Thuyết Minh Về Chùa Thầy ❤️️ 24+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Thầy
Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Thầy để triển khai bài văn đặc sắc và đầy đủ ý.
- Mở bài: Giới thiệu khái quát chung về chùa Thầy.
Không chỉ là nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng, địa chỉ đỏ trong cách mạng kháng chiến, chùa Thầy còn là di tích kiến trúc nghệ thuật với lối kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu.
- Thân bài:
- Vị trí địa lý: Chùa Thầy (tên chữ là Thiên Phúc Tự), nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Lịch sử hình thành: Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý, triều đại mà Phật giáo được coi trọng và phát triển ở đất Việt.
- Kết cấu kiến trúc: Chùa được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm cụm 3 chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Xung quanh chùa có hai dãy hành lang thờ Thổ Địa, giám Trai, Thập Bát La Hán. Phía sau là lầu chuông và lầu trống chùa.
- Các kiến trúc chính
- Lễ hội chùa Thầy: Hằng năm, hội chính của chùa Thầy Quốc Oai được tổ chức long trọng từ ngày mùng 5 đến mùng 7/3 âm lịch (chính hội là ngày 7-3).
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ cá nhân về chùa Thầy.
Từ cảnh quan non nước hữu tình, cho đến những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một trong Tứ bất tử của Việt Nam, đã làm cho vùng đất Sài Sơn trở nên linh thiêng. Chùa Thầy, một công trình kiến trúc đẹp đẽ hiếm có trở thành một trung tâm Phật giáo của đồng bằng Bắc bộ, một chốn thiền không để người ta có thể tìm về.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Linh Ứng Bãi Bụt ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Chùa Thầy Điểm 10 – Bài 1
Cùng đón đọc Bài Thuyết Minh Về Chùa Thầy Điểm 10 được SCR.VN giới thiệu sau đây.
Chùa Thầy là một cổ tự rất nổi tiếng trên miền Bắc Việt Nam thuộc Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội. Chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) gắn liền với huyền tích và công đức của Thiền sư Từ Đạo Hành.
Thời gian đầu chỉ là cái am nhỏ ẩn mình bên hang núi. Sau nhiều lần tu tạo, chùa Thầy ngày một thêm kì vĩ. Khu chính điện của chùa tọa lạc trên một khuôn viên hình chữ nhật, dài 60m, rộng 40m, gồm ba toàn nhà to, dài xây song song hình chữ tam. Hai bên tòa chính điện là gác chuông và gác trống nhô cao.
Chùa Thầy có hàng trăm pho tượng sơn son thếp vàng, khói hương nghi ngút suốt đêm ngày. Chùa Thượng có tượng Di Đà Tam Tôn, Bách hoa Đài (bệ đá trăm hoa), toàn thân Thiền sư Từ Đạo Hạnh nhập định trên toàn sen vàng. Chùa Trung thờ Tam Bảo. Chùa Hạ chỉ để niệm Phật, lễ bái, cầu siêu, giảng đạo.
Rời chùa Cả, du khách, Phật tư đi qua Nguyệt Tiên Kiều và cổng Bất nhi Pháp môn để lên núi Sài Sơn. Du khách leo qua nhiều bậc đá, đi vào chùa Cao thắp hương, đến hang Thánh Hóa, nơi Từ Đạo Hạnh hóa Phật. Đến thăm hang Các Cớ:
“Ở chùa Thầy có hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.”
(Ca dao)
Dân gian tin rằng trai tơ, gái tơ có vào thăm hang Cắc Cớ một lần thì mới có thể tìm được tình duyên đẹp, hạnh phúc ấm êm. Đứng trên đỉnh núi Sài Sơn nhìn ra bốn phía là thôn xóm lớp lớp gần xa, là màu xanh bát ngát của đồng lúa, là màu trắng lấp lánh của sông Đáy hiền hòa uốn khúc… Cảnh vật sầm uất, dạt dào sức sống của một miền quê thanh bình.
Chùa Thầy còn có Chợ Trời (chợ cõi âm), nơi cầu may, cầu lộc cho người trần. Bài thơ ” Chợ Trời Sài Sơn” được nhiều người truyền tụng: Hóa công xây đắp đã bao đời, Nọ cảnh Sài Sơn có chợ Trời. Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng, Ban chiều mây họp, tối trăng chơi. Bày hàng hoa quả, tư mùa sẵn, Mở phố giang sơn, bốn mặt ngồi. Bán lợi mua danh nào những kẻ, Chẳng lên mặc cả một đôi lời. Hồ Xuân Hương.
Phong cảnh chùa Thầy rất đẹp, có sơn thủy hữu tình, gắn liền với nhiều huyền tích, huyền thoại. Lễ hội chùa Thầy là một lễ hội dân gian lớn nhất, đông vui nhất trong mùa xuân trên miền Bắc nước ta. Dân gian vẫn lưu luyến câu ca, câu hát: “Nhớ ngày mùng Bảy tháng Ba, Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Gọn – Bài 2
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và sinh động.
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.
Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng.
Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Keo ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Quốc Oai – Bài 3
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Quốc Oai giàu hình ảnh đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Đinh. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông,
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.
Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Chùa Thầy Đạt Điểm Cao – Bài 4
Bài Thuyết Minh Về Chùa Thầy Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Chùa Thầy (tên chữ là Thiên Phúc Tự), nằm gối đầu vào núi Phật Tích còn gọi là núi Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Không chỉ là nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng, địa chỉ đỏ trong cách mạng kháng chiến, chùa Thầy còn là di tích kiến trúc nghệ thuật với lối kiến trúc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc và hệ thống tượng pháp tiêu biểu.
Chùa Thầy được xây dựng vào thời Lý, triều đại mà Phật giáo được coi trọng và phát triển ở đất Việt. Đây là một quần thể di tích và danh thắng nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như: quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia… nhưng giá trị kiến trúc nổi bật nhất của khu di tích chùa Thầy nằm ở ba toà của chùa Cả với những dấu ấn đặc trưng của kiến trúc thế kỷ XVII.
Từ một am nhỏ thời Lý, đến thế kỷ XVII chùa Cả đã phát triển thành ngôi chùa đồ sộ với ba toà Tiền đường – Điện Phật – Điện Thánh xếp hình chữ Tam. Nhà cầu nối liền 2 tòa Tiền Đường – Điện Phật với nhau được các nhà nghiên cứu cho rằng: đó là một trong những biểu hiện chữ “công” sớm nhất còn lại cho tới nay ở nước ta.
Đặc biệt cả ba toà chùa chính đồ sộ với rất nhiều kèo, cột, trụ… nhưng chỉ có 36 lỗ đục, còn gỗ được xếp chồng khít lên nhau rất vững chắc không chỉ chứng tỏ sự khéo léo tuyệt vời của các nghệ nhân xưa mà còn gây bất ngờ thú vị cho đời sau. Tương truyền, ngói lợp chùa Thầy được lấy từ khu vực chùa Tây Phương về, cả một quãng đường gần 15km mà ngói được người dân, Phật tử truyền tay nhau theo kiểu nối dây, ấy thế mà chỉ trong 1 ngày vừa vận chuyển vừa lợp xong mái chùa Cả.
Trong mặt bằng kết cấu chung của ngôi chùa Phật giáo Việt, chùa Thầy đã khai thác được những thành phần kiến trúc độc đáo, ăn nhập với tổng thể như nhà Thủy đình giữa hồ nước, hai cầu Nhật Tiên Kiều – Nguyệt Tiên Kiều, Điện thánh …
Hơn nữa chùa Thầy còn có sự liên kết chặt chẽ với quần thể chùa chiền, hang động trên núi cũng như xung quanh chùa để tạo thành một tổ hợp kiến trúc không thể tách rời, đẹp về kiến trúc, phong phú về loại hình, cảnh quan quần thể khu di tích chùa Thầy còn hoà quyện với nhiều huyền thoại Phật giáo gắn với Từ Đạo Hạnh với tín ngưỡng dân gian như câu chuyện về hang Cắc Cớ, Bàn cờ tiên, chợ Trời…càng làm cho kiến trúc chùa Thầy trở lên linh thiêng, huyền bí.
Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, chùa Thầy còn có hệ thống tượng phong phú với nhiều chất liệu, tiêu biểu như bộ tượng Di Đà Tam Tôn được cho là bộ tượng có niên đại sớm nhất và nghệ thuật đẹp nhất thuộc thể loại này; đặc biệt là tượng Thánh Từ Đạo Hạnh bằng gỗ chiên đàn đặt trong khám thờ gỗ chạm cao khoảng 1,6m. Khi xưa tương truyền mỗi lần mở khám thì tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa tượng lại từ từ ngồi xuống.
Về sau Cao Xuân Dục – tuần phủ Sơn Tây (1841 – 1923) có bàn với bô lão trong xã: Thánh thì không phải chào người phàm, để Ngài đứng dậy mỗi lần mở cửa thì chúng ta thất lễ. Từ đó mới cắt dây máy và tượng ngồi luôn. Ngoài hệ thống tượng lung linh, huyền ảo, ở chùa Thầy còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như: Ghế thờ gỗ chạm thời Mạc, bệ đá hoa sen thời Lý – Trần, Sấu đá thời Trần chân đèn gốm, khám thờ thời Mạc, chuông thời Tây Sơn, khánh thời Nguyễn…
SCR.VN Gợi Ý ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương ❤️️15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Thầy – Bài 5
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Thầy, một địa điểm nổi tiếng tại Hà Nội không nên bỏ lỡ khi có dịp ghé thăm.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, tọa lạc dưới chân núi Sài (núi Thầy) thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa từ lâu đã là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự).
Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước. Chùa Thầy nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì (ao rồng), tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới.
Giữa hồ Long Trì có thủy đình tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”.
Ngôi chùa cổ có kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh” kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư.
Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương. Chùa Thượng nằm ở vị trí cao nhất, tách biệt hẳn so với chùa Hạ và chùa Trung, là nơi đặt tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp (Tăng, Phật và Đế vương) của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Dọc 2 bên sườn chùa là 2 dãy hành lang đặt tượng 18 vị La hán. Phía sau có lầu chuông, lầu trống do bà Chúa Chè – tuyên phi Đặng Thị Huệ xin chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm cho xây dựng. Cầu Nguyệt tiên nối với đường lên trên núi đến với chùa Cao, vốn là Hiển Thụy am – nơi tu hành đầu tiên của Thiền su Từ Đạo Hạnh. Chùa Cao có quy mô kiến trúc khá nhỏ gồm gác chuông, tiền đường, thượng điện.
Phía trên núi cao là đền Thượng, hang Bụt Mọc, hang Bò, hang Gió, chùa Một Mái (chùa Bối Am). Chùa Một Mái là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, chùa chỉ có 1 mái, nằm dựa vào vách núi. Nơi cao nhất của quần thể di tích là miệng hang Cắc Cớ. Hang sâu hun hút như cái bụng rồng không đáy còn lưu giữ nhiều huyền thoại bí ẩn.
Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ấn Tượng – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ấn Tượng sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Chùa Thầy Hà Nội thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa tọa lạc tại núi Thầy, tuy nhỏ nhưng có nhiều cảnh đẹp, đặc biệt có những hang động tự nhiên thú vị như: Hang Cắc Cớ, hang Gió, động Thánh Hóa… Chùa được xây dựng từ thế kỷ 11, có lịch sử hơn 900 năm và được lưu giữ lại còn tương đối tốt. Đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Chùa Thầy có địa chỉ ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, nằm ngay chân núi Sài Sơn, là địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 20km.Chúng tôi bắt đầu khám phá khu di tích chùa Thầy. Phần chính của chùa Thầy có ba tòa lớn nằm song song với nhau, toà ngoài cùng gọi là nhà “tiền tế” hay chùa Hạ, nơi bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền.
Rồi đến toà giữa là trung điện hay chùa Trung, nơi bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Và trong cùng là Chùa Thượng hay tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba “kiếp” của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương, cũng như tượng cha mẹ thiền sư.
Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, nơi có các tượng Bát bộ Kim Cương, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.
Nhìn tổng thể, khu chùa bao gồm hai cụm: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).
Theo phong thủy, cả khu chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây đa.
Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, chính là Hiển Thụy am, hay Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại: “Hỡi ai chưa có người yêu. Vào hang Cắc cớ chiều về có ngay; Ai mà chưa có con trai; Vào hang Cắc cớ ngày mai có liền…”.
Bên trong hang được trang trí rất nhiều đèn màu tạo cảm giác bí ẩn, huyền bí. Hang nhìn xâu hun hút, rộng, có nhiều hình tượng tự nhiên như Thần Rùa, Thần Cú mèo, Cây vàng cây bạc, Cóc thần, Thần voi, … Vào hang phải leo trèo khá khó khăn, trên đá tai mèo lởm chởm, hiểm trở, nhưng phải nói là cảnh đẹp, toàn núi xen lẫn với màu xanh của lá cây nhìn đẹp tuyệt vời luôn.
Giới Thiệu Thêm ⏩ Thuyết Minh Về Núi Bà Rá ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Sinh Động – Bài 7
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Sinh Động là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và ôn tập thật tốt.
Được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ, thanh bình và tĩnh mịch, chùa Thầy nổi tiếng gần xa là một trong những ngôi chùa cổ của Bắc Bộ lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh và lịch sử lâu đời. Bởi vậy, đây là chốn cửa Thiền nhất định phải đến trong hành trình hành hương tâm linh của nhiều phật tử và du khách mỗi khi có dịp tới thủ đô Hà Nội. Chùa Thầy là ngôi chùa nằm tại chân núi Sài Sơn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Theo những tài liệu ghi chép, ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am được xây dựng vào thời nhà Đinh. Đến đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), nhà vua đã cho cải tạo và xây dựng hai cụm chùa tại núi Sài Sơn gồm chùa Cao (Đỉnh Sơn tự) nằm ở trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả – Thiên Phúc tự) nằm ở dưới chân núi. Đến đầu thế kỉ 17, chùa được trùng tu trở nên khang trang hơn: xây dựng điện Phật, điện Thánh cùng các hạng mục nhà hậu, nhà bia, gác chuông,…
Thiền sư Từ Đạo Hạnh – vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi từng trụ trì tu hành tại chùa. Chùa cũng là nơi chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị Thiền sư này. Đây cũng là mảnh đất sinh ra những vĩ nhân như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà.
Nằm tại chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, chùa quay mặt về hướng Nam. Bên trái phía trước là ngọn Long Đẩu như, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Không gian quanh chùa thoáng đãng với cây cối, Thủy đình trên hồ và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Thượng Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi dẫn đến chùa Cao. Vòng ra sau chùa sẽ có lối đi để đến được hang Cắc Cớ được ví như “Sơn Đoòng thu nhỏ” tại Hà Nội.
Chùa được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm cụm 3 chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Xung quanh chùa có hai dãy hành lang thờ Thổ Địa, giám Trai, Thập Bát La Hán. Phía sau là lầu chuông và lầu trống chùa.
Trong đó, chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, thờ tượng Đức Ông và Thánh hiền. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, hai bên đặt tượng Hộ pháp và tượng Thiên vương. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau thờ tượng Bát Bộ Kim Cương, đồng thời tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Chùa Thượng là hạng mục lớn nhất và ở vị trí cao nhất trong cụm 3 chùa. Ngoài chùa đề biển Đại hùng Bảo điện, bên trong thờ ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, Cửu Long và ban thờ Lý thần Tông. Tại chính giữa là ngôi bảo điện thờ tượng Thiền sư nhập định trên tòa sen vàng. Trong khám thờ ở phía tay trái có tượng toàn thân của Thiền sư.
Chùa Thầy nổi tiếng có số lượng di sản văn hóa vừa nhiều về số lượng vừa trải đều qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Đặc biệt là sư bảo lưu một cách liên tục nhất các di vật văn hóa, nghệ thuật từ thời Lý. Tiêu biểu là các di sản: Bộ tượng Di đà Tam Tôn (1602), Tượng vua Lý Thần Tông ( 1735), Tượng thân xá lợi Thánh Từ Đạo Hạnh (TK 16), Tượng Từ Đạo Hạnh kiếp Phật (TK 19) cùng các di vật quý như sập thờ, hạc gỗ nhang án, chuông đồng, bia đá, ngựa gỗ,…có niên đại từ rất lâu đời.
Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Cấm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Đơn Giản – Bài 8
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Đơn Giản được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ dưới đây.
Theo quan niệm của người xưa, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.
Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc – cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền với một truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách.
Theo đó, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh. Đầu tiên, ngọn núi Sài Sơn mà chùa tựa vào chính là đuôi rồng. Không gian chùa thoáng đãng, trải dài từ chân núi đến sườn núi với ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng.
Trước sân có hồ Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Đường bờ hồ được coi là hàm dưới của rồng. Giữa hồ có cái đình nhỏ gọi là Thủy đình, nơi tổ chức múa rối nước vào những dịp lễ, Tết. Tòa đình này là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng.
Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17. Đây là cặp mí mắt rồng, hoặc cặp nanh rồng, theo các phiên bản các nhau của truyền thuyết.
Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thấy thì ở dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có một đồi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ. Những người xây dựng chùa đã đắp cho đồi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế và dựa theo dáng rồng của vùng đất mà bài trí các công trình.
Theo thời gian, dân cư sống quanh chùa Thầy ngày càng đông đúc, nhưng ngôi chùa vẫn gìn giữ được những nét đẹp xưa cũ. Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Nhất – Bài 9
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Nhất giúp các em có thể khám phá thêm cho mình những thông tin hữu ích về nơi đây.
Chùa Thầy còn gọi là: “Thiên Phúc Tự” hay Chùa Cả thuộc xã Sài Sơn Hà Nội. Núi Sài Sơn trước kia là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Nói Chùa Thầy có lịch sử ngàn năm song hành cùng 1000 năm Thăng Long Hà Nội quả không ngoa.
Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- vua Lý Nhân Tông, lúc đầu chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Do Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì, ông là người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước. Núi Thầy khi đó được gọi là núi Phật tích.
Chùa Thầy được xây dựng từ thế kỷ XII, thời nhà Lý. Chùa xây hình chữ tam, có 3 lớp: chùa Hạ, chùa Giữa và chùa Thượng. Trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh bằng gỗ bạch đàn được lắp thiết bị điều khiển tự động, có thể đứng lên, ngồi xuống. Tượng đặt trong khám sơn son thiếp vàng lộng lẫy, có rèm che trông rất kỳ bí, linh thiêng.
Trước mặt chùa Thầy có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thủy đình – là nơi múa rối nước (môn nghệ thuật do chính Từ Đạo Hạnh sáng tạo). Chiếc cầu lợp ngói từ thời Trạng Bùng, gọi là cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Để có thể đỡ được sức nặng hàng trăm tấn của bốn mái; những mảng chạm trổ cầu kỳ, tinh vi sống động và những bệ đá được đục đẽo rất tinh xảo.
Tới đây, du khách có thể bắt đầu bằng việc thăm chùa cả – chùa làm theo kiểu 3 cấp, “tiền Phật hậu Thánh”. Trong chùa Thầy có các pho tượng Lý Thần Tông, tượng Phật, tượng Từ Đạo Hạnh và các vị La Hán. Sau đó ra sau chùa xem động Phật Tích (hang Thánh Hóa).
Trong đó, có một mạch nước của khe đá tự nhiên từ trên núi được khéo léo hứng bằng miệng con rồng đắp nổi chảy vào một bể nước trong vắt suốt quanh năm. Chùa Thầy đích thực là nơi tịnh tâm cho mọi du khách. Bởi khung cảnh nơi đây là sự kì diệu mà tạo hóa ban tặng cho mảnh đất thủ đô, một chốn bồng lai tiên cảnh, sơn thủy hữu tình.
Đến với quần thể Chùa Thầy du khách sẽ lần lượt khám phá ba phần chính là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung được nối với nhau mục đích là để tạo thế hạ công thượng nhất rất độc đáo.Phòng tầm mắt ra khoảng không gian phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng.
Cầu Nguyệt Tiên tạo một con đường cổ kính lên núi. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ thờ Tam phủ. Qua cầu Nguyệt Tiên, du khách sẽ được vãn cảnh núi non vừa hùng vĩ vừa nên thơ khi phóng tầm mắt nhìn xuống quần thể chùa và kiến trúc phía dưới. Trên núi có chùa Cao ( Đỉnh Sơn Tự), là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên. Trên vách vẫn còn dấu tích những bài thơ tức cảnh của Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền.
Sau chùa là động Phật Tích. Có một điển tích rất thú vị về động này: dân gian cho rằng đó là nơi sư Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông. Cũng bởi vậy mà động còn được gọi là hang Thánh Hóa.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Hay Nhất – Bài 10
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Hay Nhất được các em học sinh yêu thích và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa vùng đồng bằng xã Sài Sơn, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) thuộc địa phận hai thôn Đa Phúc và Thụy Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, là một vùng non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai.
Theo lời kể của các cụ già ở địa phương, trước khi Từ Đạo Hạnh đến đây lập chùa thì ở dưới chân núi có một hồ nước. Phía trước hồ có một doi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.
Những người hưng công xây dựng chùa đã đắp cho doi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế. Người ta cũng ví dãy núi Sài Sơn như một con rồng đang trầm mình, đầu gác lên thành ngọn Long Đẩu. Hoặc ví Sài Sơn chính là con rồng và ngọn Long Đẩu là viên ngọc trong miệng rồng. Không chỉ có lợi thế về tự nhiên mà chùa Thầy còn là nơi quần cư, bốn bề làng xóm bao bọc khiến chốn Thiền không này trở nên phồn thịnh, đèn hương chăm chút quanh năm.
Với vị trí đắc địa: nằm ven bờ sông Đáy-một trục giao thông chính ngày xưa, chùa Thầy như một “mắt xích” của chuỗi di tích gồm chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, chùa Kim Hoàng, chùa Bối Am… lập thành một quần thể kiến trúc thống nhất.
Chùa Thầy có kiến trúc tiền Phật – hậu Thánh – một kiểu thức khá đặc biệt trong Phật giáo Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Châu Á nói chung. Tính đến nay ở vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 15 ngôi chùa tiền Phật – hậu Thánh nhưng chỉ có 5 chùa có kết cấu mặt bằng đích thực kiểu tiền Phật- hậu Thánh, tức có kiến trúc riêng để thờ Thánh.
Cùng với những ngôi chùa khác như chùa Keo (Thái Bình và Nam Định), chùa Bối Khê, chùa Tổng (Hà Tây cũ), chùa Thầy là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc này, tuy nhiên ít nhiều nó lại có những nét độc đáo riêng biệt.
Chùa hiện còn lưu giữ 7 tấm bia đá đều có niên đại vào khoảng thế kỷ 17, trong đó có một tấm bia “Hưng tạo sự công” dựng năm Dương Đức thứ 7 (1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng ruộng công đức. Từ niên đại được ghi trên bia đá, và những vết tích trên kiến trúc, ta có thể hình dung rằng chùa Thầy vốn được xây dựng trên nền tảng cũ đời Trần, chỉ đến khi có đợt trùng tu lớn vào thế kỷ 17, chùa mới có dạng “nội công ngoại quốc” như ngày nay.
Cũng từ đợt trùng tu này, hai cụm kiến trúc thờ Phật và thờ Thánh đã được tách thành hai công trình riêng biệt, đánh dấu sự ra đời chính thức của kiểu thức chùa tiền Phật – hậu Thánh.
Từ cảnh quan non nước hữu tình, cho đến những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một trong Tứ bất tử của Việt Nam, đã làm cho vùng đất Sài Sơn trở nên linh thiêng. Và chùa Thầy, một công trình kiến trúc đẹp đẽ hiếm có trở thành một trung tâm Phật giáo của đồng bằng Bắc bộ, một chốn thiền không để người ta có thể tìm về.
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Hay – Bài 11
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Ngắn Hay để lại nhiều ấn tượng với các câu văn đặc sắc và lối diễn đạt logic, hấp dẫn.
Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tọa ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Với vị trí khá thuận lợi, chùa Thầy chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072 – 1127) và là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng, cổ kính chùa Thầy còn được biết đến với phong cảnh hữu tình, khiến bất kỳ ai khi đến ngôi chùa này cũng bị thu hút bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên nơi đây. Ngay khi đặt chân tới chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Chùa Thầy xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.
Tòa ngoài là nơi lễ bái của tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Chi Tiết – Bài 12
Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thầy Chi Tiết giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay và đặc sắc.
Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: “Thiên Phúc Tự” thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, cách Hà Nội khoảng 30 km về phía tây nam.
Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi.
Chùa Hạ nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng – nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư. Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư.
Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng. Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.
Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải dò từng bước một và phải vịn vào nhau. Đi ngược lên phía trên là đến đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.
Ngoài ra, du khách sẽ thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này. Đó là những nét chính của khu danh thắng chùa Thầy. Nơi đây có động, có hồ, có chợ Trời, đất điểm trời tô thật mỹ lệ và hấp dẫn. Một khung cảnh hòa quyện tuyệt mỹ làm đắm say lòng người.
Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Đang vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội đông vui, sôi nổi.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Thầy Đặc Sắc – Bài 13
Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Thầy Đặc Sắc giúp các em có thể quan sát được bố cục cụ thể của một bài văn thuyết minh.
Hằng năm, hội chính của chùa Thầy Quốc Oai được tổ chức long trọng từ ngày mùng 5 đến mùng 7/3 âm lịch (chính hội là ngày 7-3). Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa Thầy thì bạn hãy sắp xếp thời gian ghé thăm chùa vào thời gian này.
Đến với lễ hội chùa Thầy, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử văn hóa của đất nước. Tiêu biểu là nghệ thuật múa rối nước Việt Nam được tổ chức tại Phương đình, miêu tả các câu chuyện cố tích hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật,…Cũng như được trải nghiệm tham quan và thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên xứ Ðoài.
Điều đặc biệt nhất tại lễ hội chùa Thầy là lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Lễ hội chùa Thầy đã đi vào câu ca dân gian rằng:
Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Lớp 8 – Bài 14
Thuyết Minh Về Chùa Thầy Lớp 8 giúp các em có thể học hỏi được cách dùng từ sáng tạo và sinh động.
Câu hỏi chùa Thầy ở đâu được rất nhiều du khách đặt ra khi đang có ý định tìm đến thăm chùa Thầy nhưng chưa có kinh nghiệm. Chùa hiện nằm trên núi Sài Sơn, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngoài tên chùa Thầy thì chùa còn được gọi là Thiên Phúc tự hay chùa Cả. Sở dĩ, chùa hiện nay có tên là chùa Thầy do trước đây núi Sài Sơn có tên là núi Thầy nên người ta cũng gọi tên chùa theo tên núi.
Chùa Thầy có khung cảnh “non xanh nước biếc” bởi chùa nằm trên núi, xung quanh rợp bóng cây che, phía trước mặt chùa có hồ Long Trì, giữa hồ có nhà Thủy đình – đây cũng là nơi biểu diễn nghệ thuật múa rối nước thời ấy. Trong chùa còn có một chiếc cầu lợp ngói thời Trạng Bùng, được gọi là cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên. Bốn mái chùa có sức nặng lên tới hàng trăm tấn. Bên cạnh đó, các mảng chạm trổ tại đây cũng rất cầu kì và tinh vi. Những bế đá cũng được đục đẽo kỳ công, tinh xảo.
Chùa Thầy được xây dựng theo kiểu kiến trúc nghệ thuật cổ truyền Việt Nam với mái chùa cong được lợp ngói mũi hài, các cột gỗ làm trụ sắp xếp một cách khoa học để chống đỡ khung chùa.
Trong chùa Thầy có khá nhiều pho tượng được đục đẽo một cách tinh tế, khéo léo như tượng Lý Thần Tông, tượng Từ Đạo Hạnh, các bức tượng Phật và tượng La Hán. Trên các vách đá còn được khắc những bài thơ do các vị Trạng nguyên Nguyễn Trực, Phòng Khắc Khoan sáng tác bằng chữ Nho.
Trong chùa còn có một hang động được gọi là động Phật Tích hay hang Thánh Hóa. Động có một mạch nước được chảy từ trong khe đá tự nhiên từ trên núi cao xuống được khéo léo hứng bằng miệng rồng đắp nổi để cho nước chảy vào trong bể.
Đến với chùa Thầy không thể nào lại không bỏ chút thời gian để vãn cảnh chùa. Các bạn có thể lần lượt khám phá khu chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng thuộc quần thể chùa Thầy. Trong đó khu chùa Hạ và chùa Trung được nối lại với nhau, tạo nên thế hạ công thượng nhất.
Chỉ cần ngẩng đầu lên là các bạn đã có thể thấy được phía trước chùa là một khoảnh sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Cảnh này khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh hàm của rộng. Tại sân có 2 cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên được xây dựng vào năm 1602 bởi ông Phùng Khắc Khoan. Hai cầu này nối sang hai bên tạo thành 2 chiếc râu rồng. Trong đó cầu Nguyệt Tiên thì tạo thành một con đường lên núi còn cầu Nhật Tiên lại nối sang hòn đảo nhỏ thờ Tam phủ.
Sau khi vãn cảnh chùa xong, nếu có thời gian các bạn có thể vãn cảnh núi bằng cách đi qua cầu Nguyệt Tiên. Cảnh núi non tại chùa Thầy rất hùng vĩ mà cũng vừa nên thơ. Lên núi các bạn có thể thu được toàn bộ hình ảnh và kiến trúc của chùa Thầy vào trong mắt. Ngoài ra, trên núi còn có chùa Cao gọi là Đỉnh Sơn tự. Đây là nơi tu đầu tiên của vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Hiện nay trên vách chùa vẫn còn lưu lại bài thơ tức cảnh được viết bởi Nguyễn Trực và Nguyễn Thượng Hiền. Ở phía sau chùa là động Phật Tích. Theo kể lại thì đây là nơi mà sư Từ Đạo Hạnh đã thoát xác đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Đi vòng từ chùa Cao ra phía sau là hang Cắc Cớ. Những người dân nơi đây kể lại rằng hang Cắc Cớ chính là nơi mà những đôi nam nữ yêu nhau thời xưa thường hẹn hò vào các dịp hội hè.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất