Thuyết Minh Về Núi Bà Rá ❤️️ 32+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Một Danh Thắng Nổi Tiếng Của Tỉnh Bình Phước.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Bà Rá
Để giúp các em học sinh định hướng và dễ dàng triển khai bài viết của mình, dưới đây là dàn ý thuyết minh về núi Bà Rá chi tiết với bố cục và hệ thống những ý chính cơ bản cần có.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh núi Bà Rá.
- Cảm nghĩ khái quát về núi Bà Rá.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu tổng quan về núi Bà Rá:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành núi Bà Rá:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian phát hiện
c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở núi Bà Rá:
- Đặc điểm tự nhiên của núi Bà Rá
- Chi tiết cảnh quan của núi Bà Rá
d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của núi Bà Rá:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Là niềm tự hào của đất nước.
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của núi Bà Rá.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về núi Bà Rá.
Đoạn Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá
Tham khảo đoạn văn thuyết minh về núi Bà Rá giúp các em học sinh có được những thông tin cơ bản nhất về địa danh nổi tiếng này của tỉnh Bình Phước.
Từ ngã tư thị xã Đồng Xoài, du khách đi theo Quốc lộ 741 hướng Phước Long chừng 50 km sẽ đến núi Bà Rá. Núi Bà Rá cao 732 m, thuộc huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Ngọn núi được đồng bào dân tộc S’tiêng gọi với cái tên thành kính là “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi thần”.
Đường lên đỉnh Bà Rá trước đây rất hiểm trở, len lỏi qua những khu rừng nguyên sinh dày đặc, dốc đá cheo leo. Bây giờ, đường đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Từ đồi Bằng Lăng, du khách leo khoảng hơn 1.760 bậc tam cấp là lên đến đỉnh. Dọc đường lên núi. Tham quan khung cảnh trên đỉnh Bà Rá sẽ cho du khách cảm giác lâng lâng với nhiều ấn tượng khó quên.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá – Mẫu 1
Khi viết bài văn thuyết minh về núi Bà Rá, các em học sinh cần tìm hiểu những thông tin từ tổng quan đến chi tiết về địa danh này, tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Núi Bà Rá cách thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long khoảng 5 km. Xe khách, xe máy có thể chạy lên đồi Bằng Lăng nằm ở khoảng 1/3 độ cao so với đỉnh Bà Rá. Đường trải nhựa, quanh co khá dốc, hai bên là rừng rậm, thỉnh thoảng có những lạch nước nhỏ chảy tràn qua lộ… Tại đồi Bằng Lăng, dựa vào vách núi có một nhà bia tưởng niệm trang trọng, ghi công các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh.
Núi Bà Rá trong chiến tranh là căn cứ cách mạng, là chiến trường vô cùng ác liệt. Năm 1925, Pháp cho xây tại chân núi Bà Rá một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm. Bên sườn núi phía tây là nơi đội công tác cách mạng núi Bà Rá từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng cho địch. Vào lúc 18 giờ ngày 2-1-1974, quân cách mạng đã đánh chiếm núi Bà Rá và sau đó giải phóng thị xã Phước Long vào ngày 6-1-1975.
Nếu du khách thích khám phá và có sức khỏe thì nên đi bộ theo những lối mòn lên núi. Leo núi Bà Rá sẽ cho bạn nhiều cảm xúc và sự hưng phấn. Nên khởi hành lên núi từ 9 giờ sáng, lúc ấy sương mù đã tan, du khách có thể thưởng thức được toàn cảnh quan chung quanh ngọn núi kỳ vĩ này. Từ nhà bia đi lên núi chừng 30 m có một cây bằng lăng cổ thụ cao gần 50 m, chiều rộng chừng 10 người ôm chưa giáp tay, tàng lá xanh um, dáng vẻ thâm nghiêm.
Để leo núi và có thể nghỉ đêm trên đỉnh Bà Rá, du khách nên trang bị gọn nhẹ với giày vải đi rừng, áo gió và ba lô đựng những vật dụng cá nhân cần thiết cho một chuyến du khảo. Lương thực có thể mang theo như bánh mì, mì gói, thịt cá hộp, nước suối… Nếu không thích leo núi, du khách có thể lên đỉnh bằng cáp treo (được đưa vào sử dụng từ tháng 3-2010). Ngồi trên ca-bin cáp treo ngắm không gian bao la dưới chân núi cũng là cảm giác vô cùng thú vị.
Bây giờ, đường nên núi Bà Rá đã được mở rộng, lát đá thông thoáng. Dọc đường lên núi, cảnh vật hoang sơ, lãng mạn với những rừng trúc, lồ ô xen kẽ với bằng lăng, sao, dầu lông và rừng cây bụi như mua, sim, trâm ổi. Dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng du khách nghe được tiếng chim chìa vôi, họa mi, chích chòe hót ríu rít, vang lên tràng dài và tiếng cu rừng gáy vọng phía triền núi xa. Không khí trên núi rất mát mẻ, trong lành.
Đứng trên đỉnh Bà Rá, ta có thể quan sát một khu vực rộng lớn chung quanh bạt ngàn một màu xanh bất tận. Hồ Thác Mơ mênh mông có diện tích trên 12.000 ha như một mặt gương khổng lồ, phẳng lặng và đẹp như tranh vẽ. Đây là nơi cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Thác Mơ hiện đại. Trên đỉnh núi Bà Rá có tháp ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48 m. Ở đây còn có Miếu Bà là nơi hành hương, cúng viếng của nhiều khách thập phương. Thời chiến tranh, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá một căn cứ quân sự khá hiện đại, dấu tích bây giờ vẫn còn.
Nếu lên núi vào những đêm có trăng (từ mồng 10 đến 20 âm lịch), du khách sẽ thấy mình như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với trăng ngàn, gió núi đẹp hoang sơ và lãng mạn. Khi trời tối hẳn, du khách có thể cùng bạn bè ra sân trước Miếu Bà ngồi trên những tảng đá, ngắm nhìn vầng trăng huyền ảo cùng những ánh đèn lung linh của thị trấn Thác Mơ dưới chân núi. Và, lửa trại được đốt lên, với một cây đàn ghi-ta, bạn đã có thể trải lòng hòa mình với thiên nhiên, bè bạn…
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Ở Bình Phước – Mẫu 2
Đón đọc bài thuyết minh về núi Bà Rá ở Bình Phước sẽ giúp bạn đọc khám phá những điểm thú vị riêng có ở địa danh này.
Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 160 km. Giữa một vùng đồi nhấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp. Núi cao 736m so với mực nước biển, độ cao thực tế tính từ chân núi là 563m.
Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Phường Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Mơ. Núi Bà Rá gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các bộ đội của MTDTGPMN trong khu vực Bà Rá. Dưới chân núi, bên cạnh Phường Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều người cộng sản Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.
Toàn cảnh nhìn từ lưng chừng núi Bà Rá sáng sớm, từ ngã tư thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) theo Quốc lộ 741 nối thị xã Đồng Xoài với huyện Phước Long (Bình Phước) – con đường trải nhựa rộng thênh thang xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn. Đường vắng, cảnh đẹp, không khí mát lạnh làm cho lữ khách phương xa thấy nao nao. Đi chừng 1/3 đoạn đường thì núi Bà Rá đã hiện ra từ xa trong sương mờ huyền ảo. Từ ngã tư Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài) đến chân núi Bà Rá dài 50 km, khoảng một giờ đi xe gắn máy.
Cuộc hành trình chia thành hai đoạn: Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng (nằm ở khoảng 1/5 độ cao so với đỉnh) đường đã được trải nhựa, xe gắn máy và xe ô tô có thể chạy lên đến đây. Ở đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm. Tại đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm thờ các anh hùng liệt sĩ. Đỉnh cao Bà Rá này vốn là căn cứ cách mạng, là chiến trường oanh liệt.
Núi Bà Rá đã được công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia (ngày 4.10.1995). Tại núi Bà Rá có xây dựng hệ thống cáp treo để phục vụ khách du lịch hành hương từ chân núi lên đến đỉnh (hiện đã ngừng hoạt động). Cụm di tích – danh thắng: Núi Bà Rá – thị trấn Phước Long – Thác Mơ (cự ly giữa 3 điểm này cách nhau khoảng 10 km) sẽ được quy hoạch thành vùng du lịch sinh thái – văn hóa – chiến trường xưa – hành hương hấp dẫn của tỉnh Bình Phước.
Từ đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc đá để lên đến đỉnh. Núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 984m, còn núi Bà Rá cao 736m nhưng đường lên núi Bà Rá dốc hơn, khó đi hơn. Có những đoạn dốc hơn 45 độ, phải cố gắng mới bước lên được. Du khách phải bước 1.767 bậc đá để lên đến đỉnh Bà Rá. Đường lên núi khá đẹp, được bao phủ cơ man nào là trúc, lồ ô. Đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi.
Theo lời của nhân dân địa phương, năm 1943 miếu trên đỉnh núi Bà Rá được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầu hiện nay, do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán ” Chúa xứ nương nương” nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này.
Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập, một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500 mét) để bà con tiện đi lại thờ cúng, và cũng từ lúc này Miếu Bà mới có 3 bức tượng thờ. Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di tích lịch sử Bà Rá đã được Bộ Văn hoá- Thông tin công nhận mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, nó không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long.
Hàng năm vào ngày mùng 1,2,3,4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để ” Vía Bà”.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Núi Bà Rá – Mẫu 3
Văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Bà Rá sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, Bình Phước là địa bàn chiến lược quan trọng, lập nên những chiến công hiển hách, ghi dấu ấn đặc biệt vào những trang sử vàng của dân tộc. Một trong những địa danh lịch sử ở Bình Phước là núi Bà Rá. Bà Rá thuộc địa phận phường Thác Mơ (TX. Phước Long), có tổng diện tích 307.325m², cao 732m so với mực nước biển. Theo tiếng Xêtiêng, Bà Rá là Bơnom Brah, nghĩa là ngọn núi thần. Đây là ngọn núi mang trên mình những chiến công nhưng cũng đầy những dấu tích bi hùng của thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Năm 1925, thực dân Pháp cho xây một nhà tù lớn dưới chân núi Bà Rá để giam cầm các chiến sĩ cách mạng và các tội phạm. Nhà tù này có 3 khu: Trại A sát chân núi, giam giữ tù thường phạm; trại B giam giữ nữ tù thường phạm hoặc chính trị phạm, đặt tại trung tâm trại Bà Rá. Năm 1941, Pháp xây dựng thêm trại C để giam giữ tù nhân chính trị. Nhà tù Bà Rá còn là nơi giam giữ hàng trăm tù chính trị bị treo án và khổ sai từ các nơi khác chuyển đến.
Nỗi thống khổ của những tù nhân Bà Rá không sao kể xiết, đau ốm không có thuốc men lại còn bị đánh đập dã man và bị lao động khổ sai. Vì vậy, trại tù trở thành nơi cho những nhà cách mạng hoạt động. Họ đã vận động giác ngộ những phạm nhân trở thành những chiến sĩ cộng sản đi theo con đường của Đảng. Trại tù Bà Rá đã thành lập chi bộ cộng sản để lãnh đạo phong trào và tổ chức nhiều cuộc vượt ngục. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tù nhân Bà Rá đã nổi dậy đập tan xiềng xích trở về chiến khu, hoặc trở về quê hương góp phần giải phóng đất nước…
Gần nhà tù Bà Rá có miếu Bà Rá ( Linh Sơn miếu), dân gian tôn gọi là “Bà Rá hộ quốc linh thần”. Năm 1943, miếu được những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầy nơi đây. Năm 1958, người dân đã dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500m) để tiện đi lại thờ cúng. Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di tích lịch sử Bà Rá.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bà Rá là một căn cứ quân sự hiện đại của Mỹ – ngụy, có cả sân bay trực thăng trên đỉnh núi, kiểm soát toàn bộ vùng miền Đông Nam bộ. Nhưng núi Bà Rá cũng mang trên mình nhiều chiến tích anh dũng kiên cường của quân và dân ta, nhất là bộ đội địa phương thời kỳ chống Mỹ. Bên sườn núi phía tây có hang Dơi, hang Cây Sung, nơi đây đội công tác núi Bà Rá đã từng bám trụ và lập nhiều chiến công.
Hiện nay, ngay tại đồi Bằng Lăng có đền thờ tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong chống giặc ngoại xâm. Trên đỉnh núi có miếu thờ đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà Chúa xứ. Vào các ngày rằm và đặc biệt là ngày vía bà Chúa xứ (24 âm lịch hàng tháng), thường có rất đông khách lên núi dâng hương lễ Phật và viếng bà Chúa xứ.
Quần thể danh thắng quanh núi Bà Rá- Thác Mơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 4-10-1995. Đây là nơi có thắng cảnh đẹp nổi tiếng với công trình thủy điện và hồ Thác Mơ; rừng cây có hệ thực vật đa dạng, phong phú được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào hệ thống rừng đặc chủng. Từ đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc tam cấp bằng đá sẽ lên đến đỉnh núi Bà Rá. Đường lên núi khá đẹp, được bao phủ bởi một màu xanh cây rừng, hai bên đường đi có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Núi Bà Rá còn được biết đến khi hàng năm giải việt dã truyền thống tổ chức vào ngày 6-1 tại đây. Giải việt dã Chinh phục đỉnh cao Bà Rá không chỉ là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia mà còn là giải mang tầm quốc tế. Quy mô của giải ngày càng rộng lớn qua từng năm, thu hút nhiều vận động viên đến từ các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, nhằm thắt chặt tình hữu nghị, giao lưu học hỏi giữa các quốc gia lân cận. Trên đỉnh núi Bà Rá có Đài tiếp vận truyền thanh – truyền hình. Đây là trạm tiếp sóng do Đài Phát thanh -Truyền hình Bình Phước xây dựng, nhằm đưa sóng đến những vùng sâu, xa trong tỉnh.
Đến với Bình Phước và tham quan khu du lịch sinh thái núi Bà Rá -Thác Mơ du khách có thể hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảm nhận gió mát từ hồ thủy điện thổi vào và cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn.
Giới thiệu tuyển tập 🌼 Thuyết Minh Về Núi Cấm 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Giới Thiệu Về Núi Bà Rá Hay Nhất – Mẫu 4
Bài văn giới thiệu về núi Bà Rá hay nhất sẽ mang đến cho các em học sinh những thông tin phong phú để hoàn thành tốt nhất bài viết của mình.
Khu du lịch sinh thái Bà Rá – Thác Mơ được quy hoạch xây dựng tại khu vực núi Bà Rá – hồ Thác Mơ, thuộc địa phận hai phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 160km về phía tây bắc. Nơi đây không những có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với núi, rừng, sông, hồ, thác hòa quyện mà còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, công trình văn hóa có giá trị.
Núi Bà Rá có tổng diện tích 307.325m², cao 732m, được xem là ngọn núi cao nhất ở tỉnh Bình Phước và thứ 3 ở Nam Bộ. Theo tiếng Stiêng, Bà Rá là “Bơnom Brah”, nghĩa là “ngọn núi thần”. Theo truyền thuyết, xưa kia, khu vực núi Bà Rá là một vùng đất bằng phẳng, rồi bỗng nhiên có một mạch nước ngầm phun liên tục làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn. Một vị thần đã dùng một cái nắp úp lên mạch nước này. Cái nắp chính là núi Bà Rá bây giờ.
Nằm giữa một vùng đồi núi thấp, địa hình hiểm trở, cây cối mọc um tùm, vào những năm đầu thế kỷ 20, khu vực núi Bà Rá được coi là nơi “rừng thiêng, nước độc”, không người qua lại. Năm 1925, thực dân Pháp đã xây dựng tại đây một nhà tù khổ sai để giam giữ các tù nhân chính trị và những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án. Sau đó khi tham chiến tại Việt Nam, Mỹ đã tiếp quản khu vực này và cho xây dựng một căn cứ quân sự hiện đại (có cả sân bay trực thăng) trên đỉnh núi với mục đích kiểm soát toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, với ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân Bình Phước, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lần lượt phải rút lui khỏi núi Bà Rá. Hiện nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử liên quan đến hai cuộc chiến tranh này như: nhà tù Bà Rá (do Pháp xây dựng), sân bay trực thăng (do Mỹ xây dựng), hang Dơi, hang Cây Sung, hang bà Bảy Tuyết (nơi mà quân và dân Bình Phước từng cư trú để chống Pháp và Mỹ)…
Với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và dấu tích lịch sử hào hùng, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) đã ra quyết định 568-VH/QĐ-BVHTT ngày 4/10/1995 công nhận núi Bà Rá là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ngày 30/12/2002, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 2535/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Bà Rá -Thác Mơ gồm các phân vùng quy hoạch như: khu vực núi Bà Rá (diện tích 1.300ha), đảo Khỉ trên hồ Thác Mơ (diện tích 200ha) và phạm vi bảo vệ sinh thái toàn bộ vùng núi Bà Rá và lòng hồ Thác Mơ (diện tích 1.000ha).
Song song với đó là việc tôn tạo các di tích nhà tù Bà Rá, hang Dơi, hang Cây Sung, hang bà Bảy Tuyết, chùa Bà Rá; xây dựng mới làng kiến trúc trên đảo Khỉ, làng du lịch, cơ sở lưu trú và ẩm thực trên núi Bà Rá, các bến, trạm thông tin du lịch, hệ thống đền, chùa, tượng Phật; trang bị các phương tiện phục vụ du khách trong khu du lịch; phát triển, bảo vệ rừng, núi Bà Rá…
Đặc biệt là công trình cáp treo núi Bà Rá với chiều dài 2.063m, gồm 32 cabin, chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm 4 cabin, các cabin làm bằng khung vỏ hợp kim nhôm, có 6 chỗ ngồi. Hiện việc tôn tạo các di tích và xây mới công trình cáp treo đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Các hạng mục khác sẽ hoàn thành trong những năm tiếp theo.
Đến với khu du lịch sinh thái Bà Rá – Thác Mơ, ngoài việc chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên biển hồ trên cao nguyên vào buổi bình minh, cùng ngư dân bản địa buông lưới, thả câu vào lúc hoàng hôn hay thưởng thức đặc sản cá lăng, cá chình sông Bé vào buổi tối, du khách còn có dịp tìm hiểu về cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ anh dũng, kiên cường của quân và dân Bình Phước thông qua các di tích lịch sử. Đặc biệt, nếu đến đây vào ngày 6/1 hàng năm, du khách còn có cơ hội tham gia giải việt dã Chinh phục đỉnh núi Bà Rá mang tầm quốc tế, thu hút nhiều vận động viên đến từ các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Để lên đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể đi cáp treo hoặc đi theo hành trình như sau: Từ chân núi, đi xe máy hoặc ô tô theo con đường trải nhựa lên đồi Bằng Lăng – nơi có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ. Từ đây, bước qua 1.767 bậc tam cấp bằng đá với hai bên là màu xanh ngút ngàn của rừng trúc, lồ ô và những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi sẽ lên đến đỉnh – nơi có dấu tích sân bay trực thăng do Mỹ xây dựng, ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước cao 48m, điện thờ tượng Phật Bà nghìn tay.
Từ đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cả một vùng thị xã Phước Long rộng lớn, dưới chân núi là hồ thủy điện Thác Mơ long lanh, in bóng núi non, mây trời.
Việc đầu tư xây dựng khu du lịch Bà Rá – Thác Mơ không những góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn có nhiệm vụ gắn kết các điểm tham quan lân cận như: phường Thác Mơ, nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ, khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập và hệ thống sông, suối, ghềnh, thác, hồ, đập phong phú, tạo nên một quần thể các điểm du lịch hấp dẫn cho Bình Phước.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Ngắn Gọn – Mẫu 5
Tham khảo bài văn thuyết minh về núi Bà Rá ngắn gọn với những ý văn súc tích và giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.
Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.
Ngày nay núi Bà Rá đã được chính quyền xây dựng khang trang nhằm thu hút khách đến thăm quan, thúc đẩy du lịch phát triển. Với cảnh đẹp hữu tình, những giai thoại tâm linh huyền bí, trong những năm gần đây du khách đã đổ về núi Bà Rá khá đông vào các dịp lễ tết.
Khám phá núi Bà Rá, từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy thị xã Phước Long được thu nhỏ trong tầm mắt. Độ Sinh Tự là ngôi chùa nằm trên đỉnh núi, được khách thập phương đổ về bái Phật rất đông vào những ngày đầu năm. Hiện nay, núi Bà Rá đã được đầu tư xây dựng khang trang nhằm thu hút du khách đến thăm quan, thưởng cảnh. Du khách có thể tìm hiểu những câu chuyện kể thú vị về núi Bà Rá qua lời kể của những người dân địa phương chất phát, đôn hậu.
Núi Bà Rá là một trong những điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi đến với tỉnh Bình Phước.
Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Núi Bà Đen 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Đặc Sắc – Mẫu 6
Bài thuyết minh về núi Bà Rá đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý thú vị để bắt đầu bài viết của bản thân.
Từ lâu đời, núi Bà Rá nằm trên địa bàn thị xã Phước Long không chỉ là danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là một ngọn núi linh thiêng, liên quan đến tâm linh, cội nguồn lịch sử, văn hóa của người S’tiêng. Yếu tố văn hóa, tâm linh, huyền thoại được gắn liền với các sự kiện đã hình thành nên quần thể văn hóa – tâm linh liên quan đến ngọn núi nổi tiếng này trong dân gian. Vì vậy, núi Bà Rá đã gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần, trung tâm câu chuyện huyền thoại về vị thần đã có công trong việc hình thành và bảo vệ núi Bà Rá.
HUyền thoại kể rằng ngày xưa có một ông tiên tên là Giang (viết theo chữ S’tiêng là Yang đúng hơn) trấn thủ vùng này từ vùng rừng núi Tây Ninh đến Phước Long, chạy sát biên giới Miên. Vị tiên này có hai người em gái, người chị tên là Lơm và người em là Giêng (viết Jiêng đúng hơn). Mỗi người có một sở thích và cá tính khác nhau.
Bà Lơm thích tu hành, thích lập chùa để cúng bái. Bà Giêng thích ở một mình nơi thanh vắng. Trước hai sở thích ấy, người anh đã chiều và đắp cho mỗi người một quả núi để ở. Bà Lơm là chị thích tu hành và nơi đông người nên ở tại núi Bà Đen (Tây Ninh). Còn Bà Giêng thì ở núi Bà Rá, Phước Long (Lưu Ty, 1972, tr. 42-43).
Có người cho rằng, Bà Đen, Bà Rá và Bà Chúa Xứ (ở An Giang) là ba chị em. Theo kết quả nghiên cứu giả thiết này không có cơ sở. Về mặt không gian văn hóa và tâm linh không có liên quan. Ngọn núi ở An Giang không có mối quan hệ với ngọn núi Bà Đen và Bà Rá (các núi ở An Giang nằm trong dãy núi “Đậu Khấu” bắt nguồn từ biên giới Thái Lan).
Xuôi theo dòng truyền thuyết của người S’tiêng, địa bàn cư trú của người S’tiêng trải dài từ núi vùng Bà Rá, tỉnh Bình Phước đến núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. S’tiêng (Sơdiêng hay Sdiêng) Yau Nhưt (một vị thần khổng lồ) đã xây dựng nên núi Bà Rá và Bà Đen. Yau Nhưt có hai người em gái rất xinh đẹp tên là Mi Jiêng và Mi Lơm (Mi tức là cô, nàng) rất giỏi dệt thổ cẩm (tảng đá lớn giữa chân núi Bà Rá nơi có đường cáp treo đi qua chính là nơi hai em gái vị thần ngồi dệt thổ cẩm).
Yau Nhưt đã đổ 7 gùi đất (gùi cũ) để đắp nên núi Bà Rá (poh Săh Tu). Trước khi đắp núi Bà Rá, Yau Nhưt đã đổ một gùi đất tại khu vực ở cuối thôn 7, xã Long Giang, thị xã Phước Long ngày nay, người S’tiêng gọi núi đó là Bơnâm con Brăh, nghĩa là “núi con thần” hay còn gọi là Bơnâm Săh Tu (núi gùi cũ: đất đựng trong gùi cũ; núi mọc bên suối Săh Tu).
Lý do vị thần Yau Nhưt thay đổi địa điểm (không chọn suối Săh Tu) là khi vị thần đo khoảng cách từ núi Bà Đen đến núi Bà Rá không đủ 7 cây gậy (poh toong bơr nos – cây gậy của vị thần dùng để thụt canh). Trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người S’tiêng, 7 là con số may mắn, con số tâm linh. Phải chăng, vì lý do đó mà vị thần khi xây dựng núi Bà Rá đã đổ hết 7 gùi đất, chọn kích thước “7 cây gậy” để làm khoảng cách từ núi Bà Đen đến núi Bà Rá.
Người S’tiêng Bu Dêh (vùng Bình Long, Hớn Quản) thì cho rằng: Ngày xưa vốn chỉ có một núi Bà Rá, nhưng do hai chị em tranh nhau lấy chồng. Người em gái xinh đẹp hơn nên được người đời quý mến hơn, người chị ghen tức và đuổi người em đi. Người em ra đi chỉ mang theo một gùi đất, dọc đường người em dừng chân tại xã Phước An, huyện Hớn Quản, đất bị rơi rớt tạo thành Bnâm Roh (Núi Gió ngày nay). Người chị lấy cây gậy đo khoảng cách từ núi Bà Rá đến nơi ấy thấy vẫn gần, người chị lại tiếp tục đuổi em đi. Người em đi mãi đến tận Tây Ninh và dựng núi Bà Đen.
Dù là truyền thuyết nửa người nửa thần, dù là chị hay em đang ngự trị trên núi Bà Rá, việc xây dựng công trình miếu Bà có ý nghĩa, giá trị quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa và tâm linh (trong đó có công của những người bị tù đày tại Bà Rá trong thời kỳ chống thực dân Pháp). Trước khi người S’tiêng theo đạo, trong các sự kiện nghi lễ tín ngưỡng truyền thống, người S’tiêng luôn khấn mời các vị thần trong vùng như: thần Sông Bé, Thác Mơ, Thác Mẹ và không thể quên thần núi Bà Rá.
Trong cuộc sống, người S’tiêng thường kể về sự giỏi giang của hai nữ thần để giáo dục con cái (hai nữ thần rất giỏi dệt vải). Trong hôn nhân, những cô gái chảnh chọe thường bị cha mẹ mắng bằng câu “ay klanh y bêi Mi Jiêng, Mi Lơm” (con nghĩ mình đẹp như cô Jiêng, cô Lơm chắc). Hoặc những người con trai kén vợ cũng bị cha mẹ mắng bằng câu “nar kơi may pơs sai klanh ur y bêi Mi Jiêng, Mi Lơm” (mai mốt xem con cưới vợ có đẹp như cô Jiêng, cô Lơm không?). Có thể thấy, ngoài yếu tố tâm linh, hình ảnh hai nữ thần đã in sâu vào tiềm thức của cộng đồng người S’tiêng.
Để phát huy tốt giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh của núi Bà Rá nói chung và miếu Bà nói riêng, qua trao đổi, giới thiệu đầy đủ hơn về ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh của miếu Bà (Bà Rá), mối liên hệ giữa hai nữ thần (núi Bà Đen và núi Bà Rá) để tránh những cách hiểu không thống nhất, thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tâm linh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Bình Phước nói chung và Phước Long nói riêng.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 💕 15 Bài Đặc Sắc
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Để viết bài văn thuyết minh về núi Bà Rá đạt điểm cao, các em học sinh cần luyện tập và trau chuốt cho mình một văn phong hay, để lại nhiều ấn tượng với người đọc.
Núi Bà Rá (TX Phước Long, Bình Phước) được đồng bào S’tiêng gọi với cái tên thành kính: “Bơnâm Brah”, có nghĩa là “Núi Thần”. Bơnâm Brah không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào S’tiêng, mà còn là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước.
“Từ bao đời nay, Bơnâm Brah không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là một ngọn núi thiêng, gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, cội nguồn lịch sử của người S’tiêng, gắn liền với 2 cuộc kháng chiến của nhân dân tỉnh Phước Long xưa”. Ông Điểu Đố, một trong những người dân địa phương tỏ ra rất “am tường” về tộc S’tiêng của mình và “thuộc lòng” truyền thuyết về Bơnâm Brah, đã cho biết như thế. Ông cũng là người cùng đồng bào tiếp tế cho cán bộ, giấu cán bộ trong chiếc ché quí của gia đình.
Theo lời người dân địa phương kể, núi Bà Rá do một vị thần của người S’tiêng là Yâu Nhứt tạo ra sau khi tạo ra núi Bà Đen (Bơnâm Mi Đen) của tỉnh Tây Ninh. Đó là một vị thần khổng lồ, bàn tay của vị thần biến những vạt núi thành rẫy, biến sắt thành bẫy, biến tre nứa thành cung tên. Cung tên của ngài khiến con hổ không dám bước, con hươu không dám chạy, Ngài có sức mạnh kinh thiên động địa. Tương truyền ngài Yâu Nhứt có hai người em gái rất xinh đẹp tên là Mijiêng và MiLơm rất giỏi dệt thổ cẩm, tảng đá lớn giữa chân núi Bà Rá nơi có đường cáp treo đi qua chính là nơi hai em gái vị thần ngồi dệt thổ cẩm.
Nguyên do khiến thần Yâu Nhứt tạo ra núi Bà Rá là vì một cô gái. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa vùng này chỉ có rừng rậm bạt ngàn, không có đồi núi cao trập trùng như ngày nay. Trong rừng, đủ loại thú dữ, thường xuyên đe doạ mạng sống của con người, phá hoại mùa màng. Người dân sống trong vùng không dám lên nương, không dám vào rừng hái củi, hái măng, không dám lội suối bắt con cá, gùi nước về dùng. Vì ai cũng sợ đàn thú dữ trong rừng bất ngờ xổ ra, vồ mất xác.
Từ năm này qua tháng nọ, người dân sống trong sợ hãi tột cùng. Khi đó, trong vùng có một cô gái S’tiêng vừa tuổi trăng tròn, xinh đẹp, tinh khiết như một bông hoa rừng, khiến ai nhìn cũng ngây ngất. Nàng là niềm tự hào của tất cả người dân trong vùng. Một lần, nàng vô tư ra suối hái hoa, chơi đùa với bầy ong bướm, và bị đàn cọp đói từ trong rừng lao ra xé xác. C
ái chết thương tâm của cô gái đẹp không chỉ khiến cả làng đau buồn, mà còn động đến lòng trắc ẩn của của núi rừng, cây cỏ và thần linh. 2 cô con gái xinh đẹp của thần Yâu Nhứt đòi cha phải bảo vệ dân làng trước đàn thú dữ. Và sau đó, những bức “tường thành” núi đồi, sông hồ hình thành, ngăn cách đàn thú dữ với dân làng.
Hiện nay, lên núi Bà Rá đã có cáp treo, rất nhàn nhã, nhưng du khách vẫn có thể leo 1.767 bậc thang đá lên đỉnh. Núi Bà Rá cao 732m, đường lên núi dốc và khó đi. Có những đoạn dốc hơn 45 độ. Dọc đường lên, có rất nhiều cây cổ thụ ước chừng vài trăm tuổi. Mặc dù khá mệt, nhưng lên đến đỉnh, trong chốc lát, mệt mỏi tan biến.
Người địa phương còn cho rằng nhờ có thần linh phù hộ mà đồng bào S’tiêng mới bảo vệ được hàng trăm lượt cán bộ cách mạng về hoạt động bí mật trên núi Bà Rá khỏi sự truy sát của giặc Pháp rồi sau này là giặc Mỹ. Đồng bào S’tiêng không chỉ tiếp tế lương thực, vũ khí, súng đạn, nuôi giấu cán bộ mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu cùng bộ đội.
Vết thương chiến tranh trên mảnh đất Phước Long đã lành. Những bãi mìn, dây thép gai, trận địa pháo… ngày xưa và những con đường lầy lội, hố sâu do bom cày, đạn xới thuở nào nay nhường chỗ cho những con đường rải nhựa và những dãy nhà mới san sát mọc lên. Thế nhưng vẫn còn đó những chứng tích như cây khế trăm tuổi, những thân cây rừng già loang lổ vết đạn găm, vườn cây của nữ tướng Nguyễn Thị Định… và đặc biệt là ngọn núi Bà Rá lịch sử, sừng sững với thời gian, nhắc nhở về một thời oanh liệt của dân tộc.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Chọn Lọc – Mẫu 8
Văn mẫu thuyết minh về núi Bà Rá chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu hay cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần”, núi còn có tên là Bà Rá. Ngọn núi ấy là địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân Phước Long trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, được bộ Văn hóa-Thông tin công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa ngày 20/4/1995. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ cùng với miếu Bà linh thiêng trên đỉnh núi, quần thể núi Bà Rá còn là một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút du khách.
Những năm đầu của thế kỷ hai mươi, Bà Rá còn là chốn “thâm sơn cùng cốc”, do vậy năm 1925, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn để giam cầm chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án và cả tù thường phạm khác. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân nhưng với tinh thần quật cường, ý chí kiên định các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đối đầu với chúng, thành trường học cộng sản và tuyên truyền giác ngộ một số tù thường phạm, hướng họ về phía cách mạng.
Với địa hình hiểm trở, Bà Rá còn mang trên mình bao chiến tích oai hùng, bên sườn núi phía Tây có hang Dơi, hang Cây Sung, Hòn Đá Đen nơi đây đội công tác núi Bà Rá đã từng bám trụ và gây nhiều nỗi kinh hoàng sợ hãi cho địch. Những tên tuổi đã gắn liền với Bà Rá: anh Tám Lực, chị Bảy Tuyết, anh Tám Phụng, anh Bảy Thỏa… đã ghi biết bao chiến công vào những trang sử Phước Long vẻ vang.
Những cán bộ lâu năn ở đây cho biết: Hồi đó Tiểu đoàn 168 đóng ở Hang Dơi, với phương châm “đêm là của mình, ngày là của địch” nên cứ ban đêm là chúng tôi mò xuống hoạt động, đánh phá địch ngày lại rút về. Địa bàn chúng tôi đóng quân rất nguy hiểm, trên đỉnh là căn cứ của địch, dưới chân núi cũng là địch, chúng tôi ở giữa, phải hoạt động hết sức bí mật và cẩn trọng.
Trong chiến tranh quân đội Mỹ, xây dựng trên đỉnh Bà Rá căn cứ quân sự rất hiện đại, có cả sân bay trực thăng, để kiểm soát toàn bộ vùng miền Đông Nam bộ. Có những thời kì địch kiểm soát nghiêm ngặt chúng tôi không bắt được liên lạc với cơ sở phải ăn củ chụp, quả sung để chiến đấu qua ngày, rồi những trận sốt rét rừng đã cướp đi biết bao sinh mạng của đồng đội”.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, thế nhưng đội công tác Bà Rá vẫn luôn bám sát địa bàn, đêm đêm các chiến sĩ lại tìm đường vào các vùng đồng bào làm công tác tuyên truyền, vận động cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang trong nhân dân. Những hoạt động của các lực lượng vũ trang, các cơ sở cách mạng trong đồng bào các dân tộc và công nhân cao su ở vùng Bà Rá – Phước Long (huyện Sông Bé) đã diễn ra sôi nổi, gây cho quân địch và tay sai những thiệt hại cả về người và vũ khí.
Bà Rá – Phước Long trở thành mối đe dọa đối với địch, tay sai ở khu vực này. Khiến chúng phải tăng thêm quân, và các đội biệt kích, lập thêm đồn bót ở Bà Rá – Bù Đăng – Đồng Xoài. Song lực lượng kháng chiến của ta ở đây đã từng bước phát triển, đồng bào các dân tộc ở đây đã hướng về cách mạng, phong trào yêu nước và cách mạng của các tầng lớp nhân dân ở đây đã góp phần tích cực vào việc đánh bại những âm mưu thủ đoạn chiến tranh của địch qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long, mở đầu cho quá trình giải phóng miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiến tranh đã qua đi, Bà Rá ngày nay không còn là chốn “thâm sơn cùng cốc” mà trở thành một địa điểm du lịch thắng cảnh nổi tiếng ở Đông Nam bộ, nằm ngay trong thị xã Phước Long. Tại đây, để tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ và đồng bào tử nạn chính quyền địa phương đã cho xây dựng Nhà bia rất trang trọng.
Du khách đến Bà Rá có thể đến thắp nén nhang tri ân tại đồi Bằng Lăng để một phút lắng lòng với những hy sinh của những người con dân tộc. Từ đây du khách tiếp tục cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi Bà Rá với 1.767 bậc tam cấp. Núi Bà Rá chỉ cao 732m nhưng đường lên núi dốc và khó đi. Có những đoạn dốc hơn 45 độ, phải cố gắng mới bước lên được. Đường lên núi khá đẹp, được bao phủ cơ man nào là trúc, lồ ô. Đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cây cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi.
Ở lưng chừng núi có thể thấy rất rõ lòng hồ thủy điện Thác Mơ nên thơ và huyền thoại. Huyền thoại vì có những truyền thuyết đầy bi tráng đã đi vào sử thi của những mối tình thấm đẫm nước mắt của những chàng trai, cô gái Stiêng. Huyền thoại vì công sức dời non lấp biển của người Bình Phước đã biến hồ Thác Mơ rộng 12.000ha thành nhà máy thủy điện tầm cỡ quốc gia, cung cấp điện và nước cho một vùng rộng lớn.
Lên đến đỉnh, mỏi mệt tan biến, do không khí quá mát mẻ và cảnh trí thiên nhiên trải ngút ngàn, từ đây có thể nhìn thấy cả một vùng bình nguyên của tỉnh Bình Phước. Trên đỉnh núi Bà Rá là Miếu Bà (hay còn gọi là Linh Sơn Miếu) phụng thờ chúa xứ Nương Nương (Bà chúa của vùng núi Bà Rá) được mọi người truyền tai nhau rất linh thiêng. Do đó Núi Bà Rá không chỉ tượng trưng cho nét đẹp thiên nhiên mà còn có nét đẹp linh thiêng của tôn giáo tín ngưỡng. Tại đỉnh núi này còn có ngọn ăng ten của trạm tiếp vận phát sóng khu vực Đông Nam bộ, cao 48m.
Rừng của núi Bà Rá là khu rừng đặc dụng của tỉnh, được Chi cục Kiểm lâm gìn giữ nghiêm ngặt, nên còn đủ các loại gỗ quý đặc trưng của rừng nhiệt đới như: Cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật, sao, dầu, bằng lăng… Ngoài ra, rừng còn nhiều loại thú quý như beo, chồn, nhím, vượn, khỉ… Rồi những tảng đá to nằm chơ vơ trên mặt đất, hay nằm chồng lên nhau tạo nên những hang đá là căn cứ địa cách mạng gắn liền với những chiến công vang dội một thời.
Để đánh thức tiềm năng du lịch ở Bà Rá chính quyền cũng đã cho xây dựng ở đây một hệ thống cáp treo từ chân núi lên đến đỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách trong và ngoài nước.
Đón đọc tuyển tập ☔ Thuyết Minh Về Chùa Keo ☔ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Sinh Động – Mẫu 9
Với bài văn thuyết minh về núi Bà Rá sinh động dưới đây, các em học sinh sẽ tham khảo được cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh.
Miếu Bà Rá toạ lạc trên đỉnh núi Bà Rá, thường được gọi tắt là miếu Bà, còn có các tên gọi khác là Linh Sơn miếu hay miếu Bà Sơn Giang. Miếu Bà ra đời từ thời Pháp thuộc, có hoạt động lễ hội mang đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, truyền thống người Việt ở Nam bộ. Đồng thời ghi dấu truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Theo tài liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và lời kể của những người dân địa phương sống lâu năm, thuở xa xưa vùng đất phía Bắc Biên Hòa và Bắc Thủ Dầu Một (tức phía Bắc tỉnh Sông Bé, trong đó có Phước Long), vùng Phước Long – Bà Rá là vùng đất hoang vu, hiểm trở thuộc địa bàn cư trú tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số: S’tiêng, M’nông, Châu Mạ, Châu Ro… Thời Pháp thuộc, Phước Long là quận Bà Rá thuộc tỉnh Biên Hòa mà chúng thường gọi với cái tên mỉa mai “xứ mọi cà răng, căng tai”. Pháp xem vùng này là “rừng thiêng nước độc” và biến thành nơi đày ải những người chống đối chính quyền và bắt lao động khổ sai phục vụ tư bản đồn điền.
Thực dân Pháp cho lập Nhà tù Bà Rá với một địa thế xa xôi hẻo lánh, rừng núi âm u, xung quanh đầy thú dữ. Chúng hy vọng những tù nhân bị giam giữ ở đây sẽ không còn đường trốn thoát. Bọn chúng thực hiện chế độ lao tù rất tàn bạo. Hằng ngày, tù nhân phải làm việc rất nặng nhọc, luôn bị đánh đập, đối xử tàn tệ. Đa số người chết không có hòm, rương, quần áo. Khủng khiếp hơn, bọn cai tù hay đánh bằng lưỡi lê hoặc trói tù lại cho chó béc-giê nhảy vào cấu xé. Hầu hết tù nhân đều bị sốt rét, kiết lỵ, người nám đen, đầy vết roi khắp cơ thể.
Theo số liệu thanh tra của L.Squillon lập tháng 6-1942 về Nhà tù Bà Rá có viết: “Hiện tại nhà tù có 925 tù nhân do hai giám thị Rigand và Henry với 67 lính cai quản. Trong số tù nhân đó, có 376 lao động tạp dịch, 86 người khác bị điều đi mở đường, 14 và 66 người bị đày đi hầm than, nung gạch, làm mộc, làm hồ…”.
Ở vùng đất Bà Rá – Phước Long lúc này có Chúa Xứ Nương Nương được biết đến qua truyền thuyết là người cai quản vùng đất Bà Rá – Phước Long, nổi tiếng là linh thiêng đã giúp đỡ, che chở người dân nơi đây. Với tấm lòng tôn kính, cầu mong có cuộc sống tự do và ổn định, năm 1943, những người mộ phu và các tù nhân ở Nhà tù Bá Rá đã xin chính quyền thực dân cho dựng miếu thờ để tạ ơn bà Chúa Xứ Nương Nương và được Sở mật thám Pháp chấp thuận.
Cùng thời gian đó, thực dân Pháp đã ra tay giết hại 4 chiến sĩ cách mạng không rõ danh tính bằng hình thức chôn sống tại Cây Cầy. Để tưởng nhớ đến sự hy sinh đó, các “tù nhân” và nhân dân đã đưa hương hồn các chiến sĩ cách mạng vào miếu thờ tự, cúng bái nhưng không đặt bài vị vì sợ cai ngục. Lúc này miếu không có tượng thờ, chỉ làm 3 miếng gỗ nhỏ để làm bài vị thờ tượng trưng ghi 4 chữ Hán “Chúa Xứ Nương Nương”. Miếu có kích thước 1,5mx2m bằng gỗ, lợp tranh. Miếu lúc này có tên gọi là miếu Bà.
Năm 1956-1957, khi tỉnh Phước Long được thành lập, dân cư đông đúc, người đi lễ miếu ngày càng nhiều. Do đường đi vào miếu không thuận tiện và được sự đồng ý của chính quyền địa phương lúc bấy giờ nên một số người dân đã di dời miếu Bà lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500m) để dân chúng tiện đi lại thờ cúng. Đến địa điểm thờ mới, một số bá tánh đã cúng 3 tượng thờ (tượng bà). Từ lúc này, miếu mới có tượng thờ. Di dời về nơi tọa lạc mới nhưng miếu Bà vẫn chưa có hoạt động lễ hội.
Mãi đến năm 1962, hoạt động lễ hội được diễn ra tại miếu và duy trì đều đặn hằng năm đến nay. Năm 1995, Hội đền Đức Thánh Trần đứng ra quyên góp xây dựng miếu bằng xi măng, nền lát gạch bông, mái lợp ngói. Năm 2001, Công ty TNHH Mỹ Lệ cùng một số doanh nghiệp trong vùng đứng ra xây dựng chính điện mới có diện tích 225m2 bằng xi măng cốt thép, mái lợp ngói, năm 2009 xây cổng tam quan của miếu. Đến năm 2013, miếu Bà được nâng cấp, tu bổ, chỉnh trang lại khang trang, phù hợp địa hình, hài hòa cảnh quan và thuận tiện về giao thông.
Còn di tích miếu Bà tại nơi phát tích (Cây Cầy) hiện tọa lạc trên khuôn viên đất có diện tích hơn 4.500m2. Tại đây năm 1943, thực dân Pháp và tay sai đã chôn sống nhiều tù chính trị bị tù đày ở Bà Rá. Sau giải phóng, UBND huyện Phước Long (nay là thị xã Phước Long) đã dựng bia tưởng niệm với nội dung: “Bia tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng bị thực dân Pháp tù đày năm 1940-1945 tại Bà Rá đã hy sinh, chôn cất nơi đây”. Đến năm 2004, với sự tài trợ của Công ty TNHH Mỹ Lệ, chính quyền địa phương cùng người dân trong huyện đã trùng tu, nâng cấp các hạng mục miếu và nhà bia quy mô khang trang hơn.
Thờ Mẫu ở miếu Bà là loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam bộ. Đạo Mẫu đã đi vào cuộc sống người Việt Nam nói chung và cư dân Nam bộ nói riêng như một lẽ tự nhiên với sự sùng bái, tôn kính đặc biệt. Người ta tìm đến nơi này như tìm về cội nguồn, tìm đến sự che chở, như một thứ tình cảm đặc biệt đầy thiêng liêng, giúp họ xua tan nỗi nhọc nhằn, băn khoăn hằng ngày, những bất hạnh, khổ đau và hướng về sự bình yên, may mắn.
Từ thành phố Đồng Xoài di chuyển theo đường ĐT741 đến thị xã Phước Long ngày nay 40km thì gặp miếu Bà. Di tích nằm ở khu dân cư, sát đường ĐT741, đối diện Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Phước Long thuộc khu phố Bình Giang 2, phường Sơn Giang.
Khi người Việt vào khai phá vùng đất Nam bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn cội từ quê cha đất tổ được lưu dân tiếp tục phát triển ở vùng đất mới. Ở Nam bộ, truyền thống trọng nữ được người Việt sáng tạo và phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Nam bộ, nổi bật là thờ Bà Chúa Xứ ở núi Sam (tỉnh An Giang), thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) và thờ Bà Rá ở Sơn Giang (thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước).
Ba vị thánh Mẫu quan trọng nhất ở Nam bộ được đặt ở vị trí đặc biệt, trên 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ, là vùng tiếp giáp biên giới. Chính tâm thức của người dân có nhu cầu, có khát vọng về một cuộc sống bình an, hạnh phúc đã dẫn đến việc đặt vị trí thờ tự như trên.
Tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần xây dựng và tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam truyền thống. Đó là hình ảnh về bà mẹ xứ sở: bà mẹ rừng, mẹ đất, mẹ nước mang ý nghĩa vũ trụ, che chở cho những đứa con trần gian. Đó là hình ảnh thực về những người mẹ Việt Nam tần tảo làm lụng, yêu chồng thương con, hiếu thuận cùng cha mẹ. Đặc biệt, đó là hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam tài hoa, yếu đuối nhưng không chịu khuất phục trước cường quyền đứng lên đòi quyền bình đẳng với nam giới.
Quan niệm của người Việt: “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Do đó, hằng năm miếu Bà Rá đã trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh (từ mồng 1 đến mồng 3 tháng 3 âm lịch) để vía Bà.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động 🌹 12 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lễ Hội Núi Bà Rá Học Sinh Giỏi – Mẫu 10
Bài văn thuyết minh về lễ hội núi Bà Rá học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh và đạt điểm cao với bài viết của mình.
Theo những người lớn tuổi, sinh sống lâu đời tại Phước Long nói chung, Sơn Giang nói riêng, miếu Bà Rá thuộc phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước được xây dựng đầu tiên ở khu vực gốc cây Cầy vào năm 1943, cách miếu ngày nay khoảng 500m. Đây là một trong những địa danh nổi tiếng gắn liền với vùng núi Bà Rá linh thiêng.
Hiện có 2 giai thoại về sự hình thành Miếu và lễ hội: thời Pháp thuộc, Phước Long là vùng rừng thiêng nước độc, nơi Thực dân Pháp xây dựng nhà tù Bà Rá đày ải những người chống đối lại chính quyền, bắt lao động khổ sai phục vụ cho các chủ đồn điền. Thiên nhiên khắc nghiệt, cộng với chế độ hà khắc của nhà tù Bà Rá, những người làm phu cao su bị giam cầm có cuộc sống cơ cực nên họ đã cầu nguyện thần linh, bà Chúa Xứ Nương Nương – vị thần cai quản vùng đất Bà Rá – Phước Long, mong cuộc sống đỡ vất vả. Lời cầu nguyện được linh ứng, Chúa Xứ Nương Nương đã che chở giúp người dân tai qua nạn khỏi.
Với tấm lòng tôn kính thần linh, cầu mong có được cuộc sống tự do và ổn định, năm 1943, nhân dân địa phương (chủ yếu là những người mộ phu) và các tù nhân trong nhà tù Bà Rá đã xin chính quyền Thực dân Pháp cho dựng Miếu thờ để tạ ơn Bà và được Sở mật thám Pháp chấp thuận (bút tích còn lưu giữ ở mặt sau bài vị Bà). Cùng thời gian này, thực dân Pháp đã chôn sống 04 chiến sĩ cách mạng (không rõ danh tính) tại gốc cây Cầy.
Để tưởng nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ, các “tù nhân” và nhân dân đã đưa hương hồn của các chiến sĩ cách mạng vào Miếu để thờ tự. Hay giai thoại về một tù nhân được thần báo mộng về việc xây cho thần một ngôi nhà nếu muốn tự do. Sau này, khi được Thực dân Pháp trả tự do, ông đã xin cai ngục Pháp và tự nguyện xây dựng ngôi miếu nhỏ ngay gốc cây Cầy để thờ cúng và tỏ lòng biết ơn đến vị thần linh đã cho mình được tự do.
Từ đó, Miếu đã trở thành địa điểm tâm linh thờ Chúa Xứ Nương Nương, là nơi mà dân làng thờ cúng, cầu nguyện. Đồng thời Miếu cũng là nơi thế hệ sau tưởng nhớ tri ân các anh linh anh hùng liệt sĩ đã hi sinh nơi vùng Bà Rá trong những ngày tháng bị giam cầm tại đây. Miếu Bà Rá lúc đầu hình thành chủ yếu với mục đích là thờ Chúa Xứ Nương Nương – một hình thức thờ Mẫu phổ biến ở Nam Bộ. Trải qua quá trình phát triển, miếu Bà Rá xuất hiện thêm các hình thức thờ cúng khác, trong đó có thờ Mẫu Tam Phủ Tứ Phủ.
Lễ hội miếu Bà Rá chính là biểu tượng trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với diễn xướng múa bóng rỗi, hầu đồng (lên đồng). Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến 03 tháng Ba Âm lịch hàng năm, chính hội là ngày mùng 01, cứ 3 năm tổ chức lễ lớn, rước kiệu một lần, với các nghi lễ sau:
Lễ Tắm Bà thực hiện vào 0 giờ ngày mùng 01 do những người phụ nữ có uy tín, đạo đức ở địa phương dùng nước thơm và thay xiêm y cho tượng.
Lễ Tế Bà Rá được tổ chức vào buổi sáng, là một trong những nghi thức quan trọng của lễ hội. Người dân trong vùng rất coi trọng việc chuẩn bị lễ vật dâng cúng Bà, thể hiện lòng thành kính và biết ơn Bà, cầu may mắn, sức khỏe, bình an cho gia đình, người thân. Người đại diện cho cộng đồng làm lễ tế được chọn trước khi lễ hội diễn ra một tháng, là người có đạo đức, uy tín trong vùng, hiểu biết và có kinh nghiệm trong cúng tế. Trong lễ tế, chúc văn được tuyên và sau đó đem hóa. Sau khi lễ tế xong, các đoàn hành hương vào làm lễ dâng hương và xin lộc Bà.
Chiều cùng ngày, Ban Tổ chức lễ hội cùng nhân dân thực hiện nghi thức cúng Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn trong thời kỳ kháng chiến tại Bà Rá. Sau đó, mọi người đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thị xã Phước Long.
Mùng 2 khai hội miếu Bà, sau đó cộng đồng và khách thập phương tham gia Lễ rước linh vị Bà bằng kiệu. Kiệu được chạm khắc hoa văn sắc sảo, sơn son thếp vàng và trang trí các dây đỏ rực rỡ, trên kiệu đặt bài vị và hoa tươi. Trước khi khởi kiệu, các đội lân, rồng múa nghinh sân lễ và kiệu Bà. Đoàn rước kiệu theo lộ trình từ miếu Bà Rá đến miếu cây Cầy (nơi thờ Bà trước đây, cách nơi thờ hiện nay khoảng 500m).
Đi đầu là các đội lân, sư, rồng, tiếp theo là 9 cô gái gánh hoa tươi, bàn hương án do 4 người khiêng, đội bát bửu 1 và 7 cặp biển bàn vị, Ban Quý tế. Sau Ban Quý tế sẽ là cặp lọng đỏ, kiệu rước linh vị Bà do 4 người khiêng; sau cùng là đoàn người tham gia hội. Đoàn rước đi đến đâu cũng được người dân hai bên đường nghinh đón, bày mâm cúng với hương, hoa, trái cây hoặc mang nhang ra đón đoàn rước, đặt tiền lì xì cho đoàn múa lân cầu may. K
hi linh vị Bà được đưa đến gốc cây Cầy, Ban Tế lễ làm lễ xin Bà phù hộ độ trì cho các chiến sỹ đã hy sinh tại đây trong thời gian bị giam cầm, sau đó xin keo thỉnh sắc rước linh vị Bà về Miếu hiện tại. Sau khi rước kiệu Bà về, người dân vào thắp hương, ngoài sân miếu các đội múa lân, biểu diễn trò chơi dân gian, các đoàn cúng múa bóng rỗi, hầu đồng, hát chầu văn thực hành các nghi lễ. Mùng 3, nhân dân tiếp tục hành lễ. Buổi trưa, Ban Tổ chức làm lễ tạ Bà và kết thúc lễ hội.
Lễ hội miếu Bà Rá là minh chứng về những sự kiện lịch sử ở địa phương thời kỳ này. Miếu Bà Rá được xây dựng lên để che chở, thờ tự linh hồn của các chiến sĩ đã hy sinh. Lễ hội miếu Bà Rá thể hiện tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Nương Nương, được xem là tín ngưỡng thờ Mẫu có ảnh hưởng lớn đối với đời sống tinh thần của nhân dân tỉnh Bình Phước. Lễ hội miếu Bà Rá góp phần vào nghiên cứu về lịch sử, về văn hóa, về vùng đất và con người Phước Long nói riêng, Bình Phước nói chung.
Lễ hội đã và đang trở thành một trong những điểm đến quan trọng của nhân dân trong vùng Nam Bộ, thu hút hàng ngàn khách thập phương từ nhiều nơi đến như: Long An, Cà Mau, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… và nhân dân địa phương. Qua đó, di sản góp phần thúc đẩy ngành du lịch và phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Miếu Bà Rá được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Ngắn Hay – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về núi Bà Rá ngắn hay sẽ giúp các em học sinh dễ dàng và nhanh chóng chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Khu du lịch sinh thái Bà Rá ở Bình Phước ẩn chứa nhiều nét hấp dẫn chờ du khách khám phá.
Núi Bà Rá cao 732 mét so với mặt nước biển, là ngọn núi cao nhất của tỉnh và cao thứ 3 ở Nam Bộ. Khí hậu núi cao mát mẻ, se lạnh quanh năm giống như Đà Lạt, là điều kiện lý tưởng cho những trải nghiệm tham quan, ngắm cảnh, khám phá. Địa danh núi Bà Rá gắn với nhiều di tích văn hóa lịch sử, tâm linh, và đặc biệt là hồ Thác Mơ trải rộng mênh mông… trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
Để lên đỉnh núi một cách nhẹ nhàng và được ngắm cảnh từ trên cao, du khách có thể đi cáp treo. Những ngày trời đẹp, mây trắng nhởn nhơ, ngồi trên cabin sẽ thỏa thích ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp, xanh mướt một màu. Những ngày sương mờ bao phủ, cáp treo như đưa du khách vào chốn bồng lai, thấp thoáng ẩn hiện những mảng màu huyền ảo. Để trải nghiệm cảm giác chinh đỉnh núi bằng đường bộ, từ chân núi có thể đi xe máy hoặc ôtô theo con đường trải nhựa dẫn lên đồi Bằng Lăng – nơi có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ.
Từ đây, du khách phải tự leo 1.767 bậc thang bằng đá, tận hưởng không gian trên đường đi với hai bên là màu xanh ngút ngàn của rừng trúc, lồ ô và những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi. Trên đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cả một vùng bình nguyên rộng lớn, điểm tô mặt hồ long lanh, in bóng núi, mây trời. Khung cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình, thơ mộng.
Nơi đây còn có dấu tích sân bay trực thăng do Mỹ xây dựng, ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước cao 48m, cùng ngôi miếu Bà Thiên Hậu và bà Chúa xứ. Nằm dưới chân núi Bà Rá là hồ Thác Mơ với diện tích rộng khoảng 12.000ha, giữa hồ có 10 hòn đảo lớn, nhỏ, xung quanh hồ rợp bóng cây xanh. Hồ Thác Mơ có vai trò cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ, điều tiết lũ cho vùng hạ du, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ đời sống của người dân địa phương.
Đến với khu du lịch Thác Mơ, du khách có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh biển hồ thơ mộng trên cao nguyên vào buổi bình minh; hay trải rộng mênh mông phản chiếu nắng vàng rực rỡ khi mặt trời đứng bóng; cùng ngư dân bản địa buông lưới, thả câu trên lòng hồ Thác Mơ vào lúc hoàng hôn; và thưởng thức đặc sản cá lăng, cá chình vào buổi tối đầy thi vị.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Ngũ Hành Sơn 🌠 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Luyện Viết – Mẫu 12
Bài văn thuyết minh về núi Bà Rá luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt câu chữ mà còn mang đến những ý văn phong phú.
Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 180km, khu du lịch sinh thái núi Bà Rá là một trong những điểm đến đầy hấp dẫn, nơi có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, không khí trong lành kết hợp rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị.
Núi Bà Rá là một thắng cảnh khá nổi tiếng của Bình Phước và được xây dựng phát triển thành một khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp. Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, một ngọn núi nhô lên với thảm thực vật xanh tốt, dây leo bò bao phủ, chằng chịt khắp nơi. Thỉnh thoảng có tiếng chim lảnh lót, ríu rít chen với tiếng chim cu rừng vọng phía triền núi xa tạo thành bản hòa tấu giữa đại ngàn cùng các loại hoa rừng đua nhau khoe sắc tạo thành một cảnh quan tươi đẹp.
Núi Bà Rá được đồng bào S’tiêng thành kính gọi là “Pnom Brah”, có nghĩa là “Núi Thần”. Họ kể lại rằng xưa kia vùng đất nơi ngọn núi bây giờ là một mạch nước ngầm phun nước liên tục và làm ngập lụt cả một vùng rộng lớn. Một vị thần đã dùng một cái nắp để úp lên mạch nước này. Cái nắp dùng để bịt kín mạch nước ngầm cứu dân làng này là núi Bà Rá bây giờ.
Trên đỉnh có một miếu thờ Bà với nhiều câu chuyện về sự linh thiêng nên rất thu hút khách tham quan. Trên đỉnh còn có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48m. Trên đỉnh Bà Rá còn lưu lại những dấu tích về khu căn cứ quân sự hiện đại thời chiến tranh Mỹ còn sót lại. Núi Bà Rá còn khá nhiều hang động đã từng là nơi trú ẩn của quân dân ta trong thời chiến hào hùng, du khách sẽ được khám phá sâu bên trong dưới sự chỉ dẫn của các hướng dẫn viên lành nghề.
Đặc biệt, du khách sẽ được ngồi trên cáp treo để lên trên đến đỉnh núi, ngay từ lưng chừng là bạn đã có thể ngắm nhìn cả một khu vực rộng lớn, bao gồm cả mặt hồ Thác Mơ xinh đẹp, lặng sóng in bóng những hàng cây xanh, mây trời lãng đãng. Càng lên cao ta càng có cái nhìn rộng lớn về khung cảnh phía dưới, vào những ngày trời mưa lất phất u ám ta còn bắt gặp hình ảnh mây núi mù sương, cảnh tượng chắc khác nào Sa Pa thu nhỏ.
Nếu đủ sức khỏe dẻo dai du khách cũng có thể chinh phục đỉnh núi Bà Rá bằng cách vượt qua 1.767 bậc tam cấp. Điều này sẽ giúp bạn khám phá cảnh quan một cách chậm rãi, được tận tay chạm vào những gốc cây cổ thụ, sờ được, ngửi được hương thơm của những loài hoa dại ven đường đi, lắng nghe được tiếng chim cuốc, tiếng dế mèn trong bụi cây,… Và nhất là được hít hà bầu không khí vô cùng trong lành, thật khoan khoái, tự do, tự tại biết mấy.
Những điều kiện tự nhiên về địa hình núi non, hồ Thác Mơ rộng lớn cùng với nhiều di tích lịch sử còn đang được lưu giữ nơi đây đã trở thành lợi thế để khu du lịch núi Bà Rá ngày càng phát triển hơn, được chú ý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngày một hoàn thiện hơn nữa. Điều này hứa hẹn sẽ đưa điểm du lịch này trở thành một điểm nhấn nổi bật khiến ngành du lịch Bình Phước ngày càng đi lên.
Gợi ý cho bạn ☘ Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức ☘ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Đơn Giản – Mẫu 13
Tham khảo bài văn thuyết minh về núi Bà Rá đơn giản sau đây giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng và nắm vững bố cục cơ bản của bài viết.
Tỉnh Bình Phước có núi Bà Rá được người dân tôn là một trong ba ngọn núi thần ở Nam bộ. Đồng bào dân tộc S’tiêng gọi ngọn núi với cái tên thành kính là núi thần Yang Yumbara. Đồng bào Khơme gọi là núi Chân Phật.
Miếu Bà Rá được xây dựng vào năm 1943, là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể Di tích lịch sử quốc gia Núi Bà Rá. Kiến trúc và bàn thờ trong miếu là sự kết hợp giữ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ và thờ Bà ở Nam bộ. Tín ngưỡng thờ Bà, thờ Mẫu trong miếu Bà Rá thể hiện sự giao thoa văn hóa của các dân tộc, các vùng miền trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nơi hội tụ của 41 dân tộc anh em sinh sống. Đặc biệt, từ ngày 1 – 3/3 âm lịch hàng năm, lễ hội Bà Rá được tổ chức đã thu hút đông đảo khách du lịch, người dân trong và ngoài tỉnh đến tham dự.
Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước công nhận Miếu Bà Rá là di tích lịch sử đã nâng tổng số di tích cấp tỉnh được công nhận lên 11 di tích trên tổng số 24 di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, trong đó 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 11 di tích cấp quốc gia và 11 di tích cấp tỉnh.
Núi Bà Rá không những là địa danh giúp du khách khám phá văn hóa địa phương mà còn là một nơi có thắng cảnh đẹp nổi tiếng của tỉnh Bình Phước.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Lớp 8 – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về núi Bà Rá lớp 8 sẽ cung cấp cho các em học sinh những thông tin quan trọng để giúp bài viết của mình có thêm chiều sâu và thu hút độc giả.
Núi Bà Rá thuộc địa phận hai phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố 180km (đi theo Quốc lộ 14). Với độ cao 732m, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao thứ 3 ở Nam Bộ. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” . Ở đây không khí rất trong lành và khung cảnh rất đẹp….
Truyền thuyết kể rằng vị tổ của người S’Tiêng có hai người em gái; ông đắp núi Bà Đen cho cô em gái đầu và đắp núi Bà Rá cho người em gái thứ hai để trấn giữ đất đai của người S’Tiêng. Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” hay “Thần Núi Yang Yumbra” là vị thần được tôn thờ trên đỉnh núi Bà Rá. Đồng bào Khmer gọi là núi “ Chân Phật”.
Với độ cao 723m, địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là nơi ghi dấu nhiều chiến tích anh dũng kiên cường cũng như có nhiều giai thoại, gắn liền các sự kiện lịch sử quan trọng. Tại nơi đây, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng. Đây được xem là căn cứ địa cách mạng vững chắc.
Từ năm 1925 đến năm 1941, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn gồm có 03 camp (trại): Camp A giam cầm bọn trộm cướp lưu manh; Camp B giam cầm nữ tù nhân, chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án; Camp C giam cầm tù chính trị. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân, nhưng với tinh thần thần tự cường các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đấu tranh chính trị với thực dân Pháp. Bà Nguyễn Thị Định – một chiến sỹ cách mạng, một nữ tướng của cách mạng Việt Nam cũng bị giam cầm tại đây trong những năm 1940-1941.
Ngọn núi “Thần” này gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long nói riêng và dân tộc ta nói chung, nơi mà chúng ta đang đứng là Đồi Bằng Lăng, tại đây đã xây dựng một nhà bia và một đền tưởng niệm để tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hi sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá. Núi Bà Rá là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng với dòng sông Bé uốn quanh co, với Thác Mẹ, Thác Mơ, rừng cây với hệ thực vật đa dạng phong phú được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xếp vào hệ thống rừng đặc chủng của cả nước.
Từ Đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc đá là lên đến đỉnh núi, đường lên núi khá đẹp được bao phủ bởi một màu xanh nào là trúc, lồ ô, đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi. Đứng trên đỉnh núi Bà Rá, du khách có thể nhìn thấy trung tâm thị xã Phước Long, thấy thị trấn Thác Mơ và thuỷ điện Thác Mơ rộng 12.000ha và được hòa mình vào không khí thiên nhiên, cảm nhận luồng gió mát lạnh từ hồ Thác Mơ thổi vào.
Trên đỉnh có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Phước, cao 48m nhằm đưa sóng truyền hình đến những vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Ở đây còn có một miếu thờ Đức Phật thánh mẫu Thiên Hậu và bà chúa xứ (núi Bà Rá) rất linh thiêng, đang có dự án xây dựng khu tâm linh Phật giáo gắn với du lịch sinh thái tại di tích.
Núi Bà Rá còn có hang Dơi, hang bà Bảy Tuyết sâu, rộng rất đẹp. Đây là nơi ẩn trú của quân, dân ta trong suốt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và giờ đây trở thành điểm tham quan lý tưởng cho khách du lịch với 17 không khí mát rượi, nước suối trong xanh, những tia nắng len lõi qua khe đá vào hang tạo nên sự huyền ảo, uy linh tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thú vị.
Ngày nay, núi Bà Rá không chỉ biết đến với dấu tích lịch sử hào hùng, nơi du lịch sinh thái tiềm năng của tỉnh Bình Phước mà còn được biết đến với giải việt dã truyền thống vào ngày 6/1 hàng năm. Giải việt dã Chinh phục đỉnh cao Bà Rá không chỉ là giải đấu nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia mà còn là giải đấu mang tầm quốc tế thu hút nhiều vận động viên đến từ các quốc gia lân cận như CHDCND Lào, Vương quốc Camphuchia, Thái Lan, qua đó thắt chặt tinh thần hữu nghị, giao lưu học hỏi giữa các quốc gia lân cận.
Di tích núi Bà Rá – Thác Mơ, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển của tỉnh Bình Phước nói chung và thị xã Phước Long nói riêng và là điểm thu hút du khách khắp nơi. Với chủ trương bảo tồn và phát triển, Bà Rá đang ngày càng hoàn thiện hơn với cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, hệ thống cáp treo… để núi Bà Rá được biết đến như một điểm tham quan du lịch sinh thái tuyệt vời, nổi tiếng nhất Bình Phước.
Với những giá trị to lớn, di tích Núi Bà Rá – Thác Mơ đã được công nhận xếp hạng là di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia ngày 20/4/1995.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Núi Bà Rá Lớp 9 – Mẫu 15
Đón đọc bài mẫu thuyết minh về núi Bà Rá lớp 9 để hoàn thành tốt đề văn yêu cầu giới thiệu về một danh lam thắng cảnh cụ thể của quê hương, đất nước.
Tỉnh Bình Phước từ lâu đã là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế. Không những được tạo hóa ưu ái ban tặng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà nơi đây còn giữ lại nhiều di tích lịch sử văn hóa. Nổi bật phải kể đến ngọn núi Bà Rá.
Núi Bà Rá nằm ở phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Tọa giữa vùng đồi núi nhấp nhô, Bà Rá nổi bật với chiều cao 736m so với mực nước biển, diện tích khoảng 307.325m2. Người dân bản địa gọi là ngọn núi thần mang trong mình những chiến công lừng lẫy gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Quần thể danh thắng núi Bà Rá được Bộ Văn hóa – Thông tin chứng nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 4/10/1995. Khu cảnh đẹp hùng vĩ với nhiều địa danh nổi bật thu hút du khách thập phương ghé thăm. Bao quanh núi là rừng cây xanh bạt ngàn có hệ động thực vật phong phú, nhiều loại được xếp vào quý hiếm.
Đi từ đồi Bằng Lăng bước khoảng 1.767 bậc tam cấp mới lên được tới đỉnh núi. Dọc đường đi cảnh đẹp, không khí mát mẻ dễ chịu mang lại trải nghiệm vô cùng thú vị. Vào 3/2010, quản lý khu đã hình thành hệ thống cáp treo nên du khách có thể đi ngắm cảnh quanh núi từ trên cao đẹp tuyệt vời.
Khu rừng nguyên sinh quanh năm màu xanh tươi mới, đứng trên cao cảm nhận cảnh Bình Phước thật rộng lớn. Ở núi có dấu tích từ xa xưa của sân bay trực thăng mà người Mỹ xây dựng, ngọn ăng ten cao 48m cùng các ngôi miếu thờ Phật, thánh mẫu và bà Chúa xứ. Núi Bà Rá mang vẻ đẹp bình yên, hoang sơ với cây cỏ, chim muông. Bởi vậy, nơi đây là điểm du lịch lý tưởng cho những bạn trẻ ưa khám phá, tìm hiểu thiên nhiên
Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân chia 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Nếu lựa chọn đi rừng leo núi thì bạn chọn đi vào mùa khô từ tháng 11 – tháng 4 là hợp lý. Lúc đó thời tiết khô ráo, bầu trời trong xanh, cây cối tươi tốt, sông suối chảy hiền hòa khung cảnh đẹp thơ mộng. Trời lại không mưa gió, đường đi sạch sẽ không sình lầy trơn trượt, an toàn hơn khi bạn leo bộ lên bậc đá hay lội suối, đi đường đất băng qua rừng. Trời ráo bạn là thời điểm thuận lợi để bạn có thể ngắm cảnh ngoài trời hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất này.
Con đường đi tới núi cảnh đẹp bên đường có núi non, hồ nước ngắm cảnh hết sảy. Đi từ thị xã Đồng Xoài sẽ mất khoảng 50km lộ trình đường dài. Bạn theo tỉnh lộ 741 tới Phước Long. Con đường nhựa rộng rãi xuyên qua cánh rừng cao su bạt ngàn. Bạn men theo đường Hồ Xuân Hương sẽ nhìn thấy bảng khu du lịch Núi Bà Rá và Hồ Thác Mơ. Đường lên núi khá dốc bạn đi bộ lên nên đi giày thấp và quần áo đơn giản tránh vấp té. Nhiều đoạn dốc hơn 45 độ, rất dễ trơn trượt do đó bạn không nên mang theo hành lý nặng.
Để lên đến đỉnh, du khách phải leo 1.767 bậc đá. Nhưng công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp bởi bầu không khí trong lành và khung cảnh bình nguyên rộng lớn khi nhìn từ trên cao. Bạn có thể đi xe ô tô lên tới địa bàn tỉnh Bình Phước rồi thuê phương tiện khác dễ lên núi hơn. Phải mất tầm 4h mới lên tới ngọn núi cao này. Đi xe máy là thích hợp và chủ động nhất lại trải nghiệm được cảm giác mạo hiểm cực đã. Lên tới nơi bạn có thể chọn đi cáp treo để ngắm cảnh toàn khu từ trên cao.
Thăm quan núi Bà Rá có những địa điểm bạn nhất định không thể bỏ qua. Hồ Thác Mơ nằm dưới chân núi Bà Rá với diện tích rộng 12.000ha làn nước trong yên tĩnh. Hồ gồm có 10 hòn đảo lớn nhỏ, bao quanh là rừng cây xanh rậm rạp che bóng mát. Hồ cấp nước cho thủy điện Thác Mơ, điều chuyển dòng chảy hạ du, nuôi trồng thủy sản phục vụ cuộc sống người dân. Khung cảnh hồ rất đẹp, thanh bình, tản mạn ngắm cảnh chụp hình đều tuyệt.
Nhà tù Bà Rá xây dựng từ hồi thực dân Pháp xâm lược với 3 trại giam giữ lính Việt. Hiện nay vẫn còn giữ vẹn nguyên chuồng cọp và các hình thức tra tấn những người cách mạng. Miếu Bà Rá được dựng vào năm 1943 là công trình kiến trúc tín ngưỡng của người dân tỉnh Bình Phước. Vào ngày rằm, đầu tháng người dân tới cúng bái cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc. Từ ngày 1 – 3/3 âm lịch hàng năm có lễ hội Bà Rá với nhiều nghi thức linh thiêng thu hút đông dân tham dự.
Mong rằng thời gian sớm nhất bạn sắp xếp thời gian để ghé chơi vùng đất Bình Phước xinh đẹp này cùng nhiều địa điểm hấp dẫn khác như: Hồ suối Lam, thác Mơ, rừng cao su Bù Đăng…
Đón đọc tuyển tập 💕 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất