn. Theo anh K’Vâng, ngụ huyện Lạc Dương, thường dẫn khách ghi hình tại thắng cảnh đồi cỏ hồng: “Đồi cỏ hồng trong sương mai và ánh nắng nghiêng, sẽ tạo một “khung ảnh” lạ lẫm và thu hút. Đó là khoảnh khắc của nhiếp ảnh và máy quay”.
Vào dịp chớm đông những năm gần đây, cao nguyên thảo hồng Lang Biang đã thôi thúc những bước chân giới trẻ. “Tình cờ, bọn em gặp được thông tin mùa hội cỏ hồng Lang Biang trên mạng và lên kế hoạch ngay. Đến với cao nguyên Lang Biang mùa này rất thú vị, nắng lạnh ngọt ngào và không gian lãng mạn, thiệt không muốn rời xa…”, đôi bạn trẻ Đặng Thanh Thảo và Trương Thanh Khải, đến từ tỉnh Tây Ninh, thổ lộ.
Khác với đôi uyên ương đang kỳ hò hẹn, nhóm bạn chị Nguyễn Thị Huệ, từ TP Hạ Long (Quảng Ninh) đến với phố núi Đà Lạt dịp đầu đông để thưởng thức mùa nắng lạnh nam Tây Nguyên, tình cờ được “gặp” mùa hội cỏ hồng. Đang cùng nhóm bạn ghi hình kỷ niệm trên đồi cỏ hồng nghiêng nắng, chị Huệ cho biết: “Đây là lần đầu bọn mình đến với cao nguyên Lang Biang, thật tuyệt khi gặp mùa cỏ hồng. Không gian ở đây thật lãng mạn, những triền đồi phơn phớt hồng, chắc chắn bọn mình sẽ có những khoảnh khắc đẹp để lưu giữ”.
Khi mùa đông vừa “chớm” trên miền đất bazan, những ngọn cỏ hồng bắt đầu nhô cao, phơn phớt hồng, nhiều đoàn du khách đã tìm về khu vực Đankia – Suối Vàng để tham quan, chụp hình. Còn giới nhiếp ảnh thì chọn “rạng đông”, khi cỏ hồng đã pha trọn màu, khi ánh dương bắt đầu xuyên qua kẽ lá, rọi những tia nắng đầu tiên xuống triền đồi, họ mới “bắt” hình trong khoảnh khắc đẹp nhất.
Khi đó, những giọt sương mai còn long lanh trên ngọn cỏ, sắc hồng nhạt hơn, đồi cỏ lung linh như tuyết… Tôi “thấu” được điều đó khi từng tham quan triển lãm ảnh nghệ thuật “Đà Lạt – thảo nguyên cỏ hồng” của nhóm nhiếp ảnh Đà Lạt, gồm các thành viên Đặng Văn An, Võ Trang, Nguyễn Tất Thắng, Bảo Toàn và Thanh Thúy. Đó là những khoảnh khắc bấm máy, được chọn lựa trong hàng nghìn bức ảnh chụp trong hơn bảy năm qua.
Mùa hội cỏ hồng Lang Biang là sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch thường niên của huyện Lạc Dương, nhằm tôn vinh vùng đất, con người và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên miền đất chất chứa bao huyền tích dưới chân núi mẹ Lang Biang. Trong khuôn khổ mùa hội diễn ra các chương trình, như biểu diễn cồng chiêng và các trò chơi dân gian của người Cơ Ho bản địa; giải đua ngựa không yên; thi sáng tác phim, ảnh nghệ thuật về cỏ hồng…
Đặc biệt, đến với mùa hội cỏ hồng năm nay, du khách được hòa vào không gian văn hóa “Nghi thức lễ cưới truyền thống của đồng bào Cơ Ho”, lần đầu tiên được tổ chức phục dựng. Và một điểm nhấn không thể thiếu, phục vụ du khách tham quan, ghi hình là những không gian “thiên đường cỏ hoa” lãng mạn trên đồi cỏ hồng tự nhiên.
Mùa hội cỏ hồng Lang Biang diễn ra đến khi mùa cỏ tàn phai, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị trên cao nguyên thảo hồng.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Núi Mẫu Sơn 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Langbiang Ngắn Hay – Mẫu 10
Đón đọc bài thuyết minh về núi Langbiang ngắn hay với những ý văn súc tích mà vẫn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Những ngày cuối năm, rất nhiều du khách từ các vùng miền đã đổ về chân núi Langbiang để ngắm và chụp ảnh lưu niệm với rừng mai anh đào nở rộ. Hàng trăm cây mai anh đào nở rộ rực hồng một vùng khiến bao du khách đắm say, chụp ảnh không muốn về.
Triền núi Langbiang cách trung tâm TP Đà Lạt 20 km. Đây là một trong những quần thể mai anh đào tự nhiên đẹp mới được khám phá vài năm trở lại đây. Ngoài ra, vùng ven Đà Lạt như tại các xã Đa Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais, thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) cũng thu hút du khách.
Đây là khu vực ít người biết đến bởi rừng mai anh đào này nằm khuất ở mặt sau của núi Langbiang và đường đi khá khó khăn. Địa điểm này chủ yếu được các nhiếp ảnh gia yêu thích hoa mai anh đào đến săn ảnh. Khác với cách ngắm mai anh đào trong lòng thành phố Đà Lạt mộng mơ với một ly cà phê, mai anh đào tại huyện Lạc Dương nở rộ nằm xen lẫn trong những cánh rừng thông khiến du khách muốn thưởng lãm phải “lặn lội” trên những con đường đất lởm chởm đá.
Mai anh đào là loài hoa đặc biệt tại Lâm Đồng, bởi thân cây giống đào nhưng cánh hoa lại giống hoa mai. Vào tháng 10 hàng năm, những cây mai anh đào tại Đà Lạt và các vùng lân cận bắt đầu rụng lá, ngủ đông. Đến khoảng tháng 1 năm sau thì cây bắt đầu “bừng tỉnh” và nở rộ đón mùa xuân về.
Mai anh đào nở cũng là dấu hiệu của mùa xuân đã về. Cả một “chân trời” mai anh đào nở rộ khiến du khách ngẩn ngơ. Địa điểm chụp ảnh này trước đây rất ít người biết đến. Những cây mai anh đào rở rộ xen giữa màu xanh của rừng thông như tô điểm thêm vẻ đẹp của mùa xuân. Điều này cũng như điểm nhấn, điều níu chân du khách khi đến huyện Lạc Dương tham quan, du lịch.
Quần thể mai anh đào giữa núi rừng Langbiang đua nhau khoe sắc, rực hồng cả khoảng trời trong những ngày đầu năm mới sẽ mang đến cho du khách những trải nghiểm tuyệt vời nhất.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động 🌹 12 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Langbiang Lớp 8 – Mẫu 11
Với đề văn yêu cầu thuyết minh về núi Langbiang lớp 8, các em học sinh có thể tham khảo bài viết mẫu dưới đây để có thêm cho mình những ý văn phong phú hơn.
Dù khách trong nước hay nước ngoài, khi đã đặt chân đến thành phố Đà Lạt mộng mơ, không ai có thể bỏ qua Langbiang, nơi có rừng nguyên sinh hơn 90% và nét văn hóa đặc trưng của người Cơ Ho Lạch. Đến đây, du khách còn được nghe câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái xa xưa đã tạo nên một Langbiang huyền bí và giàu lòng mến khách.
Núi Langbiang cách thành phố Đà Lạt hơn 10 cây số, thuộc địa bàn huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Khách du lịch đến núi Langbiang, ngoài thăm thú phong cảnh hữu tình, thưởng thức những món ăn truyền thống của người bản xứ và không quên khám phá câu chuyện tình lãng mạn đã trở thành truyền thuyết của đồng bào xứ cao nguyên này.
Xưa kia, tại vùng núi này, có người con trai tên K’lang (Tù trưởng bộ tộc Lát) thương người con gái tên H’biang (con gái Tù trưởng bộ tộc Chil). Tình yêu của họ chớm nở đẹp như hoa rừng, lãng mạn như dòng suối ngày đêm róc rách chảy dưới chân núi. Sự khắc nghiệt của tập tục cấm người bộ tộc này lấy người của bộ tộc khác, khiến tình duyên của đôi trai gái trắc trở. Để giữ tình yêu chung thủy, hai người đã quyết định đi đến cái chết để phản đối luật tục hà khắc lạc hậu.
Chứng kiến cảnh đau thương con gái chết cùng chàng trai bộ tộc Lát do tập tục cổ hủ, bố của nàng H’biang ngày đêm hối hận. Để chuộc lỗi với con gái, ông đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré… thành một dân tộc Cơ Ho. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H’biang chết được đặt lên là Langbiang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và mối tình của họ.
Mộ của K’lang và H’biang được đặt trên hai ngọn núi, đó chính là núi Ông và núi Bà ngày nay. “Câu chuyện tình ngày xưa như một nét đẹp văn hóa, xóa đi nhiều tập tục lạc hậu. Bây giờ ở bản làng người Cơ Ho không còn lạc hậu nữa, kinh tế phát triển, cuộc sống mỗi ngày được cải thiện, thanh niên bản này được giao lưu, lấy vợ, lấy chồng bản khác.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần có hàng ngàn lượt khách đến tham quan. Sau khi treo lên đỉnh núi Langbiang ngắm thành phố Đà Lạt trong mây mù bao phủ, nghe câu chuyện tình lãng mạn của chàng trai K’lang và cô gái H’biang, thưởng thức gà nướng than hồng, cơm lam ống nứa, mỗi người có một cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng tất cả đều có một điểm chung: Vui vẻ, tự hào và khâm phục đồng bào bản xứ.
Núi Langbiang không quá lớn để chứa nhiều người, nhưng cũng đủ để hàng vạn, hàng ngàn lượt khách du lịch thập phương đến đây thưởng ngoạn, vui chơi. Đến với Langbiang là đến vùng đất huyền thoại và những người con “da cà phê” thật thà, chất phác. Rời Langbiang, ai cũng có cảm giác gần gũi, thân thương và không quên hẹn một ngày không xa sẽ quay trở lại.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Núi Langbiang Bằng Tiếng Anh – Mẫu 12
Tham khảo bài thuyết minh về núi Langbiang bằng tiếng Anh sẽ giúp các em học sinh có trau dồi vốn từ vựng của mình và luyện tập cách viết đúng của các cấu trúc ngữ pháp cơ bản.
Tiếng Anh:
Langbiang Mountain is one of the oldest tourist attractions in Da Lat City. From the center of Da Lat city, visitors can travel by motorbike or bus for a distance of 12 Km to the foot of the mountain. As one of the highest mountains in Da Lat, Langbiang mountain is considered a special tourist area with the type of picnic tourism, exploring nature, learning about the culture of the people here. Lang Biang is also an attraction for tourists with adventurous interests. At the foot of Langbiang mountain is the settlement of Lach and Chil ethnic villages, which still preserve a lot of traditional culture of the Central Highlands ethnic groups.
Tiếng Việt:
Núi Langbiang là một trong những địa điểm tham quan, du lịch lâu đời bậc nhất tại Thành phố Đà Lạt. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt quãng đường 12 Km đến chân núi. Là một trong những đỉnh núi cao nhất Đà Lạt, núi Langbiang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm. Dưới chân núi Langbiang là nơi định cư của bản làng dân tộc Lach, Chil,.. còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
Đón đọc tuyển tập 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất