15+ Mẫu Thuyết Minh Lăng Tự Đức Ngắn Gọn, Hay Nhất. Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh, Hướng Dẫn Viên Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết, Trình Bày.
Giới Thiệu Lịch Sử Về Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức, còn được gọi là Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn, nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Lịch sử và quá trình xây dựng
- Lăng Tự Đức được khởi công xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1873. Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức, vị vua thứ tư của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Ban đầu, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi do dân phu xây lăng nổi dậy vì bị lao dịch khắc nghiệt, vua Tự Đức đã đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua qua đời, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Kiến trúc và cảnh quan
Lăng Tự Đức nổi bật với kiến trúc cầu kỳ và phong cảnh sơn thủy hữu tình. Lăng bao gồm gần 50 công trình lớn nhỏ, tất cả đều có chữ “Khiêm” trong tên gọi, thể hiện sự khiêm nhường của vua Tự Đức. Các công trình chính trong lăng bao gồm:
- Điện Hòa Khiêm: Nơi thờ vua Tự Đức.
- Điện Lương Khiêm: Nơi thờ Thái hậu Từ Dụ.
- Minh Khiêm Đường: Nhà hát cổ nhất Việt Nam, nơi vua Tự Đức thường xem biểu diễn nghệ thuật.
Sự kiện lịch sử
- Quá trình xây dựng lăng Tự Đức gắn liền với sự kiện nổi loạn Chày Vôi vào năm 1866. Do công việc xây dựng quá cực khổ và bị quan lại đốc thúc đánh đập, dân phu đã nổi dậy, dẫn đến cuộc khởi nghĩa nhưng không thành công..
Ý nghĩa và giá trị
- Lăng Tự Đức không chỉ là nơi an nghỉ của một vị vua mà còn là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, thể hiện tài năng và tâm hồn của vua Tự Đức, người rất giỏi thi phú. Đây cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của triều Nguyễn.
Nếu bạn có dịp đến Huế, đừng quên ghé thăm Lăng Tự Đức để cảm nhận vẻ đẹp và sự yên bình của nơi này nhé!
Tặng bạn: Thẻ Cào 100k Miễn Phí
Dàn Ý Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức
Dưới đây là một số ý tưởng để viết bài thuyết minh về Lăng vua Tự Đức:
Mở bài
- Giới thiệu tổng quan về Lăng vua Tự Đức:
- Lăng Tự Đức, còn gọi là Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn, nằm ở Huế.
Thân bài
- Lịch sử và quá trình xây dựng:
- Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1873.
- Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức, vị vua thứ tư của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.
- Ban đầu, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, nhưng sau cuộc khởi nghĩa Chày Vôi, vua Tự Đức đã đổi tên thành Khiêm Cung và sau khi vua qua đời, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
- Kiến trúc và cảnh quan:
- Lăng Tự Đức nổi bật với kiến trúc cầu kỳ và phong cảnh sơn thủy hữu tình
- Bao gồm gần 50 công trình lớn nhỏ, tất cả đều có chữ “Khiêm” trong tên gọi, thể hiện sự khiêm nhường của vua Tự Đức.
- Các công trình chính: Điện Hòa Khiêm (nơi thờ vua Tự Đức), Điện Lương Khiêm (nơi thờ Thái hậu Từ Dụ), Minh Khiêm Đường (nhà hát cổ nhất Việt Nam).
- Ý nghĩa và giá trị:
- Lăng Tự Đức không chỉ là nơi an nghỉ của một vị vua mà còn là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, thể hiện tài năng và tâm hồn của vua Tự Đức
- Đây cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của triều Nguyễn.
Kết bài
- Khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa:
- Lăng Tự Đức là một di sản văn hóa quý báu, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam.
- Đây là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc sắc của triều Nguyễn, đồng thời là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Huế.
Tham Khảo Bài ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Hay Nhất – Bài 1
Lăng Tự Đức là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế).
Với 36 năm trị vì, Tự Đức là ông vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của vua Thiệu Trị. Theo luật thế tập của chế độ phong kiến, lẽ ra anh trai ông là Hồng Bảo mới là người nối ngôi. Nhưng do tài năng thấp kém, tính khí ngông nghênh nên Hồng Bảo bị vua cha phế truất khỏi ngôi Tiềm để, Hồng Nhậm được đưa lên ngai vàng trở thành vua Tự Đức – một vị vua, một nhà thơ hiền lành, thương dân, yêu nước nhưng thể chất yếu đuối, tính cách có phần bạc nhược và bi quan.
Làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Tự Đức quả là một số phận của những bi kịch éo le. Để trốn tránh cuộc đời khắc nghiệt đó, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai để tiêu sầu và phòng lúc “ra đi bất chợt”, bởi như vua từng nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Khiêm Cung Ký) .
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Nhưng sau khởi nghĩa Chày Vôi do anh em Đoàn Hữu Trưng khởi xướng, vua cho đổi tên thành Khiêm Cung, sau khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.
Bố cục khu lăng gồm 2 phần chính, bố trí trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát. Yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Đức là sự hài hòa của đường nét. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ đại thụ ở gần lăng Hoàng hậu Lệ Thiên Anh.
Sự sáng tạo của con người hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên một khung cảnh thơ mộng, diễm lệ. Trong cái quyến rũ của mây nước, hương hoa đó, người ta như quên đi rằng đó là lăng tẩm của một người quá cố mà ngỡ là thiên đường của cỏ cây, của thi ca và mộng tưởng…
Gần 50 công trình trong lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, du khách đi trên con đường chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua. Thoạt tiên là Chí Khiêm Đường ở phía trái, nơi thờ các bà vợ vua.
Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn – một công trình hai tầng dạng vọng lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Hồ Lưu Khiêm nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Đó là yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh.
Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm với những mảnh đất trồng hoa và những hang nhỏ để nuôi thú hiếm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách… Ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm bắt qua hồ dẫn người ta đến đồi thông bạt ngàn và đảo xanh ngát hương cỏ hoa, như đưa họ sang thế giới thần tiên, mộng ảo ngay giữa chốn đời thường.
Bên trong Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa là chỗ nghỉ ngơi của vua, về sau được dùng để thờ vong linh bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi cất đồ ngự dụng.
Đặc biệt, phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để nhà vua xem hát, được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn. Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, ngay cả khi vua còn sống cũng như khi vua đã chết. Cạnh đó là Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện và vườn nuôi nai của vua.
Ra khỏi khu vực tẩm điện, du khách theo con đường quanh co dẫn sang khu lăng mộ. Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ uy nghi là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do nhà vua soạn thảo. Tuy có đến 103 bà vợ nhưng Tự Đức không có con nối dõi nên đã viết bài văn bia này thay cho bia “Thánh đức thần công” trong các lăng khác.
Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình. Tự Đức muốn dùng tấm bia khổng lồ đó để kể công và nhận tội trước lịch sử. Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả…” và ông nhường cho sử sách đời sau đánh giá công, tội của mình.
Tiếp sau tấm bia kia, hai trụ biểu sừng sững như hai ngọn đuốc tỏa sáng quyền uy và tài đức của nhà vua cùng với hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa để linh hồn vua rửa tội, thì đúng là Tự Đức thật chu toàn đối với việc đón nhận cái chết. Mới hay, Tự Đức là hiện thân sự thâm thúy siêu tuyệt của Nho gia! Giờ đây, yên nghỉ trong ngôi nhà bằng đá bên trong Bửu Thành, giữa một rừng thông vi vu gió lộng hẳn nhà vua hoàn toàn mãn nguyện với sự dàn xếp, lựa chọn cho cái chết của mình.
Ông vua thi sĩ đã nằm xuống giữa một không gian của thơ và nhạc, của sự yên bình trong tổng thể kiến trúc trác tuyệt về nghệ thuật xây dựng lăng tẩm thời Nguyễn. Người đời sau mỗi khi đứng trước khung cảnh thơ mộng này, ai cũng nghĩ đến một câu thơ đề tặng “ngôi nhà vĩnh cửu” của vua Tự Đức với sự tâm đắc, ngưỡng mộ: “Tứ bề núi phủ mây phong, Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.
Tham Khảo Bài: Tả Thành Phố Huế
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Gọn – Bài 2
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Gọn và súc tích thể hiện quan từng câu văn, hình ảnh chân thực và sinh động.
Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy!
Lăng Tự Đức tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.
Qua khỏi Khiêm Cung Môn, mở ra trước mắt là cửa tam quan hai tầng được dựng trên một thế đất cao. Bước qua đó du khách được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp mắt trong khuôn viên của lăng Tự Đức. Có nhiều công trình kiến trúc ở đây được đặt tên với chữ Khiêm ở đó như thể hiện sự sở hữu của vua Tự Đức. Đi qua cửa Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần, khu điện thờ hiện ra trước mắt. Những tòa nhà được xây dựng ở nơi đây là để cho vua và đám tùy tùng, cung nữ vui chơi.
Bước trên những bậc tam cấp làm bằng đá nhà Thanh, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm ở trước mặt. Một tòa nhà hai tầng được xây dựng với dạng vọng lâu, nằm bên con hồ mang yếu tố “minh đường” để “tụ thủy”, “tích phúc”.
Ở đây người ta hay thả thả hoa sen, những bông sen mộc mạc, giản dị, đậm chất của con người Việt Nam đã đi vào biết bao câu văn ý thơ của những người thi sĩ thật là không có loài hoa nào có thể thay thế được. Đúng như những câu thơ đã đi vào tâm niệm của biết bao những người con dân Việt Nam: “Trong đầm gì đẹp bằng sen – Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng”.
Bước vào trong Khiêm Cung Môn là không gian nghỉ ngơi của nhà vua nên cầu kì về kiến trúc cũng như không gian xung quanh. Chính giữa đó chính là điện Hòa Khiêm, là nơi vua ngồi làm việc. Hiện tại, đây chính là nơi đặt bài vị của vua và hoàng hậu để dân chúng có thể đến đây để thăm quan và thắp hương. Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hiện là nơi thờ vong linh của mẹ vua Tự Đức.
Một điểm đến cần đặt chân tới đó chính là nhà hát Minh Khiêm, nơi vua hay ghé tới để xem hát. Đây là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kì vua Tự Đức, khiến không ít du khách cảm thấy vô cùng thích thú. Để phục vụ cho du lịch của khách trong nước và nước ngoài, hiện nay người ta vẫn thường tổ chức những buổi trình diễn văn hóa, văn nghệ vô cùng hấp dẫn.
Vượt qua khu tẩm điện chính là khu lăng mộ. Di chuyển tới Bái Đình bạn sẽ được tận mắt chứng kiến hai hàng tượng quan viên văn võ rất hùng dũng. Ngay sau đó chính là Bi Đình với tấm bia đá nặng 20 tấn khắc bài Khiêm Cung Kí của nhà vua. Đây được coi như một cuốn tự truyện của nhà vua về cuộc đời mình.
Ông tự nhận tội mình: “Không sáng suốt trong việc biết người, ấy là của ta; dùng người không đúng chỗ, cũng là tội của ta; hàng trăm việc không làm được; đều là tội của ta cả…” và ông nhường cho sử sách đời sau đánh giá công, tội của mình.
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Minh Mạng ❤️️ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Vua Tự Đức Chọn Lọc – Bài 3
Bài văn hay Thuyết Minh Về Lăng Vua Tự Đức Chọn Lọc từ SCR.VN dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Lăng Tự Đức (còn gọi là Khiêm Lăng) là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993. Đây là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm), ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn.
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ (萬年基), sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung (謙宮). Sau khi nhà vua băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng (謙陵).
Năm 1864: Lăng được khởi công xây dựng với 5 vạn binh lính tham gia. Năm 1866: Đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Năm 1873: Khiêm Cung được hoàn thành.
Lăng tẩm đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm các vua chúa triều Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình, và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Tất cả các công trình đều có chữ Khiêm. Gần 50 công trình trong lăng Tự Đức ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm trong tên gọi như: Cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung Môn, Chí Khiêm Đường, hồ Lưu Khiêm, Xung Khiêm Tạ, Dũ Khiêm Tạ, điện Hòa Khiêm…
Minh Khiêm Đường – nhà hát cổ duy nhất trong hệ thống các lăng tẩm. Minh Khiêm Đường là nhà hát cổ nhất trong 4 nhà hát được xây dựng thời các Vua nhà Nguyễn. Đây là nơi dùng để nhà vua xem hát, giá trị rất cao về nghệ thuật kiến trúc và họa tiết trang trí.
Nhà tạ dựng trên mặt nước.Xung Khiêm Tạ (nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ, thưởng thức nghệ thuật) và Dũ Khiêm Tạ (bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du thưởng cảnh ở hồ Lưu Khiêm) là 2 công trình kiến trúc độc đáo của tổng thể kiến trúc Lăng vua Tự Đức nói riêng, Quần thể di tích Cố đô Huế nói chung.
Bia Khiêm Cung Ký – Những cái “Nhất”: Bia Khiêm Cung Ký – tấm bia có số lượng văn tự nhiều nhất ở Việt Nam với 4.935 chữ Hán khắc trên cả hai mặt bia, cũng là tấm bia có kích thước đồ sộ, trọng lượng lớn nhất trong các bia cùng loại ở lăng hoàng đế thời Nguyễn. Đây còn là tấm bia duy nhất 1 hoàng đế tự viết ra cho mình. Năm 2015, Bia Khiêm Cung Ký được công nhận Bảo vật quốc gia Việt Nam.
Lăng Tự Đức như một bức tranh sơn thủy tuyệt mĩ, lăng được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỉ XIX. Với những giá trị to lớn về kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, nhân Ngày Du lịch thế giới 27/9, Lăng Tự Đức – di tích đầ̀u tiên của Việt Nam đã được Google lựa chọn cùng với các kỳ quan, danh lam khác củ̉a thế́ giới để̉ đưa lên Google Tì̀m kiếm bằng công nghệ thực tế tăng cường (AR).
Lăng vua Tự Đức Huế cất trên mảnh đất thanh bình, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, xã Thủy Biểu, nay thuộc thôn Thôn Thủy Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nằm bên phải đồi Cảnh Vọng thơ mộng. Đây là một điểm đến hấp dẫn khách bậc nhất trong số các khu lăng tẩm của vua chúa ở Cố đô Huế. Quần thể kiến trúc này tọa lạc trên tổng diện tích 12 ha, gồm gần 50 công trình lớn nhỏ trải dài và hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi.
Lăng Tự Đức gồm hai phần chính: tẩm điện và lăng mộ, được bố trí song song với nhau. Bước qua khỏi Khiêm Cung Môn là cửa tam quan hai tầng. Tại đây, du khách sẽ được chứng kiến những công trình kiến trúc đẹp mắt nằm trong khuôn viên của lăng. Đi qua Vụ Khiêm và miếu thờ Sơn Thần là khu điện thờ.
Bước lên những bậc cấp bằng đá, Khiêm Cung Môn hiện lên như một thế đối đẹp mắt với hồ Linh Khiêm. Ở đây, người ta hay thả hoa sen – những bông hoa giản dị, mộc mạc. Không chỉ vậy, giữa đảo còn có các hòn đảo nhỏ để người ta trồng các loài hoa hoặc nuôi thú. Cảnh sắc nơi này tựa như mọt bức tranh cổ điển đầy màu sắc với những cây cầu bắc qua hồ nhỏ, với những hàng thông xanh rì trong gió,… cho du khách trải nghiệm cảm giác trong lành, thoáng đãng. Bối cảnh lăng Tự Đức không khó để bạn có được những bức hình “sống ảo” đậm chất cổ trang.
Bước vào trong Cung Khiêm Môn, du khách sẽ được khám phá không gian nghỉ ngơi và làm việc của nhà vua thời ấy. Hoặc ghé đến nhà hát Minh Khiêm để xem trình diễn văn hóa – nghệ thuật. Đây là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa đời vua Tự Đức. Sau cùng bạn hãy di chuyển đến Bái Đình của khu lăng mộ để tận mắt chứng kiến hai hàng tương quan văn võ hùng dũng,…
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Vua Tự Đức Đặc Sắc – Bài 5
Thuyết Minh Về Lăng Vua Tự Đức Đặc Sắc là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả.
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng) được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn. Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát, cách Huế 8km.
Tổng thể kiến trúc Lăng nằm trong một vòng La thành rộng khoảng 12ha, gồm gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, trên hai trục song song với nhau lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố Minh Đường. Các công trình trong Lăng ở cả hai khu vực tẩm điện và lăng mộ đều có chữ Khiêm đặt tên gọi.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Qua cửa Vụ Khiêm, đến khu vực hồ Lưu Khiêm, trên hồ có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ, nơi nhà vua thường đến ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
Đi tiếp ba bậc tam cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung môn, rồi đến điện Hòa Khiêm, đây vốn là nơi làm việc của vua nhưng nay dùng để thờ phụng vua và hoàng hậu. Sau điện Hòa Khiêm đến điện Lương Khiêm, trước là chỗ nghỉ của vua và sau này trở thành nơi thờ mẹ vua, bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm đường, nơi cất đồ ngự dụng. Phía trái điện Lương Khiêm có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát, đây được coi là nhà hát cổ nhất Việt Nam hiện còn được bảo tồn.
Ngay sau hai hàng tượng quan văn võ uy nghi là Bi đình (nhà bia), tấm bia làm bằng đá thanh lớn có khắc bài Khiêm Cung ký của vua Tự Đức dài 4.935 chữ để nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình. Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành xây bằng gạch, chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ.
Lăng Tự Đức là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Chia Sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Điểm 10 – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách triển khai bài văn hấp dẫn.
Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong các công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn ở thế kỷ 19 không chỉ vì tọa lạc ở khung cảnh thơ mộng ngay gần trung tâm thành phố Huế mà còn bởi cấu trúc hài hòa và những nét trang trí tinh tế.
Trong lịch sử, triều đại nhà Nguyễn đã trải qua 143 năm với 13 đời vua gi dấu ấn đậm nét trong chế độ phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ có 7 lăng tẩm của 7 triều vua được xây dựng và bảo tồn tốt đến ngày nay. Nổi bật nhất là 4 lăng tẩm đẹp nhất của Huế – nơi an giấc của 4 vị vua nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức và Khải Định.
Trong đó, khu lăng Tự Đức, hay còn gọi là Khiêm Lăng được xem là công trình kiến trúc lăng mộ hài hòa và đẹp nhất của vương triều Nguyễn. Tự Đức là vị vua thứ 4 của triều Nguyễn. Ông là người có thời gian tại vị lâu nhất trong triều đại phong kiến này – khoảng 36 năm từ 1847 đến 1883.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, công trình kiến trúc ấn tượng này bị thời gian làm phai nhạt đi nhiều đường nét nhưng cốt cách của lăng vẫn giữ được trọn vẹn, nhất là phong cách trang trí Nho giáo, trầm mặc. Từ những bức tường, trần nhà, cột, hồ nước, vườn cây, đình, tạ vẫn toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn với bất cứ nơi nào khác.
Về mặt kiến trúc, khu lăng của vua Tự Đức mang đậm nét tinh tế ở nhiều chi tiết và nhất là ở các nét trang trí cổ điển và được bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ. Nơi này thật sự là nơi yên nghỉ thích hợp nhất với một vị vua mang tâm hồn thi sĩ lãng mạn nhưng uyên bác và thâm thúy bậc nhất triều Nguyễn.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ấn Tượng – Bài 7
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ấn Tượng sẽ mang đến cho các em nhiều ý tưởng mới thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Nếu như lăng Khải Định mang nét đẹp ngông nghênh của lối kiến trúc cổ xưa và bố cục kiêu xa. Thì lăng Tự Đức lại đẹp một cách rất nên thơ với vẻ đẹp nhã nhặn của lối kiến trúc nho giáo. Mang đậm tâm hồn văn thơ thi sĩ của vua Tự Đức.
Lăng Tự Đức thường được gọi là Khiêm Lăng. Đây chính là 1 trong những di tích lịch sử thuộc quần thể di tích cố đô Huế và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993. Lăng Tự Đức chính là nơi chôn cất vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn đó chính là vua Tự Đức hay còn gọi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông thống trị được 36 năm từ năm 1847-1883. Và đây cũng là 1 trong những vị vua giữ ngôi vị ngôi lâu nhất dưới triều đại nhà Nguyễn.
Lăng Tự Đức chính là 1 quần thể kiến trúc cổ xưa với tọa lạc trong 1 thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân, tổng Cư Chánh cũ nay chính là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.
Năm 1864, Lăng Tự Đức được khởi công xây dựng với 5 vạn binh lính tham gia. Năm Tự Đức thứ 19 (1866), do công cuộc xây dựng Vạn Niên Cơ quá cực khổ, một lực lượng quân sĩ và dân phu xây lăng đã đứng lên khởi nghĩa. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành.
Lăng Tự Đức có tọa lạc ở xã Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng đã được xây dựng ở mảnh đất rất thanh bình, trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh bên phải đồi Vọng Cảnh thơ mộng.
Lăng Vua Tự Đức sở hữu diện tích rộng gần 12 hecta, gấp 10 lần so với lăng của Vua Gia Long. Bố cục của lăng bao gồm tẩm điện và lăng mộ với khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực của lăng. Tất cả các công trình này đều thuộc trong tổng thể lăng Tự Đức đều đi kèm với từ “Khiêm”.
Lăng Tự Đức được xét là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thuộc quần thể kiến trúc lăng mộ và cung điện của nhà vua triều đình Nguyễn tại cố đô Huế. Theo vết nhuốm thời gian, nhiều công trình kiến trúc nơi đây đã trở nên hoang tàn, đường nét kiến trúc phai mờ nhưng vẫn sở hữu kiến trúc mang nét vương giả, không lẫn vào đâu được.
Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Đơn Giản – Bài 8
Bài Văn Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Đơn Giản giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết.
Lăng Tự Đức Huế được xây dựng thể hiện rõ nét con người của nhà vua thời nhà Nguyễn: có sự uy nghiêm, uy quyền nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy chất văn thơ, nghệ sĩ. Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đến chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,… chắc chắc sẽ khiến cho khách thăm quan tour du lịch Huế có một chuyến đi không thể nào quên!
khi quý khách đặt chân đến mảnh đất cố đô Huế bạn không thể không một lần ghé thăm Lăng Tự Đức – Lăng đẹp nhất trong hệ thống các lăng tẩm của vương triều nhà Nguyễn, với lối kiến trúc tinh tế được bao quanh bởi núi rừng.
Trong số 13 nhà vua Triều Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông Phương, giỏi về cả sử học, triết học và đặc biệt là rất sính thơ. Khi qua đời vào năm 1883, nhà vua đã để lại 600 bài văn, 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng 100 bài thơ chữ Nôm.
Lăng Tự Đức gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được bố trí song song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân. minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Sinh Động – Bài 9
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Sinh Động được các bạn đọc yêu thích và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Theo tài liệu, triều đại nhà Nguyễn đã trải qua 143 năm cùng với 13 đời vua. Tuy vậy, chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng và bảo tồn đến ngày nay. Trong số đó, lăng Tự Đức, hay Khiêm Lăng, là công trình lăng tẩm đẹp nhất của vương triều Nguyễn. Đó là nơi an giấc ngàn thu của vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Nguyễn – Tự Đức. Ông có thời gian tại trị lâu nhất trong triều đại phong kiến này. Khoảng 36 năm từ 1847 đến 1883.
Lăng Tự Đức trải qua nhiều tên gọi gắn với từng thời điểm lịch sử. Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864 với tên gọi ban đầu là Vạn Niên Cơ. Cái tên mang ý nghĩa về một công trình mãi trường tồn. Thời gian ước định hoàn thành lăng là trong vòng 6 năm. Nhằm rút ngắn tiến độ dự định, hàng trăm nghìn thợ thuyền, dân phu và binh lính phải quần quật lao động trong điều kiện khắc nghiệt.
Để xoa dịu sự phẫn uất trong nhân dân, vua Tự Đức phải viết điếu trần tình. Đồng thời, vua đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung. Theo sử sách, “Khiêm” ở đây có nghĩa là cung kính/nhún nhường. Mọi công trình lớn nhỏ trong lăng đều mang chữ “Khiêm”. Năm 1873, Khiêm Cung mới chính thức được hoàn thành. Sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm 1883, lăng được gọi là Khiêm Lăng.
Mặt bằng kiến trúc lăng Tự Đức là vòng 12ha, gồm 50 công trình lớn nhỏ dàn trải. Quần thể lăng được chia thành hai phần chính: tẩm điện và lăng mộ. Lăng là nơi an táng thi hài vua, tẩm là hành cung nơi vua làm việc và giải trí. Hai khu vực này được bố trí song song nhau.
Điều đáng nói, thuật phong thủy được xem như yếu tố phải tuân thủ triệt để trong kiến trúc lăng tẩm xưa. Thế nên, lăng Tự Đức cũng hội tụ các yếu tố đại cát. Gồm có: minh đường huyền thủy, tiền án hậu chấm, sơn triều thủy tụ. Phía trước lăng có núi Giáng Khiêm làm tiền án. Phía sau là núi Dương Xuân làm hậu chẩm. Minh đường chính là hồ Lưu Khiêm.
Hồ Lưu Khiêm vốn là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Hồ vừa mang ý nghĩa phong thủy thiêng liêng, vừa là nơi thả hoa sen tạo cảnh. Giữa hồ có đảo Tịnh Khiêm rợp bóng cây xanh. Trên đảo, vua cho trồng hoa và tạo những hang nhỏ để nuôi các loại thú hiếm. Đồng thời, bên bờ hồ Lưu Khiêm còn có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Đây là hai công trình nhà tạ được dựng trên mặt nước. Ba cây cầu bắt qua hồ là Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm. Chúng dẫn ta đến đồi thông xanh bạt ngàn, gió vi vu.
Quang cảnh nên thơ của hồ nước chảy êm đềm, rừng thông xanh biếc, hòa cùng tiếng chim hót. Tất cả khiến toàn cảnh lăng Tự Đức tựa như chốn thần tiên ảo mộng giữa đời thường.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Hay – Bài 10
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Hay là chủ đề rất quen thuộc trong chương trình học của các em.
Lăng Tự Đức Huế, hay còn gọi là lăng Gia Khiêm là một công trình thuộc Quần thể cổ đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn thế thế giới vào năm 1993. Đây cũng là một trong 3 lăng tẩm nổi tiếng nhất ở Huế, cùng với lăng Khải Định và Lăng Minh Mạng đã trở thành những chốn dừng chân của khách du lịch phương xa.
Nói riêng về vua Tự Đức, ông chính là đời vua thứ 4 của Triều Nguyễn, có thời gian trị vì lên đến 36 nam từ năm 1847 cho đến năm 1883 và đây cũng là vị vua trị vì lâu dài nhất trong số các đời vua chúa Nguyễn. Hiện nay, lăng tẩm của vua Tự Đức nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc thôn Thượng Ba, phường Xuân Thủy, TP. Huế.
Cũng khá giống với kiến trúc lăng tẩm của các vị vua khác, lăng tự Đức được chia là 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu tẩm điện là khu vực để vua sinh sống, làm việc và giải trí còn riêng khu lăng mộ là nơi chôn cất vua.
Với tổng diện tích lên đến 12ha, có đến gần 50 công trình lớn nhỏ trong số đó không thể bỏ quan một số công trình nổi tiếng nhất ở đây, chúng cũng là nơi đẹp nhất, có ý nghĩa quan trọng và thể hiện lối kiến trúc tiêu biểu nhất. Khiêm Cung Môn, điện Lương Khiêm, nhà hát Minh Khiêm, đảo Tịnh Khiêm được xây dựng với mục đích khác nhau, nơi để nhà vua nghỉ ngơi, thưởng thức trà đạo nơi để nhà vua đến để xem hát.
Khu lăng mộ được xem là công trình có giá trị và ý nghĩa nhất, với tấm bia bằng đá nặng lên đến 20 tấn đặt trước ngôi mộ của vua Tự Đức. Xung quanh là Bửu Thành, được xây dựng bằng gạch và ở giữa chính là mộ của vua.
Dù không uy nghi, bề thế như lăng Khải Định nhưng lăng Tự Đức lại được đánh giá là công trình lăng tẩm đẹp nhất trong quần thể di tích lăng tẩm ở cố đô Huế. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình mang đến vẻ đẹp hài hòa, nhẹ nhàng chứ không thẳng tắp, góc cạnh.
Có thể thấy, lăng tự Đức Huế mang một nét đẹp đầy sang trọng và tinh tế thiên về hướng hài hòa với cỏ cây, với núi rừng. Xung quanh khu lăng tẩm là cả một không gian thiên nhiên tươi tốt, có rừng thông xanh thẳm, có hồ nước chảy róc rách mang lại một khung cảnh nên thơ và lãng mạn. Được biết, lăng mộ của vua Tự Đức cũng là do chính ông cho xây dựng để phòng trường hợp mất đột ngột.
Từ bố cục, chi tiết cho đến màu sắc đều được thiết kế theo ý nguyện thời còn sống của ông. Một vị vua yêu nước, thương dân mang trong mình vẻ u trầm, yêu nghệ thuật và yêu thiên nhiên da diết.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Chi Tiết – Bài 11
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Chi Tiết được SCR.VN chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Với lối kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, Lăng Tự Đức trở thành một trong những công trình làm nên nét đẹp quyến rũ cho xứ Huế. Lăng Tự Đức được xây dựng trong triều đại nhà Nguyễn và xứng đáng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Huế.
Lăng Tự Đức là một trong những điểm đến độc đáo ở Huế, nằm trong một thung lũng hẹp của làng Dương Xuân Thượng (hiện tại thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Là một điểm đến không thể thiếu khi đi du lịch Huế.
Với 36 năm trị vì, vua Tự Đức là vị vua trị vì lâu nhất so với 13 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình. Khi bắt đầu xây dựng, Hoàng đế gọi là xây dựng Vạn Niên Cơ, và sau đó đổi tên thành Khiêm Cung. Cuối cùng, nó được gọi là Khiêm Lăng sau khi Hoàng đế qua đời.
Không giống như kiến trúc của những ngôi mộ khác ở Huế, lăng Tự Đức bao gồm hai phần chính, bố trí trên hai trục thẳng đứng song song. Toàn cảnh lăng Tự Đức có vẻ như là một công viên lớn. Và ở đây, du khách có thể nghe tiếng nước róc rách, sự xào xạc của đồi thông, và của tất cả các loài chim ca hát. Đặc biệt, yếu tố làm nổi bật cho lăng Tự Đức là sự hài hòa của các đường viền. Không có đường thẳng, kiến trúc góc cạnh như những lăng khác.
Sự sáng tạo ở đây hài hòa với cảnh quan thiên nhiên tạo ra khung cảnh thơ mộng và tuyệt đẹp. Như một sự quyến rũ của thiên đường, du khách sẽ dễ dàng quên rằng đó là nơi an nghỉ của người đã chết, nhưng tưởng tượng ra một thiên đường của cây, của thơ và ước mơ …
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay
Bài Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Đạt Điểm Cao – Bài 12
Bài Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Đạt Điểm Cao giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Lăng Tự Đức Huế được xem là công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn. Sở hữu khung cảnh thiên nhiên phong thủy hữu tình cùng nghệ thuật xây dựng đỉnh cao, Lăng Tự Đức ngày nay được xem là điềm dừng chân nhất định phải đến khi du lịch Huế.
Lăng Tự Đức Huế còn được gọi với một cái tên khác là Khiêm Lăng. Khi giới thiệu về Huế, người ta không thể bỏ qua di tích này. Đây là di tích lịch sử nằm trong quần thể di tích cố đô Huế (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 11/12/1993). Ngôi lăng thờ vua Tự Đức, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn trị vì trong vòng 36 năm từ 1847 – 1883. Ông cũng là nhà vua nổi tiếng với tài thi ca và lòng yêu thiên nhiên sâu sắc.
Lăng Tự Đức được mệnh danh là một trong những tác phẩm kiến trúc hoàn mỹ cả về nghệ thuật lẫn khung cảnh thiên nhiên. Ngôi lăng có kiến trúc tinh tế lại được bao bọc bởi không gian thiên nhiên xanh ngát của núi rừng, cây cỏ, hoa thơm. Đây được xem là nơi an nghỉ được xây dựng quá phù hợp với một tâm hồn thi sĩ, mộng mơ nhưng không kém phần uyên thâm của vua Tự Đức.
Lăng Tự Đức nằm lọt thỏm trong một thung lũng nhỏ thuộc làng Dương Xuân Thượng. Ngày nay, đây thuộc địa chỉ 17/69 Lê ngô Cát, thôn Thượng Ba, P. Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km.
Lăng Tự Đức là ngôi mộ được đích thân vua Tự Đức lúc sinh thời chỉ đạo xây dựng như một chốn nghỉ dưỡng, thoát khỏi việc triều chính. Theo sử sách ghi chép, Tự Đức là vị vua nổi tiếng của triều Nguyễn với thời gian trị vì dài nhất so với 12 vị vua còn lại của nhà Nguyễn.
Kiến trúc của lăng Tự Đức Huế gồm 2 phần: tẩm điện và lăng mộ. Hai phần này được xây dựng song song nhau. Núi Giáng Khiêm làm tiền án, núi Dương Xuân là hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm là minh đường chính.
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Hay – Bài 13
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Hay giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình vốn kiến thức lịch sử hay.
Lăng Tự Đức được xây dựng trong một bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khăn của đất nước và của chính bản thân nhà vua.
Trong vòng Lăng thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng, các hệ thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch Bát Tràng đã nối tất cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
Các nhà kiến trúc thời Tự Đức đã lợi dụng nguồn nước tự nhiên của một con suối nhỏ để nới rộng, đào sâu và uốn nắn các thế đất lại, tạo nên hồ Lưu Khiêm và đắp thành đảo Tịnh Khiêm thơ mộng. Đình tạ mọc lên ven hồ, trên đảo, soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng trong xanh. Đến mỗi mùa hè, sen trắng sen đỏ trong hồ nở hoa như gấm dệt.
Bước qua Khiêm Cung Môn, cửa tam quan hai tầng dựng trên một thế đất cao, người ta bước vào một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc.
Tòa ngang dãy dọc nơi đây đã được dành cho vua và đoàn cung nữ tùy tùng thỉnh thoảng lên ở lại vui chơi. Riêng Minh Khiêm Đường, ngày nay được xem là nhà hát xưa nhất Việt Nam đang còn tương đối nguyên vẹn, mang những giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Điện Hòa Khiêm, nơi thờ đế và hậu, hiện còn chứa nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mỹ thuật đương thời.
Nếu nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ thì tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộ bên kia đều xây bằng gạch, đá. Đáng để ý nhất là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao chừng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Các nhà kiến trúc đã cho xây Bi đình bằng vật liệu và kiểu thức như vậy là dùng để chống chọi với thời gian.
Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu thành xây bằng gạch và chính giữa có ngôi nhà nhỏ xây bằng đá thanh, nơi vua yên nghỉ. Bửu thành được bao phủ bởi một rừng thông xanh ngắt, reo vi vu suốt bốn mùa. Ngoài ra, hệ thống tháo thoát nước trong toàn lăng tẩm đã được thiết kế, xây dựng với một trình độ cao, và lưu thông rất tốt.
Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bố các khu vực và cách bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực ở lăng Tự Đức đã phá bỏ thông lệ giữ gìn sự đối xứng cổ điển như ở một số lăng khác.
Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo thế đất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Đường nét kiến trúc thật phóng khoáng, hài hòa với thiên nhiên có sẵn, hoặc cải tạo lại cho phù hợp với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Nếu phá vỡ sự đối xứng cũng là một nét đẹp trong nghệ thuật thì lăng Tự Đức có thêm nét đẹp đó. Kiến trúc và thiên nhiên ở đây gây được nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan, và phản ánh được tâm hồn lãng mạn trữ tình của một ông vua thi sĩ.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Nhất – Bài 14
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Ngắn Nhất để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Quần thể kiến trúc lăng Tự Đức còn có tên gọi là Khiêm Lăng. Đây là nơi yên nghỉ của Nguyễn Dực Tông, tức Tự Đức Hoàng đế. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hài hòa, hữu tình và được xem là lăng tẩm đẹp nhất của các vua triều Nguyễn. Bố cục khu lăng gồm hai phần chính, bố trí trên hai trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.
Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn. Ở đó quanh năm có suối chảy, thông reo, chim ca. Yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Đức là sự hài hòa của đường nét. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc khác, thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ đại thụ ở gần lăng hoàng hậu Lệ Thiên Anh.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Thuyết Minh Về Lăng Tự Đức Bằng Tiếng Anh giúp các em trau dồi thêm vốn từ vựng của mình để cải thiện ngoại ngữ của mình.
Tu Duc tomb: Address: Thuy Xuan commune, Hue city, Thua Thien Hue province Tu Duc tomb (tomb of modesty) is constructed in a beautiful valley of Duong Xuan Thuong village (Thuong Ba hamlet, Thuy Xuan commune, Hue city). Located in an immense pine valley about 8km from Hue city, Tu Duc tomb is one of the most beautiful royal architectures of Nguyen dynasty.
Covering the area of 20 hectares, Tu Duc tomb consists of nearly 50 architectures constructed in groups at different heights. Tu Duc tomb consists of two main parts located in two parallel axes.
Tu Duc tomb looks like a large park. Crossing Vu Khiem gate, Luu Khiem lake appears. Xung Khiem and Du Khiem houses where the Emperor used to admire flower, compose poem and read book.
Tạm dịch
Lăng Tự Đức – Địa chỉ: xã Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Lăng Tự Đức (lăng khiêm) được xây dựng tại một thung lũng xinh đẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Nằm trong một thung lũng thông ngút ngàn, cách thành phố Huế khoảng 8km, lăng Tự Đức là một trong những kiến trúc cung đình đẹp nhất của triều Nguyễn.
Có diện tích 20 ha, lăng Tự Đức bao gồm gần 50 kiến trúc được xây dựng theo từng nhóm ở các độ cao khác nhau. Lăng Tự Đức gồm hai phần chính nằm trên hai trục song song.
Lăng Tự Đức trông giống như một công viên rộng lớn. Qua khỏi cửa Vu Khiêm, hồ Lưu Khiêm hiện ra. Nhà Xung Khiêm và Dũ Khiêm là nơi Hoàng đế từng ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất