Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng ❤️️ 23+ Bài Giới Thiệu Hay ✅ Chia Sẻ Đến Bạn Đọc Những Bài Viết Đặc Sắc Được Chọn Lọc Từ SCR.VN Sau Đây.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng
Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng giúp các em có thể triển khai bài văn logic và mạch lạc.
- Mở bài: Giới thiệu về món bánh Pía Sóc Trăng
- Thân bài:
- Nguồn gốc xuất xứ:
- Xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, ban đầu chúng là những chiếc bánh trung thu đơn giản.
- Vào những năm của thế kỉ XVII, bánh được mang theo di cư sang nước ta từ những người Minh Hương.
- Đặc điểm, cấu tạo:
- Gồm hai phần: phần nhân bánh bên trong và phần vỏ bánh bên ngoài.
- Bánh có hình vuông tròn, vỏ bánh màu vàng chanh, nhân bánh có thể màu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào nguyên liệu để làm nên nó.
- Bánh thường được gói trong các túi ni lông, những bao bì của các nhà sản xuất bánh kẹo được thiết kế riêng.
- Nguyên liệu làm bánh:
- Bột mì
- Khoai môn
- Trứng vịt muối
- Đậu xanh
- Gia vị đi kèm
- Quy trình làm bánh:
- Chuẩn bị nguyên liệu
- Rửa sạch đậu xanh, khoai môn, mang chúng bỏ vào nồi rồi đem hấp. Khi đậu xanh và khoai môn đã chín thì vớt ra, tán thật nhuyễn.
- Khi xong, đem chúng xào với nhân sầu riêng và đường, đảo đều với tỉ lệ phù hợp. Đợi hỗn hợp chín thì tắt bếp, để nguội.
- Bọc hỗn hợp nhân vừa làm được vào từng lòng đỏ hột vịt muối.
- Khi phần nhân bánh đã hoàn thành, người thợ cán bột, cuộn bột để làm vỏ bọc nhân bánh.
- Nhân bánh phải qua hai lần bọc, lần thứ nhất là bộc bột nước, lần thứ hai là bọc bột dầu vừa tạo độ phồng cho bánh vừa bảo vệ nhân bánh bên trong.
- Khâu cuối của quá trình làm bánh là cho bánh vào lò nướng, để nhiệt độ phù hợp
- Yêu cầu thành phẩm: Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo đẹp về hình thức và ngon về nội dung.
- Cách thưởng thức bánh:
- Ăn riêng
- Ăn kèm với trà
- Bánh Pía trên thị trường
- Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh Pía Sóc Trăng được bày bán.
- Để phục hợp với sở thích của từng người, các nhà sản xuất luôn chú trọng trong việc làm đa dạng nhiều loại nhân như bánh Pía nhân thập cẩm, bánh Pía nhân thịt, bánh Pía nhân đậu xanh,….
- Giá cả của một gói bánh Pía không quá cao, trung bình từ 60 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng 1 gói 500gr.
- Bánh có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất mà không cần chất bảo quản.
- Là đặc sản Sóc Trăng cùng với thương hiệu bánh Pía nổi tiếng, nhiều nơi trên cả nước đã nhập loại bánh này để bán.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về bánh Pía Sóc Trăng.
Đón Đọc Bài 🌹 Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Giới Thiệu Về Bánh Pía Sóc Trăng Chi Tiết – Bài 1
Bài Giới Thiệu Về Bánh Pía Sóc Trăng Chi Tiết được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Nhắc đến hương vị ngọt ngào của miền Tây Nam Bộ, người ta không thể không nhắc đến bánh Pía. Món bánh này đã trở thành đặc sản nổi tiếng Sóc Trăng nói riêng và miền Nam nói chung.
Du khách đến Sóc Trăng sẽ có dịp nhìn thấy những chiếc bánh đẹp mắt và thơm ngon trên dọc các con đường của tỉnh. Đó là bánh pía, loại bánh đặc sắc với vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng. Nó chính đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da. Bánh pía hình tròn, dẹt, có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân đậu xanh (hoặc khoai môn, mứt các loại) mỡ heo, lòng đỏ trứng vịt muối…
Theo lời kể của người dân, bánh pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực để ăn dọc đường. Đầu tiên, bánh được làm khá đơn giản: vỏ ngoài là bột mì cán thành da mỏng bao quanh nhân ở bên trong. Nhân gồm có đậu xanh và mỡ heo.
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Chẳng hạn như người dân Nam Bộ đặc biệt ưa thích mùi thơm nặng của trái sầu riêng. Do vậy bánh được bổ sung và “biến tấu” thêm mùi vị và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh.
Chiếc bánh pía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh pía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Được kết hợp hài hòa từ các nguyên liệu khác nhau, bánh pía Sóc Trăng đem lại cho thực khách một cảm giác rất đặc biệt: sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh; vị bùi bùi của khoai môn hay đậu xanh, vị ngọt thơm của hương sầu riêng, vị mặn và chút béo ngậy của trứng muối…
Sở dĩ bánh pía trở thành món quà đặc trưng của xứ Sóc Trăng vì nhiều nơi khác cũng làm loại bánh này nhưng bánh pía Sóc Trăng mang hương vị rất riêng. Cũng là vỏ bột mì, nhân đậu xanh hoặc khoai môn tán nhuyễn trộn với sầu riêng hay mỡ heo xắt sợi, lòng đỏ trứng vịt muối nhưng bánh pía Sóc Trăng không quá ngọt, không quá béo, khiến người thưởng thức ăn hoài không ngán. Lớp vỏ bánh pía Sóc Trăng không khô cứng mà mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong.
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn.
Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ. Sau khi cho nhân vào vỏ bánh, người ta thoa bên ngoài vỏ bánh lòng đỏ trứng muối và đưa vào lò nướng.
Mùi thơm của bánh được tạo nên từ những trái sầu riêng tươi ngon được tuyển chọn kỹ càng. Những ưu điểm của bánh pía Sóc Trăng hoàn toàn được tạo nên từ sự cần cù lao động của người thợ bánh, từ việc cán bột làm vỏ bánh sao cho nhuyễn mịn đến việc chọn những nguyên liệu tươi ngon nhất làm nhân, xắt mỡ thật nhuyễn và tỉ mỉ nắn thành những chiếc bánh đều tăm tắp.
Bánh pía Sóc Trăng được ăn kèm với trà nóng thì không gì tuyệt bằng. Cắn một miếng bánh, hớp một ngụm trà, bạn sẽ cảm thấy độ ngọt của bánh hòa cùng vị đắng của trà tan ra nơi đầu lưỡi. Thú ẩm thực tao nhã này đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Sóc Trăng.
Hầu như ở tất cả các con đường, các trung tâm thị trấn, huyện lỵ của tỉnh Sóc Trăng đều có cửa hàng bán loại bánh đặc sản này. Theo kiểu đóng gói truyền thống, mỗi phong bánh pía Sóc Trăng gồm bốn cái, gói theo hình trụ. Ngày xưa, bánh thường được gói bằng giấy khá đơn giản.
Ngày nay, những phong bánh pía Sóc Trăng vẫn giữ hình trụ truyền thống nhưng được bảo quản trong hộp để giữ “dáng” bánh, bao bì vẫn là hai màu đỏ – vàng nhưng rực rỡ và chuyên nghiệp hơn, với các thông số về tiêu chuẩn chất lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…
Hiện tại, Sóc Trăng có gần 40 lò chuyên sản xuất bánh pía với sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) và An Trạch (nằm trên Quốc lộ 1), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng vài cây số về hướng Cần Thơ.
Một khi đã đến Sóc Trăng, du khách không thể bỏ qua những chiếc bánh pía ngọt ngào này. Vừa làm quà biếu, vừa là để thưởng thức sự tinh tế trong ẩm thực của mảnh đất nơi đây. Thật tuyệt vời cho một chuyến du lịch đúng không?
Chia Sẻ Bài 🌵 Thuyết Minh Về Kẹo Dừa Bến Tre ❤️️ Đặc Sản Bến Tre Hay
Thuyết Minh Về Đặc Sản Bánh Pía Sóc Trăng – Bài 2
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Đặc Sản Bánh Pía Sóc Trăng giúp các em có thêm nhiều thông tin thú vị về loại bánh này.
Việt Nam có nhiều loại bánh trở thành đặc sản riêng của từng vùng miền. Nếu nhắc đến Huế người ta nghĩ ngay đến những gói mè xửng thơm ngon, nhắc đến Hà Tĩnh thì nói về kẹo Cu đơ giòn, béo ngậy thì nhắc đến Sóc Trăng không thể quên được món bánh Pía đặc sản. Nhiều người khắp nơi biết đến, truyền tai nhau ca ngợi hương vị độc đáo của bánh Pía Sóc Trăng.
Bánh Pía vồn có nguồn gốc xuất xứ từ Triều Châu, Trung Quốc, ban đầu chúng là những chiếc bánh trung thu đơn giản. Vào những năm của thế kỉ XVII, bánh được mang theo di cư sang nước ta từ những người Minh Hương.
Bánh Pía được cấu tạo gồm hai phần: phần nhân bánh bên trong và phần vỏ bánh bên ngoài. Bánh có hình vuông tròn, vỏ bánh màu vàng chanh, nhân bánh có thể màu xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào nguyên liệu để làm nên nó. Bánh thường được gói trong các túi ni lông, những bao bì của các nhà sản xuất bánh kẹo được thiết kế riêng. Trên bao bì thường in tên và địa chỉ sản xuất bánh.
Để làm được một chiếc bánh Pía ngon và đảm bảo chất lượng, giàu dinh dưỡng không thể thiếu những nguyên liệu như bột mì, sầu riêng, khoai môn, trứng vịt muối, đậu xanh. Khi đã chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, người thợ bước vào công đoạn làm bánh. Trước tiên cần rửa sạch đậu xanh, khoai môn, mang chúng bỏ vào nồi rồi đem hấp.
Khi đậu xanh và khoai môn đã chín thì vớt ra, tán thật nhuyễn. Khi xong, đem chúng xào với nhân sầu riêng và đường, đảo đều với tỉ lệ phù hợp. Khi hỗn hợp đã chín thì tắt bếp, để nguội. Sau đó, người thợ làm bánh tiến hành bọc hỗn hợp nhân vừa làm được vào từng lòng đỏ hột vịt muối. Nếu người thưởng thức muốn tăng độ béo cho bánh có thể thêm thịt heo vào nhân bánh. Bánh Pía Sóc Trăng chay cũng làm tương tự nhưng thay vì nhân thịt hay hột vịt muối thì người ta chỉ dùng nhân đậu xanh hoặc sầu riêng, khoai môn mà thôi.
Khi phần nhân bánh đã hoàn thành, người thợ tiếp tục cán bột, cuộn bột để làm vỏ bọc nhân bánh. Nhân bánh phải qua hai lần bọc, lần thứ nhất là bộc bột nước, lần thứ hai là bọc bột dầu vừa tạo độ phồng cho bánh vừa bảo vệ nhân bánh bên trong. Khâu cuối của quá trình làm bánh là cho bánh vào lò nướng.
Đây là khâu quan trọng vì nếu để nhiệt độ không phù hợp hoặc nướng bánh quá lâu sẽ khiến chất lượng bánh giảm. Vì vậy khi nướng bánh cần cẩn thận, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thành phẩm hoàn thành phải đảm bảo đẹp về hình thức và ngon về nội dung. Bánh phải có vị đậm đà của trứng muối, vị thơm của sầu riêng, vị thanh thanh của đậu vàng cùng với béo ngậy của khoai, của bột và vị ngọt ngào mang đậm dấu ấn con người Sóc Trăng.
Những chiếc bánh Pía nhỏ xinh có thể ăn riêng hoặc ăn kèm với trà đều được. Vị bánh ngon, dễ ăn, dẻo, mềm và thơm vô cùng. Bánh không tan trong miệng ngay lần đầu chạm lưỡi mà từ từ thấm dần giúp người thưởng thức cảm nhận hết thứ hương vị tuyệt vời của nó.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bánh Pía Sóc Trăng được bày bán. Để phục hợp với sở thích của từng người, các nhà sản xuất luôn chú trọng trong việc làm đa dạng nhiều loại nhân như bánh pía nhân thập cẩm, bánh pía nhân thịt, bánh pía nhân đậu xanh,…. Giá cả của một gói bánh Pía không quá cao, trung bình từ 60 nghìn đồng đến 70 nghìn đồng 1 gói 500gr. Bánh có thể giữ được từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày sản xuất mà không cần chất bảo quản. Điều đó rất tốt, mang lại sự an tâm cho người tiêu dùng khi lựa chọn loại bánh này.
Là đặc sản Sóc Trăng cùng với thương hiệu bánh Pía nổi tiếng, nhiều nơi trên cả nước đã nhập loại bánh này để bán. Tại các siêu thị, hay những cửa hàng bách hoá, không khó để tìm thấy bánh Pía Sóc Trăng được chủ cửa hàng bày bán.
Bánh Pía Sóc Trăng có một hương vị độc đáo riêng mà không một loại bánh nào có thể thay thế được. Đây là món ẩm thực được người Sóc Trăng tự hào mỗi khi nhắc đến. Bởi thế mà ai đã từng về vùng miền Tây sông nước cũ không quên ghé vùng đất này, mua vài ba gói bánh Pía về làm quà. Cả người bán và người mua đều nhận được điều gì đó thật gần gũi mà trân quý biết bao.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Điểm 10 – Bài 3
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và sáng tạo.
Về với quê hương Sóc Trăng, du khách không chỉ được mục kích những ngôi chùa cổ kính của đồng bào Khmer Nam bộ hay hòa mình vào các lễ hội vui tươi hào hứng, mà còn được thưởng thức những sản vật địa phương mang đậm bản sắc giao thoa giữa ba nền văn hóa Kinh, Hoa, Khmer như bún nước lèo, lạp xưởng, bánh pía, mè láo, bánh cóng…, trong đó có món bánh pía đã vượt khỏi biên giới quốc gia để có mặt tại một số nơi trên thế giới…
Nguyên vào thế kỷ XVII, một số người Minh Hương khi di cư sang Việt Nam lánh nạn tranh bá đồ vương, đã mang theo cả những sản vật địa phương làm lương thực đi đường – một trong số đó là loại bánh “pía” khá quen thuộc với chúng ta ngày nay. “Pía” theo nguyên ngữ là âm đọc từ “bính” của người Triều Châu (Tiều), có nghĩa là “bánh”. Trong sinh hoạt thường nhật, những người Minh Hương vẫn làm món bánh pía cho nhu cầu gia đình và cũng là cách gìn vàng giữ ngọc để nguôi ngoai niềm hoài vọng về cố hương.
Đến đầu thế kỷ XIX, ông Đặng Thuận sinh sống ở làng Vũng Thơm (nay thuộc xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) đã là người đầu tiên nghĩ đến việc truyền nghề cho con cháu và đưa món bánh pía vào kinh doanh. Vậy là từ một món lương thực “lận lưng” trong những ngày thiên di gian khổ, vận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương, món bánh pía đã đàng hoàng có mặt để trở thành món ngon thơm thảo phù hợp với cả cộng đồng Kinh, Khmer.
Cho đến nay, các lò bánh pía vẫn tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, một xã khá sầm uất với nhiều người Hoa sinh sống, trở thành một làng nghề truyền thống mang nhiều hơi hướm của những ngày đi khai hoang mở cõi…
Nếu trước kia chiếc bánh pía khá đơn giản với vỏ ngoài làm bằng bột mì, có lớp da ngoài dày dùng để in chữ, bên trong nhiều lớp da mỏng hơn bao lấy phần nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo thì ngày nay do thị hiếu của người tiêu dùng, bánh pía đã ngày càng đa dạng hơn khi có thêm loại nhân làm bằng khoai môn, trong nhân còn có thêm cả lòng đỏ trứng muối, sầu riêng, hạt sen, xá xíu, củ cải, thơm (dứa), bơ… làm cho chiếc bánh trở nên bùi béo và hấp dẫn hơn, chưa kể còn phân biệt cả nhân chay và nhân mặn.
Hiện nay không phải chỉ có Sóc Trăng mới sản xuất món bánh pía, nhưng bánh pía Sóc Trăng vẫn nổi trội so với nhiều địa phương khác. Với sự cần cù nghiêm cẩn, những người thợ bánh Sóc Trăng đã tạo nên những chiếc bánh pía có hương vị rất riêng, không quá ngọt cũng không quá béo khiến người thưởng thức có thể ăn hoài mà không cảm thấy ngán…
Tuy nguyên liệu dùng để làm bánh pía không phải là cao lương hay mỹ vị, mà chỉ là bột mì, đậu xanh và ngày nay còn có thêm cả khoai môn, sầu riêng, trứng muối… nhưng công đoạn làm bánh khá nhiêu khê đòi hỏi nhiều sự tỷ mẫn.
Bột mì được nhồi với dung dịch gồm nước, đường cát trắng, muối, dầu ăn, mỡ thành hai loại bột vỏ và bột ruột – bột nhồi thành khối dẻo, nắm chắc lại được là vừa. Sau chừng 30 phút để bột nghỉ, từng loại bột sẽ được chia ra vừa đủ cho việc bắt nắn một chiếc bánh. Lấy bột vỏ cán mỏng vừa đủ gói kín phần bột ruột, cho bột ruột vào giữa miếng bột vỏ, túm kín rồi cán mỏng ra tám hướng.
Tiếp đến cuốn tròn tấm bột vừa cán, ấn dẹp rồi gấp làm ba hoặc bốn trước khi cán lần nữa thành miếng tròn đủ gói kín một viên nhân. Có thể nói đây là khâu kỹ thuật then chốt làm cho hai phần bột ép lên nhau thành nhiều lớp mỏng nhưng không trộn lẫn vào nhau, nhờ vậy sau khi nướng, vỏ bánh sẽ tạo thành nhiều lớp có thể bóc ra dễ dàng.
Tùy theo từng loại bánh mà nhân sẽ được chế biến với những công thức khác nhau. Nhân sau khi hấp chín sẽ được trộn chung với đường rồi quậy hoặc xay nhuyễn, thêm vào một ít mỡ nước tạo vị bùi béo – mỡ làm nhân phải được xắt sợi rồi ướp đường cho săn lại để giữ được lâu; sầu riêng tách lấy thịt, trộn mỡ, xắt sợi; lòng đỏ hột vịt muối đặt giữa nhân, vừa vặn vào trong lớp vỏ bánh…
Ở khâu bắt bánh, người thợ sẽ đặt nhân vào giữa miếng bột, túm và miết cho kín mí, rồi lật phần xếp mí xuống dưới đặt lên miếng giấy nến hoặc silpat. Ấn cho khối bánh hơi dẹp, dùng độ rộng và tròn của miếng giấy làm chuẩn định hình cỡ bánh. Tiếp đến là in mộc lên mặt bánh.Nướng bánh là công đoạn cuối cùng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thông thường bánh được nướng ở nhiệt độ từ 170 – 220º.
Bánh được xếp ngay ngắn vào khay, mỗi bánh cách nhau ít nhất 3cm. Sau khi nướng trong lò chừng 5 – 7 phút, thấy vỏ bánh hơi đục lại và bắt đầu nở xốp thì lấy ra, xâm vài lỗ lên mặt bánh để thoát khí rồi quét lên mặt bánh một lớp lòng đỏ trứng gà pha loãng để có mùi thơm và màu vàng đẹp. Đặt bánh vào lò nướng tiếp chừng 15 phút cho đến khi vỏ bánh chuyển sang màu vàng ươm, dậy mùi cũng là lúc mẻ bánh đạt độ chín tới.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Ngắn Gọn – Bài 4
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Ngắn Gọn, cùng đón đọc bài văn được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Không những có các công trình kiến trúc Khmer nổi tiếng, Sóc Trăng còn được biết đến bởi những món ăn ngon như cốm dẹp, xá bấu, bún nước lèo, bánh bía… trong đó, bánh bía là đặc sản không thể thiếu trong chuyến đi về Sóc Trăng. Chiếc bánh bía nhìn từ bên ngoài có màu vàng cam. Xẻ chiếc bánh làm đôi, chiếc bánh như vành trăng bán nguyệt ẩn vào bên trong là màu đỏ rực của lòng đỏ trứng gà, mùi sầu riêng dậy lên như mời gọi làm cho chiếc bánh bía trông đã ngon lại càng ngon hơn.
Bánh bía Sóc Trăng không khô cứng như bánh lột da mà mềm, ngọt đậm. Để bánh pía có được mùi vị, mầu sắc hấp dẫn phải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên, bột mì được đưa vào máy, trộn nhuyễn với đường cát trắng trên bếp lửa. Sau đó thêm vào các phụ gia, rồi chia làm hai phần. Phần bột dai được cán mỏng như bánh tráng, cuốn tròn lại, kéo dài ra làm vỏ ngoài cùng. Phần bột xốp được xắt thành khối hình vuông, có kích cỡ vừa lòng bàn tay, được dùng làm vỏ bánh bên trong.
Nhân bánh có nhiều loại, phổ biến nhất là nhân khoai môn, nhân đậu xanh, sầu riêng. Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo khá hấp dẫn. Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để nhằm giữ được lâu. Hột vịt muối đặt giữa nhân, người ta chỉ chọn lấy lòng đỏ.
Do có nguồn gốc từ Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam theo chân các Hoa kiều nên bánh pía cũng có ít nhiều những thay đổi cho phù hợp với điều kiện bản địa. Ví như Người dân Nam Bộ có đặc tính thích mùi thơm nặng của sầu riêng do vậy bánh được bổ sung thêm mùi vị của loại trái cây này và từ đó đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Nhắc đến bánh bía Sóc Trăng ai cũng thích nhất bánh bía đậu xanh sầu riêng. Sầu riêng khi tách hạt lấy thịt trộn mỡ heo xắt sợi làm nên những mùi vị tuyệt vời của bánh pía Sóc Trăng.
Sau các bước chuẩn bị đầy công phu, bánh được đưa vào lò và nướng ở nhiệt độ trung bình khoảng 2700C. Sau từ 5-7 phút, thợ đứng lò sẽ lấy bánh ra, lật ngược mặt bánh rồi thoa lên một lớp lòng đỏ trứng và đưa vào lò trở lại. 15 phút sau, khi chiếc bánh chuyển sang màu vàng ươm, quyện mùi sầu riêng thơm hấp dẫn cũng là lúc chiếc bánh đã được hoàn thành và chuẩn bị đến tay thực khách.
Bánh bía có hai loại chay và mặn. Ăn bánh không thể thiếu tách trà thơm. Vị đăng đắng, thanh thanh trong trà giúp bánh đỡ ngấy. Điều lạ của bánh là ở chỗ không thể ăn một lúc được nhiều nhưng có thể nếm lai rai không biết ngán. Người Sóc Trăng có thói quen biếu tặng bánh bía nhân dịp cúng trăng (rằm tháng 8) hoặc lễ Tết như cách bày tỏ tình thân ái.
Người phương xa đến thăm Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phong bánh bía (mỗi phong bốn cái) làm quà cho người ở nhà, như mang theo hương vị ngọt ngào đậm đà, chân chất của một vùng quê Nam Bộ. Để rồi cứ mỗi độ lễ hội Oc om boc đến, trên dòng sông Đinh rộn vang tiếng hò, khắp nơi vang lên điệu lâm thôn thì cũng là lúc chiếc bánh bía lại quay về với câu chuyện lễ nghĩa, của tình chòm xóm như câu hát mượt mà, da diết không thể nào quên.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Hay – Bài 5
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Hay sau đây giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện kĩ năng viết của mình tốt hơn.
Bánh pía là sản phẩm độc đáo của Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng với ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện lại thêm ấm lòng du khách. Và thật đáng tiếc cho ai đến nơi đây bỏ qua dịp được nếm thử những chiếc bánh nhỏ nhắn mà thơm lâu này.
Về Sóc Trăng, không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp của những ngôi chùa cổ kính hay tham gia các lễ hội vui tươi, rực rỡ bản sắc ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, du khách còn được thưởng thức những món bánh ngon lạ của nơi này. Đặc sắc nhất phải kể đến là bánh pía, vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng, đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía… Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân.
Theo lời kể của người địa phương từ thế kỷ 17, bánh pía đã xuất hiện nơi đây. Là một loại bánh do người Hán di cư mang sang Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian bánh pía đã được biến tấu, thay đổi theo khẩu vị người Việt và trở thành đặc sản của vùng Nam bộ. Qua tìm hiểu, mới thấy được tiếng thơm này không phải ngẫu nhiên mà có.
Nguyên liệu cũng chỉ bột mì, khoai môn, đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối, nhưng bánh pía Sóc Trăng có hương vị, cách trình bày riêng, không giống bất kì loại bánh nào.
Có thể nói để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng. Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ. Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng. Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt. Ngoài ra, muốn tăng vị béo đậm đà có thể thêm thịt heo vào phần nhân.
Tuy có nhân thịt nhưng do xử lý kỹ nên bánh có thể giữ được lâu. Tiếp theo là một chuỗi thao tác cán, cuộn bột mì, gấp nhiều lần để tạo nên vỏ bọc với những lớp “bột nước” và “bột dầu” chồng lên nhau. Cuối cùng là khâu nướng giúp bánh chín, màu ươm vàng quyện mùi sầu riêng thơm ngon.
Những chiếc bánh màu vàng cam có hình dáng nhỏ, tròn, lớn vừa phải rất tiện lợi, có thể vừa cầm vừa ăn. Không quá bở, mềm, có một độ dẻo vừa phải để khi ngậm vào miệng không tan ngay. Nhưng thích thú nhất là vị ngọt thơm nguyên chất hương sầu riêng mà bất cứ một loại hương liệu nhân tạo nào cũng không thể thay thế được
Điều là bánh không thể một lúc ăn được nhiều nhưng nếm lai rai thì không biết chán. Vào mùa Trung thu, người Sóc Trăng, trong lễ cúng trăng, không bao giờ thiếu bánh pía, cái “hồn” của người dân vùng đất pha trộn bản sắc văn hoá Kinh, Hoa, Khmer thật thà chân chất.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng – Bài 6
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt.
“…Sóc trăng đón chờ
Nghe lời rao,
Cô nàng bán bánh ngon:
Mua dùm em bánh pía Vũng Thơm…”
Lời một đoạn bài hát “Miền Tây quê tôi”, của nhạc sỹ Cao Minh Thu, đã phần nào khẳng định thương hiệu nổi tiếng về một loại đặc sản thơm ngon của vùng đất Sóc Trăng mà khó có nơi nào sánh bằng, đó là bánh pía Vũng Thơm.
Bánh pía do một số người Hoa ở làng Vũng Thơm (nay là xã Đại Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) làm ra vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Vì vậy, trước đây muốn tận hưởng được loại bánh pía ngon nhất phải tìm mua loại bánh pía được sản xuất tại làng Vũng Thơm, nên người ta mới gọi là bánh pía Vũng Thơm, tức là bánh pía Sóc Trăng ngày nay.
Bánh pía có hình tròn dẹp, mặt trên có đóng mộc màu đỏ ghi nhãn hiệu, bên ngoài là phần bột màu vàng ươm được làm từ bột mì, tạo thành những lớp vỏ mỏng, tróc đều, xếp chồng lên nhau, có thể dễ dàng lột ra từng lớp. Vì thế, ở một số nơi người ta còn gọi bánh pía là bánh “lột da”. Bên trong là phần nhân gồm hỗn hợp: đường cát, đậu xanh đã bóc sạch vỏ (hoặc khoai môn), mứt, mỡ heo, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt muối…
Bánh pía có vị ngọt thanh, sự tơi xốp của phần vỏ bánh cộng với sự mềm dẽo của phần nhân và mùi thơm của sầu riêng hòa quyện với vị đậm bùi, béo ngọt của đường, đậu xanh, mỡ heo, lòng đỏ trứng…Tất cả những thứ đó đã tạo nên một hương vị vô cùng thơm ngon, độc đáo mà khó có loại bánh nào sánh kịp.
Vào buổi sáng hay buổi tối, ngồi nhâm nhi bánh pía với những tách trà nóng thơm thì không còn gì bằng. Có lẽ chính vì thế mà những người con của vùng đất Sóc Trăng và vùng Tây Nam bộ, khi xa quê hương lúc nào cũng luôn thèm nhớ đến hình ảnh và hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh pía quê nhà.
Để có được những chiếc bánh pía xinh tròn, thơm ngon, những người thợ phải trãi qua cả một quy trình chế biến công phu và khéo léo, gồm 5 công đoạn cơ bản như sau: làm vỏ bánh, làm nhân bánh, tạo hình bánh, nướng bánh và đóng gói. Trong đó, công đoạn làm vỏ bánh và nhân bánh đòi hỏi có tay nghề chuyên môn cao, mang tính gia truyền.
Phần vỏ bánh tạo thành từ hai loại bột được chế biến riêng biệt là bột vỏ và bột ruột, được nhồi thật kỹ, xếp thành nhiều lớp cuộn vào nhau. Phần nhân bánh được hòa trộn các nguyên liệu theo bí quyết gia truyền, khó có thể bắt chước được. Vì vậy từ trước tới nay có nhiều hãng bánh ở một số nơi cũng sản xuất bánh pía, nhưng chất lượng và hương vị vẫn không sánh bằng bánh pía Sóc Trăng.
Lúc đầu bánh pía được sản xuất theo hình thức thủ công, thời gian bảo quản chỉ được một vài ngày, chủ yếu phục vụ nhu cầu của từng gia đình và bán cho những người dân quanh vùng vào dịp Tết Trung thu và Tết Nguyên đán. Dần dà, sự thơm ngon, hấp dẫn của bánh pía đã lan sang các vùng lân cận. Lúc này, có một số hộ gia đình đã đắp lò sản xuất bánh pía với mục đích kinh doanh.
Cứ thế, tiếng lành đồn xa, bánh pía Vũng Thơm ngày càng được nhiều người ở các nơi ưa chuộng. Từ tỉnh Sóc Trăng đã lan sang các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lúc này, các chủ lò bánh pía đã đầu tư kinh phí để mua máy móc, trang thiết bị, dây chuyển sản xuất, cải tiến bao bì mẫu mã, bảo đảm tính an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản bánh pía lên khoảng trên dưới 30 ngày.
Các lò bánh pía ở làng Vũng Thơm trước đây dần dần được di dời ra quốc lộ 1A, đoạn từ ngã ba Trà Men đến ngã ba An Trạch (xã An Hiệp, huyện Châu Thành) và trở thành những cơ sở sản xuất bánh pía có quy mô lớn như: lò bánh pía Tân Huê Viên, Công Lập Thành, Quãng Trân, Tân Hưng,…
Hiện nay, chẳng những khắp các nẻo đường, các chợ, các điểm tham quan du lịch, cửa hàng, quầy bán bánh kẹo, quán xá, từ đô thị đến các vùng quê hẻo lánh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đều có bày bán bánh pía, mà hầu như tất cả các tỉnh, thành trên toàn quốc, bánh pía Sóc Trăng đều có mặt khắp nơi.
Xem Thêm 🌷 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ninh Bình ❤️️15 Bài Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đặc Sắc – Bài 7
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đặc Sắc sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Hiện tại, bánh pía Sóc Trăng là một trong những loại bánh trứ danh được nhiều khách hàng khắp nơi biết đến. Với những đặc trưng của mình giúp cho khách hàng cảm thấy hài lòng về một hương vị thơm ngon đặc trưng của miền Tây sông nước. Cũng chính sự ưa chuộng của khách hàng mà hiện nay đặc sản Sóc Trăng nổi tiếng bánh pía mang trong mình nhiều hương vị khác nhau. Tùy thuộc vào từng lò sản xuất sẽ chế biến và mang đến hương vị đặc trưng không thể nào trộn lẫn.
Các loại bánh pía nổi tiếng:
Bánh pía đậu xanh sầu riêng. Với thành phần chính là đậu xanh, bột mì, sầu riêng và lòng đỏ trứng muối. Đem đến hương vị thơm ngon với vỏ bánh mềm, mịn cùng với độ ngọt vừa phải của nhân hòa quyện với nhau. Tạo nên cảm giác ngon mà không bị ngấy khi ăn.
Bánh Pía lá dứa sầu riêng được kết hợp lá dứa cùng với đậu xanh, sầu riêng. Đem đến mùi vị thơm ngon khó cưỡng, bánh không trứng nên người ăn chay có thể sử dụng.
Bánh Pía hạt sen sầu riêng. Tthành phần chính gồm: Đậu xanh, Sầu riêng, bột năng, bột mì, trứng vịt muối, đường trắng, muối i-ốt, potassium. Sự kết hợp hoàn hảo giữ hạt sen với các nguyên liệu khác tạo nên vị bánh đặc trưng. Rất khác biệt so với những vị bánh pía khác
Bánh Pía khoai môn sầu riêng bao gồm các nguyên liệu như: Khoai môn, Sầu riêng, bột năng, bột mì, trứng vịt muối, đường trắng, muối i-ốt.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Hay Nhất – Bài 8
Bài văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Khắp nông thôn miền Nam Bộ, hầu như người ta đều nhớ hình ảnh cụ ông ngồi bàn giữa, cụ bà ngồi xếp bằng trên bộ ngựa ở nhà trên – giữa mùa nông nhàn – lột từng lớp bánh pía nhâm nhi uống trà kể chuyện nhau nghe…
Tương truyền, bánh Pía Sóc Trăng xuất hiện ở vùng đất này từ thế kỷ 17, Pía theo âm đọc của người Triều Châu (người Tiều), có nghĩa là bánh. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da vì có nhiều lớp da chồng lên nhau. Bánh Pía theo chân những người Hán di cư đến phương Nam, chiếc bánh này khi đó là lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn cơ cực. Sau khi đã ổn định, một vài người nảy ra ý định kinh doanh.
Dần dần món bánh được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, thơm thảo của vùng đất này và lớn dần thành làng nghề như ngày nay.
Hiện tại, Sóc Trăng có gần 50 lò chuyên sản xuất bánh pía. Tuy nhiên, số lò bánh và cửa hàng buôn bán tập trung đông nhất tại thị tứ Vũng Thơm (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nơi được xem là khởi thủy của làng nghề bánh Pía.
Bánh pía đặc trưng nhất là những lớp da mỏng “ hơn giấy quyến cuốn thuốc rê”. Mà có bao nhiêu lớp da trên một cái bánh pía thật tình cũng không ai biết. Bởi đó, sự tài tình của người chế ra bánh pía không chỉ là vị ngon ngọt của nhưn bánh – mà sự tài tình chính ở những lớp da mỏng manh mang hương vị cuốn hút. Lớp da bánh pía thú vị ấy khiến có vùng gọi nó là cái bánh lột da.
Để có một mẻ bánh Pía thơm ngon, hấp dẫn, người thợ phải qua nhiều công đoạn cầu kì và tỉ mẩn. Trước tiên, bột mì được trộn nhuyễn với đường cát trắng, cán mỏng tang, đảm bảo xếp chồng được nhiều lớp. Tiếp theo là công đoạn nắn nhân, tùy từng loại bánh, bí quyết của từng nơi mà nhân bánh được chế biến theo lối riêng.
Đậu xanh và khoai môn sau khi hấp chín được trộn đường, xay nhuyễn, chế thêm mỡ nước tạo nên mùi vị bùi bùi, beo béo. Mỡ làm nhân được xắt sợi ướp đường cho săn, để giữ được lâu. Lòng đỏ hột vịt muối đặt giữa làm nhân. Tùy từng loại bánh mà người ta sẽ đặt loại nhân phù hợp, vừa vặn vào lớp vỏ bánh, miết kín bột và ấn dẹp. Trước khi đem nướng, người thợ sẽ thoa dầu ăn lên khay bánh rồi cho vào lò. Khi vỏ bánh chuyển sang màu vàng ươm, dậy hương cũng là lúc mẻ bánh hoàn chỉnh.
Ngày xưa các lò bánh thủ công nướng bánh pía bằng than củi, chính cách nướng này càng cho thấy sự tài tình, khéo léo của những người thợ làm bánh pía. Vì khi họ phải canh lửa sao cho các lớp da bánh mỏng phải chính đều từng lớp, không sống mà cũng không khét.
Bánh pía ngày xưa được gói bằng giấy dầu bọc ngoài bằng giấy kiếng màu. Trong các dịp giỗ chạp, lễ làng luôn không thể thiếu đĩa bánh pía trên bàn thờ. Ngày nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các quy trình cũng được tối giản. Thay vào đó là bao bì bằng nhựa. Khiến những người thế hệ trước, đôi lúc chạnh lòng, nhớ lắm hình ảnh bánh pía bọc giấy kiếng mộc mạc, chân quê.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đơn Giản – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đơn Giản giúp các bạn đọc có thể học hỏi và trau dồi thêm nhiều kiến thức cho mình.
Cả tỉnh Sóc Trăng hiện nay có tới 37 lò bánh pía nhưng chủ yếu tập trung ở xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú – nơi có tên gọi là Vũng Thơm. Riêng làng nghề truyền thống bánh pía – mè láo Vũng Thơm có cách đây khoảng trên trăm năm, thuộc xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú. Hiện làng nghề có vài chục công ty, cơ sở lớn.
Theo người xưa kể lại, vùng đất Vũng Thơm ngày nay trước thế kỷ XVI vốn là vùng sông nước, tàu bè buôn bán ra vào tấp nập. Người Minh Hương, người Việt bản xứ và cả những người Khơmer từ Cam-pu-chia sang cùng sinh sống tại đó và trồng một loại cây có mùi thơm rất đặc biệt là cây lá dứa.
Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như hiện nay. Do thị hiếu của người tiêu dùng mà ngày nay có nhiều loại nhân hấp dẫn như ậu xanh, khoai môn, sầu riêng, trứng muối, bánh còn có nhân hạt sen, xá xíu, củ cải, thơm (dứa), bơ…
Bánh Pía Sóc Trăng không quá ngọt và không quá béo, khiến người ăn có thể nếm lai rai không biết ngán. Lớp vỏ bánh mềm dẻo, mịn màng ôm lấy nhân bánh thơm ngọt phía trong. Ăn bánh Pía mà thưởng thức tách trà nóng thì còn gì bằng. Vị đăng đắng, thanh tao của trà vừa giúp bánh dậy hương cho bánh vừa làm bánh đỡ ngấy. Mùi thơm của bánh được tạo ra từ những múi sầu riêng được tuyển chọn từ khắp miệt vườn miền Tây.
Người Sóc Trăng tự hào với đặc sản bánh pía. Giúp bánh pía được lưu truyền và phát triển ngày một lớn mạnh đến ngày nay. Bánh pía đã xuất khẩu được ra thị trường thế giới. Người Sóc Trăng xa nhà luôn nhớ mùi bánh Pía ngọt thơm, người phương xa về thăm vùng đất Sóc Trăng cũng không quên mua vài phong bánh pía về làm quà.. như mang theo hương vị ngọt ngào, chân chất của vùng quê Nam Bộ.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Ấn Tượng – Bài 10
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Ấn Tượng, một món ăn đặc sản mà bất cứ du khách nào ghé nơi đây đều phải thưởng thức hoặc mang về làm quà.
Bánh Pía Sóc Trăng là đặc sản nổi tiếng nhất tỉnh Sóc Trăng, bánh có nguồn gốc từ cuối thế kỷ 17 do người Triều Châu di cư vào miền Nam mang theo như loại lương thực giúp họ vượt qua những ngày khó khăn cơ cực, và dần dần, chiếc bánh Pía trở thành loại bánh đặc trưng mang đậm hương vị của vùng Tây Nam Bộ.
Bánh Pía Sóc Trăng có tổng hợp của rất nhiều vị khách nhau như vị ngọt nhẹ của đậu xanh, vị bùi của sầu riêng, đậm đà của trứng, lớp vỏ bánh mềm dẻo, và lớp nhân dậm đà. Bánh Pía với người thân, bạn bè cùng một tách trà nóng quây quần cho ta một cảm giác ấm cúng, khi đó mới thấy hết được giá trị như: đăng đắng, sự thanh tao của trà làm dậy hương thơm, cái hương vị ngọt bùi lan ra trên đầu lưỡi…
Còn được gọi là bánh lột da vì có nhiều lớp da chồng lên nhau tạo nên vỏ bánh, thưởng thức chiếc bánh, ta sẽ ấn tượng ngay từ lớp vỏ này, tất cả đều có chung một mục tiêu là bảo vệ viên ngọc minh châu – lòng đỏ trứng. Bánh pía là chiếc bánh không chỉ mang trong mình tinh túy của vùng đất Tây Nam Bộ, mà còn mang đậm triết lý đoàn kết dân tộc. Đó như một thông điệp nhắc nhở người Việt rằng, dù đi đâu, dù gặp phải chông gai vẫn phải tiếp tục, đoàn kết, cùng nhau bao bọc, gì giữ và xây dựng giống nòi.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội và để đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng bánh Pía đã có nhiều hương vị khác nhau như: đậu xanh, khoai môn, thịt lạp ….với hơn 60 cơ sở sản xuất bánh pía lớn nhỏ khác nhau tại Sóc Trăng. Đến với Sóc Trăng, đều mà bạn thu được không chỉ là nét văn hóa Chùa Miên, Chùa Dơi, những chuyến đi miệt vườn sinh động, những chuyến du ngoạn trên miền sông nước Cửu Long, mà còn là món quà dành tặng người thân đầy ý nghĩa này.
SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Chọn Lọc – Bài 11
Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Sóc Trăng vốn nổi tiếng với những ngôi chùa cổ kính của đồng bào Khmer Nam Bộ, cũng như các lễ hội truyền thống hấp dẫn đầy bản sắc. Nhưng không chỉ vậy, với những du khách mê ẩm thực, Sóc Trăng còn là điểm đến đầy thu hút bởi những sản vật mang đậm bản sắc giao thoa giữa ba nền văn hóa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer như bún nước lèo, lạp xưởng, bánh pía, mè láo, bánh cóng..trong đó có món bánh pía đã vượt khỏi biên giới quốc gia để có mặt tại một số nơi trên thế giới.
Nguyên vào thế kỷ XVII, một số người Minh Hương (Trung Quốc) khi di cư sang Việt Nam lánh nạn tranh bá đồ vương, đã mang theo cả những sản vật địa phương làm lương thực đi đường, trong đó có bánh Pía.
Bánh Pía (”pía”/”pi-é” theo tiếng Triều Châu có nghĩa là bánh) có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu (người Tiều), thông thường được làm vào dịp trung thu và lễ tết. Trong sinh hoạt thường nhật, những người Minh Hương vẫn làm món bánh pía cho nhu cầu gia đình và cũng là giữ niềm hoài vọng về cố hương.
Ngày nay nghề làm bánh Pía tập trung ở các xã Phú Tâm (gắn với địa danh Vũng Thơm), Thuận Hòa và An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Hiện tại, Sóc Trăng có khoảng 50 lò bánh lớn nhỏ, dù cùng một tên gọi bánh pía, nhưng mỗi lò lại có bí quyết riêng, tạo nên hương vị đặc trưng của thương hiệu mình. Nhưng nguyên liệu và quy trình làm ra chiếc bánh Pía thì gần như giống nhau.
Nguyên liệu dùng để làm bánh pía chỉ là bột mì, đậu xanh để làm nhân, ngày nay nhân bánh còn có thêm vị khoai môn, sầu riêng, trứng muối, hạt sen, xá xíu.
Công đoạn làm bánh khá nhiều công đoạn đòi hỏi nhiều sự tỉ mỉ. Quy trình làm bánh bao gồm các bước: làm vỏ bánh, làm nhân bánh, nướng bánh, đóng gói.
Vỏ bánh hiện vẫn được làm theo cách truyền thống nhưng một số công đoạn sử dụng máy móc thay thế như: trộn bột, nhồi bột. Vỏ bánh có hai lớp, làm từ bột dầu/bột ruột và bột nước/bột vỏ. Bột dầu làm từ hỗn hợp tinh bột sắn và bột mì, sau đó đem trộn với mỡ (dầu ăn) và nước nhồi thành khối dẻo.
Bột nước là hỗn hợp của bột mì, đường, một ít mỡ (dầu), nước được nhồi thành khối mềm nhưng không chảy nhão. Bột nước được làm thành lớp vỏ rất mỏng nằm ngoài cùng, không dính lớp bột dầu bên trong.
Nhân bánh truyền thống làm bằng đậu xanh không vỏ được ngâm nước một đêm, nấu chín, quết nhuyễn, trộn với đường, mỡ đã xắt nhỏ, thêm lá can xại (lá cải muối mặn) và một số loại thảo dược (bí truyền), lòng đỏ trứng vịt muối. Mỡ dùng làm bánh pía phải là mỡ bệu, phần mỡ tập trung quanh bụng, mông, đùi con lợn mới ngon.
Nhân bánh Pía xưa của người Trung Hoa được làm bằng thịt vịt quay, chao cùng với mỡ heo hoặc mỡ cừu, vỏ làm bằng bột mì hoặc hạt kê, nướng lửa than.
Khi người Hoa định cư tại miền Tây Nam bộ dần chế biến hợp khẩu vị của người Việt. Vỏ bánh có nhiều lớp da mỏng xếp chồng lên nhau và có thể lột dễ dàng ra từng lớp nên còn có tên là “bánh lột da.”
Bánh Pía ngày trước cũng khá đơn giản, bánh có hai phần: vỏ ngoài làm bằng bột mì và phần nhân gọi là Tàu xa lá (bánh đậu xanh mứt mỡ) hay Òn xa lá (bánh môn mứt mỡ) và đặc biệt là Can Xại (lá cải muối mặn) – tên những loại bánh Pía đầu tiên xuất hiện ở vùng Vũng Thơm. Nhân bánh Pía có thêm lòng đỏ trứng muối, khoai môn, đậu đỏ, bánh chay.
Vỏ bánh, nhân bánh được chuẩn bị xong, thợ làm bánh sẽ tạo hình bánh. Từ cuộn bột làm vỏ bánh, người thợ ngắt ra thành những cục bột đều nhau, gọi là “mắt mèo” và tiếp tục các công đoạn: cán và cắt bánh; đặt nhân; đóng dấu.
Khâu cán gói bánh cũng đòi hỏi kỹ năng khéo léo và sự tỉ mỉ của nghệ nhân và thợ làm bánh. Người làm bánh phải tự tay cán bột để bột thật đẹp trước khi gói nhân vào, từng cái được chỉnh lại kỹ càng, tỉ mỉ.
Tùy theo trọng lượng của nhân bánh mà những nghệ nhân, thợ lành nghề sẽ sử dụng lượng bột phù hợp để cán. Bột cán phải tạo thành lớp vỏ tròn, nhiều lớp và hơi lõm ở phần giữa để đặt nhân bánh vào trong và gói lại sao cho thật khéo léo để phần vỏ không bị rách vỡ và căn chỉnh để phần nhân nằm ở vị trí trung tâm và những lớp vỏ phủ đều bên ngoài (không để mất cân đối chỗ nhiều vỏ, chỗ ít vỏ).
Khâu kế tiếp là đặt nhân. Trước đây, nhân bánh được chia thủ công thành từng phần để làm bánh nhưng ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc, nhân bánh được cho vào máy và máy tự động ngắt thành từng miếng nhân vừa đủ đặt vào bánh, chạy ra trên một băng chuyền. Viên nhân được cho vào giữa miếng vỏ, túm và miết cho kín mí, lật phần xếp mí xuống dưới, ấn cho bánh hơi dẹp ra.
Tiếp đến là khâu đóng dấu bánh. Xưa, người thợ dùng mộc gỗ, mặt dấu có màu đỏ in lên giữa mặt bánh, dùng nước mỡ đã thắng trộn với lòng đỏ trứng quết một lớp lên mặt bánh, làm cho bánh có màu vàng bắt mắt. Hiện nay, các cơ sở làm bánh đều đóng dấu tên nhãn hiệu bánh bằng cách thoa màu đỏ thực phẩm lên dấu, in lên mặt bánh hoặc chỉ chấm một dấu tròn màu đỏ trên mặt bánh.
Công nghệ nướng bánh thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Trước đây, bánh làm xong được đặt vào khay, mỗi khay từ 4- 8 cái, cho vào lò nướng được làm bằng đất, nướng khoảng bảy đến mười phút thì đem bánh ra. Sau đó dùng cọ quết hỗn hợp mỡ và lòng đỏ trứng lên bề mặt bánh, cho vào lò nướng lại khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên ngày nay các cơ sở sản xuất bánh dùng lò điện hay lò gas.
Nghề làm bánh Pía đã trở thành đặc trưng văn hóa của Sóc Trăng; là lễ vật dâng cúng, quà tặng trong các dịp lễ, Tết, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, khẳng định giá trị thương hiệu của các nghệ nhân, cơ sở sản xuất bánh.
Nghề làm bánh Pía là sinh kế của các hộ gia đình làm nghề, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động địa phương. Từ lợi ích kinh tế của nghề, cộng đồng từng bước xây dựng làng nghề sản xuất hàng hóa mang tính chuyên nghiệp, sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo, mang nét đặc trưng vùng miền.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Văn Ngắn – Bài 12
Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Văn Ngắn giúp các em có thêm nhiều thông tin hay trong cuộc sống.
Tại Việt Nam, bánh pía là một trong các đặc sản của Sóc Trăng. Do người Hoa di cư vào sáng tạo ra. Bánh pía thường làm từ bột mì nhào mỡ nước từ mỡ heo. Đồng thời vì lý do thương mại, người sản xuất thường in tên hay nhãn hiệu lên bánh.
Nguồn gốc bánh pía thực chất xuất xứ là bánh trung thu của người Triều Châu. Những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh. Đây là loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân có trộn mỡ. Nguồn gốc tên gọi bánh pía có gốc từ tiếng Triều Châu chính là “pi-é”. Âm Hán Việt có nghĩa là bánh.
Bánh pía do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam mang theo từ thế kỷ thứ 17. Thường việc làm bánh pía hoàn toàn thủ công và phục vụ nhu cầu từng gia đình. Các lò bánh pía thường tập trung ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Lâu dần, người dân miền Bắc học cách làm từ chiếc bánh nhân thịt của người Tiều tạo ra loại bánh chả đặc sản Hà Nội. Từ bánh chả Hà Nội đã cho ra đời chiếc bánh trung thu nướng. Bánh pía người Tiều có kích thước to, vỏ mỏng mềm hơn, nhân dẻo và dùng khi còn nóng.
Như vậy nguồn gốc bánh pía Sóc Trăng là bắt nguồn từ người Triều Châu. Bánh pía trước đây khá đơn giản, vỏ ngoài làm bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy nhân. Da ngoài dày thường in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo. Do thị hiếu mà hiện nay thêm các thành phần khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối.
Ngày xưa, bánh pía là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ vào dịp quan trọng như cưới hỏi tiệc. Sau một thời gian, bánh pía được gọi là bánh trung thu của miền Tây. Mang ý nghĩa đón trăng rằm tháng 8. Càng về sau bánh pía lại trở thành món ăn tinh thần, tượng trung sự sum vầy của gia đình.
Hiện nay đại đa số khách hàng chỉ biết nguồn gốc tên gọi bánh pía. Và nếu không tìm hiểu có lẽ không biết bánh pía có nhân đậu xanh, củ cải muối, mỡ heo được gọi là Can Xại. Nhưng càng về sau tên này đã thất truyền, hiện nay bánh pía Sóc Trăng là tên gọi nhiều người biết đến. Việc tìm hiểu nguồn gốc bánh pía Sóc Trăng phần nào giúp khách hàng hiểu biết hữu ích về bánh pía. Mang đến thông tin hữu ích về chiếc bánh truyền thống thơm ngon này.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đạt Điểm Cao – Bài 13
Bài Thuyết Minh Về Bánh Pía Sóc Trăng Đạt Điểm Cao được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Bánh pía là một đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Món bánh này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam. Vào khoảng thế kỷ XVIII, do cuộc sống quá khó khăn nên người Triều Châu đã quyết định di cư đi làm thuê cho các hầm mỏ, đồn điền tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Họ đến dải đất hình chữ S và mang theo món bánh có nhiều lớp vỏ cùng lớp nhân sánh mịn thơm ngọt được làm từ đậu xanh. Và cứ thế theo thời gian, món bánh pía được cải biến, phát triển và trở thành đặc sản của Sóc Trăng như ngày nay.
Nhân bánh pía khi xưa là sự kết hợp giữa đậu xanh, mỡ heo, củ cải muối với tên gọi là Can – Xại. Theo thời gian, món bánh này được cải biến và hiện giờ bánh có nguyên liệu chính là bột mì, trứng muối, đậu xanh, sầu riêng.
Để có một chiếc bánh pía ngon, người làm bánh phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu từ khâu nhào bột đến khâu nướng bánh. Bánh pía gồm hai phần là phần vỏ và phần nhân. Phần nhân làm từ hỗn hợp khoai môn gọt vỏ, đậu xanh rồi cho vào xào cùng đường và sầu riêng theo tỷ lệ vừa đủ. Sau khi hỗn hợp này nguội người ta cho lòng đỏ trứng muối vào.
Tiếp đến là công đoạn làm vỏ bánh. Người ta sẽ trộn bột mỳ rồi cán, cuộn bột, gấp nhiều nếp để tạo nên thật nhiều lớp vỏ. Cuối cùng, bánh sẽ được cho vào lò nướng đến khi có màu vàng ươm và quyện mùi sầu riêng thơm ngon. Một chiếc bánh thành phẩm hoàn chỉnh có hình tròn, độ lớn vừa tay cầm, vỏ bánh sắc vàng bắt mắt, bên trong chín đều mà vỏ ngoài không bị cứng.
Để cảm nhận hết hương vị của bánh pía bạn phải biết thưởng thức đúng cách. Đầu tiên, thực khách hãy cắt chiếc bánh nhẹ nhàng ra thành từng miếng tam giác nhỏ sao cho bánh không bị nát vụn, bột bánh không vương vãi. Người dân nơi đây coi chén trà là đầu câu chuyện nên bạn có thể pha thêm ấm trà nóng như trà xanh, trà hoa cúc, hòa hoa lài đặt bên cạnh.
Vừa thưởng thức miếng đầu tiên bạn đã ngay lập tức cảm nhận được lớp vỏ bánh mềm, thơm hấp dẫn và thích thú nhất là vỏ bánh có rất nhiều lớp. Tiếp theo là phần nhân dẻo thơm hương đậu xanh hòa quyện vị béo thơm đặc trưng của sầu riêng và trứng muối bùi bùi. Vừa ăn bánh vừa nhấp một ngụm trà thơm để cảm nhận vị đắng hòa quyện nơi đầu lưỡi, ở hậu vị đọng lại vị ngọt thanh khiến thực khách bất ngờ.
Bánh pía khi xưa được người dân miền Tây đặt trong mâm cỗ để thưởng thức trong những dịp quan trọng như tiệc, cưới hỏi… Bánh pía còn được xem như là món bánh Trung thu của người miền Tây bởi bánh pía có hình tròn tượng trưng cho sự sum họp gia đình trọn vẹn mỗi độ rằm tháng 8 hay gọi là Tết đoàn viên.
Bánh pía ngày nay được sản xuất đại trà và tiêu thụ với số lượng lớn, trở thành món bánh đặc sản ở Sóc Trăng. Du khách khi đến thăm mảnh đất này đều mong muốn được thưởng thức chiếc bánh pía ngọt ngào và mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Nơi sản xuất bánh pía ngon nhất có lẽ là làng Vũng Thơm thuộc xã Phú Tâm.
SCR.VN Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Lào Cai ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Lào Cai Hay