Thuyết Minh Về Chùa Keo: 22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Keo ❤️️ 22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Ngôi Chùa Keo Thái Bình Cổ Xưa Và Linh Thiêng.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Keo

Khi lập dàn ý thuyết minh về chùa Keo, các em học sinh có thể định hướng và dễ dàng triển khai bài viết của mình. Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về chùa Keo Thái Bình chi tiết như sau:

I. Mở bài: Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt.

Ví dụ:

“Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”

Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát:

  • Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km
  • Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
  • Diện tích: 58000 km2
  • Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
  • Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.

b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành:

  • Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.
  • Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.
  • Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.
  • Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.

c) Kiến trúc chùa Keo:

  • Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.
  • Cấu tạo:
  • Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
  • Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.
  • Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.
  • Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,…
  • Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
  • Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.
  • Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.
  • Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh…
  • Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng….

d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:

  • Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.
  • Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.
  • Một trong những di tích cổ nhất ở Việt Nam.
  • Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
  • Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Em Hãy Thuyết Minh Về Chùa Keo Ở Thái Bình – Mẫu 1

Để hoàn thành tốt đề văn em hãy thuyết minh về chùa Keo ở Thái Bình, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc mang đến cho các em học sinh những thông tin cần thiết về di tích này.

Từ Hà Nội đi theo hướng Cầu Giẽ – Ninh Bình, đến Phủ Lý rẽ trái theo quốc lộ 21 chừng 50km là đến chùa Keo Thái Bình. Chùa tọa lạc trên địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Theo sử sách ghi lại: chùa Keo người xưa gọi là Thần Quang tự. Vì chùa được làm ở làng Keo nên dân gian gọi là chùa Keo.

Chùa Thần Quang tồn tại được 500 năm. Đến năm 1611, một trận đại hồng thủy đã cuốn trôi mất ngôi chùa. Sau trận đại hồng thủy, dân làng Keo phải di cư đi nơi khác và chia làm hai làng. Một làng di chuyển sang hữu ngạn sông Hồng (nay là xã Xuân Hồng, Xuân Thủy, Nam Định). Một làng di chuyển sang tả ngạn sông Hồng, nơi chùa Keo Thái Bình tọa lạc hiện nay. Trải qua hơn 400 năm, từ ngày được xây dựng lại cho đến nay, chùa Keo Thái Bình gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn các công trình. Nhất là những công trình được tôn tạo thời Lê Trung Hưng như: Tam quan, chùa Phật, đền Thánh, gác chuông, hành lang…

Điều đặc biệt của chùa Keo là sự bố trí sắp đặt các giàn tượng pháp: lớp trên tòa Tam thế là nơi đặt tượng Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai; lớp thứ hai có Phật Di Đà, Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát đại Thế Trí; lớp thứ ba có Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; lớp thứ tư có Văn Thù, Phổ Hiền, La Hán. Đến chùa Keo chúng ta được tận mắt nhìn thấy những cổ vật có giá trị hàng trăm năm như: đôi chân đèn thời Mạc, đồ gốm thời Lê, thuyền rồng Long Đình, Phật Đình, nhang án thời Lê, tất cả đều được sơn son thếp vàng bóng nhoáng.

Không chỉ đặc sắc về mặt tượng pháp, hay những đồ cổ thâm niên hàng trăm năm mà chùa Keo còn đẹp và giá trị bởi kiến trúc của nó kỳ công vào bậc nhất so với các chùa nổi tiếng ở nước ta. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim. Dưới bàn tay điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân thời Hậu Lê, họ đã làm nên vẻ đẹp hết sức độc đáo của chùa Keo.

Điểm nhấn trong 107 gian chùa còn lại là gác chuông. Gác chuông chùa Keo cao 11,04m, thiết kế ba tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ, gắn kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong, dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông ngày nay còn là biểu tượng du lịch của tỉnh Thái Bình.

Một trong những độc đáo của chùa Keo khiến du khách không thể quên được đó là cách bài trí ngoại cảnh. Trong vườn chùa có rất nhiều cây xanh và hoa quý. Quần thể chùa soi bóng xuống ba mặt hồ hình chữ nhật ở phía trước và hai bên. Xung quanh hồ những cây cổ thụ lớn xum xuê xanh tốt quanh năm làm tăng thêm vẻ cổ kính, thâm nghiêm.

Dân gian có câu:

“Dù cho cha đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”.

Mỗi năm ở chùa Keo diễn ra hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân được bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng giêng. Sau những ngày Tết sum vầy bên gia đình, dân làng khắp nơi của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận nô nức trẩy hội chùa Keo. Đến chùa Keo trong lễ hội mùa xuân du khách sẽ được xem lễ dâng hương tại đền Thánh, lễ rước kiệu… Và đặc biệt là du khách được đắm mình trong những trò chơi dân gian, những làn dân ca Bắc bộ…

Lễ hội chùa Keo mùa thu được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch hằng năm. Đây là mùa lễ chính, nhằm tưởng nhớ Thiền sư Không Lộ, người sáng lập nên chùa Keo. Ngoài những trò chơi dân gian, lễ rước kiệu, cúng Thánh, nhân dân còn cung tiến hương, hoa, trà quả và tham gia cuộc thi diễn xướng với nhiều đề tài sinh động.

Đến chùa Keo du khách còn được nghe kể về những truyền thuyết ly kỳ như: Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn hổ mang. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.

Chùa Keo nằm ở chân đê sông Hồng, giữa vùng đồng bằng không bóng núi non, chùa Keo với Gác Chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lý bồi đắp. Đây là một trong những di sản quý giá minh chứng cho văn hoá và truyền thống của dân tộc.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Tổng Quan Về Di Tích Chùa Keo – Mẫu 2

Tham khảo bài văn thuyết minh tổng quan về di tích chùa Keo giúp các em học sinh nắm được cảnh quan và những điểm đặc biệt của ngôi chùa này.

Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình.

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.

Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu “tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo.

Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phương!

Những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng nối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang.

Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cung được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4m, mỗi cánh rộng 1,2m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choái ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa.

Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn ký thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phẳng, người thợ đã chạm những vết nổi, nét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bay thong dong trong mây.

Hàng năm, “xuân thu nhị kỳ” vào ngày 4 tháng giêng và trung tuần tháng 9 âm lịch, khách thập phương cuồn cuộn đổ về dự hội chùa. Từ xa, trên đê sông Hồng, mọi người đã nhìn thấy lá cờ thần to bằng gian nhà, bay trên đỉnh cột cờ cao 21m. Cột cờ lớn chốt vào bệ đá sâu hàng mét, vậy mà cờ bay còn rúng cả cột!

Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm…

Chưa đến chùa Keo, xin mời bạn hãy đến một lần…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Chùa Keo Thái Bình Hay Nhất – Mẫu 3

Bài thuyết minh chùa Keo Thái Bình hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự, được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Nhưng lịch sử của ngôi chùa thì có bề dày đến hơn chín thế kỷ.

Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo – Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo – Thái Bình này.

Chùa có quy mô kiến trúc rộng lớn trên một khu đất khoảng 58.000m². Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Sau đó là chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là tòa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá.

Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796.

Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch.

Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Tam quan chùa có đủ cả 3 gian gồm không quán, giả quán và trung quán. Đây là công trình kiến trúc đơn lẻ đậm vẻ kiến trúc của thế kỷ 17. Điều đặc biệt là đôi cánh cửa, chiều cao 2m, chiều rộng 1,3m khi khép lại tạo ra một mạng chạm hoàn thiện, giữa là mặt nguyệt, hai bên là 2 con rồng chầu, thân rồng uốn nhiều lần, đầu tóc rất dữ dội. Đao rồng dựng lên như biển lửa, chúc xuống như rừng giáo mác. Phía sau là 2 rồng con núp sau rồng mẹ, dáng vẻ rất thảnh thơi.

Về mặt kiến trúc, trên một mặt chạm gỗ đục sâu không quá 3cm, nghệ nhân rất thành công khi áp dụng luật tối, sáng, xa gần dù không dùng tới một chút màu nào cả nhưng khi ta nhìn thấy có tối, có sáng, có xa, có gần với những đường chạm rất sắc sảo, nét khắc rất tinh vi. Nếu đôi cánh cửa ở Chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời Lê.

Đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là nơi quý khách sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Điều quý nhất ở khu tam bảo là pho tượng Quan Âm Nam Hải có niên đại 450 năm. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng. Pho tượng Tuyết Sơn hay còn gọi là Thích Ca Mâu Ni này có tính chất nhân trắc học tức pho tượng đã đáp ứng được sự tích. Từ xương sườn, xương quai xanh, bánh chè, đầu gối, mỏ ác đều thể hiện tài đức của ông. Môi mỏng thể hiện tài thuyết pháp, mắt thể hiện sự nhìn xa trông rộng và đầu thể hiện tư duy lớn. Pho tượng này có niên đại khoảng 400 năm.

Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Hội chùa Keo diễn ra vào ngày 4 Tết âm lịch và từ 13 đến 15-9 âm lịch. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa.

Phía trong cùng là gác chuông chùa Keo. Đối với những người Thái Bình xa quê hương thì đây là biểu tượng của quê hương Thái Bình. Chiều cao gác chuông là 12,7m, chịu lực trên 4 cột chính, mỗi cột cao 5m, đường kính 70cm và 3 tầng kiến trúc chồng lên nhau song không có sự che khuất. Phía trên cùng là quả chuông nặng 3 tạ, tầng thứ hai có quả chuông 8 tạ và tầng cuối cùng, quả chuông nặng 1,3 tấn.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đò tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc như Thượng sư Không Lộ bằng gỗ trầm, tượng Quan Âm từ thời Mạc, tượng Cửu Long, tượng La Hán thời Lê. Chùa Keo là một công trình kiến trúc quy mô, phức hợp nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo ở Đồng bằng Bắc bộ.

Những nghệ nhân thiết kế và chỉ đạo thi công chùa đã khéo lựa chọn cho chùa có một vị trí xây dựng vừa đẹp, vừa đáp ứng mục đích chính của chốn thiền. Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con ngòi của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau, kiến tạo nhiều lớp nhiều tầng, ẩn hiện dưới những lùm cây, gợi cho khách tham quan, những nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ thuật nhiều cảm nhận theo những khoảnh khắc khác của thời gian như: khi thì mái ngói dào lên cơn sóng nắng, khi thì gác chuông chìm xuống ráng chiều tà.

Hay trong giây phút tĩnh lặng tâm hồn, một tiếng chuông buông và phút chốc trời đất bốn phương cũng giao hòa. Nếu không phải bị cuốn hút bởi những điều đó thì hãy theo bước chân của những người hành hương vào chùa qua Tam quan ngoài, Tam quan trong, đến gần một hồ rộng để tầm mắt hướng từ cao nhìn xuống sẽ dần dần phát hiện được cái lẽ đời Việt Nam ẩn dấu, hình thành một chuẩn mức thẩm mỹ.

Mọi người đến với chùa không có một chút gì ngăn cách về tinh thần, bắt đầu từ thể thức và mực thước của kiến trúc gợi nên vẻ đẹp uyên nhã, khơi dậy những tình cảm vuông tròn như trong nếp nghĩ và sự cầu mong của người nông dân Việt Nam là luôn luôn được mưa thuận gió hòa, là cuộc sống sinh sôi nảy nở mẹ tròn con vuông, là sự sinh tồn lấy lẽ bao dung và đùm bọc làm thước đo chân lý.

khi đến chùa ta thấy một không gian khép kín nhưng không hề bị chật hẹp, tù túng mà bao trùm một vẻ đẹp vươn tỏa bao la. Bí quyết để giải quyết điều này là ở chỗ kiến trúc chùa Keo đã mạnh dạn sử dụng mặt nước rộng ở cả 3 mặt trước và hai bên để thế chùa vừa mở rộng, vừa vươn cao trong ảo giác để hình bóng dáng chùa lẩn dần vào chiều sâu mặt nước, khiến cái ranh giới cụ thể nhằm đáp ứng tinh thần kín như văn bia Thần Quang Tự đã ghi: “Ngăn che khách trụ ghé nhòm” được xóa mờ với cảm giác bao la trong tâm tưởng khi muốn vươn tới chốn thiền.

Ngoài cái sâu lắng trong tình cảm thẩm mỹ thì thực tại mặt nước soi bóng những hàng cây cổ thụ, bên nếp chùa có dáng thuyền rồng có những đường cong bờ nóc, như mãi lưu lại những vầng trăng khuyết là một thực tại cảnh quan như một nhà thơ về thăm chùa đã viết: “Rõ là cảnh đấy, người đây Chùa Keo ơi nước non nào nên duyên”.

Cũng giống như các chùa làng khác, bên ngoài là chữ Quốc, bao bọc bởi hai dãy hành lang bên tả, bên hữu gồm 42 gian, phía nước là hai cổng vào tòa nhà Hộ, phía sau là nhà thờ Tổ và gác chuông. Bên trong là chữ Công, nhưng là chữ Công kép vì chùa thờ tiền Phật hậu Thánh. Cụm kiến trúc chữ Công phía trước là nơi thờ Phật còn cụm kiến trúc chữ Công phía sau là thờ Thánh Không Lộ. Không Lộ là người đã đi tu và khởi đầu xây dựng chùa từ thời Lý thế kỷ thứ 11.

Giữa hai cụm kiến trúc thờ Phật, thờ Thánh có tòa Giá Roi. Tòa nhà này trang trí không nhiều nhưng có cấu trúc đơn giản, hợp lý, có độ dựng thẩm mỹ được tính toán từ những hài hòa của tỷ lệ. Tỷ lệ của chúng từ chiều cao, độ to cột, hình dáng, đường nét đục chạm của bộ rui xà chặt chẽ đến mức không dư thừa, và như nhiều nhà nghệ thuật nói thì không thêm, không bỏ được điều gì ở đó.

Chùa Keo là một giá trị, những giá trị về nghệ thuật, văn hóa, về tâm đức lòng người. Xét về mặt kiến trúc thì không thể không nhấn mạnh tổ chức không gian các tòa nhà trong cụm kiến trúc. Thoạt nhìn có sự giống nhau, và đồng nhất về mặt kích cỡ, nhưng thực ra lại có sự khác nhau trong từng tỷ lệ của cấu trúc, trong sự phong phú, trong nguyên tắc bố trí mặt bằng theo nhịp điệu thay đổi đúng mức, chỗ thì mở ra, chỗ thu hẹp vào rồi lại mở ra, tạo độ sâu trong không gian ngôi chùa, thu hút sự chú ý đến liên tục, gợi tạo sự phong phú của nội thất.

Mặt bằng bên trong của ngôi chùa vẫn trong khiêm tốn về kích thước. Người Việt xưa trong những công trình kiến trúc của mình thường không ưa vẻ đồ sộ nhưng kiến trúc không nghèo nàn, vẫn dẫn ta từ không gian này đến không gian khác. Sự dãn cách của các công trình đã đạt được mục đích cố tình của nghệ thuật tổ chức không gian, làm không gian trong chùa không những có nhiều khu mà còn gợi ra khoảng không gian có nhịp điệu nhạc tính khi thưởng ngoạn.

Chùa Keo đã tồn tại ngót 400 năm. Trong suốt thời gian ấy, chùa Keo vẫn trọn vẹn là một tác phẩm nghệ thuật, ghi đậm một tình cảm thẩm mỹ vừa thực, vừa huyền thoại của văn hóa Việt Nam. Hội chính chùa Keo diễn ra từ ngày 13 – 15 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội chùa hàng năm còn có nhiều trò chơi dân gian và các điệu múa, điệu hát cổ như: thi bắt vịt, thi nấu cơm, đua trải, múa ếch vồ, múa chải cạn,…

Với người dân xung quanh chùa Keo, họ đến với danh thắng này không chỉ ở lòng tự hào đối với một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất quốc gia, mà còn để báo công với đức Phật sau một năm làm việc cực nhọc, cầu mong những may mắn đến cho gia đình. Những em học sinh thường đến chùa Keo trong mùa thi cử để tìm chốn yên tĩnh học bài, cầu mong cho mình được thi cử đậu đạt. Vì vậy, quanh năm chùa Keo luôn nhộn nhịp du khách thăm viếng. Chùa keo đã được xếp vào một trong 10 di tích cổ nhất Việt Nam. Nếu có dịp về đồng bằng Bắc bộ, du khách không nên bỏ qua danh thắng có một không hai này.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương 🌟 15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Keo Thái Bình Ngắn Nhất – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về chùa Keo Thái Bình ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.

Mỗi năm chùa tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày 4 tháng 1 âm lịch. Hội thu được mở vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính. Hội thu nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức Thiền sư Không Lộ – người sáng lập chùa và rất giỏi Phật pháp, Ngài đã có công chữa khỏi bệnh cho vua Lý và được phong làm quốc sư. Các lễ thức trong 3 ngày hội thu trong tháng 9 của chùa Keo vừa mang tính lễ hội nông nghiệp, giải trí, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử gắn liền với cuộc đời của Thiền sư Không Lộ.

Trong khuôn khổ lễ hội có nhiều nghi lễ nhằm biểu thị tấm lòng thành kính và ghi nhớ công lao đối với thánh thần và tổ tiên làng, xã. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng, phát tài phát lộc. Cuối lễ hội chùa Keo còn có nghi lễ chầu thánh, nghi lễ đặc biệt chỉ có ở lễ hội chùa Keo. Điệu múa chầu thánh là điệu múa cổ diễn tả bằng điệu chèo cạn và múa ếch vồ.

Bên cạnh các nghi lễ là phần hội sôi nổi: thi bơi chải, rước thuyền, các trò thi bắt vịt, thi hát giao duyên, kéo co,… tạo nên không khí nhộn nhịp thu hút đông đảo người xem. Du khách hành hương về chùa Keo ngoài việc lễ phật, lễ thánh còn được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo có lịch sử gần 400 năm mà hiện nay rất ít các công trình văn hóa cổ nào còn giữ lại được.

Đối với người Việt Nam, truyền thống đi chùa cầu điềm bình an, cát lành là điều vô cùng quý giá và đáng trân trọng. Chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ xưa và linh thiêng lưu giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Gợi ý cho bạn 🌻 Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính 🌻 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Keo Ngắn Gọn – Mẫu 5

Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Keo ngắn gọn với cách diễn đạt súc tích và những ý văn giàu hình ảnh biểu đạt.

Chùa Keo là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm hai cụm kiến trúc: Khu Chùa là nơi thờ phật và khu Đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.

Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình, với 157 gian trên khu đất rộng 58.000 m2. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình kiến trúc chính như: tam quan, chùa phật, điện thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp…

Từ trên mặt đê đi xuống qua bậc tam cấp, gặp một sân nhỏ lát đá tảng, công trình đầu tiên là tam quan ngoại. Rẽ phải, hoặc trái theo con đường men theo hồ nước hai bên tả, hữu gặp hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Điều đáng quan tâm nhất ở tam quan nội là bộ cánh cửa gian trung quan – một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một số sân nhỏ rộng ta đến khu chùa phật gồm Chùa ông Hộ, tòa thiêu hương (ống muống) và điện phật.

Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát… Khu đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý được kết nối với khu thờ Phật gồm tòa giá roi, tòa thiêu hương, tòa phụ quốc và thượng điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công.

Hai dãy hành lang Đông, Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông thẳng tắp, dài hun hút hàng chục gian bao bọc cả khu chùa làm thành “bốn mặt tường vây kín đáo” cho một kiến trúc “Tiền Phật, hậu Thần”. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính, vững chắc với thời gian.

Hằng năm, tại chùa Keo diễn ra hai kỳ hội: Hội Xuân và hội Thu. Hội xuân diễn ra vào ngày mùng 4 Tết Âm lịch có nhiều lễ thức, trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, đậm chất văn hóa, mang tính cộng đồng như Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh; Lễ dâng hương đền Thánh; thổi cơm thi; thi bắt vịt và chuỗi hoạt động của chương trình tế lễ đầu năm.

Hội thu từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Chín âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, tái hiện lại cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ. Hội thu có các nghi lễ, hoạt động như Lễ khai chỉ; tế lễ Phật Thánh; rước kiệu Đức Thánh; du thuyền hát giao duyên; biểu diễn võ thuật; thi têm trầu cánh phượng; thi leo cầu ngô, kéo co, bắt vịt, đập niêu, bịt mắt đánh trống…

Với những giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử, khoa học đặc biệt đã được xếp hạng của di tích, chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất của Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương chiêm bái cảnh chùa trong ngày Xuân và những ai yêu thích kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Bài Thuyết Minh Về Chùa Keo Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài thuyết minh về chùa Keo đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây để có thêm cho mình những ý văn phong phú.

Chùa Thần Quang hay còn gọi là chùa Keo, thuộc địa phận huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình được xây dựng từ năm 1067 vào thời nhà Lý. Chùa Keo là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, người làng Keo rất tự hào với ngôi chùa vừa cổ kính, vừa nguy nga của làng mình

Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.

Chùa Keo là một công trình kiến trúc quy mô, phức hợp nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo ở Đồng bằng Bắc bộ. Chùa không chỉ là một bức tranh sinh động cho lịch sử văn hóa nước ta trong 4 thế kỷ, từ thế kỷ 17 đến 20, mà còn là nơi gặp gỡ giữa kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Việt Nam. Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con người của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau.

Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê. Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ – Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796. Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 âm lịch).

Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Núi Bà Rá 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Keo Chọn Lọc – Mẫu 7

Bài văn thuyết minh về chùa Keo chọn lọc sẽ đưa bạn đọc khám phá về một trong những ngôi chùa lâu đời và độc đáo nhất Việt Nam.

Chùa Keo thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình, có tuổi đời gần 400 năm, vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ kính đặc trưng của các ngôi chùa Việt.

Chùa Keo có tên là “Thần Quang Tự”, tọa lạc trên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Dân gian còn gọi ngôi chùa ở Thái Bình là Keo trên, phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định, theo dòng chảy của con sông.

Ngôi chùa Keo ngày nay được xây dựng từ thời vua Lê Trung Hưng năm 1632 theo lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam (có nghĩa là kiến trúc bên trong theo hình chữ Công, bên ngoài theo hình chữ Quốc). Toàn bộ khuôn viên chùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng. Trong khuôn viên chùa có 3 hồ lớn gồm hồ giữa tam quan ngoại và tam quan nội và hai hồ phía sau dãy hành lang đông và tây.

Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại. Men theo hồ sen hai bên tả, hữu là hai cổng tò vò, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Phía trong khu thờ Phật là khu thờ Thánh thờ Thiền sư Không Lộ, vị đại sư thời nhà Lý. Cuối cùng là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế. Hai dãy hành lang Đông và Tây nối từ chùa ông Hộ đến gác chuông gồm hơn hàng chục gian là nơi để Phật tử sắp lễ và du khách nghỉ chân.

Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc” thì việc chùa được xây dựng quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc – nam được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.

Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Mặc dù vậy qua mấy trăm năm, kết cấu của toàn bộ kiến trúc gỗ này vẫn rất chắc chắn. Các cột đỡ, vì kèo được các nghệ nhân điêu khắc thời Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Đặc biệt là gác chuông 3 tầng cao hơn 11 mét với bộ khung được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau, được gọi là 100 đàn đầu voi liên kết bằng mộng gỗ, nâng đỡ 12 mái ngói cong thanh thoát.

Toàn bộ mái chùa đều được lợp vảy cá mềm mại. Các kiến trúc đao loan uốn cong chạm trổ hình rồng, phượng, cá,.. rất tỉ mỉ công phu. Ở tam quan nội có bộ cửa gỗ chạm một đôi rồng và nhiều rồng con đang chầu nguyệt được xem là kiệt tác chạm khắc thế kỷ 17. Trong chùa có những pho tượng Phật được chạm khắc từ thế kỷ 17, 18, khánh đá và bộ chuông đồng ,.. đều là những di sản quý báu.

Hàng năm chùa Keo Thái Bình có hai ngày hội chính. Hội Xuân vào ngày mùng 4 tháng giêng và hội Thu vào trung tuần tháng chín âm lịch để suy tôn Thiền sư Không Lộ, là người con của làng Keo và có công dựng lên chùa Keo cũ (ngôi chùa được xây dựng từ thế kỷ 11 tại làng Giao Thủy – làng Keo , ở Nam Định, sau đó bị lũ lụt cuốn trôi nên người dân làng Keo cũ đã dựng lên 2 ngôi chùa Keo mới gồm chùa Keo Thái Bình và chùa Keo – Hành Thiện ở Nam Định).

Với những giá trị lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật độc đáo, năm 2012 chùa Keo Thái Bình đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2017 lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Núi Langbiang 🌺 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Kết Bài Thuyết Minh Về Chùa Keo Đặc Sắc – Mẫu 8

Đón đọc bài văn mẫu kết bài thuyết minh về chùa Keo đặc sắc giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn hay và có được gợi ý thú vị để thực hiện bài viết của mình.

Chùa Keo thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Ngôi chùa bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc có từ thế kỷ 17.

Chùa Keo Thái Bình là một ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao thế kỷ 17. Hiện Chùa Keo còn lại 17 công trình với 128 gian. Các công trình chính của chùa được sắp xếp theo một đường trục vô hình gọi là đường thần đạo. Theo Đại đức Thích Thanh Quang- Trụ trì Tổ đình chùa Keo, nếu tính tam quan ngoại là điểm đầu và gác chuông là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng. Đây cũng là trung điểm tạo nên sự đối xứng trong kiến trúc của chùa.

Theo sử sách, nguồn gốc và lịch sử văn bia ghi lại thì chùa Keo cổ ngày xưa được xây dựng vào thế kỷ thứ 11, bởi Đức Thánh Vương Không Lộ Thiền Sư. Đến đầu thế kỷ thứ 17, sau hơn 400 năm tồn tại, 1 trận đại hồng thủy ập đến đã làm ảnh hưởng toàn bộ công trình của ngôi chùa. Quận Công Hoàng Quân Dũng khi ấy đã xin chúa Trịnh cùng các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, vận động người dân đào ao vượt thổ, huy động tài lực, nhân lực, trí lực trong vòng 19 năm và xây dựng lại chùa Keo hiện nay.

Đi sâu vào tìm hiểu, có thể thấy kiến trúc chùa phân ra thành nhiều lớp đơn và kép, có sự giãn cách khác nhau. Thông thường, các ngôi chùa Việt có 1 tam quan, nhưng Chùa Keo lại có hai tam quan. Lớp cổng đầu tiên – tam quan ngoại hay còn gọi là nghi môn đền được nâng lên thành một ngôi nhà hoàn chỉnh với ba gian hai chái, không có cửa, không có tường. Còn Tam quan nội được thiết kế ba gian, như một tòa nhà có cửa, có chái mà không có lòng nhà.

Cấu trúc cả trước lẫn sau chỉ có một hàng cột, nhìn phía nào cũng chỉ thấy cửa và hiên, thể hiện thuyết “sắc sắc không không” của đạo Phật. Đặc biệt, bộ cánh cửa gian giữa tam quan nội khi đóng lại tạo thành một tác phẩm khắc gỗ độc đáo. Bức phù điêu khắc họa “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt” với những nét chạm hình rồng và đao mác tua tủa vút lên, không chỉ tiêu biểu cho phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng mà còn phần nào tái hiện lịch sử đất nước lúc bấy giờ.

Mặc dù có kiến trúc tiền Phật hậu Thánh nhưng khu thờ Thánh độc lập với khu thờ Phật cho thấy vị trí quan trọng của Thiền sư Dương Không Lộ với đời sống tâm linh của người dân trong vùng. Hai khu này được ngăn cách bởi Tòa giá roi. Theo các nghiên cứu, tòa Giá roi chỉ riêng có ở chùa Keo Thái Bình, có ý nghĩa và chức năng như một ngôi đình. Nơi đây đã từng diễn ra việc xử phạt, phân xử của người dân làng Keo ngày trước. Những con sơn nội, sơn ngoại của chùa cũng rất đặc biệt. Nó không chỉ có tác dụng đỡ đầu bẩy hay xà mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, thể hiện sự lành nghề của những người thợ.

Gác chuông chùa Keo ẩn chứa trong nó giá trị về nghệ thuật kiến trúc độc đáo, khác biệt. Gác chuông chùa Keo đã được xác lập kỷ lục là gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, giếng đá cổ, thành miệng giếng rất độc đáo xếp bằng 36 cối đá thủng. Nhiều tương truyền dân gian kể rằng, đó là những chiếc cối đá dùng trong việc giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.

Tương truyền, tổng thời gian hoàn thiện công trình chùa Keo diễn ra trong hơn 21 năm, trong đó có 19 năm chuẩn bị và 28 tháng thi công thợ mộc và thợ nề. Những người phục vụ đã giã thủng bằng này chiếc cối đá để nuôi thầy nuôi thợ dựng chùa. Phía bên kia là phiến đá để 42 hiệp thợ dựng chùa Keo người ta đã mài ra dụng cụ như rìu, tràng, đục để tạo nên công trình kiến trúc độc đáo này.

Đi sâu vào nghiên cứu, có thể thấy người xưa đã khéo léo áp dụng cách làm của dân gian trong xây dựng chùa. Đó là kết nối các công trình, chi tiết với nhau bằng hệ thống mộng, kèo vô cùng chuẩn xác. Bằng sự sáng tạo tuyệt vời, những người thợ đã liên kết các công trình của Chùa Keo mà không cần dùng tới một chiếc đinh nào.

Trải qua gần 400 năm, Chùa Keo Thái Bình vẫn giữ nguyên kiến trúc độc đáo. Qua di tích chùa Keo và những hiện vật còn lưu giữ có thể thấy rõ tư duy về xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật, thẩm mỹ của cha ông ta xưa.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Thuyết Minh Về Di Tích Chùa Keo Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Tham khảo bài thuyết minh về di tích chùa Keo học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh về một địa danh nổi tiếng của quê hương, đất nước.

Chùa Keo (Thần Quang tự) được xây dựng ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo thờ Phật và thờ Đại sư Không Lộ – một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam, một danh y được truyền tụng chữa “Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ”; một nhà thơ lớn thời Lý… Đây cũng là ngôi chùa cổ có số lượng gian nhiều nhất còn lại đến nay (102 gian), là một phức hợp kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Chùa có 17 công trình với 128 gian, công trình kiến trúc chính như Tam quan, Chùa Phật, Điện Thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá…. Chùa được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “Nội công ngoại quốc.” Công trình kiến trúc nổi tiếng gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cầu bằng những con sơn chồng lên nhau.

Tầng một treo một khánh đá dài 1,20m, tầng hai có quả chuông đồng cao 1,30m đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông năm 1686, tầng ba và tầng thượng treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69m đúc năm 1796. Tam quan nội là bộ cánh cửa gian trung quan chạm rồng chầu – một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ XVII. Từ tam quan nội, qua một số sân nhỏ rộng ta đến khu chùa Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương (ống muống) và điện Phật.

Hai dãy hành lang Đông và Tây được dựng bao quanh chùa Phật-Đền Thánh, phía trước thông qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau kết nối với Gác chuông, hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mặt bằng hình chữ L, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy 33 gian. Ngoài các kiến trúc chính, chùa Keo còn một số kiến trúc phụ trợ, như Khu Tăng xá, Nhà khách (phía Đông và phía Tây), trụ sở Ban Quản lý Di tích. Đặc biệt, chùa còn là nơi hiện đang lưu giữ và 197 di vật, cổ vật gắn với lịch sử hình thành và phát triển của chùa (từ thế kỷ XVII đến nay), được tạo tác từ nhiều loại chất liệu (gỗ, đá, đồng), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.

Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Các con sơn được chạm hai mặt, có con ba mặt, bốn mặt, mỗi mặt được chạm khắc các hình khác nhau. Trang trí trên các con sơn ngoại chủ yếu là hình rồng các kiểu, con sơn nội chạm khắc hình con nghê hay hoa lá cách điệu. Con sơn ngoại hay con sơn nội không chỉ nhằm cho đỡ đầu bẩy xà mà còn là yếu tố thẩm mỹ làm tăng thêm cho vẻ đẹp của Chùa.

Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá cao 1,2m và chuông đồng cao 1,3m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796. Khách tham quan khi qua đây có thể dùng dùi gỗ đánh vào để nghe những âm thanh mang nhiều cung bậc khác nhau phát ra từ khánh đá ở gác chuông này.

Ở chùa Keo còn có các bức chạm khắc những hình mây lửa, đao mác bao quanh thân rồng ở đôi cánh cửa của tam quan nội; các bức chạm khắc rồng tại các bức cốn của tòa Giá Roi, ban thờ ở tòa Phụ Quốc… cùng các bức chạm khắc đề tài long, ly, quy, phượng mang phong cách dân gian, với kỹ thuật chạm lỗng, bong kênh rất tinh xảo. Trong chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ có giá trị cao về nghệ thuật, mỹ thuật, đồng thời còn giữ được 3 bia đá thời Lê và một số hiện vật quý giá khác.

Chùa Keo là một phức hợp kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo Việt Nam và là một không gian kiến trúc hòa nhập với môi trường. Nghệ thuật sử dụng cây xanh, vườn hoa, hồ nước. Những gỗ, gạch lát, tường xây dựng bằng ván bưng, mái ngói mũi hài; cùng với việc sử dụng hệ thống hồ ba mặt chùa (phía trước hồ nam, và hồ phía đông, phía tây) tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Mỗi năm, chùa Keo có 2 dịp đại lễ vào kỳ chính hội, theo lệ “xuân thu nhị kỳ”. Hội Xuân vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán và Hội Thu là chính hội, diễn ra từ ngày 13 – 15/9 âm lịch, ứng với giai thoại về ngày sinh, ngày hóa của Không Lộ Thiền Sư (14/9 là ngày sinh, còn 13/9 là 100 ngày mất của ngài).

Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của Thiền sư Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống. Sáng 14, tưởng nhớ ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người kéo. Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn sau khi rước kiệu hoàn cung.

Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm để tưởng nhớ vị Thiền sư đã có công với nước và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ.

Vào ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng (6 thứ): hương, đăng, hoa, trà, quả, thực. Chẳng thế, khi nói về sức hấp dẫn của lễ hội chùa Keo, người xưa có câu ca dao:

“Dù cho cha đánh mẹ treo
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 💕 15 Bài Đặc Sắc

Văn Thuyết Minh Về Chùa Keo Sinh Động – Mẫu 10

Để có được những ý văn thuyết minh về chùa Keo sinh động, các em học sinh cần sử dụng kết hợp khéo léo nhiều phương thức biểu đạt, tham khảo bài văn mẫu sau đây:

Chùa Keo (Thần Quang tự) hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Chùa Keo hiện tồn được xây dựng cách đây tròn 380 năm (1632). Song nguồn gốc xa xưa là từ một ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang.

Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia làm hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên Nôm là “Chùa Keo” – một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa Keo Thái Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là gọi theo dòng chảy thượng – hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.

Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần Quang Tự, và hiện còn khá nguyên vẹn. Căn cứ vào văn bia thì Chùa Keo Thái Bình do quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh-một vị quan lớn thời Lê – Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Vì vậy, quận công Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng (từ 1611-1630) để đi vận động quyên góp. Tháng 7/1630, ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Sau 28 tháng thi công, Chùa Keo được khánh thành vào tháng 11/1632.

Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có. Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác nhau.

Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số liệu khác nhau, thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ mà thôi. Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 toà, 126 gian.

Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.

Chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên việc thờ tự của chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn được thờ như một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.

Chùa Keo là địa điểm lý tưởng để du khách thập phương đến chiêm bái, trút bỏ mọi gánh nặng và lo toan cuộc sống. Chỉ cần đi dạo quanh chùa thôi bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và an nhiên hơn.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động 🌹 12 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Keo Ngắn Hay – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về chùa Keo ngắn hay sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

“Ai về lễ hội Chùa Keo, Cạnh đê Duy Nhất, dọc theo sông Hồng”… Chùa Keo từ lâu không còn đơn thuần chỉ là một di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt mà còn là biểu tượng, là niềm tự hào của mỗi người dân quê lúa. Chùa Keo có tên chữ là “Thần Quang tự”. Do chùa tọa lạc tại làng Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) nên dân gian gọi là chùa Keo.

Chùa thờ Thiền sư Dương Không Lộ (ông có pháp danh là Dương Không Lộ, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, sinh năm 1016 tại hương Hải Thanh, nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được vua phong làm Quốc sư triều Lý.

Theo sử sách ghi lại, Chùa Keo Thái Bình có nguồn gốc từ xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cụ thể, năm năm 1061, Thiền sư Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Keo, xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định làm nơi tu hành. Ngày 3/6 năm Nhâm Tuất, Thiền sư Dương Không Lộ viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Để tri ơn công lớn, nghĩa dầy, năm 1667, vua Lý Anh Tông cho đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang và tên Thần Quang tự bắt đầu có từ đó.

Chùa Thần Quang chỉ tồn tại được 500 năm, đến năm 1611 một trận hồng thủy lớn đã cuốn trôi mất ngôi chùa. Sau đó, dân làng Keo phải di cư đi nơi khác và chia làm hai làng, một làng di chuyển sang hữu ngạn sông Hồng (nay là xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định), một làng di chuyển sang tả ngạn sông Hồng (nay là xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình). Cũng từ đó, dân hai làng bắt đầu cuộc vận động xây dựng lại chùa. Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa, chùa Keo Thái Bình do quận công Hoàng Nhân Dũng thời Lê Trịnh đứng ra khởi công, xây dựng năm 1630 và sau 28 tháng toàn bộ công trình chùa Keo hoàn thành.

Đến nay, tại Chùa Keo Thái Bình còn lưu giữ được nhiều kiến trúc gỗ đặc sắc, đáng chú ý là bộ cánh cửa gian trung quan, đây là một kiệt tác chạm khắc gỗ thế kỷ 17. Trong khu chùa phật, hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng có giá trị nghệ thuật cao có niên đại thế kỷ 17, 18 như các pho Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát… Đặc biệt, tại ngôi chùa cổ gần 400 năm tuổi là Tòa gác chuông làm bằng gỗ, thiết kế ba tầng nguy nga, bề thế với chiều cao hơn 21 m, được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

Lễ hội chùa Keo với sự tích về Thiền sư Không Lộ phản ánh một thời kỳ phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Lễ hội không chỉ mang màu sắc tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân mà còn là môi trường bảo tồn, lưu truyền văn hóa truyền thống và là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng. Lễ hội chùa Keo cũng là nơi cư dân nơi đây nói riêng và khách thập phương gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nếu ai đã từng biết, từng nghe về danh tiếng của chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) chắc hẳn đều có ước mong được một lần ghé thăm ngôi đại cổ tự này.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Chùa Keo Luyện Viết – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về chùa Keo luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn khám phá được những thông tin thú vị về di tích chùa Keo Thái Bình nổi tiếng.

Chùa Keo – di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và là ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất trong tất cả các chùa ở Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính, vững chắc với thời gian.

Chùa Keo còn có tên gọi là Thần Quang Tự hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư và đã tồn tại gần 400 năm. Chùa Keo có nguồn gốc xa xưa, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu (1061) đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt. Từ đấy, dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển về hữu ngạn sông Hồng về phía Đông Nam (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Theo văn bia và địa bạ Chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500m, chiều sâu khoảng 200m. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích Chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654m2; tổng diện tích 41.561,9m2.

Chùa Keo quay mặt hướng chính Nam. Mặt bằng các công trình Chùa Keo được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc-Nam, gọi là đường thần đạo.

Chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã cũng như việc xây dựng, Chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng Chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ-một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học và được xem là một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.

Không chỉ thu hút đông đảo du khách ghé thăm, chiêm ngưỡng kiến trúc, không gian và tìm hiểu lịch sử, hàng năm, tại Chùa Keo còn diễn ra hai kỳ hội là Hội Xuân và Hội Thu. Hội Xuân diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch với các trò vui hội như thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm… Hội Thu diễn ra vào các ngày 13-14-15/9 âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoài việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu Thánh, mùa ếch vồ…

Với những giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử, khoa học đặc biệt đã được xếp hạng di tích, Chùa Keo được xem là một trong những ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất của Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách thập phương chiêm bái cảnh chùa.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Ngũ Hành Sơn 🌠 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Keo Đơn Giản – Mẫu 13

Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Keo đơn giản với những ý văn ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng thực hiện bài viết của mình.

Chùa Keo có tên chữ là “Thần quang tự”, chùa tọa lạc tại làng Keo, xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư) nên dân gian gọi là chùa Keo.

Theo sử sách ghi lại, Thiền sư họ Dương, húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ, sinh năm 1016 tại hương Hải Thanh, nay là xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông là người dựng chùa Nghiêm Quang (chùa Keo ngày nay) làm nơi tu hành vào năm 1061. Do có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông nên được vua phong làm Quốc sư triều Lý. Ngày 3-6 năm Nhâm Tuất, Thiền sư Dương Không Lộ viên tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Để tri ơn công lớn, nghĩa dầy, năm 1667, vua Lý Anh Tông cho đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang và tên Thần Quang tự bắt đầu có từ đó.

Trải qua gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và là ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo gồm 17 công trình, với 128 gian phân bố trên diện tích hơn 2.000 m2. Đó là các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá,vườn tháp…

Mỗi năm, chùa Keo mở hội hai lần, hội Xuân vào mồng 4 tháng Giêng âm lịch, hội Thu diễn ra vào trung tuần tháng 9 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang tính dân gian, gần gũi với nét sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngoài việc tế lễ, rước kiệu, còn thi bơi chải trên sông và các nghi thức bơi chải cạn chầu Thánh, múa ếch vồ…

Lễ hội được mở hằng năm để nhân dân trong vùng dâng hương, ngưỡng vọng, thành kính tri ân Đức Phật, Đức Thánh; tưởng nhớ công đức của Quốc sư Dương Không Lộ; các bậc tiền nhân có công hộ quốc, an dân và những người có công dựng chùa. Là dịp để quê lúa Thái Bình được đón du khách gần xa về hành lễ và thưởng ngoạn các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của di tích chùa Keo.

Với những giá trị riêng có, tháng 9-2012, chùa Keo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt; tháng 10-2017, chùa được đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội chùa Keo là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Núi Mẫu Sơn 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Keo Lớp 9 – Mẫu 14

Bài văn mẫu thuyết minh về chùa Keo lớp 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo được những nội dung cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình.

Chùa Keo thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Đây là ngôi chùa cổ được bảo tồn hầu như nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa Keo gồm 2 cụm kiến trúc: chùa là nơi thờ Phật và Đền thánh là nơi thờ đức Dương Không Lộ – vị quốc sư triều Lý đã có công dựng chùa.

Gọi là chùa, nhưng chùa Keo (Thần Quang tự) rộng gần 6ha, gồm hai cụm kiến trúc: Chùa là nơi thờ Phật và đền thánh thờ đức Dương Không Lộ – Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa. Theo sử sách, chùa được xây từ năm 1060, nhưng vào năm Tân Hợi (1611), một trận lụt lớn làm chùa bị trôi dạt, dân ấp Keo phải di dời đi 2 nơi. Một bộ phận định cư ở phía Đông Nam – hữu ngạn sông Hồng (nay thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định); một bộ định cư ở phía Đông Bắc – tả ngạn sông Hồng (nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Sau thời gian dài chuẩn bị, năm 1632, chùa Keo được tái tạo, khánh thành trên nền đất ở tả ngạn sông Hồng.

Xét về quy mô, bố cục, đặc điểm và nghệ thuật kiến trúc, có thể khẳng định chùa Keo (Thái Bình) là một trong những công trình sáng giá nhất trong hệ thống chùa dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” ở Việt Nam. Chùa hiện còn nguyên 102 gian, 12 toà chính là Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng điện và Gác chuông…

Hơn thế, chùa được làm bằng 100% gỗ lim, khớp nối bằng mộc, chạm trổ tinh tế, bố trí hài hòa, tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho người thưởng thức, khám phá nghệ thuật. Điển hình là bộ cánh cửa ở Tam quan nội, khi đóng bộ cánh cửa trở thành bức phù điêu hoàn chỉnh hình 4 con rồng chầu nguyệt, rộng 2,47m, cao 2,25 mét, thể hiện tính nghệ thuật cao của điêu khắc Việt Nam thế kỷ XVII. Gác chuông Chùa Keo làm theo kiểu chồng diêm cổ các, 3 tầng 12 mái với kết cấu gần 100 đàn đầu voi, làm nên vẻ trầm mặc, thâm nghiêm và uy linh chốn linh thiêng. Đây là công trình nghệ thuật có vẻ đẹp lộng lẫy, là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam.

Nhìn tổng thể, Chùa Keo Thái Bình được thiết kế theo kiểu “nội công ngoại quốc” và “tiền Phật hậu Thánh”. Nhưng điểm độc đáo của Chùa Keo Thái Bình là các tòa nhà được thiết kế theo mô hình hai chữ công lồng trong chữ Quốc mà ít chùa có được. Nguyên tắc kiến trúc này tạo cho Chùa Keo Thái Bình sự đăng đối, trang nghiêm và bề thế nhưng không khô cứng. Nét độc đáo nhất trong kiến trúc Chùa Keo Thái Bình chính là Gác chuông. Gác chuông gồm 3 tầng 12 mái, như một bông sen khổng lồ nên nhìn bề thế và phức tạp, đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao.

Ấn tượng về kiến trúc là cảm xúc của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan chùa Keo Thái Bình. Qua di tích chùa Keo và những hiện vật còn lưu giữ, chúng ta có thể hiểu thông điệp mà người xưa gửi gắm đến thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là sự nhắn nhủ của cha ông về nghệ thuật kiến trúc tạo hình, là vẻ đẹp tâm linh Phật giáo trong dòng chảy văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Chùa Keo Lớp 10 – Mẫu 15

Đón đọc bài văn thuyết minh về chùa Keo lớp 10 và cùng tìm hiểu chi tiết về một ngôi chùa có lịch sử lâu đời với kiến trúc truyền thống độc đáo.

Nói đến Thái Bình là nói đến chùa Keo. Được đánh giá là một ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất trong hệ thống chùa chiền Việt Nam, năm 2012, chùa Keo được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với công trình kiến trúc chùa độc đáo, lễ hội chùa Keo cũng có nhiều nét đặc sắc có một không hai trong hàng nghìn lễ hội cả nước. Năm 2017, lễ hội chùa Keo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chùa Keo nằm trên địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Chùa được xây dựng vào thời Lê, từ năm 1630 – 1632, có tên gọi khác là Thần Quang Tự, thờ Phật và thờ Đại sư Không Lộ, người có công xây dựng chùa. Với tuổi đời gần 400 năm tồn tại, giá trị lớn nhất trong kiến trúc chùa Keo là trải qua nhiều lần tôn tạo, song chùa Keo vẫn giữ được nét kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa cổ Việt, là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Theo bia đá trong chùa ghi lại, khi xây dựng, chùa Keo tọa lạc trên khu đất rộng 58.000m2, gồm 21 công trình với 127 gian công trình kiến trúc. Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa Keo còn 17 công trình chính như: Tam quan, chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, khu hành lang và khu tăng xá… với hơn 100 gian. Đây cũng là ngôi chùa cổ có số lượng gian nhiều nhất còn lại đến nay và là một phức hợp kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo Việt Nam.

Kiến trúc chùa Keo được xem là độc đáo bởi tuy là công trình kiến trúc có quy mô lớn nhưng bố cục rất chặt chẽ. Hơn 100 gian lớn nhỏ khác nhau được bố trí thành một khối kiến trúc đăng đối liên hoàn: tam quan ngoại, hồ nước lớn, tam quan nội, chùa Phật, đền Thánh và cuối cùng là gác chuông. Tuy gồm hàng trăm tòa nhà, gian nhà nhưng kiến trúc ngôi chùa không hề đơn điệu. Nhìn từ trên cao, độ cao mái, độ xòe rộng cao thấp khác nhau của các công trình chùa Keo như một “lớp sóng cồn”.

Trong quần thể kiến trúc chùa Keo, công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật bậc nhất là gác chuông bằng gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, nét độc đáo trong kiến trúc chùa Keo còn là nguyên vật liệu chủ yếu dùng để xây chùa là gỗ, gạch ngói và đá. Không gian kiến trúc chùa Keo được kiến trúc hiện đại coi như là một mẫu mực có tính truyền thống và tính thực dụng cho kiến trúc hiện đại tiêu biểu cho kiến trúc thời hậu Lê.

Hiện nay, chùa Keo còn bảo lưu được hàng trăm tượng pháp và đồ tế thời Lê. Chùa Keo được đánh giá là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian, ngôi chùa vẫn toát lên vẻ cổ kính, vững chắc với thời gian. Với những giá trị lịch sử, văn hóa của mình, chùa Keo được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Tại chùa Keo, mỗi năm tổ chức hai mùa lễ hội. Hội xuân được mở vào ngày mùng 4 tháng Giêng. Hội thu được mở vào các ngày 13 – 15 tháng 9 âm lịch và là hội chính nhằm tưởng nhớ, suy tôn Ðức thánh Thiền sư Không Lộ. Nếu như lễ hội mùa xuân vừa là lễ hội nông nghiệp vừa là lễ hội thi tài gắn với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng sông nước thì lễ hội mùa thu ngoài tính chất là hội thi tài giải trí còn mang đậm tính chất của một lễ hội lịch sử.

Lễ hội chùa Keo hiện còn bảo lưu nguyên vẹn nhiều nghi thức truyền thống như: khai chỉ mở cửa đền Thánh, tế lễ Phật thánh trong nội tự chùa, rước kiệu Đức thánh… Nghi lễ rước kiệu Đức thánh tại lễ hội chùa Keo là một nghi lễ được tổ chức kỳ công, hoành tráng nhất trong các lễ hội của vùng châu thổ Bắc Bộ nhằm tái hiện lại cuộc kinh lý của Thiền sư Không Lộ lên kinh đô chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông và các sự lệ diễn tả lại cuộc đời của ngài. Nghi lễ rước thánh được tổ chức vào ngày 14/9 là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Thiền sư Không Lộ, cũng là ngày giữa hội. Chuẩn bị từ giữa đêm, đến 6 giờ sáng, cuộc rước chính thức bắt đầu.

Mặc dù đoàn rước khổng lồ hàng nghìn người, kéo dài hàng trăm mét, với nhiều thành phần tham gia như người già, trai tráng, phụ nữ, trẻ em trong trang phục chỉnh tề, cầu kỳ cùng hệ thống đạo cụ đa dạng như kiệu, lọng, long đình, nhang án, trống, chiêng…, song tất cả thành viên tham gia rước kiệu đều tôn nghiêm, thành kính tuân theo các quy định truyền thống nghiêm ngặt. Nghi lễ rước kiệu là nghi lễ mang tính tôn giáo đặc trưng nhưng lại đậm đà sắc thái của những sinh hoạt văn hóa dân gian của đất và người Thái Bình. Qua các nghi lễ đó, dân làng cầu mong thánh thần phù hộ độ trì, che chở cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng.

Cùng với các nghi lễ độc đáo, lễ hội chùa Keo còn có các cuộc thi tài, các trò chơi dân gian đặc sắc không đâu có như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi ném pháo, thi thày đọc, thi kèn, thi trống, múa ếch vồ, bịt mắt đánh trống, leo cầu ngô… Thông qua các trò chơi dân gian truyền thống, hình thức biểu diễn nghệ thuật phản ánh lối sống của vùng dân cư nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Thái Bình nói riêng.

Những năm gần đây, không gian di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo đã được đầu tư trùng tu tôn tạo, góp phần thu hút khách du lịch và bảo tồn lễ hội một cách bền vững. Nhiều trò chơi dân gian đã được khôi phục nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc trong lễ hội chùa Keo.

Đón đọc tuyển tập 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận